Tài liệu Bài giảng Bóng bàn - Hồ Văn Cường: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
------------------
BÀI GIẢNG
MÔN BÓNG BÀN
GIẢNG VIÊN : HỒ VĂN CƯỜNG
Quảng Ngãi, 12/2015
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện thông báo số: 935/TB-ĐHPVĐ của Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng về việc triển khai đưa bài giảng lên website nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thêm tài liệu để nghiên cứu học tập, qua đó đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo theo hệ thống tín chỉ, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, chúng tôi đã biên soạn và giới thiệu đề cương bài giảng môn Bóng bàn với thời lượng 02 tín chỉ, giảng dạy 45 tiết (lý thuyết 15t, thực hành 30t), dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm Giáo dục Thể chất trường Đại học Phạm Văn Đồng.
Chương trình đào tạo cử nhân CĐSP GDTC yêu cầu phải nắm vững kiến thức, kỹ năng thực hành kỹ thuật môn bóng bàn và ứng dụng nó trong thực tiễn GDTC, huấn luyện thể thao ở cơ sở: Đây chính là phần kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ rất quan trọng của người giáo viên GDTC.
Bó...
99 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bóng bàn - Hồ Văn Cường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
------------------
BÀI GIẢNG
MÔN BÓNG BÀN
GIẢNG VIÊN : HỒ VĂN CƯỜNG
Quảng Ngãi, 12/2015
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện thông báo số: 935/TB-ĐHPVĐ của Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng về việc triển khai đưa bài giảng lên website nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thêm tài liệu để nghiên cứu học tập, qua đó đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo theo hệ thống tín chỉ, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, chúng tôi đã biên soạn và giới thiệu đề cương bài giảng môn Bóng bàn với thời lượng 02 tín chỉ, giảng dạy 45 tiết (lý thuyết 15t, thực hành 30t), dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm Giáo dục Thể chất trường Đại học Phạm Văn Đồng.
Chương trình đào tạo cử nhân CĐSP GDTC yêu cầu phải nắm vững kiến thức, kỹ năng thực hành kỹ thuật môn bóng bàn và ứng dụng nó trong thực tiễn GDTC, huấn luyện thể thao ở cơ sở: Đây chính là phần kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ rất quan trọng của người giáo viên GDTC.
Bóng bàn là môn thể thao mang tính quần chúng rộng rãi, mọi đối tượng, lứa tuổi giới tính đều có thể tham gia tập luyện, dụng cụ phương tiện sân bãi phục vụ cho luyện tập, thi đấu môn bóng bàn đơn giản ít tốn kém. Tập luyện bóng bàn giúp nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốtđây là nhu cầu rất quan trọng của con người trong xã hội hiện đại.
Học phần này trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lịch sử phát triển, ý nghĩa, tác dụng môn bóng bàn; nắm bắt và có năng lực hướng dẫn thực hiện được các kỹ thuật cơ bản và phương pháp giảng dạy môn bóng bàn; biết vận dụng 1 số chiến thuật cơ bản trong bóng bàn, cách tổ chức thi đấu, trọng tài bóng bàn cho học sinh phổ thông
Đề cương bài giảng được biên soạn dựa trên giáo trình qui định của Bộ Giáo dục-Đào tạo, kết hợp với các tài liệu, sách tham khảo có liên quan, theo hướng tập trung vào các vấn đề cơ bản nhất, phù hợp với trình độ khả năng tiếp thu của sinh viên, nhưng vẫn đảm bảo nội dung của chương trình.
Để tiếp thu tốt nội dung bài giảng, sinh viên cần tự nghiên cứu học tập kết hợp với các tài liệu tham khảo, tự giác tích cực trong ôn tập, ngoại khóa, tự học và thảo luận nhóm để nắm chắc các nội dung trọng tâm của bài giảng, đồng thời có thể vận dụng vào hoạt động rèn luyện học tập của bản thân cũng như trong thực tiễn công tác sau này.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp chân tình của quí thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn sinh viên để tập bài giảng ngày càng hoàn chỉnh.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ
CHỮ VIẾT TẮC DÙNG TRONG BÀI GIẢNG
CĐSP: Cao đẳng sư phạm
GDTC: Giáo dục thể chất
GV: Giáo viên
HLV: Huấn luyện viên
SV: Sinh viên
TDTT: Thể dục thể thao
VĐV: Vận động viên
Chương 1. LÝ THUYẾT CHUNG (15 Tiết)
1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN
1.1.1. Nguồn gốc về sự ra đời của môn bóng bàn
Bóng bàn là một môn thể thao có từ lâu đời và được mọi người yêu thích. Về nguồn gốc ra đời của nó, hiện có nhiều quan điểm khác nhau. Có nhiều ý kiến khác nhau về sự xuất hiện của môn bóng bàn:
- Có người cho rằng bóng bàn được cải biên từ quần vợt, chơi trên bàn ăn, lưới mắc vào thành ghế. Vì vậy, còn gọi là quần vợt trên bàn (Tennis table).
- Khoảng 1895 cũng lối chơi như trên nhưng đánh bằng bóng nhựa, bóng nhựa dần dần phổ biến. Tiếng bóng nảy kêu “Ping - Pong, Ping - Pong”. Do đó, bóng bàn có tên mới là “Ping - Pong”.
- Có người cho rằng bóng bàn xuất hiện sớm hơn quần vợt. Theo ông Kê-Len (Hungari), cách đây gần 2000 năm, trong cung đình của Nhật Bản đã có trò chơi đá cầu lông. Bóng bàn từ trò chơi này biến đổi thành.
- Cũng có người cho rằng bóng bàn đầu tiên lưu hành ở cung đình Anh và Đức. Nghe nói, có lần Nữ hoàng Anh tặng quà cho Vua Đức là những dụng cụ chơi bóng bàn. Sau đó, từ cung đình lưu truyền ra dân chúng, dần dần thành trò chơi giải trí ở Châu Âu.
- Theo I-Va-Nốp (Liên Xô cũ) trong cuốn sách về huấn luyện bóng bàn của ông có viết: “Đầu thế kỷ 19 trong một số trí thức ở Mat-xcơ-va và Lênin-grát chơi trò chơi có dụng cụ căng bằng dây và bóng bằng Li-e có cắm lông”. Từ đó, dần dần biến thành trò chơi trong nhà, dùng gỗ làm vợt đánh qua lại giữa 2 cái bàn, sau này ghép 2 bàn lại với nhau có lưới bằng sợi. Đó là tiền thân của bóng bàn.
- Theo ông Mông-Ta-Gu, chủ tịch Hiệp hội bóng bàn thế giới. Năm 1880, có công ty dụng cụ TDTT ở Anh bán những thiết bị bóng bàn, nên bóng bàn ra đời khoảng 1880 ở Anh là tương đối chính xác.
Ngoài ra tài liệu lịch sử TDTT các nước cũng không có tư liệu nào nói về bóng bàn ra đời sớm hơn năm 1880.
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của môn bóng bàn
Sự phát triển môn bóng bàn phụ thuộc vào sự cải tiến của thiết bị dụng cụ và những qui định về cách thức chơi (luật). Tuy nhiên, đến năm 1959 mới có qui định chính thức về qui cách của vợt
Quá trình cải tiến của vợt và qui định cách thức chơi, cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và hoàn thiện kỹ thuật mới, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của kỹ, chiến thuật bóng bàn
+ Lúc đầu sử dụng vợt gỗ, do bề mặt cứng, trơn nhẵn nên độ ma sát ít, năng lực khống chế bóng kém, do đó sử dụng kỹ thuật chặn, đẩy là chính, lối đánh đơn điệu. Tiêu chuẩn đánh giá trình độ kỹ thuật là căn cứ vào mức độ chặn bóng, gò bóng, số lần đánh bóng qua lại nhiều hay ít, tính bền bỉ, kiên trì
+ Qua một thời gian, người ta thấy cần phải làm sao để vợt tiếp xúc bóng tăng ma sát, nên cần phải cải tiến vợt gỗ, để tăng hiệu suất đánh bóng. Vì thế, họ nghĩ ra cách dán trên mặt vợt gỗ một lớp da lông thú, nhung, giấy hoặc Li-e. Những chiếc vợt mới này đã cải tiến một phần trình độ kỹ thuật. Đã xuất hiện kỹ thuật cắt bóng và một vài quả vụt đơn thuần.
+ Năm 1902, Vợt Gai cao su ra đời đã đưa trình độ kỹ thuật, chiến thuật bóng bàn tiến lên những bước mới. Vợt gai sao su có tính đàn hồi, biến dạng bên ngoài, nên tác dụng làm tăng thêm ma sát khi vợt chạm bóng, nó còn nâng cao tác dụng đánh bóng. Do đó, không những phát triển thêm kỹ thuật cắt bóng, đồng thời phát triển thêm kỹ thuật tấn công, phạm vi đánh bóng được mở rộng. Trong thời kỳ đầu thịnh hành sử dụng vợt cao su và do kích thước của bàn và lưới lúc đó qui định, đã làm cho phòng thủ lợi hơn tấn công. Vì vậy, xuất hiện nhiều trận đấu kéo dài kiểu Ma-ra-tông.
+ Năm 1952, Vợt mousse xuất hiện, làm tăng ma sát khi đánh bóng, sức đàn hồi lớn, bóng đi nhanh, mạnh, xoáy, làm tăng nhanh tốc độ đánh bóng và phá vỡ đấu pháp của vợt gai cao su. Nghiên cứu quá trình phát triển của môn bóng bàn có thể thấy rằng, cải cách đối với dụng cụ bóng bàn là động lực phát triển trình độ kỹ thuật bóng bàn và đến khi cây vợt mousse ra đời thì xuất hiện kỹ thuật giật bóng, kỹ thuật này đã nâng cao uy lực bóng xoáy và tốc độ phát bóng.
1.1.3. Một số đặc điểm của lối đánh hiện nay
Dựa vào cách cầm vợt, bóng bàn có 2 lối đánh mang tính chất của 2 trường phái:
1.1.3.1. Vợt dọc
Đặc điểm là tích cực chủ động, nhanh và biến hoá khi tấn công, có xu hướng đứng gần bàn tấn công nhanh, đối phó với những quả bóng có sức xoáy mạnh. Bên cạnh lối đánh tốc độ, còn lấy đánh xoáy làm chính.
1.1.3.2. Vợt ngang
Hoàn thiện kỹ thuật tấn công thuận tay, đôi công và giật bóng, còn bên trái thì sử dụng vụt nhanh, ngoài ra còn có một số đấu thủ còn có khả năng giật bóng với sức xoáy lớn, tốc độ nhanh cả thuận lẫn trái tay. Nhiều phong cách tấn công toàn năng của vợt ngang đã xuất hiện.
1.1.3.3. Vợt phản xoáy
Đã xuất hiện một số lối đánh độc đáo mới. Vận động viên dùng vợt phản xoáy đã giành được những thành tích tốt, cũng như lúc mới xuất hiện vợt mousse. Hiện nhiều người quan tâm nghiên cứu đặc tính loại vợt này. (Anti-topspin, vợt chống giật - phản xoáy)
1.1.4. Quá trình phát triển bóng bàn ở Việt Nam
Quá trình phát triển của môn bóng bàn ở Việt Nam không được liên tục, lúc suy, lúc thịnh. Tuy nhiên, bóng bàn Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt trong lĩnh vực quốc gia, khu vực cũng như quốc tế. Để xác định được mức độ tiến triển qua các giai đoạn, chúng ta cần phải hiểu hoạt động của bóng bàn trong từng thời kỳ suy, thịnh để tìm ra hướng đi hợp lý và những giải pháp tích cực để đưa môn bóng bàn nhanh chóng tiến bộ và phát triển trên thao trường quốc tế.
Dựa theo thời gian lịch sử ta có chia sự phát triển của môn bóng bàn nước ta qua các thời kỳ:
- Thời kỳ sơ khai (1920 - 1945)
- Thời kỳ phát triển (1946 - 1952)
- Thời kỳ danh vọng (1953 - 1959)
- Thời kỳ suy sụp (1960 - 1975)
- Thời kỳ phục hưng (1975 đến nay).
1.1.4.1. Thời kỳ sơ khai
Sự xuất hiện môn bóng bàn ở Việt Nam không được ghi nhận chính xác vào ngày tháng năm nào. Nhưng theo các tài liệu thể thao được sách báo ghi nhận thì môn bóng bàn vào thời kỳ này là một trong những phương tiện vui chơi giải trí.
Theo tài liệu của báo TDTT Thành phố Hồ Chí Minh năm 1985, thì vào khoảng năm 1924 nhân một chuyến xuất ngoại sang Singapore, cụ Hồ Quang An đã được chứng kiến nhiều buổi đánh bóng bàn tại một phòng tập thể thao và đã mua 8 cây vợt, 2 cái lưới và một số bóng đem về Sài Gòn phổ biến cho học sinh trường Hồ Ngọc Cẩn.
Vào thời điểm này ta ghi nhận được một số tay vợt tên tuổi ở khắp nơi như: Hà Nội có Lý Ngọc Sơn, Đàm Thế Công, Đinh Công Chất, Nguyễn Lan Hợp, Phó Đức Huy; Sài Gòn có Nguyễn Văn Khai, Trương Vĩnh Các, Ady (thân phụ của Trần Thanh Dương vô địch 70); Miền Tây có Trịnh Lực
1.1.4.2. Thời kỳ phát triển
Thời kỳ này các VĐV hăng say tập luyện tham gia thi đấu, dần dần một số trở thành danh thủ xuất sắc cùng với danh thủ Mai Văn Hòa từ Campuchia trở về hợp thành một lực lượng có khả năng so tài với nước ngoài.
Năm 1951, Việt Nam chính thức là hội viên của Liên Đoàn Bóng Bàn Thế Giới. Trước khi dự giải Vô địch bóng bàn thế giới, Việt Nam đã thi đấu giao hữu tại Pháp và Hà Lan, kết quả khả quan, Trần Quang Nhụy đã thắng vô địch Hà Lan Cor-du-buy. Ngoài ra, còn có tay vợt Trần Văn Liễu cũng thi đấu khá tốt
1.1.4.3. Thời kỳ danh vọng
Năm 1954 đoàn bóng bàn Miền nam Việt Nam dự giải vô địch Bóng bàn Châu Á, tay vợt Mai Văn Hòa vô địch đơn nam. Đôi nam: Hòa-Được giành được huy chương bạc. Năm 1958, Đội tuyển Miền Nam gồm Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết, Trần Văn Liễu đã đoạt huy chương vàng đồng đội nam và đôi nam.
Căn cứ vào thành tích các tuyển thủ thi đấu, ban tổ chức đã sắp Lê Văn Tiết hạng thứ 6 và Mai Văn Hòa hạng thứ 12 trên thế giới. Ngoài ra, còn có cây vợt trẻ Huỳnh Văn Ngọc (18 tuổi), năm 1957 tại giải Vô địch Bóng Bàn thế giới tại Stockholm (Thụy Điển) đã thắng vô địch thế giới Ogimura (Nhật bản). Trong thời kỳ này, bóng bàn Việt Nam như sống trong những giây phút huy hoàng của đỉnh cao trên trường quốc tế. Hình ảnh của ngôi sao sáng Lê Văn Tiết, Mai Văn Hòa đã tỏa sáng trên đấu trường Châu Á trong thời kỳ đó
1.1.4.4. Thời kỳ suy sụp
Đầu năm 1960 một lớp trẻ nổi lên: Lê Văn Inh, Trần Thanh Dương, Phạm Gia Anh đã đại diện cho bóng bàn Việt Nam khi xuất ngoại thi đấu, nhưng tụt hậu về kỹ thuật, yếu kém về kinh nghiệm nên đã thất bại trên đấu trường quốc tế, kế tiếp trong những giải sau đó đội tuyển Việt Nam mất hẳn trong 3 hạng đầu của Châu Á.
Để trẻ hoá lực lượng, Miền nam Việt Nam đã cho đội tuyển đi tập huấn ở Nam Triều Tiên như: Vương Chính Học, Mai Văn Minh, Châu Hậu Ý, tuy nhiên không đem lại kết quả khả quan.
Trong thời kỳ này ở Miền Bắc Việt Nam đã gia nhập làng bóng bàn thế giới với những tay vợt như: Nguyễn Ngọc Phan, Dương Quốc Tuấn, Chu Văn Quế, Nguyễn Thế Ngọc, Nguyễn Thị Mai, Đỗ Thúy Nga và họ đã đạt được những thành tích đáng kể trong các giải đấu khu vực và thế giới.
1.1.4.5. Thời kỳ phục hưng
Năm 1975, đất nước thống nhất, phong trào TDTT nói chung, môn bóng bàn nói riêng có điều kiện phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, kỹ chiến thuật đánh bóng được phát triển lên một tầm cao mới
Trong những năm gần đây, sau thời kỳ Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực ASEAN, bóng bàn Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc, thể hiện được lối đánh khá tiên tiến
Những cây vợt xuất sắc tiêu biểu cho làng bóng bàn hiện đại của nước ta như: Trần Tuấn Anh, Lê Xuân Phong, Nguyễn Minh Hiền, Nguyễn Vinh Hiển. Tham dự giải Bóng bàn quốc tế tại SEA Games (1989), Asian games (1990), đoàn tuyển thủ Việt Nam đã tạo được niềm tin mới cho giới hâm mộ. Tại SEA Games 15 đoạt 3 huy chương bạc. Và mới đây tại SEA Games 18 và 21, VĐV Vũ Mạnh Cường đã xuất sắc đoạt huy chương vàng đơn nam; SEA Games 22, VĐV Trần Tuấn Quỳnh đoạt chức vô địch.
Các địa phương có phong trào phát triển mạnh hiện nay là: Hải Dương, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Tiền Giang
Một số tay vợt mạnh hiện nay là: Đinh Quang Linh, Trần Tuấn Quỳnh, Đoàn Kiến Quốc, Mai Hoàng Mỹ Trang, Xuân Hằng.
Tuy nhiên, dù đã thể hiện được phong cách, lối đánh tương đối phù hợp với bóng bàn hiện đại, nhưng trình độ kỹ chiến thuật của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải được đầu tư, đào tạo tập luyện một cách khoa học, có hệ thống, mới có thể theo kịp trình độ phát triển của bóng bàn quốc tế hiện nay
1.1.5. Hiệp hội Bóng bàn thế giới
ITTF (FEDERATION INTERNATIONAL TABLE TENNIS)
Ngày 15 – 1 – 1926 tại thành phố Berlin nước Đức, bác sĩ Georg Lehman đã đề xuất ý kiến về việc thành lập Hiệp hội bóng bàn thế giới.
Hiệp hội bóng bàn thế giới chính thức được thành lập với đại diện của 7 nước: Áo, Anh, Đức, Hungari, Xứ Gan, Tiệp Khắc và Thụy Điển. Đến năm 1939 có 28 nước tham gia hiệp hội. Đến năm 1975 có 128 nước và khu vực là hội viên ITTF bao gồm: Châu Á: 37 nước, Châu Âu: 32 nước, Châu Phi: 20, Châu Mỹ La Tinh: 25, Bắc Mỹ: 2
và Châu Úc: 4 nước.
Đến nay đã có gần 140 nước thuộc các Châu Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc là thành viên của ITTF. Đại diện cho các Hiệp hội bóng bàn quốc gia có quyền phát biểu trong các kỳ họp cùa ITTF bằng tiếng nói của nước mình với điều kiện phải dịch một trong những thứ tiếng chính thường dùng cho các cuộc họp như: Tiếng Ả rập, Anh, Đức, Nga, Tây Ban Nha.
Trước năm 1939 giải Vô địch bóng bàn thế giới mỗi năm tổ chức một lần. Từ khi thành lập 1926 đến năm 1939 đã tổ chức được 13 lần. Từ năm 1939 đến năm 1945 vì Đại chiến thế giới lần thứ 2 nên không tổ chức. Từ năm 1947 đến năm 1957 tiếp tục tổ chức mỗi năm một lần; tất cả là 11 lần. Từ năm 1957 tổ chức 2 năm một lần. Tính đến 1975 đã tổ chức được 33 lần tại 3 Châu lục (Châu Âu: 27, Châu Á: 5 và Châu Phi: 1). Địa điểm tổ chức giải vô địch bóng bàn thế giới thường do Đại hội đại biểu của Hiệp hội bóng bàn thế giới quyết định.
Các quốc gia có nền Bóng bàn phát triển mạnh nhất hiện nay là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Bỉ, Pháp, .
* Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày nguồn gốc ra đời của môn bóng bàn.
2. Hãy cho biết quá trình phát triển môn bóng bàn ở ViệtNam.
* Câu hỏi thảo luận:
Các giai đoạn phát triển của môn bóng bàn ảnh hưởng thế nào đến sự hình thành và hoàn thiện các kỹ thuật mới ?
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH BÓNG
1.2.1. Nguyên lý chung về đánh bóng
Bóng bàn là môn thể thao có tính đối kháng cao, là hoạt động không theo chu kỳ và đa dạng, phức tạp, biến hóa trong lối đánh, yêu cầu khi đánh bóng là phải chuẩn xác sang bàn đối phương với tốc độ, sức mạnh, sức xoáy và biến hóa điểm rơi
Trình độ kỹ thuật của VĐV bóng bàn gồm 5 yếu tố: chuẩn, nhanh, mạnh, xoáy và điểm rơi
Khi nghiên cứu nguyên lý đánh bóng phải phân tích các đặc điểm, yêu cầu của 5 yếu tố kỹ thuật nêu trên, đồng thời phải hiểu biết về sinh lý, giải phẫu, sinh cơ, sinh hóa thể thaođể giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố đó
5 yếu tố: chuẩn, nhanh, mạnh, xoáy và điểm rơi có tính chất, đặc điểm khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau, có tác dụng bổ sung hỗ trợ cho nhau, cùng tồn tại trong một lối đánh, trong từng loại kỹ thuật
Từ nguyên lý chung về đánh bóng có thể đưa ra 2 yêu cầu như sau:
- Phải đánh bóng chuẩn sang bàn đối phương
- Bóng đánh sang bàn đối phương phải có tốc độ, sức mạnh, sức xoáy và điểm rơi
Để phân tích và luyện tập tốt các kỹ thuật cơ bản của bóng bàn, người ta chia quĩ đạo của đường bóng đánh sang bàn đối phương nẩy lên thành 5 giai đoạn sau:
H.1
1. Bóng vừa nẩy lên
2. Bóng đang đi lên
3. Bóng đến điểm cao nhất
4. Bóng đi xuống
5. Bóng xuống thấp
Dựa vào sự phân chia các giai đoạn bóng bay, ta có thể dễ dàng tập luyện các kỹ thuật cơ bản của bóng bàn
1.2.2. Các yếu tố kỹ thuật của bóng bàn
1.2.2.1. Độ chuẩn xác trong đánh bóng
Để nâng cao độ chuẩn trong đánh bóng, phải nghiên cứu đường bóng đối phương đánh sang: điểm rơi, độ xoáy, bóng nẩy cao thấpđể đưa bóng chuẩn sang bàn đối phương
Độ chuẩn xác khi đánh bóng sang bàn đối phương, phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Độ nẩy của quả bóng khi chạm vợt
- Phương hướng dùng lực khi đánh bóng
- Ảnh hưởng của góc độ mặt vợt tới đường bay của bóng
- Ảnh hưởng của mức độ dùng sức tới đường bay của bóng
- Ảnh hưởng của tính chất bóng xoáy tới đường bay của bóng
- Phương pháp chung tạo đường vòng cung bay của bóng trong tấn công và phòng thủ
1.2.2.2. Tốc Độ
Tốc độ đánh bóng là yếu tố rất quan trọng trong bóng bàn
Nếu đánh bóng tốc độ nhanh dễ làm cho đối phương bị động, lúng túng khi xử lý bóng, ta có thể tạo được nhiều thời gian chuẩn bị để đánh bóng. Trong thực tế đánh bóng, muốn thực hiện tốc độ nhanh, phải phản ứng tốt, xử lý kịp thời mọi tình huống xẩy ra, bước chân di chuyển nhanh nhẹn, để sớm tiếp cận với bóng.
Muốn tăng tốc độ đánh bóng cần chú ý mấy điểm:
- Khi đánh bóng phải đứng gần bàn để rút ngắn cự ly đánh bóng
- Bóng đang nảy lên thì đánh ngay để rút ngắn thời gian đánh trả
- Khi đánh bóng cần tăng nhanh tốc độ lăng tay, phát huy sức của cẳng tay một cách đầy đủ, để rút ngắn biên độ động tác. Đây là sở trường của lối đánh đẩy trái vụt phải, vụt 2 bên gần bàn.
1.2.2.3. Sức xoáy
Bóng xoáy là do phương hướng đánh bóng, lực tiếp xúc, độ ma sát, tốc độ đánh bóng khác nhau; làm cho bóng có độ xoáy, và chiều xoáy khác nhau. Đây là biện pháp trực tiếp để thắng điểm hoặc tạo cơ hội để tấn công dứt điểm
Nguyên nhân phát sinh bóng xoáy:
- Nếu lực tác dụng đi qua tâm bóng, phương dùng lực trùng với phương chuyển động của bóng, thì hầu như bóng không xoáy.
- Nếu lực tác dụng không đi qua tâm bóng, phương dùng lực khác với phương chuyển động của bóng, lúc này hình thành moment lực làm bóng xoáy
Bóng xoáy gồm có các loại
a) Bóng xoáy lên
Vợt chạm bóng phần giữa bóng rồi đánh bóng kéo lên gọi là bóng xoáy lên. Khi đánh bóng xoáy lên phải úp vợt về trước
H.2
b) Bóng xoáy xuống
Vợt đưa từ phía trên xuống dưới, gọi là bóng xoáy xuống, ngược lại với bóng xoáy lên. Nếu gò, cắt, phải ngửa vợt đưa bóng về trước
H.3
c) Bóng xoáy ngang
Không đưa từ trên xuống hoặc từ dưới lên, mà đưa ngang quả bóng, từ phải qua trái hay từ trái qua phải gọi là bóng xoáy ngang.
Muốn tăng lực xoáy cần chú ý 4 điểm sau:
- Tăng lực ma sát.
- Tăng nhanh tốc độ khi vợt chạm bóng.
- Thời điểm dùng lực thích hợp (không sớm hay quá muộn).
- Mặt vợt tiếp xúc bóng thành một đường tiếp tuyến, tránh đập vào bóng.
1.2.2.4. Sức Mạnh
Sức mạnh trở thành một yếu tố quan trọng trong bóng bàn. Đánh bóng có sức mạnh mới đạt hiệu quả cao, nhất là những quả đánh dứt điểm. Trong thực tế vấn đề sử dụng sức mạnh hợp lý, lực đánh bóng hợp lý không đơn giản
Sức mạnh trong bóng bàn chủ yếu là sức mạnh tốc độ, nó phụ thuộc vào sự phối hợp của lườn, thân đúng lúc.
Muốn tăng được sức mạnh khi đánh bóng cần chú ý:
- Lực đánh bóng phải tập trung, phương phát lực gần tâm bóng.
- Ở những động tác dứt điểm: Giật, bạt ... thân người phải nghiêng về sau nhiều để tạo biên độ đánh bóng lớn.
- Sau khi phán đoán, phải di chuyển nhanh đến vị trí đánh bóng thích hợp.
- Ở những động tác đánh mạnh như: đột kích phản công, bóng ở gần người, biên độ động tác nhỏ, cần phải đánh lăng tay nhanh, phát huy cao sức mạnh bộc phát của cẳng tay.
- Khi đánh bóng phối hợp nhanh, cần giữ cho góc độ mặt vợt ổn định.
1.2.2.5. Điểm rơi
Tất cả các đường bóng đánh vào diện đánh bóng (mặt bàn) của đối phương gọi là điểm rơi
Cần đánh bóng dài, ngắn làm cho đối phương di chuyển lên xuống đỡ bóng nhiều lần, có thể trên cùng một đường hoặc khác đường
Khi đánh bóng điểm rơi cần chú ý vị trí đứng của đối phương để đánh vào chỗ trống bắt đối phương di chuyển
Giao bóng cần khống chế bóng trong bàn không để nảy ra bên ngoài
1.2.3. Các điểm mấu chốt cơ bản khi đánh bóng
Khi thực hiện một động tác đánh bóng, chúng ta cần chú ý đến các mấu chốt cơ bản sau đây:
+ Phán đoán bóng đến.
+ Di chuyển bước chân.
+ Giơ tay đánh bóng.
Đây là 3 mấu chốt cơ bản khi đánh bóng bàn.
Khi đối phương đánh bóng sang, việc đầu tiên là phán đoán hướng bóng đến để phán đoán điểm rơi, tính chất xoáy của bóng, sau đó nhanh chóng xác định vị trí thích hợp để đánh bóng được thuận lợi và giơ tay đánh bóng
Kết hợp tốt các điểm mấu chốt này, mới có khả năng đánh bóng chính xác, tiết kiệm được sức và phát huy được sức mạnh khi đánh bóng
1.2.3.1. Phán đoán
Để đánh bóng được chính xác, cần luôn nâng cao năng lực phán đoán. Khi đối phương đánh bóng, không chỉ chú ý đến quả bóng mà điều quan trọng là quan sát động tác đánh bóng của họ.
Quan sát động tác của đối phương cần chú ý mấy điểm sau:
- Căn cứ vào góc độ mặt vợt của đối phương để phán đoán hướng bóng đến.
- Xem phương hướng chuyển động của vợt để phán đoán tính năng bóng xoáy.
- Căn cứ vào biên độ động tác của cẳng tay, cổ tay và tốc độ để phán đoán bóng đến mạnh, nhẹ, điểm rơi và mức độ xoáy.
1.2.3.2. Di chuyển bước chân
Sau khi phán đoán được hướng bóng đến, lực bóng đánh sang mạnh hay nhẹ, tính chất xoáy của bóng và điểm rơi thì cần di chuyển nhanh đến vị trí thích hợp để đánh bóng.
1.2.3.3. Giơ tay đánh bóng
Đồng thời với phán đoán, di chuyển bước chân, phải chú ý đến độ nẩy của bóng, lực xung mạnh hay yếu, chiều và mức độ xoáy của bóngđể quyết định động tác đánh trả lại hợp lý
Cần chú ý 3 điểm sau :
- Nếu dùng chặn đẩy, vụt nhanh thì động tác phải nhanh, vợt tiếp xúc khi bóng vừa nảy lên.
- Nếu vụt thì đánh khi bóng nảy lên ở điểm cao nhất .
- Nếu giật vồng hay cắt thì đợi bóng rơi xuống
Ba mấu chốt trên nó liên quan chặt chẽ với nhau, nó là 3 giai đoạn cơ bản để thực hiện động tác đánh bóng. Nếu yếu 1 trong 3 giai đoạn này, đánh bóng sẽ khó chính xác. Ba giai đoạn này cần hoàn thành trong một thời gian ngắn.
1.2.4. Tính năng của vợt và cách cầm vợt
1.2.4.1. Tính năng của vợt
Có 4 loại vợt chính:
a.Vợt Gai cao su
Gai hình trụ, dàn đều trên toàn bộ mặt vợt. Tùy theo chất lượng cao su của mặt gai, mà nó có độ nảy khác nhau. Vợt cao su có độ nảy điều hoà, dễ khống chế và đánh bóng chuẩn xác. Đối phó với bóng xoáy thuận lợi. Những người thiên về cắt bóng thường sử dụng loại vợt này.
b.Vợt mousse ngửa
Mặt gai ngửa, dưới có dán lớp mousse, khi đánh bóng sức nảy mạnh, lực tập trung, hơi khó khống chế bóng. Nên đánh bóng động tác phải gọn, dứt khoát,
đánh tay nhanh. Loại vợt này thích hợp vói lối đánh líp công và đẩy trái vụt phải.
c.Vợt mousse úp
Khi tiếp xúc với bóng bề mặt bị lõm xuống, có sự biến dạng của gai và mousse ở dưới, nên ma sát với bóng nhiều. Vợt mousse úp thích hợp với lối đánh bóng xoáy.
d.Vợt phản xoáy
Vợt phản xoáy thường có 3 loại: phản xoáy gai, phản xoáy úp, phản xoáy ngửa. Cấu tạo phía trên mặt vợt ít ma sát, mặt cao su có độ lì lớn. Vợt thường dán một mặt mousse úp, một mặt phản xoáy
1.2.4.2. Cách Cầm Vợt
Cách cầm vợt là động tác đầu tiên của người tập bóng bàn, cách cầm vợt có liên quan mật thiết đến việc phát triển và nâng cao kỹ thuật bóng bàn
Có 2 cách cầm vợt chính:
- Cách cầm vợt dọc .
- Cách cầm vợt ngang .
a. Cách cầm vợt dọc (Kiểu cầm hình kìm)
Tương tự như cầm thìa, cầm bút viết, vợt dọc thường sử dụng phổ biến ở một số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số nước ở Đông Nam Á.
Vợt dọc sử dụng một mặt vợt đánh cho cả 2 bên, nên chuyển tay nhanh, cổ tay linh hoạt, đều chỉnh mặt vợt dễ. Đánh bóng thuận tay mạnh, chính xác, giao bóng đa dạng, tấn công nhanh tốt. Vợt dọc cắt bóng khó hơn vợt ngang, phạm vi chiếu cố hẹp, phối hợp giữa tấn công và phòng thủ khó.
Cầm vợt dọc phải biết tác dụng các ngón tay trên mặt vợt. Dưới đây xin giới thiệu 1 kiểu cầm cơ bản:
- Mặt phải vợt: Ngón cái và ngón trỏ dùng lực điều chỉnh giữ lấy cán vợt. Cán vợt nằm ở hố khẩu (giữa ngón cái và ngón trỏ). Đốt thứ nhất của ngón
tay cái tì vào cạnh trái vợt. Đốt thứ 3 của ngón tay trỏ tì vào cạnh phải vợt.
- Mặt trái vợt: Vợt dọc thường sử dụng mặt phải vợt, nhưng các ngón tay đặt ở mặt sau vợt có tác dụng rất lớn. Khi dùng sức và điều chỉnh mặt vợt các ngón tay đặt ở mặt sau có thể như sau:
Ngón tay giữa co tự nhiên tì đỡ phần giữa vợt, ngón đeo nhẫn và ngón út đặt chồng lên ngón giữa. Khi đánh bóng đốt thứ 1 và 2 của ngón giữa dùng sức ấn vào mặt sau vợt, các ngón kia hỗ trợ thêm cho tập trung lực đánh bóng.
b. Cách cầm vợt ngang
Thường sử dụng cả 2 mặt vợt để đánh bóng, nên phạm vi đánh bóng rộng hơn vợt dọc, việc kết hợp giữa tấn công và phòng thủ tốt. Đánh trái tay thuận lợi, cổ tay linh hoạt, có sức mạnh.
Dưới đây xin giới thiệu một kiểu cầm cơ bản:
- Ngón tay cái đặt ở mặt phải vợt, ngón tay trỏ đặt ở mặt trái vợt, ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út nắm lấy cán vợt. Kiểu cầm này tương đối linh hoạt, có thể sử dụng được sức mạnh của cánh tay, phạm vi đánh bóng rộng. Đây là kiểu cầm thuận lợi cho vợt ngang, phát huy kỹ thuật tương đối toàn diện, dễ công, dễ thủ. Để dùng lực thuận lợi khi vụt bóng có thể thay đổi vị trí ngón tay. Nếu vụt nhanh, ngón cái giữ nguyên, ngón trỏ dịch lên một ít để giữ thăng bằng và điều chỉnh góc độ vợt
H.4
1.2.5. Tư thế chuẩn bị cơ bản trong bóng bàn
H.5
Là cơ sở kỹ thuật cho tất cả các động tác dánh bóng, tư thế chuẩn bị hợp lý giúp việc thực hiện động tác nhanh, gọn, ít tốn sức
Cách thực hiện:
- Đứng hai chân rộng bằng vai, hạ thấp trọng tâm và dồn vào nửa chân trên, hai gối hơi khuỵu, tùy theo kỹ thuật thực hiện mà hai chân đứng lệch nhau nhiều hay ít
- Tay cầm vợt để cao ngang ngực, tay còn lại co tự nhiên (vai phía tay cầm vợt thấp hơn vai kia)
- Đầu vợt hướng về phái bàn đối phương, tập trung chú ý, quan sát hướng bóng đến
* Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày các yếu tố kỹ thuật cơ bản trong bóng bàn
2. Phân tích các điểm mấu chốt khi đánh bóng
* Câu hỏi thảo luận:
Điểm mấu chốt nào là cơ bản trong đánh bóng ? Hãy giải thích làm rõ vấn đề đó.
1.3. CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÓNG BÀN
1.3.1. Kỹ thuật bóng bàn cơ bản
1.3.1.1. Khái niệm
Kỹ thuật bóng bàn là tập hợp tất cả các động tác hợp lý nhằm đánh bóng sang bàn đối phương đạt hiệu suất cao nhất
Trong bóng bàn mỗi kỹ thuật đều phải dựa trên nguyên lý chung về đánh bóng, dựa trên mối liên hệ có tính qui luật tương đối ổn định của sự vận động, đó là cấu trúc động tác, dựa trên các đặc tính không gian, thời gian (tư thế cơ thể, quỹ đạo chuyển động). Đặc biệt là các dặc tính về động lực bao gồm sự ảnh hưởng của các loại lực tác động vào bóng
Người ta chia một kỹ thuật đánh bóng thành các giai đoạn tương ứng với chức năng của chúng. Cụ thể:
+ Giai đoạn chuẩn bị: Mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực hiện giai đoạn cơ bản như tư thế đứng, trọng tâm, góc độ cơ thể với bàn, các góc độ của các bộ phận cơ thể
+ Giai đoạn cơ bản: Nhằm trực tiếp giải quyết các nhiệm vụ chính như lực tác động vào bóng, góc độ vợt tiếp xúc bóng, điểm tiếp xúc bóng
+ Giai đoạn kết thúc: Mục đích đưa cơ thể về tư thế thăng bằng để chuẩn bị thực hiện các động tác tiếp theo
1.3.1.2. Tầm quan trọng của kỹ thuật cơ bản
Kỹ thuật cơ bản là cơ sở của mỗi vận động viên, là tiền đề của việc áp dụng chiến thuật. Năng lực thi đấu của vận động viên mạnh hay yếu là căn cứ vào trình độ nắm vững kỹ thuật cơ bản. Kỹ thuật cơ bản càng chính xác, thành thạo thì chiến thuật càng hiệu quả, phong phú, linh hoạt.
Kỹ thuật cơ bản tốt không những giúp ích cho chiến thuật mà còn ảnh hưởng tới trạng thái, tư tưởng thi đấu, thể lực của VĐV. Do đó, người tập phải luyện tập kỹ thuật cơ bản thành thạo, có phong cách lối đánh rõ ràng thì việc tập luyện, vận dụng chiến thuật sẽ mau chóng đạt tới một trình độ điêu luyện.
1.3.1.3. Phân loại kỹ thuật cơ bản
Dựa trên cơ sở phân loại của các nhóm kỹ thuật trong hoạt động thể thao. Trên cơ sở tính chất xoáy của bóng khi chuyển động, của lực khi tác động vào bóng trong bóng bàn. Kỹ thuật cơ bản của bóng bàn được chia thành 4 nhóm chính như sau:
- Kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng
- Kỹ thuật tấn công
- Kỹ thuật phòng thủ
- Kỹ thuật di chuyển
a. Kỹ thuật tấn công: Bao gồm
+ Kỹ thuật tấn công thuận tay: Líp bóng, vụt nhanh, giật bóng, bạt bóng, đập bóng bổng thuận tay
+ Kỹ thuật tấn công trái tay: Líp bóng, vụt nhanh, giật bóng, đột kích trái tay
b. Kỹ thuật phòng thủ: Bao gồm
+ Cắt bóng thuận, trái tay
+ Chặn bóng thuận, trái tay
+ Gò bóng thuận, trái tay
+ Thả bóng bổng thuận, trái tay
c. Kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng:
Thuận tay và trái tay đều có các kỹ thuật sau:
+ Giao bóng xoáy lên
+ Giao bóng xoáy xuống
+ Giao bóng xoáy ngang lên sang phải hoặc trái
+ Giao bóng xoáy ngang xuống sang phải hoặc trái
Trên cơ sở các loại giao bóng đó, người ta vận dụng thành các kiểu giao bóng biến hóa khác nhau
b. Kỹ thuật di chuyển
Di chuyển bước chân đánh bóng có vai trò rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu bóng bàn.
Di chuyển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng kỹ chiến thuật hợp lý, tiết kiệm sức, nâng cao hiệu thi đấu
Di chuyển bước chân có 4 loại: Di chuyển bước đơn, di chuyển đổi bước, di chuyển nhảy bước, di chuyển bước chéo
Hình minh họa kỹ thuật di chuyển đơn bước
H.6
1.3.2. Phương pháp giảng dạy bóng bàn
1.3.2.1. Mở đầu
Giảng dạy bóng bàn là một quá trình sư phạm nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng và tri thức có liên quan
Nội dung giảng dạy bao gồm:
- Các kỹ thuật cơ bản
- Các chiến thuật cơ bản
- Rèn luyện và phát triển thể lực
- Rèn luyện trạng thái tâm lý
- Trang bị các kiến thức có liên quan
1.3.2.2. Những yêu cầu khi tiển hành giảng dạy
- Nắm vững và vận dụng tốt các nguyên tắc, phương pháp giảng dạy
- Giảng dạy và huấn luyện bóng bàn là hai mặt thống nhất trong quá trình sư phạm, nó có tính liên tục, quan hệ mật thiết với nhau
- Giảng dạy kỹ thuật nhất thiết phải gắn với giảng dạy chiến thuật vì kỹ thuật là tiền đề để thực hiện chiến thuật
- Giảng dạy kỹ thuật cơ bản phải theo trình tự sau: Cách cầm vợt, tư thế cơ bản, di chuyển bước chân, các kỹ thuật cơ bản (giao bóng và đỡ giao bóng, chặn đẩy, líp, gò, cắt, giật bóng)
1.3.2.3. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn
a. Cơ sở của phương pháp giảng dạy
- Phương pháp sử dụng lời nói nhằm đưa ra các nhiệm vụ, yêu cầu với người tập, kích thích tư duy điều khiển các nhiệm vụ phân tích đánh giá kết quả, điều chỉnh hành vi người tập (chỉ dẫn, nhận xét đánh giá)
- Phương pháp trực quan bao gồm trình diễn trực tiếp và gián tiếp (làm mẫu và sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác)
- Phương pháp tập luyện bao gồm phương pháp tập có định mức chặt chẽ, không có định mức chặc chẽ, phân chia và tổng hợp, sửa sai động tác
b. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật cơ bản
Đối với người mới tập luyện bóng bàn, phải giảng dạy theo trình tự các bước sau đây:
+ Bước một: Tập cảm giác với bóng
Mục đích xây dựng cho người tập có cảm giác không gian, cảm giác về lực
Biện pháp: Tâng bóng tại chỗ có điều chỉnh về lực
Đánh bóng vào tường với các điểm cố định và thay đổi khoảng cách đứng để tạo cảm giác sử dụng lực
Tâng bóng cho nhau
+ Bước hai: Tập mô phỏng động tác tay không
Mục đích hình thành cho người tập khái niệm, hình dáng động tác
Biện pháp: Tại chỗ thực hiện lăng tay mô phỏng động tác
Di chuyển thực hiện lăng tay mô phỏng động tác
+ Bước ba: Tập luyện với bóng trong điều kiện chủ động
Mục đích là tập đúng cơ bản kỹ thuật động tác về hướng lăng vợt, mức độ dùng lực, tư thế động tác đánh bóng
Biện pháp: Tự thả bóng trên bàn và đánh bóng sang bên bàn đối phương với kỹ thuật tập
Tập lặp lại nhiều lần
+ Bước bốn: Tập luyện với bóng trong điều kiện bị động
Mục đích nâng cao khả năng phán đoán và phối hợp khi dánh bóng
Biện pháp: Người tập ở tư thế chuẩn bị, người phục vụ đưa bóng sang, người tập thực hiện đánh bóng với kỹ thuật
Tập lặp lại nhiều lần, yêu cầu mức độ thực hiện cao hơn
+ Bước năm: Luyện tập các đường bóng cơ bản
Bước đầu tập đánh bóng qua lại trên bàn bằng kỹ thuật chặn, đẩy hoặc một người vụt, một người chặn theo 5 đường bóng cơ bản sau (2 đường chéo và 3 đường thẳng).
Khi luyện tập có thể đánh theo 2 đường chéo: Tăng dần số lần đánh bóng qua lại nhằm củng cố động tác và góc độ mặt vợt, nâng cao tính chuẩn xác. Sau khi đã thuần thục 2 đường chéo thì chuyển sang tập 3 đường thẳng: Trên cơ sở luyện tập các đường bóng cơ bản mà dần dần xác định lối đánh của mình.
+ Bước sáu: Luyện tập kết hợp giữa các điểm, đường và phối hợp các kỹ thuật
Sau khi đã tập tương đối thuần thục một đường đơn giản thì dần dần tăng thêm độ khó và phạm vi đánh bóng bằng cách tập kết hợp giữa điểm và đường. Như vậy, mới thể nâng cao năng lực phán đoán, phản ứng đánh bóng, kỹ xảo động tác, tăng nhanh tốc độ lăng tay 2 bên và di chuyển bước chân linh hoạt.
Có thể căn cứ vào các phương pháp dưới đây để tập luyện từng bước.
- Từ 1 điểm đánh vào 2 điểm: từ 1 điểm bên phải hay bên trái trên bàn mình đánh sang 2 điểm trên bàn đối phương.
- Từ 2 điểm đánh về 1 điểm: từ 2 điểm trên bàn mình đánh sang 1 điển trên bàn đối phương:
- Từ 2 điểm trên bàn mình đánh thuận tay sang 1 điểm bên phải bàn đối phương:
- Từ 2 điểm trên bàn mình đánh thuận tay sang 1 điểm bên trái bàn đối phương.
- Từ 2 điểm trên bàn mình đánh trái tay sang 1 điểm bên phải bàn đối phương.
- Từ 2 điểm trên bàn mình đánh trái tay sang 1 điểm bên trái bàn đối phương.
- Từ các điểm khác nhau đánh về 1 điểm:
Trên cơ sở từ 2 điểm đánh vào 1 điểm, đối phương sẽ đánh trả lại các điểm rơi khác nhau trên bàn. Tập như vậy sẽ tiến thêm một bước nâng cao năng lực phản ứng, kỹ xảo động tác và di chuyển bước chân nhanh nhẹn.
- Đánh ngược đường bóng (2 đường thẳng; 2 đường chéo)
- Thực hiện đánh bóng bằng 2 mặt vợt xen kẽ nhau: một bên đánh 2 đường chéo và một bên đánh 2 đường thẳng. Mục đích để phát triển năng lực phản ứng, tốc độ lăng tay và tư thế đánh bóng
* Chú ý: Khi thực hiện các bước trên cần lưu ý
- Quỹ thời gian cho phép
- Khả năng ban đầu của người tập
- Khả năng tiếp thu kỹ thuật
- Điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyên và một số yêu cầu khác
* Câu hỏi ôn tập:
1. Phân tích các kỹ thuật cơ bản trong bóng bàn
2. Trình bày trình tự các bước trong giảng dạy kỹ thuật cơ bản của bóng bàn
* Câu hỏi thảo luận:
Vận dụng tốt những nguyên tắc và phương pháp giảng dạy bóng bàn có ý nghĩa thế nào trong phát triển năng lực tiếp thu kỹ thuật của người tập ?
1.4. MỘT SỐ CHIẾN THUẬT CƠ BẢN TRONG BÓNG BÀN
1.4.1. Khái niệm
Chiến thuật trong bóng bàn là những phương pháp hình thức tiến hành trong thi đấu một cách hợp lý, có ý thức, có mục đích và đã tính đến điều kiện cụ thể của trận đấu, dựa trên trình độ kỹ thuật để giành thắng lợi
Kỹ thuật và chiến thuật có mối quan hệ chặc chẽ, không tách rời nhau trong thi đấu. VĐV có kỹ thuật tốt, thực hiện điêu luyện thì chiến thuật sẽ rất phong phú, đa dạng và tạo được nhiều thuận lợi trong thi đấu để giành kết quả cao
Chiến thuật bóng bàn có thể hiểu là những đấu pháp chủ yếu tiến hành trong suốt thời gian của trận đấu và nó bao gồm nhiều chiến thuật cụ thể
Trong thi đấu, VĐV bóng bàn phải biết lựa chọn các chiến thuật sao cho hợp lý và vận dụng linh hoạt để đạt hiệu quả tốt
1.4.2. Các nguyên tắc khi vận dụng chiến thuật
Vận dụng chiến thuật phải có mục đích, có kế hoạch, lấy ưu điểm của mình tấn công vào điểm yếu của đối thủ, làm cho họ không phát huy được sở trường và hạn chế được nhược điểm của bản thân
Quán triệt và thực hiện tốt những chiến thuật được đưa ra, ngay từ đầu trận đấu cố gắng giành thế chủ động trong đánh bóng, áp dụng kỹ thuật linh hoạt khéo léo, phát huy khả năng cao nhất. Trong điều kiện thuận lợi phải áp đảo đối phương, không bỏ lỡ thời cơ
Khi bị động, cần bình tĩnh, linh hoạt xử lý tình huống nhanh, chuẩn xác, hợp lý, cố gắng giành lại thế chủ động về chiến thuật, điều hòa nhịp độ trận đấu để đạt thắng lợi cuối cùng
1.4.3. Các yêu cầu khi vận dụng chiến thuật
Phải có kỹ thuật cơ bản vững vàng, toàn diện và vận dụng tốt trong những tình huống khác nhau
Phải có thể lực tốt để phát huy cao nhất khả năng về kỹ thuật
Phải chuẩn bị trạng thái tâm lý thi đấu tốt để phát huy hiệu quả về kỹ chiến thuật
Trong tập luyện và thi đấu cần hiểu sâu sắc về các chiến thuật và cơ sở khoa học đề ra chiến thuật đó
Khi sử dụng các chiến thuật cụ thể cần lưu ý tới điểm những điểm riêng của nó và biết vận dụng đúng trong từng trường hợp. Ví dụ: đánh bóng gần lưới, sử dụng kỹ thuật bạt bóng, giật bóng xoáy ngang, thực hiện phòng thủ phản công
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến thuật thi đấu
Tư tưởng chỉ đạo chiến thuật
Trình độ kỹ thuật
Trình độ thể lực
Phương pháp vận dụng chiến thuật
Trạng thái tâm lý thi đấu, phong cách thi đấu.
1.4.5. Phân loại chiến thuật
Dựa vào lối đánh của VĐV để chia thành các loại hình chiến thuật và từ đó lại chia thành các chiến thuật cụ thể, phù hợp với từng lối đánh, cụ thể:
- Chiến thuật tấn công đối phó tấn công
- Chiến thuật tấn công đối phó phòng thủ
- Chiến thuật phòng thủ đối phó tấn công
- Chiến thuật phòng thủ đối phó phòng thủ
- Chiến thuật công thủ kết hợp
- Chiến thuật giao bóng công
Dựa vào vị trí đứng của VĐV, người ta chia làm hai loại lối chơi
- Lối đánh tấn công nhanh gần bàn
- Lối đánh tấn công ở cự ly trung bình
1.4.6. Một số chiến thuật cơ bản
1.4.6.1. Chiến thuật giao bóng công
Là chiến thuật dùng giao bóng đưa đối phương vào thế bị động, tạo cơ hội tấn công ngay
Giao bóng công phải được biến hóa cho phù hợp với ý đồ chiến thuật. Khi thực hiện cần chú ý đến các yếu tố kỹ thuật trong đánh bóng
Một số chiến thuật giao bóng công:
- Giao bóng nhằm thắng điểm trực tiếp
- Giao bóng để tranh thủ sử dụng kỹ thuật mạnh của mình
- Giao bóng để kiềm chế đối phương
Yêu cầu của chiến thuật giao bóng công:
- Giao bóng vào chỗ trống phía bàn đối phương
- Giao bóng theo đường thẳng và chéo luân phiên
- Giao bóng biến hóa bằng sự khéo léo linh hoạt của cổ tay
- Giao bóng sát lưới, khai thác tối đa nhược điểm của đối phương
- Giao bóng xong, phải phán đoán bóng đánh trả để tấn công ngay
Một số hình thức giao bóng công
- Giao bóng công nhanh, mạnh, nhẹ kết hợp điểm rơi
- Giao bóng xoáy ngang lên, xuống kết hợp điểm rơi
- Giao bóng xoáy lên, xoáy xuống kết hợp điểm rơi
- Giao bóng xoáy và không xoáy kết hợp điểm rơi
- Giao bóng xoáy tổng hợp và sức mạnh
1.4.6.2. Chiến thuật đôi công
Là chiến thuật lấy tấn công là chính để đối phó với đối phương có cùng chiến thuật với mình. Trong đôi công, sức bền tốc độ là cần thiết và rất quan trọng
Một số lối đánh đôi công
Tấn công 2 bên đối phó với đẩy trái, vụt phải
Đẩy trái, vụt phải đối phó tấn công 2 bên
Đẩy trái, vụt phải đối phó đẩy trái, vụt phải
Giật bóng đối phó tấn công 2 bên
Tấn công 2 bên đối phó giật bóng
Di chuyển vụt bóng 1 bên
1.4.6.3. Chiến thuật giật bóng
Dùng để đối phó với các kỹ thuật phòng thủ như gò, cắt bóng bằng cách sử dụng kỹ thuật giật bóng biến hóa điểm rơi như giật xung, giật vồng
Khi sử dụng cần lưu ý:
- Líp phải sau đó giật trái
- Đối phương cắt bóng sang chéo bàn, ta giật bóng theo đường thẳng và ngược lại
- Giật bóng thay đổi đường đi của bóng sau đó đánh bóng vào giữa bàn đối phương
- Giật bóng liên tục vào một góc rồi giật vào góc kia
1.4.6.4. Chiến thuật gò công
Là chiến thuật phòng thủ tích cực, gò bóng biến hóa điểm rơi, gò nhanh chậm tạo cơ hội dứt điểm
Các hình thức:
- Gò bóng vào 2 góc rồi tấn công
- Gò bóng ngắn dài rồi tấn công
- Gò bóng xoáy và không xoáy rồi tấn công
* Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày các nguyên tắc và yêu cầu khi vận dụng chiến thuật.
2. Hãy cho biết một số chiến thuật cơ bản của bóng bàn
* Câu hỏi ôn thảo luận:
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chiến thuật thi đấu trong bóng bàn
1.5. KỸ CHIẾN THUẬT ĐÁNH ĐÔI
Đánh đôi trong bóng bàn rất quan trọng, đòi hỏi phải nhanh nhẹn, phản ứng nhanh và phối hợp giữa 2 người tốt. Về kỹ thuật cơ bản cũng giống như đánh đơn, chỉ khác là 2 người thay nhau lần lượt luân phiên đánh bóng (không giống đánh đôi trong quần vợt hay cầu lông). Vì vậy, yêu cầu 2 người phải phối hợp chặt chẽ. Để đạt hiệu quả cao trong đánh đôi thì việc lựa chọn người đứng chung với mình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
1.5.1. Đặc điểm của đánh đôi
Giao bóng phải đúng qui định của luật bóng bàn
Sau giao bóng, mỗi người luân phiên đỡ bóng một lần cho đến khi kết thúc quả đó
Sau 2 quả phải đổi người đỡ giao bóng
1.5.2. Yêu cầu trong đánh đôi
Kỹ thuật đánh đôi cũng như đánh đơn nhưng yêu cầu phải nhanh, linh hoạt và có sự phối hợp tốt giữa 2 người
Muốn đánh đôi có hiệu quả cần lựa chọn đôi phù hợp về lối đánh, cách đánh, di chuyển, để luyện tập và hình thành đường nét phối hợp ăn ý, thực hiện tốt chiến thuật đề ra
1.5.2.1. Nguyên tắc lựa chọn xếp đôi
- Có cùng một lối đánh giống nhau (Tấn công hay phòng thủ)
- Có cùng một lối đánh nhưng không cùng vị trí đứng (1 người gần bàn, 1 người xa bàn)
1.5.2.2. Phương pháp lựa chọn xếp đôi
+ Phối hợp tương đối khá:
- Một người tay phải, một người tay trái.
- Một người vụt thuận tay, một người vụt trái tay giỏi.
- Hai người vụt được 2 bên.
- Một người cắt gần bàn phối hợp với một người cắt xa bàn.
+ Phối hợp tương đối kém:
- Hai người sử dụng một lối đánh đẩy trái vụt phải.
- Hai người cùng phòng thủ vững, phản công kém như vậy bị động nhiều.
+ Phối hợp kém:
- Người đánh vụt xa bàn phối hợp với người chuyên cắt bóng xa bàn.
- Người có lối đánh vụt gần bàn phối hợp với người chuyên cắt bóng gần bàn. (Hai trường hợp này cùng vị trí đứng lại không vụt hay cắt bóng liên tục).
1.5.2.3. Chiến thuật trong đánh đôi
+ Di chuyển trong tấn công
- Một người đứng trước, một người đứng sau.
- Hai người đứng ngang nhau.
+ Di chuyển trong phòng thủ
- Gần giống như trong tấn công nhưng ít di chuyển ngang, phần lớn di chuyển theo vòng tròn hay đường chéo
+ Giao bóng trong đánh đôi
- Giao bóng trong đánh đôi rất quan trọng, yêu cầu khi giao phải hạn chế khả năng tấn công gay của đối phương
- Phải tạo điều kiện cho đồng đội thực hiện tốt các ý đồ chiến thuật trong đánh bóng
- Khi giao bóng phải ký hiệu báo cho đồng đội biết kiểu giao, tính chất xoáy để thuận lợi cho quả đánh tiếp theo
+ Đỡ giao bóng trong đánh đôi
Người đỡ giao bóng cần chú ý vị trí của người giao bóng để xác định phương hướng giao bóng đồng thời chuẩn bị đối phó, quyết định cách đánh
Cần chú ý phán đoán chính xác bóng đối phương đánh sang để quyết định đánh trả hợp lý
Cụ thể cần lưu ý:
- Nếu người không giao bóng đứng lệch sang trái thì đánh nhanh về chỗ trống phía bàn đối phương
- Nếu người không giao bóng đứng xa bàn thì đánh bóng gần bàn
- Người giao bóng di chuyển về hướng nào thì đánh bóng về hướng đó
- Phát hiện đối phương đánh bóng thuận hoặc trái tay tốt thì đánh bóng ngược với hướng đó
- Đối phương đánh bóng tốt cả 2 bên thì đánh vào giữa người của họ
1.5.2.4. Những điều cần chú ý khi đánh đôi
- Phát hiện sở trường, sở đoản của đối phương, lấy người khá của mình đánh vào người yếu của đối phương.
- Phải phân biệt người đánh chính, người phụ và có phương án hỗ trợ cho nhau
- Phải tin tưởng đồng đội, hợp tác đoàn kết và nắm được ý định của nhau trong thi đấu.
- Phải thường xuyên cùng nhau tập luyện, động viên nhau trong thi đấu, thắng không chủ quan, thua cần bình tĩnh xử lý để giành lại thế chủ động
- Đảm bảo giao bóng và đỡ giao bóng tốt. Nên chọn giao bóng trước, người giao tốt thì giao trước. Nếu nắm được tình hình của đối phương thì nên chọn đỡ giao bóng trước
* Câu hỏi ôn tập:
1. Những điểm nào cần chú ý trong thi đấu đôi ?
2. Trình bày những yêu cầu, nguyên tắc khi lựa chọn xếp đôi.
* Câu hỏi ôn thảo luận:
Phân tích phương pháp lựa chọn xếp đôi trong thi đấu bóng bàn
1.6. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU VÀ TRỌNG TÀI MÔN BÓNG BÀN
1.6.1. Khái niệm thi đấu
Thi đấu là một hình thức kiểm tra kết quả của cá nhân hay tập thể, sau một quá trình học tập và huấn luyện nhằm đánh giá trình độ chuyên môn. Về mặt tư tưởng và đạo đức thi đấu cũng là một hình thức rèn luyện ý chí ngoan cường, phẩm chất tốt đẹp của vận động viên. Thi đấu bóng bàn cũng nhằm mục đích như các môn thể thao khác.
1.6.2. Những vấn đề có tính nguyên tắc khi tổ chức thi đấu
Để tổ chức thi đấu tốt một giải bóng bàn cần làm tốt các vấn đề cơ bản sau:
1.6.2.1. Công tác chuẩn bị
a. Soạn thảo điều lệ giải
Điều lệ giải rất quan trọng, nó bao gồm những qui định cần thiết về mọi việc, từ hình thức, nội dung, xác định kết quả thi đấu, tổng kết giải
Ban tổ chức dựa vào điều lệ giải để điều hành các trận đấu, cơ sở xây dựng điều lệ giải phải đảm bảo tối ưu việc thực hiện của cơ sở
Nội dung điều lệ giải bao gồm:
- Mục đích ý nghĩa, tính chất cuộc thi
- Đơn vị lãnh đạo, tài trợ cuộc thi
- Điều kiện, đối tượng tham gia, thủ tục dự thi
- Thời gian và địa điểm tổ chức
- Nội dung và hình thức tổ chức thi đấu, cách tính điểm xếp hạng
- Luật, lệ áp dụng trong thi đấu
- Kinh phí tổ chức, khen thưởng, kỷ luật
- Một số vấn đề khác (trang phục, trình tự đăng ký, bốc thăm, khai mạc, tổng kết, liên hoan)
b. Tổ chức học tập điều lệ
Sau khi soạn thảo xong, được phê duyệt của lãnh đạo, cần gởi về cho các cơ sở nghiên cứu, quán triệt và chuẩn bị tốt
c. Đăng ký danh sách VĐV tham gia
Cần gởi danh sách đăng ký về Ban tổ chức đúng thời hạn và đăng ký theo qui định, để thuận lợi trong sắp xếp kế hoạch , chương trình thi đấu
d. Xếp lịch, rút thăm , chia bảng
+ Xếp lịch
Lịch thi đấu được xây dựng từ kết quả rút thăm theo qui định của điều lệ
Nguyên tắc khi xếp lịch:
- Công bằng và hợp lý (số trận và thời gian nghỉ)
- Cần qui định trước thời gian và dịa điểm thi đấu của từng trận
- Đảm bảo an toàn về sức khỏe cho VĐV
- Có thời gian dự trữ
+ Chia bảng
Tùy theo hình thức tổ chức thi đấu (đồng đội, vòng tròn, loại trực tiếp) mà tiến hành chia bảng cho hợp lý, khoa học
+ Rút thăm
Căn cứ vào thể thức thi đấu để tiến hành rút thăm, sao cho công bằng, vô tư theo đúng qui định của điều lệ giải
e. Thành lập Ban tổ chức thi đấu
Tùy theo qui mô và hình thức thi đấu mà thành lập ban tổ chức, thông thường trong ban tổ chức gồm có:
+ 1 Trưởng ban: thường là thủ trưởng đơn vị đăng cai, có trách nhiệm chỉ đạo chung.
+ 1 hoặc 2 Phó ban:
- Phó ban phụ trách công tác tổ chức.
- Phó ban phụ trách chuyên môn.
+ Một số ủy viên:
- Ủy viên phụ trách chuyên môn.
- Ủy viên phụ trách y tế.
- Ủy viên phụ trách tài chánh.
- Ủy viên phụ trách cơ sở vật chất
Ban tổ chức có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của giải.
Để tiến hành tổ chức một giải thi đấu bóng bàn đạt kết quả cao ban tổ chức cần làm tốt 3 khâu sau đây:
- Công tác chuẩn bị.
- Điều khiển quá trình thi đấu.
- Công tác sơ kết, tổng kết giải
1.6.2.2. Quá trình thi đấu
Mỗi bộ phận trong ban tổ chức, đã được phân công có trách nhiệm theo dõi, điều hành toàn bộ hoạt động của giải
1.6.2.3. Kết thúc giải
Họp rút kinh nghiệm, đánh giá tổng kết
Tổ chức lễ bế mạc, khen thưởng
1.6.3. Phương pháp và các hình thức tổ chức thi đấu
1.6.3.1. Các nội dung thi đấu của bóng bàn
Đồng đội nam, đồng đội nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ, đơn nam, đơn nữ
1.6.3.2. Phương pháp tổ chức thi đấu đồng đội trong bóng bàn
a. Trước năm 1991, bóng bàn có các thể thức thi đấu sau:
* Đồng đội nam thi đấu theo thể thức SWAYTHLING
XYZ
ABC
X
Y
Z
A
1
9
5
B
4
2
7
C
8
6
3
* Đồng đội nữ thi đấu theo thể thức COORBILLON
XY
AB
X
Y
A
1
4
3 (Trận đôi)
B
5
2
b. Tại giải bóng bàn vô đich thế giới năm 1991, ITTF quyết định tổ chức giải đồng đội nam và nữ giống nhau, với qui định mới về thể thức thi đấu như sau:
+ Nguyên tắc
Mỗi đội đăng ký tối đa 05 VĐV tham gia
Tùy theo từng trận sẽ cử 03 VĐV của đội mình thi đấu với 03 VĐV đội bạn
Thi đấu 05 trận đơn (thắng 03 trận là thắng chung cuộc)
Mỗi trận đơn diễn ra trong 05 hiệp đấu (thắng 03 hiệp là thắng chung cuộc)
+ Cách thức tiến hành
Ban tổ chức cho huấn luyện viên 2 đội tham gia thi đấu, rút thăm chọn ưu tiên mã hiệu (ABC hay XYZ)
Huấn luyện viên bí mật ghi tên VĐV sẽ thi đấu vào phiếu có mã hiệu đó và gởi về ban tổ chức
Ban tổ chức căn cứ vào phiếu đó để lên danh sách thứ tự VĐV thi đấu theo thứ tự trận đấu đã được qui định trước
+ Thứ tự các trận đấu như sau:
Trận 1: A gặp X
Trận 2: B gặp Y
Trận 3: C gặp Z
Trận 4: A gặp Y
Trận 5: B gặp X
1.6.3.3. Các hình thức tổ chức thi đấu trong bóng bàn
a. Thi đấu loại trực tiếp (1 lần thua)
Là trong quá trình thi đấu VĐV (đôi VĐV) thua sẽ bị loại ngay
Uu điểm là tiết kiệm được thời gian, kinh phí
Nhược điểm là không đánh giá chính xác trình độ các VĐV tham gia
* Cách thức tiến hành
Nếu số VĐV hoặc số đội tham gia trùng với 2n (n: nguyên, dương) thì ta lập sơ đồ thi đấu và lần lượt rút thăm vào các vị trí
Nếu số VĐV hoặc số đội tham gia không trùng với 2n (n: nguyên, dương) thì ta tính số VĐV (Đội) phải thi đấu vòng phụ, để sao cho vào vòng thi đấu chính thức, số VĐV (Đội) còn lại trùng với 2n
Công thức tính vòng đấu phụ : X = 2 ( A - 2n )
Trong đó: X là số VĐV (Đội) tham gia vòng đấu phụ
A là tổng số VĐV (Đội)
2n < A và gần A nhất
Tổng số trận đấu: Y = A – 1 ; nếu có trận tranh giải 3 thì Y = A
Ví dụ: Có 11 VĐV (đội) tham gia thi đấu loại trực tiếp, ta vẽ sơ đồ thi đấu như sau
Theo công thức ta có: X = 2 . (11 - 2 3 ) = 6 đội
Như vậy có 6 đội thi đấu vòng đấu phụ (Vòng 1: V1)
Biểu đồ thi đấu của 11 đội như sau:
V1 V2 V3 V4
7
7
8
1
7
4
4
6
6
9
6
10
11
11
1
2
3
4 7
5
6
b. Thi đấu vòng tròn (1 lượt)
Là các VĐV (đội) lần lượt gặp nhau để thi đấu theo thứ tự của kết quả rút thăm, căn cứ thành tích thi đấu để tính điểm, xếp hạng
Uu điểm là đánh giá chính xác trình độ các VĐV tham gia
Nhược điểm là mất nhiều thời gian, tốn kém kinh phí
* Cách thức tiến hành
Dựa vào số VĐV (đội) tham gia để lập các bảng xếp vòng thi đấu, sau đó cho rút thăm số thứ tự và xác định thứ tự các trận đấu diễn ra
Cụ thể:
* Tính số trận đấu: X = A (A – 1)
2
Trong đó : X là tổng số trận đấu
A là số VĐV (đội) tham gia
* Tính số vòng đấu: D
- Nếu số VĐV (đội) tham gia là chẵn thì D = A – 1
- Nếu số VĐV (đội) tham gia là lẽ thì D = A
* Cách tính điểm: Thắng 1, thua 0
* Cách xếp hạng: Số điểm, đối đầu trực tiếp, hiệu số ván thắng/thua, hiệu số tổng điểm thắng/thua, rút thăm
Ví dụ: Có 6 đội tham gia thi đấu
Tổng số trận đấu là:
Số vòng đấu là: D = 6 – 1 = 5 vòng.
Biểu đồ thi đấu: 6 vận động viên (đội)
CÁC VÒNG ĐẤU
I
II
III
IV
V
1 gặp 6
1– 5
1– 4
1– 3
1– 2
2 – 5
6 – 4
5 – 3
4 – 2
3 – 6
3 - 4
2 – 3
6 – 2
5 – 6
4 – 5
1.6.4. Phương pháp trọng tài môn bóng bàn
Trong một trận đấu có:
- 1 trọng tài chính.
- 2 trọng tài biên.
- 1 trọng tài báo bảng điểm.
- 1 trọng tài theo dõi thời gian.
Trọng tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ trận đấu. Từ khi rút thăm để chọn giao bóng, chọn bàn cho đến khi kết thúc trận đấu, đấu thủ ra khỏi bàn thi đấu.
1.6.4.1. Nhiệm vụ chung của trọng tài
Có đạo đức tốt, tích cực nghiên cứu học tập chuyên môn nghiệp vụ
Thường xuyên rèn luyện thể lực, đảm bảo điều khiển chính xác các trận đấu khi làm nhiệm vụ
Nắm chắc luật lệ, phương pháp trọng tài, điều hành tốt các trận đấu
Nghiêm chỉnh tuân theo luật và qui định của điều lệ giải, sáng suốt trong phán đoán và nhận định, bình tĩnh và linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra trong thi đấu
Luôn khiêm tốn lắng nghe ý kiến góp ý, rút kinh nghiệm, điều hành thi đấu không thiên vị và cảm tình cá nhân
1.6.4.2. Quyền hạn của trọng tài (xem luật bóng bàn)
1.6.4.3. Công tác của trọng tài trong một trận đấu
+ Bắt đầu vào trận đấu
Sau khi đưa các đấu thủ ra khu vực thi đấu và làm mọi thủ tục với khán giả, với nhau xong. Trọng tài chính bắt đầu cho đánh thử 2 phút (nếu trong buổi đó đã thi đấu 1 lần rồi thì đánh thử 1 phút). Sau khi đánh thử xong, trọng tài chính cầm bóng và tuyên bố bắt đầu trận đấu, bóng được trao cho đấu thủ chọn giao bóng trước. Đồng thời trận đấu bắt đầu theo lệnh của trọng tài.
+ Vào trận đấu:
Trọng tài chính phải điều hành toàn bộ trận đấu, xem xét về mặt kỹ thuật cũng như đạo đức tác phong của VĐV, để bắt lỗi kỹ thuật và cảnh cáo nhắc nhở khi có những biểu hiện xấu về đạo đức. Đồng thời là người tuyên bố điểm trong ván đấu và trận đấu.
Trọng tài chính cần phối hợp với trọng tài biên và người báo bảng điểm để công bố điểm cho thống nhất. Phải công bố điểm của người giao bóng trước và người đỡ giao bóng sau. Trường hợp không thống nhất về điểm và lỗi kỹ thuật giữa trọng tài chính, trọng tài biên và người báo bảng điểm, thì cần có sự hội ý thống nhất sau đó trọng tài chính sẽ công bố điểm. Trong trường hợp cần thiết, phải có giải thích về sự bắt lỗi của mình cho đấu thủ và khán giả biết. Nhưng điều quan trọng là chỉ khi nào trọng tài chính công bố điểm, lúc đó mới được báo điểm trên bảng. Trường hợp cần áp dụng luật giao bóng luân lưu thì trọng tài chính phải tuyên bố rõ ràng và người phụ trách theo dõi thời gian lúc này phải theo dõi số lần đánh bóng luân lưu.
+ Kết thúc một ván đấu:
Trọng tài phải công bố người thắng, người thua cùng với tỷ số của họ và cho các đấu thủ đổi bên đứng.
+ Kết thúc một trận đấu:
Trọng tài chính cũng phải công bố rõ ràng người thắng, người thua và tỷ số ván đầu của họ. Sau đó làm thủ tục và ký biên bản.
1.6.4.4. Một số ký hiệu của trọng tài
Trong trận đấu các trọng tài thường dùng khẩu lệnh và ký hiệu để thông báo cho đấu thủ và khán giả hiểu rõ tình hình và diễn biến của cuộc đấu, trọng tài có thể vừa dùng khẩu lệnh vừa dùng ký hiệu hoặc 1 trong 2 biện pháp đó.
Một số ký hiệu thường dùng
- Được điểm: giơ tay cao ngang vai, bàn tay phía đấu thủ được điểm nắm lại.
- Bóng chạm lưới: tay đưa thẳng ngang lưới lòng bàn tay úp.
- Bóng ra ngoài: giơ tay lên ngang vai và hất lòng bàn tay ra phía sau.
- Giao bóng, đỡ giao bóng: đưa tay về phía đấu thủ, lòng bàn tay ngửa.
- Đẩy bàn: hai bàn tay xòe để trước ngực lòng bàn hướng ra trước, làm động tác đẩy ra trước vài lần.
- Đổi bên đứng: hai tay bắt chéo trước ngực, lòng bàn tay hướng vào trong mình.
- Trúng cạnh bàn: ngón tay trỏ chỉ vào chỗ bóng chạm cạnh bàn.
- Bóng chạm vợt: dùng nắm tay này đặt vào lòng bàn tay kia để trước ngực.
- Bóng nảy 2 lần: giơ 2 ngón tay (trỏ và giữa) ngang vai
1.6.5. Luật bóng bàn (xem phụ lục)
* Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày phương pháp thi đấu đồng đội trong bóng bàn
2. Trình bày phương pháp thi đấu poại trực tiếp trong bóng bàn
3. Hãy cho biết công tác trọng tài trong một trận đấu bóng bàn
* Câu hỏi thảo luận:
Hãy biên soạn điều lệ giải bóng bàn cấp cơ sở
Chương 2: THỰC HÀNH KỸ THUẬT BÓNG BÀN (30 tiết)
2.1. KỸ THUẬT GIAO BÓNG VÀ ĐỠ GIAO BÓNG
2.1.1. Kỹ thuật giao bóng
2.1.1.1. Tầm quan trọng của kỹ thuật giao bóng:
Giao bóng là một kỹ thuật cơ bản của bóng bàn, là khâu quan trọng bắt đầu đưa bóng vào cuộc. Người nào nắm quyền giao bóng sẽ có ưu thế chủ động đánh bóng theo ý muốn. Nếu giao bóng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các kỹ thuật khác có hiệu quả
2.1.1.2. Mục đích
Mục đích cao nhất của giao bóng là thắng điểm trực tiếp.
Uy hiếp đối phương, buộc đối phương bị động đưa bóng trở lại để ta có cơ hội đánh bóng dứt điểm
Khống chế đối phương buộc họ đỡ bóng theo ý của ta, tạo điều kiện cho ta giành thế chủ động
Trong bóng bàn hiện đại giao bóng là một thủ thuật đặc biệt, khác cơ bản với những thủ thuật khác, mục đích cuối cùng là đưa bóng nhanh vào cuộc, là phương tiện tấn công tích cực cho phép thắng điểm ngay bằng quả giao bóng đầu tiên.
2.1.1.3. Phân loại giao bóng
Kỹ thuật giao bóng rất đa dạng và biến hoá, có rất nhiều kiểu giao bóng. Dựa vào đặc điểm và tính chất của đường bóng đánh đi, mà chia kỹ thuật giao bóng thành các loại sau:
- Giao bóng thường (giao bóng mạnh, nhẹ).
- Giao bóng xoáy lên.
- Giao bóng xoáy xuống.
- Giao bóng xoáy ngang (sang phải, sang trái).
Trong khi thực hiện động tác giao bóng ta có thể giao bóng thuận tay, giao bóng
trái tay, hoặc né người giao bóng thuận tay.
* Giao bóng thường
Thường dùng các động tác giao bóng nhanh, mạnh hoặc giao bóng nhẹ. Giao bóng thường là động tác đánh bóng sao cho lực đánh bóng đi qua tâm bóng, chủ yếu là lực đẩy bóng về trước còn lực tạo xoáy rất ít. (xoáy ít ở đây là do lực cản của không khí và lực hút của trái đất).
Giao bóng nhanh, mạnh kết hợp giao bóng nhẹ thay đổi tốc độ và điểm rơi tạo cơ hội tấn công, gọi là giao bóng tốc độ.
* Giao bóng xoáy xuống
Người giao bóng được quyền đứng bất kỳ điểm nào bên bàn của mình (nhưng không được phạm luật), dùng tay không cầm vợt tung bóng lên cao chờ bóng rơi xuống thấp rồi dùng lực cổ tay và cẳng tay (chủ yếu cổ tay) tác động ngay phần giữa - dưới quả bóng hoặc phần dưới quả bóng. Hướng lực chếch từ trên xuống dưới và ra trước. Khi tiếp xúc với bóng xong, vợt có chiều hướng nằm ngang so với mặt bàn. Khi giao bóng xoáy xuống cần chú ý giao bóng rơi càng gần lưới càng tốt. Độ xoáy xuống nhiều hay ít được điều chỉnh theo cổ tay. Nên giao bóng xoáy xuống theo điểm rơi phù hợp với ý đồ chiến thuật của mình và điều chỉnh hợp lý sao cho đối phương bị động, không tấn công ngay được
* Giao bóng xoáy lên
Giao bóng xoáy lên nói chung giống như giao bóng xoáy xuống. Nhưng khác ở chỗ vợt tiếp xúc với bóng phải tiếp xúc vào phần trên của quả bóng hướng lực thì từ dưới lên trên và ra trước. Giao bóng xoáy lên cần phải tác động mạnh, nhanh vào bóng và cũng giống như bóng xoáy xuống, cần kết hợp điểm rơi để đưa đối phương vào thế bị động. Giao bóng xoáy lên có một nhược điểm rất rõ là dễ dàng bị đối phương phát hiện và bị tấn công lại (bóng xoáy lên dễ bị tấn công hơn bóng xoáy xuống)
H.7
* Giao bóng xoáy ngang
Có 2 hướng: xoáy ngang trái và xoáy ngang phải, nhưng thường thì không hoàn toàn theo chiều xoáy ngang, do điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng khác nhau nên giao bóng xoáy ngang sẽ có kết hợp ngang lên hoặc ngang xuống
H.8
+ Xoáy ngang - lên
Dùng lực của cẳng tay và cổ tay miết mạnh vợt vào ngang quả bóng, hướng lực từ trái sang phải - lên trên hoặc từ phải sang trái - lên trên.
+ Xoáy ngang - xuống
Cũng giống xoáy ngang lên nhưng khi tiếp xúc bóng hướng lực đưa ngang xuống dưới.
+ Giao bóng xoáy ngang - lên sang phải
Đứng ở góc bàn bên trái, mặt vợt hơi nghiêng sang phải. Dùng lực đánh lăng tay từ trái sang phải. Vợt tiếp vào phần trên phía bên phải bóng. Khi vợt chạm bóng thì lắc mạnh cổ tay về bên phải theo hướng đi lên.
+ Giao bóng xoáy ngang - xuống sang trái
Bóng có sức xoáy ngang sang trái lớn hơn, nên đối phương dễ đỡ ra ngoài bàn, hay trả lại bóng cao về bên trái. Giao bóng kiểu này nên đứng ở góc bàn bên trái để dễ dàng né người vụt bóng, phát huy uy lực tấn công thuận tay. Người xoay nghiêng sang phải, tay cầm vợt từ phía trên bên phải dùng lực chém xuống dưới, sang trái, mặt vợt hơi nghiêng sang trái, tiếp xúc vào phần dưới bên trái bóng. Khi chạm bóng cổ tay lắc mạnh làm tăng độ xoáy
2.1.1.4. Một số lưu ý khi giao bóng
Cần phải nắm vững và hoàn thiện các kiểu giao bóng với các chiều xoáy khác nhau. Tuy nhiên, phải cần có một hoặc hai kiểu giao bóng thật tốt coi như sở trường của mình nhằm khống chế đối phương
Khi giao bóng cần chú ý ngoài động tác giao bóng còn phải chú ý phán đoán mức độ và chiều xoáy, tốc độ bóng bay đi, và sức mạnh của bóng đỡ sang. Cự ly bóng đánh sang gần lưới hay xa lưới, bên phải hay bên trái. Đồng thời kết hợp tất cả các điểm trên, giao bóng mới đạt hiệu quả cao nhất là thắng điểm ngay từ quả giao bóng.
Muốn đạt hiệu quả cao trong giao bóng, cần phải giao 1, 2 quả có tính cách thăm dò để phát hiện yếu điểm của đối phương, đồng thời cần sử dụng linh hoạt các kiểu giao bóng. Tuy nhiên, không nên liên tục giao bóng một kiểu, như vậy đối phương sẽ nắm được ý đồ chiến thuật và đối phó với kỹ thuật giao bóng của mình. Trong trường hợp giao bóng để đối phương đánh sang rồi đánh trả quả thứ ba thì cần phán đoán được tính chất quả bóng đánh sang (chiều và hướng xoáy, sức và tốc độ bóng đánh sang, để vụt quả thứ 3 thắng điểm)
2.1.1.5. Một số bài tập giao bóng
Hai người tập giao bóng 1 loại xoáy, các loại xoáy khác nhau
Giao bóng theo các đường thẳng, chéo của bàn với các loại xoáy
Giao bóng vào điểm trống hoặc vị trí đứng của đối phương
Giao bóng hỗn hợp vào các điểm rơi với đường thẳng, chéo kết hợp
2.1.2. Kỹ thuật đỡ giao bóng
Đỡ giao bóng là kỹ thuật tương đối khó, đỡ giao bóng tốt có thể giành lại thế chủ động, các VĐV hiện nay đều có xu hướng tranh thủ tích cực chủ động tấn công trước
Phương pháp đỡ giao bóng tốt nhất là tranh thủ vụt ngay quả bóng đầu tiên. Nhưng việc này không phải dễ thực hiện vì trong các trận đấu đối phương sử dụng nhiều kiểu giao bóng biến hóa liên tục. Vì thế, khi đỡ giao bóng phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
Có 4 yêu cầu khi đỡ giao bóng:
- Đỡ bóng thấp
- Đỡ bóng có điểm rơi và biến hóa.
- Đỡ bóng xoáy.
- Đỡ bóng nhanh.
Muốn thực hiện được 4 yêu cầu trên phải chú ý các điểm sau:
• Chú ý vị trí đứng của đối phương để tạo vị trí đứng thích hợp đỡ giao bóng.
• Chú ý tới biên độ động tác, hướng của lực tác dụng khi vợt chạm bóng.
• Phán đoán chiều xoáy, tốc độ, điểm rơi của bóng.
• Tập trung chú ý, kịp thời di chuyển đối phó với các loại giao bóng khác nhau.
• Khi đỡ giao bóng phải thật tự tin quyết đoán, đồng thời chú ý nếu có thể tấn công được phải thực hiện ngay
* Một số trường hợp đỡ giao bóng cơ bản
- Khi đối phương giao bóng nhẹ hay gần lưới thì dùng động tác đẩy hoặc líp nhẹ sang chỗ trống của đối phương.
- Khi đối phương giao bóng nhanh, mạnh sang góc trái, tốc độ bóng đến nhanh thì có thể dùng đẩy hoặc vụt trái vì bóng không xoáy nên dễ điều chỉnh. Có thể đánh trả lại sang phải vào chỗ trống của đối phương.
- Nếu đối phương giao bóng xoáy lên, bóng có lực xung về trước, sức xoáy lớn, nảy mạnh. Có thể dùng chặn đẩy hoặc bạt nhẹ, khi đánh chú ý góc độ vợt phải úp về trước. Nếu cắt bóng thì phải lùi ra xa đợi bóng rơi xuống thấp.
- Đối phương giao nhanh, xoáy xuống, sức xoáy mạnh, nảy dài về cuối bàn. Khi cắt, mặt vợt ngửa tiếp xúc phần dưới bóng đưa về trước. Nếu líp giật phải dùng sức kéo bóng nhiều, cổ tay miết mạnh tăng ma sát của vợt vào bóng.
- Đối phương giao bóng xoáy ngang, phải chú ý xem xoáy ngang từ phải sang trái hay từ trái sang phải, để đưa bóng lại sao cho khỏi ra ngoài bàn.
- Đối phương giao bóng xoáy ngang lên hoặc ngang xuống. Trước hết khi đỡ phải trả lại chiều xoáy ngang, nếu xoáy ngang lên thì hơi úp vợt, xoáy ngang xuống thì hơi ngửa vợt
* Bài tập về nhà:
1. Tập động tác giao bóng với các kỹ thuật đã học (lặp lại nhiều lần, lăng vợt không bóng với các kỹ thuật)
2. Tập đỡ giao bóng có người giúp đỡ
2.2. KỸ THUẬT TẤN CÔNG
Kỹ thuật tấn công gồm có :
- Kỹ thuật tấn công thuận tay .
- Kỹ thuật tấn công trái tay .
2.2.1. Kỹ thuật tấn công thuận tay .
2.2.1.1. Líp bóng thuận tay
Là kỹ thuật cơ bản của các VĐV, chiếm tỉ lệ tương đối cao trong thi đấu bóng bàn. Líp bóng thuận tay là quả đánh quá độ tạo cơ hội dứt điểm. Vợt tiếp xúc bóng ở giai đoạn 2-3 của đường vòng cung bóng bay. phải dùng sức kéo bóng lên. Động tác líp bóng dễ điều khiển điểm rơi, cổ tay linh hoạt nên đánh bóng chính xác và thường dùng để đối phó với bóng xoáy xuống
- Giai đoạn chuẩn bị
Chân trái đứng trước, chân phải sau, khoảng cách 2 chân rộng bằng vai, đầu gối hơi khuỵu. Trọng tâm dồn vào chân phải. Tay duỗi tự nhiên, cánh tay hợp với người 1 góc 45o (góc này phụ thuộc vào chiều cao của thân người, người cao góc độ hẹp hơn một ít). Cổ tay và cẳng tay thẳng, vợt đưa ngang hông, cách hông từ 30 - 40 cm.
- Giai đoạn đánh bóng :
Khi đánh bóng thân nghiêng sang phải, vợt chạm bóng ở giai đoạn bóng bắt đầu rơi xuống. Tay vung từ sau ra trước, lên trên, sang trái. Điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng ở phần giữa hoặc phần giữa - dưới bóng, dùng sức chủ yếu của cổ tay miết mạnh vợt vào bóng, tăng ma sát tạo thành vòng cung qua lưới phối hợp sức của thân người và tay chuyển từ phải qua trái H.9
- Giai đoạn kết thúc
Do quán tính vợt vung về phia trước mặt, sau đó nhanh chóng chuyển về tư thế chuẩn bị. Khi líp bóng cần phát lực nhịp nhàng giữa cẳng tay và cổ tay, đồng thời kết hợp với lực đạp chân và các cơ thân trên, trọng tâm thân thể di chuyển đều trên 2 chân
* Những sai lầm thường mắc khi líp bóng
- Tiếp xúc sai giữa vợt và bóng (sớm hoặc chậm). Thời điểm tiếp xúc bóng không đúng trên đường vòng cung bóng bay.
- Khi tác động lực vào bóng, người tập thường dùng sức của tay đẩy bóng đi. Trong khi đó đáng lẽ phải kéo miết bóng từ dưới lên trên (líp trái), hoặc kéo miết bóng từ sau ra trước (líp phải).
- Cách cầm vợt không đúng cũng ảnh hưởng tới lực đánh bóng.
- Kết hợp lực không nhịp nhàng giữa tay và chân
* Một số bài tập líp bóng
Đứng tại chỗ líp bóng theo đường chéo và thẳng trên bàn
Líp bóng vào các điểm rơi nửa bàn (phía xa)
Di chuyển líp bóng theo đường chéo và thẳng trên nửa bàn
Di chuyển líp bóng ra xa ở 2 góc bàn
Di chuyển líp bóng (thuận và trái tay) theo đường chéo và thẳng liên hoàn
2.2.1.2. Bạt bóng thuận tay
Bạt bóng là kỹ thuật tấn công có hiệu quả dứt điểm cao trong thi đấu. Bạt bóng yêu cầu phải nhanh, gọn, sử dụng yếu tố sức mạnh nhiều. Bạt bóng gây cho đối phương khó đỡ và bị động. Bạt bóng không gây ra sức xoáy lớn như các kỹ thuật tấn công khác.
- Giai đoạn chuẩn bị
Đứng gần bàn, đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân phải. Thân người quay sang phải, chân trái trước, chân phải sau. Hai chân cách nhau bằng vai.
- Giai đoạn đánh bóng
Khi bóng nảy lên đến điểm cao nhất, thì bắt đầu đánh bóng. Tay đánh bóng đưa từ sau đánh mạnh ra trước chạm bóng và bạt sang trái. Cổ tay điều chỉnh góc độ mặt vợt để điều khiển bóng đồng thời tăng lực đánh bóng. Khi đánh bóng vợt chạm bóng ở phía trước người bên phải. Chuyển trọng tâm từ chân phải sang chân trái. Cần tăng nhanh tốc độ lăng tay về trước, người hơi quay sang trái. Vợt tiếp xúc bóng ở phần giữa phía trên bóng.
- Giai đoạn kết thúc
Đánh bóng xong, theo quán tính vợt lăng về bên trái, sau khi đánh bóng cần nhanh chóng về tư thế chuẩn bị.
* Những sai lầm thường mắc của bạt bóng
- Bạt bóng vào các giai đoạn sớm hoặc muộn của đường vòng cung bóng bay.
- Tiếp xúc giữa vợt và bóng còn sai.
- Không dùng sức của cẳng tay để bạt bóng mạnh
* Một số bài tập bạt bóng
Hai người cùng líp bóng đường chéo, sau 2-3 quả, một người bạt bóng chuẩn theo đường chéo
Như trên, nhưng khi bạt bóng theo đường thẳng
Hai người cùng líp bóng trái tay, sau đó một người bạt bóng thuận tay theo đường thẳng, chéo
Hai người cùng líp bóng đường thẳng, chéo lien hoàn, sau đó người đánh theo đường thẳng sẽ bạt bóng
2.2.1.3. Giật bóng thuận tay
Giật bóng là kỹ thuật tấn công bằng cách tăng thêm sức xoáy và tốc độ bay của bóng khi đánh bóng. Kỹ thuật này hiện đang được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao, có thể đạt điểm trực tiếp trong các trận đấu một cách nhanh chóng.
Giật bóng là sự kết hợp hài hoà giữa lực tác dụng với tốc độ và sức xoáy của bóng, nên bóng đánh sang có tốc độ nhanh, xoáy nhiều khiến cho đối phương khó phán đoán để đỡ bóng. Mặt khác, giật bóng đòi hỏi lực ma sát giữa vợt và bóng cao, động tác kỹ thuật phải nhanh, gọn và dứt khoát nên khi tập luyện hoặc sử dụng kỹ thuật giật bóng đòi hỏi mỗi VĐV phải hoàn thiện kỹ thuật này. Giật bóng ngày nay đã được đưa thành dạng chiến thuật cơ bản.
Muốn thực hiện tốt kỹ thuật giật bóng, mỗi VĐV phải có thể lực tốt.
+ Ưu điểm của giật bóng :
- Giật bóng có khả năng đối phó với bóng xoáy xuống, nhất là gặp đối phương đánh phòng thủ.
- Do sức xoáy mạnh, điểm rơi biến hóa nên dễ làm cho đối phương lúng túng khó phát huy được kỹ thuật và bị động khi đối phó
Ngày nay nhiều VĐV sử dụng kỹ thuật giật bóng như một thủ pháp tấn công chủ yếu.
+ Nhược điểm của giật bóng:
- Khi gặp đối phương có lối đánh tấn công nhanh thì khó thực hiện được kỹ thuật giật bóng. Kỹ thuật đánh bóng này làm cho tốc độ bay của bóng chậm, đối phương có nhiều thời gian chuẩn bị đối phó. Các VĐV phải sử dụng thuần thục kỹ thuật giật bóng kết hợp với bạt bóng, để vận dụng chiến thuật mới đạt kết quả cao
H.10
Giật Bóng được chia ra 2 loại:
Giật xung và giật cầu vồng có thể sử dụng thuận tay và trái tay
* Giật xung
Đánh bóng giật xung thường tạo ra đường bóng có vòng cung thấp, sức nảyxung ra phía trước nhanh, mạnh, cắm xuống. Giật xung kết hợp sức xoáy và tốc độ nhanh làm cho đối phương khó phản công. Giật xung có thể giật được bóng nảy ở trên bàn và ngoài bàn với bóng xoáy lên và xoáy xuống.
- Giai đoạn chuẩn bị
Chân trái trước, chân phải sau, hai chân rộng hơn vai một ít, đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm hạ thấp, dồn vào chân phải, người nghiêng hợp với bàn một góc 45o. Vai phải hạ thấp hơn vai trái, tay duỗi tự nhiên đưa về sau. Vợt cách hông khoảng 20 – 30 cm, thấp hơn mặt bàn, góc độ vợt khoảng 90o sovới mặt bàn.
- Giai đoạn đánh bóng
Bóng chạm bàn nảy lên đến điểm cao nhất, hoặc vừa rơi xuống thì đánh, dùng sức cánh tay đưa từ sau ra trước và gập lại, dùng sức cổ tay miết mạnh vợt vào bóng, tăng sức xoáy. Tiếp xúc của vợt vào giữa phần trên bóng, góc độ vợt khoảng 60o so với mặt bàn. Kết hợp động tác vặn lườn sang trái để tăng thêm tốc độ và sức xoáy của bóng. Trọng tâm chuyển sang chân trái, do quán tính vợt chuyển sang phía trái
- Giai đoạn kết thúc
Khi tiếp xúc bóng xong, tốc độ chậm dần và kết thúc ở ngang đuôi mắt trái. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân trái, sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị
* Giật Cầu Vồng (giới thiệu)
Giật vồng là động tác đánh bóng có sức xoáy mạnh , đường bóng vòng cung cao, tốc độ chậm. Giật vồng thường đối phó với phòng thủ và cắt bóng, lợi dụng sức xoáy làm cho đối phương khó điều chỉnh mặt vợt, đỡ bóng dễ ra ngoài
- Giai đoạn chuẩn bị (như giật xung).
- Giai đoạn đánh bóng:
Khi bóng chạm bàn nảy lên ở giai đoạn 4 - 5 thì nhanh chóng lăng tay, cánh tay dùng sức từ dưới lên trên, đồng thời gập nhanh cẳng tay, dùng sức cổ tay miết mạnh vợt vào bóng để tăng sức xoáy. Thân người chuyển từ dưới lên trên sang trái
- Giai đoạn kết thúc (như giật xung)
* Những sai lầm thường mắc khi giật bóng:
Đối với giật xung:
- Tiếp xúc bóng muộn hoặc sớm ở các đoạn vòng cung bóng bay hoặc tiếp xúc sai giữa vợt và bóng.
- Dùng sức không hợp lý, nghĩa là chỉ sử dụng giật bóng của tay mà không sử dụng các lực khác như: lực đạp chân, lực của các cơ liên sườn.
- Không sử dụng gập nhanh cẳng tay và cánh tay, mà sử dụng cả tay để đánh bóng.
Đối với giật vồng:
- Cũng giống như giật xung, tiếp xúc muộn hoặc sớm ở đường vòng cung bóng rơi hoặc tiếp xúc sai giữa vợt và bóng.
- Ngoài ra cả 2 loại giật bóng đều dễ mắc sai lầm như bóng đến gần người mới thực hiện động tác đánh bóng, hoặc bóng ra sau người quá xa mới thực hiện động tác
* Một số bài tập giật bóng
Đứng tại chỗ giật bóng theo đường chéo và thẳng với bóng xoáy lên, có người hỗ trợ chặn đẩy
Đứng tại chỗ giật bóng theo đường chéo và thẳng với bóng xoáy xuống, có người hỗ trợ cắt bóng
Giật bóng hai điểm rơi vào nửa bàn hoặc toàn bàn, có người hỗ trợ chặn đẩy hoặc cắt bóng
Chặn đẩy kết hợp với giật bóng theo đường chéo và thẳng
Gò bóng kết hợp với giật bóng theo đường chéo và thẳng có người hỗ trợ
Líp bóng kết hợp với giật bóng theo đường chéo và thẳng có người hỗ trợ
Di chuyển giật bóng vào ô qui định, có người hỗ trợ
2.2.2. Kỹ thuật tấn công trái tay
Tấn công trái tay nâng lối đánh tấn công lên toàn diện, tấn công được liên tục, luôn chủ động. Đa số VĐV vợt ngang đều sử dụng các kỹ thuật tấn công trái tay
Do biên độ lăng tay nhỏ nên phát lực yếu hơn tấn công thuận tay. Tấn công trái tay chiếm vị trí quan trọng trong tấn công toàn diện. Nó không những là quả đánh quá độ mà còn là quả đánh dứt điểm. Cho nên mỗi người tập đánh bóng đều phải tập kỹ thuật tấn công trái tay.
Kỹ thuật tấn công trái tay gồm có:
- Vụt nhanh trái tay
- Giật bóng trái tay
- Líp bóng trái tay
- Đột kích trái tay
2.2.2.1. Líp bóng trái tay
- Giai đoạn chuẩn bị
Chân phải trước, chân trái sau, người nghiêng sang trái. Cánh tay để sát ngực bên phải, vợt ở phía trước đùi bên trái. Tay thả lỏng tự nhiên, giữa cẳng tay và cánh tay làm thành một góc 120o – 150o. Vợt để thấp hơn bóng.
- Giai đoạn đánh bóng:
Đánh bóng ở giai đoạn bóng từ điểm cao rơi xuống. Lấy khuỷu tay làm trụ, cánh tay dùng lực từ sau ra trước, cẳng tay từ dưới bên trái đánh về trước kéo lên sang phải. Bóng xoáy xuống càng mạnh lực kéo lên càng nhiều. Hông chuyển từ dưới lên trên và xoay sang phải, trọng tâm từ chân trái chuyển sang chân phải. Cơ cấu chính của kỹ thuật là duỗi cẳng tay, cổ tay miết vào bóng để tạo thành đường vòng cung đưa bóng sang lưới
- Giai đoạn kết thúc
Do quán tính vợt vung về phia trước mặt, sau đó nhanh chóng chuyển về tư thế chuẩn bị. Khi líp bóng cần phát lực nhịp nhàng giữa cẳng tay và cổ tay, đồng thời kết hợp với lực đạp chân và các cơ thân trên, trọng tâm thân thể di chuyển đều trên 2 chân
* Những sai lầm thường mắc khi líp bóng (như líp thuận tay)
* Một số bài tập líp bóng (như líp thuận tay)
2.2.2.2. Vụt nhanh trái tay (tự nghiên cứu)
2.2.2.3. Giật bóng trái tay (giới thiệu)
Giật bóng trái tay là kỹ thuật tấn công mới nhằm nâng cao hiệu quả cuả lối đánh tấn công 2 bên.
- Giai đoạn chuẩn bị (Giật xung)
Chân phải đứng trứơc, chân trái sau, hai chân rộng bằng vai, đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm hạ thấp dồn vào chân trái. Người nghiêng sang trái, cánh tay để tự nhiên dọc thân, vợt để ngang hông bên trái.
- Giai đoạn đánh bóng:
Khi bóng đến thân người nghiêng nhiều sang trái. Khi giật, dùng sức cánh tay kéo bóng lên, lấy khuỷu tay làm trụ lăng mạnh cẳng tay từ dưới lên trên hơi chếch sang phải. Dùng sức cổ tay miết mạnh vào phần trên bóng để tăng sức xoáy. Góc độ mặt vợt không thay đổi. Phối hợp động tác tay, dùng cả sức của lườn, thân chuyển từ dưới lên trên sang phải, trọng tâm chuyển sang chân phải. Theo quán tính vợt lăng đến phía trước trên vai phải
- Giai đoạn kết thúc
Đánh bóng xong nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả sau
d. Đột kích trái tay (tự nghiên cứu)
* Bài tập về nhà:
Ôn luyện các kỹ thuật với các bài tập đã học, tập đối luyện, lặp lại các bài tập
2.3. KỸ THUẬT PHÒNG THỦ
Kỹ thuật phòng thủ cũng chiếm một vị trí quan trọng trong thi đấu bóng bàn, không kém kỹ thuật tấn công, vì nó luôn hỗ trợ nhau. Ngày nay, phòng thủ không còn là lối đánh tiêu cực, phòng thủ đơn thuần, mà “Tích cực phòng thủ, đột kích phản công”. Một tuyển thủ chuyên về tấn công, cũng phải nắm vững kỹ thuật phòng thủ để đỡ những quả bóng mà mình không tấn công tiếp được. Do đó, hiện nay trên thế giới còn nhiều tuyển thủ có lối đánh kết hợp công thủ, tốt nhất là (Châu Âu và Châu Á) nên giữ được thành tích cao trong các cuộc tranh giải quốc tế.
Kỹ thuật phòng thủ gồm có: (Thuận tay và Trái tay)
- Chặn, Đẩy bóng.
- Gò bóng.
- Cắt bóng.
- Thả bóng bổng ...
2.3.1. Kỹ thuật Chặn bóng
Chặn bóng là kỹ thuật cơ sở của đẩy bóng, động tác đơn giản, chủ yếu lợi dụng sức nảy lên của bóng đánh sang mà điều chỉnh góc độ mặt vợt, làm bóng bật trả lại bàn đối phương
Chặn bóng chủ yếu đối phó với bóng xoáy lên của đối phương như: Vụt nhanh, giật bóng... Chặn bóng sử dụng thuận tay lẫn trái tay
- Giai đoạn chuẩn bị
Đứng cách bàn khoảng 30 – 40 cm, hai chân rộng bằng vai, đầu gối hơi khuỵu, thân nghiêng về hướng bóng đến, cẳng tay gần song song với mặt bàn, vợt vuông góc với bàn.
- Giai đoạn đánh bóng
Bóng đang nảy lên thì chặn. Cẳng tay đưa từ sau ra trước, cổ tay điều chỉnh vợt về trước (góc độ vợt phụ thuộc vào sức xoáy và sức mạnh của bóng đánh sang). Nếu bóng xoáy mạnh thì vợt úp về trước nhiều. Mặt vợt tiếp xúc bóng ở phần giữa trên bóng. Khi chạm bóng vợt dừng lại và kéo nhanh về sau để trở về tư thế ban đầu
- Giai đoạn kết thúc
Sau khi tiếp xúc với bóng xong, nhanh chóng trở về tư thế ban đầu để chuẩn bị đánh quả kế tiếp
2.3.2. Đẩy bóng
Đẩy bóng là hình thức phòng thủ tích cực, tốc độ bóng đi nhanh, dễ nắm quyền chủ động. Đối với lối đánh tấn công nhanh nó có ý nghỉa lớn. Thường sử dụng trái tay để đẩy bóng, giúp cho lối đánh toàn diện. Đẩy trái kết hợp vụt phải là lối đánh phổ biến của vợt dọc. Bóng vừa chạm bàn nảy lên vợt tiếp xúc phần trên quả bóng, đẩy úp về trước, bóng rời khỏi vợt mang tính chất xoáy lên, loại này thường sử dụng để đối phó với bóng xoáy lên.
- Giai đoạn chuẩn bị
Đứng ở 1/3 bàn bên trái, cách bàn khoảng 30 – 40 cm. Chân phải hơi chếch lên trước, hai chân rộng bằng vai, Đầu gối hơi khuỵu, cánh tay để cạnh lườn, cẳng tay đưa sang trái, góc độ giữa cánh tay và cẳng tay là 90o – 100o. Mặt vợt thẳng góc với bàn.
- Giai đoạn đánh bóng
Khi bóng mới nảy lên, cánh tay đưa từ sau ra trước, khuỷu tay hơi nâng lên, dùng sức cẳng tay, cổ tay nhanh chóng đẩy vợt về trước, cổ tay điều chỉnh góc độ mặt vợt, tiếp xúc phần trên bóng, úp ra trước, trọng tâm dồn vào chân phải. Muốn tăng lực đẩy bóng, cánh tay có thể thu về phía sau rồi dùng lực đẩy ra phía trước
- Giai đoạn kết thúc
Sau khi tiếp xúc với bóng xong, nhanh chóng trở về tư thế ban đầu để chuẩn bị đánh quả kế tiếp
H.11
* Những sai lầm thường mắc khi chặn, đẩy bóng:
- Đứng xa bàn sử dụng chặn, đẩy bóng sẽ không đạt hiệu quả cao.
- Chặn đẩy bóng chậm, không đúng thời điểm
- Không sử dụng cổ tay để điều chỉnh góc độ vợt khi chặn đẩy bóng
* Một số bài tập chặn, đẩy bóng
- Tập chặn, đẩy bóng theo đường thẳng hoặc chéo
- Chặn, đẩy bóng hai điểm rơi, người hỗ trợ có thể sử dụng líp bóng, đánh bóng nhanh, giật bóngđể phục vụ người tập
- Chặn, đẩy với ý đồ chiến thuật, tấn công ngay ở đánh sau đó
2.3.3. Gò bóng
Gò bóng là kỹ thuật cơ sở của cắt bóng, bóng đánh đi xoáy xuống, để đối phó với bóng xoáy xuống của đối phương. Gò bóng đứng gần bàn, biên độ động tác nhỏ, chủ yếu dùng sức của cẳng tay, cổ tay để gò bóng. Bóng đi tốc độ chậm, dễ điều chỉnh điểm rơi. Động tác đánh bóng đơn giản nhưng yêu cầu phải khống chế được điểm rơi, kết hợp xoáy, không xoáy đột kích tấn công, cần chú ý tập gò bóng cả 2 bên mặt vợt
H.12
Gò bóng gồm có: gò nhanh, gò chậm, gò không xoáy, gò xoáy.
+ Gò Nhanh: phù hợp với lối đánh nhanh, nên các VĐV thiên về tấn công hay sử dụng. Đánh bóng lúc đang nảy lên, mặt vợt lúc đầu vuông góc với bàn,sau đó ngửa dần về sau.
+ Gò chậm: kỹ thuật gò chậm thích hợp với lối đánh phòng thủ. Đứng cách bàn 50cm, thân trên hơi cúi về trước, vợt đưa chếch lên trên. Bóng nảy qua điểm cao nhất rơi xuống thì gò, vợt ngửa tiếp xúc vào phần giữa dưới bóng, cẳng tay và cổ tay đưa từ sau ra trước, chếch xuống, khi tăng xoáy thì lắc mạnh cổ tay. Dù gò nhanh hay chậm cũng đều có thể gò xoáy và không xoáy
* Những sai lầm thường mắc khi gò bóng
- Tác dụng lực chưa hợp lý
- Gò bóng nhanh, chậm thường hay lẫn lộn, cần tập từng kỹ thuật một
- Không sử dụng tối đa lực của cổ tay
* Một số bài tập gò bóng
- Hai người cùng gò nhanh, chậm kết hợp điểm rơi
- Hai người cùng gò xoáy, không xoáy kết hợp điểm rơi
- Thực hiện như trên theo đường thẳng, đường chéo
- Một người di chuyển thực hiện gò bóng, người kia gò vào một điểm
- Cả hai người di chuyển thực hiện gò bóng vào nhiều điểm rơi khác nhau
2.3.4. Cắt bóng
Là kỹ thuật đánh bóng xoáy xuống dùng để đối phó với bóng xoáy lên. Cắt bóng xoáy, không xoáy, kết hợp điểm rơi sẽ khống chế được sức tấn công của đối phương, tạo cơ hội phản công. Khi cắt bóng phải nắm được đường bóng đến và điều chỉnh góc độ mặt vợt.
Phân loại cắt bóng: (Có 2 cách phân loại)
- Phân loại theo cách cầm vợt
+ Cắt bóng bằng vợt dọc
+ Cắt bóng bằng vợt ngang
- Phân loại theo vị trí đứng
Gồm : Cắt bóng gần bàn và cắt bóng xa bàn
+ Cắt bóng gần bàn
Khi đối phương tấn công nhanh, hoặc vụt nhẹ phải sử dụng cắt bóng gần bàn để hạn chế thời gian chuẩn bị đánh bóng của đối phương.
2.3.4.1. Cắt bóng thuận tay gần bàn
- Giai đoạn chuẩn bị
Đứng cách bàn khoảng 70 cm, chân trái đứng trước, chân phải đứng sau,hai chân rộng bằng vai, đầu gối hơi khuỵu. Trọng tâm dồn vào chân phải, thân nghiêng về bên phải hợp với bàn một góc 45o , cánh tay co tự nhiên đưa về sau. Cẳng tay chếch lên trên, đầu vợt chếch lên trên, mặt vợt hơi ngửa hướng sang bàn đối phương.
- Giai đoạn đánh bóng
Bóng nảy ở điểm cao nhất rơi xuống thì bắt đầu cắt bóng. Tay đưa từ trên xuống dưới sang trái. Chủ yếu dùng sức của cẳng tay để cắt bóng; Cổ tay khống chế góc độ mặt vợt, đồng thời dùng lực đưa xuống dưới và sang trái. Trọng tâm chuyển từ phải qua trái
- Giai đoạn kết thúc
Sau khi tiếp xúc với bóng xong, vợt chuyển động chậm dần và kết thúc ở ngang gối trái, nhanh chóng trở về tư thế ban đầu để chuẩn bị đánh quả kế tiếp
H.13
2.3.4.2. Cắt bóng trái tay gần bàn:
- Giai đoạn chuẩn bị
Đứng chếch về phía bên trái bàn, chân phải đứng trước, chân trái sau, đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân trái, thân nghiêng sang trái hợp với bàn một góc 45o, cánh tay đưa sang trái, cẳng tay chếch lên trên, vợt hơi ngửa về sau.
- Giai đoạn đánh bóng
Khi cắt bóng cẳng tay dùng sức chém từ trên xuống dưới - sang phải, cổ tay điều chỉnh vợt và vợt chạm vào dưới phần giữa bóng. Thân người phối hợp với động tác tay xoay về hướng bàn. Trọng tâm chuyển từ trái qua phải
- Giai đoạn kết thúc
Sau khi tiếp xúc với bóng xong, vợt chuyển động chậm dần và kết thúc ở phía dưới bên phải, cần nhanh chóng chuẩn bị đánh quả sau
+ Cắt bóng xa bàn
2.3.4.3. Cắt bóng thuận tay xa bàn:
- Giai đoạn chuẩn bị
Đứng cách bàn hơn 1m, chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, hai chân rộng bằng vai, đầu gối hơi khuỵu. Trọng tâm hạ thấp dồn vào chân phải, người nghiêng về bên phải hợp với bàn một góc 45o . Cánh tay cong tự nhiên đưa về sau, cẳng tay đưa chếch lên phía trên. Đầu vợt dựng xấp xỉ ngang vai , mặt vợt ngửa.
- Giai đoạn đánh bóng
Khi bóng rơi xuống thấp ở giai đoạn 4 – 5 thì cắt bóng. Tay đưa từ phải ra trước – xuống dưới – sang trái. Dùng sức chủ yếu của cánh tay và cẳng tay, cổ tay điều chỉnh góc độ vợt, vợt chạm vào giữa phần dưới bóng; vừa dùng sức chém xuống vừa đẩy bóng ra trước
- Giai đoạn kết thúc
Sau khi tiếp xúc với bóng xong, vợt chuyển động chậm dần và kết thúc ở phía dưới bên trái, cần nhanh chóng chuẩn bị đánh quả sau
2.3.4.4. Cắt bóng trái tay xa bàn :
- Giai đoạn chuẩn bị
Chân phải đứng trước, chân trái đứng sau, hai chân rộng bằng vai hoặc hơn vai một ít, đầu gối khuỵu, trọng tâm hạ thấp dồn vào chân trái. Người nghiêng sang trái hợp với bàn một góc 75o . Cánh tay cong tự nhiên, cẳng tay đưa chếch lên phía ngực bên trái.
- Giai đoạn đánh bóng
Khi bóng đến thân người nghiêng về trái. Khi cắt bóng, cánh tay đưa từ sau ra trước. Cẳng tay đưa từ trên xuống dưới sang phải. Cổ tay điều chỉnh góc độ mặt vợt và chạm vào giữa phần dưới bóng. Dùng sức của cánh tay, cẳng tay kết hợp với sức của lườn để tăng lực cắt bóng, thân phối hợp xoay ra phía trước hướng về phía bàn. Trọng tâm chuyển từ trái qua phải. Theo quán tính vợt chuyển về phía dưới bên phải
- Giai đoạn kết thúc
Sau khi tiếp xúc với bóng xong, vợt chuyển động chậm dần và cần nhanh chóng chuẩn bị đánh quả sau
* Những sai lầm thường mắc khi cắt bóng
- Tiếp xúc chưa hợp lý giữa vợt và bóng, sớm hay muộn trong đường vòng cung của bóng
- Lực tác dụng hoặc hướng dùng lực chưa đúng
- Không sử dụng kịp thời cổ tay để điều chỉnh góc độ mặt vợt
* Một số bài tập cắt bóng
- Cắt bóng theo đường thẳng hoặc đường chéo
- Cắt bóng theo hai điểm rơi của nửa bàn, toàn bàn
- Người hỗ trợ thực hiện líp, giật bóng sang bàn với các điểm rơi khác nhau người kia di chuyển cắt bóng vào một điểm, nhiều điểm
- Cả hai người di chuyển thực hiện cắt bóng vào nhiều điểm rơi khác nhau
* Bài tập về nhà:
Ôn luyện các kỹ thuật với các bài tập đã học, tập đối luyện, lặp lại các bài tập
2.4. KỸ THUẬT DI CHUYỂN
2.4.1. Tầm quan trọng của phương pháp di chuyển bước chân
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật môn bóng bàn, sự biến hóa về đường bóng, biến hoá điểm rơi khi đánh bóng cũng ngày một nhiều lên. Điều này đòi hỏi VĐV bóng bàn cần phải di chuyển bước chân nhanh để bảo đảm tính chính xác của động tác tay và phát huy sở trường kỹ - chiến thuật cá nhân. Ngược lại, nếu như bước chân không tốt thì không thể bảo đảm cho tay thực hiện động tác đánh bóng chính xác. Tính chuẩn xác của bước chân và chất lượng đánh bóng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của việc sử dụng kỹ thuật sở trường của vận động viên. Vì vậy, để đánh bóng bàn tốt, nhất định phải nắm vững kỹ thuật di chuyển bước
2.4.2. Phân loại di chuyển bước chân
Dựa trên cơ sở thực tiễn vận dụng kỹ chiến thuật của các VĐV trong thi đấu, người ta chia kỹ thuật di chuyển bước chân ra làm 4 loại sau:
- Di chuyển đơn bước
- Di chuyển đổi bước
- Di chuyển nhảy bước
- Di chuyển bước chéo
2.4.3. Phương pháp di chuyển bước thường dùng
2.4.3.1. Di chuyển bước đơn
Di chuyển đơn bước chủ yếu dùng khi phối hợp đánh bóng 2 bên ở phạm vi hẹp, như tấn công trái, thuận tay hoặc gò bóng ngắn
Cách thực hiện:
Chân ngược với hướng bóng đến làm trụ, chân kia di chuyển vị trí lên xuống, tạo tư thế thích hợp để đánh bóng có hiệu quả
2.4.3.2. Di chuyển đổi bước
Di chuyển đổi bước sử dụng trong phạm vi rộng hơn, thường là đánh bóng 1 bên, ngoài ra còn dùng trong trường hợp đánh trái và né người vụt bóng thuận tay
Cách thực hiện:
Bóng đối phương đánh đến hướng nào thì chân cùng với hướng bóng đến di chuyển trước, chân kia nhanh chóng di chuyển theo vị trí cần thiết, tạo tư thế thích hợp để đánh bóng có hiệu quả
2.4.3.3. Di chuyển bước nhảy
Di chuyển bước nhảy sử dụng trong trường hợp đánh bóng trong phạm vi tương đối rộng, trọng tâm cơ thể biến đổi rất nhanh, trước và sau di chuyển cự ly giữa 2 chân cơ bản như nhau... Có thể sử dụng để liên tục đánh trả bóng đến và sử dụng thích hợp khi bóng đến cách cơ thể tương đối xa.
Thực hiện kỹ thuật động tác:
Chân ngược với hướng bóng đến là chân giậm, khi bóng đến hai chân rời khỏi mặt đất để di chuyển tới vị trí đánh bóng, chân giậm nhảy sẽ chạm đất trước, chân kia chạm sau
2.4.3.4. Di chuyển bước chéo
Bước chéo là một phương pháp bước có biên độ di chuyển lớn nhất, chủ yếu dùng để đối phó với bóng đến có khoảng cách xa với cơ thể, phạm vi đánh bóng rông, kể cả trong tấn công và phòng thủ
Thực hiện kỹ thuật động tác:
Khi bóng đối phương đánh sang, chân ngược với hướng bóng đến di chuyển trước (bước chéo), chân kia bước theo tới vị trí cần thiết để đánh bóng
2.4.4. Những điều cần chú ý khi di chuyển bước chân
- Cần phán đoán tốt hướng bóng của đối phương đánh sang, để quyết định sử dụng loại di chuyển bước chân nào
- Tư thế chuẩn bị phải đảm bảo để có thể di chuyển nhanh và chính xác
- Bài tập di chuyển và kỹ chiến thuật đánh bóng phải thống nhất chặc chẽ
2.4.5. Di chuyển bước chủ yếu của các cách đánh thường gặp (tự nghiên cứu)
a. Di chuyển bước của cách đánh đẩy trái công phải ở vợt dọc
b. Di chuyển bước của cách đánh tấn công 2 mặt (2 bên)
c. Di chuyển bước của cách đánh giật vồng hai mặt
d. Di chuyển bước của cách đánh tấn công nhanh kết hợp giật vồng
e. Di chuyển bước của cách đánh kết hợp cắt công
* Bài tập về nhà:
Ôn luyện các kỹ thuật với các bài tập đã học, lặp lại các bài tập
2.5. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH KỸ THUẬT BÓNG BÀN
Mục đích trang bị cho người tập những kỹ thuật cơ bản nhất
Yêu cầu nắm vững nguyên lý kỹ thuật, thực hiện thuần thục, ổn dịnh các kỹ thuật cơ bản
2.5.1. Các biện pháp sử dụng khi giảng dạy thực hành
- Mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của kỹ thuật
- Thị phạm động tác, phân tích kỹ thuật
- Tập mô phỏng động tác (tập không bóng)
Từng người tự nghiên cứu
Tập vung vợt không bóng
- Tập có bóng
Đánh bóng vào tường
Tự thả bóng và đánh bóng với kỹ thuật
1 người giúp đỡ, 1 người thực hiện kỹ thuật
2 người đánh bóng với kỹ thuật theo đường thẳng, chéo
2 người đánh bóng với kỹ thuật từ chậm đến nhanh
Đánh bóng kết hợp di chuyển bước chân
Phối hợp các kỹ thuật trong tập luyện chiến thuật
Đánh bóng trong thi đấu tập
2.5.2. Hệ thống các bài tập thực hành
Các bài tập líp, giật bóng
Các bài tập chặn, đẩy bóng
Các bài tập gò, cắt bóng
Các bài tập giao bóng và đỡ giao bóng
Các bài tập kỹ thuật đánh đôi
Các bài tập phối hợp các kỹ thuật trong tập với chiến thuật và thi đấu
Thực hành tổ chức thi đấu và trọng tài môn bóng bàn
H.14
Hình ảnh minh họa KT Bóng bàn\Những kỹ thuật cơ bản trong bóng bàn
* PHỤ LỤC BÀI GIẢNG
ỦY BAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỂ DỤC THỂ THAO Độc lập – tự do – Hạnh phúc
=*= *********
Số 836/QĐ-UB TDTT Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG – CHỦ NHIỆM ỦY BAN TDTT
Về việc Ban hành Luật Bóng bàn
BỘ TRƯỞNG – CHỦ NHIỆM ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
- Căn cứ Nghị định số 22/2003/NĐ-CP ngày 11/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Uỷ ban Thể dục Thể thao;
- Xét yêu cầu phát triển và nâng cao thành tích môn Bóng bàn ở nước ta;
- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao II và Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Luật Bóng bàn gồm: 2 chương (dịch nguyên bản Luật Bóng bàn thế giới năm 2004 - 2005)
Điều 2: Luật Bóng bàn được áp dụng thống nhất trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại nước ta.
Điều 3: Các cuộc thi đấu trong toàn quốc có thể đề ra Điều lệ thích hợp với thực tế nhưng không được trái với các Điều ghi trong Luật này.
Điều 4: Luật này thay thế cho các Luật Bóng bàn đã ban hành trước đây và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5: Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Thể Thao Thành tích cao II, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị có liên quan trực thuộc Uỷ ban Thể dục Thể thao, Giám đốc các Sở Thể dục Thể thao, Sở Văn hóa – Thông tin – Thể thao và cơ quan Thể dục Thể thao các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG – CHỦ NHIỆM
Nguyễn Danh Thái (đã ký)
2. LUẬT BÓNG BÀN
2.1 BÀN
2.1.1 Phần mặt trên của bàn gọi là mặt đánh bóng (mặt bàn) hình chữ nhật dài 2.74m, rộng 1.525m, đặt trên một mặt phẳng nằm ngang cao 76cm tính từ mặt đất.
2.1.2 Mặt bàn không bao gồm các cạnh bên của mặt bàn.
2.1.3 Mặt bàn có thể làm bằng bất cứ chất liệu nào và phải có một độ nẩy đồng đều khoảng 23cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30cm xuống mặt bàn đó.
2.1.4 Mặt bàn phải có mầu sẫm đồng đều và mờ, xung quanh mặt bàn có một đường vạch kẻ trắng rộng 2cm, mỗi vạch theo chiều dài 2,74m của bàn gọi là đường biên dọc, mỗi vạch theo chiều rộng 1.525m của bàn gọi là đường biên ngang (đường cuối bàn).
2.1.5 Mặt bàn được chia thành 2 phần bằng nhau bởi một cái lưới thẳng đứng song song với đường cuối bàn và căng suốt trên toàn bộ diện chia đôi hai bên phần bàn.
2.1.6 Để đánh đôi, mỗi phần mặt bàn lại chia thành 2 phần nhỏ bằng nhau bởi một đường vạch giữa màu trắng rộng 3mm song song với các đường biên dọc. Đường vạch giữa được coi như thuộc về phần bên phải của mỗi nửa bàn.
2.2 BỘ PHẬN LƯỚI
2.2.1 Bộ phận lưới gồm có lưới, dây căng và các cọc lưới, bao gồm cả các cái kẹp để cặp cọc lưới vào bàn.
2.2.2 Lưới được căng bằng một sợi dây nhỏ, buộc mỗi đầu vào cọc lưới có chiều cao 15.25cm. Khoảng cách giới hạn ngoài đường biên dọc với cột cọc lưới là 15.25cm.
2.2.3 Mép trên của lưới suốt chiều dài phải cao đủ 15.25cm so với mặt bàn.
2.2.4 Mép dưới suốt chiều dài của lưới cần phải sát với mặt bàn và những cạnh bên của lưới cũng cần phải sát với cọc lưới.
2.3 BÓNG
2.3.1 Quả bóng hình cầu có đường k2.3.2 Quả bóng nặng 2,7g.
2.3.3 Quả bóng được làm bằng xen-lu-lô-ít hoặc chất nhựa dẻo tương tự, có mầu trắng mờ.
2.4 VỢT
2.4.1 Vợt có thể có kích thước, hình dáng và trọng lượng bất kỳ nhưng cốt vợt phải phẳng và cứng.
2.4.2 Ít nhất 85% bề dầy cốt vợt phải bằng gỗ tự nhiên; một lớp dính bên trong cốt vợt có thể được tăng cường bằng loại chất sợi như sợi các bon, sợi thủy tinh hay giấy nén nhưng không được vượt quá 7,5% toàn bộ bề dày hoặc 0,35mm.
2.4.3 Mặt của cốt vợt dùng để đánh bóng phải được phủ hoặc bằng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài, tất cả độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 2mm, hoặc bằng cao su mút với gai úp hay gai ngửa, tất cả có độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 4mm.
2.4.3.1 Cao su thường có gai là một lớp duy nhất bằng cao su, không lỗ tổ ong, tự nhiên hoặc tổng hợp, các hạt gai rải rộng đều trên mặt vợt với mật độ không ít hơn 10 và không quá 30 gai/cm2;
2.4.3.2 Cao su mút là một lớp dày duy nhất cao su tổ ong, phủ một lớp ở phía ngoài bằng cao su thường có gai, bề dầy của lớp cao su có gai không vượt quá 2mm.
2.4.4 Chất liệu phủ phải kéo ra tới các mép nhưng không được vượt quá các giới hạn của cốt vợt, trừ phần gần cán nhất và chỗ đặt các ngón tay có thể để không hoặc phủ bằng một chất liệu nào đó.
2.4.5 Cốt vợt cũng như bất kỳ lớp nào bên trong cốt vợt và lớp phủ bên ngoài hoặc dán trên mặt dùng để đánh bóng phải liên tục và có độ dầy đồng đều.
2.4.6 Mặt phủ cốt vợt hoặc mặt cốt vợt không phủ phải mờ, một mặt là mầu đỏ tươi và mặt kia là mầu đen.
2.4.7 Những sai lệch nhỏ về sự liên tục của mặt vợt hoặc sự đồng đều về mầu sắc do sự cố bất thường hay do hao mòn thì có thể chiếu cố miễn là những điều đó không làm thay đổi đáng kể đến đặc điểm của mặt vợt.
2.4.8 Trước lúc bắt đầu trận đấu hay khi thay vợt trong trận đấu, đấu thủ sẽ đưa vợt mà mình sử dụng cho đối phương và trọng tài xem và kiểm tra.
2.5 CÁC ĐỊNH NGHĨA
2.5.1 Một loạt đường bóng đánh qua lại là giai đoạn lúc bóng đang còn ở trong cuộc.
2.5.2 Bóng ở trong cuộc được tính từ thời điểm cuối cùng khi bóng nằm yên trong lòng bàn tay tự do (tay không cầm vợt) trước khi được tung có chủ ý lên lúc giao bóng cho đến khi loạt đường bóng đánh qua lại được quyết định là đánh lại hay tính 1 điểm.
2.5.3 Lần đánh bóng lại là một loạt đường bóng đánh qua lại mà kết quả của nó không được tính điểm.
2.5.4 Một điểm là một loạt đường bóng đánh qua lại kết quả của nó được tính điểm.
2.5.5 Tay cầm vợt là tay đang cầm chiếc vợt.
2.5.6 Tay tự do là tay đang không cầm vợt.
2.5.7 Một đấu thủ đánh quả bóng nếu như trong cuộc người đó chạm vào bóng bằng vợt của mình cầm trong tay hay dưới cổ tay cầm vợt.
2.5.8 Một đấu thủ cản quả bóng nếu bản thân người đó hay bất cứ vật gì mang trên người mà chạm vào quả bóng trong lúc bóng còn đang ở trong cuộc khi nó đang đi về phía mặt bàn và chưa vượt qua đường biên cuối, chưa chạm vào mặt bàn bên mình từ lúc đối phương đánh sang.
2.5.9 Người giao bóng là người đánh quả bóng đầu tiên trong mỗi loạt đường bóng qua lại.
2.5.10 Người đỡ giao bóng là người đánh quả bóng thứ hai của mỗi loạt đường bóng qua lại.
2.5.11 Trọng tài là người được chỉ định để điều khiển một trận đấu.
2.5.12 Người phụ tá trọng tài là người được chỉ định giúp trọng tài trong một số phán quyết nhất định.
2.5.13 Nói bất cứ vật gì đấu thủ mặc hoặc mang là bất cứ vật gì đấu thủ đang mặc hoặc đang mang khác ngoài quả bóng, ở lúc bắt đầu của lần đánh bóng.
2.5.14 Quả bóng được coi như vượt qua hoặc vòng qua bộ phận của lưới nếu nó đi qua bất cứ chỗ nào ngoại trừ phần giữa lưới và cọc lưới hoặc giữa lưới và mặt trên của bàn.
2.5.15 Đường cuối bàn sẽ được coi như kéo dài vô hạn ở cả hai phía.
2.6 QUẢ GIAO BÓNG TỐT
2.6.1 Lúc bắt đầu giao bóng quả bóng được đặt nằm im trên lòng bàn tay mở phẳng của tay không cầm vợt của người giao bóng.
2.6.2 Người giao bóng tung lên theo phương thẳng đứng, cao ít nhất 16cm, không được tạo ra bóng xoáy và không được chạm bất cứ một vật gì trước khi được đánh đi.
2.6.3 Khi quả bóng rơi xuống, người giao bóng sẽ đánh quả bóng đó sao cho bóng chạm bên mặt bàn mình trước và sau đó mới nẩy qua lưới hoặc vòng qua các bộ phận của lưới, chạm trực tiếp vào bên mặt bàn người đỡ giao bóng; Trong đánh đôi bóng phải chạm liên tiếp từ nửa mặt bàn bên phải của người giao bóng sang nửa mặt bàn bên phải của người đỡ giao bóng.
2.6.4 Từ khi bắt đầu quả giao bóng đến khi bóng được đánh đi, quả bóng phải ở phía trên mặt bàn và đằng sau đường biên cuối bàn của người giao bóng và bóng không được che khuất tầm nhìn của người đỡ giao bóng bằng bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể hoặc áo quần của người giao bóng hoặc của người cùng đánh đôi với đấu thủ này. Ngay sau khi quả bóng đã được đánh đi, cánh tay tự do của người giao bóng phải rời khỏi khoảng không gian giữa cơ thể của người giao bóng và lưới.
2.6.5 Trách nhiệm của người giao bóng là làm sao cho trọng tài hoặc trợ lý trọng tài thấy được là mình đã tuân thủ những yêu cầu đối với quả giao bóng tốt.
2.6.5.1 Nếu trọng tài thấy nghi ngờ tính hợp lệ (không đúng luật) của quả giao bóng, đối với lần đầu tiên của một trận đấu thì tuyên bố đánh bóng lại và nhắc nhở người giao bóng;
2.6.5.2 Nếu tiếp tục trong trận đấu quả giao bóng của đấu thủ đó hoặc người cùng đánh đôi với anh ta (chị ta) bị nghi ngờ về tính hợp lệ, thì người đỡ giao bóng sẽ được 1 điểm.
2.6.5.3 Bất cứ khi nào có sự không tuân thủ rõ rệt các yêu cầu của quả giao bóng tốt, thì sẽ không cảnh cáo và người đỡ giao bóng sẽ được 1 điểm.
2.6.6 Trường hợp khác thường, trọng tài có thể nới lỏng những yêu cầu đối với một quả giao bóng tốt thì trọng tài được xác định rằng việc tuân theo những yêu cầu đó bị hạn chế do khuyết tật cơ thể của đấu thủ.
2.7 QUẢ BÓNG TRẢ LẠI TỐT
Quả bóng được giao hay đỡ trả lại, đều phải đánh sao cho bóng vượt qua hoặc vòng qua bộ phận lưới và chạm trực tiếp phần bàn đối phương hay sau khi chạm vào bộ phận của lưới.
2.8 TRÌNH TỰ THI ĐẤU
2.8.1 Trong đánh đơn, người giao bóng đầu tiên thực hiện quả giao bóng tốt, sau đó người đỡ giao bóng sẽ trả lại bóng tốt và từ đó người giao bóng và người đỡ giao bóng luân phiên trả lại bóng tốt.
2.8.2 Trong đánh đôi, người giao bóng đầu tiên thực hiện quả giao bóng tốt, sau đó người đỡ giao bóng trả lại bóng tốt, rồi tới đồng đội của người giao bóng trả lại bóng tốt, kế tiếp đồng đội của người đỡ giao bóng trả lại bóng tốt và từ đó mỗi đấu thủ luân phiên nhau theo thứ tự trên mà trả lại bóng tốt.
2.9 BÓNG ĐÁNH LẠI
2.9.1 Loạt đường bóng đánh sẽ đánh lại.
2.9.1.1 Nếu khi giao bóng lúc vượt qua bộ phận lưới mà bóng chạm vào bộ phận lưới với điều kiện là quả giao bóng tốt hoặc bóng bị chạm chắn bởi người đỡ giao bóng hay đồng đội của người này;
2.9.1.2 Nếu bóng đã được giao đi khi người đỡ giao bóng hoặc cặp người đỡ chưa sẵn sàng với điều kiện là cả người đỡ hoặc đồng đội của người này chưa có ý định đỡ bóng;
2.9.1.3 Nếu bóng không được giao tốt, hoặc trả lại tốt, hoặc không đúng luật do điều gây phiền nhiễu ngoài phạm vi kiểm soát của đối thủ;
2.9.1.4 Nếu trận đấu được tạm ngừng bởi trọng tài hay trợ lý trọng tài.
2.9.2 Trận đấu có thể bị tạm ngừng
2.9.2.1 Để sửa một điều sai về thứ tự giao bóng, đỡ giao bóng hoặc phía bàn đứng;
2.9.2.2 Để bắt đầu áp dụng phương pháp đánh khẩn trương;
2.9.2.3 Để cảnh cáo hoặc phạt một đấu thủ;
2.9.2.4 Do những điều kiện thi đấu bị xáo lộn trong một chừng mực nào đấy có thể ảnh hưởng tới kết quả của lần đánh bóng.
2.10 MỘT ĐIỂM
2.10.1 Trừ khi là quả đánh lại, một đấu thủ sẽ được t?nh 1 điểm.
2.10.1.1 Nếu đối phương không giao bóng tốt;
2.10.1.2 Nếu đối phương không trả lại bóng tốt.
2.10.1.3 Nếu sau khi vận động viên đã thực hiện một quả giao bóng tốt hay trả lại bóng tốt quả bóng chạm vào bất kỳ vật gì ngoại trừ bộ phận lưới trước khi được đối phương đánh đi.
2.10.1.4. Nếu sau khi đối thủ đánh bóng bay qua phần bàn mình hay vượt quá đường cuối bàn mà bóng không chạm vào phần bàn của mình;
2.10.1.5 Nếu đối thủ cản bóng;
2.10.1.6 Nếu đối thủ đánh bóng liên tiếp 2 lần;
2.10.1.7 Nếu đối thủ đánh bóng bằng một mặt cốt vợt mà mặt này không tuân theo đúng với những yêu cầu của Điều 2.3.4, 2.4.4 và 2.4.5;
2.10.1.8 Nếu đối thủ cùng bên hoặc bất cứ vật gì mà người đó mặc hay mang trên người làm xê dịch mặt bàn đấu;
2.10.1.9 Nếu đối thủ cùng bên hoặc bất cứ vật gì người đó mặc hay mang trên người chạm vào bộ phận lưới;
2.10.1.10 Nếu bàn tay không cầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_mon_bong_ban_ho_van_cuong_8053_1983539.doc