Bài giảng Giáo dục và Truyền thông Môi trường - Chương 3. Thúc đẩy cộng đồng (tt)

Tài liệu Bài giảng Giáo dục và Truyền thông Môi trường - Chương 3. Thúc đẩy cộng đồng (tt): Câu hỏi: 1. Cho biết các kỹ năng giao tiếp cá nhân cần thiết trong thúc đẩy cộng đồng? Theo bạn, những kỹ năng nào là quan trọng nhất? Vì sao? 2. Cho biết sự khác nhau cơ bản giữa Đối thoại và thảo luận? BÀI HỌC VỀ SỰ HỢP TÁC Câu hỏi 1. Quá trình làm việc nhóm có thể chia thành mấy giai đoạn? 2. Hãy phân tích vai trò của người thúc đẩy trong mỗi giai đoạn làm việc nhóm. 3. Theo anh/chị, những kỹ năng giao tiếp cá nhân nào của người thúc đẩy cần được áp dụng hiệu quả trong quá trình làm việc nhóm của cộng đồng? 3.2.2. Kỹ năng tập trung nhóm a. Khuyến khích sự tham gia đầy đủ b. Xây dựng khung hiểu biết chung c. Hướng tới giải pháp toàn diện d. Giám sát hành vi, vai trò và các giai đoạn của nhóm 3.2.2. Kỹ năng tập trung nhóm a. Khuyến khích sự tham gia đầy đủ Tại sao cần có sự tham gia đầy đủ của cộng đồng? - Để giải quyết các vấn đề môi trường nói chung, vấn đề về bảo tồn nói riêng, thì luôn cần có sự tham gia ra quyết định để đạt được sự ...

pdf48 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Giáo dục và Truyền thông Môi trường - Chương 3. Thúc đẩy cộng đồng (tt), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi: 1. Cho biết các kỹ năng giao tiếp cá nhân cần thiết trong thúc đẩy cộng đồng? Theo bạn, những kỹ năng nào là quan trọng nhất? Vì sao? 2. Cho biết sự khác nhau cơ bản giữa Đối thoại và thảo luận? BÀI HỌC VỀ SỰ HỢP TÁC Câu hỏi 1. Quá trình làm việc nhóm có thể chia thành mấy giai đoạn? 2. Hãy phân tích vai trò của người thúc đẩy trong mỗi giai đoạn làm việc nhóm. 3. Theo anh/chị, những kỹ năng giao tiếp cá nhân nào của người thúc đẩy cần được áp dụng hiệu quả trong quá trình làm việc nhóm của cộng đồng? 3.2.2. Kỹ năng tập trung nhóm a. Khuyến khích sự tham gia đầy đủ b. Xây dựng khung hiểu biết chung c. Hướng tới giải pháp toàn diện d. Giám sát hành vi, vai trò và các giai đoạn của nhóm 3.2.2. Kỹ năng tập trung nhóm a. Khuyến khích sự tham gia đầy đủ Tại sao cần có sự tham gia đầy đủ của cộng đồng? - Để giải quyết các vấn đề môi trường nói chung, vấn đề về bảo tồn nói riêng, thì luôn cần có sự tham gia ra quyết định để đạt được sự bền vững - Các bên tham gia trong quá trình ra quyết định bao gồm: các cơ quan chính quyền các cấp, chuyên gia tư vấn, tổ chức tài trợ, người thực hiện, cộng đồng dân cư - Mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định của người dân thường đứng ở giai đoạn đầu và cuối của quá trình, đó là các giai đoạn nhằm: thu thập thông tin cần có và cam kết thực hiện. - Tuy nhiên, trong các giai đoạn khác của quá trình ra quyết định đều có sự đồng thuận của người dân. (1) Các mức độ tham gia ra quyết định (2) Một số phương pháp khuyến khích sự tham gia đầy đủ • Thảo luận nhóm nhỏ hay thảo luận theo chủ đề trọng tâm; • Lấy ý kiến của từng người; • Thảo luận theo nhóm 2 -3 người ngồi cạnh nhau; b. Xây dựng một khung hiểu biết chung -Hoạt động của một nhóm muốn đạt được thành công, trước hết, cần tạo ra một sân chơi gồm những thành viên “ăn ý”, hiểu nhau và cùng mục đích. - Để làm được điều này, người thúc đẩy cần có kỹ năng thiết kế một bối cảnh chung có sự chia sẻ và các hoạt động liên quan đến việc củng cố các mối quan hệ. (1) Tạo bối cảnh chung Có thể thực hiện được bằng cách: • Trao đổi kinh nghiệm; • Phát triển ngôn ngữ chung (các thuật ngữ); • Tạo bề mặt thông tin chung; • Thông cảm với các thành viên khác của nhóm Điều quan trọng là mọi thành viên trong nhóm đều biết được vấn đề mình cần giải quyết và đối mặt là gì? Vai trò của những người khác trong hoàn cảnh chung này. (2) Củng cố mối quan hệ Củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm Làm quen Tạo cơ hội để mọi người trong nhóm tự giới thiệu về bản thân mình (tuỳ vào nguyện vọng của họ) Câu chuyện nhỏ của tôi: Yêu cầu mọi người kể chuyện về mình, những chuyện vui, buồn xảy ra với họ tuần trước hoặc tháng trước. Thay đổi không khí: Yêu cầu mọi người kể ra 3 điều: hai điều thực và một điều dối về bản thân họ. Nhóm phải tìm ra điều không thực về điều đó. c. Hướng tới các giải pháp toàn diện (1) Thế nào là giải pháp toàn diện? • Quan tâm đến quyền lợi của mọi người; • Được xây dựng trên cơ sở ý kiến của cả nhóm; • Không thừa nhận giả định; • Dựa vào phương pháp suy nghĩ mới. (2) Tầm quan trọng của giải pháp toàn diện - Để đạt được sự đồng thuận trong quá trình giải quyết vấn đề, mục tiêu cuối cùng là: hoạt động có tính bền vững. d. Giám sát hành vi, vai trò và các giai đoạn của nhóm (1) Giám sát hành vi nhóm Người thúc đẩy cần có năng lực quan sát nhạy bén, để kịp thời điều chỉnh, củng cố nhằm đạt được mục đích hoạt động. Cấp độ cá nhân Cấp độ nhóm -Sử dụng giọng nói: thì thầm, hét to; -Phong cách giao tiếp: tuyên bố, đặt câu hỏi; -Thể hiện nét mặt: ngáp ngủ, mỉm cười, nghiêm túc, thờ ơ, coi thường; -Tiếp xúc bằng mắt: tìm kiếm hoặc né tránh; -Điệu bộ: các loại cử động tay chân; -Tư thế: đứng hay ngồi như thế nào? -Ai nói gì? -Ai làm gì? -Ai nhìn ai khi nói chuyện? -Ai tránh tiếp xúc với ai? -Ai ngồi bên cạnh ai? -Ai né tránh ai? -Mức độ nhiệt tình chung như thế nào? -Tinh thần hoạt động chung của cả nhóm như thế nào? Bảng. Quan sát hành vi của các thành viên và của cả nhóm (2) Các giai đoạn trong quá trình làm việc nhóm Mô hình tiêu biểu về hoạt động nhóm với 5 giai đoạn: 1. Hình thành; 2. Sóng gió; 3. Chuẩn mực; 4. Thực thi; 5. Tan rã. (2) Các giai đoạn trong quá trình làm việc nhóm Giai đoạn 1: Hình thành nhóm Người thúc đẩy phải chuẩn bị tốt để trả lời các câu hỏi về mục đích và mục tiêu của nhóm và các mối quan hệ bên ngoài. Vai trò của người thúc đẩy: - Giúp mọi người trong nhóm ổn định và thoải mái. - Dẫn dắt cách thức để mọi người tìm hiểu về nhau. - Giúp nhóm trả lời câu hỏi: tại sao tôi có mặt ở đây? - Tóm tắt những mong muốn của mọi người. - Xác định nhiệm vụ, mục đích, tìm ra điểm chung và đề xuất một kế hoạch sơ bộ. - Những kỹ năng cần thiết của người thúc đẩy? Giai đoạn 2: Sóng gió Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong toàn bộ quá trình làm việc nhóm. Những vấn đề có thể xảy ra như sau: • Các quyết định không được các thành viên trong nhóm thông qua một cách dễ dàng. • Mỗi người có nhiệm vụ rất khác nhau và có cách giải quyết khác nhau; Giai đoạn 2: Sóng gió Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong toàn bộ quá trình làm việc nhóm. Những vấn đề có thể xảy ra như sau: • các thành viên nhóm chỉ cố gắng dựa vào khả năng chuyên môn, hiểu biết cá nhân và từ chối hợp tác với người khác (có thể lo lắng về quyền lợi và cách nhìn nhận của người khác đối với năng lực của mình không được chính xác). • Các thành viên nhóm có thể hình thành bè phái và các nhóm nhỏ. Có thể dẫn tới tranh giành quyền lực. • Có thể xảy ra va chạm về tính cách và chống đối trưởng nhóm. • Các thành viên có thể có tâm lý đi ngược lại với nhiệm vụ, tâm trạng thất vọng và lo lắng về nhiệm vụ và phương pháp thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm. • Những câu hỏi có thể xuất hiện là: “tạo sao mọi việc lại quá chậm chạp, phương pháp (của tôi) đã có sẵn đó rồi”. Vai trò của người thúc đẩy: - Giúp các thành viên nhóm xác định lại mục tiêu và phương pháp thực hiện có sự đồng thuận của tất cả mọi người. - Có thể tiến hành một số trò chơi sư phạm. - Các kỹ năng cần được phát huy của người thúc đẩy? Giai đoạn 3: Chuẩn mực Vai trò của người thúc đẩy: • Giúp xác định lại các quy tắc nếu thấy cần thiết và đặt ra trách nhiệm cho nhóm. Đưa phản hồi cho nhóm về các quá trình phát triển của nhóm. • Những kỹ năng cần thiết? - Đây là giai đoạn mà tất cả các thành viên đều cảm thấy mình thực sự là một thành viên tích cực của nhóm. - Hoạt động của nhóm diễn ra thuận lợi nhằm hướng tới mục đích chung. Giai đoạn 4: Thực thi - Đây là giai đoạn mà mỗi thành viên nhóm nhận thức được một cách rõ ràng công việc và nhiệm vụ của mình, trên cơ sở đó thực hiện với trách nhiệm cao nhất. - Nhóm có thể tự hoạt động tốt mà không cần có sự can thiệp của người thúc đẩy. Giai đoạn 4: Thực thi - Nếu có khó khăn, nhóm sẽ tự đứng ra sắp xếp và giải quyết (có thể là thay đổi quy trình làm việc hoặc thay đồi cơ cấu nhóm). - Về mặt tâm lý, trong giai đoạn này, các thành viên nhóm cảm thấy hài lòng, vui vẻ và tự hào, họ am hiểu hơn về các quá trình của nhóm và tôn trọng những mặt mạnh và mặt yếu của nhau. Vai trò của người thúc đẩy: • Định kỳ theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện hoạt động nhóm. • Đưa ra can thiệp ở mức tối thiểu, chỉ giới thiệu những công cụ mới khi có yêu cầu. • Kỹ năng cần thiết? - Giai đoạn này xảy ra sau khi nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ một cách thành công, đạt được mục tiêu, - Nhóm có thể tiếp tục hoạt động cùng nhau nhưng với mục tiêu và phương pháp mới, - Hoặc mỗi người tự phát triển theo con đường riêng của mình. Giai đoạn 5: Tan rã (3) Kiểm soát khó khăn Một số ví dụ về khó khăn như: • Thiếu sự tham gia tích cực của một số người, đôi khi là của tất cả mọi người; một số người luôn trong trạng thái trầm lặng; • Thiếu sự hợp tác và hòa giải trong quá trình tìm kiếm một giảp pháp toàn diện; • Trưởng nhóm không nắm rõ vai trò của nhóm và của các thành viên trong nhóm; • Thiếu thiện chí lắng nghe và học hỏi lẫn nhau và thiếu sự tôn trọng ý kiến của nhau; • Có thái độ không nghiêm túc của một số thành viên: nói nhiều, đùa cợt, quan liêu; • Thiếu động cơ và không đi đúng giờ, đi vào đi ra nhiều lần trong cuộc họp. Một số tình huống có thể xảy ra như: • Cản trở quá trình (đưa ra những ý kiến phản đối, đi lạc đề); • Không thừa nhận khả năng của người khác và của người thúc đẩy; • Vận động hành lang vì lợi ích cá nhân (làm nổi bật lợi ích đặc biệt của ai đó, tạo ra sự phân hóa trong nhóm, đứng về một phe); • Điều hành (chi phối, ra lệnh, ngắt lời); • Đùa cợt, thiếu xây dựng (cười đùa liên tục có thể làm chệch hướng mục tiêu hay làm cho mọi người thấy thiếu nghiêm túc. Vướng mắc Lỗi thông thường Giải quyết hiệu quả Mọi người không dám phát biểu do sự có mặt của người lãnh đạo hoậc nhân vật quan trọng -Phớt lờ và tiếp tục; -Yêu cầu mọi người phát biểu ý kiến cho dù có mặt của lãnh đạo; -Chia thành các nhóm nhỏ, các lãnh đạo làm việc trong một nhóm; -Yêu cầu mọi người viết ý kiến của họ ra giấy (không ghi tên), thu lại và đọc to cho mọi người cùng nghe; -Đề nghị các lãnh đạo nói sau cùng. Bị chi phối liên tục bởi một người nói quá nhiều -Cắt ngang, đồng thời nói rằng người đó nói quá nhiều. -Xen vào đúng lúc và đề nghị người khác phát biểu ý kiến về vấn đề đó; -Phân công “người nói nhiều” ghi biên bản hoặc thực hiện vai trò “người đồng thúc đẩy” (tình huống xấu nhất) Một số cách giải quyết khó khăn dành cho người thúc đẩy Không thể bắt đầu và kết thúc đúng giờ -Chờ mọi người đến, do đó thường bắt đầu và kết thúc muộn; -Khi đến giờ nghỉ, vẫn tiếp tục nói mà không hỏi ý kiến mọi người. Phớt lờ “tiếng huyên nao” và chạy theo chương trình. -Hãy bắt đầu khi đến giờ. Chờ đợi sẽ tạo thông lệ đến muộn; -Khi phải kết thúc muộn, nên thống nhất với mọi người về giờ kết thúc và sẽ làm gì trong thời gian còn lại. 3.2.3. Kỹ năng lập kế hoạch Tại sao cần thiết kế chương trình làm việc thực tế và đề xuất tiến trình họp? - Để chuẩn bị cho một cuộc họp, cần lập kế hoạch toàn bộ chương trình và thực hiện đúng theo đúng thời gian đã sắp xếp. 3.2.3. Kỹ năng lập kế hoạch Tại sao cần thiết kế chương trình làm việc thực tế và đề xuất tiến trình họp? Một số lỗi trong việc lập kế hoạch chương trình họp đó là: • Khi lập kế hoạch cho một cuộc họp, đa số mọi người chỉ nghĩ đến những chủ đề họ muốn nhóm thảo luận. Kết quả là có một danh sách dài các vấn đề cần thảo luận; • Mọi người ít khi chú ý đến việc làm rõ những kết quả mong đợi đối với mỗi chủ đề. Điều này dẫn đến một cuộc họp mơ hồ và không hiệu quả. Việc thiết kế chương trình làm việc rất quan trọng nhằm: • Để dẫn dắt cuộc họp đạt được kết quả cuối cùng; • Để xác định cách làm thế nào để đạt được kết quả; • Để duy trì trọng tâm cuộc họp; • Để sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Lập chương trình hành động tốt Kết quả mong đợi của chủ đề Các cách để đạt được kết quả Liệt kê các chủ đề có thể Xác định mục đích của mỗi chủ đề Chọn lọc chủ đề cho phù hợp với mục tiêu chung Cắt bỏ bớt chủ đề Kết quả dự kiến cho các chủ đề thảo luận Lập kế hoạch lựa chọn chủ đề Ví dụ về kết quả mong đợi của mỗi chủ đề Chủ đề Tuyển thêm người đảm nhiệm công tác giáo dục môi trường Ngân sách cho các hoạt động của quý II năm 2010 Kết quả có thể đạt được từ cuộc họp - Sự nhất trí của nhóm về tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn thành viên này; - Mô tả công việc cho thành viên mới; - Xây dựng thủ tục tuyển dụng - Cân nhắc ngân sách hiện tại; - Xác định các mục cần thảo luận thêm; - Nhất trí về thủ tục xin cấp thêm ngân sách. Ví dụ về một bảng lập kế hoạch Kế hoạch hành động Chúng ta sẽ làm gì để giải quyết khó khăn? - - Giải pháp toàn diện được đề xuất: - - Cái gì? Từ cái gì? Khi nào? Bằng cách nào? Ai thực hiện? Giám sát như thế nào? Các hoạt động theo thứ tự thời gian Các nguồn lực Thời gian Phương pháp Người thực hiện Các chỉ số Hoạt động 1: Hoạt động 2: Hoạt động 3:... 3.3. Thái độ của người thúc đẩy cộng đồng Thái độ của người thúc đẩy được biểu hiện ở: lời nói, giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, biểu thị nét mặt và hành vi trong một nhóm. Nhìn chung, một người thúc đẩy cần có bốn thái độ cơ bản như sau: • Ân cần • Trung thực, thân thiện và thông cảm • Tin tưởng vào tiềm năng của nhóm • Sự kính trọng và tôn trọng - Để được tôn trọng và tìm được giải pháp bền vững, người thúc đẩy nên nhằm vào việc giúp cộng đồng tự tìm ra giải pháp của họ. - Thông thường, cấp quyền lực càng cao càng đánh giá thấp khả năng giải quyết khó khăn của người dân. Nhiều người thường nói: “chúng tôi biết nhiều hơn” hoặc “Làm sao cộng đồng biết”. - Người thúc đẩy cần thuyết phục mọi người rằng họ có khả năng đưa ra các giải pháp của mình, câu trả lời sẽ được đưa ra từ hoạt động nhóm. Một số lưu ý quan trọng: Bảng 2.14. Những điều người thúc đẩy nên hoặc không nên làm Nên Không nên - Thân thiện và trung thực; - Lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe; - Quan tâm và chú ý đến cuộc sống của người dân; - Chấp nhận các quan điểm, phẩm chất và hành vi của cộng đồng; -Tôn trọng; -Tin tưởng vào khả năng của cộng đồng; -Thông cảm. -Không nên phán xét; -Không nên thiên vị một cá nhân nào; -Không nên cho rằng mọi người luôn cần sự giúp đỡ; -Không nên nghĩ rằng bạn biết nhiều hơn người khác; -Không nên đưa ra lời khuyên khi người dân chưa yêu cầu; -Không nên áp đặt những quan điểm và phẩm chất của bạn lên người khác. 3.4. Những thách thức đối với người thúc đẩy cộng đồng Những thách thức này không liên quan đến việc làm, thái độ, kỹ năng hoặc kiến thức, mà chỉ bởi một nguyên nhân, họ là người ngoài. 3.4.1. Xây dựng mối quan hệ Ban đầu, cộng đồng có thể xem người thúc đẩy là một người ngoài, là người bị cộng đồng nghi ngờ. 3.4.2. Rào cản ngôn ngữ - Khả năng giao tiếp trôi chảy với cộng đồng là yếu tố rất quan trọng đối với người thúc đẩy. - Mọi nỗ lực của người thúc đẩy có thể đều không hiệu quả nếu người đó không nói được tiếng địa phương (ví dụ: tiếng dân tộc thiểu số) hoặc thổ ngữ (miền Nam hoặc miền Trung). 3.4.3. Sự khác nhau về địa lý Khác biệt nào về ngôn ngữ (kể cả ngôn ngữ cơ thể), thái độ, quần áo, kiểu tóc, tôn giáo và học vấn đều có thể là lý do khiến cộng đồng không chấp nhận. 3.4.4. Quan hệ quyền lực - Trong bất cứ cộng đồng nào, các nhóm bè phái và nhóm có chung lợi ích đều cố gắng thâu tóm diễn đàn chính trị - xã hội. - Một số phe phái có thể nghĩ rằng sự có mặt của người thúc đẩy là một nguy cơ đối với vị trí quyền lực của họ. Khi đó, họ sẽ cản trở công việc của người thúc đẩy. 3.4.5. Phụ thuộc vào chính quyền - Người thúc đẩy được chính quyền cho phép hoạt động trong một số phạm vi nhất định. - Phạm vi này sẽ hẹp lại khi chính quyền nhận thấy rằng sự có mặt của người thúc đẩy có thể đụng chạm đến mục tiêu của họ. 3.4.6. Ưu tiên khác nhau - Sự hỗ trợ của cộng đồng với người thúc đẩy để đạt mục tiêu về môi trường có thể là rất ít. Lý do là cộng đồng quan tâm đến các “vấn đề khác quan trọng hơn” hoặc họ không coi những hành động về môi trường là quan trọng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgdtt_mtchuong_3_3_2_ky_nang_tap_trung_nhom_2461.pdf
Tài liệu liên quan