Bài giảng Công tác chuẩn bị trong thi công đường ôtô

Tài liệu Bài giảng Công tác chuẩn bị trong thi công đường ôtô: Chương iv: Công tác chuẩn bị trong thi công đường ôtô. i4-1. Khái niệm chung về công tác chuẩn bị trong thi công đường ôtô. 1- Công tác xây dựng đường ôtô chỉ có thể bắt đầu sau khi đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công tác chuẩn bị. Mục đích của việc chuẩn bị là tạo ra mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành công tác xây lắp đúng tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế. 2- Nội dụng việc chuẩn bị thường bao gồm: a- Giai đoạn đầu: Chuẩn bị về mặt tổ chức - hành chính: + Đơn vị thi công thường phải thực hiện những nội dung sau: - Thu thập, tập hợp mọi hồ sơ, tài liệu, các văn bản pháp lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, . . . có liên quan đến công trình. - Thành lập ban chỉ huy công trường, tổ chức biên chế lực lượng của ban chỉ huy công trường. - Tiến hành lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công. - Dự trù bố trí tài chính dành cho việc xây dựng công trình. - Kế hoạch bố trí, điều động, tập kết về nhân lực, xe máy, thiết bị, . . . sẽ phục vụ cho việc xây dựng công trình. - ...

doc24 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Công tác chuẩn bị trong thi công đường ôtô, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương iv: Công tác chuẩn bị trong thi công đường ôtô. i4-1. Khái niệm chung về công tác chuẩn bị trong thi công đường ôtô. 1- Công tác xây dựng đường ôtô chỉ có thể bắt đầu sau khi đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công tác chuẩn bị. Mục đích của việc chuẩn bị là tạo ra mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành công tác xây lắp đúng tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế. 2- Nội dụng việc chuẩn bị thường bao gồm: a- Giai đoạn đầu: Chuẩn bị về mặt tổ chức - hành chính: + Đơn vị thi công thường phải thực hiện những nội dung sau: - Thu thập, tập hợp mọi hồ sơ, tài liệu, các văn bản pháp lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, . . . có liên quan đến công trình. - Thành lập ban chỉ huy công trường, tổ chức biên chế lực lượng của ban chỉ huy công trường. - Tiến hành lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công. - Dự trù bố trí tài chính dành cho việc xây dựng công trình. - Kế hoạch bố trí, điều động, tập kết về nhân lực, xe máy, thiết bị, . . . sẽ phục vụ cho việc xây dựng công trình. - Bố trí, dự trù các nguồn cung cấp vật tư, vật liệu, cấu kiện đúc sẵn, bán thành phẩm, . . . phục vụ cho xây dựng tuyến. - Làm các hợp đồng về mua bán vật liệu, vật tư, thuê xe máy, thiết bị, các thủ tục mua, thuê đất, xin cấp phép khai thác để xây dựng khu lán trại, kho bãi, lập các mỏ khai thác vật liệu, lắp đặt các trạm trộn, các xí nghiệp sản xuất cấu kiện đúc sẵn, . . . . - Làm việc với các cấp chính quyền địa phương, tìm hiểu nhân dân vùng tuyến đi qua để có được sự giúp đỡ tốt nhất cho việc xây dựng tuyến đường. + Thời gian chuẩn bị trong giai đoạn này không tính vào thời gian thi công vì vậy không nằm trong thời hạn xây dựng công trình. + Trước hoặc cùng thời kỳ này, Chủ đầu tư phải tiến hành công tác kiểm kê, đền bù giải phóng mặt bằng để giao lại cho đơn vị thi công. b- Giai đoạn thứ hai: chuẩn bị ở hiện trường: + Bao gồm những việc như: - Xây dựng nhà tạm công trường. - Thành lập các cơ sở sản xuất cấu kiện đúc sẵn, các trạm trộn sản xuất bán thành phẩm, mở các mỏ khai thác vật liệu xây dựng. - Cung cấp năng lượng, điện, nước, thông tin liên lạc cho công trường. - Xây dựng kho bãi chứa, bảo quản vật tư, vật liệu. - Chuẩn bị về đường tạm. + Thời gian thực hiện công tác chuẩn bị ở hiện trường này được tính vào thời hạn xây dựng tuyến đường. 3- Công tác chuẩn bị phải được hoàn thành xong trước khi công tác xây lắp được tiến hành. Có thể thực hiện công tác chuẩn bị theo 2 phương án như sau: Tiến hành các công tác xây lắp T L Công tác chuẩn bị a- Phương án 1: hoàn thành ngay toàn bộ khối lượng công tác chuẩn bị trước khi bắt đầu xây dựng tuyến đường (Hình4-1). Hình 4-1: Phương án này có ưu điểm là trong quá trình thi công không phải tiến hành công tác chuẩn bị nữa nên việc thi công hoàn toàn được chủ động, không bị xảy ra các trục trặc ảnh hưởng tới tiến độ thi công do việc chuẩn bị không kịp thời gây ra. Nhưng phương án này có một nhược điểm là cần phải tập kết ngay từ đầu một lượng xe máy, thiết bị, nhân lực, . . . mặc dù chúng chưa cần sử dụng tới. Điều này có thể gây lãng phí về sử dụng hiệu quả đồng vốn trong xây dựng đường. Do vậy phương án này thường chỉ được áp dụng với những công trưởng nhỏ, thời gian thi công ngắn. b- Phương án 2: phân tán khối lượng công tác chuẩn bị theo thời gian, có 3 hình thức phân tán: phân tán cho từng hạng mục có nghĩa là trước khi bắt đầu tiến hành thi công một hạng mục xây lắp nào đó (như nền đường, mặt đường, hệ thống cống, công trình cầu, . . .) thì tiến hành công tác chuẩn bị cho hạng mục xây lắp đó (Hình 4-2) hoặc phân tán khối lượng công tác chuẩn bị theo chiều dài cho từng đoạn tuyến (Hình 4-3) hay kết hợp cả hai hình thức phân tán này (Hình 4-4). L T L T Công tác xây lắp Công tác chuẩn bị Hình 4-2: Hình 4-3: L T Công tác xây lắp Công tác chuẩn bị Phương án chuẩn bị kiểu này này có ưu điểm là sử dụng hợp lý về nguồn lực (nhân lực, xe máy, thiết bị, . . . .) phục vụ cho việc thi công tuyến đường, phân tán nhỏ khối lượng công tác chuẩn bị ra nhiều thời kỳ nên chỉ cần sử dụng một lực lượng và phương tiện nhỏ để thực hiện công tác chuẩn bị. Tuy nhiên nó có nhược điểm là công tác chuẩn bị cho từng hạng Hình 4-4: mục công trình, từng đoạn tuyến chỉ được thực hiện trước khi hạng mục hay đoạn tuyến đó bắt đầu thi công nên có thể hay xảy ra trục trặc làm ảnh hưởng chậm tiến độ thi công do việc chuẩn bị không kịp thời. Phương án này thường được áp dụng đối với những công trường có khối lượng lớn, những tuyến đường rất dài, thời gian thi công lâu. 4- Cần phải nhấn mạng rằng: trong mọi trường hợp thì công tác chuẩn bị phải được hoàn thành trước khi tiến hành thực hiện công tác xây lắp, bởi vì nếu để công tác chuẩn bị chậm trễ sẽ ảnh hưởng rất xấu tới tiến độ xây dựng, tới hiệu quả kinh tế. i4-2. Nhà cửa tạm thời trên công trường. 1- Nhà cửa tạm thời trên công trường bao gồm các loại sau: + Nhà ở của cán bộ, công nhân. + Nhà làm việc của ban chỉ huy công trường. + Nhà ăn. + Nhà tắm, nhà vệ sinh. + Nhà hội trường sinh hoạt văn hoá và các hoạt động công cộng khác của cán bộ công nhân viên trên công trường. + Nhà trẻ. + Nhà khách. + Nhà trạm y tế. + Cửa hàng bách hoá, . . . . 2- Nội dung công tác chuẩn bị nhà cửa tạm thời trên công trường: phải giải quyết 3 vấn đề như sau: + Vị trí xây dựng nhà tạm trên công trường. + Diện tích cần phải xây dựng. + Kết cấu nhà lán trại. 3- Lựa chọn vị trí xây dựng khu nhà lán trại: Vị trí xây dựng khu nhà lán trại phải căn cứ vào điều kiện thực tế trên công trường nhằm lựa chọn được vị trí xây dựng thuận lợi nhất: + Nằm cạnh tuyến đường xây dựng. + Có diện tích mặt bằng đủ rộng. + Gần các nguồn cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc. + Gần các điểm dân cư, các khu trung tâm văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, gần các nơi cung cấp lương thực, thực phẩm để tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc sống, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. + Thuận tiện về đường sá, giao thông đi lại. + Thuận tiện cho công tác chỉ đạo, quản lý thi công. 4- Xác định diện tích nhà tạm cần phải xây dựng. a- Diện tích xây dựng mỗi loại nhà tạm được xác định theo công thức sau: S = N. q (m2) trong đó: N: số người sử dụng nhà tạm (người) q: định mức diện tích nhà tạm cho 1 người (m2/người) b- Xác định số người sử dụng nhà tạm N: + Cơ sở để xác định chính là tổng dân số trên công trường G. + Chia số cán bộ công nhân viên trên công trường thành 5 nhóm: - Nhóm A: công nhân xây lắp trực tiếp ngoài hiện trường. ./ Khi khối lượng xây lắp phân bổ đồng đều trong năm: A = Q / b (người) với Q: khối lượng công tác xây lắp hàng năm, tính quy đổi ra tiền và được lấy với năm có khối lượng lớn nhất. b: năng suất lao động bình quân trong 1 năm của 1 công nhân, tính quy đổi ra tiền và có xét đến điều kiện khí hậu khu vực. ./ Khi khối lượng xây lắp phân bổ không đồng đều trong năm: A = 4.Qb/ (n. b) (người) với Qb: khối lượng công tác xây lắp của quý khẩn trương nhất tính quy đổi ra tiền. n: hệ số tăng năng suất của công nhân trong quý khẩn trương, n=1.1 – 1.15 (trong quý khẩn trương thường có các biện pháp khuyến khích người lao động tăng năng suất lạo động, làm thêm giờ). - Nhóm B: công nhân làm trong các xí nghiệp sản xuất phụ. B = m. A (người) với m: tỷ lệ % phụ thuộc vào mức độ công nghiệp hoá của công trường m= 20 -30%: với công trường có mức độ công nghiệp hoá trung bình. m= 50 -60%: với công trường có mức độ công nghiệp hoá cao. - Nhóm C: cán bộ công nhân viên kỹ thuật (lực lượng kỹ sư, kỹ thuật chỉ đạo thi công): C = c. (A + B) (người) với c: là tỷ lệ % phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp về kỹ thuật, yêu cầu về chất luợng, tiến độ của công trường, c = 4 – 8%. - Nhóm D: cán bộ nhân viên quản lý hành chính (chỉ huy trưởng, chỉ huy phó công trường, đội trưởng, nhân viên kế toán, thủ quỹ, văn thư, bảo vệ, . . .): D = d. (A + B) (người) với d: là tỷ lệ % phụ thuộc vào trình độ quản lý, quy mô và tính chất phức tạp của công trường, d = 5 – 6%. - Nhóm E: công nhân viên phục vụ (cấp dưỡng, y tế, văn hoá, . . .) E = p. (A +B +C +D) (người) với p: là tỷ lệ % phụ thuộc vào quy mô to nhỏ của công trường: p= 5 -10%: công trường quy mô nhỏ p=10- 15%: công trường quy mô trung bình p=15 – 20%: công trường quy mô lớn. - Như vậy tổng dân số trên công trường (G) sẽ là: G = k1. k2. (A + B + C + D + E) (người) với k1: là hệ số xét đến tỷ lệ người nghỉ ốm, nghỉ phép. Nếu lấy trung bình tỷ lệ nghỉ ốm là 2%, tỷ lệ nghỉ phép là 4% thì k1 = 1.06 k2: hệ số gia đình, nếu không mang theo gia đình thì k2= 1, mỗi người được kèm theo 1 người (vợ hoặc chồng hay con) thì k2= 2, nếu kèm cả vợ hoặc chống và 1 con thì k2= 3, . . . Thông thường với công trường xây dựng giao thông có thời gian ngắn nên thường lấy k2= 1, với các đại công trường xây dựng lớn, thời gian thi công lâu (có thể hàng chục năm) thì phải xét hệ số k2 lớn hơn (1.5, 2, 3 hoặc 4). - Tuỳ theo tính chất của công trường, cách thức tổ chức sản xuất của đơn vị mà dân số trên công trường có thể không đẩy đủ các nhóm như trên. Ví dụ như: có thể không có nhân viên y tế do sử dụng cơ sở y tế sẵn có ở địa phương, hoặc một người có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ (các chức danh quản lý như chỉ huy trưởng, phó công trường có thể kiêm nhiệm luân nhiệm vụ là cán bộ chỉ đạo kỹ thuật). Khi này số lượng dân số trên công trường vì thế sẽ ít đi. + Như vậy số người sử dụng từng loại nhà tạm (N) được lấy như sau: Số TT Loại nhà tạm Số người sử dụng N bằng 1 Nhà ở cho cán bộ công nhân viên G 2 Nhà khách: số khách ở đồng thời 0.5% G 3 Nhà tắm: số người tắm đồng thời 30% G 4 Nhà ăn: số người ăn đồng thời 30% G 5 Nhà trẻ: số trẻ em (8 -10)% G 6 Hội trường: số người sử dụng đồng thời (40 – 50)% G 7 Bệnh xá: số người nằm đồng thời (0.8 – 1)% G 8 Trạm y tế G 9 Cửa hàng bách hoá G c- Định mức diện tích nhà tạm cho 1 người, q: phụ thuộc vào mức độ đầu tư cho nhà cửa tạm trên công trường của đơn vị, lấy q càng cao thì mức đầu tư cho nhà tạm càng cao nhưng đời sống cán bộ công nhân viên được tốt hơn và ngược lại. Có thể lấy theo định mức tiêu chuẩn của nhà nước như sau: Số TT Loại nhà tạm Định mức tiêu chuẩn diện tích nhà tạm cho 1 người, q (m2/ người) 1 Nhà ở cho cán bộ công nhân viên 4 - 6 2 Nhà khách 15.0 3 Nhà tắm 2.5 4 Nhà ăn 1.0 5 Nhà trẻ 2 – 2.5 6 Hội trường 1.5 – 1.8 7 Bệnh xá 10.0 8 Trạm y tế 0.04 9 Cửa hàng bách hoá 3 10 Nhà vệ sinh diện tích 2.5 m2 phục vụ được 30 – 35 người/giờ */ Để có không gian thì diện tích mặt bằng khu xây dựng nhà cửa tạm thường được lấy bằng 6 lần tổng diện tích các nhà tạm. 5- Kết cấu xây dựng nhà cửa tạm. + Nhà cửa tạm có thể xây dựng theo các phương hướng sau: - Xây dựng kiểu nhà tạm thời bằng tranh tre nứa. - Nhà khung thép lắp ghép. - Nhà xây cấp 4. - Nhà mái bằng, nhà tầng. - Nhà lưu động hay thuê mượn của dân, cơ quan nhà nước. + Việc chọn lựa loại kết cấu nào phụ thuộc vào: - Thời gian sử dụng của nhà tạm lâu hay chóng: khi thời gian sử dụng ngắn sau đó chuyển đi thì nêu chọn kiểu nhà tạm thời, lắp ghép. Thời gian sử dụng càng lâu thì nên đầu tư chắc chắn. - Tính chất, ý nghĩa sử dụng của loại nhà tạm: nhà có ý nghĩa quan trọng thì nên đầu tư khang trang. - Qui mô, tính chất của công trường: công trường của trung ương hay địa phương. - Mức độ kinh phí đầu tư cho nhà cửa tạm trên công trường. 6- Chú ý: một công trường không nhất thiết phải xây dựng đầy đủ các loại nhà cửa tạm như trên. Việc quyết định có xây đầy đủ hay không sẽ phụ thuộc vào quy mô, tính chất, ý nghĩa của công trình, thời gian xây dựng và việc có tận dụng được các cơ sở y tế, văn hoá, nhà khách có sẵn của khu vực hay không. i4-3. Cơ sở sản xuất của công trường. 1- Cơ sở sản xuất của công trường hay còn gọi là các xí nghiệp phụ: bao gồm toàn bộ các cơ sở sản xuất vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện đúc sẵn phục vụ cho việc xây dựng tuyến đường. 2- Khi mức độ công nghiệp hoá của công trường càng cao thì khối lượng công tác làm trong các xí nghiệp phụ của công trường càng lớn. 3- Theo ý nghĩa và thời hạn sử dụng, thương chia các cơ sở sản xuất của công trường thành 2 loại: + Các cơ sở sản xuất kiểu tạm thời: thường được tổ chức để phục vụ thi công công trường trong thời gian từ 1 – 3 năm. Các cơ sở này thường do chính các đơn vị thi công công trình thành lập, sau khi việc xây dựng tuyến đường hoàn thành thì nó cũng thôi hoạt động, được tháo dỡ chuyển đến công trường khác. Vì vậy người ta thường lựa chọn loại thiết bị di động để tiện tháo rời, vận chuyển và lắp dựng. Thuộc loại này thường là các trạm trộn BTN, BTXM, . . . + Các cơ sở sản xuất kiểu cố định: được sử dụng trong một thời gian dài và được xây dựng khi có một kế hoạch xây dựng dài hạn các công trình đường sá trong một khu vực như: các mỏ khai thác đá xây dựng, cở sở đúc ống cống ly tâm của các nhà máy xi măng địa phương, . . . Nó thường do những nhà thầu độc lập thành lập rồi sản phẩm được bán cho các nhà thầu xây dựng đường. 4- Khi chuẩn bị các cơ sở sản xuất phụ cho công trường cần nghiên cứu tận dụng các xí nghiệp công nghiệp xây dựng đã sẵn có trong khu vực hoặc có thành lập thì cũng nên tính đến việc kết hợp phục vụ cho các công trường khác trong vùng. Hình thức tổ chức cơ sở sản xuất phụ như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, đảm bảo chỉ tiêu sử dụng thiết bị sản xuất cao nhất. 5- Trong thiết kế tổ chức thi công cần tiến hành so sánh kinh tế -kỹ thuật các phương án để lựa chọn hình thức tổ chức cơ sở sản xuất phụ cho công trường. 6- Khi tổ chức các cơ sở sản xuất phụ cho công trường, trước khi xí nghiệp sản xuất thực sự cần phải có một khoảng thời gian dự trữ ít nhất từ 2 – 4 tuần để sửa chữa các thiếu sót phát hiện trong quá trình sản xuất. Ngoài ra trong quá trình chuẩn bị còn cần phải tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để có đủ cán bộ, công nhân đúng ngành nghề phục vụ cho các xí nghiệp sản xuất đó. i4-4. Đường tạm của công trường. 1- Phân loại: theo ý nghĩa, hệ thống đường tạm của công trường được chia làm 2 loại: - Đường công vụ. - Đường tránh. 2- Đường công vụ: là các tuyến đường nối liền các nguồn cung cấp vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện đúc sẵn, . . . đến công trình đang thi công. + Thời gian sử dụng loại đường này tính theo thời gian hoạt động của nguồn cung cấp vật liệu mà nó phục vụ. + Trong thực tế thì thường lợi dụng hệ thống đường sẵn có trong khu vực để làm đường công vụ vận chuyển vật liệu tới hiện trường xây dựng tuyến đường. Nếu có làm mới thì cũng chỉ cần làm những đoạn tuyến ngắn nối từ nơi sản xuất vật liệu với đường có sẵn này. + Khi sử dụng mạng lưới đường có sẵn làm đường công vụ thì đơn vị thi công phải có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường có sẵn này và phải bảo đảm sao cho chất lượng của các tuyến đường này sau khi sử dụng làm đường công vụ xong không được thấp hơn chất lượng lúc ban đầu trước khi nó được sử dụng làm đường công vụ. + Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa (hay xây mới) hệ thống đường công vụ được tính vào kinh phí xây dựng tuyến đường. A B Đường công vụ Mỏ VL Hình 4-5: 3- Đường tránh: đường tránh thường được xây dựng dọc theo tuyến đường đang thi công nhằm bảo đảm cho việc giao thông đi lại trên tuyến được thông suất tại những vị trí mà dòng giao thông bị ngắt quãng do việc thi công xây dựng công trình gây ra (thường là những vị trí cầu, cống, . . .). Đường tránh đặc biệt phải được chú trọng khi thi công nâng cấp những tuyến đường cũ đang khai thác sử dụng vì khi này ngoài lực lượng xe máy thi công ra còn có dòng xe vận tải trên đường. Dòng Suối A B Đường tránh Vị trí xây cầu Hình 4-6: + Đường tránh có chiều dài ngắn, nằm sát cạnh tuyến đường đang thi công nên nó thường phải được xây dựng mới. Kinh phí xây dựng đường tránh cũng phải được tính vào kinh phí xây dựng tuyến đường. + Khi xây dựng đường tránh cần phải lựa chọn qui mô (bề rộng nền, mặt đường), kết cấu mặt đường tránh sao cho thoả mãn yêu cầu đảm bảo giao thông và kinh tế nhất. - Qui mô, kết cấu mặt đường tránh được lựa chọn căn cứ vào: ./ Lưu lượng giao thông trên tuyến. ./ ý nghĩa, tầm quan trọng, cấp hạng, lưu lượng xe của tuyến đường mà nó đảm bảo giao thông. ./ Thời gian sử dụng đường tránh. ./ Có tận dụng lại đoạn đường tránh làm đường dân sinh hay không. - Thông thường thì qui mô, kết cấu mặt đường tránh được lựa chọn theo bề rộng nền, bề rộng mặt, loại kết cấu mặt đường hiện trạng của tuyến đường đang thi công. - Kết cấu mặt đường tránh thường sử dụng các loại sau: ./ Mặt đường cấp phối tự nhiên. ./ Mặt đường đá dăm nước. ./ Mặt đường đá dăm, cấp phối đá dăm láng nhựa. ./ Mặt đường bê tông xi măng lắp ghép. Khi sử dụng loại mặt đường này có ưu điểm là quay vòng sử dụng được nhiều lần: sử dụng xong tháo rời vận chuyển đến vị trí khác lắp lại. + Sau khi xây dựng xong công trình các đoạn đường tránh phải được dỡ bỏ trừ trường hợp nó được nghiên cứu sử dụng lại làm đường dân sinh hay mục đích khác. i4-5. Cung cấp năng lượng, cung cấp nước và thông tin liên lạc cho công trường. 1- Thông tin liên lạc: Muốn lãnh đạo tốt công trường thi công thì cần phải bảo đảm thông suất việc liên lạc giữa các cá nhân lãnh đao, các đơn vị sản xuất và cơ quan hành chính. Trong xây dựng đường có thể sử dụng các phương tiện thông tin như điện thoại, điện thoại di động. Điện thoại cố định nối các địa điểm cố định như ban chỉ huy công trường với cơ quan quản lý, với các xi nghiệp sản xuất phụ. Nếu trong thiết kế có đường dây điện thoại vĩnh cửu trước mắt phục vụ quá trình thi công tuyến, sau sử dụng lâu dài thì phải xây dựng ngay từ lúc bắt đầu thời kỳ chuẩn bị. Điện thoại di động dùng để liên lạc với các đối tượng di động. 2- Cung cấp điện năng: + Trong xây dựng đường ôtô điện năng được sử dụng để: - Chạy các động cơ điện. - Biến thành nhiệt năng để đun nóng vật liệu, hấp các cấu kiện đúc sẵn trong các xí nghiệp phụ. - Chiếu sáng và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trên công trường. + Công tác chuẩn bị về điện phải giải quyết 2 vấn đề sau: - Nguồn cung cấp điện. - Xác định công suất yêu cầu cấp điện. + Nguồn cung cấp điện: - Điện lưới. - Máy phát. Nên ưu tiên sử dụng điện lưới khi trong vùng xây dựng đã có đường truyền tải điện. Nguồn điện lưới thường bảo đảm công suất sử dụng và giá thành rẻ. Nếu công trường có nhu cầu sử dụng lớn thì cần nghiên cứu lắp đặt riêng trạm biến thế cho công trường. Nếu trong thiết kế có đường dây tải điện trước mắt phục vụ thi công tuyến, sau sử dụng lâu dài thì phải xây dựng ngay từ lúc bắt đầu thời kỳ chuẩn bị. Khi thi công vùng sâu, vùng xa hẻo lánh, xa khu dân cư thường không có hoặc quá xa mạng lưới truyền tải điện thì phải sử dụng máy phát điện hoặc không sử dụng động cơ điện nữa mà thay thế bằng động cơ điezen cho các máy móc thi công. + Xác định công suất yêu cầu cấp điện Ptổng (biến thế hoặc máy phát): căn cứ vào công suất tiêu thụ vào giờ cao điểm của thời kỳ cao điểm, bao gồm điện cho chiếu sáng, sinh hoạt và điện cho sản xuất để xác định. - Công suất yêu cầu cấp điện của nguồn điện Ptổng: Ptổng = (1.1 *knc* Pdl/cosj +1.1* knc* Psh) (kW) trong đó: 1.1: hệ số xét đến sự mất mát công suất trong mạng lưới (trên đường truyền tải điện). cosj: hệ số công suất phụ thuộc vào số lượng, suất tiệu thụ điện của các nguồn tiêu thụ. Với trạm phát điện tạm thời thường lấy cosj = 0.75 Pdl: tổng công suất định mức (hay công suất danh nghĩa) của các thiết bị sản suất tiêu thụ điện (kw). Psh: tổng công suất danh nghĩa cần thiết phục vụ cho chiếu sáng, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trên công trường và chiếu sáng bảo vệ bên ngoài (kw). knc: hệ số nhu cầu, phụ thuộc vào số lượng nguồn tiêu thụ. Nó bằng tỷ số của công suất yêu cầu đồng thời trên tổng số công suất ghép nối tiếp. ./ với các thiết bị chiếu sáng: knc = 0.8 –1.0, với chiếu sáng bên ngoài nhà lấy knc = 1.0, chiếu sáng trong nhà lấy knc = 0.8 ./ với các thiết bị động lực thì: knc = 0.2 –1.0: Các máy trộn vữa, trộn bê tông (số lượng <10 chiếc) knc =0.75 Thăng tải, máy hàn, các động cơ khác (10–30máy) thì knc=0.7 Cấp điện cho các xí nghiệp sản xuất phụ trong xây dựng đường thường lấy knc = 0.5 –1.0 - Căn cứ vào sơ đồ công nghệ thi công, vào tiến độ thi công để xác định tổng công suất của các thiết bị sản xuất sử dụng điện (Pdl) và tổng công suất phục vụ chiếu sáng, sinh hoạt trên công trường (Psh) ở vào giờ cao điểm của thời kỳ cao điểm nhất. - Khi không có đầy đủ số liệu phụ tải của các xí nghiệp phụ thì có thể tham khảo sổ điện năng tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm trong các sổ tay kỹ thuật để tính hoặc tính gần đúng. - Có thể tham khảo công suất điện chiếu sáng, sinh hoạt và công suất động cơ một vài máy xây dựng theo bảng sau: TT Nơi tiêu thụ Độ sáng (lux) Công suất định mức (W/ m2) a/ Chiếu sáng trong nhà: 1 Nhà ở tập thể 25 15 2 Hội trường và các nơi công cộng 50 18 3 Kho kín 5 3 4 Xưởng chế tạo cấu kiện, cốt thép 50 18 5 Trạm trộn BTN, BTXM, ga ra xe 10 5 b/ Chiếu sáng ngoài trời: 6 Nơi đào đất, xây gạch đá, đổ bê tông 5 0.8 7 Nơi lắp kết cấu và hàn 15 2.4 8 Đường giao thông chính 0.5 5 9 Đường giao thông phụ 0.2 2.5 10 Đèn bảo vệ 0.1 1.5 c/ Công suất động cơ một số máy (kW/ máy) 1 Máy trộn bê tông 250 lít 3.8 2 Máy trộn bê tông 400 lít 4.5 3 Máy trộn bê tông 150 lít 3.2 4 Máy trộn bê tông 375 lít 4.3 5 Máy đầm bê tông chấn động 1 kW 6 Máy hàn điện 180 kg 60 kVA 7 Máy hàn điện 75 kg 20 kVA + Bố trí mạng lưới điện: - Các trạm biến áp hay trạm máy phát điện (nguồn điện) nên bố trí ở trung tâm vùng tiêu thụ, bán kính phục vụ R<= 500m với cấp điện áp 380/220V, R<=250m với cấp điện áp 220/120V. - Tủ phân phối điện chính cho thi công cần đặt nơi dễ tháo lắp. Mỗi máy thi công phải có cầu dao riêng và phải có rơle bảo vệ. - Tiết diện dây dẫn phải đảm bảo tiết diện truyền tải điện năng yêu cầu cho phụ tải, được xác định thông qua tính toán. Đồng thời nó phải thoả mãn yêu cầu về độ bên cơ học. Bảng tiết diện nhỏ nhất cho phép của dây theo độ bền cơ học. Đặc điểm dây và cách lắp đặt Tiết diện nhỏ nhất cho phép theo độ bền cơ học của dây (mm2) Dây đồng Dây nhôm + Dây dọc dùng trong mạng điện chiếu sáng - Trong nhà - Ngoài trời 0.5 1.0 - - + Dây bọc đến các máy lắp trong nhà 1.5 4 + Cáp và dây bọc đến các thiết bị cố định 1.0 2.5 + Cáp và dây bọc đến các thiết bị di động 2.5 4.0 + Dây cáp trần trong nhà 2.5 4.0 + Dây cáp trần ngoài nhà 4.0 10.0 + Đường dây trên không 25 35 + Tiết diện dây lạnh lấy bằng (1/3 –1/2 ) tiết diện dây nóng. 3- Cung cấp khí nén: + Trong xây dựng đường ôtô, khí nén thường dùng để khoan các lỗ mìn bằng búa khoan hơn ép, phá bỏ kết công trình cũ, phá bỏ mặt đường, tán kết cấu thép, thổi bụi mặt đường, . . . + Người ta thường dùng các máy nén khí di động có áp lực công tác từ 6 – 8 atm, công suất 3 – 10 m3/ph để sản xuất khí nén. Động cơ chạy máy nén khí thường là động cơ đốt trong (di động ngoài hiện trường) hoặc động cơ điện (cố định trong các xí nghiệp phụ). + Một máy nén khí có thể cung cấp khí nén cho nhiều thiết bị cùng một lúc. Công suất của máy nén khí được xác định gần đúng theo công thức: Q = a.k.Sq.n (m3/ph) trong đó: a: hệ số xét đến các mất mát trong hệ thống và do sự hao mòn của thiết bị nén khí, a = 1.3 – 1.5 n: số thiết bị sử dụng khí nén cùng một lúc. k: hệ số đồng thời sử dụng của các thiết bị, k thay đổi từ 1 (khi có 1 thiết bị sử dụng khí nén hoạt động) đến 0.7 (khi có 10 thiết bị sử dụng khí nén cùng hoạt động). q: phí tổn khí nén cho 1 thiết bị sử dụng (m3/ph). + Thường dẫn khí nén từ máy nén khí đến các thiết bị sử dụng bằng đường ống thép có đường kính từ 20 -100mm tuỳ nhu cầu về không khí nén. Khi khoảng cách ngắn và với các máy nén khi di động thường dùng ống cao su có đường kính từ 20-30mm. 4- Cung cấp nước: + Trong xây dựng đường ôtô nước được sử dụng để: - Phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trên công trường. - Phục vụ nhu cầu sản xuất: dùng trong thi công trực tiếp trên đường (trộn vữa, bê tông, tưới ẩm vật liệu, . . . ), rửa xe máy, thiết bị, dùng trong các xí nghiệp sản xuất phụ. + Khi chuẩn bị về nước thì cũng phải giải quyết 2 vấn đề sau: - Nguồn cung cấp nước. - Xác định công suất cấp nước yêu cầu. + Nguồn cung cấp nước: - Nguồn nước máy. - Nguồn nước khai thác tại chỗ: nước mặt ao hồ, sông suối, nước ngầm giếng khoan, giếng đào. Khi này phải bảo đảm chất lượng nước phù hợp với các tiêu chuẩn về kỹ thuật và vệ sinh. Nước dùng cho sản xuất phải sạch, không được chứa dầu mỡ, sunphát, a xít, . . . thoả mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật thi công. Nước dùng cho sinh hoạt phải đảm bảo yêu cầu trong, sạch, không chứa vi sinh vật và vi trùng gây bệnh, đạt tiêu chuẩn về nước sinh hoạt do Bộ Y Tế quy định. Thi công trong đô thị thường sử dụng nguồn nước máy sẵn có. Không có nguồn nước này thì phải khai thác các nguồn nước mặt (ao, hồ, sông, suối) hay nước ngầm (đào, khoan giềng lấy nước). Với các nguồn này thì phải tiến hành lọc, xử lý nước đảm bảo yêu cầu phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất trên công trường. + Xác định công suất yêu cầu cấp nước Qtổng: căn cứ vào công suất tiêu thụ nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt thời kỳ cao điểm. - Xác định lượng nước phục vụ sản Qsx: Qsx = 1.2 (k1ồQxd +k2ồQxn +k3ồQmáy +k4ồQdl)/Tca (lít/h). trong đó: 1.2: hệ số xét đến sự thẩm lậu của nước, phụ thuộc vào đường ống dẫn nước và số nguồn tiêu thụ. k1, k2, k3, k4: các hệ số sử dụng không đồng đều, trung bình lấy k1=1.5, k2= 1.25, k3= 2, k4= 1.1 Qxd: phí tốn nước cho các quá trình xây dựng (trộn vữa, bê tông, làm ẩm vật liệu, . . .), lít/ca Qxn: phí tổn nước ở các xí nghiệp sản xuất phụ, lít/ca Qmáy: phí tổn nước cho máy xây dựng và xe vận chuyển (rửa), lít/ca Qdl: phí tổn nước cho các các thiết bị động lực (làm mát động cơ), lít/ca Tca: thời gian làm việc trong 1 ca, lấy bằng 8 h. Căn cứ vào sơ đồ công nghệ thi công, vào tiến độ thi công để xác định lượng nước sử dụng cho các quá trình sản xuất, cho các loại máy vào thời gian cao điểm. - Xác định lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt Qsh: phí tổn nước dùng cho các nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh xác định theo số lượng người dùng. Qsh = G.qn/ 24 (lít/h) trong đó: G: dân số trên công trường qsh: định mức sử dụng nước cho nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh. Có thể tính gần đúng mỗi người cần dùng trung bình qsh = 30 – 35 lít/ngàyđêm. - Xác định lượng nước phục vụ chữa cháy Qch: Qch = 3600. ồNnh. qch (lít/h) trong đó: Nnh: số vị trí nhà xảy ra cháy đồng thời (vị trí). qch: tiêu chuẩn nước chữa cháy (lít/s/1 nhà). Bảng sau: Độ chịu lửa Tiêu chuẩn nước chữa cháy, qch, lít/s/1 nhà có: Khối thể tích (1000m3) < 3 3 – 5 5 – 20 20 – 50 > 50 Khó cháy 5 5 10 10 15 Dễ cháy 10 15 25 30 35 - Vậy công suất cấp nước tổng yêu cầu Qtổng được xác định như sau: Qtổng = Qsx + Qsh (lít/h) nếu (Qsx + Qsh) >= Qch Qtổng = 70%(Qsx +Qsh +Qch) (lít/h) nếu (Qsx + Qsh) < Qch + Đường kính ống dẫn nước nội bộ tính theo công thức sau: d = {4*1000. Qtổng/ (p.v)}1/2 (mm) ở đây: v là vận tốc nước chảy trong ống. Với đường ống tạm thường lấy vận tốc nước chảy v=1–1.5 m/s. Qtổng được tính đổi về đơn vị lít/s. + Việc bố trí mạng lưới đường ống cấp nước: tuỳ theo quy mô và tính chất của đối tượng mà mạng lưới đường ống cấp nước có thể được bố trí theo sơ đồ mạng vòng khép kín hay mạng hở. i4-6. Chuẩn bị mặt bằng thi công. 1- Để có thể triển khai được việc xây dựng trên công trường thì công tác giải phóng mặt bằng phải được kịp thời. 2- Công tác giải phóng mặt bằng do chủ đầu tư đảm nhiệm. 3- Nôi dung công tác này là: - Giải quyết các thủ tục trưng dụng đất đai nằm trong phạm vi xây dựng tuyến đường và các công trình của tuyến: nhà cung hạt, bến xe, đường tạm . . . - Kiểm kê diện tích đất đai bị chiếm dụng, các tài sản trên đất. - áp giá đền bù và lập các phương án đền bù, phương án tái định cư. - Tiến hành triển khai việc đền bù cho người chủ sử dụng đất đai, công trình bị chiếm dụng, triển khai công tác tái định cư (nếu có). - Phá dỡ công trình kiến trúc trên đó, di chuyển các công trình kiến trúc có liên quan ra khỏi phạm vi thi công (như đường dây cáp quang, điện thoại, đường điện, mồ mả, . . .) - Bàn giao lại mặt bằng đã giải phóng cho đơn vị thi công. 4- Công tác giải phóng mặt bằng thường phức tạp, có khi gây khiếu kiện kéo dài nên được tiến hành sớm để kịp thời có mặt bằng thi công giao cho nhà thầu xây dựng, tránh hiện tượng công trình phải thi công kéo dài do phải chờ đợi mặt bằng thi công gây thất thoát, lãng phí lớn. Muốn đạt được điều này cần phải có chính sách đồng bộ, nhất quán của Nhà nước. Thời gian giải phóng mặt bằng thi công không được tính vào thời hạn xây dựng tuyến đường. 5- Khi tuyến đường rất dài thì việc chuẩn bị mặt bằng thi công có thể được làm theo phương pháp dây chuyền, trong đó dây chuyền giải phóng mặt bằng luôn luôn phải đi trước dây chuyền xây dựng tuyến đường. i4-7. Kho bãi chứa vật liệu trong thi công. 1- Phân loại kho bãi: a- Theo ý nghĩa kho bãi được chia làm 2 loại: + Kho bãi trung chuyển: là những loại kho bãi dùng để tiếp nhận và bảo quản tạm thời vật liệu, hàng hoá trên đường vận chuyển đến công trường khi có sự thay đổi phương thức vận chuyển (ví dụ: từ vận chuyển đường sắt, đường thuỷ sang vận chuyển đường bộ). Kho bãi trung chuyển thường không phải đầu tư xây dựng mà thuê hệ thống kho bãi có sẵn tại các cảng đường thuỷ, các ga đường sắt làm kho bãi trung chuyển. + Kho bãi hiện trường: là những kho bãi được xây dựng ngay tại hiện trường xây dựng, các xí nghiệp phụ. Vật liệu được vận chuyển về chứa, bảo quản tại đây và đem ra sử dụng. Kho bãi hiện trường thường phải được xây dựng mới trên công trường thi công xây dựng tuyến đường. b- Theo cấu tạo kho bãi đươc chia ra làm 5 loại: + Kho bãi lộ thiên: dùng để chứa và bảo quản những loại vật liệu mà có tính chất không thay đổi dưới tác động của mưa, nắng, sự thay đổi nhiệt độ hay các nhân tố thời tiết khác như: đá, cát, sỏi, cuội, gạch, ngói, . . . - Kinh phí xây dựng kho bãi lộ thiên chỉ gồm chi phí san ủi tạo mặt bằng, đào rãnh thoát nước hoặc làm thêm lớp phủ gia cố bề mặt bằng lớp đệm đá dăm, sỏi sạn, xỉ than hoặc gia cố vôi, xi măng để giữ cho vật liệu khỏi dính bẩn. - Bộ phận chủ yếu của kho bãi lộ thiên là hệ thống bốc dỡ vật liệu khi tiếp nhận và cấp phát. Nên cố gằng sử dụng các máy bốc dỡ có năng suất cao để giảm chi phí bốc dỡ. Có thể sử dụng các máy xúc một gầu, nhiều gầu, máy xúc lật hay băng chuyền để bốc vật liệu rời lên xe ôtô. - Phần lớn các loại vật liệu trong xây dựng đường được chứa trong kho bãi lộ thiên và chất thành đống. Để giảm bớt diện tích mặt bằng kho bãi phải xây dựng, nâng cao hiệu suất chứa có ích và hạn chế bị nước cuốn trôi thì có thể làm các kè chắn bằng gỗ ván hay xây tường thấp quây quanh chân từng đống vật liệu rời. Kè chắn quây chân đống Hình 4-7: + Kho có mái che: dùng để chứa và bảo quản các loại vật liệu mà tính chất không thay đổi (hoặc ít thay đổi) dưới tác động của yếu tố thay đổi nhiệt độ, độ ẩm nhưng sẽ bị hư hỏng nếu chịu tác động trực tiếp của mưa, nắng như: gỗ, sắt thép, tôn, giấy dầu, . . . - Kho bãi này chỉ có mái che trên, để trống xung quanh. Chi phí để xây dựng và trang bị cho loại kho này tương đối nhỏ. + Nhà kho kín: dùng để chứa và bảo quản những loại vật liệu, vật tư quí hiếm, đắt tiền hoặc đòi hỏi sự ngăn cách với môi trường bên ngoài như: xi măng bao, vữa đóng bao, vật tư xe, máy, công cụ lao động, . . . - Kho kín được xây dựng theo hình thức nhà xây có cửa khoá bảo vệ. Chúng thường khó cơ giới hoá trong khâu bốc dỡ hàng hoá. - Để thuận tiện cho việc bốc dỡ vật liệu thì nên tôn cao nền nhà kho bằng cao trình của sàn xe ôtô. + Kho bãi đặc biệt: dùng để chứa và bảo quản những loại vật liệu có yêu cầu phải bảo quản đặc biệt như: các xilô xi măng rời, các bể chứa nhựa, bể chứa xăng, dầu, . . . - Giá thành xây dựng và chi phí khai thác kho bãi đặc biệt rất cao do vậy khi sử dụng chúng cần phải được nghiên cứu cẩn thận. + Kho bãi hỗn hợp: là khu phức hợp của hai hay nhiều hình thức kho bãi trên hợp lại. 2- Xác định các loại dự trữ vật liệu: Trong quá trình thi công vật liệu sẽ được sử dụng dần do vậy không phải mua ngay toàn bộ số lượng vật liệu cần thiết ấy một lần để dùng cho cả năm, cũng không phải dùng ngày nào mua ngày ấy, vì như vậy hoặc sẽ bị ứ đọng vốn lưu động hoặc không bảo đảm cho quá trình thi công được liên tục. Vì vậy cần phải xác định số lượng vật liệu dự trữ (còn gọi là định mức dự trữ vật liệu): là số lượng vật liệu tồn kho cần thiết để kịp thời cung cấp cho quá trình thi công tuyến đường diễn ra được liên tục, đều đặn. a- Dự trữ vật liệu thường xuyên (Vtx): là số lượng vật liệu cần thiết để bảo đảm cho quá trình xây dựng tuyến đường diễn ra được liên tục trong suất thời kỳ giữa hai đợt nhập vật tư theo đúng hợp đồng cung cấp vật liệu mà đơn vị thi công đã ký kết. Vtx = Ntx. Vn trong đó: Ntx: số ngày giãn cách giữa hai đợt nhập vật liệu được quy định trong hợp đồng kinh tế. (Ví dụ: hợp đồng kinh tế cung cấp vật liệu ký giữa đơn vị thi công và nhà cung ứng vât liệu quy định cứ vào những ngày đầu tháng vật liệu sẽ được chở đến công trường, như vậy Ntx = 30 ngày). Vn: số lượng vật liệu cần dùng bình quân mỗi ngày. + Ta có: Vn = Qkh /Thđ - Qkh: số lượng vật liệu cần thiết để hoàn thành công tác xây lắp trong kỳ kế hoạch, có xét đến hao hụt do bảo quản, vận chuyển và bốc dỡ. - Thđ: số ngày hoạt động thi công theo tiến độ của kỳ kế hoạch. + Số ngày dự trữ thường xuyên Ntx: được quyết định khi ký kết hợp đồng kinh tế do hai bên quyết định dựa vào những điều kiện, khả năng cụ thể của mình. Thường căn cứ vào các điều kiện sau đây để quyết định Ntx: - Cự ly giữa nơi cung cấp vật liệu và công trường. - Phương tiện vận chuyển: vận tải ôtô, đường sắt, đường thuỷ hay vận tải thô sơ. - Thủ tục mua vật liệu đơn giản hay phức tạp. - Vật liệu nhập khẩu hay sẵn có trong nước. Vật liệu phải mua nơi khác chuyển đến hay vật liệu sẵn có ở địa phương. - Phương thức tổ chức cung cấp vật liệu cho công trường. Ntx lấy càng lớn thì nhà thầu tồn đọng một lượng vốn lưu động càng nhiều và chi phí xây dựng kho bãi, bảo quản càng tăng nhưng Ntx càng ngắn thì các đợt nhập vật tư càng dầy làm cho xác suất gặp trục trặc càng cao. b- Dự trữ vật liệu bảo hiểm (Vbh): là số lượng vật liệu cần thiết để bảo đảm cho quá trình xây dựng tuyến đường diễn ra được liên tục trong trường hợp tiến độ cung cấp vật tư theo hợp đồng kinh tế bị phá vỡ do một nguyên nhân bất lợi nào đó như: khó khăn ách tắc về vận chuyển, vật liệu chưa kịp nhập về tới nơi hay khó khăn về tài chính không kịp thời, . . . Vbh = Nbh. Vn trong đó: Nbh: số ngày dự trữ bảo hiểm. Vn: số lượng vật liệu cần dùng bình quân mỗi ngày. + Số ngày dự trữ bảo hiểm Nbh: được xác định dựa vào các nguyên nhân gây ra trục trặc tới tiến độ cung cấp vật liệu theo hợp đồng, như: - Cự ly chuyên chở vật liệu từ nơi cung cấp đến tuyến đường thi công là xa hay gần: khi cự ly càng xa thì Nbh cần phải lấy càng dài và ngược lại. - Tình trạng của tuyến đường công vụ vận chuyển vật liệu: nếu tuyến đường công vụ càng xấu, đường đất dễ bị ách tắc sau khi mưa thì Nbh phải lấy càng cao. - Phương tiện vận chuyển: là thô sơ hạy hiện đại. Với phương tiện thô sơ thì khả năng đáp ứng đúng tiến độ sẽ thấp hơn nên Nbh lấy cao hơn. - Loại vật liệu sẵn có trên thị trường, sẵn có ở địa phương hay khan hiếm: vật liệu càng quý, càng khan hiếm thì Nbh phải lấy càng dài. - Thủ tục mua vật liệu đơn giản hay phức tạp: thủ tục mua vật liệu càng phức tạp (vật liệu phải nhập khẩu) thì Nbh càng phải kéo dài. - Điều kiện tài chính, uy tín của đơn vị thi công: tài chính đáp ứng thường xuyên, đầy đủ hay chỉ có theo từng thời kỳ nhà thầu được thanh toán. + Thông thường Nbh được xác định theo phương pháp thống kê kinh nghiệm. Ví dụ: theo số liệu thống kê việc cung cấp vật liệu của đơn vị trong một năm gặp trục trặc 3 lần, một lần nhỡ 4 ngày, một lần nhỡ 2 ngày, một lần nhỡ 3 ngày. Như vậy Nbh = (4+ 2+ 3) ngày/ 3 lần = 3 ngày. + Nbh không nên lấy lớn quá vì như vậy sẽ làm ứ đọng vốn lưu động, tốn kém thêm về chi phi xây dựng kho bãi, chi phí bảo quản vật liệu nhưng nếu lấy Nbh nhỏ quá thì sẽ không còn ý nghĩa nữa vì lượng vật liệu dự trữ bảo hiểm không đủ để duy trì cho quá trình thi công diễn ra đến khi tiến độ cung cấp vật liệu được khôi phục lại. + Lượng dự trữ vật liệu bảo hiểm (Vbh) phải được khôi phục lại ngay nếu bị sử dụng. c- Dự trữ vật liệu chuẩn bị (Vcb): là số lượng vật liệu cần thiết để bảo đảm cho quá trình xây dựng tuyến đường diễn ra được liên tục trong thời gian bốc dỡ, phân loại, nghiệm thu, . . . vật liệu đã chở về tại kho bãi. Vcb = Ncb. Vn trong đó: Ncb: số ngày dự trữ chuẩn bị + Ncb: phụ thuộc vào thời gian bốc dỡ, phân loại, nghiệm thu, . . . vật liệu do vậy nó được quyết định theo khả năng, trình độ cơ giới hoá trong bốc dỡ, phân loại vật liệu tại kho bãi, vào thời gian, thủ tục tiến hành nghiệm thu vật liệu là nhanh hay chậm. Thông thường trong xây dựng đường, Ncb thường lấy bằng 3 ngày hoặc lớn hơn với những vật liệu phải phân loại, phải làm các thí nghiệm kiểm tra phức tạp, nhỏ hơn với những loại vật liệu có tính chất đơn giản như đá, cát, sỏi, . . . + Lượng dữ trữ vật liệu chuẩn bị (Vcb) cũng phải được khôi phục lại ngay sau khi bị sử dụng. 3- Thiết kế xây dựng kho bãi vật liệu tại hiện trường: Khi thiết kế kho bãi vật liệu cần phải giải quyết 4 vấn đề sau: - Lựa chọn vị trí xây dựng kho bãi tại hiện trường. - Xác định cấu tạo kho bãi. - Xác định diện tích kho bãi. a- Vị trí xây dựng kho bãi: kho bãi phải được xây dựng ở vị trí thuận lợi nhất: + Gần sát với hiện trường xây dựng, trong các xí nghiệp phụ để giảm bớt thời gian, chi phí vận chuyển ra nơi sử dụng. + Vị trí xây dựng kho bãi phải có mặt bằng đủ rộng, có chi phí san ủi tạo mặt bằng thấp. + Thuận tiện về đường giao thông. + Thuận tiện về công tác bảo vệ, trông coi và quản lý. + Thuận tiện cho công tác bốc, dỡ, xuất, nhập vật liệu, . . . . b- Lựa chọn cấu tạo kho bãi: Căn cứ vào tính chất của loại vật liệu cần bảo quản mà lựa chọn cấu tạo kho bãi dạng lộ thiên, có mái che, nhà kho kín, kho đặc biệt hay kho hỗn hợp. c- Xác định diện tích, kích thước kho bãi: */ Diện tích cần thiết của kho bãi S được tính như sau: S = a. F (m2) trong đó: a: hệ số xét đến diện tích đường đi lại trong kho bãi, phụ thuộc vào cấu tạo của từng loại kho bãi: với: Kho bãi tổng hợp: a = 1.5 – 1.7 Kho kín, kho có mái che: a = 1.4 – 1.6 Kho bãi lộ thiên chứa thùng, hòm: a = 1.2 – 1.3 Kho bãi lộ thiên chứa các đống vật liệu: a = 1.1 – 1.2 F: diện tích có ích của kho bãi, là diện tích thực chứa vật liệu. F = Vk /q (m2) Vk: số lượng vật liệu mà kho bãi phải chứa và bảo quản (m3, tấn). q: số lượng vật liệu mà 1m2 diện tích kho bãi chứa, bảo quản được (m3, tấn/m2), q phụ thuộc vào loại vật liệu cần bảo quản, phương pháp bốc dỡ, loại và kiểu kết cấu của kho bãi. Tham khảo bảng định mức sau: Số lượng vật liệu được chứa, bảo quản trong 1m2 kho bãi (q): Tên vật liệu Đơn vị Số lượng vật liệu mà 1m2 diện tích kho bãi chứa và bảo quản được, q Chiều cao chất vật liệu (m) Cách chất Loại kho bãi Sỏi, cát, đá dăm đánh đống bằng máy m3 3.0 – 4.0 5.0 – 6.0 Đánh đồng Bãi lộ thiên Sỏi, cát, đá dăm đánh đồng bằng thủ công m3 1.5 – 2.0 1.5 – 2.0 Đánh đống Bãi lộ thiên Đá hộc chất bằng máy m3 2.0 – 3.0 2.5 – 3.0 Đánh đống Bãi lộ thiên Đá hộc chất bằng thủ công m3 1.0 1.2 Đánh đống Bãi lộ thiên Xi măng đóng bao tấn 1.3 2.0 Xếp chồng Kho kín Xi măng rời tấn 2.0 – 2.8 1.5 – 2.0 Đổ đống Kho kín Vôi cục tấn 2.0 2.0 Đổng đống Kho kín Gạch chỉ viên 700 1.5 Xếp chồng Bãi lộ thiên Thép hình, thép U, I tấn 2.0 – 3.0 1.0 Xếp chồng Bãi lộ thiên Thép tròn, thép tấm tấn 3.7 – 4.2 1.2 Xếp chồng Kho mái che Gỗ cây m3 1.3 – 2.0 2.0 – 3.0 Xếp chồng Bãi lộ thiên Gỗ xẻ m3 1.2 – 1.3 2.0 – 3.0 Xếp có đệm Kho mái che Nhựa đường tấn 0.9 1.7 Xếp chồng Kho mái che Xăng dầu đóng thùng tấn 0.8 1.6 Xếp chồng Kho kín Như vậy diện tích kho bãi cần xây dựng: S = a. Vk /q */ Có 2 phương pháp tổ chức cung cấp vật liệu trong tổ chức thi công đường ôtô, tương ứng với nó là 2 phương án xác định diện tích kho bãi: + Phương án 1: theo phương án này thì vật liệu được tập kết đầy đủ về chứa trong kho bãi trước mỗi kỳ thi công, khi này: - Lượng vật liệu lớn nhất mà kho bãi phải chứa và bảo quản: Vmax= Vtx+ Vbh+ Vcb, xảy ra tại thời điểm trước mỗi kỳ thi công khi vừa kết thúc đợt nhập vật liệu. - Lượng vật liệu còn lại tối thiểu trong kho bãi cuối mỗi kỳ thi công, chuẩn bị đợt nhật vật liệu tiếp theo: Vmin = Vbh + Vcb. - Giá trị Vk dùng để xác định diện tích kho bãi trong trường hợp này: Vk = Vmax = Vtx +Vbh +Vcb Vk = (Ntx +Nbh +Ncb).Vn Khi này Ntx được lựa chọn chính là số ngày trong mỗi kỳ thi công, giá trị Ntx khi tổ chức cung cấp vật liệu theo phương án này sẽ tương đối lớn. - Phương án tổ chức cung cấp vật liệu này có: ./ ưu điểm: vật liệu được chủ động trước mỗi kỳ thi công, giảm thiểu trục trặc xẩy ra trong việc cung cấp vật liệu. ./ Nhược điểm: phải tồn đọng một lượng vốn lưu động lớn, diện tích phải xây dựng kho bãi tăng lên và phí tổn trong bảo quản vật liệu cũng tăng thêm. ./ áp dụng: phương án này thường được áp dụng với công trường hay những hạng mục công việc có khối lượng nhỏ, thời gian thi công ngắn. + Phương án 2: trong khi thi công thì vật liệu vừa được thường xuyên nhập về kho bãi, vừa từ kho bãi xuất ra sử dụng hàng ngày. Khi này khối lượng vật liệu mà kho bãi cần phải chứa, bảo quản sẽ ít đi. - Khi này giá trị Vk được xác định như sau: Vk = n’. k1. k2. Vn trong đó: k1: hệ số xết đến việc nhập vật liệu vào kho bãi không đồng đều ./ Khi vận chuyển đường sắt, đường thuỷ: k1 = 1.1 –1.2 ./ Khi vận chuyển đường bộ: k1 = 1.3 –1.5 k2: hệ số xét đến việc sử dụng vật liệu không đồng đều hàng ngày, k2 = 1.3 –1.5 Vn: số lượng vật liệu cần dùng bình quân mỗi ngày. n’: số ngày định mức dự trữ vật liệu trong kho bãi (ngày). ./ n’ phản ảnh cả 3 giá trị Ntx, Nbh, Ncb nhưng giá trị Ntx ở đây sẽ nhỏ hơn rất nhiều do vật liệu được nhập về liên tục, thường xuyên, các đợt nhập vật liệu có khoảng cách rất ngắn, có khi chỉ vài ba ngày hoặc hàng ngày. ./ Giá trị n’ được lấy theo định mức căn cứ vào loại vật liệu, cự ly vận chuyển, hình thức vận chuyển, điều kiện cung cấp vật liệu, . . . Định mức số ngày dự trữ vật liệu n’ (ngày) Tên vật liệu Hình thức và cự ly vận chuyển Vận tải đường sắt Vận tải ôtô <= 100 km > 100km <=15 km >15 km Cát, đá dăm 3 - 5 6 - 15 2 – 3 3 – 5 Vôi, xi măng, gạch 5 - 10 10 - 20 4 – 6 6 – 10 Gỗ 10 - 20 15 - 40 5 – 10 10 – 15 Thép, kết cấu thép 10 - 20 20 - 50 3 – 7 8 - 15 - Phương án tổ chức cung cấp vật liệu này có: ./ ưu điểm: giảm lượng vốn lưu động bị tồn động và có thể giảm diện tích kho bãi phải xây dựng, giảm chi phí bảo quản vật liệu tại kho bãi. ./ Nhược điểm: xác suất gặp trục trặc trong khâu cung cấp vật liệu sẽ tăng lên. ./ áp dụng: phương án này thường áp dụng với công trường hay những hạng mục công việc có khối lượng vật liệu rất lớn, thời gian thi công kéo dài liên tục. */ Xác định chiều dài kho bãi L: chiều dài của kho bãi phải đảm bảo đủ diện công tác cần thiết để bốc dỡ hàng vào kho và xếp hàng từ kho lên phương tiện vận chuyển. Chiều dài kho bãi được xác định theo công thức: L = n.l + (n-1). l’ (m) trong đó: Hình 4-8: l L l’ l l l l’ l’ n: số phương tiện vận chuyển xuất, nhập vật tư đồng thời (số ôtô, số toa tầu). l: chiều dài 1 phương tiện vận chuyển. l’: khoảng cách giữa các phương tiện vận chuyển. - Khi dùng ôtô chuyển chở thì số lượng ôtô đồng thời bốc, dỡ vật liệu được tính theo công thức: nôtô = Qca. tôtô. Kv /(qôtô. Tca) (xe) với: Qca: tổng khối lượng vật liệu yêu cầu phải bốc, dỡ trong 1 ca. qôtô: khối lượng vật liệu mà 1 ôtô chở được. Tca: thời gian làm việc trong 1 ca. tôtô: thời gian bốc, dỡ hàng cho 1 ôtô. Kv: hệ số công tác không đồng đều của ôtô. Kv thường lấy bằng 1.15 – 1.2 - Khi sử dụng tầu hoả để chuyên chở thì số toa tầu bốc, dỡ cùng lúc: ntoa = N. ttoa /Tcp với: N: số toa tầu của đoàn xe lửa. ttoa: thời gian bốc, dỡ cho 1 toa tầu. Tcp: thời gian cho dừng lại phép để bốc, dỡ của 1 đoàn tầu, lấy theo định mức của Tổng cục đường sắt. */ Xác định chiều rộng của kho bãi: - Chiều rộng của nhà kho kín thường lấy bằng 6 – 10m. - Chiều rộng của kho bãi lộ thiên: căn cứ vào bán kính hoạt động của cần trục hay thiết bị bốc xếp (băng tải, máy xúc, . . . ) mà quyết định. Ví dụ: chiều rộng của các kho bãi lộ thiên chứa cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn được lấy trong phạm vi khu vực tác dụng của cần trục cố định dùng bốc xếp cấu kiện đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC4 tctcdoto.doc
Tài liệu liên quan