Tài liệu Bài giảng Các công cụ trợ giúp soạn thảo: SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
Tên GV Hướng Dẫn:
Thực Tập:
GIÁO ÁN TIN HỌC 10
BÀI 18: CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết sử dụng hai công cụ thường được dùng trong các hệ soạn thảo văn bản là tìm kiếm và thay thế.
Hiểu được ý nghĩa của chức năng tự động sửa (AutoCorrect) trong Writer.
Kỹ năng
Có thể lập danh sách các từ gõ tắt và sử dụng để tăng tốc độ gõ
Thái độ
Học sinh nhận thức được lợi ích các chức năng khác của Writer và các công cụ trợ giúp.
Rèn luyện tính khoa học trong học tập và làm việc.
II. PHƯƠNG PHÁP
-Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, giảng giải
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Chuẩn bị của Giáo viên: SGK, Giáo án, tham khảo SGV, giáo trình open office writer, phòng máy chiếu hoặc phòng máy có cài đặt Open Office writer.
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Xem trước bài ở nhà.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Ổn định tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Có phép
Không phép
10C..
…/…/2012.
…/..
……………………………...
9 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Các công cụ trợ giúp soạn thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
Tên GV Hướng Dẫn:
Thực Tập:
GIÁO ÁN TIN HỌC 10
BÀI 18: CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết sử dụng hai công cụ thường được dùng trong các hệ soạn thảo văn bản là tìm kiếm và thay thế.
Hiểu được ý nghĩa của chức năng tự động sửa (AutoCorrect) trong Writer.
Kỹ năng
Có thể lập danh sách các từ gõ tắt và sử dụng để tăng tốc độ gõ
Thái độ
Học sinh nhận thức được lợi ích các chức năng khác của Writer và các công cụ trợ giúp.
Rèn luyện tính khoa học trong học tập và làm việc.
II. PHƯƠNG PHÁP
-Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, giảng giải
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Chuẩn bị của Giáo viên: SGK, Giáo án, tham khảo SGV, giáo trình open office writer, phòng máy chiếu hoặc phòng máy có cài đặt Open Office writer.
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Xem trước bài ở nhà.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Ổn định tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Có phép
Không phép
10C..
…/…/2012.
…/..
………………………………
……………………………
2. Bài cũ:
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
HĐ: Kiểm tra bài cũ.
GV:
Hỏi :
Có mấy cách để định dạng văn bản kiểu danh sách? Nêu các bước thực hiện?
Cho một văn bản thô có sẵn và một bài mẫu cho học sinh định dạng.
Em hãy đánh số trang cho văn bản sau? Đánh số ở đầu trang và cách lề trái 2cm.
Mở văn bản “ KT Danh so trang” cho HS làm.
Ở bài trước các em cũng đã học cách ngắt trang. Em ngắt trang 1 thành hai trang cho thầy( thích ngắt ở đâu thì tùy)
Vì sao phải xem trước khi in văn bản? Có mấy cách để in văn bản? Đó là những cách nào?
So sánh các cách với nhau? Em chọn cách nào? Vì sao?
HS: Nghe và thực hiện yêu cầu của GV câu hỏi.
10’
Có hai cách để định dạng văn bản kiểu danh sách:
Cách 1: Dùng lệnh Format→Bullets and Numbering… để mở hộp thoại Bullets and Numbering.
Cách 2: Sử dụng các nút lệnh Bullets hoặc Numbering trên thanh công cụ định dạng.
Vào format à page hộp thoại sau xuất hiện:
Chọn mục Header
Tích chọn vào Header on
Ở phần left margin chỉnh 2 cm
Nhấn OK
Để con trỏ ở header
Sau đó chọn lệnh Insert à Field àPage Number
Ngắt trang:
Đặt con trỏ ở vị trí muốn ngắt trang Insert àManual Break... rồi chọn Page Break để ngắt trang.
Nhấn OK
Hoặc có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để ngắt trang tại vị trí con trỏ chuột.
3. Thông thường trước khi in ta xem văn bản để kiểm tra việc bố trí nội dung, các bảng biểu, hình vẽ trên trang,… đã đúng như ý muốn chưa.
Ø Có ba cách để in văn bản:
Cách 1: Dùng lệnh File → Print…
Cách 2: Dùng tổ hợp phím Ctrl + P
Cách 3: Nháy chọn nút Print trên thanh công cụ chuẩn để in ngay toàn bộ văn bản
So sánh:
+ Cách 1 và 2 ta có thể chỉnh tùy chọn theo ý muốn.
+ Cách 3 khi nhấn máy sẽ in theo cài đặt mặc định của máy.
Nên chọn cách 1 và 2 vì ta có thể thiết lập tùy chọn theo cách hợp lý và ý muốn của ta.
3. Bài mới:
Hoạt động
của GV
Hoạt động
của HS
Thời gian
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học.
GV: Hôm trước các em đã học một sồ thao tác khác trong writer như: Định dạng kiểu danh sách, ngắt trang, đánh số trang, in ấn. Hôm nay chúng ta sẽ học các công cụ trợ giúp soạn thảo.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài học.
Mục tiêu: HS thực hiện được thao tác Tìm kiếm và thay thế.
Nội dung:
GV: trước khi vào bài các em nhận xét cho thầy văn bản sau( chiếu văn bản mẫu 1 lên)?
GV: với các từ sai như thế thì ta tìm bằng mắt và tự sửa bằng tay, đúng hay sai? Vậy ta phải làm thế nào ? Em nào học word rồi cho thầy biết bên word làm như thế nào?
GV:Vậy bên writer thì sao? Cũng gần giống, chỉ khác hộp thoại.
Nêu các bước tiến hành việc tìm kiếm một từ (cụm từ) trong văn bản.
GV: vị trí co trỏ có khác nhau không khi đặt ở đầu đoạn, giữa đoạn hay cuối đoạn?
GV: Các em nhớ chú ý chức năng Find all. Ta sẽ dùng ở phần sau.
GV: Chúng ta sử dụng chức năng tìm kiếm khi muốn tìm kiếm một từ hay cụm từ trong văn bản. Vậy như ví dụ thầy cho ở đầu bài, chúng ta phải tìm và thay thế.
GV: writer cũng như word cung cấp cho chúng ta công cụ thay thế sau khi tìm kiếm thấy.
GV: phần này rất dễ ai có thể cho thầy biết cách làm không?
GV: Vậy theo các em thì khi nào ta nên chọn replace và khi nào thì chọn replace all ?
GV: Vậy khi lỡ nhấn replace all mà bị sai thì ta làm thế nào?
HS lắng nghe.
- HS theo dõi. Trả lời câu hỏi.
Hs chú ý nghe giảng
HS nghe và trả lời câu hỏi.
HS chú ý lắng nghe và trả lời.
Hs nghe và trả lời
HS nghe và trả lời
2’
18’
BÀI 18: CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO
1. Tìm kiếm và thay thế
a. Tìm kiếm
Các bước thực hiện:
Word:
Chọn lệnh Edit Find …( Ctrl + F ) để mở hộp thoại Find and Replace
Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm vào ô Find What (tìm gì).
Writer:
Bước 1: đặt con trỏ tại vị trí muốn bắt đầu tìm kiếm máy sẽ tìm kiếm từ vị trí đó trở xuống cho tới hết văn bản.
+ Khi tìm kiếm hết máy sẽ tiếp tục hỏi có muốn quay lại tìm từ đầu hay không.
+ Chọn yes nếu muốn tìm lại từ đầu, No nếu muốn dừng lại khi hết văn bản.
Bước 2: Khởi động tính năng tìm kiếm văn bản bằng cách: kích hoạt mục Edit → Find & Replace…… hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + F, hộp thoại Find & Replace xuất hiện:
Gõ từ cần tìm vào ô Search for.
Nhấn nút Find để tìm, nháy chuột tiếp vào nút Find để tìm đến cụm từ tiếp theo(nếu có)
Chú ý:
+ Find: tìm kiếm tuần tự từng từ một; find all: tìm kiếm đưa ra kết quả tất cả các từ đúng( Xem thử có thể thay thế tất cả hay không)
Match case: tìm kiếm ký tự, từ hay cụm từ có phân biệt chữ hoa, chữ thường.
Không chọn Match case tìm cả hoa và thường
Chọn match case chỉ tìm chữ thường.
Whole words only: chỉ tìm trên những từ độc lập.
Khi chọn whole words only thì ta không tìm được nếu từ cần tìm viết không đầy đủ.
Hai ví dụ trên không chọn whole words only nên ta tìm từ “ti” máy vẫn tìm cả từ có chứa “ti” trong đó.
Lưu ý:
+ Để hủy bỏ việc tìm kiếm chúng ta chọn Close hoặc nháy chuột vào biểu tượng
+ Khi ta thay đổi định dạng kí tự chức năng tìm kiếm sẽ không thay đổi.
Thay thế
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn lệnh Edit à Find & Replace hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + F. Hộp thoại Find and Replace sẽ xuất hiện.
Bước 2: Gõ từ hoặc cụm từ cần thay thế vào ô Search for và từ thay thế vào ô Replace with
Bước 3: Nháy chuột vào nút Replace nếu muốn thay thế cụm từ tìm thấy (và chúng ta sẽ nháy vào nút Replace All nếu muốn thay thế tự động tất cả các cụm từ tìm thấy ) bằng cụm từ thay thế.
àChỉ nên dùng Replace all khi đã chắc chắn tất cả các thay thế là đúng.(để biết tất cả có đúng chưa ta dùng find all)
àKhi sai ta nhấn hoặc Ctrl + Z
Bước 4: Nháy chuột vào nút Close để hủy việc thay thế hoặc nháy chuột vào biểu tượng:
Hoạt động 3: Gõ tắt và sửa lỗi.
- Giáo viên sẽ giới thiệu cho học sinh một chức năng mới rất hữu ích cho việc sửa lỗi và làm tăng tốc khi gõ văn bản (gõ tắt).
GV: Giả sử chúng ta gõ 1 văn bản có rất nhiều từ “ tin học” thì ta nhập từ “tin học” hay nhập từ “t” nhanh hơn?
GV: Chúng ta sẽ tìm hiểu một chức năng nữa giúp cho việc gõ văn bản được nhanh hơn và sửa lỗi.
GV: Khi gõ tắt nếu các em không muốn mà mà từ vẫn tự động hoàn thành thì ta làm thế nào?
VD: Em cài đặt từ “mb” Thành từ “Máy bàn” nhưng có lúc các em lại muốn đánh từ “MB”( chỉ dung lượng) thì sao?
Gõ mẫu cho hs xem một đoạn văn nhỏ bằng tiếng Anh trong đó gõ sai một vài từ( máy tính sửa lại thành đúng) và một vài từ sai khác( máy tính không sửa).
GV : Máy tính thông minh đúng không ? thông minh sao có vài từ không sửa cho thầy ? Ai cho thầy biết.
GV : ta có thể sử dụng AutoCorrect ở bảng mã VNI được không ?
Gọi một em lên bảng làm thử.
GV: Khi soan thảo văn bản có khi các em thấy mấy đường gạch chân hình gợn sóng. Vậy nó là cái gì? Làm sao để tắt chúng đi?
Em nào trả lời được cộng điểm.
Hs nghe và trả lời
Hs nghe và trả lời
Hs nghe và trả lời
Chép bài
Hs theo dõi nhận xét và trả lời câu hỏi.
Hs nghe và trả lời câu hỏi.
Hs nghe và trả lời câu hỏi.
15’
2. Gõ tắt và sửa lỗi:
Nội dung chính của việc chỉnh sửa văn bản đó là:
Sửa lỗi: tự động sửa các lỗi chính tả khi chúng ta gõ vào ví dụ như chữ: “nge” thành “nghe”
Gõ tắt là việc chúng ta sử dụng một vài kí tự tắt để tự động gõ được cả một cụm từ dài, làm tăng tốc độ gõ.
Ví dụ: “vn” là chữ viết tắt của “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
Gõ tắt.
Các bước thực hiện:
Mở hộp thoại AutoCorrect. Có hai cách:
+Sử dụng lệnh Tools -> AutoCorrect
+Formatà AutoCorrect à AutoCorrect Option
Thêm một từ viết tắt
Cụm từ sẽ thay thế Cụm từ viết tắt
- Gõ cụm từ viết tắt vào mục Replace
- Gõ cụm từ sẽ thay thế vào mục With
Ví dụ: muốn viết tắt từ “văn bản” bởi “vb” thì:
Replace gõ “vb”
With gõ “văn bản”
Nhấn nút New để ghi thêm từ này vào danh sách viết tắt của Writer.
Xoá đi một từ viết tắt
Để xoá đi một từ viết tắt, thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Khởi động tính năng AutoCorrect;
Bước 2: Tìm đến từ viết tắt cần xoá bằng cách gõ từ viết tắt vào mục Replace.
Ví dụ: muốn xoá từ vb – văn bản vừa thiết lập ở trên, hãy gõ “vb” vào mục Replace;
Bước 3: Nhấn nút Delete để xoá cụm từ viết tắt này.
Chú ý:
+ Sử dụng gõ tắt, sau khi gõ từ viết tắt ta nhấn phím Space hoặc Enter để hoàn thành từ.
+ Để hủy bước tự động sửa lỗi hay gõ xong một cách nhanh chóng, bấm tổ hợp phím Ctrl+Z.
+ Chức năng AutoCorrect không phân biệt hoa thường.
VD: “MB” hoặc “mb” là như nhau.
Sửa lỗi.
Cũng giống như gõ tắt nhưng gõ tắt là ta chủ động để gõ cho nhanh, còn sửa lỗi là thụ động ta không muốn gõ sai nhưng lại gõ sai và máy tự sửa cho ta.
Cài đặt sửa lỗi cũng giống cài đặt gõ tắt.
Chú ý: việc sửa lỗi xảy ra chỉ khi ta đã cài đặt từ đó trong AutoCorrect.
VD: Do lỗi phát âm mà một số người thường gõ sai dấu như: ngả à ngã, sữa xe à sửa xe
Đa số những từ thường sai đã có trong AutoCorrect
Nếu ta muốn thêm từ khác không có trong AutoCorrect thì ta phải tự cài đặt vào AutoCorrect như phần gõ tắt.
Mở rộng:
Chú ý: khi dùng AutoCorrect ở bảng mã VNI, lúc đặt từ mới vào AutoCorrect việc hiển thị sẽ bị lỗi
Nhưng khi ta gõ trong văn bản thì hiển thị đúng.
Tắt chức năng kiểm tra chính tả
Để bỏ chức năng kiểm tra chính tả (sẽ không thấy dấu gạch chân màu đỏ):
ToolàOptions...
Chọn như minh họa dưới đây và chọn OK.
Chú ý: Tùy chọn auto-spellcheck cho phép Writer kiểm tra chính tả trong lúc gõ văn bản, nếu có lỗi sẽ xuất hiện dấu gạch chân màu đỏ dưới từ đó.
4. Củng cố
-Nhắc lại những chức năng mà hệ soạn thảo văn bản cung cấp:
+ Tìm kiếm và thay thế
+ Gõ tắt và sửa lỗi
-Nêu một số yêu cầu tìm kiếm và thay thế để học sinh biết
-Thảo luận: Có nên thường xuyên nhấn replace all không? Khi nào nên nhấn?
5. Bài tập về nhà
-Đọc trước bài 19
Ngày 15 tháng 02 năm 2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an bai 18.doc