Bài giảng Các xét nghiệm thường quy

Tài liệu Bài giảng Các xét nghiệm thường quy: CÁC XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUY MỤC TIÊU 1.Nêu được các loại xét nghiệm thường quy 2.Nêu được giá trị bình thường và bất thường của các xét nghiệm thường quy. 3.Biết đọc được một số kết quả xét nghiệm thường quy. ĐẠI CƯƠNG Là những xét nghiệm thường đuợc thực hiện khi BN đến khám bệnh Những xét nghiệm này có thể gợi ý một vài thông tin về sự thay đổi sức khỏe ban đầu, giúp phát hiện bệnh sớm. CÁC XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUY 1. Công thức máu 2. Tổng phân tích nước tiểu 3. Đường huyết khi đói 4. BUN- Creatinin máu 5. Xquang ngực thẳng 6. Siêu âm bụng tổng quát 7. Xét nghiệm soi phân 8. Điện tâm đồ, Bilan mỡ 1. CÔNG THỨC MÁU Đơn giản, kết quả có nhanh Được thực hiện ở hầu hết Bn nhập viện Giá trị bình thường có thể thay đổi theo giới, tuổi, tình trạng sinh lý, hoạt động thể chất cơ thể, máy xét nghiệm 1. CÔNG THỨC MÁU Công thức máu được thực hiện nhằm: •Kiểm tra sức khỏe tổng quát •Để chẩn đoán một số bệnh như sốt xuất huyết, tình trạng nhiễm trùng...

pdf45 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Các xét nghiệm thường quy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUY MỤC TIÊU 1.Nêu được các loại xét nghiệm thường quy 2.Nêu được giá trị bình thường và bất thường của các xét nghiệm thường quy. 3.Biết đọc được một số kết quả xét nghiệm thường quy. ĐẠI CƯƠNG Là những xét nghiệm thường đuợc thực hiện khi BN đến khám bệnh Những xét nghiệm này có thể gợi ý một vài thông tin về sự thay đổi sức khỏe ban đầu, giúp phát hiện bệnh sớm. CÁC XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUY 1. Công thức máu 2. Tổng phân tích nước tiểu 3. Đường huyết khi đói 4. BUN- Creatinin máu 5. Xquang ngực thẳng 6. Siêu âm bụng tổng quát 7. Xét nghiệm soi phân 8. Điện tâm đồ, Bilan mỡ 1. CÔNG THỨC MÁU Đơn giản, kết quả có nhanh Được thực hiện ở hầu hết Bn nhập viện Giá trị bình thường có thể thay đổi theo giới, tuổi, tình trạng sinh lý, hoạt động thể chất cơ thể, máy xét nghiệm 1. CÔNG THỨC MÁU Công thức máu được thực hiện nhằm: •Kiểm tra sức khỏe tổng quát •Để chẩn đoán một số bệnh như sốt xuất huyết, tình trạng nhiễm trùng, bệnh về máu •Để theo dõi diễn tiến tình trạng bệnh •Để đánh giá kết quả điều trị 1. CÔNG THỨC MÁU BẠCH CẦU (WBC= White blood cell) Số lượng = 5,2-10,8x109/L (109=Giga) Tăng: Nhiễm trùng cấp tính, dị ứng, bệnh bạch cầu cấp hay mạn Giảm: Nhiễm trùng nặng, suy tuỷ, AIDS, thiếu vitamins kéo dài CÔNG THỨC BẠCH CẦU Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophile) Bạch cầu lympho (Lymphocyte) Bạch cầu đơn nhân (Monocyte) Bạch cầu ái toan (Eosonophile) Bạch cầu ái kiềm (Basophile) ) Bạch cầu đa nhân trung tính Chiếm 60-66% số lượng bạch cầu, có chức năng thực bào Tăng: nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, ung thư, bệnh bạch cầu dòng tuỷ Giảm: nhiễm siêu vi, nhiễm trùng nhiễm độc nặng, do tác dụng phụ thuốc, xạ trị Bạch cầu lympho Chiếm 15-20%, là những tế bào có chức năng miễn dịch, tế bào “nhớ”. Tăng: nhiễm lao, nhiễm siêu vi, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, viêm loét đại tràng Giảm: AIDS, ức chế tuỷ xương, bệnh tự miễn, thương hàn nặng Bạch cầu đơn nhân Chiếm 2-2,5%, dạng chưa trưởng thành của đại thực bào. Tăng: nhiễm siêu vi, nhiễm khuẩn mạn, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u tuỷ, hội chứng tăng đơn nhân nhiễm khuẩn Giảm: thiếu máu bất sản, θ glucocorticoid Bạch cầu ái toan Chiếm 1-2%, có thể 10%. Tăng: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, hen, chàm Giảm: hiếm gặp, đôi khi gặp trong sử dụng thuốc corticosteroid, suy tủy Bạch cầu ái kiềm Chiếm 0,5- 1%, có vai trò trong phản ứng dị ứng Tăng: bệnh bạch cầu, sau cắt lách, dị sản tuỷ xương, nhiễm độc Giảm: sử dụng thuốc corticosteroid, phản ứng miễn dịch, nhiễm khuẩn cấp CÔNG THỨC MÁU HỒNG CẦU SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU Nam: 4,1 - 5,4 (x1012/ L) (1012/L =Tera/L) Nữ: 3,8- 4,9 (x1012/ L) Tăng: Mất nước, đa hồng cầu, bệnh tim phổi Giảm: Thiếu máu CÔNG THỨC MÁU HỒNG CẦU Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào gốc ở tủy xương, đa số bị hủy ở lách. Các chất cần cho sự trưởng thành của hồng cầu là vitamin B12, acid folic, sắt, đạm Đời sống = 120 ngày. CÔNG THỨC MÁU HỒNG CẦU Hemoglobin (Hb) Dung tích hồng cầu = Hematocrite (Hct) Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) Lượng Hb trung bình hồng cầu (MCH) Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (MCHC) Nồng độ huyết sắc tố (Hb) (lượng Hb/máu, đơn vị g/L hay g/dL) Nam: 14-18 g/dL Nữ 12- 16 g/dL Tăng: mất nước, bệnh tim, phổi Giảm: thiếu máu, chảy máu, phản ứng gây tan máu Nồng độ huyết sắc tố (Hb) (lượng Hb/máu, đơn vị g/L hay g/dL) Dựa trên lượng Hb để chẩn đoán và đánh giá mức độ thiếu máu. Thiếu máu khi Hb giảm < 13 g/dL (nam) và Hb<12 g/dL (nữ). Dung tích hồng cầu (Hct) Là tỉ lệ % giữa khối hồng cầu và máu toàn phần. Nam: 45 - 52%; Nữ: 37- 47% Tăng: mất nước, dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tinh, sống trên núi cao. Giảm: mất máu, thiếu máu, thai nghén Thể tích trung bình hồng cầu (MCV= mean corpuscular volume) MCV=Hct/RBCx10 (1fL=10-15L) Bình thường 80 - 94 fL: thiếu máu đẳng bào (xuất huyết, suy tủy) Tăng (>100fL): thiếu máu HC to: thiếu vitamin B12, thiếu acid folic gặp trong bệnh gan, nghiện rượu, suy giáp Giảm (<80fL): thiếu máu HC nhỏ: thiếu sắt, thalassemia Lượng Hb trung bình hồng cầu (MCH = Mean corpuscular hemoglobin) MCH = Hb/RBC (1pg=10-12g) Bình thường (26-32 pg): thiếu máu đẳng sắc Tăng: thiếu máu HC ưu sắc (HC hình cầu, to) Giảm: thiếu máu HC nhược sắc (thiếu sắt, thalassemie) Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (MCHC = Mean corpuscular hemoglobin concentration) MCHC = Hb/Hct x100 (g/dL, g/L,%) Bình thường 32-36: đẳng sắc Tăng: thiếu máu hồng cầu ưu sắc (hình cầu) Giảm: thiếu máu nhược sắc Ý nghĩa MCV, MCH, MCHC BN có thiếu máu: số lượng HC giảm, Hb giảm, Hct giảm, xem thêm: MCV, MCH, MCHC giảm: Thiếu máu HC nhỏ nhược sắc MCV, MCH, MCHC tăng: Thiếu máu HC to ưu sắc MCV, MCH, MCHC bình thường: Thiếu máu HC đẳng bào, đẳng sắc Tìm nguyên nhân thiếu máu Ý nghĩa MCV, MCH, MCHC Thiếu máu HC nhỏ, nhược sắc: do bất thường chất lượng tổng hợp huyết sắc tố gây loạn sản hồng cầu. Thiếu máu HC to: bất thường cung cấp chất sản xuất hồng cầu. Thiếu máu HC bình thường đẳng sắc: suy tủy, mất máu do chảy máu. Độ phân bố hồng cầu (RDW= Red cell distribution width)  RDW = 11-15%  Sự thay đổi kích thước của hồng cầu: số càng lớn sự thay đổi kích thước càng nhiều. HỒNG CẦU LƯỚI (HC MẠNG) Là hồng cầu được phóng thích từ tuỷ xương, là dạng chuyển tiếp giữa HC non trong tủy xương và HC trưởng thành ở máu ngoại vi. Bình thường 0,5-1,5%, đời sống 24-48 giờ. Tăng: Thiếu máu do mất HC quá mức (chảy máu), hiện tượng tán huyết bất thường. Giảm: suy tùy, hóa trị, thiếu máu ác tính. CÔNG THỨC MÁU: TIỂU CẦU (PLT= Platelet) 150-400x 109/L, đời sống = 8-12 ngày. Tăng: Thiếu máu, tăng sinh tuỷ, sau cắt lách Giảm: Xuất huyết giảm tiểu cầu, lách to, sốt xuất huyết, xơ gan Tăng dễ bị đông máu, Giảm dễ bị chảy máu Đọc kết quả xét nghiệm Bệnh nhân nam, 24 tuổi, nhập viện vì sốt cao liên tục ngày 4. Hiện tại: T= 3905 C, kèm nhức đầu, buồn nôn, chảy máu mũi, WBC: 5,68 G/L RBC: 5,22 T/L HGB: 18 g/dL HCT: 51,1% MCV: 92fL MCH: 33,5 pg MCHC: 35% PLT: 69 G/L NEUT: 64% LYMPH: 20,6% MONO: 4,3% EO: 0,9% BASO: 0,2% Đọc kết quả xét nghiệm Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, nhập viện vì chóng mặt. BN chóng mặt 2 tuần nay, không sốt, không xuất huyết da niêm. WBC: 6,68 G/L RBC: 2,92 T/L HGB: 9 g/dL HCT: 28,1% MCV: 72 fL MCH: 25 pg MCHC: 34% PLT: 250 G/L NEUT: 64% LYMPH: 20,6% MONO: 4,3% EO: 0,9% BASO: 0,2% 2. TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU pH Tỷ trọng Bilirubin- Urobilinogen Glucose Cetone Protein Nitrit Bạch cầu Hồng cầu Các loại trụ niệu pH (độ kiềm toan) Có giá trị để chẩn đoán các rối loạn kiềm toan của cơ thể khi kết hớp với xn máu Giá trị bình thường dao động 4,5-7,8. Nếu pH > 6,5: nước tiểu kiềm tinh: nhiễm trùng, ăn chay, dùng thuốc lợi tiểu, nôn mửa, điều trị thuốc có chất kiềm. Nếu pH < 6: nước tiểu toan tinh: toan chuyển hóa, ăn nhiều thịt, ngộ độc rượu, lao niệu Tỷ trọng Bình thường từ 1,010 đến 1,025. Nếu tỷ trọng này thường xuyên giữ ở mức cố định có thể thận không còn làm việc tốt. Tỷ trọng tăng nhiều, phản ánh tình trạng mất nước của cơ thể. Trong bệnh đái tháo nhạt, tỷ trọng nước tiểu thường xuyên giảm. Bilirubin và urobilinogen Chỉ có bilirubin trực tiếp vào được nước tiểu nên kết quả dương tính thường do tổn thương tế bào gan hay tắc mật... Kết quả Bilirubin (-) ở bệnh nhân bị vàng da do tán huyết nhưng urobilinogen Glucose (đường) Bình thường không có đường trong nước tiểu. Khi lượng đường trong máu cao vượt qua ngưỡng thận (# 10mmol/L), sẽ xuất hiện đường trong nước tiểu. Cetone Có thể xuất hiện ở BN nhịn ăn kéo dài hoặc nhiễm cetone-acid do đái tháo đường hay nghiện rượu. Quan trọng để phát hiện kịp thời BN đái tháo đường chuyển sang trạng thái lơ mơ, hôn mê. Protein niệu Protein niệu lành tính: người vận động nhièu, tư thế đứng lâu, stress, có thai, nóng hay lạnh quá. Do các bệnh khác không phải thận: cơn đau bụng, nhồi máu cơ tim, suy tim, sốt Do các bệnh thận: hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, viêm bể thận, nang thận Bạch cầu niệu Là triệu chứng thường gặp trong viêm nhiễm đường tiết niệu dưới như viêm bàng quang, viêm niệu đạo... Phụ nữ hay gặp bạch cầu niệu hơn nam giới. Nitrit ni uệ Bình thường âm tính Nếu dương tính: thường do nước tiểu bị nhiễm khuẩn nguyên nhân do Escherichia coli và một số vi khuẩn khác như Proteus, Klebsiella, Pseudomonas.. Hồng cầu niệu Nhóm bệnh thận- tiết niệu (như sỏi niệu, khối u, viêm tiểu cầu thận, viêm bể thận, chấn thương, nang thận.) Nhóm bệnh tạng xuất huyết (do dùng thuốc chống đông, bệnh ưa chảy máu, thiếu yếu tố đông máu, bệnh tiểu cầu). Nếu xét nghiệm nước tiểu phụ nữ có hồng cầu nên hỏi lại tiền sử kinh nguyệt TRỤ NIỆU Cấu tạo bởi chất nhầy, tế bào máu khi qua ống thận, đọng lại và mang khuôn của ống thận. Số lượng không tương quan đến mức độ bệnh Trụ hyaline, trụ hồng cầu, trụ bạch cầu, trụ hạt, trụ mỡ, trụ tinh thể có thể gặp trong một số bệnh thận. 3. ĐƯỜNG HUYẾT Việc phát hiện sớm nhằm ngăn ngừa các biến chứng mạn tính. Thực hiện trong khám sức khoẻ định kỳ, nhất là đ/v người > 45 tuổi, tiền căn gia đình có người bệnh đái tháo đường, thai kỳ, XN tiền phẫu 3. ĐƯỜNG HUYẾT Tiêu chuẩn chẩn đoán (ADA-2010): 1.HbA1c ≥ 6,5% 2.Đường huyết đói > 126 mg/dL (7 mmol/L) 3.Đường huyết 2 giờ sau test dung nạp glucose > 200 mg/dL (11,1 mmol/L). 4.Đường huyết ngẫu nhiên > 200 mg/dL (11,1 mmol/L) kèm triệu chứng bệnh XN lặp lại 2 lần ở 2 thời điểm khác nhau 4. CHỨC NĂNG THẬN BUN: 2,5-7,5 mmol/L Creatinin/máu: 53-123 mmol/L 5. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH XQUANG NGỰC THẲNG SIÊU ÂM BỤNG TỔNG QUÁT ĐO ĐIỆN TÂM ĐỒ XÉT NGHIỆM SOI PHÂN Tìm: -hồng cầu, bạch cầu -ký sinh trùng đường ruột -máu ẩn trong phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_cac_xet_nghiem_thuong_quy.pdf
Tài liệu liên quan