Tài liệu Bài giảng Các máy cụ thể trong các dây chuyền: PHẦN LÝ THUYẾT
1. Các nguyên tắc nghiền Nguyên lý làm việc và nguyên lý kết cấu của máy nghiền búa va đập tư do? Ưng dụng?
2. Các dạng máy khuấy trộn các sản phẩm khô rời; trộn lỏng và trộn dẻo ứng dụng trong bảo quản chế biến thực phẩm
3. Các máy cắt và các nguyên lý cắt bằng lưỡi dao không có tấm kê? Nguyên lý cắt lát, cắt sợi, hạt lựu?
4. Trình bày nguyên lý cắt bằng lưỡi dao có tấm kê, ứng dụng của nó trong các máy chế biến thịt, cá và các đặc điểm kết cấu của các máy?
5: Trình bày nguyên lý làm việc của máy có bộ phận làm việc dạng thùng quay, ứng dụng của nguyên lý này trong các máy trong lĩnh vực BQ, chế biến thực phẩm: sấy, rửa, trộn, ly tâm….
6. Kế cấu của trục vít và ứng dụng của các loại trục vít trong các máy trong BQ và CBTP: Ép tạo sợi tạo viên, định lương, vận chuyển, rửa, nén ép….
7. Nguyên lý làm việc và các dạng máy phân ly các sản phẩm lỏng, dẻo, khô rời?
8. Các nguyên tắc sấy Phân biệt sấy thùng quay, sấy phun, sấy tiếp xúc…
9. Các máy vận chuyển trong các...
38 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Các máy cụ thể trong các dây chuyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN LÝ THUYẾT
1. Các nguyên tắc nghiền Nguyên lý làm việc và nguyên lý kết cấu của máy nghiền búa va đập tư do? Ưng dụng?
2. Các dạng máy khuấy trộn các sản phẩm khô rời; trộn lỏng và trộn dẻo ứng dụng trong bảo quản chế biến thực phẩm
3. Các máy cắt và các nguyên lý cắt bằng lưỡi dao không có tấm kê? Nguyên lý cắt lát, cắt sợi, hạt lựu?
4. Trình bày nguyên lý cắt bằng lưỡi dao có tấm kê, ứng dụng của nó trong các máy chế biến thịt, cá và các đặc điểm kết cấu của các máy?
5: Trình bày nguyên lý làm việc của máy có bộ phận làm việc dạng thùng quay, ứng dụng của nguyên lý này trong các máy trong lĩnh vực BQ, chế biến thực phẩm: sấy, rửa, trộn, ly tâm….
6. Kế cấu của trục vít và ứng dụng của các loại trục vít trong các máy trong BQ và CBTP: Ép tạo sợi tạo viên, định lương, vận chuyển, rửa, nén ép….
7. Nguyên lý làm việc và các dạng máy phân ly các sản phẩm lỏng, dẻo, khô rời?
8. Các nguyên tắc sấy Phân biệt sấy thùng quay, sấy phun, sấy tiếp xúc…
9. Các máy vận chuyển trong các dây chuyền chế biến
II. CÁC MÁY CỤ THỂ TRONG CÁC DÂY CHUYỀN
3*1.Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền chế biến khoai tây chiên cắt lát:
Máy cắt lát
Máy chiên
Máy đóng gói
Đĩa
Dao
Các hộp
Trục truyền thẳng đứng
Các bánh răng chuyển động hình nón
Trục truyền nằm ngang
Puli chạy không và puli làm việc
Khung
Đế gang của khung
Thùng chứa
Máy cắt lát KPM:
Cấu tạo
Nguyên tắc làm việc:
Máy gồm có một khung trên đó lắp trục thẳng đứng 4 quay trong gối đỡ và ổ chắn, được truyền chuyển động quay từ động cơ điện qua puli và cặp bánh răng hình nón.
Ở đầu trên của trục thẳng đứng lắp chặt đĩa gang 1 có các cửa khoét để lắp các dao 2. Trên đĩa đặt thùng cung cấp 10, bên trong có các bộ phận đặc biệt như dạng các hốc sâu hay hộp 3 để tránh củ quả không cho quay theo đĩa.
Củ quả chất vào thùng, do trọng lượng bản thân ép vào đĩa được bảo đảm tốt và mỗi dao đều làm việc liên tục. Hệ số sử dụng dao k đạt tới 0,8 – 0,9, điều đó có thể xác định năng suất cao của máy tương ứng với các kích thước tương đối nhỏ của bộ phận làm việc.
Máy chiên Thiết bị chiên liên tục:
1.Thùng rán
2. Băng chuyền dây xích
3. Nắp chóp
4. Bộ phận làm nguội
5. Tiếp nhận nguyên liệu
6. Buồng ra sản phẩm
7. Bổ sung dầu bằng phao
8. Van xả
9. Đường cấp hơi
10. Bộ phận thổi không khí lạnh
Cấu tạo:
Hình 3.3: Thiết bị chiên liên tục đốt bằng hơi kiểu dây chuyền
Nguyên lý làm việc:
Nguyên liệu được tiếp nhận vào bàn nguyên liệu (5) được đựng trong các khay, giỏ được móc vào hệ thống dây xích của băng chuyền (2), được vận chuyển vào thùng rán (1), sau đó đến buồng làm nguội (4) nhờ hệ thống thổi không khí lanh (10). Tại buồng làm nguội nguyên liệu được vận chuyển dích dắc theo phương ngang hoặc thẳng đứng, sau đó được tháo tại buồng ra sản phẩm (6).
Hơi ấm được cấp theo đường ống (9) vào giàn ống truyền nhiệt đặt trong lớp dầu, để điều chỉnh và bổ sung lượng dầu bổ sung trong quá trình rán nhờ bộ phận bổ sung dầu (7) bằng phao, được minh họa bằng sơ đồ hình dưới.
Hình 3.4: Cơ cấu điều chỉnh mức dầu – nước
Thiết bị đóng gói liên hợp:
Cấu tạo:
Cửa cấp liệu
Ống nón (làm bằng inox)
Cuộn giấy làm bao bì
Con lăn
Dao
Sản phẩm
Nguyên lý cấu tạo:
Khoai tây sau khi phối trộn gia vị đươc cho vào ống cấp liệu. Cuộn bao bì được in nhãn hiệu sẵn, được duỗi ra và xếp thành hình khối chữ nhật. Cuộn bao bì được quắn quanh ống nón làm bằng inox để làm khuôn giữ. Sau đó bao bì được hàn mí dọc nhờ con lăn sử dụng nhiệt.
Sau khi bao bì được hàn ghép dọc ta có được bao bì dạng ống. Sản phẩm theo ống inox đưa vào bao bì với 1 lượng nhất định. Tiếp theo bao bì được hàn kín nhờ nhiệt độ. Ở bộ phận hàn mí thì lắp dao để cắt và tạo đáy cho sản phẩm trước và đáy cho sản phẩm sau.
2. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền SX dầu ăn . (chú ý : thể hiện bằng các hình vẽ đơn giản)
- Máy tách vỏ hạt dầu
- Máy ép 5 trục
- Nghiền búa
- Máy tách hợp chất cơ học bằng pp ly tâm
- Máy tách vỏ hạt dầu MÁY XAY XÁT VỎ CÁNH BÚA NMR
Cấu tạo:
Tang quay (1) với 16 cánh búa (2) và vành gang (3) lắp trên ổ trượt di động phẳng (4). Cơ cấu (5) dùng điều chỉnh cự li giữa vành gang và cánh búa. Nguyên liệu được nạp vào máy nhờ phễu nhận (6) và trục nạp (7) bảo đảm rải đều hạt lên toàn bộ chiều dài tang quay mang búa.
Các thông số:
Cự ly giữa các cánh búa với vành gang: 8-30 mm (tùy thuộc vào độ ẩm và cỡ hạt, hạt ẩm thì cự ly hẹp, hạt khô thì cự ly rộng).
Vận tốc của tang mang búa (tính cho gờ ngoài của búa): 18-25m/s
Tần số quay của tang mang búa phải đảm bảo trong phạm vi: 550-630
Nguyên lý hoạt động:
Khi hạt rơi vào tang quay, các cánh búa của tang quay sẽ va đập lên hạt. Mặt vỏ trực giao bị biến dạng, rạn nứt thành một số phần. khi chịu tác động của ngoại lực, vỏ hạt không chỉ chịu lực nén đẩy mà chịu cả lực có tính uốn căng.
Đầu tiên hạt chịu những va đập của cánh búa do tang quay chuyển động với vận tốc nhất định gây nên. Lúc hạt đang tiếp xúc với bề mặt kim loại của cánh búa, vỏ hạt bị nén sâu vào nhân với một mức độ nào đó. Sau đó, hạt cùng chuyển động với cánh búa, lúc này lực biến dạng đàn hồi sẽ làm hồi phục hình dạng ban đầu của vỏ. Tiếp theo, hạt bị các cánh búa đẩy văng ra. Ở thời điểm chịu va đập, vỏ vừa hình thành vết nứt.
Lúc vỏ hạt tiếp xúc với cánh búa, nhân sẽ nén lên các chổ vỏ bị biến dạng làm rách mặt vỏ phía trong. Trong khi đó, nhân không bị vở vì còn được bao một lớp vỏ mềm, nằm giữa nhân và phần vỏ cứng. Khi lực đập đủ lớn làm rạn nứt vỏ, nhưng không làm vở nhân, nhân sẽ tách ra ngay lúc hạt vừa rời khỏi bề mặt cánh búa.
Vỏ hạt còn do các cạnh biên của các cánh búa làm vở hoặc bị vỡ trong lúc bay từ mặt cánh búa đến thành trong của lòng máy.
Những hạt khi búa đập lên không đủ lực làm vỡ vỏ, khi văng vào mặt ráp của lòng máy sẽ bị vỡ tiếp.
Những hạt đã chịu nén động học mất đi mối liên hệ giữa nhân và vỏ đều xảy ra dễ dàng việc giải phóng nhân ra khỏi vỏ.
- MÁY ÉP 5 TRụC MÁY CÁN TRỤC VS – 5: dùng để nghiền hạt và nhân hạt bằng 5 trục ngang.
Cấutạo:
Gồm: trục nạp (1), tấm cán (2), trục (3), tấm chắn (4.5.6.7), bộ chổi kim loại (8).
Hai trục trên (a) là các trục rảnh khía, còn ba trục dưới (b) mặt trục phẳng.
Các trục được tựa lỏng lên nhau, do vậy hình thành trong khe giữa các trục một áp lực ổn định và đồng đều trên toàn chiều dài trục. Cự ly khe trục tự thay đổi, tùy thuộc vào lượng nguyên liệu nạp vào phễu nạp. Đối với máy nghiền trục VS – 5 với 5 trục nghiền thì nguyên liệu được qua 4 lần nghiền
1 - Trục nạp; 2 - Tấm cán; 3 - tấm chắn; 4 - Chổi quét kim loại
Nguyên tắc hoạt động:
Hạt dầu được đưa vào trục nạp (1) nhờ tấm cán (2) phân đều lên khe giữa hai trục (3). Hạt bị cuốn vào khe trục, một mặt do lực ma sát của bề mặt các trục, mặt khác do tác động của trọng lực bản thân. Đầu tiên hạt bị biến dạng do các mặt trục đè lên, sau đó bị kéo căng, các mô hạt vỏ sơ bộ bị xé rách. Tiếp theo, bị mặt các trục nén ép trong khe trục. Nếu các trục cán có vận tốc khác nhau, hạt bị cuốn vào, đầu tiên bị nén, sau đó do chênh lệch vận tốc tạo ra lực kéo và xé, tiếp theo hạt bị cán, nén rồi lọt qua khe trục.
Nếu mặt trục có rãnh thì ngoài các quá trình phá vỡ hạt nói trên còn xảy ra đập, mài, băm và cắt hạt. Hạt sau khi bị thay đổi cấu trúc, ra khỏi khe trục thứ nhất, rơi lên tấm chắn (4) bố trí ở trục (3), sau đó bị trục hai cuốn và đẩy vào khe trục hai. Sau khi qua khe trục hai, rơi lên tấm chắn (5) của trục bốn lại bị trục ba cuốn và đẩy vào khe trục bốn. Bột nghiền rơi lên tấm chắn (6) của trục năm, bị trục bốn kéo và đẩy vào khe giữa trục bốn và trục năm, từ đây nhờ trọng lực bản thân, bột rơi tự do từ tấm chắn (7) xuống vít tải bố trí ở gầm máy cán.
Khi nghiền hạt dầu ẩm lại có hàm lượng dầu cao sẽ làm bít mặt trục. Vì vậy tại các khe trục có bố trí bộ chổi kim loại (8) để quét sạch mặt trục.
Hiệu suất:
Năng suất máy cán khoảng 100 tấn hạt/ ngày, tùy thuộc độ vỏ, độ ẩm của nguyên liệu nghiền, khi chế biến hạt hướng dương có thể đạt tới 50 – 80 tấn/ ngày. Mức độ phá vỡ nhân được đánh giá bằng lượng bột lọt sàng 1mm đạt trên 60%.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền.
Hạt ẩm khi nghiền sẽ bị cán bẹp không bị đập vỡ. Bột nghiền thoát ra khỏi khe trục có dạng dẹt trong khi đó hạt khô thu được bột tơi mịn.
Tăng nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến đặc tính nghiền, tăng độ nhiệt tính dẻo của hạt cũng tăng lên.
Đối với các hạt có hàm lượng dầu cao, khi vào khe trục đầu tiên bị các trục nén nên dầu thoát lên bề mặt. Nghiền sẽ khó khăn vì dầu ở bề mặt trục như là chất bôi trơn, làm giảm cường độ ma sát nên năng suất của máy nghiền bị giảm.
Nghiền búa MÁY NGHIỀN BÚA
Mục đích:
Sơ chế nguyên liệu có dầu dùng để trích ly cần đạt các yêu cầu sau đây: nguyên liệu được phá vỡ cấu trúc tế bào đến mức tối đa (giải phóng các ống dẫn dầu), bột không ở dạng dính, vón, dễ dàng tách ra khỏi dung môi, hấp phụ dung môi với lượng không đáng kể, nhưng dễ dàng và nhanh chóng thấm ướt dung môi, dung môi thẩm thấu tự do vào nội tâm các hạt xốp. Để có được những tính chất như vậy, bột đem trích ly phải được xử lý theo đúng quy trình.Để xử lý khô dầu ép sơ bộ trước khi đem trích ly chủ yếu là nghiền.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Trục tiếp liệu (1) cuộn các mảnh khô dầu và khe trục và tấm chặn (2) rơi xuống sán nam châm điện (3) để tách các tạp chất sắt. Khô dầu xuống nam châm điện được chia làm 2 phần: phần lọt sàng coi như đã nhỏ, được lấy ra khỏi máy, phần không lọt sáng rơi xuống bộ cánh búa (4) của máy nghiền để đập nhỏ cho đến khi đủ mức lọt qua sàng (5).
MÁY TÁCH HợP CHấT CƠ HọC BằNG PP LY TÂM
Mục đích: để làm sạch dầu thô, tách cặn, photphatic sau khi thủy hóa dầu
Nguyên lý và cấu tạo của máy ly tâm VOX-5:
Dầu thô với dòng liên tục vào theo ống (1) qua cửa nhìn (2) dẫn vào xy lanh (3). Xilanh cũng đồng thời là cái bạc để lắp lên 44 đĩa. Từ đây, dầu chảy ra theo các kênh rồi văng lên các đĩa (4). Dầu trên các đĩa dưới tác động của ly tâm sẽ tự phân chia ra phần lỏng và phần nhầy, từ đó tạo ra hai dòng chảy: phần nhầy nặng hơn và phần lỏng là dầu sạch nhẹ hơn
Phần nặng là các chức photphatic, di chuyển trên sát mặt đĩa rồi đổ lên thành máy (5), chảy dồn xuống buồnt hu ở phần đáy Từ đây, cặn lắng theo ống (7) ra ngoài máy
Phần đầu ở lớp trên mặt đĩa, chuyển động ngược lên phái trên, vào buồng chứam chờ thoát ra theo ống (9) ra ngoài máy.
Cặn còn lại trong dầu sạch khộng quá -.—5% so với lượng dầu. Năng suất của máy ly tâm VOX-5 là 500 - 600 lít/ giờ
3.Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền chế biến lúa gạo:
Sàng phân loại
Máy tách vỏ trấu
-Máy tách vỏ lụa ( tách cám) và chà bóng
Sàng phân loại Máy sàng thùng quay
a. Cấu tạo vThân thùng quay là một ống hình trụ được truyền động quay, làm bằng thép tấm, bề mặt bên trong của ống được tạo các hốc lõm có kích thước chính xác và bằng nhau.Thân thùng quay được đặt trên bộ phận đỡ kiểu vành đai con lăn hoặc ổ đỡ khi sàn có trục quay 3. Nó được cố định vào trục quay nhờ các vành đai với moayo và các nan hoa. Thùng quay được truyền động bằng cặp bánh răng vòng quanh thùng khi không có trục tâm, hoặc bằng cặp bánh răng ngoài hay truyền động xích khi thùng có trục tâm.Thùng hình trụ thông thường đặt nghiêng với mặt phẳng ngang một góc 40-70. Vật liệu nạp vào thùng quay nhờ phễu tiếp liệu 1 ở một đầu của thùng. Sản phẩm trên sàng ra ở đầu còn lại. Thùng chứa 5 để gom hạt gạo nguyên trên sàng.Thùng chứa 6 để gom hạt gạo gãy dưới sàng.
1
44
2
1. Phễu tiếp liệu 2. Sàng 6
3. Trục quay
5
4. Ổ đỡ
5. Thùng chứa sản phẩm trên sàng
Hình 2.10. Cấu tạo máy sấy thùng quay.
6. Thùng chứa sản phẩm dưới sàng
b. Nguyên tắc hoạt động
v Qua cửa nạp liệu,vật liệu được liên tục nạp vào máy. Khi thân của sàng quay thì vật liệu sẽ được nâng lên đến một góc quay nhất định,sau đó sẽ trượt tương đối lên bề mặt sàng theo đường xoắn ốc. Sở dĩ vật liệu trượt theo dạng quĩ đạo xoắn như vậy là vì các phân tử của vật liệu tham gia hai chuyển động: quay theo thùng và trượt dọc theo thùng. Chính độ dốc của thùng và chiều cao vật liệu khác biệt nhau từ phía nạp liệu đến cửa ra liệu phần nằm trên sàng là nguyên nhân gây ra chuyển động xoắn ốc phức tạp này.
v Do sự trượt như vậy, nên các hạt gạo gãy có kích thước nhỏ hơn lỗ lưới của thân bố Hình 2.11. Sự phân bố gạo trên sàng
trí này đã đẩy nhanh quá trình chuyển động ở đoạn cuối có ít gạo.thùng sẽ chui qua thân thùng và tạo thành sản phẩm dưới sàng. Các hạt gạo nguyên có kích thước lớn hơn thì sẽ ở lại trên mặt sàng và di chuyển đến cuối máy và tạo ra sản phẩm trên sàng.
v Để tăng cường vận tốc dọc trục, ở đoạn cuối có bố trí thêm các dải băng xoắn nhằm hướng chuyển động của hạt gạo trên sàng. Việc
v Phân ly và tách tấm ra để gạo đạt thành phẩm đúng yêu cầu về tỉ lệ tấm. Trống phân loại kiểu lưới lõm có bộ phận định lượng tự động đều đặn vào các trống, vỏ trống bằng thép nên có độ bền cao, phân ly chuẩn.
MÁY TÁCH Vỏ TRấU MÁY BÓC Vỏ TRấU
Nhiệm vụ của máy bóc vỏ trấu là tách vỏ trấu khỏi hạt gạo với độ tổn thương thấp nhất (bóc lớp cám, làm rạn nứt hoặc vỡ hạt). Tuy nhiên, trong thực tế để bóc vỏ, hiện dùng các phương pháp ma sát, vì vậy một lượng nhỏ hạt bị nứt vỡ là không thể tránh được.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự rạn nứt, vỡ hạt khi bóc vỏ
1. Điều kiện khi thu hoạch và sau thu hoạch (độ chín, phương pháp thu hoạch, phương pháp làm khô, bảo quản).
2. Điều kiện thiết bị (kết cấu, độ chính xác, sự chăm sóc, bảo dưỡng).
3. Phương pháp, trình độ vận hành thiết bị.
Hiện nay có 2 loại máy bóc vỏ trấu sử dụng phổ biến trên thế giới, kể cả ở Việt Nam là máy bóc vỏ kiểu đĩa và máy bóc vỏ kiểu ru lô cao su (máy xay 2 trục cao su).
Máy bóc vỏ kiểu ru lô cao su
a. Cấu tạo:Máy gồm có 2 ru lô bằng cao su có lõi bằng gang hoặc hợp kim nhôm được lắp lên trục. Một ru lô quay cùng với trục, không đổi vị trí (tạm gọi là trục cố định). Ru lô thứ hai cùng quay trên trục có thể thay đổi vị trí (trục di động) để thay đổi khoảng cách giữa hai ru lô, hai ru lô nhận truyền động từ động cơ điện qua hệ thống truyền động đai hoặc bánh răng. Hai trục cao su quay ngược chiều nhau, một trục quay nhanh hơn trục kia từ 1,15÷1,25 lần. Tốc độ trục nhanh có thể từ 700 - 1300 vòng/phút. Trục cao su có đường kính từ 180 mm đến 225 mm và chiều dài trục từ 180 mm đến 250 mm.
b. Nguyên tắc hoạt động
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên tắc bóc vỏ trấu kiểu ru lô cao su.
Khi cho hạt đi vào khe hở giữa 2 ru lô, nửa vỏ hạt tiếp xúc ru lô quay chậm, nửa vỏ kia tiếp xúc ru lô quay nhanh, làm sinh ra một lực dịch trượt xé rách vỏ trấu và tách rời khỏi nhân hạt. Quá trình tách vỏ này xảy ra rất nhanh trong khe hở nhờ ma sát lớn giữa hạt và bề mặt cao su giúp giảm được hiện tượng trượt. Nhờ sự biến dạng của cao su nên những hạt có kích thước lớn có thể được tách vỏ mà vẫn không bị gãy.
Khi làm việc, ru lô quay nhanh sẽ bị mòn nhiều hơn, vì vậy sau 1 thời gian làm việc, cần thay đổi vị trí giữa 2 ru lô để bề dày lớp cao su trên hai ru lô không chênh lệch nhiều, điều này tạo điều kiện khi thay mới sẽ thay đồng bộ cả 2 ru lô, tránh làm giảm năng suất bóc vỏ của máy.
Máy xay 2 trục cao su thường được lắp kết hợp với quạt để hút vỏ trấu, đồng thời giảm được lượng bụi thoát ra ngoài.
Ðây là một trong những lọai máy dùng thích hợp với thóc, có hiệu suất bóc vỏ cao, tỉ lệ gãy nát thấp. Năng suất máy trong khoảng 0,5 tấn/h đến 2,5 tấn/h. Quá trình vận hành, điều chỉnh dễ dàng, không đòi hỏi nhiều kỹ năng, tuy nhiên bề mặt cao su nhanh mòn khi làm việc với thóc có bề mặt nhám, cần phải thay sau một thời gian làm việc nhất định.
Máy tách vỏ lụa ( tách cám) và chà bóngMáy làm trắng trống côn có lớp mài mòn trục đứng Gạo lức và mảnh vỡ lớn từ máy phân ly lúa gạo lức được đưa đến máy làm trắng để tách lớp vỏ lụa, vỏ cám để được hạt gạo trắng. Sản phẩm thu được từ máy làm trắng gồm gạo trắng nguyên, mảnh vỡ nhỏ (trắng) và cám.
1. Khung 2. Bộ phận thu hồi cám (lưỡi
nạo quay) 3. Vỏ máy 4. Lưới phân ly
5. Lớp mài mòn 6. Phễu
7. Vô lăng điều chỉnh lượng cung cấp
8. Trống 9. Thanh hãm cao su
10. Bánh răng truyền động bộ phận
thu hồi cám 11. Puli dẫn động trục chính
13. Vô lăng điều chỉnh khe hở trống-
lưới phân li
14. Trục truyền động bộ phận thu
hồi cám
15. Động cơ
Trống (8) dạng hình côn làm bằng gang, bề mặt phủ một lớp mài mòn. Trống lắp trên trục được truyền động từ động cơ. Đường kính phần lớn nhất của trống từ 400 - 1500mm, vận tốc dài tương ứng 13m/s.
Chung quanh trống được bao bọc bởi các lưới phân ly, cỡ lỗ phân ly tùy theo giống lúa. Khoảng cách trung bình lưới và bề mặt lớp mài mòn khoảng 10mm. Các lưới phân ly cách đều khoảng nhau bởi các tấm hãm cao su (9).
Các tấm hãm rộng 30 - 50mm tùy theo cỡ máy, khe hở giữa tấm hãm và bề mặt trống khoảng 2 – 3mm. Số lượng tấm cao su hãm căn cứ vào đường kính bộ phận côn và ý đồ của nhà thiết kế. Khi làm việc các tấm hãm bị mài mòn cần điều chỉnh bằng cơ cấu gắn trên từng thanh hoặc điều chỉnh đồng bộ tất cả các thanh xung quanh trống. Trống quay làm trắng gạo có thể điều chỉnh khe hở giữa bề mặt trống và lưới phân bằng cách dịch chuyển trục lắp trống theo phương thẳng đứng bằng xoay vô lăng. Sự điều chỉnh này tùy thuộc vào giống lúa, kích thước hạt, phương pháp chế biến, độ mòn của lớp mài mòn.
Gạo lức đưa vào máy qua phễu (6), điều chỉnh lượng gạo bằng cách xoay vô lăng (7) để dịch chuyển ống hình trụ dưới phễu do lực ly tâm, gạo đưa vào giữa trống và lưới phân ly. Những tấm hãm cao su làm chậm quá trình dịch chuyển của hỗn hợp qua trống, thời gian hỗn hợp trong máy dài hơn, đồng thời tạo áp lực lên hỗn hợp, nén lên lớp mài mòn của trống và lưới phân ly. Do sự ma sát này gạo sẽ được bóc đi lượng cám, cám sẽ phân ly qua lưới, được bộ phận thu hồi (2) quay chung quanh đáy, khoang chứa cám đưa ra khỏi máy. Bộ phận thu hồi cám được truyền từ trục chính đến trục (14) truyền động bộ phận thu hồi cám, bánh răng (10) đến vành răng lắp các cánh gait (lưỡi nạo 2). Không khí hút ra khỏi máy qua cửa làm nguội một phần cho gạo, đồng thời cũng hút theo một phần cám, tất cả được thu hồi qua cyclon.
2.5. MÁY ĐÁNH BÓNG gạo kiểu CÔN trục đứng
Sau khi qua máy làm trắng hạt gạo trắng lên rõ rệt nhưng bề mặt không bóng và vẫn còn lớp cám mỏng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nếu bảo quản trong thời gian dài, do đó đánh bóng gạo là yêu cầu cần thiết đặc biệt là đối với gạo xuất khẩu.
a. Cấu tạo
Nguyên lý cấu tạo của máy đánh bóng kiểu côn trục đứng tương tự như máy làm trắng gạo kiểu côn trục đứng, chỉ khác máy làm trắng ở chỗ:Trống đánh bóng được làm bằng nhiều thanh gỗ ghép lại, cứ giữa hai thanh gỗ lại kẹp một miếng da mềm.Không dùng tấm cao su hãm.Tốc độ quay chậm hơn so máy làm trắng nên ít làm vỡ gạo.
1. Ống dẫn liệu 2. Trục máy 3. Trống
4. Lưới sàng.5. Tay quay điều chỉnh khe
6. Đĩa răng to 7. Đĩa răng nhỏ
8. Bánh đai9. Ống ra liệu
10. Cánh gạt liệu
11. Cào gạt cám
b. Nguyên tắc hoạt động
Gạo từ ống nạp liệu 1 chảy vào khe đánh bóng giữa trống 3 và lưới sàng 4. Trống được thiết kế gồm các thanh gỗ và miếng da ghép lại, nên khi quay các tấm da này va đập lên mặt hạt để đánh bóng bề mặt các hạt đang dịch chuyển vòng theo khe trống và chuyển dần xuống phía dưới vào khoang tháo liệu 9. Cám tạo ra trong quá trình đánh bóng được đẩy qua lưới sàng 4 rơi vào khoang chứa cám. Bánh đai 8 quay bánh răng nhỏ 7 để quay bánh răng lớn 6 mà trên đó gắn cào 11 nhằm đẩy cám ra khỏi máy.
4. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền SX cà phê hòa tan . (chú ý: thể hiện bằng các hình vẽ đơn giản)
- Máy rang cà phê
- Máy xay cà phê: chín , khô lép, xanh.
- Máy sấy phun
- Máy rang cà phêRang
là công đoạn xử lý nhiệt cho hạt café tại các nhiệt độ cao, 190-2300C, nhằm đạt các biến đổi mong muốn về màu sắc, hương vị và cường độ cho hạt cafe rang.
Trong thời kỳ đầu của công đoạn rang, khi nhiệt độ rang lớn hơn 1000C, nhiệt lượng dùng để bốc hơi nước có trong hạt. Khi nhiệt độ đạt đến 1500C, một lượng lớn chất khí sản sinh ra( carbon dioxit, cacbon monooxit, hơi nước). Hạt café trở nên giòn, trương nở từ 40-100% thể tích và dễ xay xát thành bột.
Trong khoảng nhiệt độ 180-2000C hạt bắt đầu rạn nứt và mùi hương café được tạo ra. Thông thường café được rang ở nhiệt độ 180-2400C trong vòng 15-20 phút.
Trong quá trình rang màu sắc biến dổi như sau: Màun hạ Màu quế Nâu trung bình Nâu hơi đậm Nâu cánh gián Nâu đậm đến mức dầu ra mặt ngoài Đen thành than
Tùy theo sở thích người uống mà rang. Nếu rang nhạt thì ít thơm, uống sẽ hăng mùi gỗ, nếu rang cháy cà phê sẽ đắng, mùi khét nhưng nước sẽ đậm hơn..
Người ta có thể rang trong thiết bị thùng đứng có trục khuấy hoặc tay đảo, thiết bị còn có ống lấy mẫu và cửa quan sát. Cà phê sau khi rang qua hệ thống làm nguội bằng thùng hoặc bằng băng tải rải đều cà phê cho chóng nguội.
Hình 3: Thiết bị rang café.
MÁY XAY CÀ PHÊ: CHÍN , KHÔ LÉP, XANH.XAY NGHIềN:
Tùy theo kích cỡ vật liệu đem nghiền, kích thước yêu cầu của sản phẩm và căn cứ vào độ cứng vật liệu, yêu cầu kích thước đầu ra và vận chuyển sản phẩm v.v.. để chọn lọai máy nghiền thích hợp, sao cho đạt năng suất mà chi phí năng lượng lại thấp. Trong chế biến cà phê người ta thường dùng máy nghiền dạng trục/đĩa, nghiền bi, nghiền siêu mịn, nghiền búa, và máy nghiền bánh răng. Dưới đây là loại máy nghiền búa:
Máy nghiền búa:
Cấu tạo chính:
- rôto
- phiễu chứa
- trục quay
- lưới (sàng)
Cánh búa
Hình 4: cấu tạo máy nghiền búa với một cánh búa cố định
Cấu tạo máy nghiền búa gồm một roto, trên roto có nhiều cánh búa. Cánh búa có thể có nhiều dạng khác nhau tuỳ theo yêu cầu nghiền và cơ lý tính của nguyên vật liệu. Roto quay trên một vỏ máy được làm bằng gang đúc, có chỗ lắp lưới hoặc toàn bộ xung quanh là lưới.
Nguyên tắc hoạt động:
Nguyên liệu cần nghiền cho vào bên trong máy qua cửa nạp liệu. Do sự va đập của vật liệu với các cánh búa đang quay và với thành trong của máy, vật liệu sẽ biến dạng rồi vỡ ra thành các thành phần có kích thước nhỏ hơn. Ngoài ra khi nguyên liệu ban đầu có kích thước lớn, còn có thêm sự chà xát của vật liệu với thành trong của máy. Do bị va đập nhiều lần giữa cánh búa và vỏ máy, nguyên liệu giảm kích thước đến khi nhỏ hơn lỗ lưới, hạt sẽ theo lỗ lưới ra ngoài. Các hạt vật liệu nhỏ lọt qua lưới tự thoát ra ngoài hoặc được quạt hút ra khỏi máy, còn các hạt vật liệu to chưa lọt qua lưới lại được các búa tiếp tục nghiền nhỏ. Ðể nghiền được, động năng của búa khi quay phải lớn hơn công làm biến dạng để phá vỡ vật liệu. Do vậy, khi nghiền vật liệu lớn cần có trọng lượng búa lớn, còn khi nghiền vật liệu nhỏ cần búa nhẹ hơn. Trong trường hợp vật liệu nghiền kích thước không đều hoặc quá cứng, người ta dùng loại có cánh búa xếp. Ưu điểm của cánh búa loại này là có thể xếp được khi qua tải hoặc vật cứng; khi vượt qua tải hay vật cứng này, cánh búa sẽ mở ra nhờ lực ly tâm.
Máy nghiền búa khi hoạt động tạo ra luồng không khí rất lớn, giúp hạt sau khi nghiền qua lỗ lưới dễ dàng. Tuy nhiên, sau khi ra khỏi máy cần phải có hệ thống lắng để thu hồi sản phẩm.Với các sản phẩm nghiền thường dùng cyclon lắng và túi thu hồi bằng vải. Với hệ thống lắng bằng cyclon thường sử dụng một cyclon lớn dùng lắng các hạt có kích thước lớn và một cyclon nhỏ để lắng bụi trước khi cho không khí thải ra ngoài,
MÁY SấY PHUN SấY PHUN
Sấy phun là một phương pháp sấy khá mới mẻ thường được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm dạng bột giữ được nhiều đặc tính ban đầu. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là các dung dịch hòa tan hoặc ở dạng thể, vẫn sẽ được phun khuếch tán thành những hạt sương mù siêu nhỏ, khoảng từ 20-60µm. Gặp không khí nóng trong buồng sấy, hơi nước sẽ được tách ra và chỉ còn lại chất hòa tan.
Thường sấy trong những buồng sấy hình nón. Nhiệt độ của không khí đi vào là 200 – 260oC và đi ra là 107 – 121oC. Sản phẩm thu được ở đáy của thiết bị sấy phun.
Hình 9:Sơ đồ hệ thống máy sấy phun.
Nguyên tắc hoạt động:
Đầu tiên, dịch phun được bơm vào phía trong của tâm dĩa phun. Với vận tốc quay từ 18.000 đến 25.000 vòng/ phút, dịch được phun dưới dạng sương mịn. Luồng sương phun ra gặp luồng khí nóng đi vào buồng sấy. Qua trao đổi nhiệt, hơi nước được tách ra khỏi dịch phun để thành phần chất rắn còn lại kết tinh ở dạng bột khô hoặc dạng cốm rơi xuống phần hình nón của buồng sấy, trượt xuống bộ phận làm tăng thể tích hạt. Tại đây, tiếp tục chịu tác động của luồng không khí nóng, các hạt bột sẽ kết dính lại với nhau thành những hạt có kích thước lớn hơn, khoảng 100-350µm.Còn một lượng nhỏ bột mịn sẽ theo luồng không khí vào bộ phận tách bụi cyclone. Cuối cùng khí thải được hút ra ngoài nhờ quạt hút.Sấy theo phương pháp này có bột thành phẩm sản xuất ra dưới dạng hạt rất nhỏ, rỗng ruột gọi là bột nhẹ, tỷ trọng nhỏ nhưng cũng dễ hòa tan, hình dáng bột khá đếu đặn
5. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền SX Pasta-mì. (chú ý: thể hiện bằng các hình vẽ đơn giản)
Máy trộn dạng bột dẻo
Máy cán để cắt sợi
Máy định dạng các sản phẩm Pasta
Máy sấy băng tải
- Máy trộn dạng bột dẻoMÁY TRỘN:
Hình 6: Máy nhào bột đặc có trục quay nằm ngang
Thùng nhào
Phễu đổ nguyên liệu
Tấm chắn
Cửa nguyên liệu ra
5. cánh đảo
6.trục quay
7. nắp
8.bulong
Cấu tạo của máy : máy gồm có thùng nhào chứa nguyên liệu 1 nằm ngang. Phía trên có phểu đổ nguyên liệu 2. Tấm chắn 3 bảo đảm an toàn cho tay của công nhân thao tác trên máy và tránh cho các vật lạ từ bên ngoài không rơi vào làm hỏng cánh đảo 5. Sản phẩm sau khi nhào được qua cửa 4 nhờ cánh đảo đẩy ra ngoài. Các cánh đảo 5 thường là tấm kim loại phẳng gắn trên trục quay 6 theo những góc độ khác nhau.
Nguyên lý hoạt động: chủ yếu là kiểu gián đoạn theo cơ chế trộn cắt là chính, cũng có thể làm việc theo kiểu liên tục. Quá trình trộn nhờ chuyển động của trục cánh đảo, làm cho vật liệu trộn lẫn vào nhau.
Máy làm việc gián đoạn. Sau mỗi thời gian nhất định, cần rửa máy, có thể mở nắp 7 một cách dễ dàng nhờ các bu lông 8.
-MÁY CÁN Để CắT SỢI
Nhằm chuyển bột nhào thành trạng thái tấm có độ dày đều đặn làm đồng nhất khối bột, tăng độ đàn hồi của khối bột nhào và làm giảm lượng không khí hòa lẫn trong bột nhào.
Hình 9: Sơ đồ nguyên lý máy cán
Cấu tạo: Máy cán gồm 2 rulo đặt song song với nhau quay ngược chiều nhau, khe hở giữa 2 rulo được điều chỉnh theo yêu cầu của sản phẩm.
Nguyên lý hoạt động: bột nhào sau khi trộn được đưa vào thùng chứa sau đó đưa đến máy cán. Khối bột được ép khi đi qua khe hở của 2 rulo.
- Máy định dạng các sản phẩm PastaCác sản phẩm Pasta có hình dạng khác nhau tùy thuộc vào đầu khuôn của máy ép đùn. Và năng suất khác nhau tùy theo sự lựa chọn sử dụng loại máy nào.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ép:
- Áp suất: áp suất tăng à hiệu quả ép tăng, nhưng chỉ tăng trong một thời gian nhất định..
- Thời gian ép
- Nhiệt độ sơ chế nguyên liệu: khi nhiệt độ tăng à hiệu suất ép tăng
. CÁC LOạI MÁY ÉP ĐÙN DUNG TRONG SảN XUấT PASTA:
Máy ép trục vít:
Hình 11: Sơ đồ nguyên lý máy ép trục vít ( xylanh hình trụ)
1. Trục vít 2. Xylanh
3Phễu chứa liệu
4.Máng liệu ra
5.Máng tháo bã
Máy ép trục vít làm việc liên tục. Bộ phận làm việc chính của máy là trục vít có đường kính cánh vít lớn dần hay trục vít cóm cánh vít nhỏ dần đặt quay trong xylanh nằm ngang có đục lỗ.
Nguyên liệu sau khi qua máy trộn thì sẽ được trục vít ép và di chuyển đến đầu khuôn. Sau đó đi ra đầu khuôn tạo sản phẩm có hình dạng cố định
Tùy vào từng loại sản phẩm mà ta chọn loại đầu khuôn tương ứng
MÁY SấY BĂNG TảI THIếT Bị SấY: a. Máy sấy bằng băng tải: làm việc liên tục, gồm một phòng hình chữ nhật, trong đó có một vài băng tải chuyển động chậm nhờ các tang quay. Các băng tải này tựa trên con lăn, để khỏi bị võng xuống, băng này làm bằng bông tẩm cao su, kim loại hay lưới kim loại và chuyển động với vận tốc 0,3 ÷ 0,6 m/phút.
Phễu nhận vật liệu sấy
Trục lăn dẫn vật liệu sấy
Phòng sấy hình chữ nhật
Con lăn đỡ
Băng tải
6. Caloriphe sưởi
7. Thùng chứa sản phẩm
8. Lò đốt
9. Tấm chắn khí nóng – TNS
10. Ống khói
Băng tải vận chuyển vật liệu rời theo phương ngang. Gồm: - Một băng tải bằng cao su hoặc kim loại - Puli ở hai đầu - Các con lăn đỡ (bên dưới băng).
Chu trình sấy có thể hoàn tất tự động trên những băng tải cho những sản phẩm có chất lượng cao.
Hình 19: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của băng tải.
b. Máy sấy băng tải rung.
Băng tải gồm hai ống vận chuyển, bộ rung và bộ giằng cứng, nó được gắn chặt trên bệ.
Máng vận chuyển băng tải nghiêng đến 120, cứ mỗi độ tăng lên thì giảm xuống 4 – 7 % cho nguyên liệu bột, 2 – 5 % cho nguyên liệu hạt và mẫu nhỏ.
Do dao động có hướng, nguyên liệu chứa trong máng hay trong ống được chuyển dịch theo hướng mong muốn với khoảng cách đến 60 m.
Ưu điểm: Các thiết bị này có nhiều ưu điểm lớn: kín, loại trừ bụi, nguyên liệu tiếp xúc không đáng kể với các bộ phận chuyển động của thiết bị, đơn giản về kết cấu, hao mòn không đáng kể đối với các bộ phận tải hàng, năng lượng tiêu hao cho cơ cấu rung không lớn.
6. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền SX thức ăn dạng viên. (chú ý: thể hiện bằng các hình vẽ đơn giản)
MÁY NGHIềN BÚA VA ĐậP Tự DOMÁY NGHIềN BÚA TRụC NGANG:
Hình 3.7 Sơ đồ máy nghiền búa trục ngang
1.Máng cấp liệu; 2. Bộ phận nghiền; 3. Đường ống hút; 4. Quạt hút; 5. Động cơ kéo quạt; 6. Cyclon; 7. Vít tải ngang; 8. Cửa tháo liệu; 9. Lưới sàng
Nguyên lý làm việc
Quá trình nghiền hạt trong máy nghiền kiểu búa là do sự va đập của búa vào hạt, va đập giữa các hạt vào vỏ máy và do sự chà xát của hạt với búa hoặc với thành trong của vỏ máy.
Bộ phận gây ra sự va đập vào hạt trong máy là các búa nghiền được treo trên các chốt của roto đặt nằm ngang. Khi roto quay thì lực ly tâm làm các búa ở vị trí hướng tâm và dự trữ một động năng lớn. Hạt qua bộ phận cung cấp phía trên vào máy liền bị búa nghiền quay đập vào và va chạm với các chi tiết nằm trong buồng nghiền. Trong quá trình va đập, búa sẽ truyền cho hạt phần động năng tạo thành công phá vỡ hạt. Các phần tử tách ra từ hạt có kích thước bé hơn lỗ sàng phân ly thì lọt ra ngoài buồng nghiền tạo thành sản phẩm. Những phần tử có kích thuớc lớn hơn tiếp tục va đập, phá vỡ. Sản phẩm nghiền được đưa ra ngoài bằng các phương pháp vận chuyển khí động, cơ học,
Các chi tiết của máy nghiền hạt kiểu búa trục ngang
Bộ phận nạp liệu:
Nguyên liệu hạt được cung cấp vào buồng nghiền theo phương: hướng kính, tiếp tuyến, dọc trục hoặc bên hông. Bộ phận nạp liệu gồm: thùng chứa liệu, cửa điều chỉnh lượng cung cấp theo nguyên tắc tự chảy, tự hút hoặc trục cuống (cấp liệu kiểu cưỡng bức).
Roto máy nghiền kiểu búa trục ngang:
Roto là bộ phận làm việc chính của máy. Nó nhận truyền động thông qua bộ truyền động đai hay khớp nối trục. Trong truyền động khớp nối trục thường áp dụng kiểu khớp nối trục răng vì khi làm việc máy thường rung động do roto không được cân bằng tuyệt đối.
Các đĩa lắp chốt treo búa có thể sử dụng nhiều hình dạng khác nhau, tùy theo số lượng búa, số hàng búa. Số dãy búa thường sử dụng là 3, 4, 6 và 8 dãy.
Các búa nghiền là bộ phận làm việc chủ yếu cả máy. Hình dạng, vật liệu chế tạo búa có ảnh hưởng đến năng suất, độ mịn của sản phẩm. Nó được xác định tùy theo cơ lý tính của vật liệu nghiền cũng như kích thước của chúng khi chế tạo chung, khối lượng búa không được sai lệch nhiều, bề mặt búa không được có vết nứt hay khuyết tật khác.
Các chốt treo búa có chiều dài xuyên suốt roto.
Lưới sàng:
Lưới sàng dùng để thoát sản phẩm ra khỏi buồng nghiền và làm nhiệm vụ điều chỉnh mức độ nghiền. Trong một giới hạn, đường kính lỗ sàng và diện tích tiết diện sống của sàng ảnh hưởng đến năng suất sàng.
Kích thước lỗ và rãnh phải phù hợp với mức độ nghiền yêu cầu và loại máy nghiền.
Má đập phụ:
Ngoài phần bao của sàng xung quanh roto và khoản không gian bố trí cửa nạp liệu, người ta thường bố trí má đập phụ để làm tăng hiệu quả va đập, chà xát của vật liệu vào bề mặt trong buồng nghiền. Má đập phụ thường có các lỗ.
Ngoài ra tùy theo cấu tạo chức năng của máy trong hệ thống mà cấu tạo của máy nghiền còn có bộ phận thu sản phẩm, bộ phận lọc bụi,…
Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
Ưu điểm Là loại máy nghiền vạn năng. Khả năng điều chỉnh độ nhỏ bột nghiền dễ dàng. Máy có cấu tạo đơn giản, gọn gàng, khối lượng máy không lớn, giá thành rẻ, dễ thay thế các chi tiết bị mòn hay hư hỏng.
Nhược điểm
Trong quá trình làm việc sinh nhiều bụi bột, gây tổn thất và khó khăn trong xử lý bụi về sau.Do máy quay với vận tốc lớn nên gây ra tiếng ồn và chấn động, làm ảnh huởng xấu đến môi trường lao động. Nghiền các hạt dẻo, dính có độ ẩm cao thì kém.
Phạm vi sử dụng
Sử dụng chủ yếu trong chế biến thức ăn gia súc. Ngoài nhiệm vụ nghiền các hạt lương thực, chúng còn được sử dụng để nghiền các sản phẩm khác như cá khô, cỏ khô, các thành phần khoáng vi lượng,... Trong công nghệ sản xuất thức ăn gia súc hiện đại, máy nghiền kiểu búa trục ngang là thiết bị duy nhất của công đoạn làm nhỏ vật liệu thành bột. Máy nghiền kiểu búa đáp ứng mọi vi mô sản xuất. Tùy theo sơ đồ công nghệ mà máy ở vị trí riêng lẻ hoặc nằm trong hệ thống sản xuất liên tục.
MÁY TRộN DANG VÍT MộT TRụC NằM NGANGMÁY TRộN KIểU TRụC NằM NGANG
Đặc điểm: Máy trộn kiểu trục vít nằm ngang dải xoắn bẹp được sử dụng rộng rãi vì có nhiều ưu điểm như:
-Hạn chế hiện tượng phân lớp.
-Có năng suất cao, trộn đều, số vòng quay thấp, làm việc ổn định, độ bền cao, ra liệu dễ dàng.
-Thời gian trộn ngắn nên chi phí năng lượng thấp.
Cấu tạo:
Hình 3.13 Sơ đồ kết cấu máy trộn vít ngang.
Cửa nạp liệu; 2. Cánh xoắn; 3. Trục vít; 4. Cửa tháo liệu; 5. Thùng trộn; 6. Ổ đỡ.
Nguyên lí hoạt động: Vít tải được truyền động từ động cơ thông qua hộp số và bộ bộ truyền xích, các thành phần nguyên liệu được đưa vào cửa nạp liệu (1), vật liệu được đảo trộn đều trong máy nhờ sự tác động của hai dải băng xoắn hẹp quay ngược chiều nhau. Sau khi trộn vật liệu được tháo ra ngoài qua cửa tháo liệu (4) với cơ cấu đóng mở thủ công hoặc điều khiển bằng động cơ.
- Máy ép viên thức ăn viên Cấu tạo:
Cụm máy ép tạo viên gồm có: Bộ phận cấp cấp liệu (dạng trục vít), bộ phận trộn ẩm, hệ thống truyền động, động cơ điện, thiết bị bảo hiểm điện, thiết bị bôi trơn, nam châm, đồng hồ đo nhiệt độ ở bộ phận trộn ẩm, bộ phận điều tiết độ ẩm, hệ thống nồi hơi cùng với ống dẫn và van các loại hợp thành
Hình 3.17 Sơ đồ cấu tạo của cụm máy ép
1,3. Móc cáp; 2. Bệ máy;4. Nam châm; 5. Máng xuống liệu;6. Buồng tạo viên; 7. Nắp; 8. Hộp truyền động chính; 9. Động cơ điều tốc; 10. Hộp giảm tốc; 11. Phiễu;12. Cửa xuống liệu; 13. Vít cấp liệu; 14. Máy trộn; 15. Hộp giảm tốc; 16. Động cơ điện; 17. Công tắc hành trình; 18. Khớp nối; 19. Động cơ chính; 20. Công tắc hành trình; 21. Hệ thống bôi trơn.
Bộ phận cấp liệu:
Có chức năng đưa liên tục hỗn hợp bột khô xuông máy trộn ẩm. Máy cấp liệu có trục vít tải, khớp nối và động cơ điện điều tiết tốc độ bằng biến tần động cơ này có thể điều chỉnh vòng quay trục vít từ 30v/p đến 130v/p cấu tạo trục, cánh vít và vỏ vít đều làm bằng thép không rỉ. Máy cấp liệu có tác dụng điều phối hỗn hợp bột giữa thùng chứa với máy trộn ẩm, nó có ảnh hưởng đến năng suất trộn và năng suất ra viên theo yêu cầu. Khi nguyên liệu bị ngăt thì vít cấp liệu có chức năng cản trở dòng hơi nước xoay từ máy trộn ngược đến thùng chứa liệu.
Căn cứ vào yêu cầu của sản suất mà đường kính trục vít thường trong khoảng 150 – 460 mm động cơ lắp khoảng 1,1 - 40 kW
Hình 3.18 Cấu tạo của vít cấp liệu
Bộ phận trộn ẩm
Gồm có trục, cánh trộn, ổ đỡ và bộ phận truyển động đai hình thang. Nhiệm vụ của máy trộn là từ bột khô được bổ sung hơi nước vào rồi đảo và làm mềm, khiến cho nguyên liệu hấp thụ đầy đủ lượng nhiệt, nước và dịch thể đạt được yêu cầu tạo viên rồi vận chuyển tới máy ép tạo viên. Máy trộn kiểu cánh có loại 1 cấp , 2 cấp và nhiều cấp. Nhưng máy trộn kiểu cánh 1 cấp là loại máy trộn hiện tại được sử dụng rỗng rãi nhất. Vòng quanh trục chính của máy trộn nói chung chia làm 2 cấp 125 vòng/phút gọi là tốc độ thấp, từ 125÷500vòng/phút gọi là tốc độ cao. Thông thường máy trộn 1 cấp có vòng quay 300÷375vòng/phút và thời gian trộn 10 ÷ 15 giây. Còn với máy trộn nhiều cấp thì thời gia trộn dài hơn. Trục cánh trộn và vỏ máy đều chế tạo bằng thép không rỉ.
Hình 3.19 Cấu tạo của bộ phận trộn.
Ổ đỡ; 2. Bích; 3. Buồng trộn; 4. Trục trộn; 5. Nắp đậy; 6. Trục ra của máy giảm tốc; 7. Động cơ điện với hộp giảm tốc.
Buồng ép viên:
Máy ép tạo viên gồm có trục đặc trong, trục rỗng bao ở ngoài, nghĩa là 2 trục lồng vào nhau. Trục rỗng có 2 ổ bi, vòng ngoài của ổ bi lắp vào 2 thân ổ lắp chặt vào thành máy. Một đầu trục có mặt bích để lắp khuôn ép. Khi trục rỗng quay thì khuôn ép quay theo, tốc độ quay của khuôn phải căn cứ vào đặc tính của nguyên liệu và căn cứ vào đường kính của viên để chọn cho phù hợp. Theo kinh nghiệm thì với khuôn ép có đường kính lỗ bé thì phải sử dụng tốc độ tiếp tuyến tương đối cao, còn với khuôn có đường kính lỗ khuôn lớn thì phải sử dụng vận tốc tiếp tuyến tương đối thấp .Vận tốc tiếp tuyến của khuôn có ảnh hưởng đến hiệu suất tạo viên, đến tiêu hao năng lượng và độ chắc của viên. Trong phạm vi nhất định, vận tốc của tiếp tuyến của khuôn cao thì năng suất cao, năng lượng tiêu hao cao, độ cứng của viên và chỉ số tỉ lệ hồ hoá bột cũng tăng lên. Nói chung, với đường kính lỗ khuôn là 3,2 ÷ 6,4mm thì vận tốc tiếp tuyến của khuôn rất cao có thể đạt tới 10,2m/s; còn khi đường kính lỗ khuôn 16 ÷ 19mm thì vận tốc tiếp tuyến của khuôn ép là 6,1÷ 6,6m/s. Nếu sử dụng một loại vận tốc tiếp tuyến để sản suất đa dạng loại thức ăn là không tốt, chẳng hạn khi sử dụng máy ép viên cỡ lớn để sản xuất thức ăn viên có đường kính nhỏ thì chất lượng và hiệu quả không tốt như sử dụng máy ép viên cỡ nhỏ. Đặc biệt rõ ràng nhất là khi sản xuất thức ăn chăn nuôi gia cầm và thức ăn chăn nuôi thuỷ sản có đường kính 3 mm. Nguyên nhân là vận tốc tiếp tuyến của khuôn ép quá ép còn đường kính của quả lô ép lại quá lớn tạo cho nguyên liệu ép qua lỗ quá nhanh, từ đó khiến cho chỉ số độ cứng và tỉ lệ hồ hoá của bột bị ảnh hưởng để khắc phục tình trạng nói trên nhằm thích ứng với nhu cầu ra công cho các nguyên liệu và các đường kính lỗ khuôn khác nhau ở nước ngoài nhiều công ty kết cấu 2 ÷ 3 tốc độ tiếp tuyến khác nhau của khuôn trên một máy.
Trục đặc không quay và được lắp ổ đỡ trên đó một đầu của trục đặc có 1 mặt bích. Trên mặt bích đó được lắp 2 hoặc 3 quả lô ép. Quả lô ép quay trơn quanh mình nó, khe hở giữa quả lô ép với khuôn ép phải điều chỉnh thích hợp mới ép tạo thành viên được, khe hở này nói chung là từ 0,1 đến 0,3 cm.
Hình 3.20 Sơ đồ nguyên lý làm việc của buồng ép.
1. Khuôn ép; 2,16. Bulông kẹp chặt; 3,15. Quả lô ép; 4,7,10,13. Đai ốc chống nới lỏng; 5,8,11,12. Bulông điều chỉnh; 6,14. Bánh răng điều tiết; 9. Dao gạt liệu vào; 7. Dao cắt viên; 18: Viên; 19: Khu vực vật liệu để tạo viên.
7. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền chế biến mì ăn liền-mì tôm:
Máy Trộn Máy trộn bột :
1.1 Cấu tạo:
Thiết bị trộn là một thùng nằm ngang có nắp, dài khoảng 1.5 m, rộng 0.5 m, cao khoảng 0.9 m, làm bằng inox, bên trong thùng trộn có hai trục nằm song song nhau, một trục đặt cao và một trục thấp hơn trục kia, trên mỗi trục có các cánh khuấy được bố trí theo kiểu xoắn ốc, có cánh khuấy trên hai trục đan xen nhau.
Hai trục chuyển động ngược chiều nhau nhờ cơ cấu bánh răng. Động cơ truyền động làm quay một trục chính nhờ dây đai, từ trục chính nhờ cơ cấu bánh răng truyền động làm cánh khuấy quay ngược chiều nhau.
Phía trên song song với hai trục cánh khuấy là một ống hình trụ có đường kính khoảng 5 cm nối với bồn định lượng, trên ống có đục các lỗ nhỏ để phun nước trộn vào khối bộn khi trộn. Nước trộn được bơm sẵn lên bồn định lượng và được điều chỉnh đóng mở bằng van.
Đáy thùng của máy trộn cấu tạo như một nắp đóng mở để tháo bột xuống mâm phân phối khi đã nhào trộn xong. Việc đóng mở đáy thùng được điều khiển bằng cần tay nằm bên ngoài thùng trộn.
Nguyên tắc hoạt động :
Khi mở công tắc, động cơ chính hoạt động truyền động cho hai trục cánh khuấy ngược chiều nhau. Nhờ các khuấy trên trục bố trí theo hình xoắn ốc và đan xen nhau giúp bột được nhào trộn đều. Khi bột đã được trộn đủ thơi gian và đạt yêu cầu công nhân đứng máy sẽ gạt cần tay để mở đáy thùng, tháo bột xuống mâm phân phối. Thiết bị hoạt động gián đoạn
Máy cán, cắt định hình, Máy cán bột:
Bột sau khi nhào trộn được xả từ cối xuống thùng chứa sau đó được đưa đến hệ thống cán nhằm cán bột ra thành các lá bột.
2.1 Nguyên lí hoạt động: Quá trình cán chia thành 2 giai đoạn: Cán thô: bột nhào từ thùng phân phối được đưa xuống 2 cặp trục thô có đường kính 300 mm. Vận tốc trục cán thô nhỏ, tạo lực nén lớn ép bột thành tấm đưa sang cán tinh.
Cán tinh: hệ thống cán tinh có 5 cặp trục, vận tốc chuyển động giữ các lô tăng dần qua các trục và khoảng cách giữa hai trục của các cặp trục nhỏ dần, khi đẩy tấm bột qua lá bột sẽ được dàn mỏng dần.
2 Yêu cầu kỹ thuật:
Vận tốc của lô cán tinh: v = 90 – 130 vòng/phút.Khe hở của các trục cán nhỏ dần qua các lô trục:Cán thô ( 2 cặp trục): L1 = L2 = 5 mm .
Bán thô ( 1 cặp trục): L3 = 4 mm
Bán tinh ( 3 cặp trục): L4 = 3 – 3,5 mm L5 = 2 – 2,5 mm L6 = 1,2 – 1,5 mm
Cán tinh ( 2 cặp trục)L7 = 1 – 1,2 mm
L8 = 0,8 – 0,9 mm
3. Hệ thống cắt sợi và tạo sóng:
3.1 Cấu tạo: Bộ phận này gồm 2 rulo có rãnh trên bề mặt vuông góc với đường sin quay ngược chiều nhau, khoảng cách và độ sâu các rãnh sẽ được thiết kế tạo sợi mì có chiều rộng và chiều dày theo mong muốn.
3.2 Nguyên lí hoạt động:
Tấm bột mì ra khỏi hệ thống cán tinh đã đạt yêu cầu, được đưa vào khe hở giữa hai trục dao cắt, hai trục này chuyển động ngược chiều nhau, cắt tấm bột thành sợi nhờ các vách trên trục dao. Các sợi mì được gỡ ra khỏi các rãnh nhờ bộ phận được tỳ sát vào bề mặt trục dao, tránh làm chập mì, rối sợi. o tốc độ mì ra khỏi dao cắt lớn nhưng tốc độ của băng chuyền lại nhỏ làm cho sợi mì bị đùn lại tạo thành các dợn sóng (theo phương thẳng đứng) gọi là tạo sóng cho sợi mì.Sợi mì sau khi ra khỏi dao cắt đi qua dao phân vắt chia sợi mì thành 3 - 4 dãy (tùy thuộc vào độ rộng của băng tải) mỗi dãy rộng 100 - 110mm và chạy theo băng tải, băng tải thứ nhất chuyển sợi mì mới cắt chạy với vận tốc 6cm/giây, khi chạy hết băng tải này, sợi mì rớt xuống băng tải thứ hai chuyển sợi mì vào buồng hấp. Băng tải thứ hai này chạy với vận tốc 20cm/giây. Vận tốc này nhanh hơn so với băng tải thứ nhất nên giúp kéo giãn sợi mì đã đùn bông ra tạo thành dợn sóng lần thứ hai theo phương ngang.
Máy chiên dầu:
6.1 Cấu tạo:- Khuôn chiên: Được làm bằng thép không rỉ có kích thước 912cm được bố trí trên xích tải. Mỗi hàng có 8 khuôn, trên đáy khuôn có khoan lỗ kích thước 2mm để dầu lưu chuyển. Khuôn chiên được gắn trên thanh tỳ, thanh tỳ bắt ngang qua hệ thống xích tải chuyển động theo hình dáng chảo chiên. Khi xích tải khuôn chiên vào đầu chảo chiên thì có hệ thống xích tải nắp khuôn di chuyển đến đậy lên khuôn chiên. Cấu tạo hệ thống xích tải nắp giống xích tải khuôn chiên nhưng di chuyển theo hình elip.
- Chảo chiên: Chảo chiên có dạng hình thang, vát 2 đầu giống con thuyền được làm bằng thép không rỉ, dài 8m rộng 0.9m, cao khoảng 0.3m. Bên trên chảo có nắp đậy, buồng đốt được đặt thấp hơn nền nhà, lò được xây bằng gạch chịu nhiệt, bên trên để chảo chiên. Nhiên liệu dùng đốt cung cấp nhiệt cho chảo chiên là dầu FO. Dầu phải luôn ngập trên vắt mì từ 5-15cm.
6.2 Nguyên tắc hoạt động:Băng tải khuôn mì vừa đi vào chảo chiên liền được băng tải nắp khuôn tương tự đậy lại để cố định vắt mì trong quá trình chiên. Vắt mì đi qua dầu chiên có nhiệt độ từ 150-179oC trong thời gian 125-130 giây. Dùng dầu shorterning để chiên (vì nhiệt độ sôi cao hơn dầu nên rút ngắn thời gian, sau khi chiên tạo sự khô ráo cho mì).
8. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền SX mía đường. (chú ý: thể hiện bằng các hình vẽ đơn giản)
- Máy ép mía Máy ép mía
Mục đích: Lấy nước mía ra khỏi cây mía để tiến hành xử lý tạo ra đường.
Máy ép mía có cấu tạo đơn gian: bộ phận chín gồm 3 trục nằm ngang được truyền động bởi động cơ, chiều hoạt động của các trục: hai trục dưới quay cùng chiều, trục trên cùng quay ngược chiều với hai trục dưới như biểu diễn của hình bên dưới:
Phương pháp bố trí các máy ép trong hệ thống:
Có hai phương pháp ép:
Phương pháp ép khô: là phương pháp lấy nước mía mà không cần thêm vào một dung dịch lỏng nào.Phương pháp ép ướt: là phương pháp có sử dụng nước thẩm thẩu trong quá trình lấy nước mía.Trong hai phương pháp trên thì mõi phuong pháp đều có ưu và nhược điểm riêng trong đó: phương pháp ướt có ưu điểm về năng suất (lượng đường thu được cao hơn), tuy nhiên có nhược điểm về chi phí năng lượng do nước mía bị pha loãng bởi nước sử dụng trong quá trình thẩm thấu. Phương pháp khô thì ngược lại chi phí năng lượng thấp nhưng năng suất ép không cao. Trong thực tế, phương pháp ướt phổ biến hơn so với phương pháp khô.
Các phương pháp ướt trong thực tế:
Phương pháp ép thẩm thẩu đơn:
Sơ đồ máy ép thẩm thấu đơn.
Hổn hợp nước mía bị pha loãng dần qua các máy ép phương pháp này gây nhiều khó khăn cho các công đoạn tiếp sau, do dung dịch đường được pha loãng.
Phương pháp ép thẩm thấu kép:
Sơ đồ máy ép thẩm thấu kép.
Phương pháp này có sử dụng nước mía loãng làm nước thẩm thấu cho các máy ép trước đó, do đó nó hạn chế một phần sự pha loãng của nước mía sau khi ép.
Phương pháp ép thẩm thấu toàn diện:
Hệ thống gồm 5 máy ép trở lên dùng cho các nhà máy nâng công suất ép. Sử dụng 2 vòng thẩm thấu. Bã mía khi đi ra khỏi khe ép sẽ đi vào dung dịch thẩm thấu, nước được thẩm thấu vào bã mía và tiếp tục được ép 1 lần nữa.
- Máy ly tâm
- Máy lọc thùng quay chân không thiết bị lọc thùng quay chân không:
Nguyên tắc là tạo ra áp suất âm bên trong gây nên sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài thiết bị, nên khi hoạt động nước có chứa dịch đường được hút vào bên trong còn bã được giữ lại bên ngoài.
Mục đích: có tác dụng tách các hỗn hợp kết tủa và các thành phần không hòa tan trong hỗn hợp để gia tăng sự tinh khiết của nước mía.
Cấu tạo:
Thiết bị lọc làm việc liên tục gồm một trống chia làm nhiều khoang quay quanh trục nằm ngang được đặt chìm một phần trong một máng chứa nước đã trộn với bã. Bên trong được nối với một máy hút chân không. Diện tích đường tròn ngoại biên cũng chính là bề mặt lọc. Trên bề nặt lọc được phủ một lớp lưới lọc, bên trên bề mặt lọc có hệ thống phun nước nóng. Mõi thùng quay có một lưỡi dao cạo bùn bám trên bề mặt. Ngoài ra trong máng còn có 1 cánh khuấy.
Vận hành:
Bùn từ ngăn lắng liên tục được đưa vào bồn chứa rồi được trộn thêm với bã mía đã được khuếch tán nhỏ bơm lên máng bùn nằm phía dưới hệ thống lọc thùng quay. Một phần của thùng quay được nhúng vào trong nước bùn , nhờ lực hút chân không bùn bám lên bề mặt trống và được giữ lại trên 1 lớp lưới bên ngoài còn dịch đường được hút vào bên trong. Khi thùng quay liên tục tới máng xối nước nóng, bùn được rửa ngọt triệt để rồi hút tiếp cho khô trước khi tới lưỡi cạo. Bùn được cạo ra khỏi trống theo băng tải ra ngoài. Thùng quay làm việc liên tục.
Các thông số vận hành:
Tốc độ quay của trống 0.2 vòng/phút
Độ chân không 430-533mmHg
Nhiệt độ nước bùn lọc 90oC
Lượng nước rửa bùn so với bùn lọc là 150-200%
Ẩm bùn 60-70%
Máy gia nhiệt kiểu tấm
Mục đích: Đun nóng nước mía trước khi đưa vào các công đoạn tiếp theo, tăng khả năng lắng lọc và kết tủa các tạp chất trong nước mía.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Gồm nhiều tấm ghép kín lại với nhau bằng một vòng đệm cao su. Mỗi một tấm gồm hai lớp ghép với nhau kín ở xung quanh và rỗng ở giữa.
Hơi nước đi bên trong, hai lớp bên ngoài khi ghép lại với tấm khác sẽ tạo thành một khoảng nước mía đi qua. Trên mõi tấm có lỗ cho hơi nước đi vào và nước ngưng qua, nước đường vào và ra. Hơi nước đi vào bên trong của tấm gia nhiệt và ra ngoài nước ché xen giữa các tấm gia nhiệt trao đổi nhiệt và đi ra ngược với chiều của hơi nước.
Sự cố và khắc phục: Giãm năng suất truyền nhiệt do thiết bị đóng cặn. Khắc phục bằng cách tháo ra làm vệ sinh từng tấm, rửa bằng nước và NaOH ,Hở bulong gãy xì hơi hoặc chảy nước mía do xiết không chặt hay do hỏng tấm. Khắc phục xiết chặc hoặc kiểm tra tấm bị hỏng để thay thế.
9-Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền SX Bánh bích quy . (chú ý : thể hiện bằng các hình vẽ đơn giản)
Máy trộn
Máy cán bột
Máy định hình bánh
Lò nướng bánh Máy trộn bột trong sản xuất bánh qui
Đặc điểm và cấu tạo
Hình 1: Máy trộn bột
Thường sử dụng máy trộn kiểu cánh loại có trục ngang. Máy trộn có thùng trộn đặt cố định hoặc quay được để dễ dàng cho và lấy nguyên liệu. Cánh trộn thì được gắn trên trục quay nằm ngang ở trong thiết bị, nó có thể sử dụng những hình dạng khác nhau.
Hoạt động
Hoạt động theo nguyên lý trộn cơ khí chất lỏng và chất rắn. Trước khi máy trộn làm việc thì các nguyên liệu thuộc pha rắn nằm ở đáy thùng trộn. Khi cánh quay bắt đầu hoạt động thì các hạt phân bố dần vào trong chất lỏng, đồng thời chất rắn được chất lỏng thấm ướt. Kết quả tạo thành bột nhão đặc sệt, tạo hình tốt và giữ được hình dạng khi tạo hình.
Máy cán
Mục đích yêu cầu
Bột sau khi được nhào trộn trở nên đồng nhất, ẩm đều và dẻo dai nó được đưa tới bộ phận phân phối để đưa vào hệ thống máy cán.
Máy cán bột làm cho bột có kích thước theo yêu cầu, đồng đều, nhẵn mịn và tăng độ dẻo dai, đồng nhất ngoài ra còn giúp giảm bớt lượng không khí trong khối bột. Công đoạn này góp phần quyết định độ xốp, độ bền của bánh và sự đồng đều của bánh sau này.
Phân loại
Máy cán bột dạng trục
Máy cán bột dạng băng tải
2.2.1 Máy cán bột dạng trục
Cấu tạo
Gồm ba cặp trục: cán thô, cán bán tinh và cán tinh.
Mỗi cặp trục có hai tấm gạt bột gắn sát để bóc lá bột ra khỏi khe hở giữa hai trục.
Các trục có thể khác hoặc cùng đường kính, ngược chiều nhưng cùng vận tốc để có thể dẫn bột đi qua.
Nguyên lý hoạt động
Máy cán dựa vào chuyển động ngược chiều của hai trục cán để kéo lá bột đi qua khe hở giữa hai trục cán ép sản phẩm lại để tạo ra hình dáng và kích thước như mong muốn. Để không làm phá vỡ cấu trúc của lá bột thì vận tốc của hai trục phải bằng nhau nhưng ngược chiều. Để điều chỉnh độ dày của lá bột qua máy cán thì điều chỉnh khoảng cách khe hở giữa hai trục bằng cơ cấu trục vít đai ốc.
Kích thước các trục và khoảng cách khe hở giữa các trục giảm dần từ cán thô đến cán tinh còn vận tốc thì tăng dần.
Máy cán bột băng tải
Khi bột được cán thường bị nứt vỡ làm hỏng cấu trúc của khối bột. Đặc biệt là bột lúa mì Đan Mạch và một vài loại bột có chứa bơ, khi cán thành tấm các lớp bơ chên giữa khối bột vỡ ra trước khi bột tự nó vỡ ra. Mục tiêu cán bột ra thành từng tấm có độ dày xác định trước, tránh làm vỡ cấu trúc bột, đặt biệt là bột lúa mì hoặc bột có chứa bơ thực vật.
Cấu tạo
Hình 3: Sơ đồ máy cán bột băng tải
Nguyên lý: không nhất thiết bột phải ở dạng khối, bột vào máy nhờ băng tải. Các con lăn được định vị trên xích định hướng và có liên quan với nhau trong một trật tự nhất định, đi theo một hướng xuống nghiêng đối với băng tải 1( bên dưới) và di chuyển ở tốc độ lớn hơn băng tải 1 nên nhẹ nhàng cán bằng các khối bột. Sau khi được cán, để tránh nhăn bột, tấm bột được chuyển qua con lăn băng tải thứ hai, tiếp giáp với băng tải đầu tiên với tốc độ nhanh hơn.
Máy định hình
Máy định hình là một trong những thiết bị quan trọng nhất trong dây chuyền sản xuất bánh qui. Nó thường được bố trí tại vị trí cuối của quá trình tạo sản phẩm và chuẩn bị đưa sản phẩm qua xử lý nhiệt. Thiết bị này làm nhiệm vụ tạo hình cho sản phẩm. Tùy theo yêu cầu của thị trường, nó có thể cho ra nhiều hình dạng bánh khác nhau như tròn, vuông ... với nhiều hoa văn phù hợp cho từng loại sản phẩm. Tùy theo điều kiện sản xuất mà có thể trang bị máy với công suất lớn nhỏ khác nhau.
Cấu tạo
Hai rulo làm bằng thép với kỹ thuật hiện đại cho phép khắc hình dạng của bánh với độ chính xác cao về hình dạng và độ dày. Phía trên được phủ một lớp cao su cứng.
Thiết bị điều khiển là mô tơ điện có hộp số.
Băng tải.
Hình 6: Sơ đồ máy cắt
Nguyên lý hoạt động
Bộ phận quan trọng để định hình cho sản phẩm là hai rulo, rulo phía trên có tác dụng như một khuôn đúc tạo hình cho sản phẩm. Rulo phía dưới được dùng để kéo băng tải và nhồi bột vào rulo phía trên. Hai rulo quay ngược chiều nhau và vận tốc của chúng có thể điều chỉnh được nhờ mô tơ điện với cơ cấu hộp số. Tốc độ tuyến tính của khuôn và dây chuyền là giống nhau để giảm sự biến dạng của bánh. Bột sau khi nhồi và cán, theo băng tải được rulo phía dưới kéo và đưa vào khe hở giữa hai rulo, khe hở này có thể điều chỉnh để phù hợp với từng loại bánh có độ dày mỏng khác nhau.
Dưới tác dụng ép và cắt của hai rulo, dải bột sau khi ra khỏi khe hở giữa chúng thì bánh đã được định hình và được băng tải chuyển đến lò nướng. Phần bột thừa sau khi cắt lại sẽ được một băng tải khác đưa ngược về máy nhào trộn.
10. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền chế biến xúc xích tiệt trùng:
Máy cắt tạo nhũ tương
Máy nhồi vỏ bọc bán tự động với cơ cấu ép thủy lực
Máy xay thịt
Máy đóng gói chân không
Lò xông khói
Máy cắt tạo nhũ tương Máy Thompson 900E mixer/grinder
Cấu tạo 1. Thân máy 2. Nắp hình vòm: trên nắp có các rãnh để đổ gia vị hay các thành phần khác vào, mục đích để trộn lẫn các thành phần lại với nhau.
3. Hai động cơ điện. 4. Một trục nằm ngang (phía trên) trên đó có gắn các lá kim loại, hai đầu của trục được gắn trên 2 bánh răng và có thể quay theo chiều thuận hay ngược lại để thực hiện quá trình nghiền và trộn. 5. Một trục dạng xoắn ốc để đưa nguyên liệu đến dao cắt. 6. Một lưỡi dao cắt và một đĩa dạng lưới 7. Đường dẫn nguyên liệu đến dao cắt. Năng suất 2000 kg/h. Độc lập với nhiệt độ và kích thước của thịt
Nguyên tắc hoạt động Thịt được đưa vào phễu chứa sẽ được trục có dạng khoan làm nhỏ một phần sau đó đưa đến miệng của bộ phận cắt thực hiện việc cắt thịt theo đúng kích thước yêu cầu. Máy xay thịt được là nhờ một trục có dạng xoắn ốc nằm ngang (đường kính khoảng 98mm) xoay bên trong một ống trụ tạo nên một lực ép theo chiều ngang chuyển thịt đến bộ dao cắt. Hệ thống cắt bao gồm một lưỡi dao hình sao, xoay cùng với trục và một đĩa lưới (các lỗ có đường kính khoảng 1-13mm) không xoay cùng với trục khi máy hoạt động. Khi thịt đã được điền đầy vào các lỗ của đĩa thì lưỡi dao sẽ thực hiện việc cắt thịt thành những miếng nhỏ theo đúng các thông số kỹ thuật đã thiết kế. Tốc độ xay thịt phụ thuộc vào kích thước của các lỗ lưới trên đĩa. Khi cần thực hiện việc trộn thịt và các gia vị thì không cần cho bộ phận cắt làm việc. Nguyên liệu chứa trong phễu sẽ được trục có dạng khoan quay theo chiều thuận hay chiều nghịch để thực hiện mục đích trộn đều các thành phần với nhau.
Hình 6: Lưỡi dao và tấm kê. Hình 7: Bộ phận trộn
Ưu điểm của máy Thompson 900E
Loại máy này được xem như có năng suất cao mà tiết kiệm được không gian Nó được sản xuất từ thép đúc vì vậy khi nhìn mặt trong hay mặt ngoài rất nhẵn, không cần dùng những mối hàn. Điều này tiện lợi cho việc lau chùi bề mặt cũng như gia tăng sức chống chịu va chạm. Không có sự rỉ sét ở các cánh khuấy hay các đường ống là một trong những ưu điểm của loại máy này. Với trang bị 2 bánh răng độc lập gắn trên một trục để thực hiện quá trình nghiền và trộn lẫn nó có thể quay theo chiều thuận hoặc đảo chiều một cách tự động và nhẹ nhàng trong hỗn hợp có nhiều mỡ và với độ nghiêng phù hợp,cùng với kiểu thiết kế đưa nguyên liêu độc đáo bằng các cánh kim loại có dạng xoắn với một góc nghiêng phù hợp đến miệng bộ phận cắt và cách trộn riêng theo kiểu ruy băng điều này đã hạn chế được sự gia tăng nhiệt độ của nguyên liệu và cũng loại trừ khả năng nguyên liệu lưu trong hệ thống quá lâu.
2. Máy xay Thompson 6600
Máy xay Thompson 6600 được trang bị cặp cánh cấp liệu bằng thép, khác tốc độ và quay chậm hơn những cánh cấp liệu để chuyển sản phẩm từ phễu tới rãnh đơn nơi 2 cánh cấp liệu nhanh được lắp. Vận tốc cánh đảo thay đổi nhanh giúp người công nhân có thể điều chỉnh lượng nguyên liệu theo yêu cầu.
Trong khi trộn thì các cánh nhập liệu sẽ quay ngược lại, đảo trộn sản phẩm từ các rãnh của cánh nhập liệu, kết quả là khối sản phẩm được trộn hoàn toàn. Trong việc này kết hợp đảo sản phẩm nhiều hướng bằng cánh khuấy dạng xoắn, kết quả làm tăng độ đồng đều của khối thịt
Máy cắt dạng chảo (Bowl cutter)
Máy xay dạng chảo được dùng phổ biến để băm thịt trong qui trình chế biến các sản phẩm dạng nhũ tương.
Hình 13: Máy cắt dạng chảo.
a = chảo, b = đầu dao, c = dao
d = cán dao, e = khoảng cách giữa dao và chảo
Cấu tạo:
Gồm một chảo xoay theo chiều ngang và lắp đặt các con dao cong nằm trên một trục nằm ngang quay với tốc độ từ 500 - 5000 vòng/phút.Có nhiều loại với kích thước và dung tích chảo từ 10-2000lít. Trong qui mô chế biến nhỏ đến trung bình chảo cắt thường có dung tích từ 20 – 60 lít, với loại chảo lớn hơn, tốc độ dao có thể thay đổi bằng cơ cấu bánh răng. Trên chảo là phần nắp đậy có nhiệm vụ bảo vệ chống xảy ra các tai nạn và tăng hiệu quả trong quá trình xay thịt bởi việc trộn theo nhiều hướng khác nhau. Số lượng, hình dạng, cách lắp ráp và tốc độ dao là những yếu tố xác định khả năng xay của thiết bị. Loại máy xay dạng chảo qui mô lớn được chế tạo để hoạt động trong điều kiện chân không, nó sẽ giúp các sản phẩm thịt có cấu trúc và màu sắc tốt hơn bởi tránh được sự oxy hóa trong quá trình trộn thịt. Dao cắt nên điều chỉnh khoảng cách từ 1-2 mm từ mép dao đến mặt chảo để tối ưu hóa cho việc cắt trong thiết bị chảo. Quá trình băm thịt bằng máy xay dạng chảo được ứng dụng cho quá trình tạo các sản phẩm dạng mịn như xúc xích Frankfurter, Bologna, giò lụa,… và cho phép tạo ra nhiều sản phẩm khác.
Máy nhồi vỏ bọc bán tự động với cơ cấu ép thủy lực
Được dùng trong viêc nhồi tất cả các lọai nguyên liệu nhuyễn vào bao bì. Máy nhồi phổ biến trong qui trình sản xuất nhỏ và vừa là loại có pittong. Một pittong được di chuyển bên trong ống hình trụ để nhồi nguyên liệu thịt qua một ống nhồi vào bao bì những thiết bị nhồi có thể đơn giản dạng để bàn, hay dạng đặt trên sàn. Với qui mô sản xuất nhỏ việc nhồi chỉ cần điều khiển bằng tay. Những máy nhồi hiện đại dùng trong qui mô sản xuất lớn được chế tạo theo qui trình nhồi chân không trong quá trình nhồi không khí trong hỗn hợp sẽ được loại ra, điều đó giúp cải thiện màu sắc và cấu trúc sản phẩm. Loại thiết bị này thường đi kèm với bộ phận xoắn và định lượng xúc xích hoặc bộ phận kẹp đầu xúc xích sử dụng cho loại vỏ bọc bằng sợi fibrous hay bằng nhựa. Máy nhồi dạng này đắt tiền nên không được dùng trong qui mô sản xuất nhỏ và vừa.
Phân loại máy Máy nhồi Piston (máy nhồi không liên tục) Máy nhồi chân không (máy nhồi liên tục)
Máy nhồi piston (máy nhồi không liên tục): Có cấu tạo đơn giản gồm có một piston di chuyển trong một xy-lanh hình trụ kết hợp với sừng nhồi (stuffing horn) hay còn gọi là ống nhồi, đường kính 15, 20, 30mm.
Máy nhồi chân không: Cấu tạo phức tạp gồm 2 phần chính là bộ phận nhồi và máy hút chân không. Bộ phận làm việc gồm có: phễu cấp liệu, roto tấm trượt, các tấm trượt, sừng nhồi (ống nhồi) và bộ phận kẹp vỏ bao xúc xích.Trong quá trình nhồi máy hút chân không có tác dụng loại bỏ những bọt khí có trong thịt tạo ra trong lúc nhồi nhằm gia tăng màu sắc và cấu trúc cho sản phẩm cuối cùng.
Nguyên tắc làm việc:
Hình 21: Nguyên tắc làm việc của máy nhồi, Hỗn hợp nhũ tương sau khi xay nhuyễn sẽ được chuyển qua máy nhồi. Tại đây, hỗn hợp sẽ được đưa qua một hệ thống đường ống và được bao gói. Một hệ thống cân điện tử sẽ lập chương trình sẵn để điều khiển lưỡi dao cắt sản phẩm với những khoảng bằng nhau. Sau đó sản phẩm sẽ được đóng clip nhôm ở hai đầu và được đưa ra khỏi máy nhồi để chuẩn bị cho quá trình tiệt trùng. Toàn bộ quá trình được thực hiện ở quá trình chân không nhằm hạn chế tối đa sự nhiễm khuẩn cho sản phẩm
Máy xay thịt( sách chế biến thịt)Máy đóng gói chân không( sách chế biến thịt) Lò xông khói( sách chế biến thịt)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- may thiet bi trong cntp.doc