Bài giảng Chăn nuôi đại cương

Tài liệu Bài giảng Chăn nuôi đại cương: CHĂN NUÔI ĐẠI CƯƠNG 2/Thông tin về giảng viên: Họ và tên: NGUYỄN KIM CƯƠNG Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Từ thứ hai đến thứ sáu trong giờ hành chính, tại Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Địa chỉ liên hệ: Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Điện thoại cơ quan: 0838963890,Di động: 0918122482 Email: kimcuongster@gmail.com 3/Mục tiêu môn học: Kiến thức: Sau khi chấm dứt môn học, sinh viên có khả năng: Xác định được khái quát đặc điểm, tình hình, vị trí và xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi tại VN. Nắm một số nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật chăn nuôi như: con giống, khả năng sinh sản, dinh dưỡng, thức ăn, khẩu phần ăn của vật nuôi. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi trong hệ thống sản xuất nông nghiệp. Kỹ năng: Sử dụng những kiến thức cơ bản về khoa học vật nuôi cho ngành nghề liên quan trong tươ...

ppt184 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4673 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chăn nuôi đại cương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHĂN NUÔI ĐẠI CƯƠNG 2/Thông tin về giảng viên: Họ và tên: NGUYỄN KIM CƯƠNG Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Từ thứ hai đến thứ sáu trong giờ hành chính, tại Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Địa chỉ liên hệ: Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Điện thoại cơ quan: 0838963890,Di động: 0918122482 Email: kimcuongster@gmail.com 3/Mục tiêu môn học: Kiến thức: Sau khi chấm dứt môn học, sinh viên có khả năng: Xác định được khái quát đặc điểm, tình hình, vị trí và xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi tại VN. Nắm một số nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật chăn nuôi như: con giống, khả năng sinh sản, dinh dưỡng, thức ăn, khẩu phần ăn của vật nuôi. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi trong hệ thống sản xuất nông nghiệp. Kỹ năng: Sử dụng những kiến thức cơ bản về khoa học vật nuôi cho ngành nghề liên quan trong tương lai, kết hợp chăn nuôi và các ngành khác trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Thái độ, chuyên cần: sinh viên nghe giảng lý thuyết, tham gia thảo luận hoặc viết chuyên đề. 4. Tóm tắt nội dung môn học Môn học giới thiệu tổng quát về ngành chăn nuôi, phản ảnh một phần những gì mà khoa học vật nuôi đã và đang thực hiện. Nội dung chính của môn học đề cập đến một số vấn đề cơ bản nhất của ngành chăn nuôi, và những tác động kinh tế & xã hội ảnh hưởng đến ngành. Chương trình học đề cập đến những vấn đề chung như: vị trí, tình hình và xu hướng phát triển ngành chăn nuôi ở Việt Nam và thế giới, những tác động qua lại giữa ngành chăn nuôi và xã hội con người, một số ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi. Về phần chuyên môn chương trình sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản về giống, khả năng sinh sản vật nuôi, chất dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi. Từ các phần tổng quát và chuyên môn của môn học, hy vọng sẽ có một số gợi ý góp phần đến việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên liên quan với ngành chăn nuôi. Nguyễn Kim Cương , Bài giảng Chăn nuôi đại cương, 2009, BM Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi. Dương Thanh Liêm, Bùi huy Như Phúc và Dương Duy Đồng, 2002. Thức ăn và dinh dưỡng động vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Leland S. Shapiro, Introduction to animal science. Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey, 2001. Viện Chăn Nuôi Quốc Gia,. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn dia súc gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2002. Viện Chăn Nuôi, Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gene vật nuôi ở Việt Nam . Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1994. W Stephen Damron, Introduction to animal science. Pearson Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey, 2009. (TC. Thống Kê) (Viện Chăn Nuôi VN) (Đại học Oklahoma) (Đại học Kentuckey) (FAO STATISTIC Home page) TÀI LIỆU THAM KHẢO Cấu trúc chương trình môn học: Bài 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI Bài 2 :DI TRUYỀN VÀ GIỐNG VẬT NUÔI Bài 3 :SỰ SINH SẢN VẬT NUÔI Bài 4 : DINH DƯỠNG VẬT NUÔI. Bài 5: NHU CẦU DINH DƯỠNG VẬT NUÔI VÀ THỨC ĂN VẬT NUÔI Bài 6: ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT MỘT SỐ VẬT NUÔI BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI 1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI 1.2. CÁC GIÁ TRỊ VẬT NUÔI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI 1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC NÔNG NGHIỆP THẾ GiỚI 1.4. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI 1.1.1 Lịch sử 1.1.2 Khái niệm 1.1.3 Một số chuyên ngành liên quan 1.1.1 Lịch sử vật nuôi Thời gian chính xác con người thuần hóa vật nuôi cho đến nay còn nhiều tranh cải, nhưng các chứng cứ khảo cổ học và phân tích DNA cho thấy con người đã sử dụng thú sản cách nay khoảng 2 triệu năm, sau đó người ta mới thuần hóa vật nuôi. Về chăn nuôi (tạo ra thú sản) người ta thường chia chăn nuôi thành 4 giai đọan: Giai đoạn 1: Săn bắt thú. Giai đoạn 2: Giam cầm thú và gia hóa. Giai đoạn 3: Chăn nuôi cổ truyền. Giai đoạn 4: Chăn nuôi hiện đại. Bảng 1.1 Thời gian bắt đầu thuần hóa một số loài vật nuôi Nguồn W. Stephen Damron, 2009. Introduction to Animal Science: Global, Biological, Social and Industry. So sánh các thú được nuôi ở các giai đoạn Theo bạn, ngành chăn nuôi của VN đang ở giai đoạn nào và nên phát triển loại hình nào? 1.1.2. Khái niệm về chăn nuôi Những công việc của chăn nuôi bao gồm: - Giống - Dinh - Cần (Stress) - Vệ Giống * Một số lọai vật nuôi và hướng sản xuất: Heo: hướng mỡ, kiêm dụng, hướng nạc Gà & vịt: hướng trứng, thịt, kiêm dụng Thú nhai lại: hướng sữa, thịt, kiêm dụng Thú giải trí Mục đích khác * Những căn cứ lựa chọn vật nuôi: Cung & cầu của thú sản định sản xuất. Điều kiện tự nhiên & kinh tế xã hội nơi sản xuất. Khả năng người tổ chức sản xuất. Dinh Việc cung cấp thức ăn đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng bảo đảm cho thú sản xuất. Các căn cứ cung cấp chất dinh dưỡng: Lọai thú nuôi Hướng sản xuất Các giai đọan của sự phát triển Năng suất sản suất Hiệu quả kinh tế. Cần Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại... Các căn cứ để xây dựng quy trình chăn nuôi và chuồng trại: Loài, giống, hướng sản xuất. Khí hậu và tình hình dịch bệnh trong khu vực. Tùy theo khả năng tài chánh và quy mô chăn nuôi Vệ Tất cả vật nuôi cần phải được bảo vệ tránh các bệnh tật để có thể sản xuất thú sản một cách có hiệu quả & bảo vệ môi trường Các công việc cần để làm: Cung cấp đầy đủ dưỡng chất để thú tồn tại và phát triển. Việc vệ sinh phòng bệnh cho thú. Điều trị cho các thú bị bệnh Thú sản phải không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu thụ. Việc sản xuất không làm ảnh hưởng xấu môi trường. Khái niệm về chăn nuôi: Chăn nuôi là những công việc mà con người tác động lên vật nuôi để chúng có thể sống, phát triển bình thường, sinh sản và tạo ra các thú sản một cách có hiệu quả. Những công việc của chăn nuôi bao gồm: Chọn giống để nuôi. Áp dụng chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với từng nhóm giống. Các quy trình chăm sóc, quản lý và chuồng trại cho thú. Công tác bảo vệ và phòng trị bệnh cho thú. Chế biến và sử dụng một cách hiệu quả các thú sản. 1.1.3 Một số chuyên ngành chính liên quan Di truyền học Thống kê sinh học Sinh lý và sinh hóa học Dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi Sinh sản vật nuôi Kỹ thuật chăn nuôi Thú y Chế biến, bảo quản và tiêu thụ thú sản Công nghệ sinh học Các ngành trong hệ thống nông nghiệp ... Liên hệ giữa chăn nuôi và ngành công nghệ sinh học. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống. Các gen đánh dấu ở gia súc. Hormon tăng trưởng tái tổ hợp. Kháng thể đơn dòng chống tế bào mỡ. Siêu bài noãn ở thú nhai lại. Xác định giới tính của thú có vú. Bệnh do prion. Công nghệ sinh học trong dinh dưỡng vật nuôi. Giải quyết chất đạm và amino acid. Công nghệ sinh học trong xử lý chất thải vật nuôi. Công nghệ sinh học trong công tác giống Tác động của công nghệ sinh học lên tiến bộ di truyền có thể chia làm 3 nhóm: Hiệu quả trong sinh sản: bao gồm gieo tinh nhân tạo, đa xuất noãn, thu tinh trong ống nghiệm, thu noãn trên thú sống, chuyển cấy phôi, sinh đôi, xác định giới tính của tinh trùng, tạo dòng phôi và trinh sản. Ngoài ra các dấu ấn DNA (DNA fingerprinting) góp phần phát hiện quan hệ thân tộc giữa các thú. Cải thiện việc xác định di truyền của thú dựa vào 2 hướng: những kỹ thuật phát hiện đoạn đánh dấu (marker) của QTL (Quantitative trait locus: vị trí tính trạng số lượng) chưa biết và dùng những gen dự tuyển. Chuyển gen: chuyển gen mong muốn vào quần thể CÁC Đ0ẠN DNA ĐÁNH DẤU Ở BÒ Trong sản xuất sữa: sử dụng hormon tăng trưởng tái tổ hợp (rGH: recombinant growth hormone) trên bò sữa đã làm tăng sản lượng sữa. Khả năng sản xuất thịt: người ta chú trọng việc xác định vị trí các gen ảnh hưởng thành phần và phẩm chất của quầy thịt. Một phát hiện quan trọng liên qua đến khả năng sản xuất thịt là dòng hóa gen triển dưỡng cơ (muscular hypertrophyl), gen nầy tham gia vào đặc tính cơ đôi của bò Belgian Blue, bò cơ đôi có nhiều nạc hơn bò bình thường đến 20% và ít mỡ hơn. Hình 1.1 Bò Belgian Blue ĐÁNH DẤU DI TRUYỀN Ở HEO Ứng dụng quan trọng về kinh tế ở heo là tiên đoán kiểu gen halothane. Vị trí gen halothane là nơi được nghiên cứu tốt nhất trong bộ gen của heo, gen nầy kiểm soát hội chứng stress ở heo, bao gồm sự nhạy cảm với nhiệt độ cao và giảm phẩm chất thịt. Ngày nay đã có xét nghiêm chính xác đoạn DNA này. (heo siêu nạc Pietrain) Một gen quan trọng ở vị trí thứ 2 về kinh tế là gen Renderment Napole, đây là gen ảnh hưởng đến phẩm chất thịt, đã được bản đồ hóa bằng cách dùng một bộ đánh dấu tượng trưng bởi các tiểu vệ tinh và protein huyết tương. Hình 1.2 Heo German Pietrain CÁC ĐOẠN ĐÁNH DẤU Ở GÀ Ở gà gen GH cũng được nghiên cứu , sự chọn lọc dựa vào hệ số chuyển hóa thức ăn, sức sản xuất trứng hoặc tăng trưởng cho thấy đã ảnh hưởng đến gen GH. Gen GH rất đa hình ở gà thịt, phân ly ít nhất thành 5 alen, có mối liên quan giữa đa hình GH với sức đề kháng bệnh và năng suất trứng. HORMON TĂNG TRƯỞNG TÁI TỔ HỢP Hormon tăng trưởng (GH) có thể được sản xuất công nghiệp bằng cách chuyển gen cho vi khuẩn. Tác dụng lên năng suất sữa của bò: tiêm GH cho bò sữa có thể làm tăng 20% sản lượng sữa chu kỳ. Ở bò sử dụng kích tố Bovin somatotropin (BST). Điều chỉnh hormon tăng trưởng bằng kháng thể chống hormon: GH bị cấm sử dụng ở Châu Âu, do đó người ta sử dụng miễn dịch trung hòa somatostatin. Somatostatin ức chế tiết GH do đó trung hòa somatostatin có thể làm tăng tiết GH 1.2.1 Cung cấp thực phẩm cho con người 1.2.2 Sử dụng mục đích khác 1.2. CÁC GIÁ TRỊ VẬT NUÔI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI 2.1 Cung cấp thực phẩm cho con người -Thịt -Phó sản giết mổ -Sữa -Trứng -Những sản phẩm động vật khác dùng làm thức ăn II. CÁC GIÁ TRỊ VẬT NUÔI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI Bảng 1.2 Lượng thịt tiệu thụ các Châu lục trên thế giới năm 2003 (kg/người/năm) Nguồn: FAO, 2009 Biểu đồ 1.1 Lượng thịt tiêu thụ các Châu trên thế giới năm 2003 (Nguồn: FAO 2009) Biểu đồ 1.2 Lượng thịt tiêu thụ ở một số nước trên thế giới năm 2003 Nguồn: FAO 2009 Bảng 1.3 Lượng thịt sản xuất trên thế giới (1.000 tấn) Nguồn FAO, 2007 Biểu đồ 1.3 Tỷ lệ các loại thịt sản xuất trên thế giới (%) Nguồn: FAO, 2007 Biểu đồ 1.4 So sánh sản lượng thịt thế giới năm 2005 với năm 1990 (%) Nguồn: FAO, 2007 Biểu đồ 1.5 Tỷ lệ sản lượng thịt gia tăng hàng năm từ 1990-2005 (%) Nguồn: FAO, 2007 Trung bình Bảng 1.4 Tiêu thụ sữa trên thế giới (kg/người/năm) Nguồn: FAO, 2009 Biểu đồ 1.6 Tiêu thụ sữa và pho mát quy ra sữa ở một số quốc gia năm 2003. (Nguồn: FAO, 2009) Bảng 1.5 Lượng sữa sản xuất của thế giới của một số loài chính (ngàn tấn) Nguồn FAO, 2007 Biểu đồ 1.7 Lượng sữa sản xuất của một số loài chính (%) Nguồn: FAO, 2007 Sữa lạc đà, 0,24 Biểu đồ 1.8 Tỷ lệ sản lượng sữa gia tăng hàng năm từ 1990-2005 (%) Bảng 1.6 Lượng trứng sản xuất trên thế giới (1000 tấn) Năm tăng/năm 90-05 (%) Nguồn: FAO, 2007 MĐ Bảng 1.7 Phụ phẩm có thể ăn được từ động vật Những loại sản phẩm động vật khác dùng làm thức ăn: Chất béo trong đuôi cừu Huyết động vật Da của động vật Mật ong 1.2.2 Động vật sử dụng mục đích khác Phần bên ngoài cơ thể Cung cấp sức kéo Chất thải của cơ thể Bảo tồn mội trường thiên nhiên Kiểm soát các nhóm gây hại sản xuất nông nghiệp Sử dụng hiệu quả đất không canh tác được Dự trữ vốn và tăng thu nhập của nông dân Mục đích tinh thần -Triển lãm và thể thao -Bầu bạn và phục vụ -Cấu trúc xã hội Nghiên cứu sức khỏe con người Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và ngành dược. Bảng 1.8 Sản lượng Da, lông và tằm trên thế giới (ngàn tấn) Nguồn FAO, 2007 MĐ Hình Sử dụng vùng đất xấu, rừng chồi canh tác không hiệu quả để chăn thả dê cừu. Nguồn: Nguyễn Hồng Nhất , 2004 Hình Chăn thả dê, cừu ở những vủng đất xấu không canh tác được. Nguồn: Nguyễn Hồng Nhất , 2004 Hình Cừu có thể ăn những thứ mà các loài khác không ăn được, ảnh cừu đang ăn xương rồng. Nguồn: Nguyễn Hồng Nhất , 2004 MĐ MĐ 1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC NÔNG NGHIỆP THẾ GiỚI 1.3.1 Sự thích nghi của vật nuôi Môi trường tự nhiên tác động đến vật nuôi Môi trường nhân tạo Sự thay đổi để thích nghi 1.3.2 Những môi trường khí hậu của thế giới Khí hậu nhiệt đới Khí hậu hàn đới Khí hậu xa mạc Khí hậu ôn đới 1.3.3 Những yếu tố về văn hóa và xã hội Ảnh hưởng tôn giáo Mức độ phát triển kinh tế Mức độ phát triển nông nghiệp Các tổ chức kinh tế và tài chính cho nông nghiệp. 1.3.4 Sự phân bố vật nuôi trên thế giới 1.3.1 Sự thích nghi của vật nuôi Sự thích nghi là tổng của các điều chỉnh xảy ra trong một cơ thể của vật nuôi, giúp nó có sức khoẻ và có lợi cho sự tồn tại trong một môi trường cụ thể bị thay đổi. Động vật nông nghiệp để tồn tại và phát triển phải có khả năng thích ứng với với sự thay đổi (gây căng thẳng) của môi trường tự nhiên hoặc môi trường nhân tạo được áp đặt bởi con người. Môi trường tự nhiên gồm các tác động với vật nuôi: Căng thẳng do khí hậu: nhiệt độ, ẩm độ, độ chiếu sáng… Căng thẳng do dinh dưỡng: loại đất, địa hình, nguồn thức ăn… Căng thẳng do nội bộ thú: mầm bệnh và chất độc Căng thẳng do địa lý: độ cao, độ dốc… Căng thẳng do quần thể động vật: tương tác của các loài động vật sống chung- cạnh tranh không gian và thực phẩm. Môi trường nhân tạo là môi trường do con người tạo ra để, con người nghỉ rằng những thay đổi nầy làm cho các động vật phục vụ tốt nhất cho chúng ta: Sưởi ấm động vật ở nơi lạnh Làm chuồng mát nơi nóng Chuồng kín ngăn ngừa mầm bệnh + Điều hòa nhiệt độ. Điều chỉnh khẩu phần ăn của thú. Điều chỉnh mật độ vật nuôi thích hợp Chuồng sàn cho dê.. Sự thay đổi để thích nghi Việc điều chỉnh xảy ra trong các động vật làm cho bản thân chúng thay đổi để thích ứng môi trường cụ thể gồm ba loại: Thay đổi hình thái học hoặc giải phẩu học: màu lông, da, bướu, sừng.... Thay đổi về chức năng của cơ thể: bộ máy tiêu hóa, máu... Thay đổi hành vi: liên quan đến khía cạnh di truyền, bao gồm các hành vi hoặc là đáp ứng học hỏi của động vật đối với thay đổi của môi trường. 1.3.2 Những môi trường khí hậu của thế giới Khí hậu nhiệt đới, thông thường có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, tùy theo lượng mưa mà được chia ra một số vùng: Vùng rừng mưa nhiệt đới: mưa trên 11 tháng Vùng nhiệt đới ẩm: mưa từ 7 – 11 tháng Vùng nhiệt đới bán ẩm : mưa từ 4,5 – 7 tháng Vùng nhiệt đới bán khô: mưa từ 2 – 4,5 tháng Vùng bán sa mạc và sa mạc: mưa từ 0 – 2 tháng Khí hậu sa mạc, mưa ít làm thiếu nước uống, thiếu thức ăn và nóng (ít thú)... Khí hậu hàn đới, vật nuôi đối đầu với lạnh và thiếu thức ăn, loài vật chủ yếu là tuần lộc, gấu Bắc cực... (ít thú). Khí hậu ôn đới, khu vực ôn đới được xem là tiêu chuẩn mà tất cả khí hậu các khu vực khác so sánh, là khu vực sản xuất nhiều nông phẩm trên thế giới. Nuôi nhiều thú nhưng bị nóng và nhiều bệnh truyền nhiễm 1.3.3 Những yếu tố về văn hóa và xã hội Ảnh hưởng tôn giáo, một số tôn giáo ảnh hưởng đến sản xuất & tiêu thụ vật nuôi: Dùng thú vật tế lễ Hồi giáo Ấn Độ giáo Phật giáo Mức độ phát triển kinh tế, có nhiều cách phân chia các mức độ phát triển của các quốc gia, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) thành hai mức độ phát triển: các nước phát triển và các nước đang phát triển (Bảng 1. ) Bảng 1.9 Phân loại của FAO các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển Nguồn: FAO 1997 Mức độ phát triển nông nghiệp: Theo FAO có ba mức độ phát triển nông nghiệp của các quốc gia trên thế giới: Ngành nông nghiệp phát triển: Khoảng 10% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp Tính chuyên môn hóa cao. Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp cao Thu nhập bình quân đầu người cao. Tỷ lệ dân biết đọc, viết cao . Ngành nông nghiệp tự sản tự tiêu Khoảng 50% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp Nông dân chỉ sản xuất theo nhu cầu và khả năng: sản xuất nhỏ Cơ giới ít và nhiều lao động chân tay và động vật Thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp Tỷ lệ tương đối thấp biết đọc, viết. Ngành nông nghiệp nguyên thủy: một số nước Châu Phi) Đa số dân tham gia vào việc sản xuất thức ăn (khoảng 80%) Thiếu thức ăn và suy dinh dưỡng Không có cơ giới và rất ít sức kéo động vật được sử dụng trong nông nghiệp Bình quân thu nhập đầu người vô cùng thấp Rất ít cá nhân biết đọc và viết. Bảng 1.10 Tỉ lệ dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp Nguồn: FAO, 2009 Bảng 1.11 Dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp các nước phát triển Nguồn: FAO, 2009 Bảng 1.12 Tỉ lệ dân tham gia sản xuất nông nghiệp các nước đang phát triển Nguồn: FAO, 2009 3.4 Phân bố vật nuôi trên thế giới 1.3.4.1 Phân loại vật nuôi Hệ thống phân loại được phát triển bởi Carolus Linnaeus trong 1758, sử dụng phép đặt tên nhị thức (binomial nomenclature). Mỗi loài được dành cho hai phần tên; tên đầu tiên đại diện cho tên phái. Một phái là một nhóm các loài tương tự, và tên này luôn luôn được viết hoa. Thứ hai là tên loài, sẽ không bao giờ được viết hoa. Cả hai tên nên hoặc được gạch dưới, hoặc viết chữ nghiên. Cả hai tên là dựa trên tiếng Latin. Ví dụ Bò: Bos primigenius. Heo: Sus crofa Sự sống Miền Eukarya Họ: Bovidae Suidae Equidae Giới Animalia Lớp: Mammalia Phái: Bos - Ovis -Capra Sus Equus Bộ: Artiodactyla Perissodactyla Loài: primigenius aries hircus crofa caballus asinus Phụ ngành: Vertebrata Ngành: Chordata Phụ bộ: Ruminantia Suina Bò - Cừu - Dê Heo Ngựa Lừa Sự sống Họ Phasiannidea Anatidae Struthionidae Rheidae Ngành: Chordata Lớp Aves Phái Gallus Anas Anser Struthio Rhae Bộ: Galliformes Anseriform Struthioniformes Loài: Gallus Platyrhyncha Anser Camelus Americana Phụ ngành: Vertebrata Gà nhà Vịt Ngỗng Đà điểu CP Đà điểu NP Phụ họ Anatinae Aserinae Giới Animalia Miền Eukarya Bảng 1. 13 Tên thông thường của một số vật nuôi Bảng 1. 13 Tên thông thường của một số vật nuôi (tiếp theo) 1.3.4.2 Phân bố vật nuôi trên thế giới Theo số liệu thống kê của FAO (2007), hiện có khoảng 4,4 tỷ gia súc và 17,6 tỷ gia cầm được phân bố khắp nơi trên thế giới (Bảng 1.2). Lượng gia súc & gia cầm ở Châu Á cao nhất Rất nhiều chủng loại các loài gia súc gia cầm được nuôi, sự phân bố số lượng khác nhau ở các Châu lục và cũng đang thay đổi về số lượng cũng như về sản lượng. Bảng 1-14 Số lượng động vật nông nghiệp trên thế giới (x1.000 con) Nguồn FAO, 2007 1Bao gồm cả bò Tây Tạng; 2Tất cả các nhóm lạc đà không bướu Biểu đồ 1.9 Phân bố đầu số lượng heo trên thế giới Biểu đồ 1.10 Phân bố số lượng bò trên thế giới Bảng 1-15 Số lượng động vật nông nghiệp trên thế giới (x1.000 con) Biểu đồ 1.11 Phân bố số lượng gà trên thế giới 1.4. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.4.1 Tình hình chăn nuôi trong nước 1.4.2 Tình hình chăn nuôi trên thế giới Bảng 1.16 Số liệu về đất đai, dân số của Việt Nam và thế giới MĐ Nguồn FAO 2007. Bảng 1.17 Sáu vùng theo địa lý ở Việt Nam Bảng 1.17 Sáu vùng theo địa lý ở Việt Nam Bảng 1.18. Dân số và diện tích sáu vùng sinh thái Bảng 1.18 Đầu gia súc gia cầm Việt Nam Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009 Bảng 1.18 Đầu gia súc gia cầm Việt Nam (tiếp theo) Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009 Biểu đồ 1. 12 So sánh đầu vật nuôi của Việt Nam năm 2005 với năm 1990 (số vật nuôi năm 1990 là 100%) . Nguồn FAO, 2007) 1.4.1 Tình hình chăn nuôi trong nước Tình hình chăn nuôi heo Phương thức chăn nuôi Phần lớn chăn nuôi với qui mô vừa và nhỏ (#80%) Một số trang trại tư nhân và Nhà nước với qui mô lớn. Số lượng (2007) Tổng đàn # 26,5 triệu con Hướng sản xuất Chăn nuôi heo giống Chăn nuôi heo sinh sản Chăn nuôi heo thịt Các giống đang được nuôi Heo địa phương: lợn Ỉ, Móng Cái, heo Cỏ Yorkshire, Duroc, Landrace, Pietrain… Nhóm heo lai giữa heo địa phương và heo ngoại SLGS CN Bảng 1.20 Một số tỉnh có lượng heo cao ở Việt Nam (1.000 con) Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009 1.4.2 Tình hình chăn nuôi trong nước Tình hình chăn nuôi thú nhai lại (bò, trâu, dê) Phương thức chăn nuôi: Phần lớn chăn nuôi ở nông hộ qui mô nhỏ (trên 90%) Một ít trang trại của nhà nước và tư nhân qui mô vừa và lớn Số lượng (2008) Bò # 6,33 triệu con Trâu # 2,89 triệu con Dê # trên 1,7 triệu con Hướng sản xuất Sinh sản - Thịt - Cày kéo - Sản xuất sữa Các giống đang được nuôi SLGS CN Một số giống thú nhai lại nuôi tại Việt Nam Bò: Kiêm dụng: Ta Vàng, Red Sindhi, Ongole, Simmental… Chuyên thịt: Charolais, Brahman, Hereford, Droughmaster… Chuyên sữa: Holtein Friesian, Jersey, Brown Swiss, Trâu: Trâu Ta, Murrha Dê: Dê địa phương: dê Cỏ, dê Bách Thảo Dê ngoại: Alpine, Saanen, Anglo Nubian, Boer… Cừu: Phan Rang, Dorper, White Suffolk Bảng 1.21 Số lượng bò các vùng ở Việt Nam (1.000 con) Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009 Bảng 1.22 Một số tỉnh có lượng bò cao ở Việt Nam (1.000 con) Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009 Bảng 1.23 Số lượng trâu các vùng ở Việt Nam (1.000 con) Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009 Bảng 1.24 Một số tỉnh có lượng trâu cao ở Việt Nam (1.000 con) Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009 1.4.1 Tình hình chăn nuôi trong nước Tình hình chăn nuôi gia cầm Phương thức chăn nuôi Phần lớn chăn nuôi gia đình qui mô vừa và nhỏ Một số trang trại lớn đang phát triển Số lượng (2007) Gà # 158 triệu con; Vịt # 67 triệu con Hướng sản xuất Sản xuất con giống - Sản xuất trứng - Sản xuất thịt Các giống đang được nuôi Gà chuyên thịt: Hubbard, AA (Arbor Acres) Gà chuyên trứng: Brown Nick, Isa Brown, Golden Line… Gà thả vườn: gà địa phương, gà nhập từ Trung Quốc Vịt địa phương: vịt Cỏ, vịt Tàu Vịt nhập: Bắc Kinh, Hà Lan, Anh Đào, Siêu thịt (supper meat) Khaki Campbell, vịt siêu trứng CV 2000 Bảng 1.25 Số lượng gia cầm các vùng ở Việt Nam (triêu con) Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009 Bảng 1.26 Một số tỉnh có lượng gia cầm cao ở Việt Nam (1.000 con) Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009 Bảng1.27 Quy mô sản phẩm vật nuôi đến năm 2020 Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2007 Bảng 1.28 Các loại thịt sản xuất tại Việt Nam 2004 (FAO 2005) * Số đầu gà, vịt x 1.000 Biểu đồ 1.13 Tỷ lệ các lọai thịt sản xuất tại VN năm 2004 (FAO, 2005) Bảng 1.29 Các loại sữa sản xuất tại Việt Nam năm 2007 (FAO 2009) Bảng 1.30 Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp giai đoạn 2000 - 2006 (1000 tấn) Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2007 Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2006, bình quân là 16,7%/năm. Năm 2004, do ảnh hưởng của giá thành nguyên liệu tăng và dịch cúm gia cầm, một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã phải giảm công suất hoạt động nên sản lượng thức ăn chăn nuôi gia cầm giảm 30-35%, do vậy tỷ lệ tăng trưởng thấp (1,3%). Năm 2005, với việc phục hồi ngành chăn nuôi nên có sự tăng trưởng bù, sản lượng tăng 37,02% so với năm 2004. Bảng 1.31 Tỷ trọng thức ăn chăn nuôi công nghiệp so với tổng lượng TĂ tinh tiêu thụ Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2007 Tỷ lệ thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng trong chăn nuôi của Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp: Năm 2001 đạt 27,0% Năm 2006 đạt 41,6%. Theo số liệu của Ruedi.A.Wild (1994), trong tổng số 1.100 triệu tấn thức ăn tinh gia súc, gia cầm sử dụng trên toàn cầu thì có: 48,2% là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (530 triệu tấn) 31,8% nông dân tự trộn (350 triệu tấn) 20,0% thức ăn được sử dụng ở dạng nguyên liệu đơn (220 triệu tấn). Bảng 1.32 Tổng lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất năm 2006 (ngàn tấn) Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2007 Bảng 1.33 Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước dành cho chăn nuôi (1000 tấn) Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2007 Bảng 1.34 Số lượng một số nguyên liệu nhập khẩu cả nước năm 2006 (ĐVT: tấn) Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2007 *Dry Distillery Grain Soluble (DDGS) là sản phẩm phụ giàu protein của quá trình sản xuất ethanol từ ngô. Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2007 Nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng được 75-78% khối lượng so với nhu cầu, chúng ta phải nhập khẩu khoảng 22-25% (trên 3 triệu tấn) Nguyên liệu nhập từ nước ngoài chiếm 45% tổng giá trị nguyên liệu sản xuất TACN công nghiệp, đặc biệt khô dầu đậu tương chiếm một lượng lớn phải nhập khẩu 96%. 1.4.2 Tình hình chăn nuôi trên thế giới Bảng 1.35 Dân số các nước phát triển và đang phát triển Nguồn: FAO, 2007 Bảng 1.36 Sản lượng sữa sản xuất của các nước phát triển và đang phát triển Nguồn: FAO, 2007 Bảng 1.25 Sản lượng thịt sản xuất của các nước phát triển và đang phát triển Nguồn: FAO, 2007 Bảng 1. 37 Số lượng đầu vịt một số quốc gia (ngàn con) Nguồn: FAO, 2007 Bảng 1.38 Số lượng đầu heo một số quốc gia Nguồn: FAO, 2007 Bảng 1.39 Số lượng đầu trâu một số quốc gia Nguồn: FAO, 2007 Bảng 1.40 Số lượng đầu gà một số quốc gia (ngàn con) Nguồn: FAO, 2007 Bảng 1.41 Số lượng đầu bò môt số quốc gia Nguồn: FAO, 2007 Bảng 1.42 Số lượng đầu dê môt số quốc gia Nguồn: FAO, 2007 Bảng 1.43 Sản lượng thịt sản xuất môt số quốc gia 2001-2003-2005 (ngàn tấn) Nguồn: FAO, 2007 Bảng 1.44 Sản lượng thịt sản xuất /người/năm môt số quốc gia (kg). Nguồn: FAO, 2007 Bảng 1.45 Sản lượng sữa sản xuất môt số quốc gia (ngàn tấn) Nguồn: FAO, 2007 Bảng 1.46 Sản lượng sữa sản xuất /người/năm (kg) Nguồn: FAO, 2007 Trao đổi về CHĂN NUÔI các bạn có cần tìm hiểu thêm gì không? CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptBai 01 Dai cuong ve chan nuoi.ppt