Tài liệu Bài giảng Chương 6: Bộ biến tần: CHƯƠNG 6: BỘ BIẾN TẦN
MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
Sau khi học xong bài nầy sinh viên sẽ đạt được kiến
thức sau:
- Hiểu được nguyên tắc hoạt động của thiết bị biến
tần
- Phân tích được tương quan giữa dòng điện, điện
áp và ứng dụng của thiết bị biến tần.
6.1. Các khái niệm cơ bản:
Bộ biến tần là thiết bị dùng để biến đổi nguồn
điện có tần số f1 cố định thành nguồn điện có
tần số fr thay đổi được nhờ các khóa bán dẫn.
Biến tần chia làm hai loại: Biến tần gián tiếp và
biến tần trực tiếp.
•Biến tần gián tiếp hay còn gọi là biến tần có khâu
trung gian một chiều, dùng bộ chỉnh lưu biến đổi
nguồn xoay chiều thành nguồn một chiều, sau đó lại
dùng bộ nghịch lưu biến đổi nguồn một chiều thành
nguồn xoay chiều.
•Khâu trung gian một chiều đóng vai trò một khâu tích
luỹ năng lượng dưới dạng nguồn áp dùng tụ địên hoặc
nguồn dòng dùng cuộn cảm tạo ra một khâu cách ly
nhất định giữa phụ tải và nguồn điện áp lưới.
Biến tần trực tiếp khác với biến tần gián tiếp, Biến
tần trực tiếp ...
32 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2795 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương 6: Bộ biến tần, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6: BỘ BIẾN TẦN
MỤC TIÊU THỰC HIỆN:
Sau khi học xong bài nầy sinh viên sẽ đạt được kiến
thức sau:
- Hiểu được nguyên tắc hoạt động của thiết bị biến
tần
- Phân tích được tương quan giữa dòng điện, điện
áp và ứng dụng của thiết bị biến tần.
6.1. Các khái niệm cơ bản:
Bộ biến tần là thiết bị dùng để biến đổi nguồn
điện có tần số f1 cố định thành nguồn điện có
tần số fr thay đổi được nhờ các khóa bán dẫn.
Biến tần chia làm hai loại: Biến tần gián tiếp và
biến tần trực tiếp.
•Biến tần gián tiếp hay còn gọi là biến tần có khâu
trung gian một chiều, dùng bộ chỉnh lưu biến đổi
nguồn xoay chiều thành nguồn một chiều, sau đó lại
dùng bộ nghịch lưu biến đổi nguồn một chiều thành
nguồn xoay chiều.
•Khâu trung gian một chiều đóng vai trò một khâu tích
luỹ năng lượng dưới dạng nguồn áp dùng tụ địên hoặc
nguồn dòng dùng cuộn cảm tạo ra một khâu cách ly
nhất định giữa phụ tải và nguồn điện áp lưới.
Biến tần trực tiếp khác với biến tần gián tiếp, Biến
tần trực tiếp tạo ra điện áp trên tải bằng các phần của
điện áp lưới, mỗi lần nối tải vào nguồn bằng một
phần tử đóng ngắt duy nhất trong một khoảng thời
gian nhất định,không thông qua một khâu năng lượng
trung gian nào.
Ưu và khuyết của biến tần trưc tiếp và gián tiếp
Biến tần trực tiếp có thể trao đổi năng lượng với lưới
điện một cách liên tục. Nhất là đối với các động cơ
công suất lớn và cực lớn từ hàng trăm Kw đến vài Mw.
Ngoài ra tổn hao công suất ở biến tần trực tiếp cũng ít
hơn vì phụ tải chỉ nối với nguồn qua một phần tử đóng
cắt, không phải qua hai phần tử và qua khâu trung gian
như ở biến tần gián tiếp.
Sơ đồ van và qui luật điều khiển ở biến tần trực tiếp sẽ
phức tạp hơn biến tần gián tiếp. Với kỹ thuật điện tử và
kỹ thuật vi xử lý phát triển hiện nay thì vấn đề này hoàn
toàn thực hiện được.
6.2. Biến tần gián tiếp:
Biến tần gián tiếp được cấu tạo từ bộ chỉnh lưu, khâu lọc
trung gian và bộ nghịch lưu.
Tuỳ thuộc khâu trung gian một chiều làm việc ở chế độ
nguồn dòng hay nguồn áp biến tần chia làm 3 loại chính:
Biến tần nguồn dòng.
Biến tần nguồn áp với nguồn có điều khiển.
Biến tần nguồn áp không điều khiển
6.2.1. Biến tần nguồn dòng:
Biến tần nguồn dòng dùng chỉnh
lưu có điều khiển cùng với cuộn
cảm tạo nên nguồn dòng cung cấp
cho nghịch lưu nguồn dòng song
song.Hệ thống tụ chuyển mạch
được cách ly với tải qua hệ thống
diode cách ly .Dòng ra nghịch lưu
có dạng xung hình chữ nhật, điện áp
ra có dạng tương đối Sin nếu phụ
tải là động cơ.
Ưu điểm của biến tần loại này khi dùng với
động cơ không đồng bộ có khả năng trả
năng lượng về lưới.
Với công suất nhỏ thì sơ đồ này không phù
hợp vì hiệu suất kém và cồng kềnh nhưng
với công suất trên 100 Kw thì đây là một
phương án hiệu quả.
Nhược điểm của sơ đồ này là hệ số công
suất thấp và phụ thuộc vào phụ tải, nhất là
khi tải nhỏ.
6.2.2. Biến tần nguồn áp với nguồn có điều khiển
• Biến tần nguồn áp dùng nghịch lưu nguồn
áp với đầu vào một chiều điều khiển được.
Điện áp một chiều cung cấp( dùng chỉnh lưu
có điều khiển hoặc chỉnh lưu không điều
khiển) sau đó điều chỉnh nhờ bộ biến đổi
xung áp một chiều.
• Biến tần nguồn áp có dạng điện áp ra
xung chữ nhật, biên độ được điều chỉnh nhờ
thay đổi điện áp một chiều.
Hình dạng và giá trị điện áp ra không
phụ thuộc phụ tải, dòng điện tải xác
định. Điện áp ra có độ méo phi tuyến
lớn, có thể không phù hợp với một số
loại phụ tải. Hệ số công suất của sơ
đồ không đổi, không phụ thuộc vào
tải. Tuy nhiên phải qua nhiều khâu
biến đổi và hiệu suất kém, do đó chỉ
phụ thuộc cho tải nhỏ, dưới 30KW.
Ngày nay biến tần nguồn áp được chế
tạo chủ yếu với điện áp biến điệu bề
rộng xung.
6.2.3. Biến tần nguồn áp biến
điệu bề rộng xung
Dùng chỉnh lưu không điều khiển ở đầu vào. Điện
áp và tần số ở đầu ra sẽ hoàn toàn do phần nghịch
lưu xác định. Nghịch lưu thường sử dụng các van
điểu khiển hoàn toàn như GTO, IGBT, Transistor
công suất.
IGBT hoặc Transistor công suất được sử dụng cho
biến tần công suất tới 300 KW điện áp lưới đầu
vào đến 690V. Tần số sóng mang đến 12Khz đối
với công suất 55Khz , với công suất lớn hơn tần số
này bị giới hạn dưới 3 Khz.
GTO được sử dụng cho các biến tần công suất trên
300KW, điện áp lưới đến 690V tần số sóng mang
1 Khz.
Tần số đóng ngắt cao trong biến điệu bề rộng xung
tạo ra điện áp đầu ra gần Sin hoặc chỉ cần những
mạch lọc LC đơn giản là có thể tạo điện áp hình
Sin tuyệt đối.
Hệ số công suất của sơ đồ gần như bằng 1 (cỡ
0.98) và không phụ thuộc vào phụ tải. Tuy nhiên ở
thời điểm đóng điện ban đầu dòng nạp cho tụ một
chiều có thể có giá trị rất lớn, cần phải được hạn
chế dòng khởi động nạp tụ ban đầu.
6.3. Giới thiệu về bộ biến tần trực tiếp:
Biến tần trực tiếp là thiết bị biến đổi trực tiếp nguồn xoay
chiều có tần số f1 sang nguồn xoay chiều có tần số fr.
Nguoàn
Taàn so á
Bie án ñoåi
ÑKÑ
Boä bie án
taàn trö ïc
tie áp
Nguoàn
Taøn so á co á ñònh
Ñieàu khie ån ñie än aùp/taàn so á
6.3.1. Nguyên lý hoạt động của bộ biến tần trực tiếp
Bộ biến tần trực tiếp gồm hai nhóm chuyển
mạch nối song song ngược. Cho xung mở
lần lượt hai nhóm chỉnh lưu trên ta sẽ nhận
được dòng điện xoay chiều chạy qua tải.
Ở mỗi pha ở đầu ra (a, b, c) được cấp điện
bởi hai nhóm Thyristor. Nhóm T tạo ra
dòng điện chạy thuận và nhóm N tạo ra
dòng chạy ngược.
Để hạn chế dòng ký sinh chạy qua hai Thyristor
của nhóm T và nhóm N đang dẫn, người ta dùng
các cuộn kháng ĐK1 và ĐK6.
ÑKÑ
f1
V1
~
a b c
fr Vr Bieán ñoåi
T1 N4
T3
N6 T5 N2
ÑK1 ÑK4 ÑK3 ÑK6 ÑK5 ÑK2
6.3.1. Nguyên lý hoạt động của bộ biến tần trực tiếp
Khi điều khiển theo nhóm thì mỗi nhóm được mở trong
nửa chu kỳ điện áp đầu ra. Xét sự làm việc pha a Trong
khoảng thời gian t1: nhóm T1 mở, còn trong khoảng t2
thì nhóm N4 mở. Các Thyristor trong cùng một nhóm
chuyển mạch cho nhau nhờ điện áp lưới (chuyển mạch
tự nhiên). Mỗi Thyristor mở 1/3 chu kỳ của điện áp
lưới. Thay đổi số Thyristor mở trong mỗi nhóm ta sẽ
thay đổi được thời gian của chu kỳ điện áp đầu ra T2=
t1 + t2 do đó thay đổi được tần số đầu ra của biến tần.
Va(V)
T1 T2
Tr
t(s)
Va(V)
a
b
Từ đồ thị ta tìm được mối quan hệ giữa tần số lưới và tần
số ra:
Trong đó:
m: số pha đầu vào của bộ biến tần (m=3).
n: số đỉnh hình sin (tức số Thyristor mở ở mỗi nhóm)
trong một nửa chu kỳ của điện áp ra.
Tần số đầu ra luôn lôn nhỏ hơn tần số lưới vì n là số
nguyên nên tần số ra được điều chỉnh nhảy cấp. Điện áp
ra Vr được thay đổi bằng cách thay đổi góc chậm của các
Thyristor
222
1
1 −+
==
mn
m
T
T
f
f r
• Để tạo ra điện áp ba pha ở đầu ra ta điều khiển các nhóm Thyristor mở
theo thứ tự T1-N2-T3-N4-T5-N6-T1 mỗi nhóm cho mở 1/3 chu kỳ
của điện áp ra. Nếu điện áp ra được lọc phẳng hoàn toàn thì bằng cách
điều khiển như trên ta được đồ thị điện áp ra ở ba pha (hệ thống điện
áp ba pha ở đầu ra bộ biến tần trực tiếp)
Nhận xét:
• Hiệu suất cao vì tổn thất năng lượng không đáng kể, không cần dùng
tụ chuyển mạch.
• Chỉ cho tần số fr <f1 tức < 0.
• Làm việc ở chế độ tĩnh nên thuận tiện đối với những cơ cấu cần di
chuyển nhiều
T1 T1
N4
N2 N2
N6N6
T5
T3
2π/3
wt(rad)
wt(rad)
wt(rad)
VA(v)
Vb
Vc
6.4. Bộ biến tần gián tiếp:
Bộ biến tần gián tiếp là bộ biến đổi nguồn điện xoay chiều
có V1, f1 là hằng số thành nguồn điện xoay chiều có Vr, fr biến
đổi, qua khâu trung gian một chiều. Tần số đầu ra được xác định
bởi nhịp đóng mở của các thiết bị nghịch lưu.
Thiết bị biến tần gián tiếp gồm ba khâu cơ bản.
Khâu chỉnh lưu: biến đổi nguồn xoay chiều sang một chiều.
Bộ lọc: để giảm bớt độ nhấp nhô của áp và dòng ở đầu ra
của bộ chỉnh lưu.
Khâu nghịch lưu: biến đổi điện áp một chiều để đặt vào động
cơ (Thiết bị nghịch lưu có thể là Thyristor hoặc transistor công suất)
VdF1
HSOÁ
CHÆNH
LÖU LOÏC
NGHÒCH
LÖU
ÑIEÀU KHIEÅN
+
- -
+
ÑKÑ
nguoàn
bie án ñoåi
fr,vr
6.4.1. Biến tần áp dùng Thyristor
Nhóm chỉnh lưu gồm 6 Thyristor T7 đến T12 vừa làm chức năng biến
đổi dạng điện áp từ xoay chiều thành một chiều vừa có nhiệm vụ điều chỉnh
giá trị điện áp V0. Bộ lọc phẳng gồm các cuộn kháng ĐK và tụ C0. Phần chỉnh
lưu của nhóm nghịch lưu là các Thyristor T1-T6. Chúng được mở theo thứ tự
T1-T2----T6. Cách nhau 1/6 chu kỳ áp ra. Như vậy tại mọi thời điểm có hai
Thyristor mở, một nối với cực dương và một nối với cực âm của điện áp V0.
Kết quả điện áp dây đầu ra đưa vào động cơ có dạng như sau
ÑKÑ
T1 T3 T5
T4 T6 T2
C1
C5
C3
C4 C6
C2
+
+
+
+ +
+
-
-
-
- -
-
T8
T7
T10 T12
T11
~
T9
Vuf1
V0
a
b
c
D3 D5
D1
D6D4
D2
ÑK2
ÑK1
D7 D11
D10
D8D12
D9
C0
ÑK
Điện áp đầu ra bộ biến tần gián tiếp
Bằng cách thay đổi khoảng thời gian mở Thyristor ta thay
đổi được thời gian chu kỳ của điện áp ra, nghĩa là điều
chỉnh được tần số ra.
2π
wt (rad)
Vab [V]
Tụ C1-C6 để chuyển mạch giữa các Thyristor Giả sử trong
một khoảng nào đó T1 và T2 mở, tụ C1 được nạp từ nguồn với cực
tính như hình vẽ. Khi cho xung mở T3 tụ C1 phóng qua T1 và T3 tạo
ra dòng điện khóa T1 hỗ trợ cho T3 mở.
Các diode D1-D6 ngăn tác dụng của các tụ chuyển mạch
với phụ tải, làm cho áp trên tải không bị ảnh hưởng bởi sự phóng nạp
của tụ.
Các diode D7-D12 tạo một cầu ngược, có tác dụng mở đường
cho dòng điện phản kháng từ phía động cơ chạy về tụ C0. Dòng điện
này xuất hiện do sự lệch pha giữa dòng và áp động cơ. Vậy tụ C0 có
nhiệm vụ chứa năng lượng phản kháng vì động cơ là một tải đơn giản
đối với bộ nghịch lưu mà có tác động một cách khác nhau với từng
điều hòa của dạng sóng điện áp.
Đối với bộ nghịch lưu áp dạng sóng này gần như chữ nhật.
Để giữ được quan hệ điện áp/tần số=const, ta có thể áp dụng
phương pháp điều chế bề rộng xung.
Để cho điện áp ra có dạng gần với hình sin hơn người ta tìm
cách phối hợp các xung điều khiển bộ nghịch lưu. Điều này được thực
hiện bằng cách tạo ra một sóng sin chuẩn mong muốn và so sánh nó
với một dải xung tam giác. Giao điểm giữa hai sóng đó xác định các
thời điểm mồi các Thyristor.
Khi muốn giảm biên độ sóng cơ bản đi một nửa thì sóng chuẩn
hình sin cũng phải giảm đi một nửa. Khi giảm tần số sóng chuẩn hình
sin thì số xung ở mỗi chu kỳ sẽ tăng lên.
Nguyên lý làm việc của bộ nghịch lưu Thyristor theo phương
pháp điều khiển xung
Trong ½ chu kỳ của điện áp ra ta đóng cắt Thyristor một số lần nhất
định giá trị trung bình của điện áp ra phụ thuộc vào tỷ số thời gian đóng mở.
Nếu cả hai Thyristor T1 và T2 cùng dẫn, dòng điện đi từ nguồn qua
T1 và T2 pha a và pha c, điện áp Vac=V0. Nếu ta cho T2 ngưng dẫn thì lúc
đó dòng tải qua T1, D5 và Vac=0. Nếu cho T1 ngưng dẫn T2 dẫn thì dòng tải
qua T2 và D4, Vac=0. Nếu T1 và T2 ngưng dẫn, dòng điện tải sẽ qua D5, D4
và ngược chiều nguồn điện Vac= -V0.
a b c
Vo
+
-
D1
D4
T1
T4
T6
D6
T3 D3
T2
D5
D2
T5
Khi T1 và T2 cùng dẫn năng lượng được đưa từ nguồn một chiều vào tải. Khi T1,
T2 ngưng dẫn năng lượng từ tải được đưa trở lại nguồn còn khi có một Thyristor dẫn
thì giữa nguồn và tải không có trao đổi năng lượng. Đồ thị biểu diễn quá trình xung
điện áp lúc ban điều khiển bộ biến tần bằng phương pháp xung
t1 t2
t(s)
ts)
ts)
+ v0
-v0
+v0
-v0
0
0
0
a
b
c
t1
t2
Mạch như hình vẽ trên có dạng sóng gần như hình chữ nhật. Transistor T đóng
vai trò như một bộ điều chỉnh điện áp một chiều để điều khiển điện áp liên lạc.
Tần số đóng cắt có thể lớn hơn và các thành phần bộ lọc nhỏ hơn so với trường
hợp dùng thyristor. Điều chế bề rộng xung cho phép loại bỏ Transistor này.
Các thyristor Th1 và Th2 có nhiệm vụ bảo vệ ngắn mạch, hay nó bảo vệ cho
Transistor khi có dòng quá lớn trong bộ nghịch lưu, lúc này Thyristor được mồi,
ngắn mạch bộ nghịch lưu và tác động thiết bị bảo vệ.
ÑC
a
b
c
V1~
T5T3
T4
C2
ÑK
Th1Th2
T2
T
T6
T1
C1
Biến tần dòng dùng Thyristor
Nguyên tắc hoạt động
Cầu chỉnh lưu điểu khiển gồm 6 Thyristor T7-T12 cầu biến tần gồm 6 thyristor
T1-T6. Mỗi Thyristor được nối tiếp qua một Diode và trong mỗi nửa cầu có 3
tụ điện.
Cầu chỉnh lưu thông qua điện cảm ĐK san bằng cung cấp cho cầu biến tần
dòng điện Id. Ở mọi thời điểm có hai Thyristor dẫn điện các Thyristor được
điều khiển mở theo thứ tự 1,2,....,6,1, mỗi thyristor dẫn trong khoảng 1200.
ÑKÑ
T1 T3 T5
T4 T6 T2
T7 T9 T11
T10 T12 T8
V1
~ D3
D5D1
D6D4
ÑK
D2
Dòng điện ra có dạng gần như bậc thang. Điện áp ra có dạng hình
sin nhưng mang các đinh nhọn tại các thời điểm chuyển mạch.
Ta biết rằng các diode nối ngược ở bộ nghịch lưu áp ngăn cản
điện áp liên lạc một chiều đổi cực tính và cho dòng điện ngược
chạy qua. Khi vượt quá tốc độ có thể động cơ trở thành máy phát.
Do đổi cực tính điện áp góc mở có thể làm bộ biến tần làm việc ở
chế độ nghịch lưu và trả năng lượng về nguồn.
Biến tần dòng transistor
Nguyên tắc hoạt động
Bộ nghịch lưu dòng Transistor cũng sử dụng 6 Transistor và 6
diode. Nhưng trong sơ đồ nghịch lưu dòng các diode được mắc
nối tiếp với các Transistor và các diode này có nhiệm vụ ngăn
dòng ngược bảo vệ cho tất cả các transistor
ÑKÑ
Vo
+
-
T1
T4
T3 T5
T6 T2
D1
D4
D3
D6
D5
D2
Việc dùng ngày càng nhiều các Thyristor khóa bằng cực
khiển hay Transistor công suất trong các bộ nghịch lưu áp
chứng tỏ rằng bộ nghịch lưu dòng không được sử dụng rộng
rãi với truyền động công suất nhỏ vì gây ra moment và va
đập lớn, các cuộn dây có kích thước lớn và việc điều chỉnh
tốc độ khó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHƯƠNG 6 BỘ BIẾN TẦN.pdf