Tài liệu Bài giảng Hiện trạng ở các làng nghề giấy ở Việt Nam hiện nay: Hiện trạng ở các làng nghề giấy ở VN hiện nay (quy mô, số lao động, công nghệ sản xuất, chất thải đầu ra, mô hình quản lý)
Quy mô sản xuất nhỏ, mặt bằng sản xuất chật hẹp xen kẽ với khu vực sinh hoạt. Sản xuất càng phát triển thì nguy cơ lấn chiếm khu vực sinh hoạt, phát thải ô nhiễm tới khu vực dân cư càng lớn, dẫn đến chất lượng môi trường khu vực ngày càng xấu đi.
Quy trình sản xuất : không nhận thức được tác hại lâu dài của ô nhiễm, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, các cơ sở sản xuất tại làng nghề lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ tận dụng nhiều sức lao động, trình độ thấp. Hơn nữa, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng tình hình cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng các nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, không đầu tư phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động, không đảm bảo điều kiện lao động nên đã làm tăng mức độ ô nhiễm tại đây.
Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu chắp vá, kiến thức tay nghề không hoàn diện dẫn tới tiêu hao nguyên nhiên liệu, làm ...
7 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hiện trạng ở các làng nghề giấy ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiện trạng ở các làng nghề giấy ở VN hiện nay (quy mô, số lao động, công nghệ sản xuất, chất thải đầu ra, mô hình quản lý)
Quy mô sản xuất nhỏ, mặt bằng sản xuất chật hẹp xen kẽ với khu vực sinh hoạt. Sản xuất càng phát triển thì nguy cơ lấn chiếm khu vực sinh hoạt, phát thải ô nhiễm tới khu vực dân cư càng lớn, dẫn đến chất lượng môi trường khu vực ngày càng xấu đi.
Quy trình sản xuất : không nhận thức được tác hại lâu dài của ô nhiễm, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, các cơ sở sản xuất tại làng nghề lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ tận dụng nhiều sức lao động, trình độ thấp. Hơn nữa, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng tình hình cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng các nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, không đầu tư phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động, không đảm bảo điều kiện lao động nên đã làm tăng mức độ ô nhiễm tại đây.
Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu chắp vá, kiến thức tay nghề không hoàn diện dẫn tới tiêu hao nguyên nhiên liệu, làm tăng phát thải nhiêu chất ô nhiễm môi trường nước, đất, khí ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và chất lượng môi trường. Trinh độ kỹ thuật ở các làng nghề chủ yếu là thu công, bán cơ khí.
Sản xuất mang tính tự phát, không có kế hoạch lâu dài, nên khó huy động tài chính và vốn đầu tư lớn từ các nguồn khác. Do đó, khó chủ động trong đổi mới kỹ thuật và công nghệ, lại càng không thể đầu tư cho xử lý môi trường.
Cơ sở hạ tầng :hầu hết các làng nghề không có đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, như không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, không có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, không chú ý đầu tư phương tiện thu gom quản lý chất thải nguy hại. Đây là một thách thức lớn vì để khắc phục điều này đòi hỏi nhiều kinh phí và thời gian.
Tại cụm công nghiệp làng nghề giấy Phong Khê, Bắc Ninh, có 157/209 cơ sở sản xuất của làng nghề tái chế giấy thì hầu hết không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nguồn nước thải được xả ra cống chung của làng nghề sau đó chảy ra sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt.
Trình độ người lao động: theo điều tra của bộ NN&PTNT thì chất lượng lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật ở làng nghề nhìn chung còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động trên tốt nghiệp cấp I, II chiếm trên 60%. Mặc khác đa số người lao động có nguồn gốc nông dân nên chưa có ý thức về môi trường lao động, chỉ cần việc làm có thu nhập cao hơn thu nhập từ nông nghiệp hay bổ sung thu nhập trong những lúc nông nhàn, nên ngại học hỏi, không quan tâm đến BVMT
Vi dụ cụ thể:
Nghề tái chế giấy hình thành và đi vào hoạt động ở xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ khá lâu. Ở Phú Lâm, các hộ chủ yếu sản xuất các loại giấy vệ sinh, giấy gói, giấy bao bì phục vụ cho công nghiệp và tiêu dùng. Công nghệ sử dụng tái chế giấy tại Phú Lâm là công nghệ đơn giản, dễ áp dụng ở quy mô vừa và nhỏ, với loại sản phẩm không yêu cầu có chất lượng cao, phù hợp với trình độ kỹ thuật của người dân. Khi đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Phú Lâm, một số ít cơ sở đã mạnh dạn đầu tư nhập thiết bị công nghệ của Trung Quốc, thuê các chuyên gia điều hành máy móc tạo ra sản phẩm có chất lượng như giấy Duplex, Krapt, giấy in, giấy viết học sinh… nhưng số lượng còn rất khiêm tốn.Hầu hết hệ thống máy móc thiết bị sử dụng thuộc loại cũ (đã qua thanh lý của các cơ sở sản xuất công nghiệp), hoặc chắp vá không đồng bộ. Quá trình vận hành chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả sản xuất không cao, tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu, vấn đề vệ sinh công nghiệp không được chú ý. Do nguyên liệu sử dụng chủ yếu là các loại giấy tái chế nên nơi đây còn là nơi tập kết các loại giấy cũ. Quy trình tái chế giấy ở Phú Lâm hoàn toàn bằng thủ công.
Tác động của môi trường của các làng nghề giấy lên môi trường (nước, không khí, đất, tiếng ồn, sức khỏe cộng đồng…)
Nước thải từ trong công đoạn ngâm, tẩy, nghiền trong tái chế giấy chiếm khoảng 50% tổng lượng thải, chứa nhiều hóa chất như xút, nước javen, phèn, nhựa thông, phẩm màu, xơ cợi. Nước thải thường chứa nhiều bột giấy, lượng cận có thể lên tới 300 – 600 mg/L
Ví dụ: cụ thể ở làng nghề tái chế giấy Dương Ổ và Phú Lâm là hai làng nghề có quy mô sản xuất lớn. Tổng khối lượng nước thải lên tói 3.500 m3/ngày. Hàng ngày đã thải vào nguồn nước thải khoảng 1.450 – 3000 kg COD và 3.000 kg bột giấy
Chất thải rắn từ làng nghề tái chế giấy thải ra là nhãn mác, bột giấy, băng ghim, băng dán, tạp chất không tái sinh được, các chi tiết bằng kim loại, cao su… các tạp chất loại này thương chiếm 5-10% trong phế liệu. Một số làng nghề thải rắn khá lớn: làng nghề tái chế giấy Dương Ổ thải 4 – 4,5 tấn/ngày.
Khí thải: đối với các làng tái chế giấy, cho thấy 16% đến 53,7% dân số bị mắc bệnh phổi, ngoài da, thần kinh do chịu sức ép từ khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm không khí, hóa chất và các khí độc như Cl2, H2S.... Chính vì vậy, các bệnh chủ yếu tại các làng nghề tái chế giấy là bệnh hô hấp, bệnh ngoài da, thần kinh. Ở làng giấy Dương Ổ không khí bị ô nhiễm khí H2S, NH3, CH4 nặng
Sức khỏe cộng đồng: tại các làng nghề sản xuất giấy thuộc xã Phong Khê (Bắc Ninh), tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp, ngoài da, đường ruột có xu hướng tăng nhanh. Nếu như năm 2001 mới có khoảng 200 người mắc bệnh thì sau năm 2004 đã là gần 400 người. Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo về sức khoeẻ ngừoi dân ở làng nghề.
Ví dụ : cụ thể ở làng nghề tái chế giấy Dương Ổ, 73% khu vực dân cư bị ô nhiễm bởi khói than, 60% bị ô nhiễm bụi và 40% ô nhiễm nước. Cuộc sống của người dân nơi đây luôn phải chịu sức ép của khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm khí Clo.. ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân. Theo kết quả điều tra cho thấy, số người mắc các bệnh đau họng, ngạt mũi, ho, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ… chiếm tỷ lệ từ 16 đến 53,7%. Ở thôn Dương Ổ, tỷ lệ mắc bệnh ngoài da, bệnh phổi chiếm tới 40% tổng sô người mắc bệnh của toàn xã.
Ví dụ:
Làng nghề tái chế giấy Phú Lâm
Khi có giấy, báo cũ về sẽ có một bộ phận tập trung vào phân loại và làm sạch giấy. Những thứ được loại bỏ như gim, nilon... người ta dùng để san lấp các chỗ đất trũng hoặc trôn ở những mảnh đất bỏ trống. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là ở chỗ các chất thải này được chôn lấp mà không hề qua một công đoạn xử lý nào. Nước thải trong quá trình ngâm, ủ, nghiền , xeo giấy có sử dụng thuốc tẩy, xút, clo, nên rất độc hại cũng thải trực tiếp vào hệ thống kênh mương mà không hề qua xử lý. Anh Ngô Văn Uẩn, giám đốc điều hành xí nghiệp, Công ty giấy bao bì Phú Giang cho biết, trung bình mỗi dây chuyền có công suất trên 400 tấn/1 năm, nên lượng bụi giấy thải ra môi trường hàng ngày là rất lớn. Trong quá trình sản xuất, nhiều hộ mặc nhiên thải ra môi trường hàng trăm mét khối nước thải có trộn lẫn các loại hóa chất như phèn, nhựa thông, phẩm màu… nên các con kênh, mương ở đây quanh năm hôi thối.
Theo đánh giá của các cơ quan quản lý môi trường thì tác động chính đối với môi trường của làng nghề tái chế giấy là quá trình sản xuất bột giấy và tẩy trắng. Nước thải của các cơ sở sản xuất đã ảnh hưởng tới các nguồn nước mặt của địa phương. Kết quả phân tích chất lượng nước thải và nước sông Ngũ Huyện Khê tại địa phận xã Phú Lâm cho thấy. Nước sông Ngũ Huyện Khê có độ màu cao, vượt tiêu chuẩn cho phép 3,3-4,22 lần; chất lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép 1,4-1,6 lần. Tại cống thải chung, nước thải thuộc loại trung tính, có độ màu cao, chứa nhiều chất lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép 1,56 lần, chỉ số COD vượt tiêu chuẩn cho phép 6,17 lần, BOD vượt 2,6 lần.Do hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải cao nên lượng ô xy hoà tan tại các mương dẫn nước thải hầu như không có và nước thải trong tình trạng thiếu khí dẫn đến quá trình phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ gây mùi hôi thối khó chịu. Chất lượng nguồn nước ở Phú Lâm đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt, bệnh da liễu, bệnh đường ruột… cho người dân sống trong vùng và khu vực xung quanh. Môi trường không khí đang bị suy giảm do khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Khí thải từ lò hơi là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nhất. Trung bình mỗi hộ sản xuất có từ 1-2 lò hơi, các cơ sở sản xuất lớn số lượng lò hơi có thể tăng thêm nhiều. Khí thải từ lò hơi bao gồm nhiều thành phần khí độc hại: SO2, NOx, CO…Ngoài ra còn một lượng bụi lớn, bụi không chỉ phát sinh từ lò hơi mà còn phát sinh từ một số khâu khác của quá trình sản xuất như chuẩn bị nguyên liệu, xeo, cuộn, bao gói sản phẩm. Không khí làng nghề còn bị ô nhiễm bởi mùi phát sinh trong quá trình ngâm phế liệu và phân huỷ chất thải rắn…
Các công nghệ xử lý hiện tại ở VN(giới thiệu các công nghệ xử lý, hiệu quả và công suất xử lý từng loại)
Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy Phú Lâm, huyện Tiên Du và tỉnh Bắc Ninh đã thành lập Cụm công nghiệp giấy Phú Lâm, hiện Cụm công nghiệp thu hút gần 20 đơn vị thuê hơn 10 ha đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị có công suất từ 300 đến 5.000 tấn/năm với tổng vốn đăng ký hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện tại các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp Phú Lâm còn sử dụng nhiều thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, trình độ công nghệ còn thấp, lao động giản đơn, chưa được đào tạo đầy đủ cơ bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả thường không cao, tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu khiến giá thành sản phẩm tăng lên, không những thế các cơ sở này vẫn gây ô nhiễm môi trường.
Giáp pháp bảo vệ làng nghề giấy
Công cụ hành chính
Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luận về BVMT làng nghề.
Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp phường, xã, thị trấn.
Rà soát quy hoạch hạ tầng cơ sở Cụm công nghiệp làng nghề
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT
Khẩn trương xử lý môi trường trong các làng nghề đã có trong danh sách quyết định 64/2003/QĐ-TTG
Chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường làng nghề
Công cụ giáo dục – tuyên truyền
Giáo dục, truyền thông môi trường nâng cao nhận thức cộng đồng
Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn các công nghệ giảm thiểu ô nhiẽm môi trường, xử lý các chất thải làng nghề.
Khuyến khích việc xã hội hóa công tác làng nghề
Khuyến khích tăng cường và đa dạng đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề
Công cụ khoa học kĩ thuật:
Xử lý chất thải rắn
Xây dựng các hố, bể chứa rác thải.
Quy hoạch khu chôn lấp chất thải sinh hoạt và trung chuyển chất thải công nghiệp.
Xử lý khí thải
Giải pháp đối với khí thải lò hơi.
Giải pháp đối với lò đúc kim loại.
Giải pháp đối với bụi và dung môi hữu cơ.
Xử lý nước thải
Xử lý nước thải sơ bộ tại hộ gia đình, doanh nghiệp.
Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo về phát triển làng nghề Việt Nam theo Tổng cục Môi trường
QUYẾT ĐỊNH V/v phê duyệt đề án xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nogn thon.docx