Tài liệu Bài giảng Giáo dục và Truyền thông Môi trường - Chương 3. Thúc đẩy cộng đồng: Chương 3. Thúc đẩy cộng đồng
Nội dung chính của chương:
1. Tìm hiểu khái niệm thúc đẩy; ý nghĩa của hoạt động thúc đẩy;
2. Tìm hiểu các mức độ tham gia và ý nghĩa của sự tham gia của
cộng đồng trong quá trình ra quyết định;
3. Vai trò của người thúc đẩy;
4. Các kỹ năng chính của người thúc đẩy.
3.1. Thúc đẩy cộng đồng và vai trò của người thúc đẩy
cộng đồng
Khái niệm cộng đồng?
- Là một nhóm người, được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau
như:
+ theo lứa tuổi (giáp, phe),
+ theo nghề nghiệp (phường, hội nghề, câu lạc bộ),
+ theo huyết thống (dòng họ, chi họ),
+ theo khu vực địa lý (làng, thôn, xóm, ấp), theo hệ thống quyền lực
(Đảng, chính quyền..),
+ theo tổ chức đoàn thể (phụ nữ, thanh niên),
+ theo sở thích (câu lạc bộ thơ, bóng bàn),
+ theo mối liên quan (cộng đồng mạng...)....
3.1. Thúc đẩy cộng đồng và vai trò của người thúc đẩy
cộng đồng (tiếp)
Khái niệm cộng đồng?
- Theo mục tiêu của GDBT nói riêng và các vấn đề môi trường nói ch...
104 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Giáo dục và Truyền thông Môi trường - Chương 3. Thúc đẩy cộng đồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3. Thúc đẩy cộng đồng
Nội dung chính của chương:
1. Tìm hiểu khái niệm thúc đẩy; ý nghĩa của hoạt động thúc đẩy;
2. Tìm hiểu các mức độ tham gia và ý nghĩa của sự tham gia của
cộng đồng trong quá trình ra quyết định;
3. Vai trò của người thúc đẩy;
4. Các kỹ năng chính của người thúc đẩy.
3.1. Thúc đẩy cộng đồng và vai trò của người thúc đẩy
cộng đồng
Khái niệm cộng đồng?
- Là một nhóm người, được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau
như:
+ theo lứa tuổi (giáp, phe),
+ theo nghề nghiệp (phường, hội nghề, câu lạc bộ),
+ theo huyết thống (dòng họ, chi họ),
+ theo khu vực địa lý (làng, thôn, xóm, ấp), theo hệ thống quyền lực
(Đảng, chính quyền..),
+ theo tổ chức đoàn thể (phụ nữ, thanh niên),
+ theo sở thích (câu lạc bộ thơ, bóng bàn),
+ theo mối liên quan (cộng đồng mạng...)....
3.1. Thúc đẩy cộng đồng và vai trò của người thúc đẩy
cộng đồng (tiếp)
Khái niệm cộng đồng?
- Theo mục tiêu của GDBT nói riêng và các vấn đề môi trường nói chung,
cộng đồng được xét dưới khía cạnh như một đơn vị cấp địa phương của
một tổ chức xã hội,
bao gồm: các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc xã hội khác
hình thành nên cuộc sống hàng ngày của một nhóm người sống trong một
khu vực địa lý xác định.
Có thể biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử.
Đặc điểm của Cộng đồng là gì?
- Các cá nhân, gia đình cùng sống trong một khu vực địa lý:
có chung quyền lợi, trách nhiệm đối với các vấn đề xảy ra
trong đó;
cùng tuân theo các thể chế và các cấu trúc xã hội khác;
có các mong muốn, sở thích, nhu cầu, quan điểm, ưu tiên
riêng;
đôi khi khó tìm được giải pháp thống nhất cho các vấn đề
chung.
Ví dụ về các vấn đề xảy ra trong 1 cộng đồng???
- Ô nhiễm môi trường làng nghề
- Ô nhiễm môi trường các thủy vực nước mặt mà
không rõ nguyên nhân;
- Xung đột giữa người dân địa phương và công ty
khai thác trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên
của địa phương: khoáng sản, rừng....;
- Ra quyết định về việc lựa chọn các phương thức sinh kế
.....................??????
Làm thế nào để giải quyết các vấn đề trên???
1. Có sự can thiệp của các cơ quan chức năng;
2. Trợ giúp của các nhà khoa học;
3. Giải quyết thông qua dư luận và áp lực xã hội;
4. Tự giải quyết vấn đề của mình với sự hỗ trợ cơ
bản từ bên ngoài Thúc đẩy
Thúc đẩy có thể được mô tả theo nhiều cách. Có thể là:
- ‘làm cho thuận lợi’ hoặc ‘làm cho dễ dàng’ hoặc;
- giúp mọi người có thể tự hỗ trợ mình bằng cách đơn giản là “có mặt
ở đó”, lắng nghe và phản hồi lại các yêu cầu của mọi người, hoặc;
- hỗ trợ các cá nhân, các nhóm hoặc các tổ chức trong các quá trình
có sự tham gia.
Thúc đẩy là quá trình sử
dụng phương pháp tư duy
trực quan để giúp một
nhóm có thể thực hiện
nhiệm vụ của họ một cách
thành công với tư cách là cả
nhóm cùng làm việc.
Thúc đẩy là một hoạt động sử dụng các phương pháp và công cụ
khác nhau để tạo ra môi trường làm việc có hiệu quả nhất cho một
nhóm người cần giao tiếp với nhau hoặc cần tìm ra cách giải quyết
một vấn đề nào đó.
Các công cụ:
• Vẽ và thảo luận
• Bảng hình dán
• Chuyện kể cần bổ sung
• Phỏng vấn bán định hướng
• Xếp thứ, bậc và phân loại
• Họp nhóm
Thúc đẩy cộng đồng nhằm mục đích chuẩn bị cho nhóm cộng
đồng và từng cá nhân để:
• Xác định những khó khăn tồn tại liên quan đến môi trường, phân tích
và tìm ra các giải pháp bền vững;
• Giải quyết xung đột giữa các thành phần liên quan trong khuôn khổ
cộng đồng đối với vấn đề môi trường;
Thúc đẩy cộng đồng nhằm mục đích chuẩn bị cho nhóm cộng
đồng và từng cá nhân để:
• Đưa ra các quyết định tập thể (nhằm đảm bảo tính bền vững) về việc
bảo vệ môi trường, kiểm soát và giảm thiểu suy thoái môi trường...;
• Cùng lập kế hoạch;
• Giải quyết những vướng mắc khi có tình huống xảy ra;
• Tự quản lý kế hoạch hành động của cộng đồng.
• Trang bị và phát huy đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, thái độ, lựa
chọn cần thiết và không bị cản trở trong việc thực hiện những hành vi
mới (có tác động tích cực tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên).
Thúc đẩy một
môi trường
thuận lợi cho
quá trình ra
quyết định
có sự tham gia
Thúc đẩy các quá
trình dài hạn
với sự
tham gia
của nhiều
thành phần
liên quan
Thúc đẩy
các nhóm
tại các cuộc
họp
Thúc đẩy có thể thực hiện trong:
- Các lớp tập huấn;
- Các cuộc họp nhóm;
- Các buổi họp thôn, cộng đồng dân bản;
- Các cuộc họp chia sẻ kinh nghiệm, phân tích vấn đề tìm giải pháp;
- Các buổi họp lập kế hoạch để thực hiện một công việc, lập kế
hoạch phát triển sinh kế thôn/bản, lập kế hoạch quản lý rừng cộng
đồng
Một số ví dụ hoạt động cần có sự thúc đẩy:
(1) Điều tra dân sinh, kinh tế - xã hội có tham gia tại thôn bản;
(2) Xây dựng kế hoạch phát triển sinh kế thôn bản và kế hoạch
quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia.
Người thực hiện thúc đẩy cộng đồng?
- Ban đầu, người thúc đẩy cộng đồng có vai trò huy động tri thức và
sự tinh khôn từ các thành viên trong bộ lạc mình để cùng nhau giải
quyết vấn đề.
Yêu cầu đối với người thúc đẩy?
• Trung lập, không thiên vị;
• Đảm bảo quá trình giao tiếp và ra quyết định diễn ra một cách công
bằng và công khai;
• Giúp nhóm suy nghĩ thấu đáo về các giả thuyết, niềm tin và các giá
trị mà không khiến họ bị thách thức.
Đặc điểm chính của người thúc đẩy là:
• Biết lắng nghe những kinh nghiệm và khó khăn của cộng đồng;
• Là người biết đưa ra những câu hỏi phỏng vấn tốt;
• Người trung gian tốt giữa cộng đồng và thế giới bên ngoài;
• Người quản lý tốt quá trình tham gia;
• Là người hỗ trợ tốt trong việc chia sẻ thông tin với cộng đồng;
• Là người biết tạo ra sự đồng thuận một cách tốt nhất;
• Người không cung cấp những lời khuyên không cần thiết.
Thúc đẩy cần dựa trên các nguyên tắc:
(1) Nguyên tắc học tập của người lớn tuổi
- Chỉ học những gì họ cần
- Học qua kinh nghiệm, trải nghiệm
- Học qua hành
- Thảo luận chia sẻ kinh nghiệm
(2) Nguyên tắc tham gia tích cực của tất cả các thành viên
(3) Người thúc đẩy cần nhiệt tình, có thái độ, kỹ năng và phương
pháp thúc đẩy tốt.
-Trong quá trình thúc đẩy, cần lưu ý tới các vấn đề:
(1) Thái độ, cách ứng xử và những kỹ năng của người thúc đẩy;
(2) Thúc đẩy hoạt động nhóm bằng cách phối hợp sử dụng các
phương pháp và công cụ khác nhau;
(3) Sử dụng các phương tiện và vật liệu đặc trưng để thúc đẩy hoạt
động nhóm (hình vẽ, thẻ màu, bảng ghim, bút, giấy A0, vật
mẫu)
Vậy người thúc đẩy cần làm gì?
Nhìn chung, người thúc đẩy cần khuyến khích bốn yếu tố
sau:
• Sự tham gia đầy đủ của mọi thành viên trong nhóm;
• Hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên;
• Giải pháp toàn diện và được các thành viên nhất trí đồng tình;
• Trách nhiệm chung.
Giải pháp hòa
nhập/toàn diện
.
Trách nhiệm chung
Tham gia hoàn
toàn
Hiểu biết lẫn nhau
Các giá trị cốt lõi này chỉ
có thể được tạo ra khi
các bên liên quan tham
gia một cách tích cực
vào trong tiến trình ra
quyết định
Các giá trị cốt lõi của tiến trình tham gia
Giải pháp hòa nhập
Các giải pháp hòa nhập là những giải pháp
sáng suốt. Sự sáng suốt này xuất phát từ
việc hợp nhất các quan điểm và nhu cầu của
mọi người. Đây là những giải pháp mà phạm
vi và tầm nhìn của nó được mở rộng để tận
dụng chân lý không chỉ của những người có
quyền lực và có ảnh hưởng mà còn tận dụng
được cả chân lý của những người ngoài lề và
yếu thế.
Trách nhiệm chung
Trong tiến trình tham gia, các bên có liên quan có
trách nhiệm cao trong việc tạo ra và phát triển các
thỏa thuận bền vững. Họ nhận thấy rằng họ phải sẵn
sàng và có khả năng thực thi các đề xuất mà họ đưa
ra, vì thế họ nỗ lực để đưa ra và nhận các đầu vào
trước khi các quyết định cuối cùng được đưa ra. Điều
này trái ngược hoàn toàn với giả định truyền thống
rằng mọi người sẽ chịu trách nhiệm về các kết quả
của các quyết định do một số người chủ chốt đưa ra.
Tham gia hoàn toàn
Trong tiến trình tham gia, tất cả các bên liên quan
đều được khuyến khích tham gia tích cực và nói ra
những điều họ nghĩ. Điều này thúc đẩy người dân
về nhiều mặt. Họ sẽ trở nên can đảm hơn trong
việc nêu lên các vấn đề khó khăn. Họ học cách chia
sẻ các nhu cầu và quan điểm của mình. Và trong
tiến trình này, họ học để khám phá và chấp nhận sự
đa dạng về quan điểm và hoàn cảnh của tất cả
những bên có liên quan cùng tham gia.
Hiểu biết lẫn nhau
Để một nhóm những bên có liên quan đạt được
một thỏa thuận bền vững, các thành viên cần
hiểu và chấp nhận những lý lẽ đằng sau các nhu
cầu và mục tiêu của người khác. Ý nghĩa cơ bản
của việc chấp nhận và hiểu biết này cho phép
người dân đưa ra các sáng kiến và kết hợp với ý
kiến của mọi người.
Các giá trị cốt lõi này chỉ có
thể được tạo ra khi các bên
liên quan tham gia một cách
tích cực vào trong tiến trình
ra quyết định
Khi người dân tham gia vào hoạt động quản lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên thì bạn có thể mong đợi các điều sau đây:
• Tri thức, quan điểm, nhận thức, kỹ năng và các nguồn tài nguyên khác
nhau được sử dụng hiệu quả hơn
• Hoạt động sẽ hiệu quả hơn, năng suất hơn và bền vững hơn
• Người dân chia sẻ và đưa ra quan điểm và nhận thức của họ về các vấn
đề, các nguồn lực và các cơ hội
• Người dân chia sẻ và đa dạng hóa tri thức và kỹ năng liên quan của họ.
• Phát triển, dân chủ và công bằng được thúc đẩy rộng rãi
Ý NGHĨA CỦA SỰ THAM GIA
Tham gia thụ động
Tham gia bằng cách cung cấp thông tin
Tham gia bằng sự tham vấn
Tham gia mang tính chức năng Tham gia tương tác
Tự huy động
Tham gia thụ động
Tham gia bằng cách cung cấp thông tin
Tham gia bằng sự tham vấn
Tham gia mang tính chức năng
Tham gia tương tác
Tự huy động
Tự huy động: Các cộng đồng tham gia
bằng cách thực hiện các hành động độc lập
với các tổ chức bên ngoài để thay đổi hệ
thống: các tác nhân bên ngoài có thể xúc tác
hay chất xúc tác.
Tham gia tương tác: Các cộng đồng tham gia vào các
phân tích chung, dẫn tới hành động, hình thành các nhóm địa
phương mới hay củng cố các nhóm hiện có: các bên có liên
quan ở địa phương kiểm soát các quyết định ở địa phương, tạo
cho họ động lực để duy trì các cấu trúc hay thực hành.
Tham gia mang tính chức năng: Các cộng đồng tham gia bằng cách thành
lập các nhóm để đáp ứng các mục tiêu được định ra trước của một chương trình; bị
điều khiển bởi các bên có liên quan ở bên ngoài; sự tham gia như vậy có thể chưa
có ở giai đoạn dự thảo mà có được sau sau khi các quyết định quan trọng được đưa
ra. Các tổ chức như vậy có thể phụ thuộc vào những người khởi xướng ở bên ngoài
nhưng cũng có thể tự lập.
Tham gia bằng sự tham vấn: Các cộng đồng tham gia bằng cách được tham vấn, và các bên
có liên quan ở bên ngoài sẽ cân nhắc sự hiểu biết và lợi ích của họ; những người bên ngoài xác
định cả vấn đề và giải pháp nhưng có thể sửa đổi dựa vào sự hưởng ứng của người dân địa
phương; tiến trình không thừa nhận bất cứ sự phân chia quyền ra quyết định và những người bên
ngoài không không bị bắt buộc phải theo quan điểm của người dân.
Tham gia bằng cách cung cấp thông tin: Các cộng đồng tham gia bằng cách trả lời các câu hỏi được
đưa ra bởi những bên có liên quan ở bên ngoài hay cán bộ dự án: họ không có cơ hội ảnh hưởng đến việc ra các
quyết sách do các phát hiện không được chia sẻ.
Tham gia thụ động: Các quyết định chỉ do các bên có liên quan ở bên ngoài đưa ra: các cộng đồng địa phương tham
gia bằng cách họ được thông báo cái gì sẽ xảy ra hay cái gì đã xảy ra rồi.
Tham gia thụ động:
- Các quyết định chỉ do các bên có liên quan ở bên ngoài
đưa ra,
- các cộng đồng địa phương tham gia bằng cách họ được
thông báo cái gì sẽ xảy ra hay cái gì đã xảy ra rồi.
Tham gia bằng cách cung cấp thông tin:
- Các cộng đồng tham gia bằng cách trả lời các câu hỏi
được đưa ra bởi những bên có liên quan ở bên ngoài hay cán bộ dự
án,
- họ không có cơ hội ảnh hưởng đến việc ra các quyết sách
do các phát hiện, ý tưởng, hiểu biết không được chia sẻ.
Tham gia bằng sự tham vấn:
- Các cộng đồng tham gia bằng cách được tham vấn, và
các bên có liên quan ở bên ngoài sẽ cân nhắc sự hiểu biết và lợi
ích của họ;
- tiến trình không thừa nhận bất cứ sự phân chia quyền ra
quyết định và những người bên ngoài không không bị bắt buộc
phải theo quan điểm của người dân.
Tham gia mang tính chức năng:
- Các cộng đồng tham gia bằng cách thành lập các nhóm để
đáp ứng các mục tiêu được định ra trước của một chương trình;
- bị điều khiển bởi các bên có liên quan ở bên ngoài.
Tham gia tương tác:
- Các cộng đồng tham gia vào các phân tích chung, dẫn tới
hành động,
- hình thành các nhóm địa phương mới hay củng cố các
nhóm hiện có
- các bên có liên quan ở địa phương kiểm soát các quyết
định ở địa phương, tạo cho họ động lực để duy trì các cấu trúc hay
thực hành.
Tự huy động:
- Các cộng đồng tham gia bằng cách thực hiện các hành
động độc lập với các tổ chức bên ngoài để thay đổi hệ thống,
- các tác nhân bên ngoài có thể xúc tác hay chất xúc tác.
TÍNH LIÊN TỤC CỦA SỰ THAM GIA
Mong đợi gì từ sự tham gia?
Khi người dân tham gia vào hoạt động quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên thì bạn có thể mong đợi các điều sau đây:
• Tri thức, quan điểm, nhận thức, kỹ năng và các nguồn tài nguyên khác
nhau được sử dụng hiệu quả hơn;
• Hoạt động sẽ hiệu quả hơn, năng suất hơn và bền vững hơn;
• Người dân chia sẻ và đưa ra quan điểm và nhận thức của họ về các vấn
đề, các nguồn lực và các cơ hội;
• Người dân chia sẻ và đa dạng hóa tri thức và kỹ năng liên quan của họ;
• Phát triển, dân chủ và công bằng được thúc đẩy rộng rãi.
Người dân đang được tự mình giải quyết vấn đề của
chính họ (với sự can thiệp tối thiểu từ bên ngoài).
Sức mạnh trong vai trò của một thúc đẩy viên
là việc trung lập về nội dung và là một người
dẫn dắt tiến trình
3.2. Những kỹ năng của người thúc đẩy cộng đồng
Phân biệt vai trò của người thúc đẩy với vai trò của một cán bộ phổ
cập (khuyến nông/ lâm), giảng viên hay người quan sát.
Nói /Trình bày
Đặt
câu
hỏi
THÚC ĐẨY VIÊN
(Có thể hỗ trợ việc hình thành
các lựa chọn nếu có yêu cầu)
CÁN BỘ PHỔ CẬP
(Đưa ra gợi ý nếu có yêu cầu)
NGƯỜI QUAN SÁT
(Có thể cung cấp ý kiến phản hồi
nếu có yêu cầu sau đó)
GIẢNG VIÊN
(Cung cấp giải pháp của chính
họ)
3.2. Những kỹ năng của người thúc đẩy cộng
đồng (tiếp)
3 bậc khác nhau:
Bậc 1: Các kỹ năng giao tiếp cá nhân;
Bậc 2: Các kỹ năng tập trung nhóm;
Bậc 3: Các kỹ năng lập kế hoạch.
Các kỹ năng được hình thành trên cơ sở thái độ cần có như: cởi mở,
nhạy cảm, thông cảm, quan tâm
Lắng nghe và
quan sát
Đặt câu hỏi
Diễn giải /tóm tắt
Phát hiện
Khuyến khích
đối thoại
Điều chỉnh và tìm ra
điểm chung
Đưa và nhận
phản hồi
Tầng 1: Các kỹ năng
giao tiếp cá nhân
Giám sát các giai đoạn
và vai trò của các nhóm Khuyến khích sự tham gia
đầy đủ
Xây dựng một khung hiểu
biết chung
Hướng tới các giải
pháp toàn diện
Giám sát hành vi, vai trò
và các giai đoạn của nhóm
Tầng 2: Các kỹ năng
tập trung nhóm
Hỗ trợ tự giám sát và
đánh giá
Thiết kế chương trình làm
việc thực tế
Đề xuất tiến trình họp
Giám sát tiến trình họp
Hỗ trợ kế hoạch hành
động
Tầng 3: Các kỹ
năng lập kế hoạch
Tầng trệt: Các thái độ cơ bản mà người thúc đẩy cần có
Cởi mở Nhạy cảm Thông cảm Quan tâm
Ngôi nhà thúc đẩy
- Xem video clip về kỹ năng giao tiếp.
"Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương"
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân
a. Lắng nghe và quan sát
(1) Lắng nghe
- Lắng nghe: là một hành động có tính chủ động, chủ tâm và mang
tính tìm hiểu thông tin.
Nghe và lắng nghe có giống nhau???
- Nghe: là một hành động không mang tính chủ động, đôi khi không có
tính chủ tâm và tìm hiểu thông tin
do đó có sự khác biệt cơ bản.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân
a. Lắng nghe và quan sát
(1) Lắng nghe
Nghe hay lắng nghe???
- Thông thường, con người có xu hướng nghe hơn là lắng nghe
(lắng nghe đòi hỏi phải có sự chú ý và mất nhiều năng lượng, dễ
gây mệt mỏi thần kinh nên thường không được sử dụng).
Biết lắng nghe - không phải ai cũng có thể làm được vì lắng nghe là
một hoạt động thường nhật hàng ngày, cho nên chỉ có một số ít người
quan tâm tới việc phát triển kỹ năng nghe của mình.
Vì sao phải học cách lắng nghe?
- Nhiều doanh nghiệp thua lỗ hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm chỉ vì
truyền thông giao tiếp bị lệch lạc, bắt nguồn từ thất bại không biết
lắng nghe và không hiểu được nhu cầu của khách hàng.
- Sinh viên không hiểu bài hoặc không nắm vững vấn đề của bài
giảng;
- Nhân viên không nắm vững chủ trương chính sách của cơ quan.
1. Tìm hiểu thông tin
- Lắng nghe cẩn thận, chọn lọc, gạn lọc những khía cạnh tích
cực của thông tin, những thông tin cần tìm hiểu trong những
vấn đề phức tạp, căng thẳng.
2. Tạo mối liên hệ cảm xúc
- Lắng nghe sẽ tạo sự liên kết giữa người với người, đó là liên kết
về xúc cảm.
tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người,
chia sẻ sự cảm thông với người khác và khám phá ra những tính
cách mới mẻ của một người đã quen.
Là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn;
bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối
phương cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với
bạn hơn rồi sau đó những nút thắt của vấn đề sẽ được tháo
gỡ một cách nhanh chóng
- Nhưng làm thế nào để việc lắng nghe đạt hiệu quả?
Chúng ta nên xác định trước những cản trở tới việc lắng
nghe của bản thân để tìm cách khắc phục.
1. Lúc nghe, lúc không
2. Lắng nghe với sự cảnh giác
3. Lắng nghe với “tai mở - đầu đóng”
4. Lắng nghe một cách lơ đễnh
5. Quá khó để lắng nghe
6. Không thèm nghe
Chúng ta nên
- Cần có thái độ quan tâm thực sự với những gì đang
được đề cập đến;
- Có am hiểu đối với vấn đề đang được nói đến.
- Thông cảm đối với người nói;
- Tìm ra những vấn đề khó khăn đối với người nói;
- Giúp người nói phát triển khả năng và động lực cần thiết
để giải quyết khó khăn của họ;
- Rèn luyện kỹ năng im lặng trong những tình huống cần
thiết và khuyến khích những người khác làm theo hành vi
và thái độ của mình/người thúc đẩy.
Vậy chúng ta nên làm gì và không nên làm gì trong quá trình lắng nghe?
Chúng ta
không nên
- Hối thúc người nói;
- Tranh cãi về nội dung;
- Cắt lời người nói;
- Đưa ra phán xét quá nhanh;
- Đưa ra lời khuyên trừ phi được yêu cầu;
- Vội vàng đi đến kết luận;
- Khuyến khích người khác làm theo thái độ và hành vi
của mình/người thúc đẩy.
Lắng nghe một cách hiệu quả là một cách tốt nhất để cải
thiện khả năng giao tiếp của mình và thăng tiến.
Người biết lắng nghe nhất là người hạnh phúc nhất. Dù
bạn làm nghề gì đi nữa nhất là những công việc liên quan
đến con người thì lắng nghe là kỹ năng quan trọng đầu
tiên bạn cần học.
- Xem video clip về kỹ năng lắng nghe.
Người khác hiểu bạn qua cách nào
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)
a. Lắng nghe và quan sát
(2) Quan sát
- Quan sát là khả năng cảm nhận những điều sẽ xảy ra mà không
đưa ra đánh giá.
- Quan sát giúp hiểu được các hành động phi ngôn ngữ và theo
dõi tiến trình làm việc nhóm một cách khách quan.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)
a. Lắng nghe và quan sát
(2) Quan sát
- Kỹ năng quan sát tốt không chỉ giúp người thúc đẩy đánh giá
được cảm xúc và thái độ của từng cá nhân,
- giám sát được tính năng động, quá trình làm việc nhóm và sự
tham gia của cả nhóm.
Bảng 3.2. Những điều cần quan sát
Quan sát hành vi cá nhân Quan sát hành vi của nhóm
-Giọng nói;
-Phong cách giao tiếp;
-Nét mặt (cười, nhăn mặt);
-Tiếp xúc bằng mắt;
-Điệu bộ (chuyển động tay,
chân).
-Mức độ quan tâm chung đối với
công việc của nhóm;
-Mức độ hăm hở nhận trách nhiệm
mới của cả nhóm;
-Mức độ mất tập trung của cả nhóm;
-Các kênh giao tiếp (ai nói, nhìn,
lắng nghe ai);
-Mức độ tích cực
Nhiệm vụ của quan sát là nhìn
(chăm chú) những điều xảy ra: :
• Ai nói gì?
• Ai làm gì?
• Ai ngồi cạnh ai?
• Điều này có luôn luôn xảy ra
giống như vậy không?
• Ai né tránh ai?
• Mức độ chung về năng lượng
của nhóm là gì?
• Mức độ chú ý chung của
nhóm là gì?
• V.v...
- Xem video clip về kỹ năng quan sát.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)
b. Đặt câu hỏi
- Trên cơ sở lắng nghe và quan sát, đặt câu hỏi là cách để thu được
thông tin một cách trực tiếp nhất, nhưng đây không phải là việc
làm đơn giản.
- Đặt câu hỏi nếu không đúng cách, hợp lý về nội dung thì có thể sẽ
thu được những kết quả ngược lại với mong muốn. Do đó, việc
đặt câu hỏi cũng cần có nghệ thuật.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)
b. Đặt câu hỏi
Ghi nhớ: Nên hạn chế tới mức tối đa những câu hỏi mà bắt đầu bằng
những từ để hỏi như: Tại sao? Bởi những câu hỏi này thường
đem lại cảm giác bị sắp đặt, top – down, áp lực, không nhận được
thiện cảm từ phía người được hỏi.
Bảng 3.3. Một số ví dụ về việc đặt câu hỏi
Dạng câu hỏi Cách dùng Rủi ro
Câu hỏi được
viết lên bảng
hoặc máy
chiếu
-Kích thích được mọi người
suy nghĩ;
-Rất tốt để mọi người thảo
luận chung;
-Đưa ra xu hướng yêu cầu.
-Không đặt câu hỏi cho riêng ai nên
có thể không có ai trả lời;
-Một câu hỏi sai có thể làm sai
hướng cả quá trình;
-Sẽ không có kết quả nếu không có
thời gian để suy nghĩ.
Câu hỏi trực
tiếp: đặt câu
hỏi cho từng
người hoặc
nhóm nhỏ
-Dễ nhận được câu trả lời;
-Dùng để lôi kéo những
người ít nói hoặc những
người hay e thẹn;
-Có thể làm giảm vai trò của
người nói quá nhiều;
-Có thể tìm được một người
có năng lực trong nhóm;
-Có thể dùng để đề cập đến
một quan điểm bị bỏ quên vì
những nhận xét lạc đề của
người khác.
-Các thành viên chưa chuẩn bị sẽ bị
bối rối;
-Sẽ hiệu quả hơn nếu đưa ra một
câu hỏi chung cho cả nhóm để đưa
nhóm trở về với nội dung trọng
tâm.
Câu hỏi mở: Bắt
đầu bằng ai, cái gì, ở
đâu, như thế nào?...
Với câu hỏi này,
người trả lời không
thể trả lời đơn giản
là “có” hoặc
“không”. Ví dụ:
Phản ứng của dân
làng như thế nào sau
khi công ty quyết
định xây dựng con
đường?”
-Yêu cầu các thành viên
phải suy nghĩ mới có thể
đưa ra câu trả lời và
những thông tin cụ thể;
-Chất lượng thảo luận sẽ
tăng lên khi phát hiện ra
những chi tiết mới.Điều
này rất tốt để phân tích
các tình huống khó khăn
(tại sao lại thế? cần thay
đổi điều gì?).
-Câu hỏi mở thường khó trả lời
hơn;
-Những câu hỏi bắt đầu với từ hỏi
“tại sao” được cảm nhận như một
lời đe dọa;
-Tác dụng sẽ giảm nếu người thúc
đẩy không thể phân tích được câu
trả lời.
Câu hỏi dẫn dắt:
Câu trả lời mong đợi
tiềm ẩn trong câu hỏi
-Hữu ích khi thúc đẩy
một cuộc thảo luận bị lạc
chủ đề.
-Nhận trách nhiệm cho
quá trình này.
-Có thể sẽ bị lôi kéo;
-Có thể bị mất những điểm trọng
tâm vì sự lo lắng của người thúc
đẩy nhằm duy trì việc điều hành.
Phân loại Mục đích sử dụng Rủi ro
Câu hỏi chung
Nêu câu hỏi cho cả
nhóm, có thể viết
lên máy chiếu hoặc
lên bảng
Khơi gợi suy nghĩ của tất cả mọi người.
Hữu ích cho việc bắt đầu một cuộc thảo
luận.
Xây dựng phương hướng.
Câu hỏi không trực tiếp nhằm
vào bất kỳ ai nên có thể không
ai trả lời. Câu hỏi sai có thể làm
sai lệch quá trình. Nếu không
có đủ thời gian để suy nghĩ thì
có thể câu hỏi đó không có tác
dụng gì.
Câu hỏi xác thực
Dùng để hỏi về
thông tin xác thực
và được biết chắc
chắn
Để giải thích thêm cho thông tin “không
rõ ràng”
Để tránh đưa ra những giả thuyết hay
những câu trả lời chung chung.
Có giá trị trong những giai đoạn đầu của
cuộc thảo luận
Một số thành viên trong nhóm
biết về sự thật có thể là những
người duy nhất trả lời được câu
hỏi trong cuộc thảo luận
Câu hỏi chuyển
hướng
Thúc đẩy viên đặt
lại câu hỏi mà anh
ta bị người khác hỏi
để hỏi cả nhóm
Đảm bảo rằng các câu trả lời sẽ là câu
trả lời của các thành viên trong nhóm.
Có thể khuyến khích sự trao đổi thông
tin giữa các thành viên trong nhóm.
Có thể gây ra ấn tượng là thúc
đẩy viên không có kiến thức về
vấn đề đó. Có thể được xem là
một cách lé tránh trả lời cẩu hỏi
của thúc đẩy viên .
Ngoài mục đích thu thập thông tin từ cộng đồng, việc
đặt câu hỏi còn mang những ý nghĩa nhất định trong
toàn bộ tiến trình họp nhóm, điều đó được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 3.4. Một số ý nghĩa của việc đặt câu hỏi
Mục đích Dạng câu hỏi
Tạo cho cộng đồng hứng thú để
suy nghĩ và đưa ra ý kiến
Bạn có ý kiến như thế nào về?
Lôi kéo người ít nói tham gia Doanh, bạn nghĩ gì về?
Công nhận những người có đóng
góp quan trọng, đồng thời khuyến
khích sự tham gia của những
người khác
Thanh, đây là một ý kiến hay, bạn
có thể nói rõ hơn về nói cho chúng
tôi?
Kiểm soát thời gian họp
Bạn có ý kiến nào khác không
trước khi chúng ta chuyển sang
phần khác?
Hiểu rõ thông qua việc khám phá
ra hai mặt của một vấn đề
Đây là một cách để quan sát. Chúng
ta hãy nhìn từ mặt bên kia. Điều gì
sẽ xảy ra nếu?
Hãy đọc kỹ và trả lời những câu hỏi sau:
Đâu là lỗi sau trong những câu hỏi này? Tại sao?
Làm thế nào để chữa lại những câu hỏi đó? (Bạn có thể cần hỏi nhiều hơn để có được câu trả
lời chính xác)
1. Hỏi một người nông dân: Thu nhập của anh có đủ không?
2. Hỏi một người bán hàng ở thôn: Anh chỉ có một 1 ha ruộng lúa, có phải vì thế mà anh
không đủ lương thực không?
3. Hỏi một người phụ nữ đang nhặt củi: Chị làm gì hàng ngày?
4. Hỏi một trưởng thôn: Anh đánh giá du lịch dựa trên cộng đồng như thế nào?
5. Hỏi một chủ nhà trọ: Anh nghĩ du lịch dựa trên cộng đồng có tốt cho cộng đồng của anh
không?
6. Hỏi một thành viên trong hội đồng thôn,: Tại sao đường làng lại bẩn thế ạ?
7. Thôn có kế hoạch làm du lịch dựa trên cộng đồng. Liệu điều đó có khiến các chủ nhà trọ
thấy vui không?
8. Trước đây khai thác gỗ trái phép rất nhiều nhưng hiện tại thì không còn nữa. Liệu có phải
do đội gác rừng làm việc hiệu quả hơn không?
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)
c. Diễn giải nội dung
- Diễn giải nội dung là sử dụng từ ngữ của mình để nhắc lại những
gì người khác nói.
- Diễn giải nội dung thường được sử dụng khi người nói trình bày
dài hoặc không rõ ràng.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)
c. Diễn giải nội dung
- Diễn giải nội dung đem lại lợi ích cho cả người nói, người thúc
đẩy và người nghe.
- Riêng đối với người thúc đẩy, để có thể diễn giải nội dung chính
xác thì yêu cầu phải lắng nghe một cách cẩn thận.
- Đối với người nghe, họ có thêm cơ hội để nhận biết là mình có
hiểu đầy đủ những gì người nói chuyển tải hay không.
- Đối với người nói:
+ việc có người lắng nghe mình là một động lực để tiếp tục ý
kiến của mình.
+ Đồng thời, thông qua diễn giải nội dung, người nói có thể
xem lại xem ngôn ngữ mình sử dụng có dễ hiểu đối với người nghe
hay không? Trên cơ sở đó điều chỉnh lại bài nói của mình.
Làm thế nào để thực hiện diễn giải?
• Bước 1: cần phải lắng nghe một cách cẩn thận bài nói ngay từ đầu, cố
gắng khắc phục những trở ngại trong khi lắng nghe;
• Bước 2: Dùng ngôn ngữ của mình để tóm tắt lại nội dung của bài nói, nên
bắt đầu với các cụm từ: “nói cách khác”, “ý bạn là...”, “như vậy là”;
• Bước 3: Kiểm tra lại diễn giải của mình thông qua câu hỏi ngược trở lại
người trình bày: “đúng không?”, “tôi hiểu như vậy có đúng không?”Tiếp
tục hỏi cho tới khi nội dung được làm rõ.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)
d. Phát hiện
- Phát hiện là hỏi những câu hỏi giữa chừng nhằm làm rõ nội dung
được đề cập, đồng thời khích lệ người nói tiếp tục.
- Trên cơ sở tập trung lắng nghe, người thúc đẩy có thể phát hiện ra
những ý tưởng quan trọng, bất ngờ, đôi khi cả người nghe, người
nói cũng không phát hiện ra.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)
e. Khuyến khích đối thoại
- Đối thoại là hình thức trao đổi thông tin tự do giữa các thành viên
trong nhóm, thông qua đối thoại, mọi người có cơ hội để hiểu
nhau hơn.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)
e. Khuyến khích đối thoại
So với thảo luận, đối thoại có một số ưu thế như sau:
• Tạo được không khí tin tưởng lẫn nhau;
• Tạo được sự cởi mở để chia sẻ, lắng nghe và học hỏi;
• Khuyến khích hiểu biết chung;
• Hiệu quả hơn trong việc giải quyết vấn đề;
• Hiệu quả hơn trong việc ra quyết định có sự tham gia.
Bảng 3.5. Sự khác biệt giữa đối thoại và thảo luận
Đối thoại Thảo luận
- Dựa trên quan điểm cùng nhau
suy nghĩ;
- Có trách nhiệm hiểu quan
điểm của người khác;
- Đầu óc cởi mở;
- Lắng nghe;
- Các câu hỏi mở;
- Khẳng định;
- Tìm ra giải pháp tốt nhất.
- Dựa trên sự thi đua;
- Có trách nhiệm chi phối các ý
kiến khác;
-Đầu óc dè dặt;
- Nói;
- Phát biểu;
- Khẳng định quan điểm của mình;
- Tìm kiếm giải pháp.
Khi có đối thoại đúng mực, cần tạo ra một môi trường, trong đó
mọi người tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm và cố
gắng đạt được sự nhất trí.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân
g. Điều chỉnh và tìm ra những điểm chung
- Điều chỉnh là việc bám sát và điều khiển các dòng ý kiến khác
nhau trong khi thảo luận nhóm.
- Điều chỉnh đặc biệt hữu ích trong những tình huống khi mọi
người không tập trung lắng nghe lẫn nhau. Ai cũng muốn đưa ra
ý kiến riêng của mình mà không để ý tới mục đích thực sự của
cuộc thảo luận.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân
g. Điều chỉnh và tìm ra những điểm chung
- Người thúc đẩy có thể đưa cuộc thảo luận quay về với mục đích
ban đầu bằng câu nói: “chúng ta hãy quay trở lại với chủ đề
đang thảo luận”.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân
Điều chỉnh như thế nào?
- Thông báo để nhóm dừng cuộc thảo luận và tóm tắt “có lẽ chúng ta
đang có ba cuộc thảo luận” và liệt kê các chủ đề đang thảo luận;
- Kiểm tra tính chính xác bằng câu hỏi “có đúng không?”;
- Không ủng hộ hoặc ưu tiên bất kỳ cuộc thảo luận nào.
- Không nên hỏi nhóm xem họ muốn tiếp tục thảo luận vấn đề gì?
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân
Làm thế nào để tìm ra điểm chung?
- Khi cuộc thảo luận có quá nhiều điểm khác nhau thì trước khi
chuyển sang một đề tài khác, cần phải thống nhất lại các ý kiến
bằng việc tìm ra những điểm giống và khác nhau.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân
Làm thế nào để tìm ra điểm chung?
- Dừng cuộc thảo luận và thông báo cho nhóm là sẽ tóm tắt
những điểm giống nhau và khác nhau;
• Tóm tắt những điểm khác nhau;
• Tóm tắt những điểm giống nhau;
• Kiểm tra sự chính xác: “Có đúng không?”
• Thống nhất về các điểm chung cho cuộc thảo luận.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)
h. Đưa và nhận phản hồi
- Phản hồi là những nhận xét cá nhân về một hoặc nhiều việc làm
hoặc hành vi của một người nào đó chứ không nhận xét về bản
thân người đó.
- Cần lưu ý là, chỉ đưa ra những nhận xét tiêu cực sẽ không mang
tính khuyến khích cũng như không giúp được người nhận phản
hồi thay đổi hành động của họ.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp
h. Đưa và nhận phản hồi
Có hai loại phản hồi khác nhau như: phản hồi khẳng định, phản
hồi xây dựng
+ Phản hồi khẳng định:
• Công nhận, ví dụ: Cám ơn việc làm của bạn;
• Nhận xét tích cực, ví dụ: Tuyệt vời, chúng tôi thấy bạn làm
việc rất tốt
• Đề cập đến những điểm tốt, ví dụ: Trình bày của bạn có cấu
trúc rõ ràng, bạn đã vận động được khá nhiều người
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân
h. Đưa và nhận phản hồi
+ Phản hồi xây dựng
- Đưa ra đề nghị và kiến nghị để cải thiện tình thế, ví dụ: tổ chức
cuộc họp vào ban đêm; đề nghị ai đó thay đổi cách xưng hô,
phát biểu, dẫn dắt cuộc họp;
- Có hai bên liên quan trong quá trình phản hồi: bên đưa và bên
nhận phản hồi.
+ Trong khi người đưa phản hồi đưa ra các nhận xét thì người
nhận phản hồi chỉ nên lắng nghe.
+ Người nhận phản hồi có thể hỏi lại nếu thông điệp phản hồi
không rõ ràng.
Chuỗi cảm xúc của người nhận phản hồi xây dựng diễn ra theo
trình tự như sau:
Phủ nhận
Bực tức
Bào chữa
Chấp nhận
Thay đổi hành động
Người thúc đẩy cần cố gắng sao cho người nhận phản hồi hoặc chính
mình khi nhận phản hồi sẽ bắt đầu với giai đoạn bào chữa thay vì phủ
nhận hoặc bực tức.
Đưa phản hồi như thế nào để đạt được mục đích
phản hồi?
- Công thức đưa phản hồi hợp lý: “Khi bạn(hành vi
cụ thể) tôi(cảm xúc cụ thể)bởi vì(hậu quả của
hành vi).
Bảng 3.6. Một số gợi ý về việc đưa phản hồi
Đưa phản hồi (nên bắt đầu với
những điểm tích cực)
Ví dụ tồi Ví dụ tốt
Nên cụ thể, tránh nhận xét chung
chung
Công việc của
bạn không được
tốt.
Tôi nghĩ rằng bạn nên cải
thiện kỹ năng viết báo cáo.
Nên là những việc liên quan đến
công việc (hoặc hành vi), mà
không liên quan đến tính con
người
Bạn đang thực sự
quấy rầy tôi.
Việc bạn luôn phàn nàn đã
làm tôi khó chịu.
Mang tính mô tả hơn là đánh giá
Bạn đang làm
hỏng thành công
của chúng ta.
Nếu bạn làm thế thì tôi e
rằng thành công của chúng
ta sẽ không được như mong
đợi.
Đưa ra phương án thay đổi (chấp
nhận phản hồi tiêu cực nhưng phải
đưa ra kiến nghị)
Phương pháp bạn
đang sử dụng
không phù hợp
trong tình huống
này.
Bạn có nghĩ rằng việc dùng
phương pháp phát hiện sẽ
hiệu quả hơn thay vì
phương pháp mà bạn đang
sử dụng.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân
Nhận phản hồi như thế nào để đạt được mục đích phản hồi?
- Người nhận phản hồi thường cảm thấy không hài lòng nhưng đó là
những bài học kinh nghiệm rất bổ ích. Để việc nhận phản hồi hiệu
quả, nên:
• Lắng nghe phản hồi, không nên phản đối hoặc phản ứng ngay lập
tức;
• Đảm bảo hiểu phản hồi;
• Hỏi lại để làm rõ và cho minh họa nếu phản hồi không rõ;
• Không nên lệ thuộc vào một nguồn thông tin (mọi người sẽ không
tin tưởng vào một ý kiến cá nhân);
• Không nên đề nghị phản hồi nhưng không muốn nghe;
• Quyết định sẽ làm gì sau khi nhận phản hồi.
Lưu ý:
- Người nhận phản hồi sẽ thấy rất lúng túng nếu có quá nhiều
phản hồi.
Người thúc đẩy phải quyết định số lượng phản hồi. Số lượng
phản hồi thích hợp tùy vào từng trường hợp.
- Đặc biệt, không nên cường điệu phản hồi.
Nhận phản hồi là một việc làm rất khó, nếu cường điệu thêm,
sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
Phương
pháp
Mô tả khái quát Rất hữu ích cho
Biểu đồ
thời gian
Dữ liệu theo thời gian hoặc các sự kiện,
xu hướng dài hạn hơn
Hiểu lịch sử của thực tiễn trong khu vực
mục tiêu
Lịch mùa
vụ
Mô tả bằng sơ/ biểu đồ những sự kiện
hoặc xu hướng theo mùa
Kế hoạch thời gian mà người dân sắp
xếp để quản lý tài nguyên
Đi lát cắt Bản đồ sử dụng đất dựa trên việc đi qua
một số nơi cụ thể
Chất lượng và số lượng tài nguyên thiên
nhiên
Bản đồ tài
nguyên
Bản đồ xác định các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và tài nguyên khác
Sự tồn tại của tài nguyên thiên nhiên
được chia sẻ
Bản đồ xã
hội
Bản đồ mô tả những đặc điểm xã hội cơ
bản
Tiếp cận với dịch vụ và cơ sở hạ tầng
và mối quan hệ giữa các bên liên quan
Xếp hạng
sở thích
Xếp thứ tự dựa trên so sánh cặp với
những lý do cụ thể
Sinh kế và chiến lược QLTNTN, tài
sản, sự tiếp cận với các dịch vụ.
Xếp hạng
ma trận
Xếp thứ tự ưu tiên dựa trên những tiêu
chí xác định với điểm số nhất định
Tiếp cận với các nguồn khác nhau của
thu nhập và sản phẩm, cơ sở hạ tầng,
chiến lược sinh kế, các lựa chọn đầu tư
Xếp hạng
giàu nghèo
Sắp xếp các hộ gia đình theo nhóm kinh
tế xã hội
Chiến lược và tài sản cần thiết để thoát
khỏi đói nghèo, các mối quan hệ giữa
các nhóm xã hội
Biểu đồ
Venn
Trình bày theo biểu đồ những sự tương
tác mang tính thể chế cơ bản
Vốn xã hội, mối quan hệ giữa nhóm xã
hội, môi trường thể chế và chính sách
LẬP DANH SÁCH CÁC YẾU TỐ/SỰ VẬT (VÍ DỤ: ĐỊA ĐIỂM,
CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH...) MÀ CÁC THÀNH VIÊN MUỐN
THỂ HIỆN TRÊN BẢN ĐỒ (5)
BỔ SUNG THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT TRONG TRƯỜNG
HỢP NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG CẢM THẤY CẦN THIẾT (1)
THẢO LUẬN BẢN ĐỒ VỚI NGƯỜI DÂN (2)
LẬP BẢN ĐỒ NGHIÊN CỨU CÓ SỰ THAM GIA (3)
XÁC ĐỊNH CÁC BIỂU TƯỢNG CHO MỖI ĐỊA ĐIỂM VÀ
CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH (8)
CHUẨN BỊ MỘT TỜ GIẤY BẢN RỘNG (HAY BẢNG GHIM) (4)
BẮT ĐẦU BẰNG VIỆC VẼ MỘT HAY HAI ĐỊA ĐIỂM
QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN BẢNG GHIM (6)
VẼ CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG LÊN
BẢN ĐỒ (SỬ DỤNG CÁC LOẠI BIỂU TƯỢNG ĐÃ ĐƯỢC
XÁC ĐỊNH TỪ TRƯỚC). VÍ DỤ: GIA ĐÌNH THU NHẬP
CAO, TRUNG BÌNH VÀ THẤP) (7)
LẬP DANH SÁCH CÁC YẾU TỐ/SỰ VẬT (VÍ DỤ: ĐỊA ĐIỂM,
CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH...) MÀ CÁC THÀNH VIÊN MUỐN
THỂ HIỆN TRÊN BẢN ĐỒ (5)
BỔ SUNG THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT TRONG TRƯỜNG
HỢP NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG CẢM THẤY CẦN THIẾT (1)
THẢO LUẬN BẢN ĐỒ VỚI NGƯỜI DÂN (2)
LẬP BẢN ĐỒ NGHIÊN CỨU CÓ SỰ THAM GIA (3)
XÁC ĐỊNH CÁC BIỂU TƯỢNG CHO MỖI ĐỊA ĐIỂM VÀ
CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH (8)
CHUẨN BỊ MỘT TỜ GIẤY BẢN RỘNG (HAY BẢNG GHIM) (4)
BẮT ĐẦU BẰNG VIỆC VẼ MỘT HAY HAI ĐỊA ĐIỂM
QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN BẢNG GHIM (6)
VẼ CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG LÊN
BẢN ĐỒ (SỬ DỤNG CÁC LOẠI BIỂU TƯỢNG ĐÃ ĐƯỢC
XÁC ĐỊNH TỪ TRƯỚC). VÍ DỤ: GIA ĐÌNH THU NHẬP
CAO, TRUNG BÌNH VÀ THẤP) (7)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gdtt_mtchuong_3_thuc_day_cong_dong_1944.pdf