Tài liệu Bài giảng Các lĩnh vực ứng dụng của thương mại điện tử: Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 12/2006 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.1 Thương mại hàng hoá, dịch vụ 2.1.2 Ngân hàng, tài chính 2.1.3 Đào tạo trực tuyến 2.1.4 Xuất bản 2.1.5 Giải trí trực tuyến 2.1.6 Dịch vụ việc làm 2.1.7 Chính phủ điện tử 2.1.1 Thương mại hàng hoá, dịch vụ TMĐT trong lĩnh vực sản xuất và thương mại giữa các doanh nghiệp (B2B) Các giao dịch cung ứng, mua bán nguyên, nhiên vật liệu chính cho sản xuất, cung ứng sản phẩm từ người sản xuất tới các đại lý tiêu thụ và người bán buôn thuộc lĩnh vực hoạt động của mạng EDI. Các hàng hoá phục vụ bảo trì, sửa chữa và vận hành (MRO - Maintenance, Repaire and Operation) bao gồm Các sản phẩm như văn phòng phẩm, Phụ tùng thay thế phục vụ sửa chữa, Các vật dụng rẻ tiền mau hỏng như vật liệu và phương tiện tẩy rửa v.v. Các chi tiết sản phẩm, được đặc trưng bởi các giao dịch mua bán với dung lượng lớn, giá trị nhỏ, lắp đi lắp lại với cùng một khách hàng, chi phí đặt hàng lớn đối với cả người mua và người bán, được thực hiện qua...
37 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Các lĩnh vực ứng dụng của thương mại điện tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 12/2006 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.1 Thương mại hàng hoá, dịch vụ 2.1.2 Ngân hàng, tài chính 2.1.3 Đào tạo trực tuyến 2.1.4 Xuất bản 2.1.5 Giải trí trực tuyến 2.1.6 Dịch vụ việc làm 2.1.7 Chính phủ điện tử 2.1.1 Thương mại hàng hoá, dịch vụ TMĐT trong lĩnh vực sản xuất và thương mại giữa các doanh nghiệp (B2B) Các giao dịch cung ứng, mua bán nguyên, nhiên vật liệu chính cho sản xuất, cung ứng sản phẩm từ người sản xuất tới các đại lý tiêu thụ và người bán buôn thuộc lĩnh vực hoạt động của mạng EDI. Các hàng hoá phục vụ bảo trì, sửa chữa và vận hành (MRO - Maintenance, Repaire and Operation) bao gồm Các sản phẩm như văn phòng phẩm, Phụ tùng thay thế phục vụ sửa chữa, Các vật dụng rẻ tiền mau hỏng như vật liệu và phương tiện tẩy rửa v.v. Các chi tiết sản phẩm, được đặc trưng bởi các giao dịch mua bán với dung lượng lớn, giá trị nhỏ, lắp đi lắp lại với cùng một khách hàng, chi phí đặt hàng lớn đối với cả người mua và người bán, được thực hiện qua các website B2B 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.1 Thương mại hàng hoá, dịch vụ Thương mại bán lẻ (B2C) Lĩnh vực áp dụng rộng rãi TMĐT với nhiều mô hình kinh doanh đa dạng. Các hàng hoá được bán chủ yếu là những hàng hoá mà độ tin cậy về chất lượng gắn liền với thương hiệu được tín nhiệm và hàng hoá có chủng loại phong phú, các sản phẩm số hoá các sản phẩm nghệ thuật… Máy tính và các thiết bị điện tử; dụng cụ thể thao; văn phòng phẩm; sách và băng đĩa nhạc, phim ảnh, đồ chơi trẻ em, các sản phẩm nghệ thuật 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.1 Thương mại hàng hoá, dịch vụ Dịch vụ du lịch: Dịch vụ du lịch, bán vé máy bay, vé xem phim, biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ nghỉ cuối tuần trọn gói cho gia đình… Giúp tìm kiếm đầy đủ bản đồ, thông tin về nơi du lịch. Tiết kiệm chi phí của người cung ứng dịch vụ và thời gian của người tiêu dùng dịch vụ. Vận tải: Thông qua các website để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá Các website vận tải cho phép công ty vận tải thu nhận và tập hợp đơn đặt hàng tốt hơn, phát huy tối đa công suất phương tiện, hạ giá thành vận chuyển, đảm bảo đưa hàng kịp thời tới nơi đã định. Cho phép khách hàng theo dõi hàng hoá trên đường vận chuyển. Thực hiện quá trình thanh toán trực tuyến VD: www.ups.com, www.dhl.com, www.fedex.com 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.1 Thương mại hàng hoá, dịch vụ Thị trường bất động sản: Thông qua Internet, người môi giới có thể giới thiệu và khách hàng có thể tiếp cận với thông tin rất phong phú về nhà cửa cần mua bán (danh sách, vị trí, trạng thái mới cũ, mô tả bằng hình ảnh, viếng thăm ảo trong không gian ba chiều…), và tiếp cận với nhau để thảo thuận các điều kiện mua bán. Tuy nhiên, các giao dịch qua mạng nhìn chung chưa thay thế được các hoạt động thực (đặc biệt là các khâu liên quan đến giấy tờ chuyển giao sở hữu). Các dịch vụ đi liền với kinh doanh bất động sản: như giúp các chủ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, mở rộng văn phòng, trang bị Internet, điện thoại, cấp điện, sưởi nóng… vỗn dĩ tốn nhiều thời gian và sức lực. 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.1 Thương mại hàng hoá, dịch vụ Các dịch vụ y tế: Internet giúp các bác sỹ, dược sỹ trao đổi ý tưởng, phát minh, kinh nghiệm… Các website tạo cơ hội tư vấn nhanh, chi phí thấp giữa bác sỹ và bệnh nhân… Tồn tại nhiều website về tư vấn dinh dưỡng. Các dịch vụ tư vấn pháp luật: Nhờ ứng dụng TMĐT, các chuyên gia pháp luật có thể nhanh chóng tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin về các vụ án, giúp khách hàng nhanh chóng tìm được người cung ứng dịch vụ tư vấn phù hợp. Các dịch vụ này đang phát triển nhanh chóng trên mạng. Các dịch vụ khác: Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tìm kiếm trực tuyến tổ tiên và thân nhân … đang có thêm cơ hội phát triển 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.2 Ngân hàng, tài chính a, Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến Các ngân hàng hỗn hợp: Các ngân hàng truyền thống có bổ sung các dịch vụ trực tuyến, gọi là ngân hàng hỗn hợp. Lợi thế về danh tiếng, truyền thống đã được tạo lập từ trước, sự tin cậy lớn hơn của khách hàng do có trụ sở vật lý, có nơi giao tiếp cụ thể, có mạng lưới rộng rãi các máy rút tiền tự động. Các ngân hàng loại này chiếm vị trí chủ đạo hiện nay. Các ngân hàng Internet thuần tuý (ngân hàng ảo): Có lợi thế về tốc độ và chi phí dịch vụ, đem lại cho khách hàng lợi ích kinh tế lớn hơn, nhưng bất lợi thế về độ tin cậy. Một số ngân hàng Internet thuần tuý cố gắng tạo lập sự hiện diện vật lý với mức độ cần thiết, hoặc hợp tác với các ngân hàng truyền thống. 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT b, Vay vốn trực tuyến Việc hoàn thành các thủ tục vay vốn, so sánh, lựa chọn các phương án vay trong thương mại truyền thống thường tốn nhiều thời gian. Qua mạng, quá trình này thực hiện nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Hiện nay vay vốn trực tuyến chủ yếu được tiến hành đối với các khoản vay nhỏ. c, Đầu tư trực tuyến – mua bán chứng khoán Là lĩnh vực ứng dụng rộng rãi TMĐT; Cho phép nhà đầu tư tiếp cận, tìm hiểu kích cỡ lệnh mua, bán các chứng khoán, giá chào bán, cho phép người mua và người bán trực tiếp liên hệ, tiến hành giao dịch mua bán nhanh chóng, hiệu quả, bỏ qua trung gian. Quá trình định giá trên mạng cũng minh bạch hơn. 2.1.2 Ngân hàng, tài chính (tiếp) 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT d, Dịch vụ tài chính hỗn hợp Là xu hướng kết hợp đồng thời nhiều loại hình dịch vụ tài chính (thanh toán, cho vay vốn, đầu tư, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ lập kế hoạch tài chính…) tác động đến cả các ngân hàng truyền thống và các ngân hàng trực tuyến. Nhiều website cung ứng dịch vụ tài chính tích hợp, cho phép người sử dụng biết được thông tin về tình hình tài chính của mình mà chỉ cần truy cập 1 website duy nhất. 2.1.2 Ngân hàng, tài chính (tiếp) 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.3 Đào tạo trên mạng Là việc sử dụng Internet và các công nghệ phù hợp để phát triển, phân phối và mở rộng các nguồn lực đào tạo. Đào tạo trên mạng - như một môi trường đào tạo mới, có tiềm năng rất lớn, tăng cơ hội tiếp cận đối với đông đảo người học, giảm chi phí đào tạo, hình thành nên các mô hình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt theo không gian và thời gian. Cung cấp những công cụ hữu hiệu cho các sinh viên, học viên sau đại học và trên đại học, sinh viên nước ngoài, các nhà chuyên môn có thể đạt được các học vị và các bằng cấp khác nhau. Các công ty xây dựng hệ thống đào tạo dựa trên công nghệ Web để giúp các nhân viên của mình cập nhật kiến thức về sản phẩm mới, dịch vụ và các quy trình mới. 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.4 Xuất bản trên mạng Xuất bản điện tử là quá trình tạo lập và phân phối số hoá nội dung thông tin bao gồm cả chế phẩm in ấn, âm nhạc, video và các phần mềm. Internet đang làm thay đổi cách thức mà nội dung thông tin được tạo lập, biên tập, phân phối, mua và bán. Các tác giả xuất bản trực tiếp tác phẩm Các nhà xuất bản có thể trực tiếp bán sách của mình cho người tiêu dùng. => Xu hướng cơ cấu lại quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong ngành xuất bản. Internet cũng giúp các nhà nghiên cứu thu thập tư liệu và làm tổng quan các tài liệu một cách rất nhanh chóng nhờ thư tín điện tử và các trang Web. Tham gia vào xuất bản điện tử có các nhà xuất bản ngoại tuyến truyền thống (tạo lập thêm kênh xuất bản mới trên mạng như một kênh bổ sung); và nhiều website xuất bản thuần tuý trên mạng. 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.5 Giải trí trực tuyến Giải trí là lĩnh vực kinh doanh phát triển mạnh trên Internet. Các hình thức giải trí trực tuyến: ca nhạc, phim ảnh, phát thanh, truyền hình, trò chơi, tổ chức câu lạc bộ các nghệ sỹ hoặc khán giả yêu thích nghệ thuật… Web tác động mạnh tới các kênh giải trí truyền thống. Diễn ra sự xâm nhập đan xen giữa các loại hình giải trí (Internet, phim, ca nhạc, vô tuyến truyền hình…), chúng càng trở nên gắn kết, gần gũi.. 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.6 Dịch vụ việc làm trực tuyến Nhiều website dịch vụ việc làm trên mạng, bao gồm từ những website cung cấp danh mục rất lớn các vị trí làm việc thuộc nhiều ngành nghề khác nhau Lợi ích cho các DN và người lao động Dịch vụ việc làm trên mạng góp phần đáng kể cải thiện hoạt động của thị trường lao động 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.7 Chính phủ điện tử Chính phủ điện phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ Internet nói chung và đặc biệt là thương mại điện tử để đưa thông tin và các dịch vụ công cộng đến cho người dân, các đối tác kinh doanh và các nhà cung cấp, và những người làm việc trong ngành công cộng. Chính tử cung cấp nhiều lợi ích tiềm năng: Nâng cao hiệu quả và tính hữu hiệu các chức năng của chính phủ Chính quyền trở nên minh bạch hơn Tạo nhiều cơ hội hơn để các công dân phản hồi đến các cơ quan của chính phủ và tham gia vào các tổ chức và quá trình dân chủ. Chính phủ điện tử có thể tạo điều kiện cho những thay đổi cơ bản trong mối quan hệ giữa các công dân và các cấp chính quyền. 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.1.7 Chính phủ điện tử (tiếp theo) Các giao dịch trong chính phủ điện tử có thể chia thành ba loại chính: Chính phủ với công dân (G2C), Chính phủ với các doanh nghiệp (G2B) Giữa nội bộ các cơ quan chính phủ (G2G). Việc ứng dụng TMĐT của Chính phủ là một động lực và đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển TMĐT và CPĐT nói riêng, CNTT nói chung. 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT 2.2 Các điều kiện ứng dụng của TMĐT 2.2.1 Cơ sở hạ tầng công nghệ 2.2.2 Hệ thống thanh toán điện tử (EPS) 2.2.3 Điều kiện về pháp lý 2.2.4 Điều kiện về nguồn nhân lực 2.2.1 Cơ sở hạ tầng công nghệ 2.2.1.1 Hạ tầng viễn thông 2.2.1.2 Công nghệ bảo mật, an toàn dữ liệu 2.2.1.3 Điện năng 2.2.1.4 Công nghệ thông tin 2.2.1.5 Chuẩn dữ liệu điện tử 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.1.1 Hạ tầng viễn thông Hạ tầng viễn thông được coi là một điều kiện cơ bản để ứng dụng TMĐT. Yêu cầu về hạ tầng viễn thông phục vụ TMĐT: Có tốc độ cao, chi phí thấp, hoạt động ổn định, liên tục, đa tương thích và kết nối rộng; Đáp ứng được các yêu cầu về tính sẵn sàng và ổn định cao (TMĐT hoạt động liên tục 24x7 trong suốt cả năm), lượng giao dịch TMĐT rất lớn và liên tục, hệ thống phải luôn có khả năng dự phòng cao; Khả năng truy cập đa dạng để đáp ứng mọi đối tượng; Đảm bảo các chuẩn chung Tích hợp được nhiều công nghệ khác nhau, cả các công nghệ mới nhất. 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.1.2 Công nghệ bảo mật, an toàn dữ liệu Bảo mật và an ninh mạng là vấn đề rất nhạy cảm trong TMĐT, nhiều khi quyết định sự thành công hay thất bại của một DN Công nghệ bảo mật và an ninh mạng là một lĩnh vực chuyên nghiệp đòi hỏi cả về trang thiết bị phần cứng, phần mềm và nhân lực có trình độ cao Công nghệ bảo mật an toàn bao gồm Các hệ thống thiết bị tường lửa (fire wall), các bộ lọc thông tin (web filter) và hệ thống thay đổi địa chỉ (NAT), các phần mềm quét virus, quét phần mềm gián điệp được sử dụng trong các DN để ngăn ngừa và phát hiện các xâm nhập trái phép nhằm đảm bảo an ninh mạng An toàn dữ liệu chính là cách bảo vệ chống mất dữ liệu từ bên trong DN. An toàn dữ liệu là việc đảm bảo duy trì tính chính xác, không bị hỏng hóc, mất mát các thông tin trong quá trình kinh doanh điện tử 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.1.3 Điện năng Mọi thiết bị CNTT, viễn thông và mạng internet đều vận hành bằng năng lượng điện Yêu cầu đối với hạ tầng điện năng: Cung ứng điện đầy đủ Giá cả hợp lý Có tính ổn định cao, điện thế không thay đổi thất thường Có các phương án đề phòng các sự cố bất thường (như các hệ thống điện dự phòng, các thiết bị cung cấp điện dự trữ dưới dạng các loại pin, các thiết bị tích điện…) 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.1.4 Công nghệ thông tin CNTT là nền tảng công nghệ chính ứng dụng mọi hoạt động TMĐT, bao gồm các thành phần chủ yếu: Hệ thống máy chủ (server) phục vụ TMĐT Các thiết bị đầu cuối (máy tính cá nhân, thiết bị hỗ trợ cá nhân, điện thoại di động…) Các phần mềm Các website TMĐT 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.1.5 Chuẩn dữ liệu điện tử Việc thừa nhận giá trị pháp lý của dữ liệu điện tử có ý nghĩa quyết định đối với việc sử dụng các giao dịch điện tử Chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng cho kinh doanh điện tử (ebXML) 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.2 Hệ thống thanh toán điện tử (EPS) Thanh toán điện tử theo nghĩa rộng được là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt, để trả tiền và nhận tiền cho các hàng hoá, dịch vụ được mua bán trên internet. Là can cứ quan trọng để đánh giá trình độ TMĐT mỗi nước Một số điều kiện để phát triển thanh toán điện tử : Hệ thống thanh toán qua ngân hàng hiện đại Hạ tầng công nghệ kỹ thuật phục vụ giao dịch điện tử phát triển Có hệ thống cơ sở pháp lý hoàn chỉnh An toàn bảo mật trong thanh toán được đảm bảo Thói quen thanh toán tiến bộ của các DN và người tiêu dùng. 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.3 Điều kiện về pháp lý 2.2.3.1 Luật giao dịch điện tử 2.2.3.2 Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử 2.2.3.3 Các quy định đảm bảo an toàn giao dịch 2.2.3.4 Các quy định tiêu chuẩn hóa 2.2.3.5 Bảo vệ người tiêu dùng, bí mật cá nhân 2.2.3.6 Bảo vệ sở hữu trí tuệ 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.3.1 Luật giao dịch điện tử Luật giao dịch điện tử là hành lang pháp lý quan trọng nhất trong TMĐT mà mọi quốc gia cần phải có Pháp luật về giao dịch điện tử giải quyết ba nhóm vấn đề cơ bản: Thừa nhận các giao dịch điện tử thông qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp điện tử. Thừa nhận chữ ký điện tử (chữ ký số) nhằm đảm bảo tính an toàn và bảo mật của các hệ thống thông tin. Quy định về những khía cạnh liên quan đến giao dịch điện tử như quyền và nghĩa vụ các bên giao dịch điện tử 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.3.2 Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử là công cụ quan trọng, làm căn cứ để tránh giả mạo thông tin và mạo danh người khác trong giao dịch điện tử. Việc chấp nhận về mặt pháp lý của chữ ký điện tử (như chữ ký viết tay) trong các van bản hay chứng từ điện tử là một cơ sở quan trọng để thừa nhận sự hợp pháp của các giao dịch điện tử. Chữ ký điện tử là thông tin dưới dạng điện tử được gắn kèm một cách phù hợp với dữ liệu điện tử nhằm xác lập mối liên hệ giữa người gửi và nội dung của dữ liệu đó. Chữ ký số (digital signature) là chữ ký điện tử được đảm bảo an toàn. Chữ ký số được sử dụng cho việc xác thực người gửi bằng việc áp dụng mã hoá khoá công khai ngược lại. 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT Chứng thực điện tử là hoạt động chứng thực danh tính của người tham gia vào việc gửi và nhận thông tin qua mạng, đồng thời cung cấp cho họ những công cụ để bảo mật thông tin, chứng thực nguồn gốc và nội dung thông tin. Cơ quan chứng thực (CA) là một tổ chức, công cộng hoặc tư nhân, cố gắng đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ bên thứ ba đáng tin cậy trong TMĐT Việc phát triển chứng thực điện tử là tiền đề quan trọng để đảm bảo sự chuyên nghiệp trong giao dịch điện tử 2.2.3.2 Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.3.3 Các quy định về an toàn giao dịch Đảm bảo an toàn thông tin được trao đổi trên mạng và sự tin cậy của các bên tham gia giao dịch. Chống mất trộm, thay đổi nội dung hay giả mạo thông tin Phương pháp cơ bản: mã hoá thông tin 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.3.4 Các quy định về tiêu chuẩn hoá Gồm hệ thống tiêu chuẩn về công nghệ, thương mại và giao dịch cho các hoạt động TMĐT Tiêu chuẩn về công nghệ là nền tảng cho việc ứng dụng các loại công nghệ khác nhau Tiêu chuẩn về thương mại gồm các tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ để bảo vệ quyền lợi khách hàng Tiêu chuẩn trong giao dịch giúp đảm bảo tính trách nhiệm của các đối tượng tham gia TMĐT 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.3.5 Bảo vệ người tiêu dùng, bí mật riêng tư Cần có các quy định pháp luật bảo vệ các bí mật riêng tư của các đối tượng tham gia TMĐT 2.2.3.6 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Liên quan đến các quy định luật pháp để bảo vệ hiệc quả đối với bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại. 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.3 Điều kiện về pháp lý 2.2.4 Điều kiện về nguồn nhân lực 2.2.4.1 Trình độ nguồn nhân lực cần thiết 2.2.4.2 Nhận thức của các DN trong phát triển nguồn nhân lực 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.4.1 Trình độ nguồn nhân lực cần thiết Cần nguồn nhân lực có kỹ nang về QTKD, CNTT, ngoại ngữ và các hiểu biết về KT-XH, các vấn đề quốc tế Cần nguồn nhân lực có phẩm chất tốt: Luôn có ý tưởng sáng tạo, dám chấp nhận rủi ro; Trong lĩnh vực công nghệ cao, ranh giới giữa một chuyên gia và một tội phạm là mỏng manh => Nguồn nhân lực công nghệ cao cần được giáo dục đạo đức tốt. 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT 2.2.4.1 Yêu cầu về nhận thức của DN trong phát triển nguồn nhân lực TMĐT TMĐT sử dụng nguồn nhân lực ít hơn thương mại truyền thống, nhưng lại đòi trình độ nguồn nhân lực cao hơn. Việc hoạch định nguồn nhân lực là một trong những nội dung chủ yếu của việc hoạch định các nguồn lực của DN. Trong các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, việc xây dựng nguồn nhân lực còn khó khăn hơn việc thu hút vốn đầu tư. DN phải luôn duy trì và củng cố đoàn kết nội bộ, không để mất chất xám, nhất là những vị trí then chốt, có như vậy mới đảm bảo được lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. 2.2 Các điều kiện ứng dụng TMĐT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong 1b.ppt