Tài liệu Bài giảng Hệ thống marketing dọc và xu hướng phát triển mô hình nhượng quyền thương mại: Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
1
CHƯƠNG 7: HỆ THỐNG MARKETING DỌC VÀ XU HƯỚNG PHÁT
TRIỂN MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Mục tiêu của chương:
Hiểu được các VMS công ty, VMS quản lí, hay VMS hợp đồng nên được sử dụng khi nào.
Mô tả khi nào một tổ chức kinh doanh nên tích hợp dọc.
Xác định những hợp tác làm gia tăng giá trị.
Mô tả cách thức cải thiện mối quan hệ kênh thông qua việc sử dụng thiết kế kênh dọc truyền
thống.
Định nghĩa nhượng quyền thương mại, các mối quan hệ nhượng quyền, người nhượng quyền
và người được nhượng quyền trong hệ thống marketing dọc.
Bàn luận về những lợi ích mà người nhượng quyền và người được nhượng quyền nhận được
từ các kênh nhượng quyền.
Bàn luận về những mối lo ngại chính của người nhượng quyền và người được nhượng quyền.
Miêu tả những xu hướng trong các kênh nhượng quyền đang diễn ra trong nước và trên thế
giới.
Giải thích các quá trình đưa ra quyết định gia nhập hệ thống nhượng quyền.
Liệt k...
29 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Hệ thống marketing dọc và xu hướng phát triển mô hình nhượng quyền thương mại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
1
CHƯƠNG 7: HỆ THỐNG MARKETING DỌC VÀ XU HƯỚNG PHÁT
TRIỂN MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Mục tiêu của chương:
Hiểu được các VMS công ty, VMS quản lí, hay VMS hợp đồng nên được sử dụng khi nào.
Mô tả khi nào một tổ chức kinh doanh nên tích hợp dọc.
Xác định những hợp tác làm gia tăng giá trị.
Mô tả cách thức cải thiện mối quan hệ kênh thông qua việc sử dụng thiết kế kênh dọc truyền
thống.
Định nghĩa nhượng quyền thương mại, các mối quan hệ nhượng quyền, người nhượng quyền
và người được nhượng quyền trong hệ thống marketing dọc.
Bàn luận về những lợi ích mà người nhượng quyền và người được nhượng quyền nhận được
từ các kênh nhượng quyền.
Bàn luận về những mối lo ngại chính của người nhượng quyền và người được nhượng quyền.
Miêu tả những xu hướng trong các kênh nhượng quyền đang diễn ra trong nước và trên thế
giới.
Giải thích các quá trình đưa ra quyết định gia nhập hệ thống nhượng quyền.
Liệt kê và mô tả các nguồn gốc gây mâu thuẫn có thể có trong các kênh nhượng quyền.
Cung cấp cái nhìn tổng thể về những tiêu chuẩn luật pháp và đạo đức hiện nay trong các kênh
nhượng quyền.
Hiểu được các phương pháp giải quyết các mâu thuẫn kênh nhượng quyền.
Bàn luận về hướng phát triển trong tương lai của nhượng quyền thương mại.
I. HỆ THỐNG MARKETING DỌC (VMS)
Thay vì đơn độc trong hệ thống phân phối, hầu hết các tổ chức đều mong muốn gắn kết với
một hay nhiều cổ đông khác để hưởng lợi. Khi các chi nhánh kênh được chọn và được sắp xếp hợp
lý, thì những kết quả marketing có thể vượt trội so với các bộ phận khác trong tổng thể.
Các chức năng trung gian bao gồm những hành động cần thiết để tạo ra thông tin, để truyền
thông cổ động, thương lượng, đặt lệnh, chấp nhận rủi ro, và quyền sở hữu. Các chức năng này xảy ra
ở các dòng marketing thuận chiều, ngược chiều hoặc cả hai. Có thể nói rằng quyết định phân phối
quan trọng nhất mà một tổ chức marketing phải đối mặt là tổ chức đó có thể thực hiện được hay
không, bất kì hay tất cả các chức năng này một cách hiệu quả và hiệu suất hơn thông qua việc sử
dụng các trung gian hay thông qua tích hợp dọc. Từ viễn cảnh của nhà sản xuất, một quyết định tích
hợp dọc liên hệ đến việc hãng nên hay không thiết lập những đại lý bán cho riêng hãng và những
kho hàng tiện lợi hay những đơn vị bán lẻ riêng cho hãng. Những nhà bán sỉ và bán lẻ cũng phải đối
mặt với những quyết định tương tự. Ở đây, quyết định đi đôi với việc họ có thực hiện được hay
không một hay nhiều chức năng trong kênh một cách hiệu quả hơn nhà sản xuất hay các trung gian
khác .
Các hãng lựa chọn tích hợp dọc bởi hai lý do sau: cơ hội để đạt được sự cắt giảm về chi phí
và cơ hội đạt được sự kiểm soát nhiều hơn qua môi trường của hãng hay kênh.
Các kênh sản xuất thép là một ví dụ minh hoạ. Việc tích hợp dọc trong kênh có thể cắt giảm
chi phí nhưng vẫn tăng mức độ kiểm soát môi trường cho hãng. Bằng cách tích hợp lò nung hơi, lò
chuyển, và một số bộ phận khác cắt giảm, thì nhu cầu làm nóng lại giữa các giai đoạn được giảm
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
2
xuống. Kết quả là những chi phí tồn trữ kim loại được giảm xuống đáng kể. Hình thức tích hợp dọc
này đảm bảo rằng việc cung ứng những nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất là luôn sẵn có khi cần
đến. Cả cách tiếp cận đến người tiêu dùng cuối cùng cho thị trường sắt cũng được đảm bảo. Và khả
năng kiểm soát môi trường cũng đem lại những lợi thế cho chiến lược của nhà sản xuất vượt trội so
với đối thủ cạnh tranh.
Tuy vậy, ở hầu hết các doanh nghiệp, những chi phí marketing của một tổ chức thông qua
các trung gian là không khác gì với việc hãng phải chi tiêu để nhận được những dịch vụ tương tự
thông qua những nỗ lực của chính họ. Vậy thì tại sao có quá nhiều hãng thực hiện các chức năng bán
và phân phối thông qua tích hợp dọc? Có ba khả năng sau: trước hết, hãng phải xem xét vấn đề về
hiệu suất trong kênh, vấn đề này tập trung vào việc thiết kế kênh như thế nào cho tốt; thứ hai, hãng
cần nhìn nhận tính hiệu quả trong kênh; cuối cùng, các hãng tích hợp dọc bởi vì họ tìm thấy khả
năng kiểm soát nhiều hơn qua môi trường của họ.
1. Hệ thống marketing dọc (VMS)
Hãy nhớ rằng một kênh marketing truyền thống bao gồm một sự kết hợp giữa nhà sản xuất,
nhà bán sỉ và nhà bán lẻ độc lập. Ngược lại, VMS gồm một (hay nhiều) nhà sản xuất, nhà bán sỉ và
nhà bán lẻ hành động cùng nhau như một thể thống nhất. Ngày nay VMS gần như chung với hệ
thống kênh truyền thống, bởi nó chiếm 70-80% trên thị trường Mỹ. Những lợi thế của VMS được
liệt kê trong hình 14.1.
Trong hệ thống kênh truyền thống, mỗi thành viên trong kênh là một doanh nghiệp riêng lẻ
đang cố gắng tối đa hóa lợi nhuận của họ. Theo hình thức này, các thành viên cá nhân hoạt động một
cách độc lập, nên những lợi nhuận trong kênh do đó thường bị giảm bớt. Về mặt tổ chức thì những
nhà sản xuất, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ xử lý với một thành viên khác bằng hình thức “dài tay” và
thương lượng qua những điều khoản chuyển đổi. Đối với hình thức VMS, một thành viên trong kênh
hoặc là làm chủ những thành viên khác, nhượng quyền cho các thành viên khác, hoặc có quá nhiều
quyền lực hợp đồng hay quyền lực mang tính pháp lý mà các hãng khác buộc phải hợp tác. VMSs
được thiết kế để đạt đến hoạt động kinh tế và tối đa hóa tác động của thị trường.
Mô hình 14.1: Các kênh marketing truyền thống đối nghịch với hệ thống marketing dọc
Kênh marketing truyền thống Hệ thống marketing dọc (VMS)
Độc lập Thống nhất
Các thành viên tự chủ, biệt lập Được liên kết với đơn vị cạnh tranh đơn lẻ
Các cuộc công kích trong kênh Đơn vị làm sáng tỏ quyền lực của người lãnh đạo
với sức mạnh hợp đồng hay sức mạnh pháp lý
Mâu thuẫn không được kiểm soát Mâu thuẫn được kiểm soát, cấu trúc và các thành
viên ổn định
Đôi khi thất bại khi xem xét toàn cảnh Triển vọng kênh mở rộng
VMSs đã xuất hiện như một cách để kiểm soát hành vi kênh và giảm xung đột đang dần tăng
khi các thành viên theo đuổi những mục tiêu riêng của họ. Trong trường hợp lý tưởng, các đơn vị
VMS hoạt động ở mức độ gần như tối ưu và có các cấu trúc và thành viên ổn định. Sự phối hợp giữa
các thành viên trong kênh đạt được thông qua việc sử dụng các kế hoạch và các chương trình cụ thể.
Quả thật, các thành viên sẽ được lên chương trình trước, hay được làm lại chương trình để đạt đến
những kiểm soát và quản lý về kinh tế trong kênh. Một hãng thực hiện VMS sẽ hoạt động theo
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
3
những đòi hỏi của hệ thống và nhu cầu thị trường. Lòng trung thành của nhân viên được thể hiện ở
các thỏa thuận hợp đồng hay các chủ doanh nghiệp.
Trong VMS, toàn bộ hệ thống kênh được liên kết với nhau như một đơn vị cạnh tranh đơn lẻ,
với ít nhất một hãng có đủ quan hệ khăng khít với các thành viên khác để tổ chức các nguồn lực. Và
đây sẽ là hãng lãnh đạo trong kênh. Hãng sẽ duy trì viễn cảnh kênh mở rộng và thúc đẩy các thành
viên khác thực hiện các chức năng mà họ thực hiện tốt nhất. Điều này đối nghịch với hệ thống kênh
truyền thống- là hệ thống trong đó các thành viên độc lập thường đảm bảo rằng các cơ hội cạnh tranh
tăng lên theo những hành động tự chủ ở cấp độ kênh. Kênh truyền thống thường gặp phải thất bại
khi xem xét toàn cảnh. Đây quả là một sai lầm lớn. Đứng trước những rủi ro về cạnh tranh toàn cầu,
về cạnh tranh trong ngành, cạnh tranh trong kênh và cạnh tranh giữa các hệ thống kênh thì cần thiết
có một nhu cầu có sức hấp dẫn để vượt qua những mâu thuẫn trong hành động của các trung gian
kênh.
Cuối cùng, VMSs thường cung cấp những công cụ chiến lược hiệu quả cho các tổ chức
đương đầu trên thị trường cạnh tranh.
Ví dụ, nhiều năm trở lại đây Kodak rút ra kết luận rằng cần phải kiểm soát kênh marketing
để phân phối thành công ở Nhật. Đương đầu với những vấn đề trong hệ thống phân phối thắt chặt ở
Nhật, Kodak đã biết rằng Fuji Photo, một đối thủ cạnh tranh tầm cỡ của hãng, đang chiếm giữ 65%
thị phần. Vì vậy, các công ty của Mỹ đã phát triển hệ thống phân phối riêng thông qua việc thiết lập
hệ thống marketing dọc (VMS). Thông qua hệ thống này, Kodak quản lý nhanh chóng để tiếp cận
đến hơn 300.000 cửa hàng Nhật bán loại sản phẩm này. Và chỉ vào thời điểm này mối quan hệ mới
bắt đầu tại Nhật.
Có ba loại VMS, đó là: VMS quản lý (Administered VMS), VMS hợp đồng (Contractual
VMS) và VMS công ty (Corporate VMS). Mỗi loại và cách thức xây dựng từng loại sẽ được thảo
luận chi tiết ở dưới. Những đặc điểm của chúng được mô tả trong hình 14.2
Mô hình 14.2: Đặc điểm so sánh qua ba hình thức của hệ thống marketing dọc (VMS)
Đặc điểm Quản lý Hợp đồng Công ty
Hướng về một
mục tiêu chung
Các thành viên có
những mục tiêu khác
nhau nhưng cộng tác vì
mục tiêu chung.
Các thành viên có
những mục tiêu khác
nhau nhưng nhìn chung
tổ chức tồn tại dựa vào
mục tiêu chung.
Các đơn vị đã tích hợp
vào hệ thống nhằm đạt
được mục tiêu chung.
Tập trung
quyền lực
Tuân thủ ở mức độ
thành viên.
Đứng đầu của cấp đơn
vị
Đứng đầu theo cấp thứ
bậc công ty
Phân bổ lao
động.
Các thành viên được tự
chủ, nhưng sẽ tán thành
với việc phân bổ lao
động mà không cơ cấu
lại.
Các thành viên được tự
chủ, nhưng sẽ tán thành
với việc phân bổ lao
động làm thay đổi cơ
cấu của họ.
Hệ thống được thiết kế
để làm dễ dàng cho việc
phân bổ lao động trong
toàn bộ hệ thống.
Ràng buộc với
hệ thống hỗ trợ
lãnh đạo
Ràng buộc chỉ với
những nhà lãnh đạo
thành viên trong kênh
Những chuẩn mực có
tính ràng buộc ôn hòa
đang vận hành
Những chuẩn mực có
tính ràng buộc cao đang
vận hành
Khuynh hướng
hướng đến sự
tuyển dụng
Từ chậm đến vừa phải Vừa phải đến cao Cao
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
4
a. Hệ thống VMS quản lý
VMS quản lý giống như các kênh truyền thống trong đó các công ty tham gia được làm chủ
và được hoạt động một cách độc lập. Tuy vậy, chúng khác biệt ở chỗ hệ thống tập trung vào việc
quản trị liên tổ chức, bắt nguồn từ một hãng thống trị. Ở đây, quyền lãnh đạo trong hệ thống
phân phối này được thiết lập không phải thông qua quyền sở hữu hay hợp đồng mà dựa trên qui mô
và quyền lực của một hoặc một vài thành viên thống trị trong kênh.Với những thế mạnh về hình ảnh
thương hiệu, thị phần, danh tiếng, nhu cầu khách hàng tăng mạnh, và/ hoặc khả năng tưởng thưởng,
các hãng có thể kiềm chế sự hợp tác bất thường từ các thành viên khác về việc trưng bày hàng hóa,
không gian trên kệ hàng, cổ động và chính sách giá.
Hệ thống quản lý là một bước dịch chuyển từ các kênh marketing truyền thống. Các nhà quản
trị đang hoạt động trong hệ thống kênh truyền thống thường cố gắng tạo ra một VMS quản lý để
cạnh tranh hiệu quả hơn chống lại các hệ thống tích hợp dọc khác. Công cụ chiến lược này từ lâu đã
trở nên khả thi hơn đối với những nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ quyền lực và quy mô bởi vì họ có đủ
quyền lực để bảo đảm sự hợp tác. Bất chấp quy mô của hãng, một nhà sản xuất, nhà bán sỉ, hay bán
lẻ quản lý một VMS thường sẽ kết hợp việc sử dụng các chuyên gia và/hoặc quyền lực thị trường với
quyền lực tưởng thưởng. Những nhà quản lý cũng phải là những người đáng tin cậy, và có tầm hiểu
biết rộng.
Các thành viên nhỏ hơn có thể quản lý theo cách liên kết dọc, nhờ đó VMS cung cấp cho họ
những công cụ thực tiễn nhằm tăng cường những lợi thế vốn có trong một hệ thống tích hợp hơn.
Chẳng hạn, các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn có thể theo đuổi những dàn xếp bằng hợp đồng. Cách
này cung cấp một quyền lực cơ bản từ tính đồng đội trong kênh. Hoặc là những nhà sản xuất nhỏ
hơn có thể tìm kiếm những liên minh với những nhà bán sỉ hay nhà bán lẻ lớn hơn- những người có
khả năng quản lý một kênh. Nhiều nhà bán lẻ có khả năng quản lý một kênh cho một nhà sản xuất.
Tương tự đối với nhà bán sỉ nếu như họ có đủ quy mô, tinh vi và quản trị tốt.
VMSs quản lý có thể được quản lý theo cách bán phần hay toàn phần. Với tư cách của người
sáng lập, chỉ một hay một vài chức năng trong kênh được lập chương trình trước thông qua hãng dẫn
đầu trong kênh.
Ví dụ:
Hệ thống phân phối đến tận nhà gồm 10,000 thành viên của Fritolay được lập
chương trình để cho phép các đại lý của hãng đi đến tận mỗi cửa hàng bán lẻ, trao
đổi những hàng hóa không bán được hay tồn kho bằng những kệ chất đầy hàng hóa
mới với tần suất khoảng 55 lần mỗi năm. Không có một chức năng kênh nào khác
được quản lý, do đó đây là một hệ thống VMS quản lý.
Hãng Inland Steel cung cấp cho các khách hàng của hãng với hệ thống đặt lệnh qua
máy tính và hệ thống kiểm tra việc đặt lệnh. Bản chất phức tạp của việc sản xuất thép
làm cho hãng khó có thể dự đoán khả năng sẵn sàng phân phối khi thép được làm ra
theo yêu cầu khách hàng. Để giảm tính thiếu chắc chắn này- và lượng hàng tồn kho
phải được duy trì như một bàn đệm cho hãng- Inland đã phát triển một hệ thống quản
lý toàn phần, một hệ thống có thể liên kết Inland với khách hàng của họ. Những lợi
thế quan hệ đạt được phải cho phép Inland bù đắp được 10% tăng thêm về chi phí cơ
hội của những nhà làm thép Nhật Bản. Nhờ những điều đó mà Inland đã giữ chân
được khách hàng trong môi trường cạnh tranh ngay nay.
VMS quản lý đang mang lại nhiều lợi thế cho các nhà sản xuất và nhà phân phối. Các nhà
sản xuất hưởng lợi từ khả năng phát triển doanh số và lợi nhuận tiềm năng mà không phải cạnh tranh
trong điều kiện cơ cấu liên tục thay đổi, hay liên tục truyền thông cổ động và cực đại hoá việc trưng
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
5
bày hàng hóa. Những nhà phân phối hưởng lợi từ việc nhận được những bảo đảm lớn hơn về yêu cầu
tồn kho , tính sẵn có của hàng hóa và lối cư xử ưu đãi từ những nhà cung ứng tốt.
Mô hình 14.3: Một số nhà sản xuất ở Mỹ sử dụng VMS quản lý
Công ty Sản phẩm trong ngành
Công ty General Electric Thiết bị dụng cụ gia đình
Công ty thép Inland Nguyên liệu thép và thép được làm theo yêu cầu
khách hàng
Công ty Kellogg Ngũ cốc
Công ty Firto - Lay Sản phẩm thức ăn nhanh (bánh mặn Snack)
b. Hệ thống VMS hợp đồng
VMS hợp đồng bao gồm những công ty độc lập ở các khâu khác nhau từ sản xuất đến
phân phối và những tổ chức này kết nối với nhau dựa trên cơ sở hợp đồng. Những hợp đồng
này cho phép mỗi hãng đảm bảo tính hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc doanh thu cao hơn so với mỗi tổ
chức hoạt động độc lập. Đặc biệt, tính hiệu quả kinh tế như vậy thường tăng lên trong chức năng
truyền thông cổ động.
Trong VMS hợp đồng, các thành viên trong kênh có khả năng quản lý tốt hơn hành vi của
các thành viên khác khi họ có một minh chứng pháp lý cho quyền lực của họ. Những hợp đồng đã
được dự thảo cẩn thận sẽ được đưa vào và hợp thức hóa thành những vai trò, nghĩa vụ, và những
hoạt động mong muốn cho các thành viên kênh và được thực hiện theo nguyện vọng của nhà lãnh
đạo nhằm kiểm soát các nguồn lực và chi phí khi môi trường cạnh tranh không ổn định và quyền lực
thương lượng của hãng là khá cao.
VMSs hợp đồng yêu cầu một sự đầu tư ở cấp tiếp theo của chuỗi phân phối. Việc sử dụng
VMS hợp đồng thường tạo ra tính mềm dẻo trong chiến lược khi hãng muốn thay đổi sản phẩm hoặc
phạm vi hoạt động. Trong VMS hợp đồng, các thành viên ít nhất phải cam kết tuân thủ tính đồng
đội, và/ hoặc một hệ thống kênh đang vận hành- mặc dù mỗi thành viên trong kênh đều có những
mục tiêu khác nhau. Sự hiện diện của một hợp đồng đóng góp làm cho cấu trúc tổ chức được chính
thức hóa, góp phần làm cho các tổ chức có thể theo đuổi nhiều mục tiêu chung của kênh hơn.
Trong VMS hợp đồng, các quyết định thường được đưa ra bởi các tổ chức quyền lực hơn.
Cũng vậy, mỗi quyết định đều tùy thuộc vào sự tán đồng của các thành viên khác. Mỗi tổ chức có
thể tự trị nhưng nhìn chung đều tán thành với việc phân bổ lao động trong kênh. Tại sao ư? Đó là bởi
vì các thành viên trong kênh từ bỏ hành động đơn lẻ để đổi lấy hiệu quả kinh tế lớn hơn và sức ảnh
hưởng lớn hơn trên thị trường. Và việc thiết kế kênh sẽ bị ảnh hưởng bởi việc phân bổ chức năng
quyền hạn giữa các thành viên trong kênh.
VMSs hợp đồng được phát triển rầm rộ trong những năm gần đây. Hai loại của VMS hợp
đồng là tập đoàn các nhà bán lẻ và các tổ chức tình nguyện được nhà bán sỉ bảo trợ. Tập đoàn các
nhà bán lẻ (RCOs) được thành lập khi các nhóm nhà bán lẻ độc lập cùng nhau tình nguyện đồng ý
chung sức . Công ty bán lẻ này thực hiện đa dạng các chức năng vận chuyển, tồn kho, truyền thông
cổ động, và quản lý thông tin. Các thành viên bán lẻ cũng thường chấp nhận việc hạ giá vào cuối
năm dựa trên cơ sở sức mua cộng dồn của họ từ quan hệ hợp tác. Loại hình VMS này đóng một vai
trò đặc biệt quan trọng ở các ngành cung ứng văn phòng, ngành thuốc tây và ngành công nghiệp
sản xuất đĩa cứng.
Đối với các tổ chức được nhà bán sỉ bảo trợ (WVOs), việc thúc đẩy hợp tác đến từ nhà bán sỉ
hơn nhà bán lẻ. Các nhà bán sỉ thành lập các tổ chức tự nguyện gồm nhiều nhà bán lẻ độc lập. Nhà
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
6
bán sỉ giữ nguyên ban lãnh đạo riêng biệt. Một ví dụ về hình thức này nổi tiếng nhất là Hiệp hội cửa
hàng tạp hóa quốc tế (IGA). Bằng cách tập hợp trong một nhóm những nhà bán lẻ hàng tạp hóa,
Hiệp hội có thể cung ứng hàng hóa và hỗ trợ dịch vụ rộng khắp hơn những cửa hàng bán tạp hóa
khác hoạt động tự chủ.
Chi tiết hoạt động của các tổ chức này có thể biến thiên nhiều. Nhưng điểm mấu chốt ở tổ
chức này thường luôn là tinh thần hợp tác chung. Trong WVOs, những nhà bán lẻ tham gia hợp tác
thường đòi hỏi một sự chia phần về những hàng hóa và dịch vụ của họ từ cùng một bán sỉ bảo trợ.
Nhờ vào việc các nhà bán lẻ độc lập trong hiệp hội tự nguyện và nhờ việc tiêu chuẩn hóa các hoạt
động của người mua, người bán sỉ có thể phân phối hàng hóa và hỗ trợ dịch vụ với hiệu quả và hiệu
suất lớn hơn những nhà bán lẻ hành động cho chính họ. Những nhà bán lẻ này cũng thường đồng ý
bán những sản phẩm được xúc tiến ở cùng mức giá như những thành viên khác. Những dịch vụ được
thực hiện bởi nhà bán sỉ được minh hoạ như sau:
- Vật liệu nhận diện cửa hàng như bảng biểu tượng trưng, giấy decal.
- Phân tích định vị cửa hàng.
- Chương trình quảng cáo và xúc tiến bán
- Phân tích hệ thống thông tin quản trị và kế toán
- Huấn luận về quản trị cửa hàng và những nhân viên nòng cốt khác.
- Hỗ trợ hoạch định chiến lược
- Hỗ trợ tài chính.
- Sách chỉ dẫn các nghiệp vụ bán hàng
Tổ chức nhượng quyền là kiểu phổ biến khác của VMS hợp đồng. Chủ đề này sẽ được bàn
luận ở phần sau.
c. Hệ thống VMS công ty
VMS công ty là hệ thống tích hợp các khâu từ sản xuất đến phân phối dưới quyền sở
hữu của một tổ chức. VMSs công ty được các tổ chức sử dụng- hoạt động ở bất kì cấp độ kênh nào-
nhằm tìm kiếm mức kiểm soát cao qua các chức năng kênh. Các hãng sử dụng hình thức này sẽ có
quyền hợp pháp để tiếp cận những thông tin chi tiết ở bất cứ khâu nào trong quá trình thực hiện của
các đơn vị hỗ trợ cho hãng. Những tổ chức này thường thành công cao hơn các hãng đang hoạt động
với hệ thống kênh VMS khác hay hệ thống kênh truyền thống.
Những ví dụ về VMS công ty là tập đoàn Sears-một hãng đảm bảo hơn 40% hàng hóa bán ra
là do công ty tự sản xuất một phần hay toàn bộ; và Giant Food- là chuỗi cửa hàng tạp hóa rộng lớn,
làm công việc kinh doanh các mặt hàng nước uống đóng chai không ga và mặt hàng bánh mì để
cung ứng cho các cửa hàng với đầy đủ các loại từ loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng cho đến
các loại bánh phục vụ người ăn kiêng. Hình thức thâm nhập dọc này làm giảm chi phí trong việc
cung cấp mức kiểm soát cao hơn cho các hãng sản xuất lớn thông qua luồng giá trị gia tăng của
hãng.
Đôi khi những nhà làm marketing nhận ra lợi thế để theo đuổi hình thức tích hợp ngược và
tích hợp xuôi thông qua VMS công ty. Khi một nhà sản xuất sở hữu và làm việc với các đơn vị bán
lẻ và bán sỉ, VMS công ty được biết như là được tích hợp xuôi (forward-integrated). Khi các nhà bán
lẻ hay nhà bán sỉ làm cho việc sản xuất trở nên dễ dàng hơn, thì một VMS tích hợp ngược
(backward-integrated) được đề cập đến.
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
7
Ví dụ, Anne Klein, một hãng sản xuất quần áo dành cho nữ giới đã mở rộng những cửa hàng
bán lẻ tại một số trung tâm thương mại. Hãng cũng gởi các nhân viên đến làm việc tại các cửa hàng
lớn hơn. Anne Klein nhận ra là có thể đạt được mức lợi nhuận biên lớn hơn bằng cách kiểm soát các
hoạt động phân phối và hạ giá. Ngày nay, các hãng quần áo khác ngoài việc sản xuất và phân phối
còn có có cách thức quảng cáo riêng, bởi họ không hài lòng khi chia sẻ chi phí với việc quảng cáo
cửa hàng của các nhà bán lẻ. Ở đây, một sự tích hợp xuôi cung cấp tính liên tục và tính kiểm soát
nhiều hơn thông qua chức năng khuyến mãi.
VMS công ty được thiết kế để đạt đến nhiều mục tiêu kênh và kiểm soát kinh phí nhờ vào
phân công lao động hiệu quả. Việc ra quyết định trong VMS công ty không lệ thuộc vào sự tán đồng
của cấp phân phối, cũng như bản chất là hệ thống kênh truyền thống hay VMS quản lý hay VMS
hợp đồng. Mặc dù các thành viên có ràng buộc cao với kênh bán lẻ, một nhà bán lẻ lựa chọn VMS
tích hợp ngược nên biết đến những cơ hội sau:
- Cơ hội để cam kết hoạch định và thực hiện chiến lược tập trung.
- Cơ hội để phân quyền xuyên suốt trong kênh.
- Việc quản lý- các quan hệ thuộc cấp được chuẩn hóa hơn
- Cơ hội để sử dụng các hệ thống được chuẩn hóa mà qua đó nâng cao sự phối hợp trong
kênh .
- Một hệ thống được chuẩn hóa thông qua hình thức tưởng thưởng và trừng phạt trong kênh.
Ở đây,nhà bán lẻ có thể đạt được sự kiểm soát thông qua cách thức trong đó các chức năng
kênh được thực hiện qua từng cấp phân phối. Chẳng hạn, nhà bán lẻ sẽ mong muốn kiểm soát qua
mức chi phí của bán thành phẩm chuyển vào bộ phận sản xuất và bán sỉ, và cách thức mà các sản
phẩm được bán ra cho mỗi cấp. Dường như nhà bán lẻ có thể bảo vệ vị thế thị trường của hãng như
là một nhà buôn bán hàng hóa có chất lượng cao bằng cách đảm bảo việc phân phối đúng lúc những
thành phẩm đến các cửa hàng.
Để tiến đến những thương mại liên quan đến các hỗ trợ về giá, về bảo hành, về cước phí hay
về thương mại trong kênh truyền thống, thì những nhà bán lẻ phải thương lượng qua các thị trường
mở với những hãng khác. Nếu kênh của các hãng này lũng đoạn bởi môi trường không chắc chắn,
bởi chủ nghĩa cơ hội, hay bởi sự thiếu hợp lý thì các cuộc thương lượng thường gặp phải rắc rối. Đây
là những điều kiện kích thích nhà bán lẻ thực hiện một hệ thống VMS công ty.
Không một hãng nào thực hiện một VMS công ty toàn phần- từ khâu nguyên liệu đến người
tiêu dùng cuối cùng- qua tất cả các chức năng phân phối. Một nhà bán lẻ thực hiện tích hợp dọc toàn
phần thì sẽ gặp bất lợi về kinh tế bởi mỗi hoạt động trong kênh không thể đạt đến mức chi phí trung
bình tối thiểu. Khi các hãng và thị trường đang tăng trưởng, thì sự lãng phí này có thể tránh được
nhờ vào việc chia tách các giai đoạn phân phối riêng biệt ở những bộ phận khác nhau trong hãng (bộ
phận sản xuất, các trung gian, những người bán lại, và nhà bán lẻ). Kích cỡ của hãng, các khả năng
chức năng, và số lượng hãng đều bị ảnh hưởng bởi quy mô kinh tế trong cấp độ kênh mà họ đảm
nhiệm.
Các hãng đang hoạt động ở cấp sản xuất hay cấp bán lẻ đang tăng cường hợp sức với các
hãng về dịch vụ phân phối hơn là tăng cường đầu tư vào các đơn vị phân phối của riêng hãng. Họ
nhận ra họ không thể thực hiện chức năng phân phối một cách ít tốn kém hơn. Ví dụ, ngày nay hãng
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
8
FedEx hỗ trợ cho các khách hàng doanh nghiệp một danh sách dài cho phép lựa chọn những dịch vụ
hậu cần quốc tế đa dạng. Một bảng báo giá được cung cấp cho mỗi dịch vụ. Tương tự như vậy, các
tổ chức dịch vụ và sản xuất dường như đang gia tăng hợp đồng với các công ty như là IBM hơn là tự
vận hành tiến trình dữ liệu cho hãng.
2. Các lợi ích và chi phí của liên kết dọc
Các quyết định về sử dụng một hệ thống liên kết dọc thường phụ thuộc vào việc hãng có thể
hoàn thành một hay nhiều chức năng phân phối hay không. Một chiến lược liên kết dọc sẽ thích hợp
hơn để theo đuổi khi:
Một số ít tổ chức thực hiện được các chức năng chuyên biệt một cách hiệu quả trên thị
thường hoặc trong ngành, hoặc khi môi trường mà hãng đang hoạt động là không chắc chắn.
Những hạn định, những thủ tục và những sản phẩm hoặc dịch vụ là duy nhất hoặc đòi hỏi
nhiều sự đầu tư đối với người ngoài cuộc.
Việc thay đổi những thành viên mới đầy tốn kém sẽ làm thất vọng các thành viên đang
hoạt động.
Quyết định mua là rất phức tạp hoặc có liên đới cao, hoặc khi các mức dịch vụ yêu cầu là
khá cao.
Sự hợp tác khép kín giữa người mua và người bán là cần thiết để thực hiện hiệu quả một
chức năng trong kênh, hoặc khi các chuyển đổi là thường xuyên và có thể thay đổi kích cỡ được.
Người mua và các khách hàng tiềm năng thực hiện các quan hệ chặt chẽ với người bán
hàng hơn là các công ty hay các sản phẩm.
Các thành viên trong kênh có thể tự do lựa chọn hợp tác với những thành viên khác trong
kênh, hoặc thật khó để quản lý các hoạt động của những người ngoài cuộc.
Sản phẩm là nằm trong giai đoạn đầu của chu kì sản phẩm.
Sản phẩm được ràng buộc chặt chẽ với công việc kinh doanh then chốt của hãng.
Một cơ hội tồn tại để có được hiệu quả kinh tế theo quy mô trong việc thực hiện các chức
năng hoặc các luồng trong kênh.
Tuy nhiên, không phải tất cả 10 điều kiện trên đều nhất thiết phải được đảm bảo trước khi sử
dụng theo hình thức VMS.
a. Những lợi ích của việc liên kết dọc:
Một lý do cơ bản giải thích tại sao các tổ chức tìm kiếm sự kiểm soát qua kênh là nhằm đảm
bảo các mức lợi nhuận thích hợp. Tuy nhiên, một hệ thống liên kết dọc dường như không chứng
minh về khả năng sinh lợi trừ phi những chi phí cố định của tổ chức có thể được phân bổ với một sản
lượng kinh doanh lớn. Khi một sản lượng kinh doanh đang lưu thông trong kênh tăng lên, thì tốt hơn
là các tổ chức nên chuyên biệt hóa trong việc thực hiện các chức năng riêng biệt. Những tổ chức như
vậy có thể thu được lợi nhuận của hiệu quả theo quy mô. Hình thức liên kết dọc dường như phản
ứng trước những cạnh tranh mạnh mẽ trong kênh, trước sự khan hiếm nguồn lực và nhu cầu đa dạng.
Nhưng việc ra quyết định hay mua quyết định về sử dụng hình thức nào trong kênh sẽ phức tạp, đầy
mạo hiểm và không có một sự đảm bảo nào rằng hiệu suất tăng hơn. Một số chi phí và lợi ích của
liên kết dọc được tổng kết trong hình 14.5
Những lợi ích và chi phí gắn liền với liên kết dọc
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
9
Lợi ích
Giảm chi phí giao dịch
Đảm bảo lượng cung ứng
Cải thiện sự hợp tác
Gia tăng năng lực kỹ thuật
Nâng cao rào cản xâm nhập
Đảm bảo những hiệu quả kinh tế (bằng sự liên
phụ thuộc về công nghệ, loại bỏ những rủi ro,
những quan hệ ổn định, đạt được nguồn vốn)
Đảm bảo nguồn cung ứng và/hoặc nhu cầu
Đề cao rào cản xâm nhập và rào cản thích ứng
Có được bầu không khí thỏa mãn hơn
Đạt được sự khác biệt về sản phẩm và giá cả
Đạt được sự đa dạng hóa.
Chi phí
Chi phí khắc phục những rào cản linh động
Độ linh hoạt bị giảm xuống trong các thành
viên trao đổi
Những rào cản rời bỏ cao hơn
Những khích lệ chưa được phát huy
Những yêu cầu về đầu tư vốn lớn
Tổn thất liên quan đến đạo đức
Thất thoát của việc tiếp cận nhà cung cấp
hay khách hàng/ nghiên cứu thị trường hay bí
quyết sản xuất.
Làm khác biệt các yêu cầu quản trị qua các
cấp độ bên trong kênh.
Sự sai lệch thông tin liên lạc
Chủ nghĩa cơ hội bên trong
Nhu cầu về vốn.
Lượng vật liệu đưa vào quá trình không cân
bằng .
Tính linh hoạt bị giảm xuống
Mất đi sự chuyên môn hóa.
Mất đi tính thích ứng
Làm tê liệt tính quan liêu cho thực tế.
Việc nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với các chức năng trong kênh từ thị trường cho đến
các hãng đều không đảm bảo tính hiệu quả cao hơn.
Hãy xem trường hợp của Sony, một nhà sản xuất điện tử của Nhật. Sony đã mua hãng
Columbia Studios cách đây vài năm. Cơ hội để đạt đến một sự điều phối cao giữa bộ phận sản xuất
và phân phối là khả quan. Nhưng khi quy mô và tính phức tạp của một hãng tăng lên thì quy mô và
tính phức tạp của vấn đề cũng tăng lên tương ứng.
b. Các chi phí của liên kết dọc
Đôi khi những nhà quản trị của các đơn vị kênh theo đuổi những mục tiêu không tương thích
với mục tiêu chung. Vậy nên việc đầu tư vào những đầu ra không tương thích cũng là một vấn đề
cần xem xét. Hình thức VMS công ty thường dẫn đến một nhu cầu về các nhân viên để phục vụ cho
các cấp phân phối khác nhau. Điều này dẫn đến việc chi trả cho nhân viên cao hơn, mang lại nhiều
lợi nhuận hơn và có thể là nhiều liên hệ thống nhất hơn. VMS công ty có thể mang lại điều phối
thành công, nhưng chúng ta không nên bỏ qua những chi phí của kênh tích hợp dọc . Một vài lý do
tiềm tàng cho những thất bại này được chi tiết hóa trong hình sau.
Hình 14.6 Những khu vực chức năng khó đạt đến trong việc hợp lực ở VMS công ty
Khu vực chức năng Chú ý rằng
Các kênh phân phối Trong khi những sản phẩm và thị trường có thể xuất hiện
giống nhau, thì các kênh phân phối có thể khác nhau. Thậm
chí khi các kênh là giống nhau thì thị trường người tiêu
dùng cuối cùng có thể khác nhau.
Định giá Những phương pháp định giá thường khác nhau giữa các
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
10
thành viên trong một VMS công ty. Ví dụ, những khác biệt
thường nảy sinh trong các điều khoản về vận chuyển, điều
khoản về thanh toán, về việc định giá, quy mô đặt lệnh tối
thiểu hoặc là những thỏa thuận về nhãn hiệu riêng.
Sự tích hợp về mặt tổ chức Tổ chức tập trung quyền lực cao và phân quyền cao không
dễ dàng phối hợp giữa các VMS
Kiểm soát tồn kho Qua các đơn vị thuộc VMS công ty, những thỏa thuận về
cấp độ, về cách triển khai và về sở hữu tồn kho thường tỏ
ra khó kiểm soát.
Sự phân bổ chi phí Những phương pháp phân bổ chi phí là một nguồn tranh
chấp thường xuyên qua các cấp đơn vị.
Trong tiến trình tập trung vào những năng lực khác biệt, nhiều công ty sẽ khai thác một lợi
thế cạnh tranh nào đó. Nhưng trong VMS công ty, sự tập trung như vậy có thể là tạo ra khó khăn.
Chẳng hạn, những nhà sản xuất mà tập trung vào chi phí thấp có lẽ sẽ làm nhà máy hoạt động hiệu
quả, nhưng sẽ là khó khăn để cải tiến nghiên cứu và phát triển, các chức năng thiết kế và marketing.
Hơn nữa, các văn hóa về sản xuất với mức chi phí thấp hơn và lâu dài hơn có thể sẽ không tương
thích với chi phí marketing bỏ ra cho dòng sản phẩm rộng hơn hay những sản phẩm được tiêu thụ.
Những nhà làm marketing thường theo đuổi mục tiêu marketing để đáp ứng tốt hơn những mong
muốn của khách hàng. Cuối cùng, khi các hãng thực hiện liên kết dọc, họ sẽ tăng trưởng mạnh hơn.
Nhưng tính quy mô có thể dẫn đến tính trì trệ, từ đó kiềm chế khả năng giao tiếp, cải cách và độ linh
hoạt.
3. Khi nào nên sử dụng các VMS công ty?
Khi các hãng đang hoạt động trong kênh truyền thống gặp khó khăn trong cạnh tranh chống
lại VMSs, hệ thống kênh liên kết dọc có thể trở thành một sự lựa chọn thích đáng.
Sự lựa chọn VMS công ty như công ty Vanity Fair hoặc Burlington Coats là cách phản ứng
logic trước những áp lực cạnh tranh mà họ phải đương đầu. Những VMS công ty như Wal- Mart và
một số nhà sản xuất khác là những minh chứng thành công cho hình thức này. Họ sẽ tự sản xuất và
bán luồng hàng hóa được chuẩn hóa bởi chính khả năng của Wal-Mart. Cuối cùng Wal-Mart giảm
được chi phí hàng hóa được bán ra.
Mặt khác, VMS công ty có thể được áp dụng nhờ hạn chế những xung đột rối loạn chức năng
trong kênh.
Chẳng hạn, công ty Cung ứng dịch vụ bệnh viện của Mỹ (AHS) đã ứng dụng VMS công ty
bao gồm 12 nhà sản xuất. Các VMS công ty này được phát triển bởi những hiệp ước mua dài hạn.
Bốn cổ đông sản xuất của công ty đã mua trên đường vận chuyển nhằm đáp trả trước những xung
đột thường xuyên và khắc nghiệt với hãng Baxter Laboratories- một hãng đã từng là một trong
những nhà cung cấp lớn của công ty AHS. Vì xung đột này, AHS đã liên kết chính nó với những công
ty có khả năng thay thế những nguồn cung mà do Baxer đảm bảo trước đây. Baxter đánh trả bằng
việc đưa ra một lực lượng bán hàng trực tiếp. Như vậy mỗi công ty đã làm mới lại hệ thống cạnh
tranh trong khi vẫn duy trì những thỏa thuận bắt buộc với một công ty khác. Và khi AHS và Baxer
kết thúc mối quan hệ của họ, AHS đã thực hiện một hệ thống VMS công ty để thay thế.
Tầm nhìn về liên kết dọc cổ điển ở Mỹ đều dựa vào quyền sở hữu. Các công ty Nhật từ lâu
đã thực hiện hình thức liên kết dọc nhờ vào sự hợp tác liên tục và quyền sở hữu tối thiểu. Đây được
biết như là một liên kế dọc mềm dẻo.
Những VMS liên kết mềm dẻo có đặc tính:
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
11
Một số công ty đang cung cấp mạng lưới phân phối và cung ứng cho một công ty mẹ độc lập.
(Ở Nhật, các công ty thuộc loại này có khoảng 4 đến 8 hãng)
Những nhà cung cấp và nhà phân phối thực hiện những nhiệm vụ chuyển nhượng sao cho
quyền tự chủ và tự sinh tồn được nâng cao.
Những liên kết liên cá nhân mạnh mẽ đã dẫn đến nguồn thông tin mở rộng được chia sẻ trong
các hãng.
Burlington Mills, một nhà sản xuất về thảm lớn nhất Hoa Kỳ đang tận hưởng được những lợi
ích của những mối quan hệ như vậy với Mitsubishi. Tổ chức dọc của họ là một trong số những nhà
sản xuất về thảm lớn nhất ở Nhật.
Hiện nay các VMS công ty Nhật đang lan rộng cả về chiều dọc lẫn chiều ngang. Chẳng hạn,
Toyota có trên 175 nhà cung cấp hàng đầu và khoảng 4000 nhà cung cấp thứ cấp. Mỗi nhà cung
cấp liên kết dọc với Toyota. Những liên kết dọc giống nhau đều có những nhà sản xuất đầu ngành,
như Matsushita và hàng ngàn nhà bán lẻ khác. Mitsushibi cũng tận hưởng mối quan hệ ngang với
khoảng 190 công ty thành viên. Những liên minh này là một lý do lớn giải thích tại sao thị trường
Nhật tỏ ra khó khăn đối với các hãng Mỹ xâm nhập vào. Một quyết định của các hãng Mỹ để bước
vào các liên minh có thể chứng tỏ là một sự lựa chọn tốt nhất cho việc thâm nhập vào thị trường
Nhật.
4. Các hợp tác làm gia tăng giá trị
Một khái niệm xa hơn hệ thống marketing dọc đã xuất hiện gần đây là khái niệm về hình
thức VAP (các hợp tác làm gia tăng giá trị hay là chuỗi giá trị gia tăng) bao gồm một tập hợp các
công ty tự chủ làm việc cùng nhau để quản trị dòng vật liệu, hàng hóa, và dịch vụ tạo thành một tổng
thể chuỗi giá trị gia tăng. Chuỗi giá trị gia tăng là cơ chế cho việc xây dựng các quan hệ môi trường
kênh tích cực nhờ vào việc hợp tác thực hiện các chức năng trong kênh.
Thuật ngữ chuỗi giá trị gia tăng xuất phát từ lĩnh vực kinh tế vi mô. Thuật ngữ này được sử
dụng để mô tả những gì mà một hàng hóa hay dịch vụ biến chuyển ở các bước khác nhau từ giai
đoạn nguyên vật liệu cho đến giai đoạn tiêu thụ của người tiêu dùng cuối cùng. Kinh tế vi mô đã
quan niệm về những chuyển đổi liên kênh như những chuyển đổi theo kênh truyền thống hoặc những
chuyển đổi theo thứ tự phân phối và mang quyền sở hữu chung (một hệ thống marketing dọc công
ty). Loại hình VAPs cung cấp khả năng lựa chọn cho hai loại quan hệ này. Thông thường chuỗi giá
trị gia tăng trước hết là phát triển giữa các tổ chức chiếm giữ các cấp độ kênh liền kề nhau. Hãy xem
ví dụ hình 14.7 .
Hình 14.7 Sự minh hoạ của một chuỗi giá trị gia tăng cho công ty Broccoli:
Nông dân Nhà môi giới rau tươi Người chế biến cơ bản Hàng hóa rau tươi
được đóng gói Nhà phân phối Đại lý bán lẻ Người tiêu dùng.
Kiểu hợp tác làm gia tăng giá trị này hoạt động giống như hệ thống đầu ra của cuộc cách
mạng công nghệ. Trong suốt kỉ nguyên này, hầu hết việc sản xuất chỉ xảy ra thủ công và được phối
hợp giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, những người cung cấp nguồn nguyên liệu và thành phẩm.
Theo thời gian, sự xuất hiện những nguồn lực tập trung và hiệu quả sản xuất tăng lên đã làm mất đi
thế cân bằng về quyền lực cạnh tranh hướng đến loại hình công ty lớn hơn và những hệ thống kênh
công ty. Trong chuỗi giá trị gia tăng, những hãng nhỏ hơn thực hiện một chức năng trong một chuỗi
giá trị gia tăng và phối hợp các hoạt động của họ với bộ phận khác của hệ thống kênh.
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
12
Chẳng hạn, mấy năm gần đây, ngành xuất bản sách đã phát triển hướng đến hình thức VAP.
Mọi đối thủ cạnh tranh đứng đầu đều không tính đến hình thức liên kết dọc. Chức năng in ấn là
trong số những chức năng cơ bản, sau đó còn nhiều chức năng khác về bảng biểu và công việc liên
quan đến nghệ thuật. Các hãng sản xuất phim cũng dần được ra đời song song. Nhiều công ty làm
dịch vụ trọn gói đã tổ chức hợp đồng với các diễn viên, giám đốc, người biên soạn, nhà kịch bản,
nhà quay phim. Ngày nay, các hãng sản xuất phim hành động như một nhà môi giới, họ sẽ thương
lượng một chuỗi các hợp đồng chỉ để ra đời một bộ phim đơn giản.
Hình thức chuỗi giá trị gia tăng VAPs có thể sinh ra từ những liên kết qua mạng máy tính
giữa các tổ chức. Chúng cũng có thể tồn tại mà không có bất kì những móc nối kĩ thuật nào. Và sự
thành công và sự liên tục của kiểu hợp tác này phụ thuộc vào chất lượng của các mối quan hệ giữa
các nhà quản trị kênh tham gia vào đó. Những chiếc máy tính, những truyền tin điện tử, fax, và điện
thoại đã làm cho sự hợp tác trở nên dễ dàng hơn cho giao tiếp, chia sẻ thông tin, và đáp ứng nhanh
chóng nhu cầu và những điều kiện thị trường khác.
Mỗi công ty hoạt động trong chuỗi này nên nuôi dưỡng các mối quan hệ với một số (từ hai
cho đến sáu hãng ở mỗi cấp) nhà cung ứng về những vật liệu, những thành phẩm và/ hoặc những
khách hàng. Để giúp đỡ một cổ đông khác trong chuỗi, họ phải cài đặt các cách hiệu quả để chia sẻ
thông tin. Thế nhưng việc có quá nhiều cổ đông sẽ làm cản trở cơ hội này. Quá nhiều cổ đông có
nghĩa là có quá ít những giao dịch phản hồi và quá ít cơ hội cho những mối quan hệ khép kín và
những năng lực khác để phát triển. Các cổ đông cũng nên tránh trở nên quá phụ thuộc vào chỉ một
vài mối quan hệ. Một công ty đang hoạt động ở bất kì cấp phân phối nào đều có thể gìn giữ mối
quan hệ với các thành viên tiềm năng trong trường hợp một thành viên trong kênh không hợp tác
nữa.
a. Lựa chọn VMS công ty hay chuỗi giá trị gia tăng?
Nhiều nhà sản xuất xe hơi Nhật từ lâu đã hoạt động như một chuỗi giá trị gia tăng. Trong
những năm đầu 1990, Toyota chỉ sản xuất trực tiếp khoảng 20% giá trị xe hơi của hãng (ví dụ, tổng
giá trị của các bộ phận, các dịch vụ, và nhân công để tạo ra một chiếc xe hơi), trong khi General
Motors đang sản xuất khoảng 70% tổng giá trị của nó. Bất cứ lúc nào một công ty định hướng giá
trị như Toyota giao dịch với những tổ chức khác, để thực hiện những giai đoạn tiếp theo của chuỗi
giá trị tăng, thì mỗi bên sẽ đứng vững nhờ thu được thành công của bên kia. Tuy nhiên, hãy nhớ
rằng Toyota vẫn là một công ty liên kết dọc và do đó có thể được hưởng lợi nhuận từ cấu trúc kênh.
Ngược lại, các công ty của Mỹ đảm bảo nhiều mối quan hệ dọc truyền thống hơn là hướng
đến kiểm soát lẫn nhau và cam kết trao đổi đơn lẻ. Kết quả là, họ thường xung đột với một thành
viên khác nhằm chiếm lấy một nguồn lợi kinh tế lớn hơn cho chính họ. Quả thật, đôi khi các công ty
sẽ cố gắng làm suy yếu một nhà cung ứng, một nhà bán lại, hay một khách hàng để đảm bảo kiểm
soát nhiều hơn qua lợi nhuận. Xét trên bình diện chung, chiến thuật này có thể cảm thông được.
Trong khi đó, mô hình quan hệ kênh cạnh tranh truyền thống chỉ ra rằng các công ty mất đi sức
mạnh đàm phán, từ đó họ sẽ mất đi khả năng kiểm soát các thành viên khác trong kênh khi mà các
nhà cung ứng, những nhà bán lại, hay các khách hàng thu được sức mạnh.
Mối quan hệ giữa các công ty trong quan hệ liên kết dọc thường sẽ được bảo vệ. Khi các tổ
chức hướng theo chuỗi giá trị gia tăng đang hoạt động dưới một cách quản lý chung, thì họ có thể
phối hợp tốt hơn các hoạt động và làm việc hướng đến vì mục tiêu chung. Họ làm việc theo hiệu quả
quy mô kinh tế. Nhưng, hãy nhớ rằng liên kết dọc không phải là đặc trị cho tất cả .
Trong một chuỗi giá trị gia tăng, mỗi một công ty nhỏ sẽ hoạt động nhắm đến thực hiện từng
bước một hoặc từng chức năng trong chuỗi giá trị gia tăng. Mỗi đơn vị có thể tập trung vào cải thiện
mức độ hoàn thành của đơn vị theo chức năng này. Đường hướng của nhân viên và nghề nghiệp của
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
13
họ, nhà máy và trang thiết bị, kế hoạch trợ cấp, hệ thống kế toán và tồn kho, các phong cách lãnh
đạo đều phụ thuộc vào bản chất của công việc đã thực hiện trong kênh.
Hiệp hội MC Kesson, một đại gia về phân phối thuốc tây và các sản phẩm chăm sóc sức
khỏe, là một trong những công ty Mỹ thành công nhất dựa trên mô hình chuỗi giá trị gia tăng. Khi
là thành viên trong chuỗi, các cửa hàng thuốc tây của McKesson có thể phục vụ các nhu cầu khách
hàng và cũng cung cấp cho một cửa hàng nào đó sản phẩm kịp thời. Cơ hội để tập trung vào những
nỗ lực của một đơn vị nào đó được tính vào tổng chi phí thấp hơn, đội ngũ nhân viên sẽ tương thích
và ít nhà quản trị cấp trung gian hơn. Thời gian phản ứng trước những cơ hội thị trường được rút
ngắn lại và dường như những ý tưởng sáng tạo được khuyến khích hơn, kết quả là kéo theo các hiệu
quả trong kênh. Khi mỗi công ty trong chuỗi tự do làm khác biệt so với các thành viên khác, thì sự
khác biệt này đôi khi sẽ nuôi dưỡng cho cải cách phát triển. Một khuynh hướng quan hệ sẽ tiếp theo
sau từ dòng tự do thông tin nhờ vào chuỗi giá trị gia tăng.
Hình thức này cũng mang đặc điểm những lợi thế gắn liền với hệ thống marketing dọc. Các
nhà quản trị trong chuỗi thường được hưởng lợi từ thành công của các công ty khác trong chuỗi. Sự
hợp tác hay khuynh hướng chia sẻ có nghĩa là họ sẽ làm việc hướng đến mục tiêu chung cho việc tạo
ra sự cạnh tranh trong chuỗi hợp tác. Mỗi thành viên làm chủ các sự kiện về thị trường nhiều hơn và
có nhiều thấu hiểu đối với những tình huống mà các thành viên cổ đông đang hoạt động. Bởi thông
tin được chia sẻ thông qua chuỗi giá trị gia tăng nên mỗi thành viên đều biết nhiều về sự cạnh tranh
giữa các thành viên. Việc hợp tác các hoạt động của một thành viên này với các hoạt động của một
thành viên giao dịch khác trở nên dễ dàng hơn. Hình thức này có thể khai thác những lợi thế từ hiệu
quả theo quy mô bằng cách chia sẻ các dịch vụ mua, nhà kho, nghiên cứu và phát triển, và dĩ nhiên
là thông tin nữa. Tóm lại, chuỗi này sẽ kết hợp cơ hội về hợp tác và theo quy mô gắn với hệ thống
kênh liên kết dọc và độ mềm dẻo, tính sáng tạo, và tổng chi phí thấp hơn với các kênh hợp đồng hay
quản lý.
b. Vấn đề quản trị trong quan hệ chuỗi giá trị gia tăng
Vấn đề khó khăn về quyền lực và sự ảnh hưởng của nó về việc ai điều khiển kênh là không
được phép bỏ qua. Để có một VAP thành công, các thành viên phải lựa chọn và làm theo một bộ các
quy tắc nhằm kích thích những giao dịch đáng tin cậy và quan điểm lãnh đạo.
Robert Axelrod đã đưa ra một vài lời khuyên liên quan đặc biệt với VAPs:
Không phải là thành viên đầu tiên để chơi trò chơi: duy trì lòng thành trong mối quan hệ
Đáp lại với cả sự hợp tác và sự thiếu hợp tác
Không được quá tham lam
Không được quá khôn ngoan và cố gắng khôn ngoan hơn đối tác bạn
5. Cải thiện các mối quan hệ thông qua thiết kế kênh dọc
Một cách nhìn khác về quan hệ kênh giữa các nhà sản xuất, nhà bán lại, và các khác hàng
cũng đang nổi lên. Cách nhìn này cho rằng điều hành kênh marketing là một bước xem xét giản đơn
của “chất lượng toàn diện”, của “thỏa mãn nhu cầu khách hàng”, hay ngay cả của “ những mong đợi
vượt trội của khách hàng”. Cách nhìn mới này đòi hỏi rằng đầu tiên các tổ chức nghĩ về mỗi sản
phẩm như là một dịch vụ. Nói cách khác, mỗi tổ chức nên nhìn ở khía cạnh những gì sản phẩm mang
lại, hơn là coi nó là cái gì? Một khi viễn cảnh đã được chọn lựa, nhiệm vụ tiếp thị của sản phẩm cho
mức độ kênh kế tiếp chỉ trở thành là một trong những cơ hội của tổ chức để tăng thêm giá trị cho
khách hàng. Tiến trình mà trong đó kết quả được biết như là cụm lợi ích, có nghĩa là một tập hợp các
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
14
lợi ích mong muốn được ghép lại với nhau để theo đuổi hay giữ vững mối quan hệ đặc biệt với khách
hàng.
Toyota đã thực hiện điều này với sản phẩm ô tô Lexus của hãng. Những nhà bán buôn theo
dõi mỗi chiếc Lexus bán ra ở Mỹ trên một máy tính quốc gia, làm cho mỗi chiếc xe hơi trở nên sẵn có
đối với mỗi nhà bán buôn Bắc Mỹ. Toyota đi đến chiến lược vượt trội này bởi vì Lexus được cam kết
làm mọi việc có thể để đảm bảo rằng mối quan hệ của nó với các khách hàng là không chỉ kết thúc ở
phòng trưng bày sản phẩm.
Khi một tổ chức xem một sản phẩm như một dịch vụ, tổ chức có thể sẵn sàng không thực
hiện các chức năng trong kênh. Điều này được hiểu như là lợi ích biệt lập.
IBM từ lâu đã nổi tiếng về việc tăng cường mối liên kết dọc của hãng, luôn duy trì việc làm
chủ nguồn hàng của hãng. Trong những năm đầu 1990, 21 kho chi nhánh đã bị loại bỏ trong sự
chấp thuận của 6 nhà bán lẻ bên ngoài hãng. Thậm chí hãng Commodore còn làm xa hơn thế. Trong
khi IBM đang loại bỏ các kho hàng của họ, thì Commodore đã tách biệt lợi ích của tất cả các dịch
vụ sau bán của hãng cho các sản phẩm của khách hàng. Thành viên mới của Commodore là công ty
FedEx chuyên về thực hiện hệ thống hậu cần doanh nghiệp (BLS). Đội ngũ nhân viên của FedEx
phục vụ khách hàng 24/24 cho hãng Commodore. Nếu một máy tính của khách hàng gặp trở ngại,
thì FedEx sẽ đến đón khách hàng vào buổi sáng sau khi họ gọi điện và sau đó trả họ về nơi cũ.
Thông thường thì FedEx làm những công việc sửa chữa ở trung tâm sửa chữa của hãng. Trừ phi họ
được yêu cầu, các khách hàng sẽ không biết đến các nhân viên sửa chữa của FedEx, ngoại trừ nhân
viên đưa đón khách. Loại hợp tác này đang thay thế dần sự cạnh tranh trong các mối quan hệ giữa
nhiều nhà sản xuất và nhà cung ứng/ nhà bán lại. Các mối quan hệ liên kết đang ngày càng phát
triển trong một số kênh nơi mà tiến trình cung ứng đang được chú trọng trong việc đo lường cắt
giảm chi phí ở cấp hoạch định chiến lược, như trường hợp của Commodore và FedEx.
Xét dài hạn, chắc chắn thị trường không hẳn sẽ thuận lợi cho các thành viên trong kênh,
những người cố gắng lợi dụng những nhà cung ứng và nhà bán lại. Một sự lựa chọn được ưa thích
hơn là việc theo đuổi các kênh thắng- thắng, khi mà các nhà cung ứng và những nhà bán lại nhận
được những lợi ích của mối quan hệ kênh dài hạn. Hơn nữa, những người sử dụng cuối cùng có lợi
hơn qua tiến trình liên kết dọc. Trong các quan hệ liên kết này, thay vì các nhà cung ứng (nhà bán lẻ)
cố bòn rút từ những người khác để đạt được chi phí thấp nhất , thì các nhà quản trị mua (phân phối)
làm việc chặt chẽ với một số nhà cung ứng chọn lọc nhằm cắt giảm tổng chi phí. Thường thì độ tin
cậy của mối quan hệ giữa Commodore, FedEx và người tiêu dùng cuối cùng đang vẽ lên rằng đường
liên kết giữa nhà cung cấp và khách hàng đang gặp khó khăn.
Các quan hệ liên kết đòi hỏi các công ty cần phân tích nhiều hơn là chi phí sản xuất hay phân
phối mà họ nhắm vào. Các công ty đang theo đuổi quan hệ liên kết phải xác định các chi phí giao
dịch- những chi phí biên gắn liền với việc tạo ra một sản phẩm hay một sự phân phối dịch vụ. Các
chi phí giao dịch xuất hiện trong mỗi giao dịch. Nhưng những chi phí giao dịch vượt trội dường như
sinh ra từ việc thiết kế kênh sai, cụ thể như liên kết dọc quá mức.
Những công ty nghĩ về những sản phẩm mà họ tạo ra, họ mua hay bán những dịch vụ mà có
thể thu lợi từ chuỗi các giao dịch. Những sản phẩm mới có thể được hình thành khi những nhà sản
xuất không nghĩ đúng về những gì đang được sản xuất mà còn về cách thức những khách hàng sử
dụng nó. Xerox đã nhận thức ra được điều này khi hãng thanh lọc lại công việc kinh doanh của họ.
Tại công ty General Electric, một chuỗi liên tiếp về “các cuộc gặp gỡ tại phân xưởng” , nơi mà các
nhân viên đang tìm kiếm những con đường để cải thiện các tiến trình, mở rộng đến những phiên họp
chung với khách hàng như Sears. Những vấn đề như có chia sẻ hay không một hệ thống riêng biệt
với khách hàng khi đặt hàng đã được thảo luận ở công ty GE.
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
15
II. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1. Định nghĩa và các mối quan hệ về Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hệ thống marketing dọc trong đó một công ty cung cấp
một cá nhân hoặc công ty khác (bên được nhượng thương mại) quyền thương mại để kinh
doanh trong một vùng địa lí kèm theo sự hỗ trợ về mặt tổ chức, đào tạo, thương mại và quản
lí. Quan hệ nhượng quyền thương mại khác với quan hệ kênh đã xem xét trước ở chỗ bao gồm ba
mối quan hệ:
- Quan hệ pháp lí: Trụ cột của quan hệ pháp lí chính là hợp đồng giữa người nhượng quyền
và người được nhượng quyền. Mối quan hệ pháp lí này quy định rằng mỗi bên phải tuân thủ và đảm
đương những trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể.
- Quan hệ thương mại: Quan hệ thương mại gắn kết các đối tác nhượng quyền thương mại
với nhau thông qua các hoạt động hàng ngày cần thiết nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ được
khách hàng chấp nhận. Bên nhận quyền thương mại hoạt động kinh doanh chủ yếu dưới thương hiệu
và/hoặc theo chiến lược marketing của bên nhượng quyền. Trong khi quan hệ pháp lí cần được ổn
định, quan hệ thương mại lại năng động; quan hệ này có xu hướng thay đổi để thích ứng với tình
hình thị trường khác nhau. Những thay đổi này, đến lượt chúng, thường dẫn đến mâu thuẫn giữa bên
nhượng quyền và bên được nhượng quyền. Tuy nhiên, miễn là hai bên đều cùng cam kết thoả mãn
nhu cầu thị trường và dựa vào nhau để cung cấp những sản phẩm và/hoặc dịch vụ tốt nhất, những
mâu thuẫn này có thể được giải quyết. Cần ghi nhớ rằng Mô hình Quan hệ Kênh luôn khuyến khích
những mô hình kênh giảm thiểu mâu thuẫn trên cơ sở thiết lập những quan hệ hai bên cùng có lợi.
Việc nhượng quyền thành công đều thực hiện trên nền tảng cơ sở lập luận này.
- Quan hệ phi thương mại: Quan hệ phi thương mại là sợi dây liên kết bền chặt, hướng về
tương lai và mang tính hợp tác hiện hữu giữa hai thành viên kênh độc lập- bên nhượng quyền thương
mại và bên được nhượng quyền thương mại - mỗi bên hoạt động với tư cách cá nhân cho lợi ích cao
nhất của mình. Khi mà khía cạnh luật pháp và thương mại đều được thực hiện tốt, mỗi thành viên
kênh sẽ nhận ra rằng thành công của mình luôn gắn liền với thành công của đối tác. Các bên nhượng
quyền thương hiệu và bên được nhượng thực chất luôn liên hệ qua lại lẫn nhau.
Vào những năm 1980, doanh số nhượng quyền thương mại tăng 90%. Trước những năm
1990, hoạt động nhượng quyền thương mại chiếm khoảng một phần ba doanh số bán lẻ của Mỹ.
Trong khi các kênh nhượng thương mại không phải là không bị suy thoái, thì hoạt động nhượng
quyền thương mại dự kiến sẽ tăng hơn 50 xu mỗi đô la trước năm 2000. Hiện nay có khoảng 3400
công ty nhượng quyền thương mại hoạt động kinh doanh trong 65 ngành công nghiệp.
Những hệ thống nhượng quyền thương mại bao gồm mạng lưới người nhượng quyền và
người được nhượng quyền. Trong hệ thống này, bên được nhượng quyền thương mại nhận được sự
đào tạo, hướng dẫn và sự chuẩn bị sử dụng bí mật thương hiệu, quy trình hoạt động cũng như
khuyến mãi trên toàn hệ thống nhằm phát triển và duy trì doanh nghiệp có lợi nhuận. Còn về phần
người nhượng quyền thương mại, tư tưởng kinh doanh của họ và cách thức hoạt động đối với các
vùng, các sản phẩm và dịch vụ khác nhau cũng được mở rộng.
Các hãng Century 21, Holiday Inn, McDonald’s, Midas, Singer Sewing Machine, và
Wendy’s đều là những ví dụ điển hình của những doanh nghiệp nhượng quyền thành công.
2. Lợi ích của nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại rõ ràng là đem lại lợi ích cho cả những người nhượng quyền
thương mại và người được nhượng quyền thương mại: nếu không như vậy thì mô hình kênh này đã
không thể tồn tại.
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
16
Đầu tiên hết, nhượng quyền thương mại đem lại cho những người nhượng quyền thương mại
cơ hội lựa chọn phát triển đại lý của công ty cũng như cho họ cơ hội nhanh chóng thâm nhập thị
trường với chi phí tương đối thấp bằng việc sử dụng các nhà thầu độc lập. Quỹ của người được
nhượng quyền thương mại phần lớn sẽ hỗ trợ tài chính để mở rộng thị trường. Những người được
nhượng có thể kiểm soát được nhiều thông qua quan hệ pháp lí. Bên cạnh đó, những người nhượng
quyền khuyến khích động viên người được nhượng quyền như là đối với nhân viên công ty họ. Điều
này là bởi vì người được nhượng quyền thường năng nổ; họ có thể gặp rủi ro trong đầu tư tài chính
và có thể hưởng lợi trực tiếp từ thành công của doanh nghiệp. Hơn nữa, quảng cáo hợp tác - thực
hiện được thông qua hệ thống nhượng quyền - thường đạt kết quả cao hơn quảng cáo riêng lẻ. Người
nhượng quyền còn có những lợi thế như vòng quay tiền mặt tăng (từ phí nhượng quyền thương mại),
giảm thiểu chi phí sản xuất trong việc quản trị hệ thống, và chỉ cần vay ít để phát triển mở rộng.
Cuối cùng, người được nhượng quyền cũng như các chủ doanh nghiệp địa phương, dễ được cộng
đồng chấp nhận nhanh chóng hơn một tổng công ty và họ có thể đem lại cho người nhượng cái
nhìn sâu sắc hơn về tình hình kinh doanh ở địa phương.
Nhưng có lẽ lợi ích lớn nhất của người được nhượng quyền chính là sự hỗ trợ trên diện rộng
từ phía người nhượng quyền. Để trao đổi chi phí ban đầu, hệ thống nhượng quyền thương mại cung
cấp các sản phẩm hoặc khái niệm đã được công nhận, nhãn mác có thể nhận diện được và/hoặc hình
ảnh tạo sự tin cậy, và các thủ tục kinh doanh vạch sẵn. Nhiều mô hình kết hợp trọn gói nhượng
quyền thương mại bao gồm phương pháp hoạt động tiêu chuẩn, khuyến mãi, phân tích xác định địa
điểm, kế toán và tài chính cũng như đào tạo nguồn nhân lực. Nói tóm lại, nhượng quyền thương mại
cung cấp cho người được nhượng cách thức mấu chốt khi khởi nghiệp công ty. Các doanh nghiệp
nhượng quyền thương mại đã chứng tỏ tỉ lệ tồn tại được sau 5 năm cao hơn 85%, trong khi đó các
liên doanh độc lập chỉ có tỉ lệ thấp hơn 25%.
3. Các hình thức nhượng quyền
Có hai hình thức nhượng quyền chính:
- Nhượng quyền sản phẩm/tên thương mại, là hình thức đòi hỏi người được nhượng phân
phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhượng. Loại hình nhượng quyền này phổ biến trong
lĩnh vực phân phối xe hơi, xăng dầu lẻ và nước ngọt. Loại hình này chiếm hơn 50% doanh số
nhượng quyền và khoảng 33% đơn vị nhượng quyền ở Mĩ.
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh, được giới thiệu vào thế kỉ 20 bởi công ty Nhà hàng
A&W. Loại hình nhượng quyền này tìm kiếm người được nhượng bắt chước/sao lại một khái niệm
kinh doanh hoàn chỉnh- bao gồm sản phẩm hoặc dịch vụ, thương hiệu và phương thức hoạt động- tại
cộng đồng địa phương của họ. Hơn 2000 loại chủ nhượng hoạt động chủ yếu trong ngành công
nghiệp dịch vụ hiện đang sử dụng các mô hình kinh doanh. Nhượng quyền mô hình kinh doanh đã
chiếm phần lớn trong tăng trưởng nhượng quyền thương mại ở Mỹ và nước ngoài kể từ năm 1950.
Trong những thập kỉ gần đây, loại hình nhượng quyền thương hiệu này ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong các đơn vị nhượng quyền, hiện đang hoạt động trong khoảng 70 phân loại kinh doanh cụ
thể và 19 loại hình kinh doanh rộng hơn.
Nhằm đáp ứng với nhu cầu luôn thay đổi của thị trường, người nhượng quyền thương mại đã
liên tục thay đổi hình thức ban đầu của loại hình nhân rộng này. Theo công ty nghiên cứu thị trường
Arthur Anderson & Co., khoảng 90% nguyên mẫu nhượng quyền hiện nay đều đã được phát triển
trong vòng 10 năm qua. Nguyên nhân dẫn đến cách tân loại hình thương hiệu bắt nguồn từ mong
muốn phân đoạn những thị trường cũ, yếu, chiếm thiểu số và thích ứng với những xu hướng kinh tế
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
17
xã hội mới nổi lên. Điều này phù hợp với CRM luôn thôi thúc các thành viên kênh phải nhạy cảm
với nhu cầu thay đổi của thị trường.
Ngành nhượng quyền thương mại nhà hàng đang lớn mạnh có 1 ví dụ về sự thích ứng với thị
trường nhạy cảm, trong đó Pizza Hut và KFC đã mở các quầy hàng và xe bán thức ăn để bổ sung
thêm vào bên cạnh các nhà hàng. Mỗi người nhượng quyền thương mại đang cố gắng thâm nhập
các phố buôn bán lớn, đưòng ngầm, sân bay bởi vì đó là những nơi có khách hàng. Trong khi ngày
càng có nhiều đối tác nhượng quyền, hoạt động nhượng quyền đang phát triển những mô hình
nhượng quyền mẫu đặc trưng tập trung vào các dịch vụ siêu tiện lợi.
4. Những mối lo ngại chính của người nhượng quyền và người được nhượng quyền
a. Những mối lo ngại của người được nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại tự thân nó khó lòng đảm bảo có lợi nhuận. Tuy nhiên, một vài
người được nhượng quyền thương mại cảm thấy rằng người được nhượng quyền đảm bảo có lợi
nhuận và chính vì vậy họ sẽ bực mình khi không có lợi nhuận. Thật ra là, trừ khi những công ty được
nhượng quyền do nhà doanh nghiệp được phép quản trị theo đúng đường lối với con mắt nhạy bén vì
lợi nhuận, những công ty được nhượng quyền này có thể sẽ không thành công.
Mối lo ngại thứ hai của người được nhượng quyền thương mại đó là doanh nghiệp sẽ được
trao lại cho người nhượng hoặc là chuyển giao cho người được nhượng khác khi hết hạn hợp
đồng. Cũng giống như vậy, xâm phạm sẽ nổ ra khi người nhượng thương mại mở một doanh nghiệp
nhượng quyền quá gần một doanh nghiệp được nhượng thương mại có sẵn. Người nhượng quyền đôi
khi có lỗi vì cứ muốn bán được nhiều đơn vị sản phẩm hơn là đầu tư tiền và công sức cần thiết để
tăng lợi nhuận của các công ty nhượng quyền có sẵn. Chính vì vậy, sở dĩ người được nhượng thương
hiệu lo lắng về điều này cũng là điều dễ hiểu. Nhưng giờ vẫn chưa có giải pháp dễ dàng. Mối lo ngại
về việc xâm phạm không thể được giải quyết bằng việc đảm bảo cho người nhượng một phạm vi
bán kính được bảo hộ bởi vì thị trường địa phương và điều kiện nhu cầu thay đổi liên tục.
Khi mọi người lựa chọn nhượng quyền thương mại như một phương tiện để thâm nhập thị
trường, trên thực tế họ đã mất đi phần nào quyền độc lập. Điều này cũng gây lo ngại đáng kể. Các
đại lí nhượng quyền nói chung phải trông giống nhau, cùng tuân thủ những thủ tục nào đó và điền
vào các tờ đơn quy định. Người nhượng quyền của họ có quyền kiểm toán sổ sách và kết thúc quan
hệ thương mại này theo như hợp đồng. Theo yêu cầu của hợp đồng, người được nhượng thương hiệu
đôi lúc cũng phải mua hàng cung cấp từ phía người nhượng hoặc từ nhà cung cấp đuợc người
nhượng phê chuẩn. Nhiều người được nhượng thương hiệu bực bội với những điều khoản do hợp
đồng nhượng quyền áp đặt.
Hầu hết các nhà nhượng quyền thương hiệu thu các khoản tiền khuyến mãi và góp vốn chung
để thực hiện các chiến dịch khuyến mãi. Vấn đề dùng tiền khuyến mãi khi nào và như thế nào và
hiệu quả của những phương thức sáng tạo khác nhau thường dẫn đến những quan điểm khác nhau
giữa các bên nhượng quyền.
Trong nhiều kênh nhượng quyền, người nhượng quyền đảm bảo rằng họ có sẵn sản phẩm để
bán. Trong những trường hợp này, việc định giá của sản phẩm đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của cả
hai bên. Trong những trường hợp người được nhượng phải mua hàng hoặc hàng cung ứng từ người
nhượng, danh mục giá có thể tăng lợi nhuận cho người nhượng mà không có lợi cho người được
nhượng.
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
18
b. Những mối lo ngại của người nhượng quyền thương mại
Người nhượng quyền thương mại cũng có những mối lo ngại về lợi nhuận như người được
nhượng quyền. Ví dụ như, như những người được nhượng quyền quyết định mua hàng hoá hoặc
thiết bị từ các nguồn tự do sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của người nhượng quyền thương mại.
Hơn thế nữa, thỉnh thoảng những người được nhượng “thâu tóm thị trường”. Điều này xảy ra khi
những người được nhượng quyền riêng lẻ nhận thấy rằng thị trường của họ có thể hỗ trợ thêm các
công ty nhượng quyền, lúc đó họ không chịu mở rộng và không sẵn lòng chia sẻ thị trường với bất kì
ai. Nếu người nhượng quyền áp đặt họ phải mở rộng, mâu thuẫn sẽ dễ dàng xảy ra.
Hầu hết các hợp đồng nhượng quyền đều định rõ những người được nhượng quyền có trách
nhiệm trả tiền sử dụng bản quyền thương hiệu. Một mối lo ngại chính của những người nhượng là
liệu người được nhượng báo cáo trung thực tổng doanh số hoặc liệu họ cố tình nói bớt doanh số
đi để khỏi phải trả tiền bản quyền. Các bí quyết kinh doanh, chiến lược marketing, các hoạch định
chiến lược hoặc những cái tương tự thường được tiết lộ cho những người được nhượng. Nếu những
điều này lan truyền tới tai các đối thủ cạnh tranh, hoạt động nhượng quyền có thể bị tổn hại/ảnh
hưởng. Vì những lý do này, những người nhượng quyền lo ngại về chuyện những người được
nhượng sẽ cạnh tranh với mình dưới tên thương mại khác.
Nhưng ngược lại, những người nhượng quyền thương mại và những người được nhượng đều
có những mối quan tâm chung. Sau thời gian dài tìm hiểu nhau, những mối quan tâm chung này sẽ
đem đến nhiều cách giải quyết ổn thoả khác nhau. Với nỗ lực cao nhất, các hệ thống nhượng quyền
cho thấy rằng tinh thần hiệp lực có thể tồn tại trong chính các kênh marketing. Mỗi thành viên đóng
góp thế mạnh của mình cho mô hình chung.
5. Các nguồn gốc gây mâu thuẫn có thể có trong các kênh nhượng quyền
Vấn đề cùng chung sống trong các kênh nhượng quyền tưởng chừng như đơn giản. Theo
thống kê gần đây, khoảng 33% các công ty được nhượng hoạt động tốt, 33% hoà vốn và một phần ba
còn lại bị lỗ. Trong lúc đó, tranh chấp pháp luật giữa những người nhượng thương mại và những
người được nhượng tăng gấp 6 lần kể từ năm 1980. Chúng ta sẽ xem xét kĩ hơn những tiêu chuẩn
pháp quy đối với mỗi lĩnh vực xung đột ở phần tiếp theo.
Thông thường những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành công không hẳn đều bắt
nguồn từ mối quan hệ giữa người nhượng quyền và người được nhượng. Lợi ích của người nhượng
quyền và người được nhượng đều là một và như nhau- người được nhượng càng làm tốt, người
nhượng càng có doanh thu cao. Nhưng thực tế, những người nhượng thương hiệu và những người
được nhượng có thể trở thành đối thủ của nhau. Hãy nhớ rằng một người nhượng quyền không chỉ
vận hành một doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các thành viên kênh khác (những người được
nhượng) khi họ hoạt động kinh doanh với tư cách là một bộ phận của một hệ thống kênh được liên
kết chặt chẽ. Ngược lại, hoạt động của chỉ một người được nhượng đơn lẻ không chỉ ảnh hưởng đến
người nhượng mà còn đến tất cả những người được nhượng cùng hội cùng thuyền.
a. Lệ phí nhượng quyền leo thang (upfront fees)
Lệ phí nhượng quyền ngày càng leo thang (upfront fees) là nguồn doanh thu và nguồn sinh
lợi lớn cho những người nhượng quyền. Để hoàn tất thoả thuận, những người kinh doanh hưởng hoa
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
19
hồng đã nói quá tiềm lực nhượng quyền. Công ty nhượng quyền Snelting & Snelling và công ty
nhượng quyền West Coast Video gần đây đã bị buộc tội vì đã thu lợi nhuận và doanh thu lạm phát
quá nhiều.
b. Những thoả thuận ràng buộc
Một thoả thuận ràng buộc sẽ buộc người được nhượng phải mua nhiều hàng và nguyên vật
liệu từ người nhượng quyền hoặc nhà cung cấp do người nhượng cho phép. Trong tập đoàn Little
Caesars, những người được nhượng nói rằng họ bị buộc phải mua thành phần làm bánh pizza và giấy
từ một nhà phân phối của công ty. Khi làm như vậy, họ nói là đã phải trả thêm 15% so với giá bên
ngoài. Những người được nhượng trong những hệ thống khác báo cáo lại rằng khi họ phàn nàn hoặc
từ chối tuân theo những thoả thuận ràng buộc này, họ bị buộc phải kết thúc thoả thuận hoặc bị kiện.
Tuy nhiên, người nhượng theo đúng luật có thể yêu cầu người được nhượng mua vật liệu hoặc sản
phẩm từ họ khi cần thiết phải đảm bảo đạt những tiêu chuẩn về chất lượng và tính nhất quán.
c. Kết thúc đột ngột
Người được nhượng thường xuyên được cảnh báo về sự thiếu an toàn bởi vì người nhượng
có thể kết thúc thoả thuận hoặc không đổi mới thoả thuận vào cuối kì đã định. Kết thúc thoả thuận
thường do một trong ba lý do sau: (1) hết hạn điều khoản hợp đồng, (2) công ty được nhượng bị phá
sản, (3) một vài lỗi trong hoạt động kinh doanh của người được nhượng. Mâu thuẫn sẽ nổ ra khi
người được nhượng nhận thấy rằng hợp đồng của họ bị kết thúc trên cơ sở áp đặt. Động thái này,
được gọi là “kết thúc đột ngột”, chính là “điểm yếu nguy hiểm nhất” của ngành nhượng quyền.
d. Xâm phạm
Xâm phạm xảy ra khi người nhượng đặt một đơn vị được nhượng quyền hoặc của công ty họ
quá gần với một đơn vị nhượng quyền khác. Xâm phạm có lẽ là mâu thuẫn cơ bản nhất giữa người
nhượng và người được nhượng. Khi nhượng quyền phát triển lớn mạnh thành một phương thức kinh
doanh, cạnh tranh giữa người nhượng và người được nhượng trở nên gay gắt, khi những địa điểm
chủ chốt mới hình thành để phát triển lại sụt giảm.
Trên lý thuyết, người nhượng tự hại mình khi mở nhiều đại lí trong một thị trường. Tuy
nhiên, thật ra đôi lúc cũng khó từ chối lợi nhuận khi bán công ty được nhượng mới và mở rộng lợi
tức từ bản quyền thương hiệu, ngay cả khi doanh thu trung bình của đại lí bị ảnh hưởng xấu vì những
hoạt động kinh doanh trên.
Xâm phạm sản phẩm được nhượng quyền cũng nổ ra giữa các kênh bán hàng qua ca-ta-log
và qua điện thoại. Một dạng xâm phạm thứ ba xảy ra khi mở rộng thương hiệu sang các lĩnh vực
không đặc trưng bởi nhượng quyền nguyên gốc. Hãy xem xét trường hợp một đại lý, người đóng
giày lẻ về sau đã mở một loạt cơ sở sửa giày được nhượng dưới cùng một thương hiệu. Khi hai khái
niệm này không trực tiếp cạnh tranh nhau, dịch vụ kém của đơn vị kinh doanh này có thể ảnh hưởng
xấu đến uy tín của đơn vị kia.
e. Thiếu hợp tác
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
20
Những người được nhượng cũng có thể là nguồn gốc gây xung đột. Công ty Little Caesar nói
rằng những người nhượng quyền không có lý do gì phải kêu ca phàn nàn vì họ được tự do mua các
thành phần làm bánh pizza- ngoại trừ hai mặt hàng thuộc bí quyết thương mại- từ nguồn cung cấp
được công ty công nhận. Nhiều người nhượng nói rằng người được nhượng không siêng năng thực
hiện theo quy trình và mong muốn quá nhiều, quá dễ dàng. Người nhượng nói rằng người được
nhượng yêu cầu nhiều hơn vì họ có quyền hơn. Chẳng phải là nhiều năm trước, hầu hết công ty được
nhượng đều giống như các cửa hàng Mom and Pop với nhiều đơn vị đơn lẻ.
Ngày nay nhiều công ty được nhượng đang sở hữu nhiều đơn vị đơn lẻ và họ đang thành lập
với nhiều mục đích kinh tế. Họ có thể thuê luật sư hoặc ký giả nghị viện để quảng bá sự nghiệp của
mình. Mỗi bên trong hệ thống nhượng quyền nào cũng đều có lợi khi quan tâm đến những lo ngại
của nhau.
6. Chuẩn pháp quy hiện hành trong lĩnh vực nhượng quyền
Mất uy tín với người được nhượng có thể gây ra những trực trặc không mong muốn cho người
nhượng. Vào cuối những năm 1980, người nhượng tập đoàn Burger King đã cản trở Burger King khi
họ cố gắng thúc đẩy hoạt động của một loạt những cửa hàng bán thức ăn nhanh để đề phòng bị
Grand Metroplitan đấu thầu mua lại.
Những vấn đề luật khiến những giới nhượng quyền lo lắng thường rơi vào trong 3 lĩnh vực
chính: (1) người nhượng bóp méo sự thật với người được nhượng, (2) người nhượng hạn chế nguồn
cung cấp hàng và dịch vụ cho người được nhượng (những vấn đề liên quan đến thoả thuận ràng
buộc) (3) những điều khoản kết thúc hợp đồng theo thoả thuận nhượng quyền (vấn đề kết thúc đột
ngột). Mở rộng hoặc xâm chiếm thị trường được xem như những vấn đề lương tâm nghề nghiệp/ đạo
đức.
a. Làm sáng tỏ sự việc (disclosure)
Nhiều nhà đầu tư đã tốn nhiều tiền chi cho những nhà quản lí nhượng quyền nhiều mánh khoé.
Khi gặp quá nhiều lừa lọc và thất bại, FTC (Uỷ Ban Thương Mại Liên Bang) đã đưa ra điều luật
436. Theo điều luật này, yêu cầu trình bày toàn diện phải được thực hiện tại cuộc họp giữa các bên,
nếu không thì ít nhất là mười ngày trước khi tiến hành cam kết nhượng quyền. Mục đích chính của
luật này là nhằm cung cấp thông tin phù hợp và quan trọng hơn là đề phòng gian dối và trình bày sai
sự thật.
Để tuân thủ theo luật 436, người nhượng được tự do tuân theo hình thức FTC Disclosure
Format (Hình thức trình bày FTC) hay theo thông tư nhượng quyền quy định chung (UFOC). Các
hình thức thông tin đều có trong FTC và UFOC nhưng không hạn chế thông tin về người nhượng và
người tiền nhiệm nhượng quyền, những tranh chấp và quá trình lịch sử phá sản của công ty, mô tả
hoạt động nhượng quyền, phí định kì phải trả cho người nhượng, những yêu cầu cần giám sát:
thương hiệu, bằng sáng chế, bản quyền, các thông số kết thúc hoặc làm mới hợp đồng, các thông tin
số liệu thống kê liên quan đến số những nghĩa vụ khi tham gia nhượng quyền, sự tham gia của người
mua, thông tin tài chính liên quan đến người nhượng, kinh nghiệm kinh doanh của các giám đốc,
những thương lượng sắp đặt về tài chính, hạn chế và phạm vi lãnh thổ và doanh số, những nghĩa vụ
cá nhân khi tham gia nhượng quyền và các tài liệu hợp đồng của người nhượng.
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
21
b. Mua bán từ người nhượng
Bên cạnh những phức tạp do phân phối kép (dual distribution), như người nhượng phân phối
qua các đại lí nhượng quyền và các đại lí của công ty, có nhiều trường hợp phân phối ba bên (tri-
distribution) vẫn còn tồn tại. Theo đó, người nhượng không chỉ là một nhà thị trường độc lập và là
người được nhượng mà còn là nhà cung cấp. Toà án vẫn tiếp tục xử lí những vụ việc liên quan đến
thực tế này. Trong những tình huống này, nhiều mối quan tâm nảy sinh liên quan đến việc bán sản
phẩm nhiều mức giá và những ảnh hưởng kéo theo đối với việc đầu tư.....Việc mua hàng có thể rẻ
hơn thông qua các nguồn khác đã được đề cập ở trên.
Những mâu thuẫn về phân phối trong hệ thống nhượng quyền có thể tự bùng nổ theo nhiều
cách. Trong công ty Rosenberg v. Pillsbury, toà án đã phán quyết rằng Haagen-Dazs không vi phạm
quyền hạn đối với người được nhượng khi phân phối kem chưa đóng gói đến siêu thị. Phán quyết
này dựa trên “điều khoản rõ ràng theo thoả thuận nhượng quyền”. Thoả thuận nhượng quyền bảo vệ
quyền của Haagen-Dazs khi phân phối sản phẩm theo bất kì phương thức phân phối được thiết lập.
c. Kết thúc và làm mới hợp đồng
Có lẽ không có phần nào trong quan hệ nhượng quyền lại làm phức tạp đối với toà án và người
được nhượng hơn điều khoản về kết thúc và làm mới hợp đồng. Hầu hết hợp đồng kéo dài trong thời
hạn 5, 10 hoặc 15 năm, cứ 5 năm thì có thể thay đổi 1 lần. Xem xét những người được nhượng đã
kinh doanh thành công và sắp hết thời hạn hợp đồng, lúc đó người nhượng (người có quyền từ chối
trước) quyết định không làm mới hợp đồng và tự vận hành công ty. Điều này xảy ra và rõ ràng gây
nảy sinh những vấn đề đạo đức, nhưng lại hợp pháp.
d. Quảng cáo và khuyến mãi
Tài sản quan trọng nhất người được nhượng mua chính là cơ sở khách hàng. Khách hàng sẵn
sàng chấp nhận sản phẩm bởi vì người nhượng đã thiết lập trước hình ảnh sản phẩm. Bên cạnh phí
bản quyền, thì tiền quảng cáo cũng cần phải được trả để quáng bá hệ thống nhượng quyền.
Quyết định khuyến mãi của người nhượng không hẳn lúc nào cũng là mối quan tâm hàng đầu
của người được nhượng trong hệ thống nhượng quyền. Trong tập đoàn bán Bánh kẹo và Gà Sấy khô
nổi tiếng Gregory v. Popeye, một vài người nhượng phàn nàn rằng tập đoàn Popeye đã không quảng
cáo đủ mức ở vùng Detroit, Michigan. Toà án đã phán tội cho bên được nhượng dựa trên cơ sở là
thoả thuận nhượng quyền của họ đã không áp đặt nghĩa vụ cho người nhượng phải thoả mãn các cá
nhân bằng cách chọn những quảng cáo phù hợp cho từng thị trường hoặc từng cửa hàng. Luật quy
định chỉ theo ý người nhượng đối với thời gian, lựa chọn và địa điểm quảng cáo. Rõ ràng là, những
chính sách khuyến mãi là mối quan tâm chủ yếu đối với người được nhượng như cách nhằm đưa sản
phẩm ra thị trường thông qua quảng cáo rõ ràng là yếu tố chủ đạo dẫn đến con đường thành công của
họ. Tuy nhiên, người nhượng được nắm giữ quyền hợp pháp khi đưa ra những quyết định khuyến
mãi giấu tên.
e. Bành trướng thị trường (xâm phạm thị trường)
Bất kì người được nhượng nào cũng nên nhận ra rằng bán công ty nhượng quyền hoặc thêm
những khái niệm mới là một phần việc kinh doanh của người nhượng. Người ta cho rằng khi một
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
22
người mua một công ty được nhượng, bảo hộ cho công ty đó sẽ được cung cấp. Người nhượng liên
tục cân nhắc lựa chọn giữa việc bán nhiều công ty nhượng quyền trong thị trường đã được phục vụ
hay là phát triển lớn mạnh những công ty nhượng quyền đã có sẵn. Những vấn đề này được giải
quyết như thế nào có thể đặt ra nhiều câu hỏi pháp lý vì vấn đề xâm phạm thường là ngòi nổ dẫn đến
các vụ kiện tụng.
Giải pháp thành công và không gây tranh chấp cho những vấn đề này (đặc biệt là vấn đề bành
trướng/xâm phạm và kết thúc và làm mới hợp đồng) bao gồm giải pháp người nhượng cho người
được nhượng quyền được từ chối trước những khái niệm mới hoặc xâm phạm lãnh thổ/thị trường.
Để đạt được kết quả cả hai bên đều đồng tình, người nhượng tình nguyện nhường những điều khoản
hợp đồng trong lĩnh vực làm mới, tiền bản quyền hoặc tiền cho các dịch vụ khuyến mãi để đền bù
khi bị hạn chế mở rộng trong những lãnh thổ chọn lọc. Mặc dù vậy, vẫn có thể phát thảo ra một giải
pháp hoàn hảo cho việc xâm phạm lãnh thổ. Giải pháp như vậy giúp cho người nhượng linh động
khi đối đầu với những biến động trên thị trường và giúp người được nhượng được bảo hộ đầu tư đầy
đủ.
Một vài người nhượng khách sạn lớn nhất đang phải đối đầu với vấn đề xâm phạm lãnh
thổ/thị trường. Nói chung, phương pháp của họ cần có những nghiên cứu về tác động của các
phương pháp đó, nếu các bên chịu ảnh hưởng xấu yêu cầu như vậy, trước khi quyết định liệu một
công ty nhượng quyền mới được cấp phép họat động trong vùng lân cận với công ty nhượng quyền
có sẵn. Một chủ khách sạn đã tuyên bố rằng một công ty nhượng quyền mới không được cấp phép
họat động nếu ảnh hưởng lên bên được nhượng đã có trước có tỉ lệ cao hơn 3%.
Không kể đến thế mạnh về vị thế pháp lý, người nhượng phải phát triển những kế hoạch mở
rộng. Những kế hoạch này (1) hướng đến/quan tâm đến mục tiêu của họ và của người được nhượng
(2) nhận ra được chính xác và đúng theo mục tiêu những lợi ích khi mở rộng hệ thống nhượng quyền
và (3) cho các bên những cách thức công bằng, không tốn kém và nhanh chóng trong việc giải quyết
tranh chấp.
7. Các phương pháp giải quyết các mẫu thuẫn kênh nhượng quyền
Ví dụ bạn vừa mở một công ty nhượng quyền cách đây hai tuần. Việc kinh doanh đang tiến
triển. Sau đó tự nhiên một khó khăn trở xuất hiện: phần mềm chạy không ổn định, điều này không
được giải thích trong sách hướng dẫn sử dụng của người nhượng. Bạn gọi đến trụ sở nhượng quyền
nhờ trợ giúp và phải chờ máy hai mươi phút. Trong lúc chờ đợi, khách hàng của bạn đang phải chờ
đợi bắt đầu phàn nàn và bỏ về. Cuối cùng trụ sở nhượng quyền nói rằng chuyên gia vi tính đã đi
nghỉ hè và không ai khác có thể giúp bạn. Đầu dây điện thoại bên kia nói rằng: “Bạn phải tự xoay
xở cho đến đợt kiểm định cuối tháng”.
Nghe có vẻ như sắp thất bại, phải vậy chăng? Có vẻ như vậy. Dường như người nhượng này
không quan tâm nhiều đến người được nhượng. Và mối quan hệ giữa người nhượng quyền và người
được nhượng có thể căng thẳng.
Mô hình Quan Hệ Kênh khuyến khích mối liên hệ hợp tác lâu dài giữa các thành viên kênh.
Trong phần này, chúng ta sẽ thảo luận 3 phương pháp duy trì mối quan hệ như vậy : CARE, những
hợp đồng thông minh/khôn ngoan và mối quan hệ nhượng quyền chiến lược.
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
23
a. CARE
Trước hết, để duy trì quan hệ nhượng quyền, người nhượng phải chăm sóc -CARE người được
nhượng: Giao tiếp (Communication), Quan tâm (Awareness), Quan hệ tốt (Rapport), Tư vấn
chuyên môn (Expertise). Đầu tiên, người nhượng phải đảm bảo rằng người được nhượng có thể
giao tiếp với họ và cảm thấy họ thuộc một phần của hệ thống nhượng quyền. Hầu hết các tổ chức
nhượng quyền thành công đều làm bản tin để hỗ trợ giao tiếp. Những người nhượng hiệu quả đều
yêu cầu người được nhượng hình thành những hội đồng để tham gia quyết định về quảng cáo, phát
triển, phàn nàn và vận hành công ty. Người nhượng có thể tổ chức chương trình đào tạo bổ sung và
có đại diện kinh doanh để tăng cường giao tiếp.
Quan tâm cũng là một chìa khóa mở cánh cửa nhượng quyền thành công. Người nhượng cho
người được nhượng thấy rằng họ được tôn trọng và được xem như là một bộ phận cấu thành quan
trọng của kênh. Nhiều người nhượng có phần thưởng khuyến khích khi kinh doanh hiệu quả. Một
vài công ty nhượng quyền có chính sách khuyến mãi, như tiền mặt và kì nghỉ, cho những người được
nhượng làm việc có năng suất.
Sau đó, người nhượng cần phát triển mối quan hệ cá nhân tốt (Rapport) với người được
nhượng. Người nhượng có thể làm điều này thông qua việc tặng quà, hoa vào những ngày đặc biệt,
hoặc ghi nhớ những dịch vụ hoặc thành tích đạt được. Những người nhượng khác được khen thưởng
trước tập thể tại các cuộc họp thường niên hoặc thông qua thư thông báo các dịch vụ khách hàng
hoặc khuyến mãi của người nhượng. Về bản chất, quan hệ tốt ám chỉ sự thấu hiểu và cảm thông.
Phát triển mối quan hệ tốt cũng đòi hỏi giao tiếp hai chiều cởi mở, biết thông cảm và đôi lúc phải
biết lắng nghe.
Cuối cùng, người nhượng phải đào tạo chuyên môn cho người được nhượng. Hầu hết những
cuộc họp đầu tiên giữa người nhượng và người được nhượng đều liên quan đến những chi tiết cần
thiết của hoạt động nhượng quyền. Tuy nhiên, khi mối quan hệ phát triển lên, nội dung họp sẽ tập
trung vào những lĩnh vực cụ thể như tài chính, quản lí và marketing. Có rất nhiều những đường dây
nóng miễn phí cước gọi giúp người được nhượng nhận được người nhượng tư vấn chuyên môn ngay
lập tức. Người nhượng cung cấp tư vấn chuyên môn qua máy tính và chính sách khuyến mãi đặc
biệt, cũng như nghiên cứu và phát triển sản phẩm/dịch vụ.
b. Hợp đồng khôn ngoan/thông minh
Ngay cả với CARE, vấn đề vẫn có thể nảy sinh. Hợp đồng vẫn là trung tâm của nhượng
quyền, là nền tảng cho mối quan hệ liên quan với nhau hoặc mối quan hệ riêng biệt. Không may mắn
thay, nhiều hợp đồng phần lớn ủng hộ quyền lợi cho người nhượng. Điển hình là, những hợp đồng
này quy định chi tiết nghĩa vụ của người được nhượng nhưng nghĩa vụ của người nhượng và quyền
lợi của người được nhượng lại mập mờ. Quyền lực tập trung vào tay người nhượng mà không xem
xét nhiều đến những khó khăn bất cập do hệ thống đó áp đặt.
Hoạt động nhượng quyền trở nên độc nhất vô nhị trong số những lựa chọn kênh khác ở chỗ
đặc trưng của nó là một cơ cấu nhằm giảm thiểu nguy cơ mâu thuẫn kênh sâu sắc- hợp đồng khôn
ngoan/thông minh. Một hợp đồng được cho là khôn ngoan/thông minh khi nó quy định rõ ràng cách
thức cũng như thời gian giải quyết tất cả lo ngại của người nhượng và người được nhượng nếu có.
Những điều bất công hoặc không rõ ràng thường dẫn đến mâu thuẫn giữa người nhượng và người
được nhượng sẽ không còn nữa khi thiết kế những hợp đồng khôn ngoan/thông minh quy định rõ:
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
24
Những vai trò duy nhất của mỗi bên tham gia hợp đồng.
Người nhượng và người được nhượng thực hiện những thủ tục càng chính xác càng tốt
theo nghĩa vụ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau giữa hai bên.
Tiêu chuẩn làm việc của người nhượng và người được nhượng được thiết lập và sửa
đổi điều chỉnh như thế nào.
Những tiêu chuẩn cần đạt được trước khi có thể mở rộng thị trường hoặc sản phẩm.
Tất cả những lý do hợp lí để người nhượng có thể chấm dứt thoả thuận nhượng quyền.
c. Cộng tác nhượng quyền chiến lược
Người nhượng và người được nhượng cùng chung mục đích ngay từ đầu có khả năng cộng
tác với nhau. Mục đích chung sẽ được phát triển thông qua sự cộng tác nhượng quyền chiến lược.
Những thay đổi nảy sinh trong mối quan hệ giữa người nhượng và người được nhượng cho
thấy mối quan tâm ngày càng nhiều đến vấn đề cộng tác nhượng quyền chiến lược. Những thay đổi
này phần lớn là kết quả do thay đổi phong cách lãnh đạo của từng cá nhân, của cả bên nhượng và
bên được nhượng. Các chuyên gia công nghiệp cũng tin rằng những thay đổi này được thúc đẩy nhờ
áp lực kiểm soát chặt chẽ hơn ở cấp tiểu ban và liên bang.
Con đường đạt được cộng tác nhượng quyền chiến lược bao gồm nhiều vấn đề quản lí đã
được thoả luận ở trên trong chương này, bao gồm đường dây liên lạc, các diễn đàn nhượng quyền
như hiệp hội hoặc uỷ ban nhượng quyền, đào tạo liên tục và thái độ làm việc cùng nhau có tinh thần
trách nhiệm. Trao đổi thông tin giữa các kênh cũng đặc biệt quan trọng vì hoạt động của toàn hệ
thống được dựa trên người nhượng đóng vai trò chyển tiếp thông tin đến người được nhượng. Mối
liên hệ tương tác trong Mô hình Quan hệ Kênh được đặc trưng bởi những luồng thông tin 2 chiều.
Nói chung, người nhượng không hẳn là người đi trước mà họ phần nhiều là người cộng tác đối với
người được nhượng trong việc giải quyết những vấn đề sau:
Trách nhiệm lẫn nhau
Giao tiếp từ cấp trên xuống và từ dưới lên
Người được nhượng như khách hàng
Tác phong lãnh đạo và thái độ
8. Tương lai của Nhượng quyền thương hiệu
Chúng ta có thể thấy 4 xu hướng nổi trội trong tương lai của nhượng quyền: sự đa dạng, sự
linh hoạt, nhượng quyền chuyển đổi và nhượng quyền đa đơn vị.
a. Sự đa dạng
Chúng ta tin rằng người được nhượng sẽ ngày càng trở nên phong phú về nền tảng văn hoá,
kinh tế, giáo dục và sắc tộc. Họ có thể sẽ có nhiều ý kiến hơn, khó quản lí hơn, khó thoả mãn, dễ cáu
kỉnh và lo lắng nhiều hơn những người được nhượng trước đó.
Hơn nữa, người tiêu dùng ở thị trường Mỹ đang ngày càng hoài nghi và khó làm hài lòng hơn.
Bối cảnh đó đòi hỏi cần phải tiếp thị phù hợp, dịch vụ khách hàng được tăng cường, kỹ năng quản lí
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
25
được cách tân và mở rộng thêm thị trường. Julia và Eric Henderson bán kem Baskin-Robbins cho
4500 cư dân của vùng Wasilla, Alaska, nơi mùa đông rất dài. Bạn tin hay không thì tuỳ bạn, doanh
số của họ tăng hơn 70% so với kế hoạch ban đầu. Tại sao người dân Alaska lại thích kem đến như
vậy? Gia đình Henderson cũng không biết vì sao. Nhưng họ hiểu rõ rằng đặc điểm cư dân thuận lợi
hứa hẹn một thị trường ít cạnh tranh và tiềm năng với nhiều người trẻ. Gia đình Henderson thuyết
phục Baskin-Robbins cho họ được thử sức và rõ ràng là họ đang đáp ứng nhu cầu của thị trường này.
Nhưng đối với những thị trường đã bão hoà thì đã xa rồi cái thời lật đổ công ty nhượng quyền khác
và phục vụ khách hàng nườm nượp.
b. Tính linh hoạt
Tính linh hoạt sẽ nổi lên như vấn đề cốt lõi trong phát triển nhượng quyền hiệu quả. Những
nền kinh tế phát triển mạnh và thị trường cạnh tranh đòi hỏi phải có những phương pháp linh hoạt.
Ngay cả những công ty nhượng quyền vững mạnh cũng đang phải thay đổi cách hoạt động sao cho
phù hợp với nền kinh tế và cơ sở khách hàng nhiều biến động. Đã có nhiều thay đổi trong ngành dịch
vụ bán thức ăn nhanh. Nhiều cửa hàng mới được thay thế và chi nhánh đã bắt đầu mọc lên ở những
khu vực kinh doanh thương mại.
c. Nhượng quyền chuyển đổi
Nhượng quyền chuyển đổi đang phát triển rất mạnh, trong hệ thống này chủ doanh nghiệp
nhỏ có quyền kinh doanh tự chủ để trở thành một bộ phận cấu thành nên hệ thống nhượng quyền.
Hình thức nhượng quyền này đang trở nên đặc biệt phổ biến trên chính trường quốc tế, trong đó hình
thức này chiếm khoảng 20% tổng các đơn vị nhượng quyền quốc tế. Hoạt động này càng ngày càng
trở nên cấp thiết chứ không chỉ là một sự lựa chọn đơn thuần tại những thị trường nước ngoài đang
lớn mạnh như Mê-xi-cô và phần lớn ở Đông Nam Á., những nơi mà giá nhà đất đang tăng vùn vụt.
Những doanh nghiệp trước kia đã từng hoạt động độc lập có thể phát triển mạnh, nhanh chóng và có
thể dễ dàng đầu tư vốn vào nền tảng khách hàng hiện tại. Nguồn vốn đó chuyển thành nguồn doanh
thu của những công ty nhượng quyền đóng trụ sở tại Mỹ. Tập đoàn Dinh dưỡng General cắt giảm
giờ mở cửa từ hơn 120 ngày chuyển đổi xuống còn 45 ngày đối với các cửa hàng mới.
Trước khi mở rộng một khái niệm nhượng quyền ra một thị trường nước ngoài, người nhượng
phải chắc chắn rằng công ty đó sẵn sàng đón nhận. Nhiều thị trường tốt nhất ở các nước ngoài đã
được phát triển. Tuy nhiên, khi mà việc phải suy nghĩ mở rộng ra quy mô toàn cầu khi hoạt động ở
địa phương không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành điều bắt buộc, phần lớn những công ty nhượng
quyền Mỹ vẫn hoạt động hạn chế trong phạm vi thị trường nội địa. Điều này thật đáng ngạc nhiên,
và có thể sẽ thay đổi, trong bối cảnh những hệ thống nhượng quyền của Mỹ luôn đi đầu trong việc
xuất khẩu loại hình kinh doanh này. Hơn nữa, chủ nhượng quyền và những doanh nghiệp Mỹ nói
chung sẽ tiếp tục đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các đối tác của Châu Âu và
Nhật.
Chỉ khoảng 20% trong số tất cả hệ thống nhượng quyền của Mỹ đang hoạt động kinh doanh
tại nước ngoài bây giờ; tuy nhiên, một phần đáng kể những công ty nhượng quyền của Mỹ không
kinh doanh ở nước ngoài đều lên kế hoạch phát triển quy mô hoạt động sang nước ngoài. Đối với
những công ty kinh doanh nhượng quyền chuẩn bị mở rộng hoạt động, có 3 cách để thiết lập một hệ
thống nhượng quyền ở nước ngoài: 1) bán những công ty nhượng quyền ra nước ngoài, (2) bổ nhiệm
một chủ nhượng quyền, hoặc (3) thiết lập một công ty liên doanh với những nhà đầu tư nước ngoài.
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
26
d. Nhượng quyền đa đơn vị
Đối với những người được nhượng của 28 MotoPhoto hoạt động kinh doanh ở Washington
DC, Dick Schulman là người được trông cậy khi có vấn đề khó khăn. Là đại diện vùng cho người
nhượng, Schulman không chỉ sở hữu những đơn vị của MotoPhoto, ông ta còn tuyển dụng và hỗ trợ
những người được nhượng ở địa phương. Schulman chỉ là một trong số những người được nhượng
sở hữu, quản lí và hỗ trợ nhu cầu của nhiều hơn một đơn vị nhượng quyền. Cơ hội tham gia vào
nhượng quyền đa đơn vị (MUF) thu hút nhiều thành viên tham gia mỗi năm kể từ khi Century 21
khởi xướng khái niệm này vào đầu những năm 1970. Người nhượng quyền nhiều đơn vị có thể đóng
vai trò là đại diện vùng như Schulman và họ cũng có thể làm nhân viên phát triển vùng hoặc chủ
nhượng quyền.
Như Schulman đã làm cho MotoPhoto, đại diện vùng phải hỗ trợ và làm những nhiệm vụ
hằng ngày của người nhượng ở cấp địa phương. Đại diện vùng cũng có thể tuyển người được
nhượng thay cho người nhượng. Nhân viên phát triển vùng là người được nhượng được cho phép mở
và vận hành kinh doanh những đại lý chi nhánh nằm trong một vùng lãnh thổ địa lí cụ thể. Trong khi
họ không có quyền tự bán công ty nhượng quyền, nhân viên phát triển vùng có thể chịu trách nhiệm
mở một số địa điểm trong một vùng đã có sẵn trong một khung thời gian xác định. Đại lý franchise
độc quyền (master franchisees) đóng vai trò như tổ chức kinh doanh độc lập có chức năng tuyển
dụng và hỗ trợ công ty được nhượng quyền nằm trong một vùng lãnh thổ địa lí cụ thể, thường là một
tiểu bang hoặc một quốc gia. Trong phạm vi những vùng này, đại lý franchise độc quyền có quyền
bán những công ty được nhượng quyền. Để bù đắp xứng đáng, họ được nhận một khoản phí nhượng
quyền, cộng với một phần tiền phí công ty nhượng quyền mới đang phải trả.
Việc sử dụng hình thức nhượng quyền đa đơn vị, dưới nhiều hình thức đa dạng, có nhiều khả
năng mở rộng trong tương lai bởi vì:
Người nhượng sẽ có một đội ngũ những nhà chuyên môn tài năng và có tài quản lí để
lựa chọn tuyển dụng, nhờ vào việc cắt giảm quy mô công ty và những cơ hội kinh
doanh đang ít đi.
Người nhượng muốn mở rộng hoạt động ra trên toàn thế giới sẽ khó có thể cung cấp
dịch vụ cho những công ty được nhượng ở nước ngoài nếu không có đại diện của ai đó
ở mỗi nước.
Lựa chọn hình thức này giúp cho những công ty được nhượng có nhiều cách để lớn
mạnh và phát triển về tài chính trong khi vẫn nằm trong hệ thống nhượng quyền đầu
tiên của họ.
Khi người nhượng gặp những nhà đầu tư/ người được nhượng khôn ngoan sở hữu nhiều công
ty được nhượng quyền và tự họ giám sát hoạt động nhượng quyền ở vùng địa lí, tiểu bang hoặc của
cả nước, công tác quản lí mạng lưới các mối quan hệ sẽ trở nên phức tạp. Người nhượng sẽ nhận
thấy họ đang có vai trò tương tự như của nhà điều phối kênh chứ không phải là nhà quản lí kênh.
Những mối liên hệ kinh tế và luật pháp đã giúp thực hiện nhiệm vụ thứ hai (quản lí kênh). Với vai
trò là nhà điều phối kênh, người nhượng trong tương lai phải chuẩn bị để : (1) tạo nên quy trình hình
thức nhượng quyền mẫu và mở rộng quy mô hệ thống nhượng quyền, (2) phát triển hệ thống vận
hành thậm chí phức tạp hơn có đại diện vùng, nhân viên phát triển vùng, đại lý franchise độc quyền
(master franchisees) và những hiệp hội nhượng quyền để thực hiện quy trình; (3) quan tâm nhiều
hơn đến hoạt động phát triển và đào tạo nhượng quyền.
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
27
TÓM TẮT
Hệ thống Marketing dọc(VMSs) đã xuất hiện nhiều trong những năm gần đây để thách thức
với vị thế thống trị của các kênh marketing truyền thống. VMSs gồm những người sản xuất, những
nhà bán sỉ và và nhà bán lẻ hoạt động với nhau như một thể thống nhất. Trong VMSs, một thành
viên trong kênh hoặc là sở hữu những thành viên khác hoặc là nhượng quyền cho những công ty
khác hoặc là hợp tác với các công ty thông qua sức mạnh hợp đồng hay sức mạnh pháp lý.
Ba loại của VMSs là VMS quản lý, VMS hợp đồng và VMS hợp tác. Một VMSs quản lý là
một kênh Marketing truyền thống được đặc trưng bởi cách quản lý hiệu quả cao. VMSs hợp đồng
bao gồm các hãng độc lập hoạt động ở những cấp độ khác nhau thâm nhập vào hệ thống phân phối
của họ dựa trên cơ sở hợp đồng. Hai loại VMS hợp đồng không thuộc kiểu nhượng quyền phổ biến
nhất là tập đoàn các nhà bán lẻ và các tổ chức tình nguyện được bảo trợ bởi nhà bán sỉ.
Trong một VMSs, một kênh tổng thể được liên kết với nhau như là một đơn vị cạnh tranh
đơn lẻ. Kênh này tương phản trực tiếp với các kênh truyền thống là những kênh trong đó các thành
viên độc lập đảm bảo rằng các lợi thế cạnh tranh của họ xuất phát từ những hành động diễn ra tại cấp
độ kênh của họ. Sự phát triển của VMSs thường cung cấp một lựa chọn chiến lược hiệu quả cho các
tổ chức đang xung đột nhau trong các thị trường cạnh tranh.
Khi một nhà sản xuất làm chủ và hợp tác với các đơn vị bán sỉ và/hoặc các đơn vị bán lẻ, thì
hình thức VMS được gọi là liên kết thuận. Khi các nhà bán lẻ hay các nhà bán sỉ hợp tác với nhà sản
xuất, thì VMS đó theo liên kết nghịch. Không một hãng nào thực hiện một VMS công ty hoàn hảo-
qua tất cả các chức năng trong kênh. Một hãng liên kết dọc hoàn hảo có thể làm thiệt hại về kinh tế
bởi mỗi họat động trong kênh không thể đạt đến mức độ chi phí trung bình thấp nhất.
Quyết định tạo ra hay mua gắn liền với bản chất của quyết định liên kết dọc. Khi đảm bảo
rằng hãng có sức mạnh và quy mô tương thích thì liên kết dọc được xem như là phản ứng trong kênh
marketing trước sự cạnh tranh gay gắt, sự khan hiếm về nguồn lực và trước nhu cầu thay đổi.
Những hợp tác gia tăng giá trị (VAPs) bao gồm một tập hợp các công ty tự chủ làm việc chặt
chẽ với nhau để quản lý luồng vật chất, hàng hóa và dịch vụ trong toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng.
Thuật ngữ chuỗi giá trị gia tăng mô tả các tiến trình và các hoạt động xảy ra ở những bước khác
nhau trong đó hàng hóa hay dịch vụ dịch chuyển từ giai đoạn nguyên vật liệu cho đến giao đoạn tiêu
thụ. Đối với các thành viên VAP để giúp một thành viên khác, họ phải thiết lập các cách hiệu quả để
chia sẻ nguồn thông tin. Mỗi một công ty hay một đơn vị nhỏ hơn trong một VAP tập trung vào việc
thực hiện từng giai đoạn hay chức năng kênh trong chuỗi giá trị gia tăng.
Đối với một VAP để hoạt động tốt, các thành viên phải nuôi dưỡng và theo đuổi một tập hợp
các quy tắc giúp cho các giao dịch được suông sẻ và có giá trị. Những hợp tác VAP có thể duy trì dễ
dàng hơn khi mỗi thành viên quyết định họ sẽ: (1) không phải là thành viên đầu tiên tham gia vào trò
chơi, (2) trao đổi lẫn nhau ở cả việc hợp tác và thiếu hợp tác, (3) không quá tham lam, (4) không quá
khéo léo và cố gắng tỏ ra thông minh hơn thành viên của nó.
Hoạt động nhượng quyền liên quan đến mối quan hệ kênh liên tục trên cơ sở hợp đồng, trong
mối quan hệ này người nhượng sẽ cung cấp quyền đã được đăng kí để kinh doanh trong một khu vực
cụ thể cùng với những hỗ trợ về mặt tổ chức, đào tạo, kinh doanh và quản lí và bù lại họ nhận sự đền
đáp của người được nhượng. Sự đền công này thường dưới dạng lệ phí ban đầu, phí thuê liên tục và
cam kết của người được nhượng tuân thủ theo những điều khoản của hợp đồng nhượng quyền.
Những mối quan hệ nhượng quyền bao gồm 3 mối quan hệ: luật pháp, kinh doanh, và liên kết liên hệ
giữa người nhượng và người được nhượng.
Có hai hình thức nhượng quyền phổ biến: nhượng quyền sản phẩm/thương hiệu và nhượng
quyền mô hình kinh doanh Những mô hình mẫu cụ thể của những hình thức này đang được thay đổi
để thích ứng với nhu cầu đang thay đổi của thị trường hiện nay.
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
28
Hoạt động nhượng quyền cũng bị ảnh hưởng bởi những đổi thay đem đến cả những thách
thức cùng với cơ hội cho ngành công nghiệp này. Một trong những điểm mạnh của hình thức kênh
nhượng quyền là nó có thể thay đổi nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu công nghiệp và nhu cầu của
người tiêu dùng do những thay đổi về xã hội/ ăn hoá/nhân khẩu học, kinh tế, quốc tế và công nghiệp.
Người được nhượng thường có xu hướng làm chủ doanh nghiệp. Một khi đã định hướng như vậy sẽ
góp phần giúp người được nhượng dễ thành công. Ngoài ra, người được nhượng tương lai có thể
tăng khả năng thành công nếu họ thực hiện chặt chẽ theo những con số/ điều khoản (trong hợp đồng
nhượng quyền), tiên liệu được sự quản lí (của người nhượng), xem xét những người được nhượng
khác và cẩn thận vun vén tốt hợp đồng nhượng quyền.
Sẽ rất lý tưởng nếu mối quan tâm của người nhượng và người được nhượng giống nhau và là một.
Người được nhượng càng làm tốt, người nhượng cũng càng làm tốt. Nhưng thực tế trong các kênh
thường không được lý tưởng như vậy, những hệ thống nhượng quyền thường đầy rẫy những những
mâu thuẫn nảy sinh cũng như mâu thuẫn tiềm tàng về quyền lợi. Mâu thuẫn thường nảy sinh từ
những vấn đề như thoả thuận ràng buộc, mở rộng/xâm phạm lãnh thổ, những điều khoản chấm dứt
/làm mới hợp đồng được thực hiện thất thường và/hoặc liệu những thông tin và những điều kiện liên
quan đến thoả thuận nhượng quyền đều được tiết lộ đầy đủ và chính xác. Để các mối quan hệ
nhượng quyền hoạt động, người nhượng nên đảm bảo rằng người được nhượng của họ luôn có khả
năng giao tiếp trao đổi với họ và cảm thấy họ là một phần của hệ thống nhượng quyền. Cuối cùng,
trong mọi trường hợp, người nhượng cũng nên cố gắng phát triển mối quan hệ cộng tác chiến lược
với người được nhượng. Điểm cuối cùng này có thể đạt được bằng cách giải quyết thành công những
vấn đề sau đây: trách nhiệm lẫn nhau, giao tiếp hai chiều từ dưới lên và từ trên xuống, đối đãi với
người được nhượng như với khách hàng, tác phong lãnh đạo và thái độ tích cực.
______________________________________________________________________________________________________
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Định nghĩa tích hợp dọc là gì? Hai lý do chính để tích hợp dọc ?
2. Thế nào là hệ thống kênh dọc? Hãy mô tả ba hình thức kênh dọc.
3. Hãy mô tả những lợi thế của hệ thống marketing dọc so với hệ thống marketing truyền thống.
Hiện nay sự phát triển của hệ thống VMS quản lý, VMS công ty và VMS hợp đồng như thế
nào?
4. Khi nào một hãng theo đuổi chiến lược tích hợp dọc?
5. Hãy định nghĩa và mô tả những lợi thế của sự hợp tác làm gia tăng giá trị.
6. Những nguyên tắc nào trong thiết kế kênh dọc truyền thống được sử dụng để cải thiện mối
quan hệ giữa các thành viên trong kênh?
7. Thế nào là nhượng quyền thương mại? Những lợi ích của nhượng quyền thương mại mang
lại cho những nhà nhượng quyền và được nhượng quyền là gì?
8. Hãy thảo luận những khác biệt giữa nhượng quyền sản phẩm/ tên thương hiệu và nhượng
quyền mô hình kinh doanh.
9. Những người được nhượng quyền tiềm năng nên thực hiện những bước đi thiết yếu nào đề
cải thiện cơ hội thành công?
10. Các nguồn xung đột tiềm tàng trong quan hệ nhượng quyền thương mại là gì?
11. Những chuẩn mực pháp lý và đạo đức hiện hành trong nhượng quyền thương mại?
Chương 7- Hệ thống kênh marketing dọc
29
12. Một số các phương pháp được sử dụng để giải quyết các xung đột trong quan hệ kênh?
13. Các chiều hướng tương lai nhằm cải thiện quan hệ kênh?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUONG_7.pdf