Bài giảng Các hệ thống quản lý bảo trì

Tài liệu Bài giảng Các hệ thống quản lý bảo trì: Chương 11 Các hệ thống quản lý bảo trì 1. Hệ thống bảo trì phòng ngừa - Có thể lập điều độ tổng thể trên máy tính, in ra hoặc hiển thị toàn bộ trên màn hình. Điều độ này cũng có thể được lựa chọn một phần nào đó để in ra hoặc hiển thị theo một yêu cầu cụ thể. Máy tính lấy thông tin từ điều độ tổng thể, chuẩn bị danh sách các công việc bảo trì định kỳ và các phiếu yêu cầu bảo trì trong một tuần. Cung cấp cho mỗi kỹ sư bảo trì một danh sách những công việc phòng ngừa phải thực hiện trong tuần đó. Công việc bảo trì được lập kế hoạch theo: Thời gian theo lịch (ngày, tháng,...) Số giờ vận hành, số sản phẩm được chế tạo,.... Danh sách công việc bảo trì định kỳ thường chứa các thông tin chi tiết về tất cả công việc BTPN nên hoặc phải được thực hiện khi máy đang chạy hay công việc nào đó có thể được thực hiện mà không cần có kế hoạch đặc biệt. Danh sách công việc bảo trì định kỳ cũng dùng để kiểm tra hằng ngày: in ra những công việc đã được thực hiện, các số liệu đo được,... Các công việc được...

ppt225 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Các hệ thống quản lý bảo trì, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 11 Các hệ thống quản lý bảo trì 1. Hệ thống bảo trì phòng ngừa - Có thể lập điều độ tổng thể trên máy tính, in ra hoặc hiển thị toàn bộ trên màn hình. Điều độ này cũng có thể được lựa chọn một phần nào đó để in ra hoặc hiển thị theo một yêu cầu cụ thể. Máy tính lấy thông tin từ điều độ tổng thể, chuẩn bị danh sách các công việc bảo trì định kỳ và các phiếu yêu cầu bảo trì trong một tuần. Cung cấp cho mỗi kỹ sư bảo trì một danh sách những công việc phòng ngừa phải thực hiện trong tuần đó. Công việc bảo trì được lập kế hoạch theo: Thời gian theo lịch (ngày, tháng,...) Số giờ vận hành, số sản phẩm được chế tạo,.... Danh sách công việc bảo trì định kỳ thường chứa các thông tin chi tiết về tất cả công việc BTPN nên hoặc phải được thực hiện khi máy đang chạy hay công việc nào đó có thể được thực hiện mà không cần có kế hoạch đặc biệt. Danh sách công việc bảo trì định kỳ cũng dùng để kiểm tra hằng ngày: in ra những công việc đã được thực hiện, các số liệu đo được,... Các công việc được sắp xếp theo trình tự sao cho phù hợp với mặt bằng nhà máy. Thời gian định mức cho mỗi công việc cũng phải được xác định. + Những hoạt động cần có kế hoạch đặc biệt, ví dụ công việc chỉ thực hiện được trong thời gian ngừng máy, được tự động chuyển cho bộ phận lập kế hoạch để phát hành phiếu giao việc. + Bất kỳ những hư hỏng đã xảy ra hoặc đang phát triển đều phải được phát hiện và đưa vào bộ phận lập kế hoạch để xử lý. + Hệ thống BTPN phải bao gồm những hướng dẫn chi tiết các công việc bảo trì phải được thực hiện như thế nào. Những hướng dẫn này có thể được in toàn bộ khi có yêu cầu của nhân viên bảo trì. Tóm lại, hệ thống BTPN cần đảm bảo 4 Đ: đúng người, đúng việc, đúng phương pháp và đúng thời điểm 2. Hệ thống lập kế hoạch Một hệ thống bảo trì có hiệu quả đòi hỏi phải lập kế hoạch chi tiết các công việc sửa chữa, đại tu và những công việc khác. Để công tác bảo trì càng ít làm gián đoạn sản xuất, cần lưu ý: + Phối hợp kế hoạch bảo trì và kế hoạch sản xuất. + Đảm bảo sẵn sàng nhân lực lành nghề (lắp ráp, nguội, cơ khí, điện, điện tử,...). + Đảm bảo sẵn sàng thiết bị (dụng cụ, xe nâng, cần cẩu,...). + Xác định mức độ ưu tiên của các công việc.  3. Quy trình thực hiện công việc bảo trì: Cần sử dụng tối ưu mọi nguồn lực. Một hệ thống bảo trì làm việc trơn tru có thể tiết kiệm đáng kể nhiều loại chi phí cho bộ phận bảo trì nhờ sử dụng tốt các nguồn lực. Phối hợp là hết sức quan trọng. Các phiếu yêu cầu bảo trì thường là khá chi tiết. Mỗi kỹ sư hoặc nhân viên bảo trì tiếp cận thông tin trong hệ thống qua đội bảo trì của họ. Qua các đội bảo trì người lập kế hoạch tiếp cận thông tin từ những bộ phận khác trong hệ thống bảo trì như: Bộ phận lưu trữ dữ liệu thiết bị và nhà máy, Hệ thống kiểm soát kho, Hệ thống mua sắm, Hệ thống lưu trữ tài liệu và hệ thống phân tích kinh tế và kỹ thuật. Những thông tin về các nguồn lực sẵn có và các nguồn lực cam kết có thể phối hợp là cơ sở để đảm bảo các lịch bảo trì mang tính khả thi. Các kế hoạch được chuyển vào một điều độ tổng thể, từ đó có thể lựa chọn một số bảng điều độ cụ thể theo những tiêu chí cụ thể tương ứng. Các bảng điều độ này được phân phối cho các bộ phận bảo trì khác nhau. Khi một công việc bảo trì đã hoàn tất, nhân viên bảo trì phải báo cáo về hệ thống thông qua đội để đảm bảo hệ thống cập nhật dữ liệu về tình trạng bảo trì tại bất kỳ thời điểm nào, điều này nhằm để so sánh để theo dõi sự khác nhau giữa những công việc dự kiến và công việc đã được hoàn thành. Hệ thống cũng lưu trữ những dữ liệu về: Nhân sự Chi phí mỗi giờ Các thời gian biểu Ngân sách . . . . . . . . . . . . . . 4. Hệ thống lưu trữ dữ liệu về thiết bị và nhà máy: Phần lớn công việc bảo trì phải được hoạch định và chuẩn bị trước khi thực hiện. Để công việc này đạt được hiệu quả, cần truy cập được thông tin về máy móc như: chủng loại máy, số hiệu, nhà sản xuất, nhà cung cấp, vật liệu, kích thước, an toàn, tiêu chuẩn, .... Tất cả những thông tin này được cung cấp bởi bộ phận lưu trữ dữ liệu về thiết bị và nhà máy nằm trong hệ thống bảo trì Để tránh chậm trễ và lãng phí thời gian điều quan trọng là người bảo trì thiết bị phải được cung cấp thông tin, dụng cụ và phụ tùng dự trữ đúng theo yêu cầu. Hệ thống kiểm soát kho và phụ tùng cung cấp thông tin về phụ tùng trong kho: vị trí của phụ tùng, số lượng và giá cả Hệ thống lưu trữ dữ liệu về thiết bị và nhà máy giúp người bảo trì kiểm tra sử dụng phụ tùng nào là cần thiết, số lượng bao nhiêu là an toàn. Hệ thống này có thể mang lại những lợi ích như: Giảm thời gian sửa chữa, thời gian lập kế hoạch và chi phí chuẩn bị. Ít phụ thuộc vào một số cá nhân nào đó đang làm công tác bảo trì. Cải thiện việc tiêu chuẩn hóa phụ tùng. Tính toán nhanh chóng chi phí phụ tùng cần đặt mua và phí bảo hiểm. Hệ thống lưu trữ dữ liệu về thiết bị và nhà máy chứa toàn bộ thông tin cần để thực hiện công tác bảo trì một cách có hiệu quả nhất, ghi nhận và xử lý thông tin bằng nhiều cách. Chỉ cần sử dụng những lệnh đơn giản nhập vào bàn phím, người bảo trì có thể được trả lời ngay tức khắc: Tất cả thông tin về một máy đặc biệt nào đó, bao gồm cả những chi phí bảo trì cho máy này. Máy X đang ở đâu? Những phụ tùng nào đang có sẵn cho máy Y và chúng đang ở đâu? Chúng ta đang có bao nhiêu loại máy Z? Ổ bi SKF 5202 có trong những máy nào? Ai sản xuất và cung cấp hệ thống thông gió trong phân xưởng sơn?- . . . . . . . . . . Hệ thống lưu trữ dữ liệu về thiết bị và nhà máy cũng chứa thông tin về tài sản cố định để có thể tính toán các chi phí + phụ tùng thay thế, + bảo hiểm, + khấu hao, + đặt mua hàng hóa,... Hệ thống lưu trữ dữ liệu về thiết bị và nhà máy không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà quan trọng hơn là tiết kiệm đáng kể nhiều loại chi phí. 5. Hệ thống kiểm soát phụ tùng và tồn kho: Dù BTPN tốt đến đâu thì không bao giờ tránh được bảo trì phục hồi nên phải có phụ tùng và kho chứa càng hiệu quả càng tốt. Cần lưu ý những phụ tùng nào là cần thay thế hay sửa chữa khi ngừng máy. Những phụ tùng này phải sẵn sàng khi cần, nghĩa là phải có một hệ thống kiểm soát kho và phụ tùng hiệu quả. Hệ thống kiểm soát kho cần cập nhật liên tục mức tồn kho. Nhập và xuất kho phải được ghi nhận nhanh chóng. Một hệ thống đặt hàng cho phép đặt mua trước các phụ tùng để đáp ứng những nhu cầu sau này. Hệ thống cũng cung cấp thông tin liên quan đến những phụ tùng có thể sửa chữa được. Hệ thống này cho những số liệu thống kê chính xác. Do đó, có thể điều chỉnh mức tồn kho sao cho không xảy ra hiện tượng tồn kho dư thừa hoặc bị thiếu hụt phụ tùng. Dữ liệu thống kê của hệ thống giúp nhận diện nhanh chóng những chi tiết có giá cao hoặc thấp, cả về số lượng lẫn chi phí. Hệ thống cũng sẽ xác định các chi tiết nào là không sẵn sàng khi cần. Nói chung chi phí lưu kho phụ tùng tương đương khoảng 30% giá mua phụ tùng. Nếu mức dự trữ phụ tùng có thể giảm mà không làm giảm mức tồn kho an toàn hay chỉ số khả năng sẵn sàng thì sẽ tiết kiệm được rất lớn. 6. Hệ thống mua sắm Hệ thống mua sắm phải liên kết chặt chẽ với hệ thống kiểm soát tồn kho. Khi tồn kho đạt ở mức đặt mua mới, bộ phận mua sắm phải tự động xác định nhu cầu cần mua. Quy trình mua sắm cũng bao gồm chức năng trợ giúp mua sắm sao cho hợp lý. Có khi mức dự trữ phụ tùng chưa đến mức đặt mua, nhưng trong tương lai gần sẽ phải mua, thì hệ thống cung ứng cũng phải mua. Những thủ tục mua hàng còn được hỗ trợ bằng các tác vụ như in ra các đơn đặt hàng và các văn bản xác nhận mua hàng, giám sát giao hàng tự động, kiểm tra hóa đơn và giám sát tự động những đơn đặt hàng chưa hoàn tất. 7. Hệ thống lưu trữ tài liệu bảo trì Có thể giảm được thời gian chuẩn bị cho công việc bảo trì thông qua một hệ thống lưu trữ các sổ tay, bản vẽ và các tài liệu khác. Hệ thống này truyền thông giữa các bộ phận bảo trì, phòng thiết kế và người cung cấp thiết bị, đơn giản hóa việc nhập, loại bỏ và thay đổi những thông tin này. Hệ thống cũng cung cấp những thông tin về mã số bản vẽ để có thể truy xuất nhanh. 8. Hệ thống phân tích kỹ thuật và kinh tế Một trong những điểm mạnh của hệ thống bảo trì bằng máy tinh là hệ thống hình thành một công cụ trợ giúp mạnh mẽ để cải tiến liên tục. Việc phân tích hiệu quả những hoạt động có kế hoạch, thực hiện, kiểm tra,… là một phần quan trọng trong công việc bảo trì. 9 .Hệ thống quản lý bảo trì bằng máy tính (Computerized Maintenance Management System- CMMS) CMMS cung cấp khả năng + Quản lý thiết bị và tồn kho. + Sắp xếp và lên lịch bảo trì nhằm tối ưu hóa nguyên vật liệu, nguồn lao động và công cụ. + Công việc được quản lý tập trung thông qua Hệ thống Trung tâm. + Kế hoạch bảo trì được tự động thiết lập. + Kiểm soát dễ dàng (công việc, con người, thiết bị) thông qua hệ thống mã hóa. + Lập kế hoạch điều độ. CHỨC NĂNG CỦA CMMS + Quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên. + Kiểm soát các hạng mục của các máy móc,thiết bị. + Cung cấp thông tin về đặc tính kỹ thuật của hệ thống. + Lên lịch công việc theo mức độ ưu tiên bảo trì. + Giảm bớt công việc giấy tờ Quy trình vận hành CMMS NỘI DUNG CỦA CMMS § Điều khiển danh sách của công ty về tài sản bảo trì thông qua một sổ ghi tài sản § Kiểm soát sổ sách tài sản , giá mua , tỷ lệ giảm giá § Lập danh mục kế hoạch bảo trì phòng ngừa hàng ngày § Điều khiển qui trình bảo trì phòng ngừa và đưa ra tài liệu § Kiểm soát những vấn đề phát sinh và đưa ra tài liệu công việc bảo trì có kế hoạch và không có kế hoạch § Tổ chức dữ liệu nhân viên bảo trì bao gồm những danh mục thay đổi công việc § Bảng kê kích thước cho máy đo và dụng cụ § Điều khiển thiết bị xách tay để kiểm tra § Giúp đỡ trong dự án quản lý bảo trì § Cung cấp bảo trì kho và thống kê chi phí § Điều khiển bảo trì hàng hoá tồn kho ( quản lý cửa hàng , yêu cầu và mua ) NHỮNG LỢI ÍCH DO CMMS MANG LẠI Lợi ích kỹ thuật 1. Khả năng sẵn sàng của thiết bị được gia tăng. 2. Các hư hỏng kế tiếp được giảm đi. 3. Chất lượng sản phẩm được cải thiện. 4. An toàn được cải thiện. 5. Vận hành nhà máy được cải thiện. 6. Thiết kế thiết bị được cải thiện. 7. Giảm tồn kho. 8. Giảm chi phí mua thiết bị. 9. Sử dụng tài nguyên bảo trì tối ưu. 10. Nhân viên bảo trì được giảm bớt. 11. Giảm thời gian ngoàí giờ 12. Năng suất lao động bảo trì được cải thiện 13. Sử dụng hợp đồng lao động có hiệu quả 14. Kiểm soát hoạt động và hoạch định khả năng sử dụng nguồn nhân lực cho công việc bảo trì được cải thiện 15. Thông tin nội bộ các cơ quan trong công ty được cải thiện 16. Linh hoạt khi thêm vào, xóa hay đổi thông tin 17. Bảo đảm kiểm soát có hiệu quả Lợi ích về tài chánh 1. Chi phí vận hành giảm đến mức tối thiểu 2. Chi phí đầu tư giảm đến mức tối thiểu 3. Chi phí bảo trì giảm đến mức tối thiểu Lợi ích về quan điểm và tổ chức 1. Thỏa mãn khách hàng được cải thiện. 3. Khả năng bảo trì được cải thiện. 4. Khả năng sẵn sàng được cải thiện. 5. Năng suất được cải thiện. 6. Tổng quan các lĩnh vực về nghiên cứu và phát triển hệ thống TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CMMS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Các Doanh nghiệp (nhựa, dệt may, dầu khí, thực phẩm, giày dép, …) đã ứng dụng CNTT vào quản lý. Một vài nhà quản lý vẫn chưa đánh giá tầm quan trọng của CMMS vào quản lý bảo trì. CMMS ngày càng được áp dụng để quản lý kế hoạch bảo trì trong sản xuất hiện đại. CMMS đã và đang được ứng dụng rộng rãi và đa dạng (vd: bệnh viện, trường học, …) CMMS được phát triển phù hợp với tiêu chuẩn ISO. Thực hiện một CMMS để: Quản lý bảo trì có hiệu quả nhờ việc hoạch định và định hướng sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhằm hỗ trợ mọi nhu cầu hoạt động của đơn vị. Kiểm soát chặt chẽ các máy móc, thiết bị. Cung cấp thông tin về đặc tính kỹ thuật của thiết bị và toàn bộ hệ thống. - Thích nghi và hội nhập với quản lý sản xuất hiện đại. - Giảm thời gian ngừng máy ngoài kế hoạch nhờ việc lập kế hoạch bảo trì nhanh chóng và tối ưu. - Tận dụng các báo cáo của CMMS để tăng cường hiệu quả kiểm soát của bảo trì. - Lợi nhuận chu kỳ sống 4.5 ỨNG DỤNG CHI PHÍ CHU KỲ SỐNG Chi phí chu kỳ sống được dùng để : So sánh và chọn mua các sản phẩm. Cải tiến các sản phẩm. Tính hiệu quả của công việc bảo trì. Vài ví dụ về ứng dụng của chi phí chu kỳ sống Ví dụ 1 : Cơ quan đường sắt Thụy Điển mua các thiết bị mới cho các đầu xe điện. Kết quả: Chọn phương án 2 Ví dụ 2: Chi phí chu kỳ sống đối với một ô tô cỡ trung ở MỸ đã chạy 192.000 km trong 12 năm. - Giá mua ban đầu 10.320. USD -Chi phí thêm vào cho người chủ sở hữu : Phụ tùng 198 USD Đăng ký quyền sở hữu 756 USD Bảo hiểm 6.691 USD Bảo trì theo kế hoạch 1.169 USD Thuế không hoạt động 33 USD Cộng 8.847 USD - Chi phí vận hành và bảo trì Tiền xăng 6.651 USD Bảo trì ngoài kế hoạch 4.254 USD Lốp xe 638 USD Dầu 161 USD Thuế xăng 1.285 USD Tiền qua đường, đậu xe 1.129USD Thuế khi bán 130 USD Cộng 14.248 USD TỔNG CỘNG 33.415 USD Ví dụ 3. Chi phí chu kỳ sống của một số sản phẩm tiêu dùng. 4.7 CHI PHÍ CHU KỲ SỐNG VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ LCC khi mua thiết bị: - Các yếu tố cần quan tâm khi mua thiết bị : - Thông số kỹ thuật. - Chỉ số khả năng sẵn sàng. => Tạo được sự cân bằng trong hệ thống công nghệ. Mối quan hệ giữa giá cả, chi phí chu kỳ sống và khả năng sẵn sàng. 4.8 TÍNH TOÁN LCC Chi phí chu kỳ sống có thể tính bằng công thức sau: LCC = CI + NY(CO + CM + CS), trong đó LCC = Chi phí chu kỳ sống CI = Chi phí đầu tư NY = Số năm tính toán CO = Chi phí vận hành máy CM = Chi phí bảo trì mỗi năm CS = Chi phí thời gian ngừng máy mỗi năm Mục đích của việc tính toán LCC: So sánh lựa chọn sản phẩm cần mua. Cải tiến các sản phẩm. Cải tiến tổ chức bảo trì cho phù hợp. Các yếu tố chi phí trong LCC CHI PHÍ ĐẦU TƯ: CI CI = CIM + CIB + CIE + CIR + CIV + CID + CIT CIM: Đầu tư cho thiết bị sản xuất, máy móc, thiết bị điện & điều khiển CIB: Đầu tư cho xây dựng và đường xá CIE: Đầu tư cho lắp đặt hệ thống điện CIR: Đầu tư cho phụ tùng thay thế CIU: Đầu tư cho dụng cụ và thiết bị bảo trì CID: Đầu tư cho tài liệu kỹ thuật CIT: Đầu tư cho đào tạo huấn luyện CHI PHÍ VẬN HÀNH HÀNG NĂM: CO CO = COP + COE + COM + COF + COT COP: Chi phí công lao động của người vận hành COE: Chi phí năng lượng COM: Chi phí nguyên liệu thô COF: Chi phí vận chuyển COT: Chi phí đào tạo thường xuyên (liên tục) người vận hành CHI PHÍ BẢO TRÌ HÀNG NĂM: CM CM = CMP + CMM + CPP + CPM + CRP + CRM + CMT CMP: Chi phí công lao động cho bảo trì sửa chữa CMM : Chi phí vật tư/phụ tùng cho bảo trì sửa chữa CPP : Chi phí công lao động cho bảo trì phòng ngừa CPM : Chi phí vật tư/thiết bị cho bảo trì phòng ngừa CRP : Chi phí công lao động cho tân trang CRM : Chi phí vật tư cho tân trang CMT : Chi phí cho đào tạo liên tục người bảo trì CHI PHÍ DO NGỪNG MÁY HÀNG NĂM: CS CS = NT x MDT x CLP NT : Số lần ngừng máy để bảo trì hàng năm MDT : Thời gian ngừng máy trung bình (giờ) CLP : Tổn thất chi phí sản xuất hoặc các tổn thất do việc bảo trì (đồng/giờ) 4.9 CÁC LỌAI CHI PHÍ BẢO TRÌ: + Chi phí bảo trì trực tiếp: Chi phí cho đào tạo và huấn luyện về bảo trì Tiền lương và tiền thưởng cho người bảo trì Chi phí cho phụ tùng thay thế Chi phí vật tư Chi phí cho hợp đồng bảo trì thuê ngoài Chi phí quản lý bảo trì Chi phí sửa đổi, cải tiến + Chi phí bảo trì gián tiếp Thiệt hại về khả năng xoay vòng vốn Thiệt hại do mất khách hang và thị trường Thiệt hại do tuổi thọ máy giảm Thiệt hại về chất lượng sản phẩm Thiệt hại do an tòan và môi trường lao động kém Thiệt hại về doanh thu và lợi nhuận Thiệt hại về năng lượng Thiệt hại do phải tăng vốn đầu tư Thiệt hại về năng suất Thiệt hại do bị phạt vi vi phạm hợp đồng với khách hàng (nếu có) Thiệt hại về uy tín Thiệt hại do hao phí nguyên vật liệu 4.10 Cân đối chi phí bảo trì - Chi phí bảo trì gián tiếp: Các thiệt hại về tài chánh do công tác bảo trì gây ra thông thường khó nhận thấy hơn các chi phí bảo trì trực tiếp. Chi phí bảo trì trực tiếp được tìm thấy trong các công ty, xí nghiệp thông qua các văn bản kế toán, tài chánh. Chi phí bảo trì trực tiếp giống như phần nổi của một tảng băng, còn phần chìm lớn hơn thường phát sinh do công tác bảo trì, chủ yếu là bảo trì phục hồi. Vậy mục tiêu của quản lý chi phí bảo trì là xác định để đầu tư tối ưu vào chi phí bảo trì trực tiếp nhằm đạt được tổng chi phí bảo trì trực tiếp và gián tiếp là nhỏ nhất. 4.12 HỆ SỐ PM Dùng để kiểm tra các chi phí bảo trì trực tiếp “P” là sản lượng “M” là chi phí bảo trì Ứng dụng của hệ số PM: xác định kết quả tác động của công tác bảo trì lên quá trình sản xuất Hệ số PM = [(sản lượng)/(chi phí bảo trì)] Ví dụ : Trong một nhà máy giấy, người ta theo dõi sản lượng và các chi phí bảo trì như sau: + Sản lượng năm 2001 P = 135.227 tấn + Các chi phí bảo trì năm 2001 gồm: - Nhân công 750 triệu đồng - Phụ tùng 3.080 triệu đồng - Vật tư bảo trì 2.055 triệu đồng - Hợp đồng phụ 5.550 triệu đồng Giải Tổng chi: 750+ 3.080+ 2.055+ 5.550 = 11.435 triệu đồng PM = 135.227 tấn / 11.435 triệu đồng = 11,83 tấn / triệu đồng 4.13 Kế hoạch hoá công tác bảo trì - Nhằm gia tăng chỉ số khả năng sẵn sàng, - Giảm chi phí bảo trì trực tiếp và đạt một số ưu điểm khác. - Giảm áp lực công việc đối với bộ phận bảo trì - Nâng cao chất lượng công việc. Khi lập kế họach cần lưu ý: - Xác định tình trạng của thiết bị - Có thể hoạch định những công việc bảo trì dự kiến thực hiện trước khi ngừng máy. - Nhờ giám sát tình trạng để chuyển các công việc không kế hoạch thành các công việc có kế hoạch 4.14 ẢNH HƯỞNG CỦA BẢO TRÌ PHÒNG NGỪA ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ Ảnh hưởng của bảo trì định kỳ (FTM) và bảo trì trên cơ sở tình trạng máy (CBM) Theo thống kê tỷ lệ thời gian sửa chữa một công việc bảo trì có kế hoạch và bảo trì không kế hoạch là vào khoảng 1/3 Sự sai lệch giữa thời gian ngừng sản xuất và thời gian bảo trì theo kế họach Sự phù hợp giữa thời gian ngừng sản xuất và thời gian bảo trì theo kế họach Chương 5. BẢO TRÌ PHÒNG NGỪA (PREVENTIVE MAINTENANCE- PM) 5.1 Giới thiệu Bảo trì phòng ngừa hay bảo trì ngăn ngừa là bất cứ một hoạt động nào được thực hiện để kéo dài tuổi thọ của thiết bị và tránh những hư hỏng trước thời hạn. Ví dụ: kiểm tra thiết bị, bôi trơn điều chỉnh máy và kiểm tra dự đoán (bảo trì dự đoán) và bảo trì định kỳ thường là thay thế chi tiết 5.1.1 Kỹ thuật giám sát tình trạng Giám sát tình trạng là một quá trình sử dụng thiết bị giám sát xác định tình trạng của máy móc đang lúc hoạt động hay lúc ngừng hoạt động Thiết bị giám sát sẽ chỉ ra thông tin để xác định xem đó là vấn đề gì Từ đó tìm nguyên nhân để khắc phục Lập lịch trình bảo trì có hiệu quả Lợi ích mang lai từ CBM: - Nền công nghiệp tiết kiệm khoảng 1,3 tỉ đô la mỗi năm – chính phủ Anh Tăng 5% khả năng sẵn sàng của máy thì có thể tăng 30% năng suất Toàn bộ chi phí bảo trì của một đội 20 chiếc tàu khu trục đã giảm được 45% (100.000 đôla mỗi năm )- Hải quân Canada - 12 tháng kể từ khi bắt đầu áp dụng chương trình giám sát tình trạng đã giảm 37% chi phí trong công tác bảo trì (Anh) - Chi phí BT hạ xuống khoảng 9-10 đô la/HP/năm (công nghiệp hóa dầu) - Cứ mỗi 1 đô la chi phí sẽ tiết kiệm được 5 đô la nói chung và từ 10 đến 22 đô la nói riêng trong ngành nhựa. Chi phí bảo trì trực tiếp trong các ngành công nghiệp khác nhau, trung bình là 4% của các tài sản cố định, thay đổi từ 2,6% đối với ngành công nghiệp dầu mỏ đến 8,6% đối với ngành công nghiệp luyện thép Như vậy nếu ước lượng khoảng 4% chi phí tổn thất sản xuất do ngừng máy, thì mỗi năm bị mất tổng cộng 8% giá trị tài sản cố định - Khi các hư hỏng xảy ra dần dần sẽ làm thay đổi các đặc tính vật lý của chi tiết. - Cần phải thu thập và phân tích các thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị để dự đoán các hư hỏng trước khi chúng xảy ra. Những thông số này được gọi là thông số dự đoán và hình thành trên cơ sở bảo trì dự đoán, cũng còn được gọi là bảo trì phòng ngừa dự đoán (predictive preventive maintenance), hoặc bảo trì tiên phong (proactive maintenance) hay thường hơn là bảo trì trên cơ sở tình trạng. 5.1.2 Chọn máy theo tổn thất năng suất: Các lọai máy thường gây tổn thất cao:  Hoạt động liên tục.  Liên quan với một quá trình sản xuất.  Có thiết bị lắp đặt song song hay dự phòng nhỏ nhất.  Có khả năng dự trữ sản phẩm trung gian tối thiểu.  Có liên quan với chức năng chuyển giao hay vận chuyển sản phẩm mang tính quyết định. 5.1.3 Chọn máy trên cơ sở an toàn Máy phát nổ. Các vật liệu nguy hiểm văng ra vì hư hỏng. Phương tiện dùng cho vận chuyển nhân sự. 5.1.4 Những bộ phận nên giám sát trong các máy đã được chọn. Có tính quan trọng về độ tin cậy của thiết bị Thực hiện một chế độ làm việc cao Có thời gian bảo trì thay thế hoặc sửa chữa dài 5.1.5 Tổng quan về các phương pháp giám sát Mục tiêu của giám sát tình trạng là nhận biết tình trạng của một máy: Nhận biết có tồn tại một vấn đề nào đó. Xác định vấn đề đó là gì ? Giám sát chủ quan: Nhìn: dùng để giám sát lỗ thủng, khe hở, khói, thay đổi màu sắc. Ngửi: nhận biết các hiện tượng quá nhiệt hoặc rò rỉ. Nghe: giám sát tiếng ồn không bình thường. Sờ: giám sát rung động, nhiệt độ không bình thường. Tổng hợp các giác quan: được dùng để ước lượng hiệu suất máy móc. 5.1.6 Bốn phương pháp cơ bản của giám sát tình trạng Giám sát bằng mắt: Các bộ phận máy móc được kiểm tra bằng mắt để xác định tình trạng của chúng. Giám sát hiệu năng: Tình trạng của một chi tiết hoặc một máy có thể được đánh giá bằng cách đo lường cách thức thực hiện công việc đã được dự định. Giám sát rung động: Tình trạng của một chi tiết đang hoạt động trong một máy được đánh giá qua biên độ và bản chất của rung động mà chúng sinh ra (Đo độ rung). Giám sát hạt: Tình trạng của bề mặt chi tiết phụ thuộc vào tải trọng và có liên quan đến chuyển động, được đánh giá từ các mảnh vỡ do mòn gây ra, thông thường những chi tiết này được bôi trơn bằng dầu do đó việc thu thập và phân tích mảnh vỡ do mòn được thực hiện thông qua khảo sát dầu bôi trơn. Tại sao cần phân tích rung động? Phân tích rung động là công cụ hữu ích cho bảo trì dự đoán, chẩn đoán hư hỏng và nhiều tác dụng khác Phân tích rung động có khả năng áp dụng cho tất cả các thiết bị cơ khí, thường là các thiết bị có tốc độ quay trên 600 vòng/phút 5.1.7 Lựa chọn các phương pháp giám sát Máy có sự cố có thể là do một hay nhiều chi tiết hư hỏng nghiêm trọng gây nên. Phải tìm ra các chi tiết sắp hư hỏng có thể gây ra ngừng máy. Cần phải có các phương pháp, thiết bị giám sát tình trạng đáng tin cậy và phù hợp 5.1.8 Các khuynh hướng trong giám sát tình trạng Phân tích phổ rung động: Ðể chẩn đoán các hư hỏng có thật trên một máy ngay trước khi dừng máy. Phân tích mảnh vụn do mòn : Một trong những phương pháp đó là đo tỉ lệ mảnh vụn trong bình chứa dầu bôi trơn của động cơ. Giám sát hiệu năng : Ngày nay phương pháp này là một lĩnh vực giám sát tình trạng có triển vọng lớn nhất. Trong thực tế phương pháp giám sát này liên hệ đến việc khảo sát các chức năng là gì mà một bộ phận của hệ thống yêu cầu. Phát triển trí tuệ nhân tạo: Ðã cung cấp các dụng cụ và tìm ra các kỹ thuật giám sát có tính chuyên môn cao, luôn trong một tình trạng sẵn sàng để phát hiện những triệu chứng hư hỏng trước khi chúng gây nên ngừng máy. 5.2. Những vấn đề cần quan tâm ở các nước đang phát triển Sử dụng chưa đúng các dụng cụ dùng trong kỹ thuật giám sát tình trạng, Công tác đào tạo người sử dụng chưa tốt, Chưa bảo trì đúng cách cho thiết bị giám sát. 5.3. Những lợi ích của giám sát tình trạng Kéo dài tuổi thọ ổ trục Cực đại hóa năng suất của máy Cực tiểu hoá thời gian ngừng máy không theo lịch trình Kéo dài một cách an toàn khoảng thời gian đại tu Cải thiện thời gian sửa chữa Tăng tuổi thọ của máy Nâng cao chất lượng sản phẩm Tiết kiệm một lượng đáng kể chi phí bảo trì Giảm giá thành sản phẩm Tăng mức độ an toàn của nhà máy. Các kỹ thuật GSTT: - Kỹ thuật phân tích hư hỏng - Kỹ thuật giám sát rung động - Kỹ thuật giám sát tình trạng lưu chất - Kỹ thuật giám sát âm - Giám sát rò rỉ đường ống - Giám sát nhiệt độ Đo phân tích rung động Kiểm tra dự đoán Một số Dụng cụ giám sát tình trạng thiết bị: Dụng cụ kiểm tra siêu âm: CMIN 400-K   Kiểm tra phát hiện dò rỉ gas, khí, chất lỏng từ các đường ống, bồn chứa áp lực hoặc chân không. Kiểm tra độ kín van, hiện tượng phóng điện ở các tiếp điểm điện, rơ-le đóng ngắt. Kiểm tra tình trạng vòng bi. Dụng cụ đo nhiệt độ không tiếp xúc: CMSS 2000-SL + Nhiệt kế không tiếp xúc, định hướng bằng tia laser. + Hiển thị các cảnh báo Cao (High), thấp (Low) về nhiệt độ. + Tính toán xác định nhiệt độ tối thiểu, tối đa, độ chênh lệch nhiệt độ và nhiệt độ trung bình. Dụng cụ đo rung động MCD: CMVL 3600-IS-K-01 + Đo các thông số nhiệt độ, rung động tổng thể của thiết bị và tình trạng vòng bi. + Các ngưỡng cảnh báo, báo động, nguy hiểm và an toàn được thiết lập và hiện thị qua các đèn LED và màn hình LCD.   Bộ dụng cụ giám sát: CMPK 200 plus-EN Kiểm tra đa thông số tình trạng hoạt động của thiết bị gồm: bút đo rung động, dụng cụ kiểm tra siêu âm và nhiệt kế không tiếp xúc.   Bộ dụng cụ giám sát: CMPK 70 plus-EN   Dụng cụ kiểm tra và điều chỉnh độ đồng tâm TMEA 2 - Căn chỉnh độ đồng tâm trục, chi phí bảo dưỡng giảm thiểu, tuổi thọ làm việc của vòng bi, phớt chặn và khớp nối sẽ cao hơn. - Độ dung động và tiếng ồn được giảm thiểu, giảm thiểu số lần ngưng máy đột xuất. Dụng cụ đo nhiệt độ tiếp xúc và không tiếp xúc TMTL 1400K Có thể chọn hệ số bức xạ từ 0.1 đến 1, dùng đầu đo tiếp xúc để chọn đúng hệ số bức xạ của vật cần đo. Dãy nhiệt độ rộng: Không tiếp xúc -60 C đến 500 C, Tiếp xúc -64 C đến 1400 C. Tỉ lệ khoảng cách/độ lớn vật thể 11:1, tiêu hao ít năng lượng, chỉnh tự động tắt từ 1-60 phút . Đèn nội soi TMES2 Quan sát những vị trí không tiếp cận được. Ống quang học dài 3 mét, bán kính uốn cong 40mm,góc nhìn 55 C. Có thể đặt thêm bộ giá (lựa chọn) gắn camera chụp hình hay quay phim hình ảnh lưu trữ hay phân tích.   Dụng cụ đo độ nhớt cầm tay TMVM1 Máy đo độ nhớt in-line Viscometer  Tốc kế quang học đa chức năng TMRT1 Sử dụng bộ vi xử lý cao tốc, hệ thống quang học một thấu kính,độ chính xác cao,có bộ phận đo vòng quay tiếp xúc. Khoảng cách đo dài lên đến 2m, góc đo lớn hơn +/- 80 độ so với tiêu điểm, tia laser dễ quan sát trong môi trường làm việc có ánh sáng mạnh.   6.1. ĐỊNH NGHĨA: + RCM là một giải pháp mang tính hệ thống nhằm đánh giá một cách định lượng nhu cầu để thực hiện hoặc xem xét lại các công việc và kế hoạch bảo trì phòng ngừa. + RCM là một quá trình được sử dụng nhằm xác định các yêu cầu bảo trì bất kỳ tài sản vật lý nào trong những điều kiện vận hành của nó. + RCM là một quá trình được sử dụng để xác định phải làm gì để đảm bảo rằng bất kỳ tài sản vật lý nào đều tiếp tục thực hiện các chức năng trong những điều kiện vận hành hiện tại của nó. Chương 6. BẢO TRÌ TẬP TRUNG VÀO ĐỘ TIN CẬY (RELIABILITY CENTERED MAINTENANCE-RCM) 6. 2. HAI THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA RCM -Xác định các nhu cầu bảo trì và các công việc cần thiết để đáp ứng các nhu cầu này. -Phân tích độ tin cậy của các bộ phận quan trọng trong hệ thống và từ đó xác định thời gian thực hiện các công việc bảo trì Các kỹ thuật: Phân tích tác động và khả năng tới hạn của dạng hư hỏng (FMECA) Phân tích cây sự cố (FTA) Chia thiết bị ra thành từng nhóm đối tượng để có thể xác định những chi tiết cần quan tâm nhằm có những hoạt động bảo trì tương ứng. Trong bảo trì định kỳ, các khoảng thời gian giữa những công việc bảo trì được xác định nhờ các dữ liệu thống kê hư hỏng và phân bố xác suất tương ứng Bảo trì tập trung vào độ tin cậy là một phương pháp luận khảo sát chi phí có hiệu quả trong khi vẫn đồng thời duy trì được độ tin cậy của thiết bị 6. 3. BẢY CÂU HỎI CƠ BẢN CỦA RCM 1. Các chức năng và tiêu chuẩn hiệu năng của tài sản trong những điều kiện vận hành hiện tại là gì ? 2. Vì sao tài sản không hoàn thành các chức năng của nó ? 3. Cái gì gây ra hư hỏng chức năng này? 4. Cái gì xảy ra khi hư hỏng xuất hiện? 5.Hư hỏng xảy ra bằng cách nào ? 6. Cần phải làm gì để phòng tránh hư hỏng ? 7.Nên làm gì trong trường hợp không có công việc phòng ngừa thích hợp? 6. 4. NHỮNG CHỨC NĂNG VÀ CÁC TIÊU CHUẨN HIỆU NĂNG Bảo trì bất kỳ tài sản nào đều được xác định thông qua các chức năng của tài sản đó và những mục tiêu hiệu năng mong muốn. Cần định lượng hóa các tiêu chuẩn hiệu năng: Sản lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ-khách hàng, các vấn đề môi trường, chi phí vận hành và an toàn. Những hư hỏng chức năng: một tài sản không có khả năng đáp ứng một tiêu chuẩn hiệu năng mong muốn. 6. 5. NHỮNG DẠNG HƯ HỎNG Cần xác định những dạng hư hỏng khác nhau gây ra việc không thực hiện chức năng mong muốn để hiểu được và tìm cách ngăn ngừa các nguyên nhân gây ra hư hỏng tương ứng. 6. 6. NHỮNG HẬU QUẢ CỦA HƯ HỎNG Chia làm bốn nhóm : Những hậu quả do hư hỏng tiềm ẩn. Những hậu quả về an toàn và môi trường. Những hậu quả về vận hành. Những hậu quả không liên quan đến vận hành. 6.7. THỰC HIỆN RCM Việc kiểm sát các yêu cầu bảo trì bất kì tài sản nào nên được thực hiện bởi nhiều nhóm nhỏ bao gồm ít nhất là một người phụ trách bảo trì và một người phụ trách sản xuất. Những người này cần có kiến thức tổng quát về tài sản được khảo sát và đào tạo về RCM. Các chuyên viên tư vấn Nhóm khảo sát RCM làm việc dưới sự hướng dẫn chuyên viên tư vấn. Vai trò của CVTV : - Đảm bảo RCM được áp dụng đúng đắn, - Các thành viên trong nhóm đạt được sự nhất trí cao khi trả lời các câu hỏi, - Không có thiết bị hoặc bộ phận quan trọng nào bị bỏ qua, - Các cuôc họp của nhóm khảo sát đạt tiến bộ nhanh chóng và hợp lý, - Tất cả các tài liệu RCM được hoàn thành một cách đúng đắn. b. Các kiểm sát viên Những người này kiểm soát kết quả hoạt động của nhóm khảo sát và các đánh giá về hậu quả hư hỏng, lựa chọn công việc . 6. 8. NHỮNG KẾT QUẢ SAU KHI PHÂN TÍCH RCM - Hiểu biết nhiều hơn và nâng cao các hoạt động của tài sản - Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc - Hiểu biết tốt hơn sự hư hỏng, cùng với nguồn gốc, nguyên nhân của mỗi hư hỏng. - Lập được danh sách các công việc được quy hoạch nhằm đảm bảo tài sản tiếp tục vận hành ở mức hiệu năng mong muốn. - Làm việc theo nhóm được cải thiện đáng kể. 6.9. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG RCM - An toàn hơn và bảo vệ môi trường làm việc tốt hơn. - Hiệu năng vận hành (sản lượng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng) tốt hơn. - Hiệu quả lớn hơn (có thể giảm 40%-70% chi phí bảo trì định kỳ). - Tuổi thọ của các bộ phận đắt tiền tăng lên. - Các nhân viên làm việc tốt hơn. - Cơ sở dữ liệu bảo trì được toàn diện. - Làm việc theo nhóm tốt hơn. Chương 7. Thiết kế đảm bảo độ tin cậy RAM Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm các giai đoạn: 1. Thiết kế ý tưởng. 2. Thiết kế chi tiết. 3. Chế tạo. 4. Lắp ráp. 5. Vận chuyển. 6. Lắp đặt. 7. Vận hành. 8. Thanh lý (lọai bỏ). Những yếu tố ảnh hưởng đến RAM Những yếu tố ảnh hưởng đến RAM (Reliability Availability Maintainability - Độ tin cậy, Khả năng sẵn sàng, Khả năng bảo trì) bao gồm: - Thiết kế hệ thống. - Chất lượng chế tạo. - Môi trường (vận chuyển, lắp đặt, bảo quản và vận hành). - Thiết kế và phát triển các hệ thống hỗ trợ - Trình độ huấn luyện và những kỹ năng của người vận hành và bảo trì hệ thống - Khả năng sẵn sàng của vật tư/phụ tùng cần để sửa chữa hệ thống - Các trợ giúp và dụng cụ chẩn đoán. Những chỉ dẫn thiết kế đảm bảo độ tin cậy 1.Thiết lập và phân bổ các yêu cầu a. Xác định các yêu cầu về độ tin cậy: Có nhiều cách xác nhận yêu cầu. Một số cách dựa trên sự cải tiến không ngừng mô hình sản phẩm. b. Phân bổ các yêu cầu. Một vài phương pháp được dùng để phân phối yêu cầu. Bao gồm: phương pháp phân phối bằng nhau, phương pháp cung cấp thông tin, điện tử ARINC (Aeronautical Radio, Incorporated ),… 2. Phát triển mô hình độ tin cậy của hệ thống a. Lựa chọn hệ thống. Xác định hệ thống để mô hình hóa. b. Xây dựng sơ đồ khối chức năng. Phải được hiểu biết các quan hệ chức năng giữa các chi tiết, cụm và hệ thống vì độ tin cậy có liên hệ với các hư hỏng chức năng. c. Xây dựng các sơ đồ khối độ tin cậy 3. Tiến hành phân tích a. Các phân tích liên quan. Nhiều phân tích được tiến hành không phải liên quan đến độ tin cậy, ví dụ như an toàn và tính liên kết giữa các kết cấu. Tuy nhiên những phân tích này trực tiếp hoặc gián tiếp trợ giúp nỗ lực thiết kế đảm bảo độ tin cậy. b. Vai trò của người thiết kế. Trong một số trường hợp người thiết kế sẽ và cần thực hiện trực tiếp một phân tích đã chọn. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều quan trọng là người thiết kế hiểu mục đích và lợi ích của việc phân tích. 4. Thiết kế a. Kiểm tra việc lựa chọn chi tiết và vật liệu. Một phần của quá trình thiết kế đảm bảo độ tin cậy là lựa chọn chi tiết và vật liệu. b. Sử dụng dự phòng thích hợp. Cần nhắc lại rằng các thành phần và hệ thống liên kết song song phải hỏng tất cả thì hệ thống mới hỏng. c. Áp dụng thiết kế bền vững. Một thiết kế hệ thống bền vững là một thiết kế chịu được hư hỏng và tác động của ứng suất. d.Thiết kế đảm bảo môi trường. Không hiểu môi trường mà trong đó hệ thống sẽ hoạt động, người thiết kế không thể thực hiện tốt việc thiết kế đảm bảo độ tin cậy và tiên đoán độ tin cậy. e. Thiết kế đảm bảo tính đơn giản. Nguyên lý cơ bản của thiết kế đảm bảo độ tin cậy là làm sao cho đơn giản. Một thiết kế càng phức tạp càng có nhiều khả năng xảy ra hư hỏng. f. Kiểm soát cấu hình. Khi có những thay đổi để cải thiện độ tin cậy hay vì bất kỳ lý do nào khác, thiết kế được hoàn thiện dần. Cần phải kiểm soát quá trình hoàn thiện thiết kế này, đặc biệt là thiết kế phần cứng. 5. Tiến hành thử nghiệm ban đầu a. Mô hình Duane (J. T. Duane ). b. Các mô hình khác (Fault model, FEA model, …) c. Đạt được sự gia tăng độ tin cậy. d. Bản chất của phát triển e. Thử nghiệm gia tốc. Phân loại các dạng thử nghiệm gia tốc + Các thử nghiệm quan sát - So sánh độ bền giữa các thành phần và tính chất của cùng loại vật liệu. - So sánh mức độ khắc nghiệt giữa các điều kiện môi trường khai thác. - Tiến hành các thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm định kỳ. + Dự đoán sự thay đổi độ bền của vật liệu trong các môi trường làm việc - Xác định độ bền của các vật liệu và sản phẩm trong những môi trường khai thác định trước. - Xác định vật liệu sản phẩm tối ưu nhất thích hợp với môi trường làm việc. - Đánh giá hiệu quả thu được sau khi tiến hành một thay đổi cải tiến nào đó trong công nghệ sản xuất. - Giải thích nguyên nhân phá hủy của vật liệu sản phẩm trong môi trường làm việc. + Nghiên cứu các quy luật phá huỷ của vật liệu, sản phẩm. có khả năng đo đạc và đánh giá tính chất của nhiều loại sản phẩm: kim loại, vật liệu composite, vât liệu polymer (sơn, nhựa, cao su), gốm, gỗ, giấy, vải .... 6. Lập lại thiết kế - Để cải thiện độ tin cậy hay vì bất kỳ lý do nào khác. Quá trình lập lại thiết kế một phần gắn liền với thiết kế và phát triển, 7. Tiến hành thử nghiệm trình diễn a. Các thử nghiệm. Có hai loại thử nghiệm: Thử nghiệm tuần tự (được gọi là thử nghiệm tuần tự tỷ số xác suất) và thử nghiệm trong khoảng thời gian cố định. b. Thử nghiệm chu kỳ sống gia tốc. Thử nghiệm nhằm mục đích gia tốc sự xuất hiện các hư hỏng xảy ra trong các điều kiện bình thường, đo độ tin cậy ở những điều kiện này và sau đó xác định mối tương quan giữa những hư hỏng này với các ứng suất xuất hiện trong các điều kiện vận hành bình thường. 8. Thiết kế theo phương pháp nhóm a. Sản xuất và công tác hậu cần ảnh hưởng đến độ tin cậy. Những quá trình sản xuất và việc kiểm soát những quá trình này ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống. Công tác hậu cần cũng ảnh hưởng đến độ tin cậy. b. Phát triển sản phẩm và quá trình tích hợp. (Integrated Product and Process Development – IPPD) Các nhóm sản phẩm tích hợp (Integrated Product Team - IPT) tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu để có được các sản phẩm và dịch vụ là nền tảng của quá trình IPPD. c. Tiếp cận kỹ thuật hệ thống. Kỹ thuật hệ thống tập trung vào mục tiêu cung cấp một sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. 7.2 Lợi ích từ thiết kế đảm bảo độ tin cậy Mọi người đều có thể hưởng lợi từ phương pháp nhóm. Các tổ chức và cá nhân khác có thể đóng góp vào thiết kế đảm bảo độ tin cậy nên có thể hưởng lợi từ các phân tích độ tin cậy bao gồm các kỹ sư an toàn, người làm kế hoạch hậu cần, người hoạch định nhiệm vụ, các chuyên gia bao gói, vận chuyển, các tổ chức dịch vụ sau bán hàng, v.v… Chương 8. Phụ tùng &Quản lý tồn kho phụ tùng Phụ tùng (part): là bộ phận/chi tiết được chế tạo dùng lắp ráp máy móc thiết bị trong các phân xưởng sản xuất hoặc dùng thay thế trong sửa chữa bảo trì Phụ tùng được sắp xếp trong kho Các định nghĩa tồn kho: + là một sự dự trữ / dư thừa hàng hóa / phụ tùng + là toàn bộ nguồn vào quy trình sản xuất như hàng cung ứng, nguyên vật liệu, phụ tùng… mà công ty dùng trong hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn bao gồm cả công việc đang được thực hiện - hàng hóa đang trong nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau - cũng như thành phẩm đang chờ xuất kho đem bán hoặc vận chuyển đến khách hàng. Khái niệm sơ đồ cấu trúc sản phẩm: Quy trình lưu kho: Hàng tồn kho: Là những tài sản: + Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; + Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Phụ tùng tồn kho: là những phụ tùng dự trữ để thực hiện công tác bảo trì sửa chữa hoặc cung cấp cho các dịch vụ sửa chữa Các dạng hàng tồn kho: + Hàng hóa mua về để bán: Hàng tồn kho, hàng hóa mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến; + Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; + Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm; + Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; Phân hệ quản lý kho Phân hệ cho phép: + Quản lý hàng tồn kho theo các đơn vị đo lường khác nhau ở nhiều kho; Tiến hành kế toán riêng biệt các hàng hóa thuộc quyền sở hữu, hàng hóa, tiếp nhận và đưa vào tiêu thụ, bao bì luân chuyển; Kiểm tra và kiểm kê số sê-ri, thời hạn sử dụng và giấy chứng nhận; Kiểm tra độ chính xác của việc ghi giảm số sê-ri, hàng hóa có thời hạn sử dụng nhất định và giấy chứng nhận; Đưa ra các đặc tính của lô hàng (màu sắc, kích cỡ...) và tiến hành kế toán theo lô cho từng kho; Thống kê nước xuất xứ; Bổ sung và ngưng bổ sung hàng tồn kho; Thực hiện các chức năng kế toán và lập dự phòng hàng tồn kho. Cách sắp xếp hàng hóa trong kho Thường được sắp xếp theo nguyên tắc: + hàng hóa nặng để ở kệ dưới và nhẹ thì để ở trên, + các loại hàng hóa thường dùng thì phải để ở tầm dễ lấy, dễ tìm kiếm + hàng hóa được quản lý theo mã lô. + Trong quản lý tồn kho, phân phối, mã lô giúp doanh nghiệp quản lý được tuổi tồn kho theo lô. Theo hạn dùng và ngày sản xuất ghi trên lô, doanh nghiệp có thể chủ động dễ dàng lên kế hoạch tiêu thụ ưu tiên cho những lô hàng sắp hết hạn. + Để việc quản lý theo hạn dùng thì cần phải tính nhập xuất tồn theo lô hàng nhập + Xuất hàng theo nguyên tắc FEFO – (First Expired First Out). Mục đích của việc quản lý mã lô Cách bố trí sắp xếp kho Có rất nhiều hình thức tổ chức sắp xếp ngăn kệ trong kho hàng hóa, thường thì các ngăn kệ trong kho được bố trí theo chiều dọc và theo chiều ngang. Tùy theo diện tích kho bãi mà bố trí kệ hàng phù hợp. Các nguyên nhân gây tồn kho phụ tùng: - Đảm bảo không thiếu hụt phụ tùng khi cần thay thế. - Sai lệch trong lập kế họach và tiến độ BTPN Các phụ tùng chiến lược Có số lượng tiêu thụ ít Thiếu thống kê về mức tiêu thụ Có các hư hỏng thường là ngẫu nhiên và không thể biết trước được Có các chi phí phát sinh do thiếu hụt chủ yếu là tổn thất doanh thu. Những khó khăn về phụ tùng tại các nước đang phát triển - Tình hình chính tri - Thiếu ngoại tệ - Luật lệ chính sách hải quan - Máy móc thiết bị quá cũ, công ty không sản sản xuất phụ tùng - Công ty sản xuất không còn hoạt động - Công ty sản xuất không muốn cung cấp phụ tùng - Công ty sản xuất không muốn chuyển giao các bản thiết kế và thông tin khác để chế tạo phụ tùng - Trong nước không có công ty nào có khả năng chế tạo phụ tùng - Vật liệu chế tạo không có sẵn ở thị trường trong nước - Các bản vẽ còn thiếu thông tin kỹ thuật DỰ TOÁN CHI PHÍ TỒN KHO PHỤ TÙNG HÀNG NĂM Các chức năng tồn kho Đáp ứng nhu cầu dự đóan Giải quyết nhu cầu sản xuất Tách riêng các họat động Ngăn ngừa sự thiếu hàng hóa Thuận lợi trong việc xác định chu kỳ đặt hàng Ngăn ngừa sự tăng giá Thuận lợi trong việc giảm giá theo số lượng Mục đích của quản lý tồn kho Đáp ứng sự hài lòng của khách hàng , ngăn ngừa việc tăng giá Mức độ phục vụ khách hàng Xác định chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ Hiệu quả của quản lý tồn kho: Để quản lý tồn hiệu quả cần: Hệ thống theo dõi tồn kho Một dự báo nhu cầu đáng tin cậy Biết được thời gian từ lúc đặt hàng đến nhận hàng Có thể ước tính Chi phí tồn trữ Chi phí đặt hàng Chi phí do thiếu hụt Một hệ thống phân lọai Hệ thống kiểm kho Hệ thống định kỳ : Kiểm kho với khỏang thời gian định kỳ Hệ thống tồn kho liên tục: Hệ thống theo dõi xuất hàng liên tục, nghĩa là quản lý mức tồn kho hiện tại Hệ thống hai containers– Hai containers hàng tồn kho; đặt hàng khi 1 container hết hàng Mã số kẻ vạch trên hàng hóa – Mã số kẻ vạch được in trên nhãn hiệu có thông tin của sản phẩm Các khái niệm trong tồn kho: Lead time: thời gian từ đặt hàng đến nhận hàng của mỗi toa hàng Holding (carrying) costs: Chi phí tồn trữ, thường tính cho 1 năm Ordering costs: Chi phí đặt hàng và nhận hàng Shortage costs: Chi phí do thiếu hụt QUẢN LÝ KHO BẢO TRÌ Chọn chi tiết: + Quan trọng đối với sản xuất + Chi phí bảo trì gián tiếp lớn nếu thiết bị này không có trong kho, thời gian đặt hàng quá lâu,... Chọn số lượng: - 25% nếu thiết bị liên quan tới sản xuất - 20% đối với thiết bị điều khiển - 10% đối với thiết bị điện tử. Giá trị hàng năm = nhu cầu hàng năm x giá mua / đơn vị Hệ thống phân lọai ABC Phân lọai tồn kho theo sự phân chia thành các nhóm: A – rất quan trọng, giá trị hàng năm (GTHN) khỏang 70-80% so với giá trị hàng tồn kho, nhưng chỉ chiếm từ 15-20% tổng số hàng tồn kho B – quan trong, GTHN trung bình, khỏang 20-25% so với giá trị hàng tồn kho, nhưng số lượng khỏang 30% tổng số hàng tồn kho C – ít quan trọng, chiếm khỏang 5%-15% giá trị hàng năm, về số lượng khỏang 50-55% % Số lượng của phụ tùng tồn kho Ví dụ: Một kho phụ tùng quản lý 16 lọai hàng tồn kho dựa trên cơ sở giá trị hàng năm của chúng. Các số liệu về nhu cầu hàng năm, giá 1 đơn vị hàng được thống kê như bảng dưới đây. Dùng kỹ thuật phân tích ABC phân lọai các lọai hàng này Tác dụng của KT phân tích ABC Ưu tiên cho việc mua hàng nhóm A Kiểm kho chặt chẽ cho lọai hàng thuộc nhóm A Chu kỳ kiểm kho Kiểm kho bằng cách kiểm/đếm các chi tiết/sp tại kho Quản lý chu kỳ kiểm kho Mức độ chính xác cần thiết? Khi nào thực hiện chu kỳ kiểm kho? Ai kiểm? + Nhóm A: 1 tháng/ lần + Nhóm B: quý/lần + Nhóm C: 6 tháng/lần Các mô hình sản lượng đặt hàng kinh tế Mô hình đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity-EOQ) Mô hình sản xuất kinh tế (Economic Production Quantity - EPQ) Mô hình gởi lại nơi cung ứng Mô hình giảm giá theo số lượng + Mô hình EOQ: Các giả thiết của mô hình EOQ Chỉ một lọai sản phẩm Nhu cầu hàng năm được biết Nhu cầu đều trong năm Thời gian từ đặt hàng đến nhận hàng của mỗi toa hàng Nhận hàng theo từng toa hàng Không có sự giảm giá theo số lượng CP Tồn trữ hàng năm CP đặt hàng hàng năm Tổng CP = + CPTT = Q/2 * H CPĐH = D/Q * S Trong đó Mục tiêu: tối thiểu chi phí Tổng chi tối thiểu khi chi phí tồn trữ = chi phí đặt hàng. Trong đó: S: Chi phí đặt hàng cho mỗi toa hàng D : nhu cầu hàng năm H = iC: chi phí tồn trữ Chi phí đặt hàng hàng năm Cđh = n.S Với n: số lần đặt hàng n = D/Q Chi phí tồn trữ hàng năm Ctt = ( Q/2 )* IC Ví dụ: Công ty A mua 5.000 chi tiết của phụ tùng M mỗi năm. Công ty thấy rằng thích hợp để đặt mỗi toa hàng là 1000 chi tiết. Chi phí đặt hàng : 2 triệu đồng/ lần Giá một chi tiết : 4 triệu đồng Chi phí lưu kho là 30% giá mua Nếu bạn là người phụ trách mua hàng thì về mặt kinh tế: a. Bạn nên mua với số lượng bao nhiêu cho mỗi toa hàng b. Mỗi năm bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu nếu bạn mua theo số lượng đề nghị thay vì mua 1000 chi tiết mỗi toa. Giải. Tính số lượng đặt hàng tối ưu theo công thức Chọn lượng hàng đặt là 129 chi tiết/lần Số lần đặt hàng: n = 5000/129 = 38,7 Gọi cách mua của công ty là cách 1 và cách mà người mua hàng mới chọn là cách 2, ta có thể so sánh 2 cách như sau: Số lần đặt hàng theo cách 1: n1 = 5000/1000 = 5 lần Ta được Qopt= 128,7 D = 5000 , Q1 = 1000 , S= 2triệu , C= 4 triệu , i = 30% = 0,3 Ví dụ 2: Công ty C có nhu cầu sử dụng 1000 phụ tùng/ năm. Chi phí đặt hang mỗi lần là 100.000 đ/toa. Phí tồn trữ 1 phụ tùng một năm là 1,6% giá mua. Đơn giá 1 phụ tùng là 26.000 đồng. a.Hãy xác định số lượng phụ tùng mua tối ưu/toa hàng b.Tính số lượng toa hàng c.Thời gian giữa 2 lần đặt hàng, giả sử công ty làm việc 300 ngày/năm d.Tính tổng chi phí tồn kho e.Xác định điểm đặt hàng lại, biết thời gian vận chuyển toa hàng là 5 ngày. Giải a. Sản lượng tối ưu cho mỗi đơn hàng b.Số lượng đơn hàng mỗi năm n = 1000/200 = 5 toa/năm c. Thời gian giữa 2 lần đặt hàng: T = 300/5 = 60 ngày d.Tổng chi phí hàng năm về tồn kho = 1.000.000 đồng e.Xác định điểm đặt hàng lại ROP = d x L d = 1000/300 = 3,4 phụ tùng ROP = 3,4 x 5 = 17 phụ tùng Mô hình Lô cung ứng kinh tế (EPQ) Hàng được sản xuất theo mẽ/lô Mức cung cấp lớn hơn mức sử dụng Các giả thiết của EPQ giống EOQ ngọai trừ nhận hàng từ từ trong suốt quá trình sản xuất Các giả thiết EPQ Chỉ cung ứng 1 lọai hàng Nhu cầu hàng năm được biết Mức sứ dụng không đổi Mức sử dụng liên tục Mức cung ứng không đổi Thời gian từ lúc đặt hàng đến nhận hàng không đổi Không giảm giá theo số lượng Kích cỡ lô hàng kinh tế TC = Mức tồn kho trung bình = Mức tồn kho tối đa /2 Sản lượng 1 đơn hàng = Lượng cung ứng mỗi ngày x thời gian cung ứng T =Q/p Q max = P. Q/P – d.Q/P Qmax = Q (1-d/P ) (1) Để Q opt thì chi phí đặt hàng = chi phí tồn trữ Tức (D/Q).S = (Qmax /2).H (2) Qmax/2 = Q tb, Ctt = Qtb.H Thế (1) vào (2) (D/Qopt)* S =( Qopt (1-d/p))/2 * H Ví dụ: Công ty A có mức tiêu thụ của một lọai phụ tùng là 10000 phụ tùng/năm, mức sử dụng đều. Khả năng cung ứng của công ty là 80 phụ tùng/ngày. Số ngày làm việc trong năm là 250 ngày. Chi phí cho mỗi lần thiết đặt đơn hàng là 2 triệu đồng. Chi phí tồn trữ là 3.200đ/pt/tháng. Hãy xác định lô cung ứng kinh tế là bao nhiêu và giá trị tồn kho cao nhất? Giả sử trong kho không có hàng sẵn. Giải Nhu cầu hàng năm D = 10.000 pt Mức cung ứng hàng năm P = 80 x 250 = 20.000 pt Chi phí thiết đặt đơn hàng S= 2.000.000 đồng/lần Chi phí tồn trữ cho 1 phụ tùng/năm = 3200 x 12 = 38.400 đồng/pt Sản lượng lô hàng: Thời gian cung ứng lô hàng là: T = Q/p = 1450/80 = 18 ngày Nhu cầu tiêu thụ trong thời gian cung ứng 1 lô hàng  Dtthụ = d x t = Mức tồn kho tối đa là: 1450 – 720 = 730 phụ tùng Chi phí tồn trữ cả năm: đồng Chi phí thiết đặt đơn hàng: đồng Mô hình tồn kho có sản lượng để lại nơi cung ứng: (mô hình tồn kho thiếu hụt có định trước) Giả định thêm: Có tình trạng dự trữ cho thiếu hụt Lượng hàng để lại nơi cung ứng được chấp nhận Các giả định khác như các mô hình trên Doanh thu không bị giảm vì sự thiếu hụt này Trong mô hình EOQ: Q: Sản lượng 1 đơn hàng D: Nhu cầu hàng năm S: Chi phí đặt hàng B: Chi phí 1 đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng năm b: Sản lượng còn lại sau khi sản lượng để lại nơi cung ứng Q-b: sản lượng để lại nơi cung ứng Thời gian chu kỳ tồn kho: T = t1 + t2 Khỏang thời gian t1 ứng với lượng hàng còn lại là b: t1 = b /d (ngày) Khỏang thời gian t2 ứng với lượng hàng để lại nơi cung ứng Q- b: t2 = (Q-b) /d Thời gian chu kỳ tồn kho: T = t1+t2 = Q/ d Mức tồn kho bình quân Mức để lại nơi cung ứng bình quân Tổng chi phí tồn kho trong trường hợp này gồm 3 lọai chi phí: Sản lượng lô hàng tối ưu: Sản lượng còn lại sau khi thực hiện để lại nơi cung ứng Sản lượng để lại nơi cung ứng Ví dụ: Một bô phận bảo trì có nhu cầu sử dụng phụ tùng hàng năm là D=20000 phụ tùng. Chi phí tồn trữ là H= 20000 đồng/phụ tùng, chi phí đặt hàng là S=150000 đồng/ 1 đơn hàng, chi phí cho 1 đơn vị hàng để lại nơio cung ứng là B = 100000 đồng/phụ tùng/năm. Hãy tính sản lượng tối ưu cho 1 đơn hàng và sản lượng để lại nơi cung ứng. Biết số ngày làm việc trong năm là 250 ngày. Mô hình khấu trừ theo số lượng (Quantity Discount model) Mục đích: Tăng doanh thu bán hàng thông qua việc giảm giá hàng hóa khi khách mua hàng với số lượng lớn. Giá thấp Mua với số lượng lớn Chi phí đặt hàng giảm Chi phí tồn trữ tăng Cần xác định lượng hàng cho mỗi toa hàng tối ưu để tối thiểu chi phí Để xác định sản lượng hàng ta dung công thức trong mô hình EOQ Ví dụ: Bô phận bảo trì của Công ty A có nhu cầu sử dụng 1 lọai phụ tùng hàng năm là 5000 phụ tùng, bộ phận này đang tính xem sản lượng một toa hàng tối ưu là bao nhiêu để được hưởng mức khấu trừ theo bảng báo giá sau: - Giá thông thường một phụ tùng là $ 5 - Nếu mua với sản lượng từ 1000-1999 là $ 4,8 /phụ tùng - Nếu mua với sản lượng >= 2000 phụ tùng là $4,75/phụ tùng Biết chi phí đặt hàng một lần là $ 49, tỷ lệ % chi phí tồn trữ là 20% giá mua 1 đơn vị hàng. Sản lượng tối ưu cho 3 mức khấu trừ: Áp dụng công thức * Mua theo giá thông thường: (0= 2000 phụ tùng nhỏ hơn rất nhiều với dãy khấu trừ. Để hưởng được khấu trừ cần điều chỉnh đến mức tối thiểu là 2000 phụ tùng/đơn hàng. Điểm đặt hàng lại trong EOQ Điểm đặt hàng lại (ROP) – xác định lượng hàng còn bao nhiêu thì đặt hàng mà khi nhận hàng thi không xãy ra thiếu hụt Dự trữ an tòan Safety stock– Lượng hàng dự trữ để khi nhu cầu biến động thì không thiếu hụt Các yếu tố để quyết định ROP Mức nhu cầu (D) Thời gian từ lúc đặt hàng đến nhận hàng (T) Khả năng thay đổi của D hoặc T Rũi ro khi thiếu trong kho (dự trữ an tòan) Mức dự trữ an tòan (Safety Stock): Dự trữ an tòan giảm rũi ro thiếu hàng Để giảm bớt khả năng thiếu hụt này cần duy trì một lượng tồn kho tăng thêm gọi là lượng tồn kho an tòan, nghĩa là cần thay đổi điểm đặt hàng lại. ROP = L x d + dự trữ an tòan Trong đó: L: thời gian vận chuyển d: Nhu cầu hàng ngày Mức dự trữ an tòan chính là lượng hàng dự kiến xãy ra thiếu hụt. Chi phí thiệt hại do thiếu hụt là lượng chi phí dự kiến xãy ra khi có tình trạng thiếu hụt. Ví dụ: Công ty M có điểm đặt hàng lại cho một lọai phụ tùng là 50phụ tùng, chi phí tồn trữ cho 1 phụ tùng tồn kho là 75.000 đồng/năm. Thiệt hại do thiếu hàng là 60.000 đồng /phụ tùng.Biết số lượng đơn hàng tối ưu là 6. Xác suất tính cho nhu cầu hàng tồn kho trong thời kỳ đặt hàng như bảng sau: Hãy xác định lượng dự trữ an tòan? Giải Nếu lượng dự trữ bằng 20 phụ tùng thì chi phí tồn trữ tăng thêm là: 20 x 75.000 = 1.500.000 đồng Nếu số lượng dự trữ an tòan là 20 phụ tùng thì điểm đặt hàng lại sẽ là: ROP = 50 + 20 = 70 phụ tùng Nếu lượng dự trữ bằng 0, nghĩa là ROP = 50, có 2 trường hợp thiếu hụt xãy ra: + Khi nhu cầu là 60: lượng thiếu hụt là 10 phụ tùng với xác suất là 0,2 + Khi nhu cầu là 70: Lượng thiếu hụt là 20 pt với xác suất là 0,1 Theo phân tích trên ta tính tóan chi phí: Chương 9. BẢO TRÌ NĂNG SUẤT TOÀN BỘ (TPM- TOTAL PRODUCTIVE MAINTENANCE) Ba kỹ thuật bắt đầu bằng chữ T (TQM, TPS, TPM) + Quản lý chất lượng toàn bộ TQM đang được các quốc gia trong khu vực Asean, trong đó có Việt Nam, đặc biệt quan tâm nghiên cứu áp dụng + Một trong ba kỹ thuật (đều bắt đầu bằng chữ T) của người Nhật TQM TPS (Toyota Production System-hệ thống sản xuất Toyota) = JIT (Just In Time - đúng lúc) và TPM - bảo trì năng suất toàn bộ. Mục đích của TQM :huy động con người phát huy sáng kiến, cải tiến thường xuyên chất lượng sản phẩm Mục tiêu của TPS/JIT: giảm thời gian sản xuất, giảm dự trữ vật tư tồn kho đến mức tối thiểu Mục tiêu của TPM: tăng tối đa hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị với một hệ thống bảo trì được thực hiện trong suốt quá trình tồn tại của máy móc thiết bị TPM liên quan đến tất cả mọi người, tất cả các phòng ban và tất cả các cấp. Như vậy có thể hình dung TQM và TPS hướng về phần mềm, còn TPM hướng về phần cứng của hệ thống sản xuất TPM bắt đầu được triển khai ở Nhật Bản từ năm 1971 và tạo ra những kết quả mang tính cách mạng về mặt năng suất và chất lượng. Ngày nay, TPM đã được áp dụng phổ biến tại nhiều nước Phương Tây cũng như Châu Á, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Ba kỹ thuật bắt đầu bằng chữ T này được xem là ba công cụ chủ yếu của sản xuất trình độ thế giới (World Class Manufacturing). 9.2 Sự phát triển của TPM 1950 và 1960: công nghiệp Nhật Bản đã thực hiện một chương trình xây dựng nhanh chóng các nhà máy và cơ sở sản suất đạt năng suất cao Nhận thấy năng suất và chất lượng của sản phẩm trong công nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạng hoạt động của các nhà máy và cơ sở sản xuất Các kỹ thuật bảo trì nhà máy được nhập từ Hoa Kỳ. Trọng tâm của bảo trì nhà máy là Bảo Trì Phòng Ngừa Cải tiến thành Bảo Trì Năng Suất, do công ty General Electric (GE) phát triển TPM là một chương trình do viện bảo trì nhà máy Nhật Bản (JIPM) đề xuất và triển khai từ năm 1971 + Thúc đẩy sự gia tăng năng suất và sự thành công của công nghiệp Nhật Bản + Các hội nghị "Sản xuất đạt trình độ thế giới và JIPM-TPM" đã được tổ chức tại Paris lần đầu tiên vào tháng 7/1997, tại Atlanta vào tháng 9/1997 và tại Singapo vào tháng 3/1998 Phạm vi áp dụng: TPM được áp dụng với qui mô ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực như TPM văn phòng và TPM kỹ thuật, giá trị của nó không chỉ cho bảo trì mà cả quản lý. 9. 3 . Ðịnh nhĩa bảo trì năng suất toàn bộ Bảo trì năng suất được thực hiện bởi tất cả các nhân viên thông qua các nhóm hoạt động nhỏ. Đóng góp của TPM: đã phá rào cản hoặc ranh giới giữa bộ phận bảo trì và bộ phận sản xuất trong một công ty Mục tiêu đó là những cố gắng để đạt tới tình trạng hư hỏng của thiết bị bằng không. Vì vậy năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng sẵn sàng của thiết bị đạt tối đa. Ðịnh nghĩa đầy đủ hơn của bảo trì năng suất toàn bộ bao: Mục tiêu tối đa hóa hiệu quả của thiết bị sản xuất về mặt hiệu suất và khả năng sinh lợi. Thiết lập một hệ thống sản xuất xuyên suốt bao gồm công tác bảo trì phòng ngừa, cải thiện khả năng bảo trì và bảo trì phòng ngừa cho toàn bộ chu kỳ sống của một thiết bị. Thực hiện bảo trì năng suất bởi tất cả các phòng ban tương ứng. Sự tham gia của tất cả các thành viên trong công ty từ lãnh đạo đến công nhân trong phân xưởng trong việc áp dụng bảo trì năng suất. Xúc tiến việc bảo trì năng suất thông qua các hoạt động nhóm bảo trì nhỏ tự quản. Bảo trì năng suất toàn bộ là một chiến lược bảo trì làm nền tảng cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí. 9.4. Triết lý của TPM TPM nhằm tạo ra một hệ thống phối hợp làm cực đại hiệu suất của hệ thống sản xuất (nâng cao hiệu suất toàn bộ). TPM hình thành các hệ thống phòng ngừa các tổn thất xảy ra trong sản xuất và tập trung vào sản phẩm cuối cùng. Các hệ thống này nhằm đạt được "không tai nạn, không khuyết tật, không hư hỏng" trong toàn bộ chu kỳ hoạt động của hệ thống sản xuất. TPM được áp dụng trong toàn bộ các phòng, ban, bộ phận như thiết kế, sản xuất, phát triển và hành chính. TPM dựa trên sự tham gia của toàn bộ các thành viên, từ lãnh đạo cao nhất đến nhân viên trực tiếp sản xuất. TPM đạt được các tổn thất bằng không thông qua hoạt động của các nhóm nhỏ 5S: Seiri (Sàng lọc); Seiton ( sắp xếp); Seiso (sạch sẽ); Seiketsu (săn sóc); Shitsuke (sẵn sàng). 9. 5. Những mục tiêu của TPM 9.6. Mười hai bước thực hiện TPM Chia ra 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn chuẩn bị 2. Giai đoạn giới thiệu 3. Giai đoạn thực hiện 4. Giai đoạn củng cố Giai đoạn chuẩn bị: từ 3 đến 6 tháng, gồm các bước: Bước 1: Lãnh đạo cao nhất giới thiệu TPM Bước 2: Ðào tạo và giới thiệu TPM Bước 3: Hoạch định các tổ chức tiến hành thực hiện TPM Bước 4: Thiết lập các chính sách cơ bản Bước 5: Trình bày kế hoạch phát triển TPM Giai đoạn giới thiệu TPM Bước 6: Bắt đầu TPM (hoạch định và thực hiện) Giai đoạn thực hiện Bước 7: Cải tiến hiệu suất của mỗi thiết bị trong dây chuyền sản xuất. - Xác định rõ công việc - Xem xét tình trạng máy móc - Xem xét mối quan hệ giữa máy móc, thiết bị, vật tư� và các phương pháp sản xuất. - Xem xét trình tự đánh giá chung. - Xác định cụ thể các vấn đề - Ðề xuất các cải tiến phụ hợp Bước 8: Tổ chức công việc bảo trì - Chuẩn bị - Ðo lượng, kiểm tra dựa vào các nguyên nhân. - Thiết lập tiêu chuẩn làm sạch và bôi trơn. - Kiểm tra tổng thể. - Kiểm tra việc tự quản. - Ðảm bảo tính ngăn nắp và gọn gàng. - Tự quản lý hoàn toàn. Bước 9: Thực hiện các công việc bảo trì có kế hoạch trong bộ phận bảo trì. Bước 10: Ðào tạo để nâng cao các kỹ năng bảo trì và vận hành. Bước 11: Tổ chức công việc quản lý thiết bị. Giai đoạn củng cố Bước 12: Thực hiện hoàn chỉnh TPM ở mức độ cao hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptChương 11 Các hệ thống quản lý bảo trì.ppt
Tài liệu liên quan