Bài giảng Dự án và chu trình dự án

Tài liệu Bài giảng Dự án và chu trình dự án: Chương 1 Dự án và chu trình dự án Bài 1: Dự án đầu tư 1. Đầu tư và sự cần thiết đầu tư theo dự án 1.1. Đầu tư * KN: Đầu tư được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một số hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả lớn hơn trong tương lai.  Liên quan đến các yếu tố trong tương lai nên bất kỳ công cuộc đầu tư nào cũng mang yếu tố rủi ro và bất trắc.  Các nguồn lưc hy sinh: tiền, sức lao động, trí tuệ, tài nguyên, thời gian.  Các kết quả đạt được: các giá trị kinh tế mới tăng lên; một sự cải thiện về đời sống vật chất, tinh thần của một nhóm người hay của toàn xã hội; một sự cải thiện về môi trường sinh thái. * Phân loại hoạt động đầu tư: Căn cứ vào đặc điểm của các hoạt động đầu tư mà người ta có nhiều cách phân loại khác nhau. ở đây xin giới thiệu một cách phân loại theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư. Theo quan hệ của chủ đầu tư, các hoạt động đầu tư được chia làm 2 loại:  Đầu tư gián tiếp: Là hì...

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Dự án và chu trình dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 Dự án và chu trình dự án Bài 1: Dự án đầu tư 1. Đầu tư và sự cần thiết đầu tư theo dự án 1.1. Đầu tư * KN: Đầu tư được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một số hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả lớn hơn trong tương lai.  Liên quan đến các yếu tố trong tương lai nên bất kỳ công cuộc đầu tư nào cũng mang yếu tố rủi ro và bất trắc.  Các nguồn lưc hy sinh: tiền, sức lao động, trí tuệ, tài nguyên, thời gian.  Các kết quả đạt được: các giá trị kinh tế mới tăng lên; một sự cải thiện về đời sống vật chất, tinh thần của một nhóm người hay của toàn xã hội; một sự cải thiện về môi trường sinh thái. * Phân loại hoạt động đầu tư: Căn cứ vào đặc điểm của các hoạt động đầu tư mà người ta có nhiều cách phân loại khác nhau. ở đây xin giới thiệu một cách phân loại theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư. Theo quan hệ của chủ đầu tư, các hoạt động đầu tư được chia làm 2 loại:  Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động đầu tư.  Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại được chia làm 2 loại: đầu tư dịch chuyển: Là hình thức đầu tư trong đó người có tiến mua lại một số cổ phần đủ lớn để có quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tư dịch chuyển không làm tăng lên tài sản của xã hội mà chỉ làm thay đổi đối tượng sở hữu tài sản của doanh nghiệp mà thôi. Đầu tư phát triển: Là hình thức đầu tư để mở rộng, cải tạo hoặc tạo mới những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được một sự tăng trưởng mới trong tương lai. 1.2 Sự cần thiết đầu tư theo dự án Khi đời sống kinh tế xã hội càng phát triển thì các hoạt động đầu tư càng có vai trò quan trọng. Có thể nói , không một cơ sở sản xuất kinh doanh nào tách rời khỏi các hoạt động đầu tư. Các hoạt động đầu tư có quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp nên trước khi tiến hành các công cuộc đầu tư người ta phải có những sự trù bị trước, tính toán trước để đảm bảo cho công cuộc đầu tư đạt kết quả cao nhất, tránh được những bất lợi có thể xảy ra. Quá trình đó chính là quá trính lập dự án đầu tư. 2 Dự án đầu tư 2.1 KN: Đứng trên các quan điểm khác nhau người ta đưa ra các khái niệm khác nhau về dự án đầu tư . Chung quy lại có một số quan điểm sau: Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. - Xét về hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động của một công cuộc đầu tư theo một kế hoạch nhất định nhằm đạt được những lợi ích nhất định trong tương lai. - Xét về nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau, được kế hoạch hoá nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Nghị định 52/CP ban hành ngày8/7/1999 về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng định nghĩa về dự án như sau: DAĐT là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, năng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. * Đặc trưng của dự án Từ các khái niệm trên đây cho phép ta thấy được đặc trưng của một dự án: - Dự án có tính duy nhất: Mỗi dự án đều là độc lập với nhau và mang tính đơn nhất, tức là các dự án không mang tính lặp lại và là sản phẩm duy nhất. - Dự án không phải là một ý định hay phác thảo mà có tính cụ thể với những mục tiêu xác định, rõ ràng nhằm đáp ứng một nhu cầu riêng biệt. - DA tồn tại theo một chu kỳ sống với điểm bắt đầu và kết thúc cụ thể. - Vì liên quan đến các thực thể trong tương lai nên bất kỳ dự án nào cũng chứa đựng các yếu tố rủi ro và bất trắc. 2.2 Phân loại dự án đầu tư Phân loại dự án đầu tư là việc sắp xếp các dự án khác nhau vào các nhóm khác nhau để việc quản lý các dự án được dễ dàng và khoa học. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau người ta phân các dự án thành các loại sau: 1. Căn cứ vào người khởi xướng  DA cá nhân  DA tập thể 2. Căn cứ vào phân ngành KTXH:  DA sản xuất  DA thương mại  DA xây dựng 3. Căn cứ vào địa chỉ khách hàng:  DA SX trong nước  DA xuất khẩu 4. Căn cứ vào thời gian tiến hành:  DA ngắn hạn  DA trung hạn  DA dài hạn 5. Căn cứ vào quy mô  Dự án nhóm A:  Bao gồm các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh quốc phòng và các dự án có tính chất bảo mật quốc gia. Các dự án này không tính đến mức vốn đầu tư Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only.  Các dự án sản xuất chất độc hại, chất cháy nổ (không phụ thuộc vào mức vốn đầu tư), các dự án công nghiệp quan trọng như công nghiệp điện, khai thác , chế biến dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy( bao gồm cả mua, đóng tàu, lắp giáp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biến, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường bộ có mức vốn đầu tư trên 400 tỉ đồng VN.  Các dự án thuỷ lợi, giao thông, các công trình cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, xây dựng nhà ở có vốn đầu tư trên 200 tỉ đồng VN.  Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới, các dự án công nghiệp nhẹ như: sx đồ sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông lâm sản có vốn đầu tư trên 100 tỉ đồng VN  Các dự án y tế giáo dục, văn hoá, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa hoc.có vốn đầu tư trên 75 tỉ đồng VN  Dự án nhóm B:  Các dự án công nghiệp quan trọng như công nghiệp điện, khai thác , chế biến dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy( bao gồm cả mua, đóng tàu, lắp giáp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biến, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường bộ có mức vốn đầu tư từ 30- 400 tỉ đồng VN.  Các dự án thuỷ lợi, giao thông, các công trình cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, xây dựng nhà ở có vốn đầu tư từ 20- 200 tỉ đồng VN.  Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới, các dự án công nghiệp nhẹ như: sx đồ sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông lâm sản có vốn đầu tư từ 15- 100 tỉ đồng VN  Các dự án y tế giáo dục, văn hoá, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa hoc.có vốn đầu tư từ 7-75 tỉ đồng VN.  Các dự án nhóm C:  Các dự án công nghiệp quan trọng như công nghiệp điện, khai thác , chế biến dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy( bao gồm cả mua, đóng tàu, lắp giáp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biến, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường bộ có mức vốn đầu tư dưới 30 tỉ đồng VN.  Các dự án thuỷ lợi, giao thông, các công trình cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, xây dựng nhà ở có vốn đầu tư dưới 20 tỉ đồng VN.  Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới, các dự án công nghiệp nhẹ như: sx đồ sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông lâm sản có vốn đầu tư dưới 15 tỉ đồng VN Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only.  Các dự án y tế giáo dục, văn hoá, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa hoc.có vốn đầu tư dưới 7 tỉ đồng VN. Bài 2: Chu trình dự án 1 Chu trình dự án Chu trình dự án là tập hợp các bước công việc được tiến hành từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một dự án đầu tư, gồm 5 bước công việc chính như sau Sơ đồ chu trình dự án  Xác định dự án Là giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra những lĩnh vực, ngành nghề có khả năng đầu tư để từ đó định hướng được cơ hội đầu tư hay đưa ra được những ý tưởng đầu tư ban đầu. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là tiến hành nghiên cứu các cơ hội đầu tư.  Xây dựng dự án (lập dự án ): Sau khi đã xác định được lĩnh vực và lựa chọn được cơ hội đầu tư có triển vọng, chủ đầu tư phải tiến hành phân tích và viết dự án. Xây dựng dự án là giai đoạn nghiên cứu chi tiết ý đồ đầu tư trên các phương diện kỹ thuật, tài chính, xã hội, tổ chức và quản lý.Để thực hiện được những nghiên cứu trên, người xây dựng dự án phải tiến hành thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết về thị trường, môi trường, nguồn nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ và các chủ trương, chính sách của nhà nước có liên quan.Kết quả cuối cùng của giai đoạn Xây dựng dự án Thẩm định dự án Thực thi dự án Nghiệm thu – tổng kết dự án Xác định dự án Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. này là bản văn kiện dự án (Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hay luận chứng kinh tế kỹ thuật). Bản luận chứng kinh tế kỹ thuật là căn cứ quan trọng để các cấp có thẩm quyền xét duyệt và cấp phép đầu tư; là căn cứ để nhà đầu tư vay vốn, kêu gọi vốn, huy động vốn và ký kết các hợp đồng kinh tế liên quan. Với các dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp trước khi tiến hành nghiên cứu khả thi, đòi hỏi phải tiến hành các nghiên cứu tiền khả thi.  Thẩm định dự án Đây là giai đoạn dự án được các cơ quan hữu quan xem xét tính khả thi về các mặt như tính pháp lý, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Thẩm định dự án nhằm xác minh lại toàn bộ những tính toán và kết luận mà dự án đưa ra và trên cơ sở đó cơ quan thẩm định sẽ đưa ra quyết định cho phép hay yêu cầu sửa đổi, điều chỉnh hoặc xây dựng lại dự án.  Thực thi và giám sát dự án Là quá trình dự án được cấp giấy phép đầu tư và bắtđầu bỏ vốn thực hiện đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh. Việc giám sát trong giai đoạn này chủ yếu là giám sát về thời gian thực hiện, chi phí, việc thực hiện mục tiêu dự án. Quá trình theo dõi, giám sát này càng kỹ lưỡng càng đảm bảo tính hiệu qủa của dự án.  Nghiệm thu tổng kết dự án Đây là giai đoạn cuối cùng của chu trình dự án được tiến hành sau khi dự án đã kết thúc. Mục đích của công việc này là nhằm đánh giá những thành công và thất bại của dự án để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý và điều phối dự án. 2 Quá trình xây dựng dự án 2.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư Là giai đoạn nghiên cứu để tìm ra các lĩnh vực, ngành nghề có triển vọng đầu tư. Việc nghiên cứu cơ hội đầu tư được tiến hành trên hai cấp độ: + Cơ hội đầu tư chung: Là các cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ vùng, ngành, cả nước. + Cơ hội đầu tư cụ thể: là cơ hội được xem xét ở cấp độ từng đơn vị sản xuất. Cơ hội đầu tư được phát hiện trong giai đoạn này là những cơ hội đầu tư cụ thể. 2.1.1 Các căn cứ để phát hiện cơ hội đầu tư: a. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của vùng, lĩng vực hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, cơ sở. b. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vùng, địa phương. c. Hiện trạng sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trong và ngoài nước cũng như của địa phương. d. Tiềm năng về tài nguyên, lao động và những lợi thế khác của vùng 2.1.2 Mục đích của nghiên cứu cơ hội đầu tư - Cung cấp cho các nhà viết dự án những thông tin cơ bản nhất , tổng thể nhất về nhu cầu cũng như khả năng của việc đầu tư. - Cung cấp cho các nhà hoạch định chiến lược các thông tin về nhu cầu, khả năng phát triển kinh tế xã hội của vùng, ngành làm cơ sở để lên kế hoạch phát triển cụ thể của từng ngành, vùng. Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. - Cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin về khả năng và cơ hội đầu tư trong ngành, vùng. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung được tiến hành bởi các cấp quản lý vĩ mô của nhà nước như Bộ kế hoạch đầu tư, các sở kế hoach đầu tư các tỉnh, thành phố). Cơ hội đầu tư cụ thể được tiến hành bởi các nhà đầu tư và được tiến hành một cách riêng biệt, độc lập riêng cho từng dự án. 2.2 Nghiên cứu tiền khả thi Là bước nghiên cứu tiếp theo của nghiên cứu cơ hội đầu tư. Nghiên cứu tiền khả thi chỉ bắt buộc với các dự án nhóm A, dự án sử dụng vốn ODA. Nội dung nghiên cứu tiền khả thi giống như trong nghiên cứu khả thi nhưng ở mức độ đơn giản hơn. 2.3 Nghiên cứu khả thi Nghiên cứu khả thi là quá trình soạn thảo dự án trên cơ sở những kết quả của nghiên cứu cơ hội đầu tư và nghiên cứu tiền khả thi. ở giai đoạn này, toàn bộ các hoạt động của dự án được tính toán và trình bày một cách hệ thống và chính xác, bao gồm các hoạt động xây lắp, mua sắm và quy trình sản xuất kinh doanh của dự án. Dự án nghiên cứu khả thi hay luận chứng kinh tế kỹ thuật là cơ sở để trình duyệt dự án. Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfC1_Du an va chu trinh du an.pdf
Tài liệu liên quan