Tài liệu Bài giảng chương 2: Quản trị rủi ro: Chương 2QUẢN TRỊ RỦI RO GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khái niệm và nội quản trị rủi ro. Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro. Kiểm soát - Phòng ngừa rủi ro. Tài trợ rủi ro. Quản trị rủi ro trong thực tế. Tài liệu tham khảo Quản trị rủi ro và khủng hoảng, chương 2 (trang 67 – 103) Khái niệm và nội quản trị rủi ro Khái niệm: Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. (Kloman Haimes và các tác giả khác) Nội quản trị rủi ro: Nhận dạng - phân tích - đo lường rủi ro; Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro; Tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện. Nhiệm vụ của các nhà quản trị rủi ro Giúp tổ chức của họ nhận dạng, phân tích đo lường, phân loại những rủi ro đã và sẽ đến với tổ chức; Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với những biện pháp phù hợp với từng tổ chức cụ thể, ví dụ như : - Thu thập, phổ biến các ...
32 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3383 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng chương 2: Quản trị rủi ro, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2QUẢN TRỊ RỦI RO GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khái niệm và nội quản trị rủi ro. Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro. Kiểm soát - Phòng ngừa rủi ro. Tài trợ rủi ro. Quản trị rủi ro trong thực tế. Tài liệu tham khảo Quản trị rủi ro và khủng hoảng, chương 2 (trang 67 – 103) Khái niệm và nội quản trị rủi ro Khái niệm: Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. (Kloman Haimes và các tác giả khác) Nội quản trị rủi ro: Nhận dạng - phân tích - đo lường rủi ro; Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro; Tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện. Nhiệm vụ của các nhà quản trị rủi ro Giúp tổ chức của họ nhận dạng, phân tích đo lường, phân loại những rủi ro đã và sẽ đến với tổ chức; Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với những biện pháp phù hợp với từng tổ chức cụ thể, ví dụ như : - Thu thập, phổ biến các quy định mới của Nhà nước, các cơ quan hữu trách… - Nghiên cứu, phổ biến những thông tin về các thị trường mà tổ chức đến kinh doanh, như những quy định của chính phủ, luật pháp, phong tục, tập quán ở những thị trường đó… Nhiệm vụ của các nhà quản trị rủi ro - Nghiên cứu và cung cấp những thông tin về khách hàng; - Tổ chức những lớp huấn luyện, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên; - Hướng dẫn việc mua bảo hiểm trong những trường hợp cần thiết; - Giáo dục những vấn đề liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường môi sinh; - Thu thập các khiếu nại và giải quyết; - Thiết lập và phát triển tốt các mối quan hệ với cơ quan hữu quan, quan hệ công chúng, … Nhiệm vụ của các nhà quản trị rủi ro Xây dựng và thực hiện tốt chương trình tài trợ rủi ro một khi rủi ro xảy ra, với những biện pháp như: - Thu xếp để thực hiện nhanh chóng những hợp đồng bảo hiểm có liên quan; - Sử dụng có hiệu quả quỹ tự bảo hiểm; - Vận động sự ủng hộ của chính phủ, của các cơ quan cấp trên; - Vận động sự ủng hộ của các nhà cung cấp, của người tiêu dùng, của công chúng; - Sử dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng loại rủi ro Nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát hiện các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm hoạ, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất. Nhận dạng rủi ro (tt) Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Phương pháp nhận dạng rủi ro: Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra; Phân tích các báo cáo tài chính; Phương pháp lưu đồ; Thanh tra hiện trường; Phân tích các hợp đồng. Phân tích rủi ro Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro, phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa. Cần lưu ý rằng: đây là công việc phức tạp, bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên nhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên nhân xa… Đo lường rủi ro Nhận dạng được rủi ro là bước khởi đầu của quản trị rủi ro, nhưng rủi ro có rất nhiều loại, một tổ chức không thể cùng một lúc kiểm soát, phòng ngừa tất cả mọi loại rủi ro. Từ đó cần phân loại rủi ro, cần biết được đối với tổ chức loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại nào xuất hiện ít, loại nào gây ra hậu quả nghiêm trọng, còn loại nào ít nghiêm trọng hơn… từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Để làm việc này cần tiến hành đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với tổ chức. Đo lường rủi ro (tt) Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh: Tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập Ma trận đo lường rủi ro Ma trận đo lường rủi ro. Đo lường rủi ro (tt) Trong đó, Tần suất xuất hiện của rủi ro là số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định. (thường là năm, quý, tháng…) Mức độ nghiêm trọng của rủi ro đo bằng những tổn thất, mất mát, nguy hiểm… Đo lường rủi ro (tt) Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với tổ chức người ta sử dụng cả 2 tiêu chí: mức độ tổn thất nghiêm trọng và tần suất xuất hiện, trong đó mức độ tổn thất nghiêm trọng đóng vai trò quyết định. Vì vậy, sau khi đo lường, phân loại các rủi ro sẽ tập trung quản trị trước hết những rủi ro thuộc nhóm I, sau đó theo thứ tự mới đến những rủi ro nhóm II, III và sau cùng là những rủi ro thuộc nhóm IV. Kiểm soát - Phòng ngừa rủi ro. Công việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro. Các biện pháp né tránh rủi ro; Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất; Các biện pháp giảm thiểu tổn thất; Các biện pháp chuyển giao rủi ro; Các biện pháp đa dạng rủi ro. Các biện pháp né tránh rủi ro Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có. Để né tránh rủi ro có thể sử dụng một trong hai biện pháp: - Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra. - Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất Ngăn ngừa tổn thất là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại. Nhóm biện pháp ngăn ngừa tổn thất bao gồm: - Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa tổn thất. - Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro. - Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất Các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại, bao gồm: - Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được. - Chuyển nợ. - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro. - Dự phòng. - Phân tán rủi ro. Các biện pháp chuyển giao rủi ro Chuyển giao rủi ro có thể thực hiện bằng cách: - Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác/ tổ chức khác; - Chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với người/ tổ chức khác, trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro. Ví dụ: Mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu. Các biện pháp đa dạng rủi ro Gần giống với kỹ thuật phân tán rủi ro, đa dạng hoá rủi ro thường được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp, như: đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá mặt hàng, đa dạng hoá khách hàng… để phòng chống rủi ro. Tài trợ rủi ro. Tổn thất xảy ra thì phải giải quyết bằng cách nào? Trước hết cần theo dõi, giám định tổn thất, xác định được chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý. Tiếp đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các biện pháp này được chia làm 2 nhóm: - Tự khắc phục rủi ro. - Chuyển giao rủi ro. Tự khắc phục rủi ro (còn được gọi là lưu giữ rủi ro) là phương pháp mà người/ tổ chức bị rủi ro tự mình thanh toán các tổn thất. Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng với các nguồn mà tổ chức đó đi vay và có trách nhiệm hoàn trả. Để có thể tự khắc phục rủi ro một cách có hiệu quả thì cần lập quỹ tự bảo hiểm và lập kế hoạch tài trợ tổn thất một cách khoa học. Chuyển giao rủi ro Đối với những tài sản/ đối tượng đã mua bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra việc đầu tiên phải làm là khiếu nại đòi bồi thường. Quản trị rủi ro trong thực tế Trong điều kiện hiện đại, rủi ro, khủng hoảng ngày càng nhiều và phức tạp, do đó công tác quản trị rủi ro và khủng hoảng càng chiếm vị trí quan trọng hơn. Nhận thức rõ điều đó, các tập đoàn lớn trên thế giới đều rất quan tâm đến mảng hoạt động này. Người ta tiến hành hoạt động rất bài bản, nghiêm túc: thành lập lực lượng quản trị rủi ro, khủng hoảng, hoạch định các chiến lược quản trị rủi ro rất khoa học, tổ chức huấn luyện định kỳ hàng năm,… Nhờ vậy, đã ngăn ngừa được nhiều rủi ro, hạn chế được những tổn thất mất mát khi xảy ra khủng hoảng, gìn giữ và phát triển được thương hiệu, danh tiếng ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Bài tập thảo luận nhóm : Uy tín của công ty anh/chị trong thời gian gần đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những sai sót tệ hại của sản phẩm hoặc những lầm lẫn trong dịch vụ khách hàng hoặc cả hai. Anh/chị được phân công làm trưởng nhóm chuyên gia để khắc phục tình trạng trên. Bài tập thảo luận nhóm 1(tt): Hãy cho biết: - Chương trình làm việc của nhóm trong phiên họp đầu tiên? - Những công việc dự kiến sẽ làm? - Những đối tượng anh/chị dụ định sẽ tiếp xúc và thông điệp anh/chị muốn đưa ra? Anh/chị sẽ nói gì với khách hàng? Theo anh/chị có nên tổ chức gặp gỡ toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty hay không? Nếu có thì anh/chị sẽ nói gì với họ? - Theo anh/chị ai sẽ là người phát ngôn chính thức? - Hãy soạn một thông cáo báo chí để đăng trên báo, đài, tivi? Đề tài tiểu luận nhóm: Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của ngành (dầu khí, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, gạo, cà phê, cao su, máy tính) khi Việt Nam đã là thành viên của WTO và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Làm bài tập chương 2, trang 99.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C2_Quan tri rui ro.ppt