Bài giảng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nền kinh tế hùng mạnh của ailen

Tài liệu Bài giảng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nền kinh tế hùng mạnh của ailen: Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 1 Biên dịch: Hải Đăng 9-706-007 NGÀY 26 THÁNG BẢY NĂM 2005 LAURA ALFARO, STEPHEN McINTYRE VÀ VINATI DEV1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ NỀN KINH TẾ HÙNG MẠNH CỦA AILEN “The World’s Best Country (Các quốc gia tốt nhất trên thế giới)”1 --- The Economist Intelligent Unit, 2005 Vào năm 1987, Ailen là thành viên nghèo nhất của Liên minh châu Âu (EU) và đứng bên bờ vực vỡ nợ. Việc trả lãi nợ vay và nợ gốc chiếm đến 1/3 nguồn thu chính phủ và sự can thiệp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dường như chẳng mấy chốc sẽ xảy ra. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 17% và Tổng Sản phấm Quốc nội (GDP) bình quân đầu người chỉ bằng 69% so với mức trung bình của EU.2 Sự di dân xảy ra trên khắp đất nước và vì các sinh viên đại học tốt nghiệp đổ xô chạy ra khỏi đất nước nhằm tìm kiếm việc làm lên đến c...

pdf34 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nền kinh tế hùng mạnh của ailen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 1 Biên dịch: Hải Đăng 9-706-007 NGÀY 26 THÁNG BẢY NĂM 2005 LAURA ALFARO, STEPHEN McINTYRE VÀ VINATI DEV1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ NỀN KINH TẾ HÙNG MẠNH CỦA AILEN “The World’s Best Country (Các quốc gia tốt nhất trên thế giới)”1 --- The Economist Intelligent Unit, 2005 Vào năm 1987, Ailen là thành viên nghèo nhất của Liên minh châu Âu (EU) và đứng bên bờ vực vỡ nợ. Việc trả lãi nợ vay và nợ gốc chiếm đến 1/3 nguồn thu chính phủ và sự can thiệp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dường như chẳng mấy chốc sẽ xảy ra. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 17% và Tổng Sản phấm Quốc nội (GDP) bình quân đầu người chỉ bằng 69% so với mức trung bình của EU.2 Sự di dân xảy ra trên khắp đất nước và vì các sinh viên đại học tốt nghiệp đổ xô chạy ra khỏi đất nước nhằm tìm kiếm việc làm lên đến con số hàng ngàn, những triển vọng của Ailen cũng dường như biến mất đi cùng với họ. Trong hơn một thập niên kế tiếp, Ailen đã trải qua một sự chuyển dịch kinh tế đáng chú ý. Từ năm 1990 đến 2000, tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,3% mà trong đó tốc độ tăng trưởng cao nhất - gần 10% - trong giai đoạn từ 1995 đến 2000.3 Cho đến lúc đó, mức GDP bình quân đầu người của Ailen đã vượt mức của Anh và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 5%.4 Thặng dư ngân sách đã trở thành định chuẩn và tất cả nợ quốc gia đã trả hết và hàng ngàn người di cư nay đã trở về. Mức độ của sự phục hồi này là chưa từng có tiền lệ trong thế giới các nước phát triển và đã giúp cho nền kinh tế Ailen có được một biệt hiệu là Con Hổ Vùng Celtic. Sự hồi sinh này đã tạo ra rất nhiều sự chú ý trên toàn thế giới. Các học giả, ký giả, và chính trị gia đã tìm cách xác định một “viên đạn bạc” - một nguyên nhân cơ bản duy nhất giải thích cho sự bùng nổ này. Một số chuyện gia qui sự tăng trưởng cho các sáng kiến chính sách ví dụ như sự thương lượng tập thể hay những cải cách giáo dục, hoặc các nhân tố ngoại sinh ví dụ như các khoản chuyển nhượng của EU và tỷ giá hối đoái có lợi. Nhưng nhiều nguời tin rằng câu trả lời nằm ở Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI), mà đã tăng mạnh xuyên suốt thập niên 1980, đạt mức trung bình trên 2,5 tỷ đô la Mỹ mỗi năm trong suốt nửa sau của thập niên này.5 (Xem Bảng 1a và Hình 1b biểu diễn dòng FDI chảy vào Ailen). Cho đến năm 2002, tổng lượng FDI bình quân đầu người tại Ailen cao thứ nhì trên thế giới (chỉ sau Hồng Công và gấp đôi mức trung bình của EU6). Vào tháng Bảy năm 2003, Nhóm Chiến lược Doanh nghiệp (ESG), một cơ quan độc lập gồm các viện sĩ và nhà kinh doanh hàng đầu, được chính phủ Ailen ủy thác để làm báo cáo về tương lai của nền kinh tế nước này.7 Báo cáo của cơ quan này kết luận rằng FDI thực sự đóng một vai trò rất quan trọng: 1 Laura Alfaro, Trợ lý Nghiên cứu Vinati Dev và Stephen McIntyre (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, 2005) đã chuẩn bị nghiên cứu điển hình này. Các nghiên cứu điển hình HBS chỉ được phát triển thành cơ sở cho thảo luận trên lớp học. không có ý định dùng những trường hợp này như là sự xác nhận, nguồn dữ liệu sơ cấp, hay các minh họa cho việc quản lý hiệu quả hay không hiệu quá. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 2 Biên dịch: Hải Đăng Thành quả kinh tế của Ailen chủ yếu được tạo ra bởi một số tương đối nhỏ các doanh nghiệp thuộc sở hữu nước ngoài, những người mà chọn Ailen làm căn cứ để phục vụ cho thị trường châu Âu. Tác động của các công ty này đối với nền kinh tế là rằng nó che dấu hiệu quả kinh tế nói chung là nghèo nàn của khu vực kinh tế bản xứ, với ngoại lệ là một số nhỏ các công ty có hiệu quả cao.8 Nhưng lúc đó, chi phí gia tăng, nạn thiếu hụt lao động, giá nhà tăng chóng mặt9 và đồng euro tăng giá đã xói mòn năng lực cạnh tranh của Ailen và đe dọa sự thành công được thúc đẩy bởi xuất khẩu của nước này. Có những quan ngại rằng khi các áp lực về thị trường lao động gia tăng, mức lương thực tế sẽ tăng nhanh hơn năng suất, qua đó làm giảm lợi nhuận và sự khuyến khích đối với FDI. Điều dường như cũng có thể xảy ra là rằng các ưu đãi về trợ cấp, mà một số người luận cứ rằng có vai trò cốt yếu trong việc thu hút FDI, sẽ có thể bị cắt giảm đi hay bãi bỏ. Bởi vì nhiều vùng tại Ailen sẽ không còn được xếp loại là vùng “Mục tiêu Một”, Liên minh châu Âu sẵn sàng cắt giảm đáng kể mức viện trợ không hoàn lại và có hoàn lại mà Ailen có thể đề xuất.10 Thêm nữa, trong khi Ailen đã đồng ý duy trì một mức thế suất thuế doanh nghiệp thấp cho đến tận năm 2010 thì đã có những tin đồn rằng nước này sẽ không chống đỡ nổi áp lực của EU11 nhằm gia tăng thuế suất. Vì vậy những thực tiễn mới này đã đặt ra các câu hỏi liệu Ailen có thể tiếp tục thu hút đáng kể FDI như đã từng làm được trong quá khứ hay không? Nếu luận điểm của ESG là đúng - sự tăng trưởng chủ yếu là do FDI – thì điều này sẽ làm thay đổi đáng kể các phản ứng chính sách của Ailen và những nổ lực của các nước khác nhằm mô phỏng Con Hổ Vùng Celtic. Tại sao nước này rất thành công trong việc thu hút FDI? Nhưng liệu FDI có thực sự là động lực chính đằng sau sự bùng nổ này? Điều gì giải thích cho sự tăng trưởng kinh tế? Và, quan trọng nhất là liệu sự bùng nổ này có thể duy trì được lâu? Nền tảng Lịch sử Nền Độc lập và cuộc Nội chiến Ailen hiện đại ngày nay được hình thành vào năm 1921, khi sau một cuộc chiến kéo dài 5 năm, Anh và Ailen ký kết một hiệp ước hoà bình chấm dứt gần tám thế kỷ nằm duới quyền cai trị thuộc địa của Anh quốc. Hiệp ước này đại thể chia cắt hòn đảo này theo yếu tố tôn giáo thành Nhà nước Ailen Tự do (Irish Free State), mà chủ yếu hình thành từ dân số theo đạo Thiên chúa, và Bắc Ailen với phần lớn dân số theo đạo Tin lành, mà vẫn là một phần của Liên hiệp Anh (xem Hình 2 về bản đồ Ailen). Theo hiệp ước này, Nhà nước Ailen Tự do được yêu cầu phải tuyên thệ trung thành với Nữ hoàng. Những người ủng hộ chế độ cộng hòa Ailen đã phản ứng dữ dội hiệp ước này và một cuộc nội chiến đẫm máu đã xảy ra sau đó. Vào năm 1923, các lực lượng ủng hộ hiệp ước đã chiến thắng trong cuộc chiến nhưng Ailen đã trở thành một quốc gia bị tổn thương. Chính phủ mới kế thừa một cơ sở hạ tầng cực kỳ kém phát triển; ngay cả các dịch vụ cơ bản như là điện và nước vẫn còn thiếu. Tỷ lệ thất nghiệp và di cư là rất cao. Hơn nữa, đất nước này có một khu vực công nghiệp chế tạo hầu như không hiện hữu. Mặc dù không phát triển, nhưng nền kinh tế Ailen chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp và phụ thuộc rất lớn vào thương mại với Vương quốc Anh. Ban đầu, Ailen theo đuổi một chính sách thương mại tự do, nhưng điều này đã thay đổi khi nhà lãnh đạo của đảng chính trị Fianna Fáil, Eamon de Valera trở thành thủ tướng vào năm 1932. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 3 Biên dịch: Hải Đăng Sau khi chiến thắng với một cương lĩnh dân túy mà nhấn mạnh đến sự tự cung tự cấp của quốc gia, chính phủ de Valera đã ban hành hai đạo luật mà đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế và ở một mức độ nào đó là về chính trị. Theo Đạo luật Tài chính của năm 1932, mức thuế quan của Ailen đã cao gấp hai lần so với thuế quan của Hoa Kỳ và cao hơn 50% so với mức thuế quan của Vương quốc Anh. Đạo luật Kiểm soát hàng Chế tạo của năm 1932 đòi hỏi quyền sở hữu đa số của Ailen trong các liên doanh sản xuất mới. Thị trường Wall Street sụp đổ và cuộc Đại Khủng hoảng đã gây ra một sự hồi sinh trên toàn thế giới về chủ nghĩa bảo hộ vào thời điểm này và các chính sách của de Valera đã nhận được sự ủng hộ rộng khắp. Trong một bài thuyết trình tại Trường Cao đẳng Đại học Dublin, John Maynard Keynes đã nói, “Nếu tôi là một người Ailen thì tôi sẽ tìm thấy rất nhiều điều hấp dẫn tôi trong quan điểm kinh tế hướng về sự tự cung tự cấp của chính phủ hiện tại của đất nước các bạn.”12 Thương mại và FDI Chính phủ của de Valera đã hướng Ailen vào một đường lối chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Nhưng cho đến những năm thập niên 1950, sự đình trệ về kinh tế của Ailen đã đặt ra yêu cầu phải có sự thay đổi. Một chương trình nghị sự hướng về thị trường hơn bắt đầu nhen nhóm trong nội bộ chính phủ, mà sau đó đã thông qua một số luật mới được thiết kế nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Đạo luật Tài chính năm 1956 đã đưa ra Biện pháp Giảm Thuế đánh trên Lợi nhuận Xuất khẩu (EPTR). Biện pháp này cho phép miễn 50% thuế đối với lợi nhuận có được từ hàng hóa chế tạo, và dự tính sẽ miễn 100% vào năm 1958.13 Chính phủ cũng gởi một thông điệp đến cộng đồng quốc tế rằng Ailen mở cửa cho hoạt động kinh doanh; vào năm 1957, Ailen gia nhập Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và nới lỏng các hạn chế của Đạo luật Kiểm soát hàng Chế tạo. Vào năm 1958, bộ trưởng bộ tài chính ủng hộ cho một sự dịch chuyển từ chủ nghĩa bảo hộ sang thương mại tự do và đề xuất rằng chính phủ nên khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua những sự nhượng bộ về thuế và các khoản trợ cấp mang tính khích lệ. Kết quả là, từ năm 1962 đến 1964, Ailen đã đơn phương giảm thuế quan. Vào năm 1965, Hiệp định Thương mại Tự do Anh-Ailen đã được ký kết. Với hiệp định này, Ailen hy vọng đạt được sự thương mại tự do của tất cả hàng hóa chế tác trước năm 1975. Có lẽ quan trọng nhất là việc Ailen gia nhập Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào năm 1967. Các chương trình kinh tế mới của thập nhiên 1960 đã mang lại một sự phục hồi nhất định cho Ailen (xem Bảng 3 về dữ liệu GDP, Bảng 4 về tài chính chính phủ và Bảng 5 về dữ liệu cán cân thanh toán). Tốc độ tăng trưởng GDP vượt mức 4% hàng năm, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp và nghèo cao đã gây khó khăn cho phủ quốc gia này và hệ thống giáo dục thì vẫn trong tình trạng hỗn độn. Một báo cáo năm 1965 về hệ thống giáo dục của Ailen nêu bật tỷ lệ bỏ học cao và trình trạng đổ nát của nhiều trường học. Vào năm 1968, bộ trưởng bộ giáo dục bãi bỏ học phí đối với giáo dục trung học, tăng độ tuổi rời trường tối thiểu từ 14 lên 15, và bãi bỏ chứng chỉ tiểu học (một hình thức thi tuyển sinh vào trường cấp hai). Ông ta cũng đảm bảo về pháp lý việc cung cấp điều kiện vệ sinh và sưởi ấm thích hợp. Những thay đổi này đã có một tác động tức thời đến số lượng trẻ em vào các trường trung học.14 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 4 Biên dịch: Hải Đăng Cơ quan Phát triển Công nghiệp Cơ quan Phát triển Công nghiệp (IDA) được thành lập vào năm 1949 như là một tổ chức của chính phủ nhằm xúc tiến đầu tư lớn hơn trên toàn Ailen.15 Sau đó, trong thập niên 1950 và 1960, khi việc chính phủ ủng hộ một chính sách công nghiệp với xuất khẩu là trọng tâm ngày càng trở nên rõ ràng hơn thì IDA tự thấy mình ở trung tâm của môi trường chính sách mới này. Với pháp chế thân thiện kinh doanh là nền tảng, IDA bắt đầu thu hút đầu tư mới từ khắp nơi trên thế giới. Ray Mac Sharry, Bộ trưởng Bộ Tài chính (1982, 1987-88) và Padriac White, Giám đốc Điều hành của IDA (1981-1990) thừa nhận rằng, “EPTR đã trở thành khuyến khích đầu tư đặc biệt nhất của IDA, và theo thời gian trở thành vũ khí hùng mạnh nhất của cơ quan này trong cuộc chiến về xúc tiến công nghiệp quốc tế.”16 IDA lẽ ra đã có “nhiều chiến thắng” trong thập niên 1960. Khi nhà sản xuất dược phẩm khổng lồ Pfizer vào năm 1969 quyết định thành lập một nhà máy tại Cork, sự kiện này được xem như một thành công lớn của IDA. Tuy nhiên, điều không rõ ràng là liệu chính tự thân những nổ lực xúc tiến của IDA hay các mối liên hệ Ailen-Mỹ đã hấp dẫn Pfizer đầu tư vào Ailen. Bản thân các quan chức của IDA thừa nhận rằng quyết định của Pfizer thành lập một nhà máy tại Ailen chủ yếu là do những nổ lực của John Mulcahy, một người mà đã di cư sang Mỹ trong suốt thời kỳ nội chiến tại Ailen, và vào thời điểm mà công ty quyết định đầu tư vào Ailen là thành viên của Hội đồng Quản trị và nắm giữ 1/3 cổ phần của công ty. Bất luận điều gì đã xảy ra thì cho đến giữa thập niên 1960, Ailen là một điểm đến của rất nhiều công ty nước ngoài, bao gồm cả General Electric. Việc thu hút được các công ty danh tiếng như vậy đã tạo cho những nổ lực của Ailen một sự tín nhiệm tức thì và dường như có một sự kết hợp của nhiều nhân tố, bao gồm sự ủng hộ của chính phủ đối với chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, những nổ lực xúc tiến của IDA và các mối liên hệ kinh doanh Mỹ-Ailen đã cùng đồng thời phát huy hiệu quả. Qua hơn 10 năm sau đó, đã có 450 công ty đã thương thảo các dự án mới hay mở rộng dự án cũ với IDA. Tuy vậy, cũng trong cùng khoảng thời gian này (khi sự cạnh tranh từ Anh, Pháp và các nước khác ngày càng mãnh liệt) IDA đã quan ngại rằng “Ailen đã không còn mặt trận xúc tiến đầu tư mà tất cả chỉ dành cho riêng mình”17 Không nản lòng, IDA theo đuổi một kế hoạch táo bạo nhằm định vị Ailen như là một điểm đến có khả năng sinh lời cao nhất tại châu Âu. Chiến dịch tiếp thị trực tiếp của IDA đã xác định các công ty hàng đầu hứa hẹn và IDA đến tiếp xúc trực tiếp các công ty này để thuyết phục họ đến đầu tư tại Ailen. Trưởng bộ phận nghiên cứu và hoạch định của IDA trong những năm đầu thập niên 1970 đã mô tả các tiêu chuẩn chọn lựa các công ty như sau: (1) Chọn những công ty đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế xã hội cơ bản như: không quá thâm dụng vốn; hàm lượng lao động nam cao; sử dụng nguyên liệu và dịch vụ bản địa cao; yếu tố qui mô nhỏ. (2) Chọn những công ty mà có khả năng tạo ra những cơ hội tốt nhất cho sự ổn định thương mại và vì vậy là sự ổn định kinh tế, có tính đến các tiêu chuẩn thương mại như khả năng sinh lợi cao; tăng trường mạnh về cả yếu tố đầu ra lẫn thương mại quốc tế. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 5 Biên dịch: Hải Đăng (3) Chọn những công ty có sự phụ thuộc lớn về nguồn nhân lực khan hiếm, ví dụ như những người có kỹ năng, bởi vì điều này hàm ý một sự cam kết và ràng buộc lớn hơn. (4) Chọn những công ty mà có thể tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và vì vậy cho phép chúng ta bảo vệ các nguồn tài nguyên khác.18 Vào năm 1971, IDA thiết lập các nhóm đặc nhiệm và gởi những chuyên viên đến các nước như Hoa Kỳ, Hà Lan và Thụy Điển để trình bày các kế hoạch đầu tư chi tiết cho các công ty. IDA cũng dự báo lợi nhuận để chứng tỏ cho các công ty thấy rằng có thể ăn nên làm ra từ việc đầu tư sản xuất ở Ailen. Trong năm đầu tư, các chuyên viên của IDA đã trình bày cho 105 công ty. Cho đến năm 1973, các nhóm đặc nhiệm này đã thực hiện 2.600 lần giới thiệu đến các công ty trên toàn thế giới. Đến giữa thập niên 1970, những nổ lực của IDA và các hứa hẹn của thị trường chung đã mang các công ty như Gillette- Braun, Digital, Cross Pens, Baxter Travenol, Syntex, Merck Sharpe và Warner Lambert đến đầu tư tại Ailen. Thập niên 1970 đầy biến động Với việc gia nhập vào EU sắp đến như là nền tảng, Ailen đã đón chào thập niên 1970 với tinh thần lạc quan khi nước này lường trước việc tiếp cận được thị trường lớn hơn nhiều của EU. Thật vậy, với một nước cờ về pháp luật, Ailen đã có thể hứa hẹn các nhà đầu tư ngoại quốc về một thị trường hơn 200 triệu người là EU chứ không chỉ là thị trường nhỏ bé 3,6 triệu người của Ailen. Tuy nhiên, năm mà Ailen chính thức được công nhận tư cách thành viên của EU cũng là năm xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào tháng Mười năm 1973. Ailen, nước phải nhập khẩu trên 70% nhu cầu năng lượng cơ bản của mình, đã bị quẳng vào tình trạng hỗn loạn. Hơn nữa, một sự chuyển đổi cơ cấu trong nền kinh tế đã chuyển sự tăng trưởng sản xuất từ các ngành công nghiệp truyền thống bản địa sang các ngành công nghiệp hiện đại hướng về xuất khẩu mà đa phần thuộc sở hữu nước ngoài. Các công ty ngoại quốc chiếm chưa đến 1/3 tổng lao động công nghiệp vào năm 1973 và đơn giản là không có khả năng bù đắp cho tổn thất việc làm mà ngành công nghiệp bản địa phải hứng chịu.19 Chính phủ Ailen hiện phải đối mặt với một tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng tại nước nhà và giá dầu mỏ tăng gấp bốn lần trên thị trường quốc tế. Để ngăn chặn mức sống đang giảm sút, liên minh Fine Gael-Lao động đã phát động một chương trình tham vọng về chi tiêu công đi kèm với những sự cắt giảm thuế quan trọng. Sự mở rộng khu vực công này được tài trợ thông qua việc đi vay. Tổng chi tiêu cho phúc lợi xã hội tăng từ mức 6,5% của Tổng Sản phẩm Quốc gia (GNP) vào năm 1973 lên 10,5% vào năm 1977. (Xem Bảng 4 về tài chính chính phủ). Vào năm 1977, chính phủ cũ bị hất cẳng trong cuộc tổng tuyển cử và Fianna Fail trở lại nắm quyền lực. Chính phủ mới kế thừa một khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ, nhưng vẫn tiếp tục xu hướng chi tiêu thâm hụt. Để giữ lời với cương lĩnh tranh cử của mình, chính phủ mới bắt buộc phải tăng chi tiêu công để giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp và tài trợ cho chương trình này bằng việc gia tăng vay mượn. Cho đến thập niên 1970, IDA đã thu hút được một lượng đầu tư nước ngoài lớn chưa từng có tiền lệ nhưng tỷ lệ thất nghiệp dai dẳng đã làm nảy sinh nghi vấn về sự thành công trong chính sách công nghiệp của Ailen. Và để làm cho vấn đề này thêm phần Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 6 Biên dịch: Hải Đăng trầm trọng thì cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong thập niên 1970 đã ảnh hưởng mạnh đến Ailen, kéo đất nước này chìm sâu vào một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc. Câu hỏi về Chính sách Công nghiệp – Liệu FDI có tác dụng không? Mặc dù có sự hỗn loạn kinh tế vào giữa và cuối thập niên 1970, FDI vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, IDA đã phải chịu đựng những lời chỉ trích liên tục rằng chiến lược đầu tư nước ngoài mà tổ chức này chỉ đạo đã không đủ mạnh để có thể vực dậy nền kinh tế Ailen. Những nhà phê bình tự hỏi rằng liệu các nhà đầu tư nước ngoài có biện hộ được cho sự đối xử đặc biệt mà họ nhận được không, khi lưu ý rằng mặc dù có sự tăng trưởng mạnh trong các ngành sản xuất dược phẩm và hàng điện tử thì sự thành công của khu vực nước ngoài không lan tỏa xuống phần còn lại của nền kinh tế. Họ cũng buộc tội rằng những mối liên kết với các chi nhánh nước ngoài và ngành công nghiệp địa phương là hết sức hạn chế. (Xem Bảng 6 về các mối liên kết của các công ty nước ngoài trong ngành công nghiệp chế tạo). Như nhà lịch sử J.J. Lee đã từng viết, “nền công nghiệp bản địa khước từ sự tăng trưởng”20 Thật vậy, khi Ailen gia nhập Công đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1973 (sau này đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm 1993), những sự cắt giảm thuế quan đã đặt nền công nghiệp Ailen vào một sự cạnh tranh chưa từng có tiền lệ, mà đã gây ra một sự thất bại rộng khắp của các doanh nghiệp bản địa. Làn sóng chỉ trích rốt cuộc khiến cho Hội đồng Kinh tế Xã hội Quốc gia phải ủy thác ủy ban điều tra Telesis để xem xét lại chính sách công nghiệp của Ailen. Báo cáo năm 1982 là không lạc quan: Các hoạt động công nghiệp do nước ngoài sở hữu tại Ailen với một số ít ngoại lệ không biểu hiện những lĩnh vực hoạt động then chốt có khả năng cạnh tranh mà các công ty này tham gia vào; không sử dụng nhiều lao động có tay nghề; và không hội nhập một cách đáng kể với các ngành công nghiệp cung ứng phụ có kỹ năng và có thể trao đổi thương mại tại Ailen.21 Báo cáo này cũng thẳng thừng nêu rõ rằng chiến lược xúc tiến đầu tư nước ngoài của IDA là không thành công như “sự tuyên truyền hàm ý” của tổ chức này”.22 Trái lại, báo cáo này buộc tội rằng sự hỗ trợ dành cho các công ty nước ngoài nói chung, và trong ngành công nghiệp điện tử nói riêng, là quá nhiều. Để làm bằng chứng cho sự luận tội của mình, bản báo cáo lưu ý rằng chỉ có khoảng 30% số công ăn việc làm mà IDA từng công bố là thật sự được hiện thực hóa và các việc làm do các ngành công nghiệp nước ngoài tạo ra là không đủ bù đắp cho các công ăn việc làm mất đi trong các ngành truyền thống của Ailen. Các tác giả tiếp tục luận cứ rằng không có quốc gia nào thành công trong việc đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững mà không có một ngành công nghiệp bản địa vững mạnh và để cho điều này xảy ra thì các nhà chức trách Ailen phải nhấn mạnh rằng những công ty nước ngoài phải thiết lập các hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Ailen và ưu đãi cho các nhà cung cấp phụ của địa phương. Báo cáo này không hoàn toàn đổ lỗi cho các công ty đa quốc gia (MNC) về sự thiếu hội nhập, nhưng khẳng định rằng các MNC không có chọn lựa nào khác ngoài việc ký hợp đồng cung ứng với các công ty hải ngoại vì những nhà cung ứng bản địa thiếu kiến thức chuyên môn về các ngành kỹ thuật và cơ khí quan trọng.23 Cụ thể là bản báo cáo kêu gọi Ailen phải thực thi việc “nâng tỷ lệ ngân quỹ phân bổ cho các công ty xuất khẩu hay cung ứng có kỹ năng của bản địa từ mức thấp hơn 40%...lên 50% vào năm 1985 và 75% vào năm 1990.”24 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 7 Biên dịch: Hải Đăng Bản báo cáo kiến nghị rằng chính phủ Ailen nên chọn từ 50 đến 75 “người chiến thắng” – các công ty Ailen mà có sự quản lý được cho là đã đạt chất lượng hàng đầu – và hỗ trợ cho các công ty này trở nên có thể cạnh tranh được trên trường quốc tế.25 Bản báo cáo đề xuất rằng các công ty yếu hơn nên sử dụng các kỹ năng của họ hướng đến hoạt động định hướng xuất khẩu với sự hỗ trợ tiền của từ IDA.26 Cuối cùng, trong điều mà có vẻ như là đòn tấn công trực tiếp vào IDA, Báo cáo Telesis khẳng định rằng nổ lực phát triển để tạo ra ngành công nghiệp địa phương “phải đuợc tái tổ chức để nhấn mạnh đến việc xây dựng các doanh nghiệp Ailen vững mạnh về mặt cơ cấu hơn là các tổ chức mạnh để hỗ trợ cho các công ty yếu ớt.”27 IDA tranh luận về sự buộc tội của IDA rằng những khuyến khích và hỗ trợ cho công ty nước ngoài của Ailen là quá nhiều. IDA chỉ ra việc đến Ailen đầu tư của các công ty lớn hàng đầu như Apple, Bausch & Lomb và Fujitsu vào năm 198028 như là bằng chứng cho thấy rằng chiến lược của mình là có tác dụng và đổ lỗi sự quản lý kinh tế tồi của chính phủ, đặc biệt là tốc độ lạm phát cao, là nguyên nhân gây ra sự suy yếu các thị trường. Bất kể đâu nguyên nhân là gi đi nữa thì một nhà lịch sử lưu ý rằng các nổ lực nhằm xây dựng nên công nghiệp của Ailen đã thất bại thảm hại: Sáu mươi năm sau độc lập, năm mươi năm sau sự bảo hộ hoàn toàn…, mưởi lăm năm sau Hiệp định Thương mại Tự do Anh-Ailen, tám năm sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, một bộ khung doanh nghiệp bản địa có chất lượng đáp ứng yêu cầu đã không thể nổi lên được. Nền công nghiệp do Ailen sở hữu không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thậm chí nó còn không thể cạnh tranh trên thị trường nội địa. Cả cây gậy lẫn củ cà rốt, cả thương mại tự do lẫn bảo hộ đều không đủ để tạo ra một nền công nghiệp bản địa có khả năng cạnh tranh.29 Thập niên tám mươi: Khủng hoảng và Thay đổi Nhiều năm chi tiêu quá mức của chính phủ và tỷ lệ thất nghiệp cao đã khiến nền kinh tế Ailen phải trả giá. Cho đến năm 1982, thâm hụt ngân sách ở mức 13,2% GDP và thâm hụt cán cân thanh toán lên đến mức kỷ lục 14,6% GNP. Vào năm 1983, khi doanh nghiệp Black & Decker và công ty Telectron thuộc sở hữu của tập đoàn AT&T tuyên bố đóng cửa trong cùng một ngày, thì dường như là ngay cả khu vực nuớc ngoài, mà đến lúc đó vẫn tỏ ra có thể chống chọi được với cuộc khủng hoảng kinh tế vĩ mô, rốt cuộc cũng phải chào thua.30 Cho đến năm 1987, Ailen mắc nợ nặng nề và ở bên bờ vực sụp đổ kinh tế. Tỷ lệ nợ so với GDP lên đến 12,2%, thâm hụt ngân sách phình ra lên đến 12% GNP và tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên 17%.31 Chính phủ thực hiện các cải cách rộng khắp, cắt giảm chi tiêu chính phủ trong nổ lực giảm khoản nợ 12 tỷ bảng Ailen (1 bảng Ailen = 1,27 euro). Thủ tướng Ailen giải thích: Chúng tôi bắt buộc phải thực thi nhiều hơn nữa sự tiến bộ mà chúng tôi đã đạt được cho đến nay trong năm nhằm đưa chi tiêu công nằm trong tầm kiểm soát. Nếu chúng tôi không đạt được những sự cắt giảm quan trọng nhiều hơn nữa về chi tiêu thì sự tăng trưởng nợ khu vực công sẽ tiếp tục là một gánh nặng cho nền kinh tế, làm hạn chế tăng trưởng kinh tế và việc làm, và làm cho chúng tôi không thể thực hiện được sự phát triển đúng hướng.32 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 8 Biên dịch: Hải Đăng Các chủ doanh nghiệp, nông dân và các nghiệp đoàn tất cả đã chấp nhận kịch bản kinh tế ảm đạm và nhận thức được nhu cầu về các biện pháp khắc khổ trong ngắn hạn. Chính phủ tận dụng toàn bộ cơ hội của môi trường mới này và thúc đẩy các mối cộng tác xã hội2 giữa khu vực kinh tế và chính trị. Quan ngại rằng những biện pháp này sẽ gây ra sự tổn thuơng đáng kể cho các nghiệp đoàn và thành viên của mình, chính phủ đã thực thi cải cách thuế như là một lợi ích bù đắp. Trong năm 1987, Chương trình Phục hồi Quốc gia (PNR) - được biết đến như là một chương trình cộng tác xã hội - được hình thành. Đổi lại sự cắt giảm thuế là việc giới hạn tiền lương chi trả. Người ta hy vọng kết quả ròng sẽ là một sự gia tăng thật sự trong tiền luơng mang về nhà trả cho công nhân và giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp được tạo ra từ việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiệp định này cũng hứa hẹn rằng phúc lợi sẽ không phải chịu gánh nặng cắt giảm ngân sách bất cân xứng. Trước năm 1987, những lợi thế về năng suất giữa các công ty sở hữu nước ngoài đã thúc đẩy sự gia tăng tiền lương, mà sau đó lan toả đến các ngành công nghiệp bản địa. PNR duy trì xu hướng này và cho phép các công ty bản địa thực hiện việc tăng tiền lương theo sự tăng trưởng năng suất chậm hơn của họ. IDA được quyết định là sẽ đóng góp một phần vai trò trong sự hồi phục kinh tế. Tổ chức này tận dụng PNR bằng cách thiết lập một chương trình được thiết kế nhằm thu hút các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thâm dụng lao động đến Ailen. IDA cũng sử dụng một chiến dịch quảng cáo mới nhằm tái định vị Ailen: tổ chức này giới thiệu Ailen với khẩu hiệu “Chúng tôi là những người châu Âu trẻ trung” khi lưu ý rằng Ailen có dân số trẻ nhất tại châu Âu.33 IDA cũng chuyển trọng tâm của mình từ các ưu đãi về thuế và tài chính sang lực lượng lao động có học thức và tư cách thành viên của Liên minh châu Âu. Kết quả của những nổ lực này là IDA đã thu hút được một số các công ty mới đến đầu tư tại Ailen, bao gồm cả Motorola, Teradata, Stratus, EDS và Sandoz. Với việc lập lại trật tự trong chi tiêu ngân sách và sự tương đối ổn định về kinh tế vĩ mô như là nền tảng, những lợi ích từ tư cách thành viên EU bắt đầu giảm xuống. Công cụ chủ yếu của EU trong việc hỗ trợ quá trình tái co cấu kinh tế và xã hội xuyên suốt liên minh này là Đạo luật châu Âu Duy nhất (SEA) năm 1986. Thông qua đạo luật này, EU thực hiện những khoản chuyển nhượng trực tiếp cho Ailen, qua đó cung cấp các khoản trợ giá cho nông nghiệp và giải ngân các quỹ cơ cấu được sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng. Số tiền ròng hàng năm mà Ailen nhận được từ EU lên đến khoảng 6% GDP trong giai đoạn từ giữa thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990, trong đó khoảng 2/3 có liên quan đến nông nghiệp và 1/3 liên quan đến cơ cấu.34 Mặc dù những con số tuyệt đối là khá cao, nhưng người ta ước tính rằng các khoản chuyển nhượng này chỉ đóng góp chưa đến 3% mỗi năm cho tốc độ tăng trưởng GDP của Aile trong thập niên 1990.35 Thập niên 1990: Sự nổi lên của con Hổ vùng Celtic Cho đến năm 1990, tốc độ tăng trưởng GDP của Ailen đạt đến 8,5% và kim ngạch xuất khẩu của nước này tăng 23,5% từ năm 1985 đến 1990. Khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu của Ailen đã được cải thiện bởi tỷ giá hối đoái có lợi trong suốt những năm cuối thập niên 1980 cho đến thập niên 1990. Một sự phá giá 10% đồng bản tệ vào năm 1986, cùng với sức mạnh của đồng đô la Mỹ và bảng Anh vào cuối thập niên này, đã 2 Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự cộng tác xã hội. Trong phạm vi bài viết này, sự cộng tác xã hội đuợc hiểu là những thỏa ước cùng có lợi giữa nhà nước, doanh nghiệp và nghiệp đoàn (và có thể có thêm các tổ chức khác) với mục đích tạo ra một thị trường lao động toàn dụng. (Chú giải của dịch giả) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 9 Biên dịch: Hải Đăng gia tăng thêm khả năng cạnh tranh của Ailen. Vào năm 1996, chính phủ Ailen bãi bỏ học phí đại học trong một nổ lực cải thiện hơn nữa chất lượng của lực lượng lao động. Thập niên 1990 là thời điểm đầy hứa hẹn đối với Ailen. Được thúc đẩy một phần bởi sự bùng nổ công nghệ thông tin (IT) của Hoa Kỳ và việc hình thành Thị trường Chung châu Âu vào năm 1992, nền kinh tế Ailen đã tăng trưởng nhanh chóng và thu hút các khoản đầu tư nước ngoài lớn chưa từng có. Hơn nữa, kỷ luật ngân sách và những cải cách, được đặt ra theo tiêu chuẩn Maastricht vào năm 1992, đã tạo ra các khoản thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ so với GDP thấp hơn. Cuối cùng, một sự nâng giá đồng bảng Ailen khi gia nhập vào Hệ thống Tiền tệ châu Âu (EMS) đã làm cho khu vực xuất khẩu của Ailen có khả năng cạnh tranh cao hơn. IDA, quan ngại rằng các áp lực của EU trong việc gia tăng thuế, đã bắt đầu vận động hành lang chính phủ để gia hạn mức thuế suất. IDA đã thực hiện các nghiên cứu qua đó chứng minh rằng mức thuế suất thấp 10% trong ngành công nghiệp chế tạo là rất quan trọng đối với Ailen để nước này có thể giữ được khả năng cạnh tranh so với các nước châu Âu khác. Vào năm 1990, chính phủ Ailen gia hạn mức thuế suất 10% cho đến năm 2010. Sự kết hợp giữa thuế doanh nghiệp thấp và việc tiếp cận đã có đến thị trường châu Âu đã làm cho Ailen trở thành một chọn lựa hấp dẫn.36 Các ngành công nghiệp có tỷ suất lợi nhuận hoạt động cao, như công nghiệp dược phẩm, đặc biệt bị thu hút bởi môi trường thuế thấp. Nhiều nước EU đã phê phán chính sách thuế doanh nghiệp của Ailen, đặc biệt khi Ailen bắt đầu giành được những tỷ lệ khá lớn từ FDI của Hoa Kỳ. Một số người tin rằng một cuộc chạy đua cắt giảm thuế quan sẽ phát triển tại châu Âu, mà những sự cắt giảm thuế thay thế cho việc phá giá tiền tệ như là công cụ cạnh tranh. Nhưng Kieran McGowan, giám đốc điều hành của IDA từ năm 1989 đến 1999 đã mô tả những vấn đề mà các nước khác sẽ phải đối mặt nếu họ giảm thuế doanh nghiệp xuống bằng mức thuế tại Ailen: “Họ thấy rằng thật khó bắt chước chính sách thuế của chúng ta bởi vì họ phải bắt đầu với một dòng nguồn thu thuế doanh nghiệp rất lớn. Tại Ailen, chúng ta không có khu vực doanh nghiệp và vì vậy chúng ta không có gì để mất.”37 Trong cùng thời điểm, các công ty nước ngoài bắt đầu mở các nhà máy tại Ailen, phần lớn nhờ vào khả năng xác định và thu hút các công ty mục tiêu của Ailen (xem Bảng 7a về một cuộc điều tra tác động kinh tế của các công ty do IDA hỗ trợ, Bảng 7b về nước xuất xứ của các công ty này và Hình 7c về các văn phòng khu vực của IDA). Các nhân viên quốc tế dùng phần lớn thời gian tiến hành và phát triển các cuộc tiếp xúc cấp cao với những công ty mục tiêu và IDA sử dụng đội ngũ nhân viên lưu động của mình để thu thập thông tin tình báo về các xu hướng thị trường. Hội nghị hàng năm của IDA là một sự kiện quan trọng cho việc đúc kết và thống nhất những sự phản hồi và xác định các xu hướng và kiểu hình mới. Sự hiện diện của nhà sản xuất máy tính khổng lồ Intel vào năm 1990 là một thành công to lớn của Ailen nói chung và IDA nói riêng, và là ví dụ điển hình cho sự kiên trì và sáng tạo của IDA. Trước hết tổ chức này tiếp xúc với các nhà điều hành của Intel vào cuối thập niên 1970 và nuôi dưỡng mối quan hệ này trong hơn một thập niên cho đến khi các điều kiện trở nên thích hợp hơn cho việc đầu tư. IDA đề nghị với Intel một gói trợ cấp 157 triệu USD trải đều trong 10 năm. Nhưng Intel quan ngại đến sự thiếu vắng nguồn cung ứng đủ các kỹ sư có kinh nghiệm. IDA đã vạch ra một kế hoạch nhằm giải quyết mối quan ngại của Intel: McGowan lập ra một danh sách các kỹ sư Ailen đang làm việc trong ngành bán dẫn chủ yếu tại Hoa Kỳ, những người sẵn sàng quay trở lại làm việc tại Ailen. Như McGowan đã viết, “Chúng tôi trình lên Intel một Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 10 Biên dịch: Hải Đăng cuốn sổ với tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại của 85 người. Và tôi nghĩ rằng điều này đã gây ấn tượng với họ.”38 Nổ lực hết mình đã được tuởng thưởng và Intel đã chọn Ailen thay vì Xcôtlen làm địa điểm cho cả nhà máy sản xuất hệ thống máy tính lẫn bán dẫn của mình. Tại IDA, năm 1989, năm mà Intel công bố quyết định đầu tư tại Ailen, về sau được biết đến như là “năm của Intel.”39 Cho đến năm 2004, Intel đã sử dụng xấp xỉ 5.000 người tại Ailen. Trong vòng một vài năm tới, hầu như mọi công ty máy tính lớn đều đến Ailen: Dell, Gateway, Hewlett Packard và IBM tất cả đều bắt đầu sản xuất tại Ailen. Tỷ phần dòng FDI vào EU của Ailen đã tăng ba lần trong một thời gian ngắn từ năm 1991 đến năm 1994 khi nước này thu hút khoảng 40% khoản đầu tư vào ngành điện tử của Hoa Kỳ tại châu Âu.40 Như Michael Dell, người sáng lập ra công ty máy tính Dell, giải thích trong một bài viết trên báo, “Điều gì hấp dẫn chúng tôi? [Một] lực lượng lao động có trình độ học vấn cao và các trường đại học tốt gần đó. [Ngoài ra,] Ailen có một chính sách công nghiệp và thuế mà hỗ trợ rất nhất quán cho hoạt động kinh doanh, bất kể đảng phái chính trị nào đang nắm quyền. Tôi tin tưởng điều này bởi vì có không ít người còn nhớ đến những thời điểm hết sức tồi tệ của việc phi chính trị hóa sự phát triển kinh tế. [Ailen cũng có] một mạng lưới giao thông và hậu cần rất tốt và một vị trí tốt - dễ dàng chuyển sản phẩm sang các thị trường lớn tại châu Âu một cách nhanh chóng.”41 IDA cũng chịu trách nhiệm trong việc nhận thức tiềm năng của Ailen như là một tổng đài thông tin trong sứ mệnh thu thập thông tin tình báo hải ngoại vào đầu thập niên 1990. IDA thương lượng với công ty điện thoại quốc gia một giao dịch nhằm có được sự cắt giảm cước phí gọi quốc tế để đổi lại sự gia tăng khối lượng cuộc gọi và IDA lập ra một danh sách những người làm việc có thể nói được nhiều thứ tiếng nhằm chứng tỏ rằng mình có đủ nguồn cung lao động thích hợp.42 Ailen đã xây dựng trên cơ sở lợi thế của người đi đầu và trở thành địa điểm lựa chọn cho các trung tâm tiếp xúc khách hàng liên châu Âu. Vai trò của FDI: cuộc Tranh luận Dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào khổng lồ đã là một cú sốc tích cực quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế trong thập niên 1990… Tỷ phần của Ailen trong tổng dòng vốn đầu tư chảy vào Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tăng mạnh trong thập niên 1990, đạt đến mức lớn hơn rất nhiều tỷ phần GDP của Ailen trong khối này. - OECD, Economic Survey (Điều tra Kinh tế), 1999. Cho đến những năm đầu thập niên 1990, sự thành công của khu vực nước ngoài là hiển nhiên và người ta ngày càng chấp nhận rộng rãi rằng sự gia tăng đáng kinh ngạc trong xuất khẩu của Ailen hầu như đến từ các công ty nước ngoài có định hướng xuất khẩu táo bạo. Mặt khác, một điều cũng rất rõ là xuất khẩu bản địa vẫn dậm chân tại chổ nếu xét về mặt giá trị thực (đã khử lạm phát) và rằng nền kinh tế nội địa nhìn chung là tụt hậu. Những nhà phê bình đổ lỗi cho chính sách xem FDI là chủ đạo dẫn dắt phải chịu trách nhiệm về sự thay đổi này và đưa ra nhiều số liệu thống kê để minh chứng cho sự buộc tội của mình. Đáng lưu ý nhất là có một tỷ lệ thất nghiệp cao mà biến thiên từ 14% đến 16% xuyên suốt những năm đầu của thập niên 1990.43 Một số khác thì khẳng định rằng đây là một thứ phẩm của hiện tượng “thất nghiệp-tăng trưởng” mà đi kèm cùng với Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 11 Biên dịch: Hải Đăng chính sách xem FDI là chủ đạo. Họ cũng chỉ ra khoảng cách chênh lệch lớn giữa GDP và GNP,44 mà họ lập luận, chứng tỏ cho thấy các công ty nước ngoài đã xuất khẩu lợi nhuận. Như là bằng chứng thêm nữa về sự thiếu hụt các mối liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài, các nhà phê bình này chỉ ra rằng tỷ phần đầu tư trong thu nhập quốc dân Ailen đã giảm đáng kể trong những năm đầu thập niên 1990. Vì vậy, trong khi một mặt ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng FDI đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của Con Hổ Vùng Celtic thì người ta cũng ngày càng thừa nhận rằng khu vực nước ngoài có rất ít mối liên hệ với hoạt động kinh doanh của địa phương và rằng chính sách tập trung vào FDI đã mang lại ít thành tựu xét về mặt tạo ra một nền kinh tế nội địa mạnh mẽ. Để phản ứng lại sự chỉ trích ngày càng tăng lên này, chính phủ Ailen đã tách IDA thành hai thực thể vào năm 1994. IDA Ireland (IDA Ailen) tiếp tục chú trọng vào việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khi Enterprise Ireland (Doanh nghiệp Ailen) tập trung nguồn lực của mình vào việc phát triển các ngành công nghiệp bản địa. Cả hai tổ chức này đều báo cáo lên Forfás, ủy ban cố vấn và chính sách quốc gia, một tổ chức trung ương mà thông qua đó quyền lực được ủy thác cho IDA Ailen và Doanh nghiệp Ailen. Vào năm 1998, Doanh nghiệp Ailen phát động Chương trình Liên kết Quốc gia (NLP).45 Trong chương trình này, các đại diện của NLP sẽ xác định các nhu cầu về hợp đồng gia công của công ty nước ngoài và tìm cho họ nhà cung ứng tiềm năng phù hợp. Tuy nhiên, khi điều trở nên ngày càng rõ ràng là những nhà cung ứng địa phương đơn giản là không thể đáp ứng các tiêu chuẩn nước ngoài thì trọng tâm của NLP chuyển sang vai trò xây dựng năng lực. Mặc cho những nổ lực tột bật của NLP thì các cuộc điều tra đánh giá chương trình này kết luận rằng chỉ đạt được một mức tối đa khoảng 20% việc mua nguyên liệu từ nội địa Ailen. Hơn nữa, các cuộc điều tra này cũng nói lên rằng khó có khả năng để mức trần này có thể bị phá vỡ, nếu xét đến sự bất lực của các nhà cung ứg nội địa trong việc sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ cho khu vực công nghệ tinh vi. Chương trình bị loại bỏ vào cuối thập niên này, qua đó ủng hộ lập luận của một số nhà quan sát, những người nghi ngờ về lợi ích dài hạn của sự tăng trưởng do FDI tạo ra. Như Sean Dorgan, Giám đốc Điều hành của IDA lưu ý, “Có lẽ trong quá khứ chúng ta đã tập trung quá công khai vào việc tạo ra các mối liên kết. Có một thái độ của chủ nghĩa bảo hộ về vấn đề này”. Các mối liên kết thì khó có thể đo lường được nhưng IDA đã sử dụng chúng như là biến đại diện cho chi tiêu trực tiếp của các công ty nước ngoài trong nền kinh tế.46 Cuộc tranh luận về vấn đề các mối liên kết, mà đã là trọng tâm của chính sách FDI tại Ailen, đặc biệt gây cấn bởi vì một số người tin rằng chỉ riêng các mối liên kết có thể thúc đẩy tăng trưởng việc làm và sự phát triển của nền công nghiệp cung ứng phụ nội địa. Nhưng một số nghiên cứu kết luận rằng các công ty nước ngoài có xu hướng có các mối liên kết thấp hơn là các doanh nghiệp nội địa và rằng có những khác biệt giữa các khu vực/ngành về mức độ các mối liên kết tạo ra.47 Các học giả phân tích sự tương tác giữa các công ty nước ngoài và nội địa xác nhận rằng, thật ra có ít “sự cạnh tranh sản phẩm-thị trường” giữa hai đối tượng này. Họ lập luận nguyên nhân đằng sau việc này nằm ở nước xuất xứ và cơ cấu khác biệt của các công ty nước ngoài và nội địa. Các công ty nước ngoài tập trung chủ yếu vào những thị trường xuất khẩu ngoài Anh quốc và 80% lượng hàng xuất khẩu của họ đến từ các ngành hóa chất và dược phẩm; các doanh nghiệp trong nước trái lại tiếp tục xuất khẩu phần lớn đến thị trường nước Anh, và chỉ có 10% hàng xuất khẩu của họ là đến từ các ngành hóa chất và dược phẩm.48 Trong khi câu hỏi về các mối liên kết tiếp tục được tranh luận trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 12 Biên dịch: Hải Đăng các vòng chính sách của Ailen thì đến giữa thập niên 1990, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dường như ủng hộ cho những người ủng hộ FDI. Vào năm 1998, số liệu thống kê cho thấy rằng các công ty thuộc sở hữu nước ngoài thuê muớn 47% lực lượng lao động công nghiệp (tạo ra 82% sản lượng công nghiệp) và khoảng 75% lượng FDI này đến từ Hoa Kỳ. Hơn nữa, dữ liệu cũng cho thấy các chi nhánh nước ngoài của Hoa Kỳ tạo ra 16,5% GDP của Ailen.49 Với dữ liệu việc làm mới như là một cách thức khác đo lường sự thành công, những người ủng hộ FDI tiếp tục nhấn mạnh đến tác động tích cực của các công ty nước ngoài đến nền kinh tế Ailen. Trong số nhiều lợi ích khác, những người ủng hộ chỉ ra rằng FDI đã mang lại nguồn thu thuế doanh nghiệp đáng kể và khoản thu thuế bổ sung từ thuế thu nhập cũng như các loại thuế gián thu khác.50 Họ cũng cho thấy rằng với qui mô nhỏ của nền kinh tế Ailen thì ngay cả việc một công ty đa quốc gia (MNC) đưa ra thị trường chỉ một sản phẩm mới duy nhất cũng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế; ví dụ khi Pfizer đưa ra thị trường dược phẩm Viagra sản xuất tại Ailen thì sản lượng các sản phẩm hóa chất hữu cơ của nước này tăng lên đến 70%.51 Dữ liệu kinh tế vĩ mô cũng ủng hộ cho những nhận định này. Từ năm 1995 đến 1999, các MNC trực tiếp chiếm đến 85% sự tăng trưởng kinh tế,52 mặc dù sự tăng trưởng này tập trung phần lớn vào ba ngành công nghiệp chế tạo chính – hóa chất, máy tính và cơ khí điện (xem Bảng 8 về dữ liệu sở hữu và sản lượng công nghiệp chế tạo). Hơn nữa, vào cuối thập niên 1990, Ailen đã thu hút tất cả các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ thông tin: Gateway, Dell, AST, Apple, Hewlett Packard và Siemens Nixdorf về sản xuất máy tính; và Microsoft, Lotus và Oracle về phần mềm (xem Bảng 9 về số liệu thống kê trong ngành công nghiệp phần mềm). Chỉ riêng ba ngành này gộp lại đã chiếm đến 40% tăng trưởng GDP của Ailen trong suốt thập niên 1990 và 78% tăng trưởng công nghiệp vào năm 1998.53 Trong khi FDI gia tăng là chủ đề của thập niên 1990, sự suy thoái toàn cầu năm 2001 đã góp phần vào sự giảm sút mạnh luồng FDI vào Ailen. Sự tổn thất 13% công việc tại các công ty mà IDA hỗ trợ đi cùng xu hướng đi xuống này và sau đó đã làm dấy lên những mối quan ngại về tính dễ bị tổn thương của Ailen đối với các xung lực bên ngoài (xem Bảng 10 về việc làm tại các công ty mà IDA hỗ trợ và Bảng 11 về tiền lương tại Ailen). Trong khi nhiều nguời thấy sự phụ thuộc vào các công ty nước ngoài của Ailen là một mối đe doạ nghiêm trọng thì Dorgan quả quyết rằng đây là kết quả không thể tránh khỏi của sự toàn cầu hóa. Ông ta giải thích, “Nền kinh tế mở của chúng tôi làm giảm sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Sự cung ứng toàn cầu hiện nay là một thực tế.”54 Ailen chắc chắn đã nắm lấy thời cơ của toàn cầu hóa, khi đứng đầu trong Chỉ số Toàn cầu hóa của A.T. Kearney từ năm 2002 đến 2004. Dù vậy, những người khác bác lại lý do của Dorgan: Lập luận rằng sự toàn cầu hóa làm cho các công ty toàn cầu và địa phương là giống nhau về cơ bản là không đúng. Ví dụ, việc quản lý cấp cao của tập đoàn CRH55 được thực hiện tại Ailen, vì vậy các quyết định quan trọng là do những người sống và làm việc ở đây thực hiện. Con cái của họ đến trường tại Ailen và họ sẽ chiến đấu tích cực hơn để làm ra tiền ở đây. Sự kiện rằng CRH là một công ty cổ phần đại chúng với sở hữu đa số của nước ngoài là rất không phù hợp. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 13 Biên dịch: Hải Đăng - Frank Kennedy, Sáng lập viên của Delta Partners và thành viên của ESG Khi sự phụ thuộc FDI và tính dễ bị tổn thương xuất hiện trong những bài tường thuật của cuộc tranh luận, một số nhà bình luận lo lắng rằng sự bùng nổ này hoàn toàn là môt thứ phẩm của sự tăng trưởng của Hoa Kỳ hơn là một hiện tượng tự lực và của địa phương. Theo họ, thành công của Ailen trong việc thu hút các công ty công nghệ cao của Hoa Kỳ vào đầu tư tại đất nước mình trong thập niên 1990 trùng hợp với thời kỳ đầu cơ thị trường dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và những sự bùng nổ chưa từng có trong nhiều ngành công nghiệp mục tiêu của IDA. Ailen phải cõng trên lưng mình sự tăng trưởng này, mà dẫn đến những luận điệu cho rằng con Hổ vùng Celtic tự thân là một ảo tưởng - rằng sự tăng trưởng của Ailen chủ yếu được tạo ra từ sự cộng tác chặt chẽ với siêu quyền lực kinh tế Hoa Kỳ. Một nhà báo đã xót thương cho sự phụ thuộc quá nhiều của Ailen: Sự kiện rằng chúng ta quá phụ thuộc vào Hoa Kỳ là một sự thật quá rõ ràng. Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào nền kinh tế Hoa Kỳ và sự phụ thuộc của chúng ta bị làm cho thêm phần tồi tệ bởi các mối liên kết. Nếu Dell rút khỏi Ailen thì các công ty nội địa phục vụ cho công ty này sẽ lâm vào tình cảnh túng quẫn. Nhiều công ty nội địa hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài để hoạt động và tồn tại.56 Các nổ lực khác nhằm giải thích cho sự bùng nổ của Ailen tập trung vào lý thuyết bắt kịp - kết quả chắc chắn xảy ra của các chính sách kinh tế cẩn trọng sau hàng thập kỷ quản lý tồi. Tồi tệ hơn, một số người tuyên bố rằng sự bùng nổ này là sản phẩm ảo tưởng của việc chuyển giá mờ ám. Các mức thuế suất thuế doanh nghiệp thấp đã cám dỗ các công ty đa quốc gia thổi phồng mức lợi nhuận của các chi nhánh tại Ailen của mình. Điều này thường đạt được bằng cách ghi vào sổ sách các giao dịch nội bộ với mức giá chuyển giao mà phục vụ cho việc định vị tại Ailen một tỷ lệ phần trăm lớn trong lợi nhuận toàn cầu của công ty.57 Một số nhà quan sát tin rằng những thông lệ này đã phóng đại các con số về GDP của Ailen đến mức độ mà chúng hoàn toàn làm sai lệch thành quả kinh tế thực sự của nước này. Một số khác thì phản đối khi cho rằng các tốc độ tăng trưởng – trái với với các mức sản lượng tuyệt đối - vẫn không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về chuyển giá. Brian Cogan của Forfás phủ nhận quan điểm cho rằng sự bùng nổ này là bịa đặt: “Việc chuyển giá tự thân chỉ xuất hiện khi đồng tiền chảy vào và sau đó lại chảy ra. Nó không giải thích được tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, các mức kỹ năng gia tăng của công nhân và các mức thu nhập cao hơn tại Ailen.”58 Mặc dù tác động của việc chuyển giá đến GDP của Ailen rất khó lượng hóa nhưng đáng để lưu ý rằng bốn ngành công nghiệp FDI thịnh vượng – cô đặc cola, phần mềm, dược phẩm, và máy tính - đặc biệt ở vị thế hưởng lợi từ việc chuyển giá.59 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 14 Biên dịch: Hải Đăng Tương lai của nền Kinh tế Ailen “Kỷ nguyên Celtic, với tốc độ tăng trưởng hai con số đã thuộc về quá khứ. Khả năng cạnh tranh đã bị xói mòn…” - OECD Economic Outlook, tháng Mười Hai năm 2003 Khi thập niên mới ló dạng, một sự suy thoái toàn cầu, chủ yếu bị gây ra bởi cuộc khủng hoảng tại Hoa Kỳ, đã hãm lại đà tăng trưởng của nền kinh tế Ailen lần đầu tiên trong 11 năm. IDA công bố mức tổn thất việc làm kỷ lục tại các công ty thuộc sở hữu nước ngoài, khi số lượng nhân viên được thuê mướn trong ngành IT giảm 11% trong năm 2001 sau nhiều sự đóng cửa của các công ty danh tiếng như Motorola, Gateway và General Semiconductors.60 Ailen phải đối mặt với sự đe dọa cạnh tranh mới từ các nước tại Đông Âu, cũng như sức ép thường xuyên từ EU buộc Ailen phải tăng thuế suất thuế doanh nghiệp, mà đã tăng từ mức 10% lên 12,5% vào năm 20034 (xem Bảng 12 về so sánh các mức thuế suất thuế doanh nghiệp tại châu Âu và Bảng 13a và 13 b về so sánh dữ liệu kinh tế). Trong khi mức thuế suất này vẫn còn thuộc loại thấp nhất châu Âu thì nó làm dấy lên nỗi sợ hãi ám ánh về việc gia tăng thuế trong tương lai và đặt ra câu hỏi về khả năng duy trì của mức thuế suất thấp61, một luận điểm bị từ chối quyết liệt bởi một quan chức của Forfás, người lưu ý rằng, “Thuế có vai trò cực kỳ quan trọng, nhưng nó không đủ cho chính mình.”62 Trớ trêu thay, sự thành công trong kinh tế của Ailen trong thập niên 1990 đã làm xói mòn nhiều lợi thế cạnh tranh trước đây của nước này. Lạm phát cao hơn khá nhiều so với mức trung bình của EU, qua đó làm cho Ailen trờ thành quốc gia đắt đỏ thứ nhì trong khu vực đồng euro (sau Phần Lan) và tạo ra sự sử dụng rộng khắp thuật ngữ “Ailen đắt đỏ” của công chứng và phương tiện truyền thông đại chúng. Ailen đã trở thành một nơi làm kinh doanh đắt đỏ. Ngay cả việc nhập cư đáng kể cũng không thể ngăn ngừa sự thiếu hụt lao động, mà đến lượt mình tạo ra sự gia tăng tiền lương trong khu vực tư nhân và tạo áp lực lên các nghiệp đoàn buộc họ phải phản ứng. Những nỗi lo sợ ngày càng nhiều rằng sự cộng tác xã hội sẽ sụp đổ khi các nghiệp đoàn mưu cầu phần mình được hưởng trong sự thịnh vượng mới. Kieran McGowan giải thích nền tảng đã thay đổi như thế nào: “Trong thập niên 1980, mọi người có thể đồng ý về nhu cầu giảm tỷ lệ thất nghiệp. Bây giờ thì việc liệu dân chúng sẽ đặt sự thịnh vuợng của đất nước lên trên lợi ích cá nhân của mình hay không là điều không rõ ràng.”63 IDA đã nhanh chóng bắt đầu tái định vị đất nước, qua việc sử dụng mức thuế suất thấp, tiền lương, giáo dục và tư cách thành viên EU của Ailen như là những điểm sáng giá. IDA muốn “đưa Ailen vào số các nước đi đầu trong nền kinh tế toàn cầu… và [áp dụng một] tầm nhìn rộng hơn về những gì tạo ra FDI, với ít sự nhấn mạnh hơn đến số lượng việc làm và tập trung nhiều hơn vào chất lượng việc làm, các hoạt động giá trị gia tăng cao hơn, và làm cho Ailen trở thành một trung tâm của sự cách tân và sự quản lý chiến lược các chuỗi giá trị, hơn là việc đơn thuần chỉ là một nơi sản xuất hay dịch vụ cơ bản.”64 Mục tiêu là giảm sự phụ thuộc của Ailen vào sự sản xuất bằng cách nhắm tới mục tiêu về các phần còn chiếm tỷ lệ chưa tuơng xứng trong chuỗi giá trị ví dụ như nghiên cứu và phát triển, bán hàng, và tiếp thị. ESG vạch ra sự thách thức đáng kể phía trước: Theo các tiêu chuẩn toàn cầu, phần lớn khu vực sở hữu nước ngoài vẫn còn được định vị ở một điểm tương đối thấp trong chuỗi giá trị. Nghiên cứu và phát triển, tiếp thị hay các năng lực khác mà củng cố sức mạnh cạnh tranh của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 15 Biên dịch: Hải Đăng các doanh nghiệp này không phải là những hoạt động được thực hiện phần lớn tại Ailen.65 Việc lôi kéo những hoạt động này khỏi tổng hành dinh của các tập đoàn không phải là điều dễ dàng. IDA tin rằng các công ty có xu hướng giữ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) gần nước nhà và Ailen không có danh tiếng quốc tế như là một trung tâm nghiên cứu. Hơn nữa, vị trí ngoại vi của nước này tách biệt với các thị trường lớn, làm cho việc bán hàng và tiếp thị thêm phần khó khăn. Mặc dù phải đương đầu với những thách thức như vậy, IDA đã thành công trong việc thu hút khoảng 10% FDI của Hoa Kỳ vào châu Âu trong năm 2003.66 Một khi động lượng đã phát triển trong một ngành, “việc bán hàng đã qua kiểm chứng” sẽ làm cho việc thuyết phục người chơi kế tiếp chuyển đến Ailen trở nên dễ dàng hơn. Đến năm 2004, 13 trong số 15 công ty dược phẩm lớn nhất, 16 trong số 20 công ty thiết bị y tế hàng đầu và 7 trong số 10 công ty thiết kế phần mềm đầu bảng đã có cơ sở tại Ailen.67 Cũng có một số thành công được đánh giá cao trong ngành công nghệ. Chẳng bao lâu trước khi cổ phần hóa vào năm 2004, Google đã thiết lập trụ sở chính ở châu Âu tại Dublin. Mặc dù chức năng phát triển sản phẩm nổi tiếng của công ty này vẫn đặt ở Thung lũng Silicon thì văn phòng tại Ailen đã đảm nhận phần việc bán hàng và các hoạt động trên mạng tại các thị trường EMEA. Một nhà quản lý của Google giải thích sự chuyển đổi này: Có hai nhân tố quyết định: thuế thấp và một lực lượng lao động có thể nói được nhiều thứ tiếng. Ailen cung cấp một môi trường thuế rất ưu đãi, cũng giống như Thụy Sĩ và Hà Lan, và chúng tôi hết sức ấn tượng với số lượng ngôn ngữ sẵn có. Chúng tôi cũng có thể có được điều này tại Thụy Sĩ, nhưng với một chi phí lao động cao hơn nhiều. Chúng tôi không cảm thấy rằng mình có thể có được cùng con số ngôn ngữ như vậy ở Hà Lan. Hơn nữa, IDA đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều từ đầu đến cuối.68 Cũng trong cùng thời điểm này, Wyeth, công ty dược phẩm có doanh số 16 tỷ đô la Mỹ của Hoa Kỳ, tuyên bố các kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ euro vào hoạt động R&D tại Ailen, một phần được hỗ trợ bởi sự giảm thuế mới cho các khoản đầu tư R&D mà chính phủ Ailen áp dụng trong năm 2004. Sự phát triển các cụm ngành69 và các mối liên kết vững mạnh hơn giữa các trường đại học và doanh nghiệp được xem như đóng vai trò cốt yếu trong việc tạo ra một môi trường R&D tốt đẹp và Quỹ Khoa học Ailen (SFI) được hình thành trong năm 2003 nhằm khuyến khích sự hợp tác giữa giáo dục, chính phủ, và ngành công nghiệp. SFI dự tính đầu tư 652 triệu đô la Mỹ trong giai đoạn 2000-2006 cho các nhà nghiên cứu hàn lâm và các nhóm nghiên cứu trong hai lĩnh vực: công nghệ sinh học và công nghệ thông tin và truyền thông.70 IDA có vai trò trung tâm trong những sự phát triển này, nhưng một số nhà bình luận nghi ngờ rằng liệu tổ chức này có tự vươn xa quá mức không. Lý do tồn tại của tổ chức này luôn luôn là tạo ra công ăn việc làm và thành công của họ vì vẩy có thể được đo lường dễ dàng. Tuy nhiên, trong một kỷ nguyên toàn dụng lao động thì trọng tâm đã chuyển từ số lượng sang chất lượng việc làm và việc đánh giá hiệu quả hoạt động của IDA ngày càng trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, EU kỳ vọng là sẽ áp đặt những giới hạn trong năm 2006 về sự trợ giúp của nhà nước cho các công ty, qua đó loại bỏ một công cụ mà IDA có thể tùy ý sử dụng. Còn gây khó khăn hơn nữa là sự gia nhập của 10 nước thành viên mới vào EU đe dọa vị thế của Ailen như là sự lựa chọn cho căn cứ xuất khẩu của châu Âu. Chi phí thấp và lao động dồi dào của các nước này tương phản hết sức rõ rệt Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 16 Biên dịch: Hải Đăng với nước Ailen “mới”. Ngay cả lợi thế về ngôn ngữ của Ailen cũng bị trung hòa bởi sự thống trị của tiếng Anh trên toàn khu vực Đông Âu. Lợi thế về thuế của Ailen cũng bị đặt trong tầm ngắm, với sức ép từ Brussels nhằm hài hòa mức thuế doanh nghiệp trong toàn EU. Nhìn về phía trước Thành quả của Ailen kể từ năm 1987 là tuyệt vời nhưng sự tăng trưởng trong tương lai được kỳ vọng là sẽ khiêm tốn hơn. Một nhà kinh tế của IDA lưu ý: “Chúng ta ném ra bốn con át chủ bài cùng một lúc trong thập niên 1990 và điều này sẽ không lặp lại nữa – nhưng nó không cần phải xảy ra nữa.”71 Mặc dù người dân Ailen đã trở nên quen thuộc với sự thành công kinh tế, Sean Dorgan phủ nhận rằng sự tự mãn là không thể tránh khỏi: “Có lẽ tất cả các nước giàu có đểu trở nên béo phì và lười nhác. Nhưng tôi tin rằng chúng tôi vẫn còn đói bụng.”72 Việc xác định nguyên nhân của sự bùng nổ là rất quan trọng đối với việc duy trì sự bùng nổ đó và tương lai của Ailen tùy thuộc vào các bài học học hỏi được từ những năm là Con Hổ Vùng Celtic. Nếu sự tăng trưởng được tạo ra bởi FDI, như ESG tin là như vậy, thì có lẽ sự tập trung nên tiếp tục vào việc thu hút đầu tư tốt hơn từ nước ngoài. Nhưng điều gì xảy ra nếu FDI không phải là nguyên nhân chủ yếu? Liệu Ailen có quá phụ thuộc vào người nước ngoài? Liệu những nguồn lực khan hiếm có thể được dùng tốt hơn cho những cải cách giáo dục, cải thiện cơ sở hạ tầng hay khuyến khích các doanh nghiệp bản địa? Các nhà hoạch định chính sách có nhiều chọn lựa để tiến về phía trước. Bảng 1a. Dòng FDI vào Ailen phân theo hình thức đầu tư, 1975-2001 (triệu đô la Mỹ) Năm 1974 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2001 Đầu tư vào Vốn cổ phần n.a n.a n.a n.a n.a n.a 12127 5339 Lợi nhuận tái đầu tư n.a n.a n.a n.a 660 2006 10819 10432 Khác 51 158 286 164 -33 -560 -168 -5905 Tổng cộng 51 158 286 164 627 1446 22778 9866 Đầu tư ra Vốn cổ phần n.a n.a n.a n.a n.a n.a 3254 3765 Lợi nhuận tái đầu tư n.a n.a n.a n.a 365 820 1300 1973 Khác -571 -334 Tổng cộng 365 820 3983 5404 Nguồn: Lấy từ UNCTAD, cơ sở dữ liệu FDI. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 17 Biên dịch: Hải Đăng Hình 1b. Ailen: Dòng vào đầu tư trực tiếp tính bằng triệu đô la Mỹ Nguồn: Lấy từ United Nations Conference on Trade and Development (Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc), cơ sở dữ liệu FDI. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 18 Biên dịch: Hải Đăng Hình 2. Ailen Nguồn: CIA World Factbook, trang web của CIA, . Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 19 Biên dịch: Hải Đăng Hiệu đính: Bảng 3. Tài khoản quốc gia và các dữ liệu kinh tế khác (tỷ đô la Mỹ) 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2001 2002 2003 GDP (tỷ đô la Mỹ) 20,8 26,5 33,1 37,5 47,2 59,3 94,8 100,6 107,6 111,6 Chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của chính phủ 4,6 6,6 8,4 8,8 8,5 9,7 13,2 14,7 16,3 n.a Tích lũy tài sản cố định n.a 6,1 9,2 8,4 11,1 12,2 23,7 23,4 23,4 n.a Chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình 14,7 17,5 22,0 22,4 26,6 31,1 45,0 47,3 48,3 n.a Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 5,0 6,4 10,1 14,9 22,8 41,6 92,3 99,9 106,1 n.a Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 7,2 8,3 13,6 15,9 22,3 35,7 79,9 85,1 87,1 .. Thay đổi trong hàng tồn kho n.a -2,0 -3,1 -1,2 0,4 0,4 0,5 0,4 0,6 n.a Chi tiêu tính theo % của GDP Chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của chính phủ 21,9 25,1 25,5 23,4 18,0 16,4 13,9 14,6 15,1 n.a Chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, v.v 70,6 66,2 66,6 59,7 56,4 52,4 47,5 47,0 44,9 n.a Tích lũy tài sản cố định n.a 23,1 23,1 22,5 23,6 20,6 25,0 23,3 21,7 n.a Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 23,9 24,3 24,3 39,8 48,4 70,2 97,4 99,3 98,6 n.a Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 34,8 31,4 31,4 42,4 47,2 60,2 84,4 84,6 81,0 n.a GDP bình quân đầu người 7.005,3 8.327,1 9.719,7 10.590,4 13.458,1 16.463,0 24.848,4 26.035,3 27.373,1 27.932,0 Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của GDP bình quân đầu người (%) 4,13 3.37 3,14 1,73 4,91 4,11 8,58 4,78 5,14 2,04 Các dữ liệu khác Chỉ số giá tiêu dùng (2000=100) 10,3 19,2 37,1 66,2 77,9 88,2 100,0 104,9 109,8 113,6 Tổng dân số (triệu người) 3,0 3,2 3,4 3,5 3,5 3,6 3,8 3,9 3,9 4,0 Tỷ lệ thất nghiệp (% tổng lực lượng lao động) n.a n.a n.a 16,7 13 12,2 4,3 3,7 4,2 n.a Nguồn: Lấy từ World Development Indicators (WDI) (Chỉ số Phát triển Thế giới), World Bank (Ngân hàng Thế giới) Lưu ý: Tất cả dữ liệu thô được lấy từ cơ sở dữ liệu WDI. Chi tiêu tính theo % của GDP cũng như Thay đổi trong hàng tồn kho được tính bằng tay. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 20 Biên dịch: Hải Đăng Hiệu đính: Bảng 4. Tài chính chính phủ, tỷ bảng Ailen Năm 1980 1985 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Thu ngân sách 4,7 10,4 14,7 20,8 22,9 25,9 28,8 33,1 27,5 39,8 43,1 46,5 49,8 Chi ngân sách 6,0 12,9 15,7 21,9 23,0 24,9 27,1 30,9 33,0 38,7 43,3 46,3 49,6 Cán cân ngân sách -1,3 -2,5 -1,0 -1,1 -0,1 1,0 1,8 2,2 4,6 1,1 -0,2 0,2 0,2 Trả lãi nợ vay 0,5 1,6 2,2 2,1 1,9 1,8 1,9 1,3 0,9 0,2 0,2 0,3 0,3 Cán cân cơ bản -0,8 -0,8 1,2 1,0 1,8 2,7 3,6 3,5 5,5 1,3 0,0 0,5 0,5 Nợ công Theo tỷ lệ % của GDP Thu ngân sách 43,5 40,4 39,4 39,5 38,6 37,2 37,0 36,4 34,5 22,7 34,5 34,1 Chi ngân sách 53,8 43,2 41,5 39,6 37,2 34,9 34,5 32,0 33,5 33,8 34,3 33,9 Cán cân ngân sách -10,3 -2,8 -2,1 -0,1 1,5 2,3 2,5 4,4 1,0 -0,2 0,2 0,2 Trả lãi nợ vay 4,3 6,8 6,2 4,0 3,2 2,6 2,4 1,5 0,9 0,2 0,2 0,2 0,2 Cán cân cơ bản -6,2 -3,5 3,4 1,9 3,1 4,1 4,7 3,9 5,3 1,1 0,0 0,4 0,3 Nợ công 66,4 na 95,4 84,7 76,6 68,1 57,2 50,9 42,1 36,6 34,0 32,3 30,3 Tỷ giá hối đoái Bảng Ailen: đô la Mỹ (trung bình) 0,72 1,31 0,79 0,76 0,79 0,88 0,89 0,94 1,08 1,12 1,06 0,88 0,80 Nguồn: Lấy từ Economist Intelligence Unit Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 21 Biên dịch: Hải Đăng Hiệu đính: Bảng 5. Cán cân Thanh toán, tỷ đô la Mỹ 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Tài khoản vãng lai XK hàng hóa: FOB 3,0 8,2 10,1 23,3 44,4 73,5 77,6 84,2 89,6 98,7 NK hàng hóa: FOB -3,5 -10,5 -9,5 -19,4 -30,9 -48,5 -50,4 -50,8 -51,8 -59,2 Cán cân thương mại -0,5 -2,2 0,6 3,9 13,6 25,0 27,3 33,4 37,8 39,6 Dịch vụ: Có 0,6 1,4 1,3 3,4 5,0 18,5 23,5 28,6 38,0 47,2 Dịch vụ: Nợ -0,5 -1,6 -1,5 -5,2 -11,3 -31,3 -35,3 -42,0 -52,3 -58,5 Cán cân Hàng hóa và Dịch vụ -0,5 -2,4 0,4 2,2 7,3 12,3 15,4 20,1 23,5 28,2 Thu nhập: Có 0,3 0,8 0,8 3,3 5,1 27,6 28,9 27,3 32,2 38,5 Thu nhập: Nợ -0,4 -1,7 -2,9 -8,2 -12,4 -4,2 -45,2 -49,5 -58,3 -68,0 Cán cân Hàng hóa và Dịch vụ và Thu nhập -0,5 -3,3 -1,7 -2,7 -0,1 -1,3 -1,0 -2,1 -2,6 -1,2 Chuyển nhượng hiện tại, NIE, Có 0,5 1,4 1,3 3,1 3,0 4,1 7,4 7,7 7,2 7,0 Chuyển nhượng hiện tại, Nợ -0,1 -0,2 -0,3 -0,7 -1,2 -3,4 -7,1 -7,0 -6,6 -6,5 Tài khoản vãng lai, NIE -0,1 -2,1 -0,7 -0,4 1,7 -0,5 -0,7 -1,4 -2,1 -0,7 Cán cân thương mại theo % GDP Tài khoản vãng lai, NIE -1,4 -23,4 -8,1 -4,0 18,9 -5,7 -7,6 -15,4 -23,1 -8,2 Hàng hóa: XK FOB 33,3 39,4 49,7 49,3 66,8 77,6 75,8 69,3 73,6 64,2 Hàng hóa: NK FOB -38,7 -50,1 -46,6 -41,0 -46,4 -51,2 -49,2 -41,8 -42,5 -38,5 Cán cân thương mại -5,3 -10,7 3,1 8,3 20,4 26,4 26,6 27,5 31,1 25,7 Tài khoản vốn Tài khoản vốn, NIE -0,1 -2,1 -0,7 -0,4 1,7 -0,5 -0,7 -1,4 -2,1 -0,7 Đầu tư trực tiếp của Ireland ra nước ngoài 0,0 0,0 0,0 -0,4 -0,8 -4,6 -4,1 -8,5 -3,5 -11,3 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Ireland, NIE 0,2 0,3 0,2 0,6 1,4 25,5 9,6 29,1 26,6 13,7 Đầu tư gián tiếp, tài sản có, NIE 0,0 0,0 -0,1 -0,5 -1,1 -83,1 -111,3 -105,3 -161,3 -166,2 Đầu tư gián tiếp, tài sản nợ, NIE 0,1 0,2 1,1 0,3 0,8 77,9 89,1 68,8 106,4 135,9 Các tài sản có đầu tư khác, NIE -0,5 -0,5 0,0 -5,3 -16,6 -37,0 -21,4 -33,3 -48,9 -39,9 Các tài sản nợ đầu tư khác, NIE 0,7 2,8 -0,1 3,2 16,2 28,9 37,9 49,0 84,0 68,6 0,5 2,7 1,1 -2,0 0,0 7,9 0,0 1,9 1,0 3,5 Tài khoản tài chính, NIE Các khoản sai sót ròng 0,5 2,7 1,1 -2,0 0,0 8,9 0,0 -0,2 -0,1 3,5 Cán cân toàn bộ 0,0 0,1 -0,4 2,6 -0,2 -8,5 0,4 -1,3 -1,2 -4,6 Huy động vốn -0,3 -0,7 0,0 -0,6 -2,3 0,0 -0,4 0,3 1,9 1,4 Tài sản dự trữ quốc tế n.a n.a n.a n.a n.a n.a 5,6 5,5 4,2 n.a GDP (tỷ đô la Mỹ hiện hành) 9,1 20,9 20,4 47,3 66,5 94,8 102,4 121,4 121,7 153,7 Nguồn: Lấy từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cơ sở dữ liệu Thống kê Tài chính Quốc tế và Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI), Ngân hàng Thế giới (World Bank). Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 22 Biên dịch: Hải Đăng Hiệu đính: Bảng 6. Các mối liên kết của các công ty nước ngoài trong ngành công nghiệp chế biến: nguyên liệu thô của Ailen tính theo tỷ lệ phần trăm tổng mua nguyên liệu thô. 1986 1989 1992 1995 Công nghiệp chế biên không phải là thực phẩm 16,2% 16,5% 19,2% 19,8% (Triệu bảng Ailen) 353 546 734 1.326 Nguồn: Forfás Lưu ý: Không tính đến Thực phẩm, Đồ uống và Thuốc lá Bảng 7a. Điều tra về tác động kinh tế của các công ty do IDA hỗ trợ (tỷ euro) Điều tra 1999 2000 2001 2002 Doanh số 42,9 64,02 67,79 69,34 Xuất khẩu 38,2 58,22 63,14 65,17 Chi tiêu trực tiếp trong nền kinh tế trong đó 11,6 14,26 14,93 14,73 Chi phí tổng quỹ lương 4,0 5,04 5,44 5,34 Nguyên liệu của Ailen 4,7 4,28 4,51 4,38 Dịch vụ của Ailen 3,0 4,94 4,98 5,01 Chi tiêu trực tiếp tính theo % doanh số 27,1 22,30 22,00 21,20 Nguồn: Lấy từ Điều tra Kinh doanh hàng năm về Tác động Kinh tế được thực hiện bởi Forfás và quản lý bởi Ban Điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (ESRI). Lưu ý: Cuộc điều tra này được tiến hành đối với các công ty chế tạo và dịch vụ thương mại quốc tế có từ 10 nhân viên trở lên (loại trừ các công ty IFSC). Các kết quả có thể khác biệt so với các ước lượng trước đây do số liệu chỉnh sửa lại của các công ty và do sự khác biệt trong cơ sở những công ty trả lời từ giai đoạn của cuộc điều tra này sang cuộc điều tra khác. Bảng 7b. Nước xuất xứ của các công ty do IDA hỗ trợ, 2003 Nước xuất xứ Số lượng công ty Tổng số lao động Hoa Kỳ 489 89.158 Đức 149 11.394 Vương quốc Anh 118 9.086 Phần còn lại của châu Âu 214 15.602 Châu Á - Thái Bình Dương 44 2.937 Phần còn lại của thế giới 40 1.816 Tổng cộng 1.054 128.993 Nguồn: Lấy từ Điều tra Kinh doanh hàng năm về Tác động Kinh tế được thực hiện bởi Forfás và quản lý bởi Ban Điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (ESRI). Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 23 Biên dịch: Hải Đăng Hiệu đính: Hình 7c. Sự hiện diện của IDA: trong nước và quốc tế Nguồn: Trang web của IDA Ailen, truy cập vào ngày 17 tháng Bảy năm 2005. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 24 Biên dịch: Hải Đăng Hiệu đính: Bảng 8. Số liệu tổng hợp về ngành công nghiệp chế biến Quốc tịch chủ sở hữu Số lượng nhà máy Tổng số nhà máy tham gia Tổng sản lượng Mua nguyên liệu % tổng sản lượng được xuất khẩu % nhập khẩu Ailen 3.854 111.167 10.379 21,7 35,3 Các nước EU khác 318 35.345 3.373 58,4 61,9 trong đó Anh 112 12.763 1.575 45,1 39,0 trong đó Đức 100 10.866 636 79,6 92,3 Không phải EU 372 55.491 11.152 68,0 92,8 trong đó Hoa Kỳ 267 42.806 8.814 64,3 96,0 Tổng cộng nước ngoài 690 88.836 14.525 65,6 85,6 Tổng cộng 4.544 200.003 24.904 42,3 64,7 Nguồn: Tổng Điều tra về Sản xuất Công nghiệp. Lấy từ Frank Barry và John Bradley, “FDI and Trade: the Irish host-country experience (FDI và Thương mại: kinh nghiệm của nước Ailen tiếp nhận đầu tư)”, Bài nghiên cứu trình bày tại Hội nghị Cộng đồng Kinh tế học Hoàng gia hàng năm, Đại học Staffordshire, từ ngày 24-26 tháng Ba năm 1993. Bảng 9. Số liệu thống kê về ngành công nghiệp phần mềm, 1991-1997 1991 1993 1995 1997 Số công ty % % % % Ailen sở hữu 291 80 336 81 390 81 561 83 Nước ngoài sở hữu 74 20 81 19 93 19 118 17 Tổng cộng 365 100 417 100 483 100 679 100 Lao động Ailen sở hữu 3.801 49 4.495 50 5.773 49 9.200 50 Nước ngoài sở hữu 3.992 51 4.448 50 6.011 51 9.100 50 Tổng cộng 7.793 100 8.943 100 11.784 100 18.300 100 Doanh thu (triệu đô la Mỹ) Ailen sở hữu 234 9 368 12 610 13 739 12 Nước ngoài sở hữu 2.465 91 2.739 88 4.125 87 5.506 88 Tổng cộng 2.699 100 3.107 100 4,735 100 6.245 100 Xuất khẩu (triệu đô la Mỹ) Ailen sở hữu 95 4 181 6 357 8 511 9 Nước ngoài sở hữu 2.415 96 2.691 94 4.085 92 5.397 91 Tổng cộng 2.510 100 2.872 100 4.442 100 5.908 100 Nguồn: Lấy từ Paul P. Tallon và Kenneth L. Kraemer, “The Impact of Technology on Ireland’s Economic Growth and Development: Lessons for Developing Countries (Tác động của Công nghệ đối với Tăng trưởng và Phát triển Kinh tế của Ailen: những Bài học cho các Nước đang Phát triên”, Biên bản lưu của Hội nghị Quốc tế Hawaii về Khoa học Hệ thống lần thứ 32, 1999. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 25 Biên dịch: Hải Đăng Hiệu đính: Bảng 10. Việc làm trong các công ty do IDA hỗ trợ 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Số công việc mới tạo ra 6904 7075 8216 9961 11958 13220 14685 15946 17613 22994 12802 11059 9182 Số công ty 847 857 976 908 961 1037 1099 1158 1266 1250 1148 1102 1054 Việc làm toàn thời gian 75018 76218 78915 85597 92424 99583 108231 117864 126199 141125 136277 132004 128993 Thay đổi ròng trong việc làm toàn thời gian 1278 1200 2697 4493 6827 7159 9648 9633 8335 14926 -4848 -4273 -3011 % thay đổi ròng 1,7% 1,6% 3,5% 6,3% 8,0% 7,7% 9,7% 7,9% 7,1% 11,8% -3,4% -3,1% -2,3% Công việc mất đi 5626 -5875 -5519 -5468 -5131 -6061 -5037 -7313 -9278 -8068 -17650 -15332 -12193 Công việc mất đi tính theo % tổng số việc làm 7,5% 7,7% 7,0% -6,4% -5,6% -6,1% -4,6% -6,2% -7,4% -5,7% -13,0% -11,6% -9,5% Việc làm khác 3444 4288 5334 9022 11579 9488 13540 15195 15655 14802 12395 12362 14577 Nguồn: Lấy từ Điều tra Việc làm của Forfás, Báo cáo Thường niên của IDA 2000, 2003. Bảng 11. Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc, UNCTAD, WID, Hồ sơ quốc gia: Ailen Lĩnh vực/Ngành/Vùng/Nền kinh tế T o à n t h ế g i ớ i C á c n ư ơ c P h á t t r i ể n L i ê n m i n h c h â u  u B ỉ Đ a n M ạ c h P h á p Đ ứ c H à L a n T h ụ y Đ i ể n V ư ơ n g q u ố c A n h E U c h ư a x á c đ ị n h B ắ c M ỹ C a n a d a H o a K ỳ N h ậ t B ả n C h ư a x á c đ ị n h Tổng cộng 2718,2 2589 812,4 18,4 73,6 82,2 208,6 50,4 15,7 292,1 71,2 1716 46 1669,7 61,2 123,7 Ngành cấp hai 2718,2 2589 812,4 18,4 73,6 82,2 208,6 50,4 15,7 292,1 71,2 1716 46 1669,7 61,2 123,7 Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá 348,3 10,3 10,3 10,3 338 Dệt, may, da 59,5 59,5 Gỗ và sản phẩm gỗ 44,5 44,5 Xuất bản và in ấn 158,4 158,4 Hoá chất và sản phẩm hóa chất 466,2 401 124 34,7 37,4 51,9 277 277 65,2 Sản phẩm nhựa và cao su 74,5 54,5 39,3 19,7 3,8 15,7 15,3 15,3 Sản phẩm từ khoáng phi kim 36,9 36,9 20,8 20,8 16,1 16,1 20 Kim loại và sản phẩm từ kim loại 82,7 26 26 13,3 4,8 7,8 56,6 Máy móc và thiết bị 134,8 118,7 53,6 22,5 6,1 25 65,1 65,1 16,1 Điện và thiết bị điện 827,7 1037,4 107,6 43,7 8 55,8 929,9 929,9 -209,7 Dụng cụ chính xác 287,3 287,3 Xe có động cơ và các phương tiện vận tải khác 136 136 111,7 111,7 24,3 24,3 Các sản phẩm chế biến khác 53,1 53,1 Ngành cấp hai chưa xác định 2,9 768,2 319,1 18,4 73,6 82,2 74,7 50,4 15,7 232 -227,8 387,9 46 342 61,2 -765,3 Nguồn: Lấy từ Điều tra Việc làm của Forfás, Báo cáo Thường niên của IDA 2000, 2003. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 26 Biên dịch: Hải Đăng Hiệu đính: Bảng 12. So sánh các mức thuế suất thuế doanh nghiệp tại châu Âu đối với lợi nhuận thương mại được phân phối đáng kể Quốc gia Thuế suất (%) Ailen 12,5 Síp 15,0 Látvia 15,0 Lítva 15,0 Hungary 16,0 Ba Lan 19,0 Luxembourg 22,9 Bồ Đào Nha 25,0 Slovenia 25,0 Estonia 26,0 Đức 26,4 Công hòa Séc 28,0 Thụy Điển 28,0 Phần Lan 29,0 Slovakia 29,0 Đan Mạch 30,0 Vuơng quốc Anh 30,0 Ý 33,0 Pháp 33,3 Bỉ 34,0 Áo 34,0 Hà Lan 34,5 Hy Lạp 35,0 Malta 35,0 Tây Ban Nha 35,0 Nguồn: Lấy từ trang web của IDA Ailen, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 27 Biên dịch: Hải Đăng Hiệu đính: Bảng 13a. Một số nước EU: So sánh dữ liệu kinh tế Năm Quốc gia GDP (tỷ USD hiện hành) Tăng trưởng GDP (% hàng năm) GDP đầu người, PPP (tiền quốc tế hiện hành) GNI (tỷ USD hiện hành) FDI, dòng vào ròng (% GDP) FDI, dòng vào ròng (% tích lũy tài sản cố định) Giá trị thị trường của các công ty niêm yết (% GDP) Giá trị thị trường của các công ty niêm yết (tỷ USD hiện hành) 1985 Síp 2 4,9 6.510 2 2,4 7,9 n.a n.a CH Séc n.a n.a n.a n.a n.a n.a n.a n.a Estonia n.a 0,5 n.a n.a n.a n.a n.a n.a Pháp 531 1,5 13.330 529 0,5 2,4 n.a n.a Hy Lạp 41 2,5 9.080 42 1,1 4,1 n.a n.a Hungary 21 -0,3 7.320 20 0,0 0,0 n.a n.a Ailen 20 3,1 8.270 19 0,8 4,2 n.a n.a Latvia n.a -0,4 6.320 n.a n.a n.a n.a n.a Lítva n.a n.a n.a n.a n.a n.a n.a n.a Bồ Đào Nha 25 2,8 7.240 23 1,1 5.2 n.a n.a Anh 456 3,6 12.110 451 1,2 6,5 n.a n.a 1995 Síp 9 6,1 13.300 9 1,0 4,4 28,4 2,5 CH Séc 52 5,9 11.720 52 4,9 14,5 30,2 5,7 Estonia 4 4,3 6.780 4 4,9 18,6 n.a n.a Pháp 1.533 1,7 21.000 1.545 1,5 7,9 33,6 522,1 Hy Lạp 118 2,1 12.790 121 0,9 4,7 14,5 17,1 Hungary 45 1,5 9.180 43 10,9 48,8 5,4 2,4 Ailen 66 9,9 17.470 60 2,2 11,9 38,9 25,8 Latvia 5 -0,8 5.090 5 3,8 22,2 0,2 0,0 Lítva 7 3,3 6.190 7 1,0 4,2 2,1 0,2 Bồ Đào Nha 107 4,3 13.110 107 0,6 2,6 17,1 18,4 Anh 1.135 2,9 20.050 1.130 1,9 11,3 124,0 1.407,7 2000 Síp 9 5,1 17.110 9 1,8 n.a 130,5 11,5 CH Séc 51 3,3 14.000 50 9,7 32,7 21,4 11,0 Estonia 5 7,3 10.280 5 7,5 27,1 36,0 1,9 Pháp 1.308 3,8 25.320 1.319 3,2 15,5 110,6 1.466,6 Hy Lạp 112 4,2 16.660 113 1,0 4,3 98,9 110,8 Hungary 47 5,2 12.320 45 3,6 11,8 25,7 12,0 Ailen 95 10,0 30.100 82 24,0 97,5 86,4 81,9 Latvia 7 6,8 7.610 7 5,7 21,2 7,8 0,6 Lítva 11 4,0 8.720 11 3,4 16,8 14,2 1,6 Bồ Đào Nha 106 3,7 17.310 104 6,4 22,0 57,0 60,7 Anh 1.438 3,1 21.690 1.446 8,3 48,2 179,2 2.577,0 Nguồn: Lấy từ Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI), Ngân hàng Thế giới Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 28 Biên dịch: Hải Đăng Hiệu đính: Bảng 13b. Một số nước EU: So sánh dữ liệu kinh tế Năm Quốc gia Tỷ lệ thất nghiệp Tổng dân số (ngàn người) Việc làm trong khu vực nông nghiệp (% tổng việc làm) Việc làm trong khu vực công nghiệp (% tổng việc làm) Việc làm trong khu vực dịch vụ (% tổng việc làm) Lực lượng lao động có trình độ học vấn cấp trung học (% tổng số) Lực lượng lao động có trình độ học vấn cao đẳng đại học (% tổng số) Tuổi thọ trung bình 1985 Síp 3,3 648 16,4 31,0 50,9 n.a n.a 75,8 CH Séc n.a 10.335 12,1 47,7 40,2 n.a n.a 71,0 Estonia n.a 1.529 n.a n.a n.a n.a n.a 70,0 Pháp 10,2 55.170 7,6 32,0 60,4 n.a n.a 75,3 Hy Lạp 7,8 9.934 28,9 27,4 43,7 n.a n.a 75,0 Hungary .. 10.579 n.a n.a n.a n.a n.a 69,5 Ailen 16,7 3.540 16,3 29,0 54,3 n.a n.a 73,5 Latvia n.a 2.621 n.a n.a n.a n.a n.a 69,9 Lítva n.a 3.545 n.a n.a n.a n.a n.a 71,6 Bồ Đào Nha 8,6 10.011 n.a n.a n.a n.a n.a 73,4 Anh 11,3 56.685 1,4 35,8 62,5 n.a n.a 74,6 1995 Síp 2,6 732 10,7 25,3 63,0 n.a n.a 77,2 CH Séc 4,0 10.331 6,6 42,2 51,1 76,9 10,5 73,4 Estonia 9,7 1.437 10,2 34,2 44,6 66,9 17,4 67,8 Pháp 11,6 57.844 1,6 27,0 71,4 .. .. 77,8 Hy Lạp 9,1 10.458 20,4 23,2 56,3 28,0 20,8 77,5 Hungary 10,2 10.229 8,0 32,6 59,3 60,5 14,3 69,8 Ailen 12,2 3.602 11,7 28,3 59,6 31,8 24,3 75,8 Latvia 18,9 2.515 17,4 28,0 54,0 n.a n.a 66,8 Lítva 17,1 3.632 n.a n.a n.a n.a n.a 69,3 Bồ Đào Nha 7,2 9.945 11,6 32,3 56,1 n.a n.a 74,9 Anh 8,6 58.250 2,1 27,4 70,0 45,0 22,3 76,6 2000 Síp 4,9 757 5,3 23,3 67,4 40,7 27,0 77,9 CH Séc 8,8 10.273 5,1 40,0 54,8 78,2 11,3 74,8 Estonia 13,6 1.370 7,2 33,3 59,5 46,4 41,2 70,6 Pháp 10,0 58.893 1,6 24,5 73,9 46,0 25,4 78,9 Hy Lạp 11,1 10.560 17,0 22,5 60,5 29,9 27,9 77,9 Hungary 6,4 10.024 6,6 34,5 58,7 65,2 16,4 71,2 Ailen 4,3 3.813 7,9 28,6 62,8 n.a n.a 76,3 Latvia 14,6 2.372 13,5 26,3 60,1 n.a n.a 70,4 Lítva 15,4 3.506 19,6 26,3 54,0 41,4 43,2 72,6 Bồ Đào Nha 3,9 10.130 12,6 35,3 52,1 11,9 9,0 75,6 Anh 5,5 58.880 1,5 25,4 72,7 47,4 26,1 77,3 Nguồn: Lấy từ Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI), Ngân hàng Thế giới Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 29 Biên dịch: Hải Đăng Hiệu đính: Bảng 14a. Một số nước châu Á: So sánh dữ liệu kinh tế Năm Quốc gia GDP (tỷ USD hiện hành) Tăng trưởng GDP (% hàng năm) GDP đầu người, PPP (tiền quốc tế hiện hành) GNI (tỷ USD hiện hành) FDI, dòng vào ròng (% GDP) FDI, dòng vào ròng (% tích lũy tài sản cố định) Giá trị thị trường của các công ty niêm yết (% GDP) Tỷ lệ thất nghiệp (% tổng lực lượng lao động) 1985 Trung Quốc 304,9 13,5 820 305,8 0,5 1,4 n.a 1,8 Hồng Công 35,0 0,2 10.090 34,9 n.a n.a n.a 3.2 Ailen 20,4 3,1 8.270 18,8 0,8 4,2 n.a 16,7 Hàn Quốc 93,5 6,5 4.320 91,0 n.a n.a n.a 4,0 Malaixia 31,8 -1,1 3.270 29,5 2,2 8,8 n.a 6,9 Xingapo 17,7 -1,4 7.480 5,9 5,9 13,9 n.a 4,1 1995 Trung Quốc 700,3 10,5 2.510 688,5 5,1 12,5 6,0 2,9 Hồng Công 141,7 3,9 21.620 144,4 n.a n.a 214,3 3,2 Ailen 66,5 9,9 17.470 60,2 2,2 11,9 38,9 12,2 Hàn Quốc 489,3 8,9 11.450 487,9 n.a n.a 37,2 2,1 Malaixia 88,8 9,8 7.080 84,7 10,8 10,8 251,0 2,8 Xingapo 83,9 8,0 17.880 86,1 40,2 40,2 176,3 2,7 2000 Trung Quốc 1.080,7 8,0 3.870 1.066,1 9,8 9,8 53,8 3,1 Hồng Công 165,4 10,2 25.870 168,2 133,4 133,4 377,0 4,9 Ailen 94,8 10,0 30.100 81,8 97,5 97,5 86,4 4,3 Hàn Quốc 461,5 9,3 15.220 459,1 n.a n.a 37,3 4,1 Malaixia 90,2 8,5 8.960 82,7 15,5 15,5 129,8 3,1 Xingapo 91,5 9,4 23.800 91,4 167,1 42,2 167,1 4,4 Nguồn: Lấy từ Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI), Ngân hàng Thế giới Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 30 Biên dịch: Hải Đăng Hiệu đính: Bảng 14b. Một số nước châu Á: So sánh dữ liệu kinh tế Năm Quốc gia Dân số (triệu người) Việc làm trong khu vực nông nghiệp (% tổng việc làm) Việc làm trong khu vực công nghiệp (% tổng việc làm) Việc làm trong khu vực dịch vụ (% tổng việc làm) Lực lượng lao động có trình độ học vấn cao đẳng đại học (% tổng số) Tuổi thọ trung bình (năm) Tỷ lệ biết chữ, tổng số người lớn (% số người từ 15 tuổi trở lên) 1985 Trung Quốc 1.051,0 n.a n.a n.a n.a 68,3 73,4 Hồng Công 5,5 1,6 44,4 54,0 n.a 76,0 n.a Ailen 3,5 16,3 29,0 54,7 n.a 73,5 n.a Hàn Quốc 40,8 24,9 29,5 43,6 n.a 68,7 n.a Malaixia 15,7 30,4 23,8 45,4 n.a 68,9 76,3 Xingapo 2,7 0,7 35,7 63,7 n.a 72,9 85,6 1995 Trung Quốc 1.204,9 48,6 21,1 11,7 n.a 69,4 81,9 Hồng Công 6,2 0,6 27,0 72,4 n.a 78,7 n.a Ailen 3,6 11,7 28,3 59,6 24,3 75,8 n.a Hàn Quốc 45,1 12,4 33,3 54,2 19,2 71,8 n.a Malaixia 20,6 20,0 32,3 47,7 n.a 71,7 84,3 Xingapo 3,5 0,2 31,0 67,9 33,2 76,4 90,7 2000 Trung Quốc 1.262,6 46,9 17,5 12,3 n.a 70,3 90,9 Hồng Công 6,7 0,3 20,3 79,4 n.a 79,8 n.a Ailen 3,8 7,9 28,6 62,8 n.a 76,3 n.a Hàn Quốc 47,0 10,9 28,0 61,0 24,0 73,3 n.a Malaixia 23,3 18,4 32,2 49,5 n.a 72,5 88,7 Xingapo 4,0 0,2 34,2 65,4 36,6 78,0 92,5 Nguồn: Lấy từ Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI), Ngân hàng Thế giới Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 31 Biên dịch: Hải Đăng Chú thích 1 Tiêu đề của bài báo này giới thiệu Điều tra về Chất lượng Cuộc sống của tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU), EIU World Report in 2005 (Báo cáo Thế giới năm 2005 của EIU), trang 86. Bài báo này viết thêm, “Ailen chiến thắng bởi vì nước này kết hợp thành công các yếu tố đáng ao ước nhất của thời đại mới (mức GDP bình quân đầu người cao thứ 4 trên thế giới năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp thấp, quyền tự do chính trị) với sự duy trì một số yếu tố dễ chịu của thời đại cũ như gia đình ổn định và cuộc sống cộng đồng.” 2 “Survey: Tiger, Tiger, Burning Bright (Điều tra: con Hổ, con Hổ, hãy cháy sáng),” The Economist (Thời báo Nhà kinh tế) (ngày 16 tháng Mười năm 2004): 4. Có sẵn tại Proquest, ABI/Inform, (truy cập vào ngày 7 tháng Hai năm 2005). 3 Tính toán dựa trên Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và “Irish Economic Growth: A Brief History of the 1990’s (Tăng trưởng Kinh tế của Ailen: Sơ lược Lịch sử của những năm thập niên 1990),” AIB Quarterly Economic Focus (Mùa Thu năm 2000), trang web của Allied Irish Banks (Liên minh các Ngân hàng Ailen) www.fxcentre.com/jb/pdfs/quarterly/q3-2000-15.pdf (truy cập vào ngày 14 tháng Hai năm 2005) 4 “Irish Economic Growth: A Brief History of the 1990’s (Tăng trưởng Kinh tế của Ailen: Sơ lược Lịch sử của những năm thập niên 1990),” AIB Quarterly Economic Focus. 5 Để biết thêm thông tin về vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế và cuộc tranh luận hiện tại, hãy xem Laura Alfaro và Esteban Clavell, “Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài),” Chú giải số 703-018 của Harvard Business School (Trường Kinh doanh Harvard), (Boston: Harvard Business School Publishing, 2002). 6 Enterprise Strategy Group, “Ahead of the Curve: Ireland’s Place in the Global Economy (Phía trước đường cong: vị trí của Ailen trong nền kinh tế toàn cầu),” ngày 5 tháng Bảy năm 2004, trang web của Forfás, truy cập vào ngày 7 tháng Hai năm 2005. 7 Báo cáo Tánaiste Launches của Enterprise Strategy Group, “Press Release and Summary of Recommendations (Thông cáo báo chí và tóm lược các kiến nghị)” ngày 5 tháng Bảy năm 2004, trang web của Forfás, truy cập vào ngày 14 tháng Hai năm 2005. 8 Enterprise Strategy Group, “Ahead of the Curve: Ireland’s Place in the Global Economy (Phía trước đường cong: vị trí của Ailen trong nền kinh tế toàn cầu),” trang 5. 9 Giá nhà trung bình đã tăng hơn gấp đôi từ năm 1995. Martin Wolf, “Ireland’s Miracle (Điều kỳ diệu của Ailen),” The Financial Times, ngày 19 tháng bảy năm 1999. Có sẵn tại Factiva, truy cập vào ngày 23 tháng Hai năm 2005. 10 Liên minh châu Âu (EU) chia các vùng của Ailen thành ba nhóm khác nhau cho các mục đích giải ngân Quỹ Cơ cấu. Các vùng “Mục tiêu Một” là những nơi có sự phát triển tụt hậu. Cụ thể là, mức ngưỡng để được xếp vào nhóm này đòi hỏi mức thu nhập bình quân đầu người, được đo bằng GDP, phải thấp hơn 75% mức trung bình của EU. Bởi vì GDP bình quân đầu người của Ailen đã cao hơn mức trung bình của EU vào năm 1998 nên chính phủ Ailen quyết định chia đất nước thành hai vùng. Các hạt ở phía đông và phía nam giàu có hơn sẽ dần dần rút ra khỏi tình trạng Mục tiêu Một, trong khi 13 hạt ở biên giới, miền trung và phía tây vẫn giữ tình trạng Mục tiêu Một. Nguời ta ước tính rằng đến năm 2006, Ailen sẽ là một nước đóng góp thuần cho ngân sách EU và không phải là một nuớc hưởng lợi thuần. 11 Cụ thể là Đức và Bỉ, với các mức thuế suất thuế doanh nghiệp tương ứng là 26% và 34%, phản đối mức thuế suất thấp của Ailen. 12 J.W. O’Hagan, The Economy of Ireland (Nền kinh tế Ailen), (Dublin, Ailen: Gill & Macmilan, 2000), trang 30. 13 Dữ liệu và các tỷ lệ trong phần này được lấy từ Ray Mac Sharry và Padraic White, The Making of the Celtic Tiger (Sự hình thành nên con hổ vùng celtic), (Cork, Ailen: Mercier Press, 2000). 14 Richard Finnegan và Edward McCarron, Ireland: Historical Echoes, Contemporary Politics (Ailen: những tiếng vang vọng của lịch sử, đời sống chính trị đương thời), (Boulder, Colorado: Westview Press, 2000), trang 109. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 32 Biên dịch: Hải Đăng 15 IDA đã được thành lập vào năm 1949, sau cuộc tranh luận căng thẳng trong nội bộ chính phủ và ngành dân chính (Mac Sharry, trang 187). Một số người đã lo ngại rằng tổ chức mới này sẽ không có gì hơn là “một băng đảng các nhà hoạch định lập dị theo tư tưởng chủ nghĩa xã hội”, những người sẽ ngăn cản các doanh nghiệp tư nhân (Mac Sharry, trang 184). Mặc dù IDA được thành lập vào năm 1949 như là một bộ phận của Bộ Công nghiệp và Thương mại, quyền lực của tổ chức này đã tăng mạnh vào năm 1969 khi được sáp nhập vào một cơ quan tự trị do nhà nước bảo trị chịu trách nhiệm đối với tất cả các khía cạnh của phát triển công nghiệp. 16 Mac Sharry và White, The Making of the Celtic Tiger (Sự hình thành nên con hổ vùng celtic), trang 187. 17 Như trên, trang 190. 18 Như trên, trang 235. 19 Như trên, trang 30. 20 J.J. Lee, Ireland 1912-1985, Politics and Society (Ailen 1912-198, đời sống chính trị và xã hội, (Cambridge, Anh quốc: Cambridge University Press, 1989), trang 531. 21 Paul Tallon và Kenneth L. Kraemer, “Information Technology and Economic Development: Ireland’s Coming at Age with Lessons for Developing Countries (Công nghệ Thông tin và Phát triển Kinh tế: Bước tiến vào thời đại của Ailen và bài học cho các nước đang phát triển),” Center for Research on Information Technology and Organizations I.T in Business (Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Thông tin và các Tổ chức Công nghệ Thông tin trong Kinh doanh), Bài nghiên cứu 136, ngày 1 tháng Mười Một năm 1999. Có sẵn tại truy cập vào ngày 28 tháng Hai năm 2005. 22 Lee, Ireland 1912-1985 (Ailen 1912-1985), trang 531. 23 Tallon và Kraemer, “Information Technology and Economic Development (Công nghệ Thông tin và Phát triển Kinh tế),” 24 Lee, Ireland 1912-1985 (Ailen 1912-1985), trang 532. 25 Như trên. 26 Như trên. 27 Như trên. 28 Mac Sharry và White, The Making of the Celtic Tiger (Sự hình thành nên con hổ vùng celtic), trang 203. 29 Lee, Ireland 1912-1985 (Ailen 1912-1985), trang 535-536. 30 Mac Sharry và White, The Making of the Celtic Tiger (Sự hình thành nên con hổ vùng celtic), trang 209. 31 Ray Mac Sharry, “EIB Forum 2004 Speech (Bài diễn văn tại diễn đàn năm 2004 của Ngân hàng Đầu tư châu Âu).” Trang web của European Investment Bank (Ngân hàng Đầu tư châu Âu), truy cập vào ngày7 tháng Hai năm 2005. 32 Mac Sharry và White, The Making of the Celtic Tiger (Sự hình thành nên con hổ vùng celtic), trang 68-70. 33 Một số nhà quan sát nêu ra các đặc trưng về nhân khẩu học như là động lực chính trong thành công của Ailen khi lưu ý rằng tỷ lệ sinh cao tại Ailen trong thập niên 1960 và 1970 đã tạo ra dân số trẻ nhất châu Âu của nước này vào thập niên 1980. Một số khác lưu ý rằng dân số trẻ thường có một tác động gây mất ổn định lên các nền kinh tế kém năng động và xem điều này như là một yếu tố đầu vào của tăng trưởng hơn là nguyên nhân quan trọng nhất tạo ra tăng trưởng. 34 J.W. O’Hagan, The Economy of Ireland (Nền kinh tế Ailen), (Dublin, Ailen: Gill & Macmilan, 2000), trang 38. 35 Frank Barry, John Bradley và Aoife Hannan, “The Single Market, The Structural Funds and Ireland’s Recent Economic Growth (Thị trường Chung, các Quỹ Cơ cấu và Tăng trưởng Kinh tế gần đây của Ailen)”, tháng Năm năm 2001, trang 9. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 33 Biên dịch: Hải Đăng 36 Để biết thêm chi tiết về tác động của thuế doanh nghiệp đến FDI, hãy xem M.L. Slaughter, “Host-Country Determinats of US foreign direct investment into Europe (Các định tố của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào châu Âu của nước tiếp nhận đầu tư)”, trong Foreign direct investment in the real and financial sectors of industral countries (Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực tài chính của các nước công nghiệp), do Hermann và Lipsey làm đồng chủ biên (Springer 2002) và Altshuler, Gubert và Newlon, “Has US investment abroad become more sensitive to tax rates? (Liệu đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ có nhạy cảm hơn với các mức thuế suất?)” trong International Taxation and Multinational Activity (Thuế quốc tế và hoạt động của các công ty đa quốc gia), do J.R. Hines Jt. làm chủ biên (Chicago: University of Chicago Press, 2001). Cũng nên xem Desai, Foley và Hines, ‘Chains of Ownership, regional tax competition and foreign direct investment (Các chuỗi sở hữu, sự cạnh tranh thuế giữa các vùng và đầu tư trực tiếp nước ngoài)”, Bài nghiên cứu số 9224 của NBER (Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia), 2002b. 37 Kieran McGowan, tác giả phỏng vấn, Dublin, Ailen ngày 5 tháng Mười Một năm 2004. 38 A.V. Vedpuriswar, “Country Scan: Ireland (Sơ lược về nước Ailen)” trang web của A.V. Vedpuriswar, truy cập vào ngày 7 tháng Hai năm 2005. 39 Mac Sharry và White, The Making of the Celtic Tiger (Sự hình thành nên con hổ vùng celtic), trang 219-220. 40 Colin Coulter và Steve Coleman, đồng chủ biên, The End of Irish History?: Critical Reflection on the Celtic Tiger (Dấu chấm hết của lịch sử Ailen?Nhận xét mang tính phê phán về con hổ vùng Celtic), (Manchester: Manchester Unversity Press, 2003), trang 38. 41 Thomas Friedman, “The End of the Rainbow (Sự kết thúc của cầu vồng)”, The New York Times (Thời báo New York), ngày 29 tháng Sáu năm 2005. 42 Brian Cogan, tác giả phỏng vấn qua điện thoại, ngày 7 tháng Mười năm 2004. 43 World Bank Indicators (Chỉ số phát triển của Ngân hàng Thế giới), cơ sở dữ liệu về chỉ số phát triển của Ngân hàng Thế giới. 44 Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) không tính đến lợi nhuận thu được của các công ty nước ngoài. 45 Nhiều chương trình liên kết đã hiện hữu trong suốt những năm đầu và giữa thập niên 1980. Chương trình Liên kết Quốc gia (NLP) của thập niên 1980 được IDA phát động. Xem United Nations Conference on Trade and Development (Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc), World Investment Report 2001: Promoting Linkages (Báo cáo đầu tư thế giới năm 2001: thúc đẩy các mối liên kết). (New York và Geneva: Liên Hiệp Quốc, 2001), trang 185. 46 Để có cái nhìn tổng quan về bằng chứng thực nghiệp, hãy xem Laura Alfaro và Andrés Rodriguez-Clare, “Multinational Companies and Linkages: Panel-Data Evidence for the Irish Electronics Sector (Các công ty đa quốc gia và những mối liên kết: bằng chứng từ dữ liệu panen đối với ngành điện tử của Ailen)” International Journal of the Economics and Business (Tạp chí Quốc tế về Kinh tế học và Kinh doanh) 1 (2001): trang 1-18. 47 Để biết thêm chi tiết về cuộc tranh luận xung quanh FDI và các mối liên kết tại Ailen, hãy xem Gorg và Strobl. “Multinational companies, technology spillovers and plant survival: evidence from Irish manufacturing (Công ty đa quốc gia, sự lan tỏa công nghệ và sự tồn tại của nhà máy: bằng chứng từ ngành công nghiệp chế tạo của Ailen)”. Bài nghiên cứu EIJS số 131, Stockholm School of Economics (Trường Kinh tế Stockholm), năm 2001. 48 Giorgio barba Navaretti và Anthony J. Venables, Multinational Firms in the World Economy (Các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế thế giới) (Princeton, New Jersey: Princeton University Press, 2004), trang 209. 49 F. Desmond McCarthy, “How the Celtic Toger Did it: Ireland’s Rapid Convergence with the Industrial World (Làm thế nào mà con hổ vùng Celtic thực hiện được điều này: sự hội tụ nhanh chóng với thế giới công nghiệp)”, World Bank (Ngân hàng Thế giới), năm 2001. 50 Sean Dorgan, “Is FDI Necessary in Post Celtic Tiger Ireland? (Liệu FDI có cần thiết với nước Ailen thời kỳ sau con hổ vùng Celtic?)” Báo cáo chiến lược của Sean Dorgan, Giám đốc điều hành của IDA Ailen tại Hội nghị Hội thảo Kinh tế Dublin, ngày 11 tháng Mười Một năm 2002. 51 Coulter và Coleman, The End of Irish History (Dấu chấm hết của lịch sử Ailen)?, trang 39. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Bài đọc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) và nền Kinh tế Hùng mạnh của Ailen Laura Alfaro và cộng sự 34 Biên dịch: Hải Đăng 52 Như trên, trang 38. 53 Như trên, trang 39. 54 Sean Dorgan, phỏng vấn của tác giá, Dublin, Ailen, ngày 3 tháng Mười Một năm 2004. 55 CRH là một trong những công ty đa quốc gia lớn nhất của Ailen, với doanh số gần 11 tỷ đô la Mỹ. 56 Frank Fitzgibbon, Biên tập viên về Kinh doanh của Sunday Times (Thời báo Sunday), tác giả phỏng vấn qua điện thoại, ngày 26 tháng Mười Hai năm 2004. 57 Patrick Honohan và Breandan Walsh, “Catching up with the Leaders: the Irish Hare (Bắt kịp với các nước hàng đầu: con thỏ rừng Ailen)”, Brookings Panel on Economic Activity (Ban Hoạt động Kinh tế của Brookings), Brooking Institute (Viện Brookings), ngày 4 tháng Tư năm 2002, trang 19. 58 Brian Cogan, tác giả phỏng vấn qua điện thoại, ngày 7 tháng Mười năm 2004. 59 Honohan và Walsh, “Catching up with the Leaders: the Irish Hare (Bắt kịp với các nước hàng đầu: con thỏ rừng Ailen)”. 60 Coulter và Coleman, The End of Irish History (Dấu chấm hết của lịch sử Ailen)?, trang 39. 61 Gropp và Kostial (2000) – ghi chú trong Barry, trang 18. 62 Brian Cogan, tác giả phỏng vấn qua điện thoại, ngày 7 tháng Mười năm 2004. 63 Kieran McGowan, tác giả phỏng vấn, Dublin, Ailen, ngày 5 tháng Mười Một năm 2004. 64 Dorgan, “Is FDI Necessary in Post Celtic Tiger Ireland? (Liệu FDI có cần thiết với nước Ailen thời kỳ sau con hổ vùng Celtic?)”, Báo cáo Chiến lược của IDA. 65 Department of Enterprise, Trade and Employment (Bộ Doanh nghiệp, Thương mại và Việc làm), “Review of Industrial Performance Policy 2003 (Đánh giá Chính sách Thực thi Công nghiệp năm 2003)”, ngày 19 tháng Chín năm 2003. Có sẵn tại Bộ Doanh nghiệp, Thương mại và Việc làm, truy cập vào ngày 14 tháng Hai năm 2005. 66 Trang web của Cục Phân tích Kinh tế thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ, truy cập trong năm 2005. 67 “Ireland Economic Profile (Mô tả sơ lược về nền kinh tế Ailen)”. Trang web của Enterprise Ireland, truy cập vào ngày 28 tháng Hai năm 2005. Thomas Friedman, “The End of the Rainbow (Sự kết thúc của cầu vồng)”, The New York Times (Thời báo New York), ngày 29 tháng Sáu năm 2005. 68 Sheryl Sandberg, tác giả phỏng vấn, Mountain View, Canada, ngày 15 tháng Mười Hai năm 2004. 69 Cụm ngành là một nhóm gổm tất cả các công ty có liên quan đến cùng một lĩnh vực-ngành. 70 Scien Foundation Ireland (Quỹ Khoa học Ailen), “Introduction of SFI: Helping Ireland Recruit and Retian Research Groups (Việc hình thành Quỹ Khoa học Ailen: giúp Ailen tuyển dụng và giữ lại các nhóm nghiên cứu), trang web của Quỹ Khoa học Ailen, truy cập vào ngày 14 tháng Hai năm 2005. 71 Raymond Boew, Kinh tế gia, IDA, tác giả phỏng vấn, Dublin, ngày 3 tháng Mười Một năm 2004. 72 Sean Dorgan, Giám đốc Điều hành, IDA, tác giả phỏng vấn, Dublin, ngày 3 tháng Mười Một năm 2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfireland.pdf
Tài liệu liên quan