Bài giảng Bảo trì hệ thống

Tài liệu Bài giảng Bảo trì hệ thống: ?&@ Bài giảng bảo trì hệ thống Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm ….. Mục lục Chương 1. Tổng quan hệ thống MT& TBNV Tổng quan hệ thống MT & TBNV Tổng quan Một hệ thống máy tính là sự kết hợp của ba khối cơ bản: Khối nhập dữ liệu, khối xử lý và lưu trữ dữ liệu, khối xuất thông tin. Tùy thuộc vào công việc của từng khối mà chúng được tạo thành từ các thiết bị với những đặc tính kỹ thuật riêng. - Các thiết bị xử lý, lưu trữ nằm bên trong hộp máy đảm nhận công việc xử lý và lưu trữ dữ liệu (bộ xử lý, bo mạch chủ, bộ nhớ, thiết bị lưu trữ, ...). - Các thiết bị nhập xuất nằm ngoài vỏ hộp máy thực hiện các công việc nhập dữ liệu và xuất thông tin (bàn phím, chuột, màn hình, máy in . . .). Các thiết bị nhập xuất phổ biến : - Cổng giao tiếp : Cổng giao tiếp là các cổng sử dụng cho việc giao tiếp giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi như cổng kết nối bàn phím, chuột, cổng kết nối màn hình, máy in,.. - Các thiết bị nhập phổ biến : Thiết bị nhập là các thiết bị tạo tín hiệu ở đầu vào...

doc110 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bảo trì hệ thống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?&@ Bài giảng bảo trì hệ thống Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm ….. Mục lục Chương 1. Tổng quan hệ thống MT& TBNV Tổng quan hệ thống MT & TBNV Tổng quan Một hệ thống máy tính là sự kết hợp của ba khối cơ bản: Khối nhập dữ liệu, khối xử lý và lưu trữ dữ liệu, khối xuất thông tin. Tùy thuộc vào công việc của từng khối mà chúng được tạo thành từ các thiết bị với những đặc tính kỹ thuật riêng. - Các thiết bị xử lý, lưu trữ nằm bên trong hộp máy đảm nhận công việc xử lý và lưu trữ dữ liệu (bộ xử lý, bo mạch chủ, bộ nhớ, thiết bị lưu trữ, ...). - Các thiết bị nhập xuất nằm ngoài vỏ hộp máy thực hiện các công việc nhập dữ liệu và xuất thông tin (bàn phím, chuột, màn hình, máy in . . .). Các thiết bị nhập xuất phổ biến : - Cổng giao tiếp : Cổng giao tiếp là các cổng sử dụng cho việc giao tiếp giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi như cổng kết nối bàn phím, chuột, cổng kết nối màn hình, máy in,.. - Các thiết bị nhập phổ biến : Thiết bị nhập là các thiết bị tạo tín hiệu ở đầu vào của hệ thống máy tính, nó được dùng để nhập dữ liệu vào máy tính. Các thiết bị nhập thường được sử dụng như bàn phím, chuột, máy quét ảnh,... - Các thiết bị xuất phổ biến : Thiết bị xuất là các thiết bị dùng để hiện thị các thông tin và kết quả xử lý trong quá trình làm việc. Các thiết bị xuất thường được sử dụng như màn hình, máy in, loa,... Các thiết bị bên trong case : - Bộ nguồn (Power Supply Unit – PUS) : Bộ nguồn là thiết bị dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị trong hệ thống máy tính - Bản board, là mạch điện tử lớn và nó là thành phần quan trọng nhất bên trong mạch chính (Mainboard) : Bản mạch chính còn được gọi là Mainboard hoặc System máy tính. Bản mạch chính được dùng để kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp các thiết bị của máy tính lại thành một hệ thống. - Các thiết bị lưu trữ (Storage devices) : Các thiết bị lưu trữ bao gồm bộ nhớ (RAM, ROM) và các thiết bị khác như đĩa từ (đĩa mềm, đĩa cứng), đĩa quang (đĩa CD-ROM/CDR/DVD/…),… thiết bị nhớ di động (Flash disk) - Card mở rộng : Card mở rộng là một bản mạch tích hợp được dùng để liên kết các thiết bị ngoại vi vào bản mạch chính thông qua cổng giao tiếp của Card. Ví dụ: VGA Card, Sound Card, Modem,… Hộp máy (case) Hộp máy còn được gọi là Case, thường được làm bằng kim loại và dùng để chứa hầu hết các thiết bị bên trong máy tính như: Bộ nguồn, bản mạch chính, các ổ đĩa, card mở rộng ... Tuỳ thuộc vào bộ nguồn được gắn vào Case mà người ta thường chia Case thành 2 loại là Case AT và Case ATX. Hộp máy thường có nhiều kiểu dáng khác nhau như kiểu đứng, kiểu nằm, kiểu lớn, nhỏ,… Các kiểu case Các công tắc và đèn tín hiệu trên hộp máy : - Công tắc nguồn (Power switch): Thông thường nó là công tắc lớn nhất trên Case, được dùng để khởi động máy. Đối với case AT thì công tắc nguồn được kết nối trực tiếp vào bộ nguồn, với Case ATX thì công tắc nguồn được nối vào Mainboard. - Nút khởi động lại (Reset button): Nút khởi động lại thường nút này được thiết kế nằm bên cạnh nút công tắc nguồn và được dùng để khởi động lại máy tính. - Đèn báo nguồn (Power led): Đèn này được kết nối vào Mainboard, khi bật công tắc máy thì đèn sẽ báo hiệu là máy đã được khởi động. - Đèn HDD (HDD led hay IDEl led): Được kết nối vào Mainboard để báo hiệu khi ổ cứng được truy xuất. Các kiểu PSU hiện nay Bộ nguồn (Power supply unit – pus) Bộ nguồn là thiết bị có chức năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị trong hệ thống máy tính. Bộ nguồn thường có công suất từ 250W đến 600W. Tùy vào tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị trong hệ thống mà ta có thể lựa chọn bộ nguồn có công suất phù hợp. Dựa vào nguyên lý hoạt động và cách thiết kế mà bộ nguồn có các tên gọi khác nhau như nguồn AT, nguồn ATX. Các nguồn ATX được chia làm hai phiên bản là ATX 1.3 và ATX 2.x. Nguồn AT Bộ nguồn AT nối với Mainboard bằng một đầu nối kép, mỗi đầu có 6 sợi dây. Bên cạnh đó nó còn có nhiều đầu nối 4 dây với 2 kích cỡ khác nhau: Cỡ lớn dùng để cấp nguồn cho HDD, CD_ROM,…, cỡ nhỏ dùng để cấp nguồn cho FDD. Loại nguồn này có dây nguồn được nối trực tiếp vào công tắc trên Case cho nên sau khi Shutdown máy thì phải tắt công tắc nguồn trên Case. Đầu nối cấp điện cho Mainboard : Đầu nối cấp điện cho Mainboard của nguồn AT Lưu ý: Khi kết nối vào Mainboard thì cho các đầu dây màu đen ở hai đầu nối hướng vào nhau. Đầu nối cấp điện cho FDD và HDD Hai loại đầu nối này cùng sử dụng chung một hiệu điện thế như nhau: + Dây số 1 (màu vàng) có điện thế xuất ra: +12V + Dây số 2 (màu đen) có điện thế xuất ra: Gnd + Dây số 3 (màu đen) có điện thế xuất ra: Gnd + Dây số 4 (màu đỏ) có điện thế xuất ra: +5V Nguồn ATX Nguồn ATX phiên bản 1.3 (ATX 1.3) được dùng cho máy Pentium III và máy Pentium IV đời đầu. Về nguyên tắc hoạt động cũng như thiết kế mạch, nguồn ATX 1.3 không khác nguồn AT nhiều nhưng vì phát triển sau nên nguồn ATX có nhiều ưu điểm hơn. Loại nguồn này có công tắc điện được kết nối trực tiếp vào Mainboard, do đó Shutdown máy sẽ có Chip trên Mainboard điều khiển tắt nguồn, người dùng không phải tắt công tắc nguồn trên case như nguồn AT. - Đầu nối cấp điện cho Mainboard: Khác với nguồn AT, loại nguồn này chỉ có một đầu kết nối duy nhất gồm 20 hoặc 24 chân. Đối với nguồn ATX 2.x đời mới có loại còn có bổ xung nguồn cắm cho chuẩn SATA. Hình vẽ sau mô tả cấu tạo của nguồn 20 chân : Đầu nối nguồn cấp điện cho Mainboard - Đầu nối cấp điện cho HDD và FD: Hai loại đầu nối này cũng giống với các đầu nối tương ứng sử dụng trên bộ nguồn AT. - Đầu nối của nguồn ATX cấp điện cho CPU :Các loại đầu cắm nguồn thông dụng : Cách kiểm tra hoạt động của bộ nguồn Chuẩn bị đồng hồ vạn năng và chỉnh thông số như hình : Tiến hành đo các nguồn 12v, 5v, 3.3v như sau : đo 3.3 v đo 12v đo 5v Khi kiểm tra bộ nguồn, người ta thường dùng các thiết bị chuyên dụng hoặc đồng hồ vạn năng để kiểm tra, nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn các thiết bị đó. Để thuận tiện cho việc kiểm tra trong những lúc không có các thiết bị chuyên dụng, ta có thể áp dụng cách kiểm tra như sau: Sử dụng một đây dẫn điện, một đầu nối vào chân thứ 14 (dây có màu xanh lá), đầu còn lại nối vào một trong các dây: 3, 5, 7, 13, 15, 16, 17 (các dây có màu đen). Sau đó cấp điện cho bộ nguồn, nếu quạt nguồn quay chứng tỏ bộ nguồn vẫn hoạt động . Cách kiểm tra bộ nguồn Bo mạch chính (Main Board) Bản mạch chính Bản mạch chính là một bản mạch lớn nằm trong vỏ hộp máy được tích hợp rất nhiều thiết bị điện tử, là thành phần chủ yếu của máy tính, có chức năng liên kết các thiết bị lại với nhau. Vì thế, bản mạch chính của máy tính được ví như hệ thần kinh của con người. Trên thực tế có nhiều loại bản mạch chính và công nghệ sản xuất cũng ngày càng được nâng cao hơn, tuy nhiên nguyên tắc hoạt động cũng như nguyên lý chế tạo vẫn thường được áp dụng theo chuẩn chung nhất. Trên bản mạch chính gồm có các thành phần chủ yếu như Bus, Chipset, Đế cắm CPU, khe cắm bộ nhớ, khe cắm cấp nguồn cho Mainboard, các ổ đĩa, các cổng giao tiếp,... Bus Bus là đường dẫn chung được thiết lập giữa hai hay nhiều thành phần của máy tính nhằm truyền tín hiệu giữa các thiết bị này cho nhau. Các loại Bus trong máy bao gồm: - Bus bộ xử lý: Là đường truyền giữa CPU và ChipSet. - Bus bộ nhớ: Là đường truyền dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ chính (RAM). - Bus địa chỉ: Là một phần của bus bộ xử lý và bus bộ nhớ được sử dụng để cho biết địa chỉ nào trong bus hệ thống hay trong bộ nhớ sẽ được dùng tới. - Bus I/O: Cho phép CPU liên lạc với các thiết bị ngoại vi. Chipset Chipset là thành phần được gắn cố định trên Mainboard, làm nhiệm vụ điều khiển tín hiệu truyền giữa CPU, bộ nhớ hệ thống và bus. Chipset được chia thành 2 phần là Chipset cầu bắc (Chipset chính) và Chipset cầu nam (Chipset phụ). - Chipset cầu bắc: Có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điểu khiển việc trao đổi thông tin giữa CPU, RAM, Cache, khe cắm AGP (nếu có) và Bus. Chipset cầu bắc có thể coi như trái tim của con người. Khi làm việc, Chipset cầu bắc thường toả ra một nhiệt lượng rất lớn nên nó được gắn một tấm tản nhiệt nhằm làm giảm nhanh nhiệt lượng toả ra. - Chipset cầu nam: Thực hiện việc điều khiển giữa IDE, Sound Card, LAN Card, USB, BIOS. Trên Chipset này thường được ghi các thông tin liên quan đến chipset và bo mạch chủ như tên hãng sản xuất, tốc độ của Chipset, Bus,… Đế cắm CPU Đế cắm CPU thường được thiết kế ở trung tâm của bản mạch chính, dùng để kết nối CPU vào bản mạch chính. Đế cắm CPU thường có hai dạng: Đế cắm (Socket) và khe cắm (Slot). Đế cắm CPU được thiết kế đặc trưng cho từng thế hệ máy: Đế cắm CPU_386 Đế cắm CPU_486: Socket 1, 2, 3, 6 Đế cắm CPU_Pentium: Socket 4, 5, 7, 8 Đế cắm CPU_Celeron và Pentium III: Socket 370 Đế cắm CPU_Pentium IV: Socket 423, 478, 775 (socket T) Khe cắm CPU_ Pentium II, Celeron và Pentium III: Slot 1 Khe cắm CPU_AMD-K7: Slot A Đế cắm Khe cắm Các loại đế cắm và khe cắm CPU Khe cắm bộ nhớ Hầu hết các máy tính hiện nay đều sử dụng bộ nhớ RAM theo dạng thanh dó đó các khe cắm bộ nhớ cũng được thiết kế phù hợp với chúng. Khe cắm bộ nhớ có ba loại: SIMM RAM, DIMM RAM và RIM RAM. Khe cắm DDRAM - Khe cắm DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM) có 184 chân, dùng để cắm DDR RAM cho các Mainboard Pentium IV. Loại khe cắm này có tần số truyền cao từ 200MHz đến 400MHz. - Loại này tương tự khe cắm DDR SDRAM nhưng có tới 240 chân, dùng cho các DDRAM2 (DDRAM thế hệ sau). Khe cắm DDR2 Khe cắm RIM RAM :Loại khe cắm này được thiết kế cho Mainboard sử dụng bộ vi xử lý của hãng AMD. RAM RIM chỉ có 16 bít dữ liệu, do đó khi sử dụng cho CPU 64 bít dữ liệu, muốn đạt tốc độ của CPU cần phải cắm vào main 4 thành RAM RIM. Khe cắm cấp nguồn cho Mainboard Đây là khe cắm dùng để kết nối bộ nguồn vào Mainboard, nhằm cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị trên Mainboard. Khe này thường có màu trắng và có số chân tương ứng với từng loại bộ nguồn. Vì vậy, khi kết nối bộ nguồn cần phải quan sát xem khe cắm trên Mainboard tương ứng với loại bộ nguồn nào. Khe cắm cable ổ cứng Trên Mainboard thông thường có 2 khe cắm cable ổ cứng được ký hiệu là IDE1 và IDE2 hoặc IDE0 và IDE1 (còn có tên gọi khác là ATA). Khe cắm IDE có 40 chân dùng Cable ổ cứng hoặc ổ CD_ROM,… Ngoài ra, trên các Mainboard đời mới còn sử dụng thêm khe cắm SATA (7 chân) và khe cắm SCSI. BIOS và pin CMOS BIOS (Basic Input Output System) được thiết kế sẵn trên Mainboard, cung cấp một tập hợp các lệnh sơ cấp nhằm điều khiển các hoạt động cơ bản của máy tính như: - Kiểm tra việc khởi động của VGA card, bộ nhớ, mainboard, bộ điều khiển đĩa, bàn phím,… - Tìm và nạp hệ điều hành. - Cung cấp chương trình cài đặt cấu hình máy. Chương trình trong BIOS được nhà sản xuất thiết lập sẵn, người dùng không thể thay đổi được nội dung của nó. Nhưng có thể thiết lập một số tuỳ chọn có sẵn. Pin CMOS (Complementary Metal Oxide Semiconductor: Trên Mainboard thường có một pin dùng để cung cấp nguồn năng lượng nhằm duy trì sự hoạt động cho CMOS kể cả khi máy không hoạt động. Pin này được gọi là Pin CMOS. Khe cắm mở rộng Khe cắm mở rộng dùng để cắm các Card mở rộng như: VGA Card, Sound Card, LAN Card, Modem trong,… Khe cắm mở rộng là phần chiếm nhiều diện tích nhất trên Mainboard. Các khe cắm mở rộng phải được thiết kế phù hợp với các loại card mở rộng nên các khe cắm này được thiết kế theo nhiều chuẩn khác nhau. Nhờ các khe cắm mở rộng mà có thể bổ sung nhiều tính năng mới cho máy tính thông qua các card mở rộng. Khe cắm mở rộng gồm có: Khe cắm ISA 8 bit Khe cắm ISA 16 bit - Khe cắm ISA (8 bit hoặc 16 bit) - Khe cắm Extended ISA (EISA) - Khe cắm VESA Local Bus (VL_Bus) - Khe cắm PCI (Peripheral Component Interconect) Các loại khe cắm PCI - Khe cắm AGP (Accelerated Graphic Port) Khe cắm AGP Cổng giao tiếp TBNV Các cổng giao tiếp Các cổng giao tiếp thường được thiết kế hướng về phía sau của vỏ hộp máy nhằm thuận tiện cho việc kết nối và đảm bảo tính mỹ quan của hệ thống. Các loại cổng giao tiếp bàn phím thông dụng hiện nay: DIN 5 chân PS/2 Cổng DIN có đầu cắm dạng tròn to, ở phía trong có 5 chân cắm nhỏ, dùng để kết nối bàn phím (thường dùng với Mainboard sử dụng bộ nguồn AT) Cổng PS/2 (Mini DIN) có đầu cắm dạng tròn, ở phía trong có 6 chân cắm nhỏ, thường dùng để kết nối bàn phím với Mainboard ATX hoặc kết nối chuột. Cổng song song và cổng nối tiếp Cổng song song và cổng nối tiếp Cổng song song có thể truyền 8 bit tại một thời điểm, đầu cắm cái có 25 chân, dùng để kết nối máy in vào máy tính. Cổng này còn có tên gọi khác là LPT1 (Hiện nay các máy in sử dụng cổng USB nên cổng LPT1 ít được sử dụng). Cổng USB Cổng nối tiếp còn được gọi là cổng RS-232, đầu cắm đực thường có 9 hoặc 25 chân. Loại cổng này chỉ truyền dữ liệu theo từng bit một với tốc độ 115Kbps (hiện nay rất ít được dùng). Cổng USB(Universal Seria Bus) là loại cổng giao tiếp được phát hành vào năm 1996, nó được áp dụng công nghệ Bus mới cho phép kết nối nóng và tự nhận diện thiết bị khi được kết nối vào hệ thống. Hiện nay loại cổng này có các chuẩn là 1.0, 1.1 và 2.0 với băng thông tương ứng là 1.5Mbps, 12Mbps và 480Mbps. Cổng USB có 4 chân: Chân số 1 (VBUS) có điện thế +5V, chân số 2 là Data-, chân số 3 là Data+, chân số 4 là chân Gnd. Bộ Vi Xử Lý Bộ vi xử lý hay còn gọi là CPU (Center Proccesor Unit) là mạch tích hợp rất nhiều Transitor, chịu trách nhiệm xử lý và điều hành mọi hoạt động của máy tính. Tốc độ của CPU quyết định tốc độ của máy tính, khi người ta nói đến tốc độ của máy tính chính là nói đến tốc độ của CPU. Tốc độ của CPU được tính bằng MHz Hiện nay CPU đang được phát triển theo xu hướng tốc độ cao, kích thước nhỏ gọn. Intel là một hãng sản xuất CPU hàng đầu thế giới, sau đó là AMD và một số hãng khác như Cyrix, Nexgen, Motorola,… Phân loại CPU Có nhiều cách để phân loại CPU, có thể dựa vào tốc độ, điện thế, hãng sản xuất, bộ nhớ cache,… Sau đây chúng ta sẽ phân loại CPU theo một số tiêu chí khác nhau. Phân loại theo tốc độ Tốc độ của CPU là tần số mà tại đó nó thực thi các chỉ lệnh. Tần số này sử dụng đơn vị đo là MegaHec (MHz) hoặc GigaHec (GHz). Theo sự phân loại này thì CPU có 2 loại tốc độ: Tốc độ trong: Là tốc độ thực của CPU, thông thường tốc độ trong lớn hơn gấp nhiều lần tốc độ ngoài. Khi nói đến tốc độ của CPU người ta thường hiểu là tốc độ trong. Tốc độ ngoài: Là tốc độ hỗ trợ của Mainboard đối với CPU, tốc độ này phụ thuộc vào sự thiết lập Jumper trên Mainboard. Jumper là một miếng Plastic, phía trong có chất dẫn điện dùng để cắm vào những mạch hở tạo thành những mạch kín trên Mainboard, nó còn được sử dụng để thiết lập sử hoạt động cho các ổ đĩa giao diện IDE. Phân loại theo bộ nhớ Cache Mỗi CPU có 2 loại bộ nhớ Cache là Cache L1 (Level 1) và Cache L2 (Level 2). Cache L1 là nơi dùng để lưu trữ dữ liệu trước khi CPU xử lý, nó được tích hợp ngay trong CPU. Cache L2 là nơi dùng để lưu trữ dữ liệu sau khi CPU đã xử lý xong, cache L2 được đóng gói chung với CPU nhưng nó không được tích hợp vào nhân CPU, đối với các hệ thống cũ thì cache L2 được tích hợp trên Mainboard. Hiện nay ở một số Mainboard đời mới còn xuất hiện Cache L3, được thiết kế trên Mainboard nằm ở vị trí giữa CPU và RAM nhằm tối ưu hoá tốc độ giữa hai thiết bị này. Phân loại theo điện thế Điện thế của CPU được Mainboard cấp. Các thế hệ CPU cũ thường sử dụng điện thế khoảng +5V nhưng đối với CPU thế hệ mới chỉ sử dụng điện thế khoảng +2V hoặc nhỏ hơn. Chính vì lý do trên mà thông thường một Mainboard không thể hỗ trợ nhiều CPU. Để giải quyết vấn đề trên, một số Mainboard có thiết bị điều chỉnh có khả năng thay đổi điện thế để sử dụng được nhiều loại CPU. Các thế hệ Bộ vi xử lý của Intel. Pentium Bộ vi xử lý Pentium của Intel ra đời vào năm 1993, có tốc độ từ 60MHz đến 200MHz. Thế hệ Pentium đầu tiên có 237 chân sử dụng socket 4 có hiệu điện thế +5V hoạt động ở tần số 60MHz đến 66MHz. Thế hệ Pentium thứ hai có 296 chân sử dụng socket 5 và socket 7 có hiệu điện thế +3,3V hoạt động ở tần số 75MHz hoặc 200MHz. Thế hệ Pentium thứ ba (MMX) ra đời năm 1997 sử dụng socket 7 có hiệu điện thế +2,8V hoạt động ở tần số 166MHz hoặc 233MHz. Pentium Pro Bộ vi xử lý Pentium Pro được giới thiệu vào năm 1995, hình chữ nhật, có 387 chân sử dụng socket 8, điện thế +3V. Loại CPU này chủ yếu được thiết kế nhằm phục vụ cho các máy chủ (Server) sử dụng hệ điều hành 32 bit, ở hệ điều hành 16 bit thì loại này hoạt động chậm hơn Pentium. Pentium II Pentium II được giới thiệu vào năm 1997 có tốc độ từ 233MHz đến 450MHz, sử dụng hiệu điện thế từ 2V đến 2,8V. Bộ vi xử lý Pentium II Celeron Celeron được hãng Intel phát triển nhằm mục đích giảm giá thành nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của một số người dùng không cần các chức năng xử lý đồ hoạ mạnh. Bộ vi xử lý Celeron Pentium III Bộ xử lý Pentium III được phát hành năm 1999 sử dụng slot SEC và socket 370, có tốc độ 500MHz -1.2GHz. Sử dụng công nghệ Tualatin nên kích thước được thu gọn, tốc độ nhanh hơn và giá thành lại giảm hơn nhiều so với thế hệ Pentium II trước đó. Dùng khe cắm Dùng đế cắm Pentium IV Bộ vi xử lý Pentium IV được giới thiệu vào năm 2002 sử dụng socket 423, socket 478 và socket 775 (dùng cho CPU Pentium IV không chân). Pentium IV sử dụng công nghệ HT (Hyperthreading – Siêu phân luồng) cho phép xử lý song song và có thể tăng tốc độ lên đến 130% so với CPU không sử dụng công nghệ HT, đặc biệt của công nghệ HT là hỗ trợ mạnh mẽ về lĩnh vực thiết kế đồ hoạ. Bộ vi xử lý Pentium IV Pentium 4 hyper-threading (HT) : Hyper threading cho phép CPU mô phỏng thành 2 bộ vi xử lý lập luận cùng chia tài nguyên của CPU vật lý duy nhất. Với công nghệ này, một CPU có thể hỗ trợ đa xử lý, nghĩa là cùng một lúc các tiến trình sẽ được thực thi một cách song song, không cần sự can thiệp của mainboard, giúp CPU hoạt động đồng thời với hai luồng độc lập mà không phải chuyển đổi qua lại lẫn nhau. Theo tính toán, HT cho phép Cpu chạy nhanh hơn 30 % so với khi không có nó. Khác với trước đây, muốn thực hiện đa xử lý ta phải cần tối thiểu 2 cpu, một phần mềm sẽ chia nhỏ dữ liệu cần xử lý và các CPU vật lý sẽ thi hành công việc của mình một cách độc lập với nhau. Đối với những ứng dụng nhỏ thì HT không mạng lại điều gì lớn lao,nhưng đối với lĩnh vực đồ hoạ biên tập phim, thiết kế chi tiết máy phức tạp…thì công nghệ này mạng nhiều lợi ích. Bộ nhớ Bộ nhớ RAM RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ chính của máy tính, có chức năng lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính hoạt động. Khi mất điện thì mọi thông tin trong RAM đều bị xóa. RAM được phân thành 2 loại như sau: - RAM SIMM (Single Inline Memory Module) là loại RAM có một hàng chân, khi gắn vào Mainboard thì ta phải nghiêng một góc 45o và sau đó đẩy nó lên một góc 90o so với Mainboard. RAM SIM có 2 loại: + Loại 30 chân, có dung lượng 1MB đến 16MB. + Loại 72 chân, có dung lượng 1MB đến 32MB. RAM SIMM và cách lắp ráp RAM DIMM RAM DIMM và cách lắp ráp RAM DIMM (Dual Inline Memory Module) là loại RAM có hai hàng chân, trước khi gắn RAM vào Mainboard ta phải mở hai chốt nhựa ở hai đầu khe cắm, sau đó đặt thanh RAM vào đúng chiều và ấn đều xuống. Ram DIMM có các loại sau: SDRAM: Là loại RAM có 168 chân, bus 66MHz đến 133MHz, dung lượng 64MB đến 512MB. DDRAM (DDR SDRAM): Là loại RAM có 184 chân, bus 200MHz đến 400MHz, dung lượng 128MB trở lên, dùng cho thế hệ máy Pemtium IV DDRAM DDRAM2 (DDR2 SDRAM): Có 240 chân, là loại bộ nhớ có dung lượng lớn, tốc độ cao; chỉ sử dụng cho các máy có Chipset Intel 850 trở về sau. DDRAM 2 Bộ nhớ ROM Bộ nhớ ROM Bộ nhớ ROM (Read Only Memory) là loại chip nhớ dùng để lưu dữ liệu cố định cho phép truy xuất nhanh chóng, dễ dàng. Bộ nhớ ROM rất đắt tiền nên nó chỉ được sử dụng cho những mục đích nhất định. Trong máy tính ROM dùng để lưu BIOS. Các thiết bị lưu trữ Ổ đĩa cứng Ổ đĩa cứng được cấu tạo gồm nhiều đĩa từ xếp chồng lên nhau, cùng được gắn chặt vào một trục quay có tốc độ từ 2000 đến 10000 vòng trong một phút. Khi đĩa quay sẽ có 1 hoặc nhiều đầu từ bay “là là” trên bề mặt các lá đĩa để đọc/ghi thông tin lên đĩa. Ổ đĩa cứng Cấu tạo ổ cứng Các thành phần chính của ổ đĩa cứng Vỏ bọc: Được làm bằng nhôm chịu áp lực cao hoặc bằng Plastic cứng để bảo vệ ổ đĩa. Đĩa từ: Làm bằng nhôm hoặc thủy tinh, được phủ một lớp từ và lớp bảo vệ ở cả hai mặt. Đầu đọc ghi (đầu từ): Mỗi đĩa dùng riêng một đầu đọc ghi. Các đầu đọc ghi có trục điều chỉnh để có thể đọc được tất cả các vị trí trên bề mặt đĩa. Mạch điều khiển: Là bản mạch được lắp vào khung ổ đĩa có chức năng truyền tải các tín hiệu điều khiển và dữ liệu nhằm làm cho các đĩa từ có thể đọc ghi được các thông tin. Cổng giao tiếp: dùng để kết nối ổ cứng với Mainboard và bộ nguồn Các loại giao tiếp của ổ đĩa cứng Giao tiếp IDE (Intelligent Device Electronics): Là loại giao tiếp thông dụng hiện nay, dùng để truyền dữ liệu từ ổ cứng vào máy và ngược lại. Giao tiếp IDE thường có 40 chân, sử dụng dây cáp 40 hoặc 80 sợi để nối vào Mainboard. Giao tiếp SATA (Seria ATA): Là loại giao tiếp mới chỉ có 7 chân, sử dụng cable 7 sợi để nối với Mainboard. Loại giao tiếp này có thể truyền với tốc độ 150Mbps đến 600Mbps. Để sử dụng được các ổ đĩa có giao tiếp SATA thì trên Mainboard phải có khe cắm SATA, nếu không có bạn cần phải cắm thêm Card hỗ trợ giao tiếp SATA vào khe cắm PCI. Giao tiếp SCSI (Small Computer System Interface): Thiết bị SCSI có thể gắn trong hoặc gắn ngoài. Loại gắn trong 8 bit sử dụng cáp SCSI loại A có 50 chân tương tự như cáp của ổ đĩa IDE, loại 16 bit sử dụng cáp loại P, có 68 sợi nhỏ và đầu cắm loại DB. Ngoài ra, còn có đầu cắm 80 chân dùng cho loại SCSI cao cấp. Đầu cắm SCSI gắn ngoài sử dụng đầu cắm Centronics 50 chân, giống đầu cắm của máy in song song. Bên cạnh đó còn có một số đầu cắm khác 25, 50, 68, 80 chân. Ngoài ra trên bản mạch điều khiển của ổ đĩa cứng còn có thêm khe cắm để cấp nguồn điện cho ổ đĩa và một khe đùng để thiết lập sự hoạt động (Setjum) cho ổ đĩa. Dây cáp kết nối ổ đĩa cứng vào Mainboard. Đầu nối SATA và Đầu nối IDE Cáp SATA có 7 sợi nhỏ và hai đầu nối Cáp IDE (ATA) thường có 40 hoặc 80 sợi và có 2 hoặc 3 đầu nối, một đầu kết nối vào Mainboard, các đầu còn lại dùng để nối vào ổ cứng hoặc ổ CD_ROM. Lưu ý khi kết nối, nên kết nối đầu có màu khác với hai đầu còn lại vào Mainboard. Cách thiết lập sự hoạt động (Setjum) cho ổ đĩa cứng. Trên Mainboard có 2 khe để kết nối cable ổ cứng là IDE1 và IDE2 hoặc IDE0 và IDE1, các thiết bị kết nối vào khe IDE thứ nhất sẽ được ưu tiên hơn các thiết bị kết nối vào khe IDE thứ hai. Khi có 2 thiết bị cứng được gắn vào một sợi cable IDE thì một thiết bị phải được thiết lập là Master (chủ), thiết bị còn lại là Slave (khách). Phía sau mỗi ổ đĩa được thiết kế 1 vị trí để thiết lập Jumper cho ổ đĩa và trên bề mặt của ổ đĩa thường có bảng hướng dẫn cách Setjum cho ổ đĩa đó. Căn cứ vào bảng hướng dẫn này để thiết lập cho ổ đĩa là Master hay Slave. Ý nghĩa của các mục trong bảng hướng dẫn: - Master or Single Drive: Thiết lập Master hoặc chỉ sử dụng một ổ đĩa. - Drive is Slave: Thiết lập Slave cho ổ đĩa - Master With a Non ATA Compatible slave: Thiết lập Master với ổ đĩa thứ hai không tương thích chuẩn ATA. - Enable Cable Select: Lựa chọn Master hay Slave cho cable nối Đĩa quang Các thiết bị lưu trữ quang học không được lắp cố định trong máy, các thiết bị này có dung lượng lớn. Ví dụ như đĩa CD, VCD, DVD,... Thông thường đĩa CD có dung lượng khoảng 760 Mb. Muốn đọc thông tin từ đĩa CD máy tính cần có ổ đĩa CD ROM (được lắp sẵn trong máy), muốn ghi thông tin lên đĩa CD cần có ổ CD Writer. Cách thiết lập Jumper để gắn ổ đĩa CD vào cáp dữ liệu cắm lên máy tính cũng tương tự như ổ đĩa cứng. Thiết bị ngoại vi Các thiết bị nhập phổ biến Bàn phím Bàn phím (Keyboard) là thiết bị nhập chuẩn có nhiệm vụ chuyển đổi những tín hiệu gõ phím thành ký tự hoặc số. a) Các loại bàn phím - Bàn phím PC và XT, có 83 phím - Bàn phím AT, có 84 phím - Bàn phím tăng cường, có 101 phím - Bàn phím tăng cường windows 95, có 104 phím - Bàn phím Multimedia (có thêm một số chức năng Multimedia) Bàn phím thường được sắp xếp theo các nhóm phím như sau: - Các phím ký tự (gồm các phím chữ từ A, B, C, …Z) - Các phím số (gồm các phím số và các phép toán) - Các phím điều khiển (gồm các phím Ctrl, Shift, Alt, Tab, …) - Các phím chức năng (gồm các phím từ F1 đến F12). b) Các loại giao tiếp bàn phím - Đầu kết nối cổng DIN - Đầu kết nối cổng PS/2 DIN PS/2 (Mini DIN) USB - Đầu kết nối cổng USB Chuột Chuột (Mouse) là thiết bị dùng để biến đổi các động tác di chuyển của bàn tay thành sự di chuyển của con trỏ trên màn hình. Chuột a) Các bộ phận chính của chuột - Bi xoay tiếp xúc với mặt bàn - Trục lăn của bi xoay phát tín hiệu truyền vào hệ thống - Các phím dùng để lựa chọn ( có 2 hoặc 3 phím) - Cáp nối vào hệ thống - Đầu kết nối chuột vào hệ thống b) Các loại giao tiếp chuột - Đầu kết nối cổng COM - Đầu kết nối cổng PS/2 - Đầu kết nối cổng USB Các thiết bị xuất phổ biến - Màn hình : Màn hình là thiết bị xuất chuẩn dùng để hiển thị thông tin dưới dạng hình ảnh, là kết quả của quá trình xử lý thông tin do máy tính thực hiện. - Máy in : Máy in cũng là thiết bị xuất chuẩn nhưng nó xuất thông tin dưới dạng ký tự được hiển thị lên giấy. Ngoài các thiết bị nhập xuất được giới thiệu ở trên, còn có nhiều thiết bị nhập xuất khác như: Loa, Máy quét ảnh, Máy cắt chữ, Máy ảnh kỹ thuật số, … Loa (Speaker) Máy quét ảnh (Scaner) Webcam CARD mở rộng Card mở rộng là một vỉ mạch được tích hợp nhiều thiết bị điện tử và được thiết kế theo tính năng riêng của nó. Ví dụ, VGA Card dùng để hiển thị hình ảnh, Sound Card dùng để phát âm thanh,… Card mở rộng có nhiệm vụ truyền tải thông tin liên lạc giữa hệ thống bên trong với các thiết bị ngoại vi, nhằm mở rộng tính năng làm việc của máy tính. Video Card Video card là thiết bị dùng để giao tiếp giữa máy tính với màn hình thông qua cổng giao tiếp. Video card thường có các chuẩn sau: Chuẩn Hercule (đơn sắc): Có độ phân giải 720 x 348, hiện thị được 1 màu. Chuẩn CGA (Color Graphic Adapter): Có độ phân giải 640 x 200 pixel (điểm ảnh), hiển thị được 4 đến 16 màu. Chuẩn EGA (Enhanced Graphic Adapter): Có độ phân giải 640 x 350 pixel, hiển thị được 16 đến 64 màu. Chuẩn VGA (Video Graphic Adapter): Có độ phân giải 640 x 480 pixel, hiển thị được 64 đến 256 màu. Chuẩn SVGA (Supper Video Graphic Adapter): Có độ phân giải từ 800 x 600 đến 1280 x 1024 pixel, hiển thị được từ 16 bit đến 32 bit màu. Sound Card Sound Card còn được gọi là Card âm thanh dùng để truyền âm thanh từ máy tính đến loa. Hiện nay hầu hết các PC đều có hỗ trợ âm thanh trên một card riêng hoặc được tích hợp trên Mainboard (On board). Trên card âm thanh thường có các cổng sau: - Line In: Dùng cho các hoạt động thu âm thanh - Line Out: Dùng để gửi tín hiệu ra loa - Microphone: Dùng để thu âm thanh từ ngoài vào - Games: Dùng để gắn các thiết bị chơi games như Joctrick, … Card giao tiếp mạng Card giao tiếp mạng (NIC/Adapter) là thiết bị cung cấp cổng giao tiếp giữa máy và dây cáp mạng cho phép kết nối máy tính vào hệ thống mạng. Card mạng có chức năng là đóng gói dữ liệu, gửi nhận dữ liệu và điều khiển luồng dữ liệu. Card giao tiếp mạng Một số card mở rộng khác Ngoài các card mở rộng đã giới thiệu ở trên thì còn có một số card mở rộng khác. Ví dụ. Tivi Card dùng dùng để thu sóng vô tuyến, Card Frient dùng để kết nối một máy tính hai màn hình và cho phép hai người cùng làm việc trong cùng một thời điểm, modem Internal, … Modem Internal Card Tivi Card SCSI Card SCSI Chương 2. Tháo lắp máy tính và thiết lập thông số Cmos Tháo lắp máy tính Mọi máy tính đều phải trải qua công đoạn lắp ráp, nâng cấp và bảo trì. Khi lắp ráp mới hay cần nâng cấp hoặc bảo trì đều liên quan đến việc tháo và lắp các thiết bị. Để đảm bảo tính logic và an toàn cho các thiết bị cần phải tuân thủ thực hiện các bước theo quy trình sau: Tháo máy (1) Trước hết phải tắt máy và tháo các dây nguồn điện để an toàn cho máy và người thực hiện. (2) Chuẩn bị vị trí và dụng cụ để thao tác: Phải chuẩn bị một nơi bằng phẳng, thoáng sạch và đủ ánh sáng. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết và tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện tháo máy. (3) Tháo các thiết bị ngoại vi: Tháo các thiết bị ngoại vi và các dây nối thiết bị ngoại vi ra khỏi máy (4) Tháo vỏ hộp máy: Mở nắp hộp máy bằng cách tháo các ốc ở phía sau, một số hộp máy không có ốc thay vào đó là những thanh chốt hoặc những thanh trượt đươc thiết kế trên nắp hộp máy. Chú ý là chỉ tháo những ốc liên quan đến hộp máy chứ không tháo các ốc vặn bộ nguồn. (5) Tháo Card mở rộng: Sau khi đã tháo nắp hộp máy thì bước tiếp theo là tháo các card mở rộng bắng cách gỡ các ốc giữ card ra rồi rút card lên theo chiều thẳng đứng. Cần chú ý xem card nào gắn vào khe nào để khi lắp lại không bị sai vì các thông tin của card cắm vào khe đó đã được BIOS xác nhận nếu không thì BIOS phải xác nhận lại, có khi gây ra lỗi. (6) Tháo bộ nguồn: Gỡ các đầu cắm nguồn ra khỏi các thiết bị như ổ đĩa cứng, đĩa mềm, … và đầu cắm từ nguồn vào Mainboard sau đó vặn các ốc từ nguồn vào case ra và cuối cùng đem nguồn ra khỏi hộp máy. Trước khi tháo nguồn nếu là case dạng đứng thì nên đặt case nằm ngang xuống tránh trường hợp nguồn rơi làm hư hỏng các thiết bị khác ở phía trong hộp máy. (7) Tháo các ổ đĩa: Gỡ các dây cáp nối từ ổ đĩa đến Mainboard rồi vặn các ốc vít từ ổ đĩa vào case sau đó mới lấy ổ đĩa ra khỏi thùng máy. (8) Tháo Mainboard ra khỏi hộp máy: Mainboard được gắn vào case bằng các ốc vít và các nút đệm nhựa, do đó ta phải lấy các ốc vít và các nút đệm nhựa ra mới có thể lấy được Mainboard ra khỏi hộp máy. (9) Tháo RAM: Bộ nhớ RAM được gắn vào Mainboard bằng hai chốt ở hai đầu khe cắm. Đối với SIMRAM thì kéo các chốt ra để thanh RAM tự bật ra một góc 45o so với Mainboard và sau đó lấy ra khỏi khe cắm. Đối với DIMRAM thì nó được giữ bởi hai chốt nhựa hai đầu, dùng tay ấn hai chốt nhựa xuống và thanh RAM sẽ tự bật lên khỏi khe cắm. (10) Tháo CPU: Trước hết phải rút dây nguồn của quạt giải nhiệt và gỡ quạt giải nhiệt ra. Sau đó nhấc dòn bẩy lên một góc 90o rồi lấy CPU ra (nếu khe cắm dạng Slot thì không có đòn bẩy). Kiểm tra linh kiện Kiểm tra linh kiện là một bước khá quan trọng, bởi vì trong quá trình thao tác có thể dẫn đến sự hư hỏng các linh kiện. Cần phải kiểm tra các thông số kỹ thuật như: Model, số Serial, dung lượng, tốc độ,… và xem lại tình trạng hoạt động của các linh kiện đó. Lắp ráp máy tính Quá trình lắp ráp thường ngược lại với quá trình tháo ra, tuy nhiên tuỳ thuộc vào tình hình thức tế mà ta có thể áp dụng cho phù hợp . Quá trình này thường diễn ra theo các bước sau đây: (1) Lắp CPU và quạt làm mát CPU vào Mainboard (2) Lắp RAM (3) Lắp Mainboard vào hộp máy (4) Lắp bộ nguồn (5) Lắp các ổ đĩa (6) Lắp các thiết bị mở rộng (7) Nối dây công tắc, đèn, USB của Case vào Mainboard Cần phải xác định đúng các ký hiệu trên Mainboard để gắn các dây công tắc nguồn, công tắc khởi động lại, đèn báo nguồn, đèn báo ổ cứng Các chân cắm trên main kết nối với case: + MSG / PW LED / POWER LED các chân cắm có một trong các ký hiệu này sẽ được nối với dây tín hiệu của đèn nguồn trên case (dây POWER LED) + HD / HDD LED nối với dây tín hiệu của đèn báo ổ cứng khi truy xuất dữ liệu (dây HDD LED) + PW / PW SW / POWER SW POWER ON nối với dây công tắc nguồn trên case (dây POWER SW) + RES / RES SW / RESET SW nối với dây công tắc khởi động lại (dây RESSET) + SPEAKER nối với dây tín hiệu của loa trên case (dây SPEAKER) Ngoài ra trên Mainboard thường có chân cắm ký hiệu là USB dùng để nối với dây USB của case (8) Đóng vỏ hộp máy (9) Kết nối các thiết bị ngoại vi Thiết lập thông tin trong CMOS Các khái niệm cơ bản Tất cả các mainboard đều có một vi mạch ROM (Read Only Memory). Vi mạch này chứa chương trình của hệ điều hành vào ra cơ sở BIOS (Basic Input/Output System), BIOS bao gồm các chương trình khởi tạo và các trình điều khiển được sử dụng để điều khiển hệ thống chạy và hoạt động (như là mạch ghép nối các phần cứng cơ bản trong hệ thống). Chương trình đầu chứa trong BIOS gọi là POST (Power on self test), nó có chức năng kiểm tra các thành phần chính trong hệ thống khi máy tính được bật. Ngoài ra nó còn có chương trình BIOS-Setup dùng để lưu trữ cấu hình hệ thống trong bộ nhớ CMOS (bộ nhớ CMOS này được nuôi bằng PIN trên Mainboard) và nhiều các chương trình và hàm khác. BIOS gồm 4 chức năng chính sau: + POST - Power On Selt Test: POST kiểm tra các thành phần máy tính như bộ vi xử lý, bộ nhớ, chipset, video card, điều khiển đĩa, bàn phím... + Bootstrap loader: là tập tin thi hành việc tìm hệ điều hành và nạp hệ điều hành. Nếu hệ điều hành không tìm thấy, nó được nạp và điều khiển máy tính. + BIOS: Tham chiếu tới sự liên kết của các trình điều khiển mà trình điều khiển này hoạt động như mạch nối ghép cơ bản giữa hệ điều hành và phần cứng. Khi chạy DOS hoặc Windows trong chế độ Safe mode, đang chạy các trình điều khiển BIOS. Có thể được hiểu là hệ thống vào ra cơ sở, là tập hợp tất cả các lệnh được lập trình sẵn để kiểm tra khi máy khởi động, phân chia các nguồn dự trữ hệ thống cho các thiết bị trên máy nhằm tránh sự xung đột giữa các thiết bị với các chương trình điều khiển. Các lệnh của BIOS được lưu trong ROM để không bị thay đổi nội dung và không bị mất khi hệ thống không được cấp điện. + CMOS setup: Đây là chương trình cho phép thiết đặt cấu hình hệ thống, cấu hình mainboard và thiết lập chipset. Đối với các thiết bị Plug and Play thì tham số trong ROM của thiết bị đó sẽ tự động được truyền vào CMOS-Setup. Khi khởi động, quá trình đầu tiên máy thực hiện đó là quá trình nhận diện thiết bị phần cứng cơ bản (Hay gọi là quá trình POST), sau đó máy sẽ đọc các lệnh trong ROM vào CMOS. Dữ liệu trong ROM không thể thay đổi được nhưng dữ liệu của CMOS thì có thể, đo đó việc xác lập BIOS thực chất là xác lập CMOS. Các thao tác vào ra trong CMOS Sau khi bật máy, tùy từng loại BIOS mà ta có thể sử dụng các phím sau đây để vào trình CMOS: Delete, Del, F1, F2, F3, Esc, Ctrl+Alt + Ins, Ctrl+Alt+Esc,… Màn hình khởi động máy Đối với các Mainboard thông thường hiện nay thì hầu hết đang sử dụng loại BIOS nhãn hiệu AWARD hoặc AMI cho nên để vào CMOS thì sau khi khởi động máy thấy xuất hiện màn hình khởi động, ta nhấn phím Delete (Del). Trong chương trình CMOS có thể thực hiện một thao tác sau: Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển vệt sáng đến các mục cần lựa chọn. Sử dụng phím PageUp hoặc PageDown để thay đổi giá trị của các mục được chọn. Sử dụng phím Esc để thoát khỏi mục hiện tại, khi đó giá tri mới tạm thời được lưu giữ. Nếu thoát khỏi chương trình CMOS bằng ESC thì quá trình thay đổi sẽ không được lưu lại. Sử dụng phím F10 để thoát khỏi trình CMOS, xuất hiện hộp thoại có 2 lựa chọn: Yes: Lưu các giá trị đã thay đổi. No: Không lưu các giá trị đã thay đổi. Khai báo trong CMOS Ở mục này chúng ta sẽ làm quen với một số BIOS thông dụng và cách khai báo các mục trong BIOS. Các loại BIOS còn lại thì giao diện có thể khác một chút nhưng ý nghĩa của các mục lệnh cũng tương tự. AWARD BIOS Sau khi khởi động máy và ấn phím Delete, trang MAIN MENU (trang đầu tiên) của trình CMOS hiện thị. Trong trang này có các mục tương ứng với các mục như sau: 1 - Standard CMOS Setup (1) Date (mm:dd:yy): Xác lập ngày giờ hệ thống theo thứ tự tháng:ngày:năm. (2) Time (hh:mm:ss): Xác lập giờ (đồng hồ) hệ thống theo thứ tự giờ:phút:giây. (3) IDE Primary Master: Xác lập ổ đĩa chủ thứ nhất. (4) IDE Primary Slave: Xác lập ổ đĩa khách thứ nhất. (5) IDE Secondary Master: Xác lập ổ đĩa chủ thứ hai. (6) IDE Secondary Slave: Xác lập ổ đĩa khách thứ hai. (7) Drive A: Xác lập loại ổ đĩa mềm (trường hợp có gắn ổ đĩa mềm vào hệ thống). 360KB, 5.25 inh 1.2MB, 5.25 inh 720KB, 3.5 inh 1.44MB, 3.5 inh (loại thường dùng). 2.88MB, 3.5 inh NONE: Không sử dụng ổ đĩa mềm. (8) Drive B: Xác lập loại ổ đĩa mềm thứ hai (trường hợp trong hệ thống có gắn 2 ổ đĩa mềm) (9) Floppy 3 Mode Support: Cho phép (Enable) hay không cho phép (Disable) sử dụng thiết bị ổ đĩa mềm thứ 3. (10) Video: Lựa chọn chế độ hiện thị màu của Video Card theo các chuẩn sau (nên để giá trị mặc định): Mono: Hiện thị ở chế độ đơn sắc (1 màu). CGA: Hiện thị ở chế độ từ 4 đến 16 màu EGA: Hiện thị ở chế độ 16 đến 64 màu VGA và SVGA: Hiện thị ở chế độ tù 64 màu đến 32 bit màu (11) Halt On: Chọn chế độ tạm dừng khi gặp lỗi trong quá trình máy khởi động. Gồm các chế độ sau: All Error: Máy tạm dừng khi gặp bất kỳ một lỗi nào (tất cả các lỗi). No Error: Bỏ qua tất cả các lỗi (không dừng). All, But keyboard: Tạm dừng đối với tất cả các lỗi, ngoại trừ lỗi bàn phím. All, But Diskette: Tạm dừng đối với tất cả các lỗi, ngoại trừ lỗi đĩa mềm. All, But Dis/key: Tạm dừng đối với tất cả các lỗi, ngoại trừ lỗi đĩa mềm và bàn phím. 2 - Advance Bios Features (1) Anti-Virus Protection (Enable/Disable): Chế độ cảnh báo khi có virus xâm nhập vào vùng khởi động của đĩa cứng. (2) Y2K Monitor (Enable/Disable): Hệ thống tự động dò tìm lỗi sự cố Y2K. (3) CPU Internal Cache (Enable/Disable): Có sử dụng Cache L1 hay không (Cache L1 là bộ lưu trữ được thiết kế trong CPU). Nên chọn Enable. (4) External Cache (Enable/Disable): Có sử dụng Cache L2 hay không (thông thường Cache L2 là bộ lưu trữ được thiết kế tích hợp trên Mainboard). Nên chọn Enable. (5) Processor Number Feature: Cho hay không cho phép sử dụng phần mềm ứng dụng để đọc số Seria của CPU (chỉ có ở CPU Pentium III). (6) Quick Power On Self Test (Enable/Disable): Kích hoạt quá trình khởi động hệ thống. Chọn Enable để hệ thống khởi động (POST) nhanh hơn. (7) First Boot Divice: Chọn thiết bị khởi động theo thứ tự ưu tiên thứ nhất. (8) Second Boot Divice: Chọn thiết bị khởi động theo thứ tự ưu tiên thứ hai. (9) Third Boot Divice: Chọn thiết bị khởi động theo thứ tự ưu tiên thứ ba. (10) Boot Other Divice: Chọn thiết bị khởi động khác khi không tìm thấy các thiết bị đã khai báo ở các mục trên (mục 7, 8, 9). (11) Swap Floppy Drive: Cho phép hoán đổi vị trí của hai ổ đĩa mềm trong hệ thống (chỉ có tác dụng khi trong hệ thống sử dụng 2 ổ đĩa mềm). Khi đó ổ A sẽ được đổi thành ổ B và ngược lại ổ B sẽ được đổi thành ổ A. (12) Boot Up Floppy Seek (On/Off): Xác lập cho máy tính tự dò tìm hay không dò tìm ổ đĩa mềm khi khởi động. (13) Boot Up Numlock Status: Xác lập chế độ hoạt động của bàn phím số khi bật phím Numlock. Nếu chọn On thì các phím số sử dụng chức năng số, chọn Off thì các phím này được sử dụng như các phím mũi tên. (14) Firmware Write Protect (Enable/Disable): Ngăn ngừa hay không ngăn ngừa khi người dùng dự định cập nhật BIOS. (15) Typematic Rate Setting: Thiết lập tốc độ nhập dữ liệu của bàn phím. (16) Typematic Rate (Chars/Sec): Xác lập số ký tự lặp lại khi nhấn và giữ một phím (nên chọn giá trị từ 6 đến 30 ký tự trong một giây). (17) Typematic Delay (Msec): Xác lập thời gian trì hoãn trước khi khi một ký tự gõ lặp lại (bằng cách nhấn và giữ một phím) . (18) Security Option: Thiết lập cách thức sử dụng mật khẩu, có hai hình thức sử dụng mật khẩu sau đây (chỉ có ý nghĩa khi đã thiết lập sự hoạt động của mật khẩu ở các trang Set Supervison hoặc User Password): Setup: Máy sẽ hỏi mật khẩu khi vào BIOS. System: Máy sẽ hỏi mật khẩu khi khởi động. (19) OS Select For DRAM > 64 MB: Chỉ có hiệu lực khi máy sử dụng hệ điều hành OS/2 và có bộ nhớ RAM > 64 MB (Hiện nay HĐH này không còn sử dụng ở Việt Nam). (20) Report No FDD For Win 95: Xác lập IRQ cho ổ đĩa mềm khi máy sử dụng hệ điều hành Window 95. Nếu chọn No thì tự gán IRQ cho ổ đĩa mềm, nếu chọn Yes thì máy tự dò tìm. 3 - Advance Chipset Features (1) 4 mục sau đây thiết lập trạng thái chờ và định giờ cho bộ nhớ SDRAM (nên để giá trị mặc định): SDRAM CAS Latency SDRAM Cycle Time Tras/Trc SDRAM RAS-to-CAS Delay SDRAM RAS Precharge Time (2) System BIOS cacheable: Cho phép hệ thống được lưu trữ trong bộ nhớ để việc hoạt động nhanh hơn (nên để giá trị mặc định). (3) Video BIOS cacheable: Cho phép Video được lưu trữ trong bộ nhớ để việc hoạt động nhanh hơn (nên để giá trị mặc định). (4) Memory Hole at 15M-16M: Cho phép sử dụng không gian bộ nhớ trên các card mở rộng chuẩn ISA. (5) CPU Latency Timer (Enable/Disable): Thiết lập thời gian cho việc truy cập đến CPU (nên để mặc định là Disable). (6) Delay Transaction (Enable/Disable): Chipset có bộ nhớ đệm 32 bit hỗ trợ thành lập và bảo trì một bảng ghi chính (nên chọn Enable). (7) On-chip Video Windows Size: Xác định kích thước bộ nhớ nếu dùng AGP Graphics Adappter (giá trị mặc định là 64MB). (8) Local Memory Frequency: Xác lập Bus cho bộ nhớ hệ thống. Nên chọn giá trị 100MHz hoặc 133MHz nếu dùng bộ nhớ có Bus tương ứng. (9) Onboard Display Cache Setting: Thiết lập tham số cho bộ nhớ cache của bộ điều hợp Video được thiết lập trên Mainboard (nên để giá trị mặc định). 4 - Intergrated Peripherals Optipon Trang này cho phép khai báo các thành phần của thiết bị ngoại vi được tích hợp trên Mainboard ở các cổng vào ra. (1) On-Chip Primary PCI IDE (Enable/Disable): Cho phép hay không cho phép kết nối PCI IDE thứ nhất được tích hợp trên Mainboard. Nên chọn Enable để kết nối. (2) On-Chip Secondary PCI IDE (Enable/Disable): Cho phép hay không cho phép kết nối PCI IDE thứ hai được tích hợp trên Mainboard. Nên chọn Enable để kết nối. (3) IDE Primary Master PIO: Chọn kiểu kết nối cho ổ đĩa cứng thứ nhất vào khe cắm IDE thứ nhất. (4) IDE Primary Slave PIO: Chọn kiểu kết nối cho ổ đĩa cứng thứ hai vào khe cắm IDE thứ nhất. (5) IDE Secondary Master PIO: Chọn kiểu kết nối cho ổ đĩa cứng thứ nhất vào khe cắm IDE thứ hai. (6) IDE Secondary Slave PIO: Chọn kiểu kết nối cho ổ đĩa cứng thứ hai vào khe cắm IDE thứ hai. Ở 4 mục trên nên chọn Auto để hệ thống tự động dò tìm (PIO – Programmed Input Output). (7) IDE Primary Master UDMA: Thiết lập sự hỗ trợ công nghệ UDMA (Ultra Direct Memory Access) cho thiết bị thứ nhất trên IDE thứ nhất. Công nghệ UDMA là công nghệ cho phép truyền dữ liệu theo hai chiều đối xứng với tốc độ lên đến 2,5 Mbps. (8) IDE Primary Slave UDMA: Thiết lập sự hỗ trợ công nghệ UDMA cho thiết bị thứ hai IDE thứ nhất. (9) IDE Secondary Master UDMA: Thiết lập sự hỗ trợ công nghệ UDMA cho thiết bị thư nhất IDE thứ hai. (10) IDE Secondary Slave UDMA: Thiết lập sự hỗ trợ công nghệ UDMA cho thiết bị IDE thứ hai. Ở 4 mục trên nên chọn Auto để hệ thống tự động dò tìm. (11) USB Controler (Enable/Disable): Cho phép hay không cho phép cổng USB tích hợp trên Mainboard hoạt động. (12) USB Keyboard Surport (Enable/Disable): Cho phép chọn cổng USB kết nối với Keyboard hoạt động. (13) Init Display First: Lựa chọn bộ điều hợp Video cho card Video. Nếu card rời thì chọn PCI Slost. (14) Onboard PCI Audio: Chọn hay không chọn hệ thống audio được tích hợp trên Mainboard. (15) Onboard PCI Modem: Chọn hay không chọn Modem, nếu Mainboard có tích hợp modem. (16) Onboard PCI LAN: Chọn Network card nếu Mainboard có tích hợp card mạng. (17) Hardware Reset: Thiết lập sự hoạt động của nút Reset trên case. Nếu chọn nó thì sẽ sử dụng được nút Reset để khởi động lại được hệ thống. (18) AC97 Audio: Lựa chọn Sound card AC97 tích hợp trên Mainboard (nên chọn Auto để hệ thống tự động dò tìm). (19) AC 97 Modem: Hỗ trợ Modem Internal (Modem trong). Nên chọn Auto. (20) IDE HDD Block Mode (Enable/Disable): Thiết lập chế độ chuyển giao dữ liệu theo khối của ổ đĩa cứng. Nếu IDE có hỗ trợ Block mode thì nên chọn là Enable. (21) Power ON Function: Cho phép chọn bật nguồn bằng phím nóng hoặc Password. Chọn Hot Key Power ON để xác định phím nóng bật nguồn (ví dụ chọn Ctrl+F12). Chọn KB Power ON Password để thiết lập pasword cho nguồn. (22) Onboard FDS Control (Enable/Disable): Bật hoặc tắt bộ điều khiển đĩa mềm được tích hợp trên Mainboard. (23) Onboard Serial Port 1: Chọn cổng số 1 và gán cho địa chỉ I/O và đường dây yêu cầu ngắt (IRQ - Interrupt Reques) . Mặc định là 3F8/IRQ4. (24) Onboard Serial Port 2 (Enable/Disable): Chọn cổng số 2 và gán cho địa chỉ I/O. Mặc định là Disable. (25) UART Mode Select: Định nghĩa thao tác trên cổng số 2 (ngầm định là COM2). Nếu máy có cổng hồng ngoại (Infrared port) thì phải thiết lập mục này sang một trong các kiểu giao diện của hồng ngoại như IrDA hoặc FIR (lúc này cổng COM2 sẽ bị vô hiệu hóa). (26) Onboard Parallel Port: Chọn sự hoạt động cho cổng song song. (27) Parallel Port Mode: Dùng để xác định sự hoạt động của cổng song song. Mặc định là SPP (Standard Parallel Port). (28) PWRON After PWR-Fail: Nếu chọn ON thì khi nguồn điện ngắt hệ thống sẽ tự động tiếp tục hoạt động trở lại. (29) Games Port Address: Chọn sự hoạt động cho cổng Games hoặc gán địa chỉ I/O cho nó. (30) Midi Port Address: Chọn cổng Midi hoặc gán địa chỉ I/O. Nên dùng Midi port IRQ để gán IRQ cho cổng này. 5 - Power Managerment Setup Trang này cho phép thiết lập các bộ điều khiển nguồn như: Tắt nguồn đĩa cứng, tắt nguồn video,… những hệ thống Mainboard đời mới thì luôn quan tâm đến phần quản lý nguồn điện. Với những Mainboard có hỗ trợ ACPI (Advance Configuration and Power management Interface), mỗi loại có một kiểu tiết kiệm nguồn điện khác nhau như tắt nguồn đĩa cứng, tắt nguồn video, … và các phần mềm tắt nguồn mà cho phép hệ thống tự động tiếp tục làm việc trở lại bởi một sự cố nào đó. (1) ACPI Function: Thiết lập sự hỗ trợ ACPI (Advanced Configuaration and Powre management Interface) (2) ACPI Suspend Type: Xác định chế độ Suspend (trì hoãn) cho hệ thống khi tắt nguồn điện. Mặc định là S1 (tương đương với việc sử dụng một phần mềm điều khiển tắt nguồn). (3) Power Management: Xác lập sự quản lý nguồn khi máy tính không hoạt động. (4) Video Off Method: Xác lập các phương pháp ngắt tín hiệu Video khi máy tính không tạm ngưng. (5) V/H SYNC + Blank: Xác lập chế độ tắt hoàn toàn Monitor và các tín hiệu VGA Card khi máy tính tạm ngưng. (7) Bank Screen: Chỉ tắt monitor khi máy tính ở trạng thái tạm ngưng. (8) DPMS Support: Sử dụng chức năng của các VGA card và Monitor có hỗ trợ DPMS (Display Power Management Singnaling). (9) Video Off In Supend: Xác lập chế độ tắt màn hình khi máy tính ở chế độ tạm ngưng. (10) MODEM Use IRQ: Xác định đường dây yêu cầu ngắt (IRQ) được sử dụng cho Modem. Nếu sử dụng chức năng này thì phải kết nối FAX/MODEM ở đầu nối Wake On Modem ở Mainboard. (11) Supend mode: Nếu chọn Uses Define ở mục Power Management thì có thể xác lập chiều dài của khoảng thời gian trước khi vào chế độ tạm ngưng. Máy sẽ vào chế độ này để tiết kiệm năng lượng khi không sử dụng chuột và phím trong khoảng thời gian được thiết lập. (12) HDD Power Down: Nếu chọn chế độ User Define thì có thể điều chỉnh thời gian tự tắt ổ cứng từ 1 đến 15 phút. Quá thời gian này HDD sẽ tự động ngắt nguồn. (13) Soff-off by PWRBTN: Xác lập chế độ tắt máy. Nếu chọn Instant-off thì khi nhấn nút Power máy sẽ tắt ngay, nếu chọn Delay 4 Sec thì máy sẽ tắt sau khi nhấn nút Power 4 giây. (14) Wake Up by PCI card: Xác lập chế độ kích hoạt Card mở rộng được gắn trên Slost PCI hoạt động trở lại kể từ trạng thái Power-saving. (15) Power On by Ring: Cho phép thiết lập hệ thống hoạt động trở lại từ một chương trình điều khiển hoặc ở trạng thái Power-saving khi có một cuộc gọi đến thông qua FAX/MODEM ở đầu nối Wake On Modem (ở đầu nối Wake On Modem thường được tích hợp trên một số Mainboard). (16) Power On by LAN: Cho phép thiết lập hệ thống hoạt động trở lại từ một chương trình điều khiển hoặc ở trạng thái Power-saving khi có một tín hiệu đến qua Card mạng (LAN Card). (17) CPU Thermal Limit: Thiết lập ngưỡng nhiệt độ cho CPU. Nếu nhiệt độ vượt quá ngưỡng đã thiết lập thì bộ quản lý nguồn sẽ làm giảm nhiệt độ lại. (18) Board Thermal Limit: Thiết lập ngưỡng nhiệt độ cho Mainboard (tương tự mục trên). (19) CPU Thermal-Throttling: Cho phép điều chỉnh tỷ lệ phần trăm về thời gian mà CPU hoạt động nhưng không tác động khi quá trình làm giảm nhiệt độ bắt đầu do vượt ngưỡng nhiệt. (20) Resume by Alarm: Tắt hoặc mở chức năng thời điểm máy tính sẽ hoạt động trở lại. (21) Primary IDE 0, Primary IDE 1, Secondary IDE 0, Secondary IDE 1: Khi các mục này được chọn thì hệ thống sẽ bắt đầu khởi động bộ đếm thời gian và xác lập chiều dài của khoảng thời gian trước khi ổ cứng ngắt. (22) FDD, COM, LPT Port: Xác lập sự quản lý nguồn đối với ổ đĩa mềm và các thiết bị kết nối qua cổng LPT, cổng COM. (23) PCI PIRQ[A-D]#: Thiết lập sự quản lý nguồn cho các thiết bị theo IRQ trên khe cắm PCI. 6 - PnP/PCI Configuration Trang này cho phép thiết lập cấu hình đối vứi những Card mở rộng được hỗ trợ tính năng Plug anh Play (1) Reset Configuaration Data: Xác lập lại dữ liệu của cấu hình PnP trong BIOS. Nếu chọn Enable thì sẽ xoá sạch dữ liệu của cấu hình PnP trong BIOS khi khởi động lại máy và sẽ cấu hình lại theo mặc định. (2) Resources Controlled By: Xác lập cách thức kiểm soát tài nguyên cho các thiết bị. Nếu chọn Auto thì BIOS sẽ tự động thiết lập các nguồn tài nguyên cho các thiết bị PnP, chọn Mainual thì người sử dụng phải tự thiết lập các tài nguyên cho các thiết bị PnP (địa chỉ I/O, IRQ, DMA) . (3) IRQ (3,4,5,7,9,10,11,12,14,15), DMA (0,1,3,5,6,7): Xác lập các IRQ và DMA cho các thiết bị PCI hoặc ISA. Các lựa chọn này chỉ hiện thị khi Resources Controlled By được chọn là Mainual. 7 - PCI Health Status Option Trang này cho phép quan sát các tham số như điện áp tới hạn, nhiệt độ tới hạn và tốc độ quạt. Nếu kích hoạt trang này thì nên để giá trị mặc định đã được nhà sản xuất thiết lập. 8 - Frequency Control Option Trang này cho phép định tốc độ đồng hồ và tốc độ bus bởi loại CPU đang sử dụng. (1) Auto Detect DIMM/PCI CIk: Xác lập chế độ tự động vô hiệu hoá tín hiệu đồng hồ của DIMM và PCI Slost nếu chọn Enable. (2) CPU Internal Core Speed: Thiết lập tốc độ của Mainboard phù hợp với CPU. Nếu chọn Mainual thì sẽ xuất hiện thêm hai mục là CPU/DIMM/PCI Clock và CPI Clock Ratio. (3) Spread Spectrum: Nếu chọn Enable cho mục này thì sẽ làm giảm đáng kể đến quá trình hoạt động của EMI (Electronic Magenetic Interference) trong hệ thống. (4) CPU/DIMM/PCI Clock: Xác lập tốc độ cho CPU thông qua trình BIOS mà không phải thiết lập Jumper trên Mainboard. 9 - Load Fail-Safe Defaults Trang này cho phép xác lập theo các giá trị mặc định của BIOS theo chế độ An toàn – Sự cố, thích hợp với tất cả các trang trong BIOS, do đó sẽ giảm được thời gian thiết lập một cách thủ công. Tuy nhiên, nếu thiết lập theo chế độ mặc định này thì không tối ưu cho hệ thống. Khi chọn trang này nếu nhấn phím N và Enter thì không được xác lập theo chế độ mặc định của BIOS, nếu nhấn Y và Enter thì sẽ xác lập theo chế độ mặc định của BIOS (có thể nhấn phím F6). 10 - Load Optimized Defaults Trang này cho phép xác lập theo các giá trị mặc định của BIOS. Đây là các giá trị được xác lập hỗ trợ hệ thống tối ưu nhất. Khi chọn trang này nếu nhấn phím N và Enter thì không xác lập theo chế độ mặc định của BIOS, nếu nhấn Y và Enter thì sẽ được xác lập theo chế độ mặc định của BIOS (có thể nhấn phím F7). 11 - Set Supervisor Trang này cho phép xác lập mật khẩu để bảo vệ máy tính. Khi mật khẩu được xác lập thì mỗi lần khởi động máy sẽ xuất hiện hộp thoại yêu cầu nhập mật khẩu để khởi động hoặc khi vào trình BIOS Setup. Nếu vì một lý do nào đó mà người dùng không nhớ mật khẩu thì phải tháo pin CMOS ra hoặc chuyển Jumper BIOS sang chế độ Clear. Cách thiết lập mật khẩu: Di chuyển vệt sáng đến trang Supervisor hoặc User passwords và nhấn Enter Hệ thống sẽ hiện thị hộp thoại Enter Password yêu cầu nhập mật khẩu. Sau khi nhập mật khẩu và nhấn Enter, hệ thống sẽ hiện thị hộp thoại Confirm Password yêu cầu nhập lại mật khẩu một lần nữa (thực chất đây là bước mà hệ thống sẽ kiểm lại xem người dùng có chắc chắn sử dụng mật khẩu đã nhập không, nếu nhập sai so với lần nhập trước thì hệ thống sẽ báo lỗi). Sau khi thiết lập mật khẩu thì phải vào trang Features Setup và chọn mục Security Option để xác lập chế độ hoạt động của mật khẩu. Gỡ bỏ mật khẩu: Di chuyển vệt sáng đến trang Supervisor hoặc User passwords, nhấn Enter Hệ thống sẽ hiện thị hộp thoại Enter Password yêu cầu nhập mật khẩu. Lúc này người dùng chỉ nhấn phím Enter. Khi đó hệ thống sẽ hiện thị thông báo Password Disable, người dùng chỉ cần nhấn Enter một lần nữa để hoàn tất. 12 - User Passwords Trang này tương tự trang Set Supervisor. 13 - Save and Exit Setup Trang này cho phép lưu lại toàn bộ những thay đổi vừa thiết lập ở các trang trước. Khi chọn trang này hệ thống sẽ hiện thị dòng thông báo Save to CMOS and Exit (Y/N)? Nếu chọn Y và Enter thì các thiết lập sẽ được lưu lại, chọn N thì không lưu (có thể nhấn F10 thay cho việc chọn mục này). 14 - Exit Without Saving Mục này cho phép thoát khỏi BIOS mà không lưu lại bất kỳ một giá trị nào vừa được thiết lập. Cũng có thể nhấn phím ESC để thực hiện thay cho mục này. AMI BIOS 1 - Standard CMOS Setup Trang này thiết lập các thông tin cơ bản nhất của hệ thống. Date and Time: Thiết lập ngày giờ hệ thống. IDE Primary / Secondary / Master / Slave: Lựa chọn thiết bị ổ đĩ cứng trong hệ thống. Drive A: Thiết lập loại ổ đĩa mềm. Drive B: Thiết lập loại ổ đĩa mềm thứ hai. 2 - Advanced Setup Page Quick BOOT: Thiết lập quá trình POST. 1st Boot Device: Chọn thiết bị khởi động theo thứ tự ưu tiên thứ nhất. 2nd Boot Device: Chọn thiết bị khởi động theo thứ tự ưu tiên thứ hại. 3rd Boot Device: Chọn thiết bị khởi động theo thứ tự ưu tiên thứ ba. Try Boot Other Device: Lựa chọn thiết bị khởi động khác nếu không tìm thấy các thiết bị ở 3 mục trên. S.M.A.R.T for Hard Disk: Thiết lập việc sử dụng chức năng S.M.A.R.T Boot Up Numlock: Xác định chế độ hoạt động của bàn phím số. Floppy Drive Swap: Hoán đổi ổ đĩa mềm. Floppy Drive Seek: Xác lập sự dò tìm ổ đĩa mềm khi khởi động. PS/2 Mouse Support: Lựa chọn việc sử dụng chuột bằng cổng PS/2. Password Check: Xác lập chế độ sử dụng mật khẩu. Boot to OS/2 >64 MB: Chọn hệ thống khởi động là OS/2 và có bộ nhớ RAM>64 MB. L1/L2 Cache: Thiết lập việc sử dụng bộ nhớ Cache L1 và L2. System BIOS Cacheable: Thiết lập việc sử dụng bộ nhớ Cache cho hệ thống để máy hoạt động nhanh hơn. SDRAM Timing by SPD SDRAM Frequency SDRAM CAS# Latency SDRAM Bank Interleave: Các mục này (15,16,17,18) thiết lập trạng thái chờ, định giờ, tần số cho bộ nhớ SDRAM. Nên để giá trị mặc định. AGP Mode: Thiết lập kiểu mạch điều khiển Card màn hình trên Mainboard. AGP Comp. Driving: Xác lập giá trị cho Card màn hình. Mainual AGP Comp. Driving: Gán giá trị cho Card màn hình, nếu như ở mục trên được chọn là Mainual. AGP Aperture Size: Xác định kích thước bộ nhớ nếu sử dụng AGP Graphics Adaptor. Giá trị ngầm định là 64 MB. Auto Detect DIMM/PCI CLk: Vô hiệu hoá tín hiệu đồng hồ của DIMM và PCI Slost nếu chọn là Enable. CLK Spread Spectrum: Nếu chọn Enable thì sẽ làm giảm sự hoạt động của EMI trong hệ thống. 3 - Power Management Setup ACPI aware O/S: Thiết lập sự hỗ trợ ACPI của Mainboard (ACPI: Advanced Configuration and Power management Interface – Giao diện quản lý cấu hình và nguồn cấp cao). Power Management: Xác lập quản lý nguồn khi máy tính không hoạt động. Video Power Down Mode: Thiết lập việc tắt màn hình khi máy tính ở trạng thái tạm ngưng. Hard Disk Power Down Mode: Khởi tạo bộ đếm thời gian và xác lập khoảng thời gian trước khi ổ cứng tắt. Standby / Suspend Time Out (Minute): Xác lập khoảng thời gian chuyển sang chế độ Stanby khi máy không hoạt động. Resume on Ring: Thiết lập sự hoạt động trở lại của máy tính khi có cuộc gọi đến qua Modem (Chức năng này chỉ có hiệu lực khi sử dụng nguồn ATX). Resume on LAN: Thiết lập sự hoạt động trở lại của máy tính khi có cuộc gọi đến qua Card LAN (Chức năng này chỉ có hiệu lực khi sử dụng nguồn ATX). Resume on KCB Wake up key / Wake up Password: Thiết lập sự hoạt động trở lại của máy tính bằng phím nóng hoặc qua mật khẩu. Nếu chọn Password thì phải thiết lập Jumper Keyboarrd Power ON và sử dụng bộ nguồn ATX. Resume on RTC Alarm / Date /Hour / Minute / Second: Thiết lập chức năng tắt hoặc mở và thời gian máy tính sẽ hoạt động trở lại. 4 - PCI/Plug and Play Setup Trang này cho phép định tham số cho các thiết bị được gắn trên bus PCI và thiết bị mà hệ thống có thể tự dò tìm thông qua tính năng Plug and Play. Plug and Play aware O/S: Thiết lập việc sử dụng tiện ích Device Manager trong hệ điều hành Win 95 hay Win 98. PCI Latency Timer: Thiết lập tham số thời gian cho việc truy cập đến bus PCI. Primary Graphics Adapter: Thiết lập khe cắm cho Card màn hình. Allocate IRQ for PCI VGA: Thiết lập IRQ cho hệ thống PCI VGA. Các mục còn lại tương tự các mục đã giới thiệu ở phần trên. CHƯƠNG 3. Phân chia và định dạng phân vùng đĩa cứng Định dạng cấp thấp (Low Level Format). Đây thực tế là giai đoạn đầu tiên trong cách tổ chức đĩa cứng, khác với đĩa mềm trước khi sử dụng đĩa mới ta cần phải format chúng, nhưng đối với một đĩa cứng mới giai đoạn này dài hơn, nó phải bao gồm đủ ba bước Format cấp thấp (format vật lý), fdisk để phân vùng đĩa, và format cấp cao (format cấu trúc hay còn được gọi là format logic) Sở dĩ từ trước đến nay người ta mua một đĩa cứng về chỉ cần fdisk và format nó lại là có thể dử dụng được ngay là vì trước khi tung đĩa cứng ra thị trường thì nhà sản xuất đã low level format nó rồi cho nên không cần phải làm nữa, nói như thế nhưng nếu như chúng ta muốn low level format thì ta vẫn có thể format bình thường mà không có chuyện gì xảy ra. Nhiệm vụ của low level format : Trong quá trình low level format ,nó sẽ thực hiện ba nhiệm vụ sau : + Chia track - Tạo Track Number ở mỗi đầu track để quản lý track. + Chia sector - tạo sector ID (identify) ở đầu mỗi sector để giúp cho đầu từ có thể nhận diện được bắt đầu của một sector. Tạo một byte kiểm tra lỗi hay kiểm tra tình trạng của sector CRC (Cyclic Redundancy Check). Giữa hai sector kế tiếp nhau trên cùng một track sẽ cách nhau một khoảng trống, khoảng trống này được dùng để dự phòng trong trường hợp đầu từ bị lệch, nó vẫn có thể đọc được sector tiếp theo. + Đánh số thứ tự của các sector trên track (đánh Interleaving cho đĩa cứng). Dĩ nhiên format cấp thấp có thể không trực tiếp làm hỏng đĩa nhưng nói chung nó vẫn có hại về mặt từ tính và an toàn dữ liệu. Như vậy tuyệt đối không nên lạm dụng nó một cách quá đáng. Thông thường ta chỉ nên format cấp thấp lại đĩa trong các trường hợp sau: - Không Fdisk được đĩa cứng: Đấy là trường hợp bắt buộc bởi vì như ta đã biết nếu một HDD không fdisk được thì không thể format được và như thế thì không thể sử dụng được. Khi không fdisk được ta có thể gặp các tình trạng sau: + Chạy Fdisk - Enter - Máy báo No fixed disk present. + Vào fdisk được nhưng khi chọn mục đầu tiên để tạo Primary Dos - Chương trình fdisk hỏi ta có dành maximum size để chia 1 hay không, lúc này cho dù ta chọn yes hoặc no gì thì cũng bị treo máy. + Không format được, lúc ta Format c: /s thì có thể ta nhận được một câu thông báo hỏng track 0 giống như thường gặp ở đĩa mềm: Bad track 0 - Disk Unsusable. - Ngoài trường hợp không fdisk và format được, thì các trường hợp sau ta có thể lựa chọn được có nên format cấp thấp hay không bởi vì ít nhất trong các trường hợp này thì đĩa vẫn còn chạy được: + Khi format cấp cao Format c: /s khi máy đang chạy số % format thì có thể ta gặp một loạt các thông báo “Trying to recover allocation unit 8711”. Lúc này máy đang báo cho ta biết rằng cluster 8711 trên đĩa bị hỏng và nó đang cố gắng phục hồi lại cluster đó, nhưng thông thường thì mỗi khi ta nhận được thông báo lỗi này thì ta đã bị Bad trên đĩa. + Khi ta chạy Scandisk c: hay NDD c: /DT hay bất kỳ 1 phần mềm nào để kiểm tra bề mặt đĩa (surface Scan) ta sẽ gặp trên đĩa có rất nhiểu khối bị BAD (Bad Block). + Khi chạy bất kỳ một chương trình nào, ngẫu nhiên ta sẽ nhận được một bảng thông báo có nội dung lỗi đại loại như sau: “Error reading data on drive C: Retry, Abort, Ignore, Fail?” hoặc “Sector not found on drive C:” hoặc “Data error on drive C”: + Khi chạy bất kỳ một chương trình nào, ngẫu nhiên ta sẽ nhận được một bảng thông báo lỗi hình chữ nhật nhỏ: “A serious error occur when reading drive C: Retry or Abort ?”. + Khi đang dùng DiskEdit để khảo sát đĩa thì hiện một câu thông báo “Error on hard disk 129, Retry or Abort ?”. Nói chung trong những trường hợp bên trên đều là những trường hợp đĩa bị hỏng quá nhiều hoặc chạy không được ổn định và trong những trường hợp này thì ta nên format cấp thấp đĩa lại bởi vì chính việc format cấp thấp này lại có lợi. Thông thường khi nhà sản xuất, sản xuất đĩa, để dự phòng một số sự cố hay dự phòng cho một số sector trên đĩa bị hỏng, lúc nào người ta cũng sản xuất dung lượng vật lý trên đĩa luôn lớn hơn dung lương thực tế khai báo trong CMOS và thực tế theo một số tài liệu về HDD thì cứ mỗi 1 track hay 1 Cylinder đều có dư 1 sector để dự phòng, và thực chất kích thước thật của một sector vật lý trên đĩa lúc nào cũng lớn hơn 512 bytes rất nhiều (có thể là 574 bytes, 582 bytes …tuỳ theo từng loại đĩa). Như thế nếu trong quá trình format cấp thấp nếu số sector trên đĩa bị hỏng ít hơn số sector dự phòng thì lúc này có thể các chương trình này sẽ lấy sector dự phòng còn tốt trên đĩa để thay thế cho 1 sector bị hỏng, và nếu như vậy thì bề mặt đĩa của chúng ta trở nên sạch và tốt trở lại, nhưng nếu số lượng các sector bị bad trên đĩa nhiều hơn số sector dự phòng thì có thể đĩa cứng chúng ta sẽ bị mất một ít dung lượng đi hoặc vẫn còn bị một ít BAD, nhưng chắc chắn tình trạng của đĩa cứng lúc này luôn sẽ khá hơn trước khi format (tuỳ thuộc vào chương trình format cấp thấp, không theo một rule nào cố định cả). Phân chia và định dạng đĩa cứng bằng phần mềm PQ MAGIC Tại sao phải phân vùng ổ đĩa ? Việc phân chia đĩa cứng có những lợi ích sau: Mỗi một hệ điều hành có cách riêng để định dạng và quản lý không gian trên đĩa, không tương thích với hệ điều hành khác. Do các hệ điều hành khác nhau có thể dùng chung đĩa, nên cần phải có cơ chế phân chia đĩa cứng thành các partition (phân khu) khác nhau để mỗi hệ điều hành có phần riêng của mình. Khi phân chia xong, phải định dạng từng phân khu (patition) theo đúng qui trình định dạng của hệ điều hành sẽ chiếm nó. Thông thường mỗi một hệ điều hành chỉ dùng một patition. Tuy nhiên, có thể phân chia partition đĩa cứng để được nhiều ổ đĩa riêng biệt để dẽ dàng trong việc quản lý Mỗi Partition đều bắt đầu từ sector 1, head 0 của một cylinder nào đó. Đối với hệ điều hành DOS, mỗi partition là một volume tương đương với một ổ đĩa logic (C, D, E, F, ..., Z) Mỗi volume được chia thành nhiều đơn vị lưu chứa thông tin bằng nhau gọi là cluster. Một cluster có thể bao gồm nhiều sector ( tuỳ thuộc vào việc sử dụng bảng FAT). Mỗi tệp dữ liệu được lưu giữ trên một hoặc nhiều cluster (tuỳ thuộc vào độ lớn của tệp dữ liệu). Chuỗi các cluster lưu giữ liên tiếp được gọi là cluster chain. - Có các loại phân khu sau: + Phân vùng DOS chính (Primary DOS partition): đây là phân khu đầu tiên được cài đặt trên đĩa và là phân khu chỉ có từ đó DOS mới khởi động được. Phân khu DOS chính có thể có thể chiếm toàn bộ đĩa hoặc là một phần đĩa cứng tuỳ thuộc theo yêu cầu của người sử dụng. Trong trường hợp chỉ dùng một phần làm phân khu chính thì phần còn lại dành cho phân khu mở rộng (Extend partition) hoặc là phân vùng phi DOS (non DOS). + Phân vùng DOS mở rộng (Extended DOS partition). + Phân vùng phi DOS (Non DOS partition): do hệ điều hành khác quản lý (có nghĩa là khi chúng ta dùng chương trình FDISK của DOS để xem thông tin các partition thì những Partition do các hệ điều hành khác quản lý sẽ hiển thị là Non DOS) Số partition mà DOS có thể quản lý tối đa là 4 phân khu. Đối với phiên bản DOS trước phiên bản 3.3 thì kích thước của các phân khu giới hạn tối đa là 32 Mb và mỗi đĩa cứng chỉ có một phân khu DOS chính. Từ phiên bản DOS 3.3 trở lên thì chấp nhận phân chia DOS mở rộng, phân khu này có thể chia thành nhiều ổ đĩa logic và kích thước không bị giới hạn bởi 32M, nhưng kích thước của phân khu DOS chính vẫn bị giới hạn bởi 32M. Quá trình phân khu sẽ tạo ra Master boot record của ổ đĩa. Lưu ý: Khi phân khu chỉ một phân khu gốc và 3 phân khu phụ (mỗi phân khu 16k). Để phân vùng cho đĩa cứng có rất nhiều chương trình. Điển hình nhất đó là chúng ta dùng chương trình FDISK có sẵn của hệ điều hành DOS. Ngoài ra có rất nhiều phần mềm của các hãng thứ 3 cho phép chúng ta phân chia ổ đĩa. Một chương trình được sử dụng rộng rãi đó là Partition Magic. Giới thiệu PQ Magic PowerQuest PartitionMagic (PQ Magic) là phần mềm chuyên dùng để phân chia và định dạng đĩa cứng nhanh với giao diện đồ hoạ giúp ta dễ dàng thực hiện. PQ MAGIC chạy được trên cả môi trường MS-DOS và Windows. PQ MAGIC có nhiều phiên bản, sau khi cài đặt, PQ MAGIC sẽ có 2 phần. Một phần chạy trong DOS (Chương trình chính) và một phần chạy trong Windows. Để PQ MAGIC hoạt động được trong môi trường MS-DOS thì cần phải có các File sau đây: Mouse.com, Pqdata.002, PQMagic.exe, PQMagic.ovl, PQMagic.pqg, PQpb.rtc, PMHelp.dat PQ magic ngoài chức năng phân chia định dạng ổ đĩa nó còn một số chức năng khác như chuyển đổi phân vùng, chuyển đổi chế độ quản lý file hệ thống… PQ magic được chia làm hai phần Phần 1 dùng trong MS dos phiên bản 8.03. Phần 2 dùng trong MS windows từ phiên bản 8.0 trở lên. Khởi động và thoát khỏi PQ MAGIC Khởi động Thi hành file PQMagic.exe trong môi trường DOS. Ví dụ, tại dấu nhắc lệnh ta nhập vào là PQMAGIC và ấn phím Enter, khi đó chương trình sẽ được thực thi và xuất hiện cửa sổ làm việc của PQMAGIC như hình bên dưới. Thoát khỏi PQMAGIC Thực hiện lệnh General, chọn Exit hoặc Click chuột vào nút Exit. Giao diện của PQMagic Màn hình làm việc của PQ MAGIC Thanh tiêu đề: Cũng giống như mọi phần mềm khác, thanh tiêu đề chứa biểu tượng và tên của chương trình PQ MAGIC. Thanh thực đơn: Chứa các mục lệnh của PQ MAGIC, cho phép người sử dụng thực hiện các chức năng thông qua các mục lệnh này. Thanh công cụ: Chứa các nút công cụ giúp người dùng thực hiện nhanh các thao tác thay vì phải sử dụng các mục lệnh. Bản đồ đĩa: Là vùng hiển thị các phân vùng của ổ đĩa dưới dạng biểu đồ. Danh sách các phân vùng: Danh sách các phân vùng hiện thị chi tiết tình trạng các phân vùng có trong đĩa cứng hiện hành. Các thao tác với ổ đĩa và phân vùng Có thể Click phải chuột vào phân vùng trên bản đồ đĩa hay trong danh sách các phân vùng để truy cập nhanh các lệnh thay vì phải thực hiện trên thanh thực đơn. Chọn ổ đĩa Thực hiện lệnh Disk, chọn Disk sau đó chọn đĩa cứng cần thao tác hoặc click vào nút trên thanh công cụ rồi chọn ổ đĩa. Tạo phân vùng cho đĩa cứng Tạo phân vùng cho đĩa cứng Thực hiện lệnh Operations, chọn Create hoặc Click phải chuột vào vị trí cần tạo, chọn Create khi đó xuất hiện hộp thoại với các mục chọn: + Create as: Chọn phân khu chính (Primary DOS) hay phân khu mở rộng (Extended DOS) hoặc ổ đĩa Logic (Logical DOS). + Partition Type: Chọn định dạng cho phân khu (FAT, FAT32, NTFS..). + Label: Đặt tên cho phân khu. + Size: Chọn dung lượng cho phân khu. + Position: Xác định vị trí khởi tạo phân khu (ở đầu đĩa hay cuối đĩa). Sau khi thực hiện xong, click vào nút Apply để hoàn tất. Định dạng phân vùng Thực hiện lệnh Operations, chọn Format hoặc Click phải chuột vào phân khu cần định dạng và chọn Format, khi đó xuất hiện hộp thoại có các mục chọn sau: + Partition Type: chọn kiểu định dạng + Type OK: Nhập OK để chấp nhận sự định dạng + Click vào nút OK để hoàn tất. Xóa phân vùng Thực hiện lệnh Operations, chọn Delete hoặc Click phải chuột vào phân khu cần xóa, chọn Delete, khi đó xuất hiện hộp thoại, tại ô Type OK nhập vào chữ OK. Sau đó click vào nút OK để hoàn tất. Lưu ý: Muốn xóa phân khu Extended DOS thì phải xóa các ổ đĩa Logic trước. Thay đổi kích thước hoặc di chuyển một phân vùng Thực hiện lệnh Operations, chọn Resize/Move hoặc Click phải chuột vào phân khu cần thay đổi, chọn Resize/Move hộp thoại hiện thị, chọn: - Thay đổi kích thước: Đưa chuột đến một trong hai đầu biểu tượng của phân vùng (khi con trỏ chuột có hình mũi tên hai chiều ) và rê chuột để thay đổi. - Di chuyển phân vùng: Đưa con trỏ chuột vào giữa biểu tượng phân vùng (Con trỏ chuột có hình mũi tên 4 đầu ) rồi kéo biểu tượng qua trái hay qua phải tùy ý. Phục hồi phân vùng vừa xóa Click phải chuột vào vùng trống đã từng chứa các phân khu vừa xóa, chọn Undelete. Khi đó các phân khu bị xóa sẽ được hiện thị, đánh dấu vào phân khu cần phục hồi và click vào nút OK. Lưu ý: Các trường hợp sau đây không thể phục hồi được: Trên đĩa đã có 4 phân khu chính (Primary). Có lỗi hệ thống trên phân vùng bị xóa. Không gian của phân vùng bị xóa đã bị phân vùng khác chiếm. Nhập các phân vùng lại thành một phân vùng duy nhất Click phải chuột vào 1 trong 2 phân khu cần nhập, chọn Merge, hộp thoại hiện thị có các lựa chọn: - Merge Options: Chọn phân khu cần nhập. - Merge Folder: Đặt tên cho thư mục chứa dữ liệu của phân khu được nhập. Lưu ý: + Chỉ nhập được các phân khu có cùng định dạng. + Không thể nhập phân khu khởi động với phân khu khác. Chuyển đổi định dạng cho phân vùng Có thể chuyển đổi định dạng phân vùng từ: FAT sang FAT32 FAT32 sang FAT NTFS sang FAT FAT sang NTFS NTFS sang FAT32 Cách thực hiện: Vào lệnh Operation Convert hoặc Click phải chuột vào phân vùng, chọn Convert, sau đó chọn kiểu định dạng và click nút OK. Lưu ý: Khi chuyển đổi từ FAT32 sang FAT, dữ liệu trong phân vùng phải dưới 2GB (Kích thước tối đa của phân vùng FAT là 2GB) Thiết lập sự hoạt động cho phân vùng Thực hiện lệnh Operations, chọn Advanced, chọn tiếp SetActive hoặc Click phải chuột vào phân khu và chọn Advanced SetActive Tổ chức lưu trữ thông tin trên đĩa cứng Các hệ điều hành khác nhau có cách tổ chức, lưu trữ và quản lý tệp tin trên đĩa khác nhau. Ví dụ, hệ điều hành MS-DOS và Windows9X sử dụng cách tổ chức lưu trữ và quản lý tệp tin kiểu FAT. Theo cách tổ chức này, bộ nhớ ngoài (đĩa từ, đĩa quang) được coi là tập hợp các Volume (phân khu, phân vùng), một Volume có thể là cả đĩa cứng hoặc là một phần của đĩa cứng. Trong mỗi Volume lại được chia thành các vùng, mỗi vùng chứa một loại thông tin về cách tổ chức lưu trữ trên Volume đó. Cấu trúc cơ bản của một Volume như sau: Cung khởi động Bảng FAT 1 Bảng FAT 2 Thư mục gốc Vùng chứa thư mục con và tệp tin Cung khởi động Cung khởi động (Boot Sector) là cung đầu tiên trên mỗi Volume, chứa thông tin về cách phân vùng trên Volume và chứa chương trình khởi động hệ điều hành. Bảng FAT Bảng FAT (File Allocation Table) được dùng để quản lý các Cluster (tập hợp các cung), nó là một bảng ấn định trên đĩa mềm hoặc đĩa cứng dùng để lưu trữ thông tin về cách thức các tập tin đã được cất giữ như thế nào trong các Cluster. Bảng FAT nằm ngay sau cung khởi động. Mỗi Volume có 2 bảng FAT (FAT1 và FAT2), nội dung của 2 bảng FAT này giống hệt nhau và hai bảng FAT này chỉ dùng để thay thế cho nhau trong trường hợp gặp sự cố. Trên đĩa từ có các loại bảng FAT sau: - FAT12 (FAT12 Bit): Quản lý được 212 cluster (4096 cluster). Đây là trường hợp của đĩa mềm và đĩa cứng có dung lượng nhỏ. - FAT16 (sử dụng cho hệ điều hành MS-DOS): FAT 16 chỉ hỗ trợ đến 65536 cluster trên một Partition, gây ra sự lãng phí lớn về dung lượng (50% đối với các đĩa cứng trên 2GB). - FAT32: Đây là phiên bản mở rộng của FAT16, hỗ trợ nhiều cluster trên một partition cho nên không gian đĩa cứng được tận dụng nhiều hơn. FAT32 được sử dụng nhiều hơn FAT16 nhưng nhược điểm của cả 2 bảng FAT này là khả năng chịu lỗi không cao, không có khả năng bảo mật dữ liệu. - NTFS (New Technology File System): NTFS là công nghệ lưu trữ file kiểu mới, với không gian địa chỉ 64 bit. NTFS sử dụng bảng quản lý tệp tin MFT (Master File Table) thay cho bảng FAT nhằm tăng cường khả năng lưu trữ, tính bảo mật dữ liệu và khả năng chịu lỗi cao. Tuy nhiên NTFS lại không thích hợp với các đĩa cứng có dung lượng nhỏ (dưới 400MB) và không sử dụng được trên đĩa mềm. NTFS chỉ quản lý được trên môi trường HĐH WindowsNT trở về sau. Thư mục gốc Mỗi Volume có một thư mục gốc (Root Directory) nằm ngay sau bảng FAT2. Thư mục gốc chứa các thư mục con và tệp tin. Vùng chứa tệp tin và thư mục con Vùng chứa các tệp tin và thư mục con là toàn bộ vùng còn lại nằm sau thư mục gốc. Chương 4. Hệ điều hành Windows Tổng quan hệ điều hành Windows Windows là hệ điều hành của hãng Microsoft, sử dụng giao diện đồ họa, làm việc theo cơ chế cửa sổ. Tại một thời điểm người sử dụng có thể làm được nhiều công việc khác nhau, vì thế Windows còn được gọi là hệ điều hành đa nhiệm. Hệ điều hành Windows đã phát triển qua các thời kỳ khác nhau, nhưng hiện nay đang phổ biến các version sau: Window NT Năm 1993, Microsft cho ra đời một họ hệ điều hành mới với tên gọi là Windows NT (New Technology) nhắm đến các tổ chức sử dụng hệ thống mạng máy tính. Windows NT gồm 2 phiên bản là Workstation dành cho người dùng chuyên nghiệp và Server dành cho nhà quản trị mạng. - Windows 2000 Windows 2000 là phiên bản ra đời năm 2000, sử dụng kiến trúc của hệ điều hành Windows NT nhưng hệ thống giao diện của Window98 và Window Me. Window 2000 gồm 4 bản: Profestional dành cho máy gia đình và văn phòng, Server và Advance Server dành cho nhà quản trị mạng, Data Center dành cho các hệ thống khai thác dữ liệu lớn. Phiên bản tiếp theo của Window 2000 Server là Window 2003 Server (sẽ giới thiệu trong phần Hệ điều hành quản trị mạng). - Window XP Hệ điều hành này phát hành chính thức năm 2002, với 2 phiên bản đầu tiên là XP Home và XP Profesional phục vụ cho máy gia đình và văn phòng. Window XP có giao diện đẹp mắt với khả năng hỗ trợ Mutimedia mạnh mẽ, truy cập Internet và tài nguyên mạng rất ổn định. - Windows Vista Window Vista là một hệ điều hành 64 bit mới phát triển nên có nhiều tính năng mới ưu việt hơn các hệ điều hành phiên bản trước của Microsoft. Windows 7 : đây là phiên bản hệ điều hành mới nhất cho dòng máy PC được thương mại hóa. Cài đặt hệ điều hành Windows Các bước chuẩn bị - Phân chia và định dạng đĩa cứng theo yêu cầu. - Chuẩn bị đĩa chứa bộ nguồn Windows và xem trước mã cài (CDkey) để nhập vào khi hệ thống yêu cầu. - Kiểm tra cấu hình máy đáp ứng yêu cầu tối thiểu của phiên bản Windows cần cài đặt. - Xác định cách thức cài đặt (cài nâng cấp hay cài mới) - Xác định thiết bị khởi động máy tính (đĩa mềm, đĩa CD,…) - Xác định đĩa cứng và ổ đĩa sẽ cài hệ điều hành - Chuẩn bị trình điều kiển cho các thiết bị ( Sound Card, VGA Card, …) Yêu cầu về phần cứng tối thiểu khi cài đặt Windows : Phần cứng Hệ điều hành Windows Window NT Window 2000 Window XP Window Vista Windows 7 CPU Pentium Pentium 133 MHz Pentium 233 MHz Celeron 800 MHz 1 Ghz RAM 16 MB 64 MB 64 MB 256 Mb 1Gb Dung lượng HDD còn trống 110 MB 650 MB 1.5 GB 15GB 16Gb Các lựa chọn cài đặt hệ điều hành Windows XP Kiểm tra sự tương thích phần cứng và phần mềm Khi nâng cấp, nên tiến hành việc kiểm tra máy bạn có tương thích với WinXP hay không bằng cách chạy Setup.exe trên đĩa CD WinXP rồi chọn mục Check system compatibility. TrìnhSetup sẽ kiểm tra và liệt kê các thiết bị phần cứng và phần mềm đang có không tương thích với WinXP, bạn nên tháo gỡ các thành phần này rồi mới tiến hành cài đặt để tránh trường hợp nâng cấp lên WinXP xong mà máy tính không chạy được, phải cài lại rất mất thời gian. Bạn cũng có thể tham khảo danh sách phần cứng và phần mềm tương thích với XP trong Website của Microsoft: www.microsoft.com/windows/catalog/. Có 2 phương pháp cài đặt cơ bản như sau : Clean Installation (cài sạch, mới hoàn toàn) Áp dụng cho một ổ đĩa mới mua hay mới phân vùng và định dạng lại. Khởi động bằng đĩa CD WinXP và chương trình Setup Wizard sẽ tự động chạy hoặc khởi động bằng đĩa mềm (hay đĩa cứng) DOS rồi chạy file Winnt.exe trong thư mục I386 trên CD WinXP. Nếu bạn muốn bổ sung thêm phần khởi động của DOS vào ổ cứng sau khi càiWinXP, thực hiện 2 bước dưới đây: 1/ Thêm dòng C:\="DOS" vào file Boot.ini, thí dụ: [boot loader] timeout=2 default=multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(2)\WINDOWS [operating systems] multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(2)\WINDOWS="Microsoft WindowsXP" /fastdetect C:\="DOS" 2/ Chép các file hệ thống của DOS vào thư mục gốc ổ cứng khởi động: Io.sys, Msdos.sys, Command.com, Config.sys, Autoexec.bat... Sau đó mỗi khi khởi động máy sẽ xuất hiện tùy chọn cho phép bạn khởi động bằng DOS hay WinXP. New Installation (cài mới): Để thay thế phiên bản Windows đang chạy hay cài lên phân vùng hoặc đĩa cứng khác. Trong Windows đang chạy (thí dụ: Windows98/ ME...), kích hoạt file Setup.exe trong đĩa WinXP rồi chọn mục New Installation. Sau khi cài mới, phải cài lại tất cả ứng dụng mà bạn cần chạy trong WindowsXP. Nếu cài đè vào thư mục Windows đã có, trình Setup sẽ xóa toàn bộWindows cũ trước khi cài. Nếu muốn chạy song song WinXP và Windows 9x, bạn nên cài Windows 9x trước, cài WinXP sau và định dạng FAT32 cho đĩa cứng vì Windows 9x không hỗ trợ định dạng NTFS. Upgrade (nâng cấp): Mục đích của nâng cấp (cài chồng lên Windows cũ) là để giữ lại toàn bộ các ứng dụng và xác lập đã có trong Windows cũ. Bạn vàoWindows, chạy file Setup.exe trong thư mục gốc hay file Winnt32.exe trong thư mục I386 của của bộ cài đặt WinXP (trên CD hay trên đĩa cứng) và chọn mục Upgrade. Khi nâng cấp, trình Setup luôn luôn tiến hành việc kiểm tra hệ thống của bạn có tương thích với WinXP hay không. Nếu ổ CD khó đọc đĩa (kén đĩa) bạn có thể chép bộ cài đặt WinXP từ CD vào đĩa cứng rồi tiến hành cài đặt từ đĩa cứng. Cách cài cũng giống như trên CD nhưng thời gian cài lâu hơn vì trình cài đặt sẽ thực hiện thêm một bước sao chép toàn bộ file vào thư mục tạm tự tạo trước khi cài chính thức. Tiến trình cài đặt mới Windows XP Professional từ đĩa CD ROM - Trước tiên bạn cần vào BIOS để chọn khởi động từ CD-ROM, sau đóđặt CD WinXP vào ổ CD-ROM rồi khởi động lại máy tính. Bạn bấm phím bất kỳ khi màn hình xuất hiện thông báo Press any key to boot from CD để khởi động bằng CD. - Màn hình đầu tiên của tiến trình cài đặt hiện ra, trong màn hình này, có thể bấm phím F6 để cài đặt driver của nhà sản xuất nếu bạn sử dụng ổ cứng theo chuẩn SCSI, SATA, RAID. Sau đó Setup sẽ nạp các file cần thiết để bắt đầu càiđặt. - Trong màn hình Welcome to Setup, bạn bấm phím Enter để tiếp tục cài đặt (bấm phím F3 để thoát khỏi trình cài đặt). - Trong màn hình License, bấm F8 để đồng ý với thỏa thuận về bản quyền. - Trong màn hình liệt kê ổ đĩa, không gian chưa phân vùng (partition), các phân vùng hiện có và định dạng của chúng. Có thể dùng phím mũi tên chọn ổ đĩa (hay phân vùng) rồi bấm Enter để cài đặt (hay chọn Unpartitioned space rồi bấm phím Cđể tạo phân vùng mới, hoặc xóa phân vùng đang chọn với phím D). Trong trường hợp ổ đĩa mới và không cần phân vùng, chọn Unpartitioned space rồi bấm Enter. + Nếu muốn phân vùng, bạn bấm phím C -> nhập dung lượng chỉ định cho phân vùng -> Enter. + Bấm phím mũi tên để chọn định dạng cho phân vùng là FAT (FAT32 cho phân vùng trên 2GB) hay NTFS, có thể chọn chế độ Quick (nhanh) nếu muốn bỏ qua việc kiểm tra đĩa (tìm và đánh dấu sector hỏng) để rút ngắn thời gian định dạng -> Enterđể tiến hành định dạng. Nên chia đĩa thành 2 phân vùng, gồm: phân vùng khởi động (Primary) để càiWinXP và phân vùng Logic (extanded) để lưu trữ dữ liệu quan trọng. Như vậy, khi WinXP bị hư hỏng bạn chỉ cần định dạng và cài lại phân vùng WinXP, không ảnh hưởng đến phân vùng dữ liệu. Trước khi cài đặt WinXP, có thể sử dụng Fidsk để phân vùng nếu chỉ cần định dạng theo FAT32. Nếu muốn phân vùng theo định dạng khác (NTFS, Linux...), bạn cần dùng Partition Magic. - Setup sao chép các file cần thiết của WinXP từ CD vào ổ cứng. Sau khi sao chép xong, Setup sẽ tự khởi động máy lại - Khi khởi động lại cũng sẽ xuất hiện thông báo Press any key to boot from CD. Lần này, không bấm phím nào cả để máy khởi động bằng đĩa cứng và tiếp tục quá trình cài đặttrong chế độ giao diện đồ họa (GUI - Graphical User Interface). Màn hình Regional and Language Options xuất hiện. Bạn bấm nút Customize để thay đổi các thiết đặt về dạng thức hiển thị số, tiền tệ, thời gian, ngôn ngữ cho phù hợp với quốc gia hay người dùng. Bấm nút Details để thay đổi cách bố trí bàn phím (Keyboard layout) -> Bấm Next để tiếp tục. Sử dụng bàn phím tiếng Việt Unicode trong WindowsXP : Windows XP có sẵn bàn phím tiếng Việt, tuy ít người dùng nhưng rất hữu dụng trong trường hợp bạn chưa cài được phần mềm gõ tiếng Việt nào khác. Sau khi cài xong WinXP, mở Control Panel/Regional and Language Options -> chọn bảng Languages, đánh dấu chọn mục Install files for complex script and right-to-left languages để cài đặt phần hỗ trợ tiếng Việt Unicode -> bấm nút Detail trong phần Text Services and Input languages. Trong bảng Settings bấm nút Add và chọnVietnamese Chỉ định bàn phím Việt (hay Anh) là mặc định mỗi khi chạy Windows trong mục Default input language và  chọn phím tắt để chuyển đổi bàn phím bằng nút Key Setttings. - Trong màn hình Personalize Your Software,  nhập tên của bạn (bắt buộc) và tên công ty/tổ chức bạn đang làm việc (không bắt buộc) -> Next. - Khi màn hình Your Product Key xuất hiện, nhập mã khoá cuả bộ cài đặtWinXP gồm 25 ký tự được kèm theo sản phẩm khi mua (in trong “tem” Certificate of Authenticity dán trên bao bì). - Tiếp theo, trong màn hình Computer Name And Administrator Password, đặt tên cho máy tính không trùng với các máy khác trong mạng (có thể dài tối đa 63 ký tự với gia thức mạng TCP/IP, nhưng vài giao thức mạng khác chỉ hỗ trợ tối đa 11 ký tự). Đặt mật mã của Admin (người quản lý máy), nếu máy chỉ có mình bạn sử dụng và bạn không muốn gỏ Password mỗi khi chạy WinXP, hãy bỏ trống 2 ô password này (xác lập password sau này cũng được). - Nếu máy bạn có gắn Modem, Setup sẽ phát hiện ra nó và hiển thị màn hình Modem Dialing Information. Chỉ định Quốc gia/vùng (Country/region= Vietnam), mã vùng (Area code=8), số tổng đài nội bộ (nếu có) và chọn chế độ quay số là Tone (âm sắc) (chế độ Pulse – xung hiện nay không sử dụng ở Việt Nam). - Trong màn hình Date anh Time Settings, bạn điều chỉnh ngày/giờ cho phù hợp thực tế. + Nếu chọn Custom settings rồi bấm Next, sẽ có thể thay đổi các thiết đặt mặc định trong màn hình Network Components bằng cách thêm (nút Install), bỏ bớt (nút Uninstall) hay điều chỉnh cấu hình (nút Properties) các dịch vụ. - Trong màn hình Workgroup or Computer Domain, đặt tên cho nhóm làm việc (workgroup) khi kết nối mạng ngang hàng hay nhập tên Domain (hệ thống máy chủ mạng) mà máy sẽ là thành viên. - Sau khi hoàn tất việc sao chép file, Setup sẽ tạo Start Menu -> đăng ký các thành phần (registering components) -> lưu các thiếtđặt -> xóa các thư mục tạm -> khởi động lại máy (lấy đĩa CD WinXP ra khỏi ổ CD). Khi thông báo cho biết là Windows sẽ thay đổi độ phân giải của màn hình (mặc định là 800 x 600 hay 1024 x 768), bấm OK để tiếp tục. - Màn hình chào mừng xuất hiện, bấm Next -> Nếu có Card mạng hay Modem, Setup sẽ giúp cấu hình mối kết nối Internet trong màn hình How Will This Computer Connect to the Internet?. Có thể chọn Telephone Modem (nếu có modem thường), Digital Subscriber line - DSL (Modem DSL/ modem cáp) hay Local Area Network - LAN (thông qua mạng nội bộ). Nếu không cần cấu hình lúc này, bấm Skipđể bỏ qua. - Trong màn hình Ready to register (đăng ký sử dụng sản phẩm), có thể chọn No, not at this time để đăng ký sau -> bấm Next - Trong màn hìnhWho will use this computer?, có thể thiết lập đến 5 tài khoản người dùng (nếu có nhiều người dùng chung). Tên (Your name) có thể dài 20 ký tự (không được có ký tự đặc biệt như: “ * + , / : ; ? [ ] |) và không được trùng nhau -> Next -> Bấm Finish để hoàn tất và đăng nhập vào tài khoản bạn vừa tạo. - Sau khi đăng nhập, bạn phải đăng ký quyền sử dụng hợp pháp Windows trong một thời gian hạn định, thí dụ: 30 ngày (xuất hiện ở system tray thông báo 30 days left for activation) bằng cách bấm vào cái biểu tượng thông báo (hình chiếc chìa khóa) và thực hiện theo hướng dẫn. Sau khi đăng ký sẽ không còn thấy thông báo này. - Quá trính cài đặt Windows XP đã hoàn tất, khởi động máy lại 1 lần nữa. Tìm hiểu hệ điều hành Windows XP Các bảng điều khiển trên Windows Bảng điều khiển control Panel Việc quan trọng trong mỗi lần chỉnh sửa Windows là phải tìm ra cái gì đã thay đổi, hậu quả của sự thay đổi đó là gì và biết cách phục hồi lại đối với những kết quả không mong đợi. Tìm hiểu về bảng điều khiển Control Panel với các chương trình chính sau: Tên chương trình Chức năng Add Hardware Gắn thêm và cầu hình thiết bị mới Add or Remove Programs Thay đổi, cài thêm hoặc xóa bớt một phần mềm Addministrative Tool Thực hiện một số tác vụ quản trị hệ thống Display Cấu hình Screensave, độ sâu màu, chế độ hiển thị hình ảnh và trình điều khiển thiết bị màn hình. Folder Option Cấu hình về cách thức thể hiện các tệp tin và thư mục trong Windows explorer Fonts Cài đặt và gỡ bỏ font chữ Internet Options Thiết đặt một số thông tin về mạng Sounds and Audio Devices Cấu hình thiêt bị âm thanh Network connections Thiết lập một số thông tin về cấu hình mạng máy tính. Printer and Faxes Các cấu hình về thông số máy in System Cho phép bạn quan sát và cấu hình nhiều thành phần khác nhau (Xem ở phần sau) Phone and Modem Option Thiết lập một số thông tin về đường điện thoại Power Option Cấu hình mức tiêu thụ điện User Account Cấu hình thông tin về tài khoản đăng nhập Regional And Language options Cấu hình thông tin về khu vực địa lý, ngôn ngữ Mouse Cấu hình chuột Keyboard Cấu hình thông tin về bàn phím Bảng System (Bảng điều khiển hệ thống) Bảng điều khiển hệ thống là một trong những bảng quan trọng nhất của Windows. Từ đây, ta có thể thay đổi gần như toàn bộ thông tin cấu hình hệ thống. Đối với mỗi phiên bản hệ điều hành khác nhau thì có số thẻ cũng khác nhau. Bảng System properties + Thẻ General cho phép quan sát tổng thể hệ thống như phiên bản hệ điều hành, thông tin đăng ký, thông tin về CPU, RAM... + Thẻ Computer name: Thể hiện thông tin của máy tình và nhóm làm việc của nó, tại đây ta có thể tiến hành thay đổi lại những thông tin này bằng cách click chuột vào nút Change và tiến hành một số thao tác thay đổi cần thiết. + Thẻ Hardware: Thẻ này chứa một công cụ cho phép bạn điều chỉnh cách thức hoạt động của những thiết bị phần cứng: - Add hardware Wizard: Công cụ này cho phép bạn cài đặt, sửa chữa, tháo gỡ và cấu hình thiết bị phần cứng trong hệ thống. - Driver signing (Chứng nhận trình điều khiển) Đây là chức năng mới được đưa vào từ Win2000 để giảm nguy cơ cài đặt phần mềm của hãng thứ ba vào hệ thông win2000 professional. Quá trình cài đặt trình điều khiển có thể là lúc virus hay các chương trình gián điệp thâm nhập vào hệ thống. Để giảm nguy cơ tiềm ẩn này, bạn có thể chọn chỉ cài đặt các chương trình đã được chứng nhận. Quá trình chứng nhận phải đảm bảo rằng trình điều khiển mà bạn cài đặt chạy ổn định với hệ điều hành và không có những thay đổi chỉnh sửa bất thường nào trong trình điều khiển. - Device Manager: Mặc dù bạn có thể làm nhiều tác vụ với thiết bị thông qua Hard Wizard. - Hardware profile: Cho phép máy tình có những cấu hình phần cứng khác nhau. Tính năng này thường áp dụng cho máy tính xách tay. + Thẻ Advanced: - Perfomance: Nơi để cấu hình thiết lập qua trọng của hệ thống. Một trong số những thiết lập hay sử dụng đó là thiết lập bộ nhớ ảo và cách thức hệ thống quản lý thời gian tác vụ của bộ xử lý. Ngoài ra, có thể điều chỉnh hiệu ứng hình ảnh, nhưng cách thức sử dụng tài nguyên của bộ xử lý không phải là mục tiêu nên làm vì nó đã được thiết lập mặc định để tối ưu hóa mà chương trình đang chạy. - User Profile: Trong hệ điều hành WinXP khi một người dùng đăng nhập vào hệ thống sẽ có một profile riêng. Profile chứa các thông tin về những thiết lập của người dùng, có đôi khi profile bị hỏng điều này bắt buộc bạn phải tạo ra một profile mới hoặc sao chép từ một profile khác qua. Khi bạn chon Setting ở vùng User Profile => XHHT: có thể cấu hình nó thông qua ba lựa chọn: Delete xóa một profile của một tài khoản người dùng. Khi người dùng này đăng nhập vào hệ thống sẽ có cấu hình mặc định còn những thông tin được thiết lập trước đây đều bị xóa hết, kể cả những lỗi gây ra liên quan đến Profile Change Type: Cấu hình một profile là cục bộ hoặc liên thông với nhau. Tức là nếu người dùng làm việc ở hai máy tính khác nhau, trên mỗi máy sẽ có một profile khác nhau. Khi thông tin profile được cập nhật tại máy này sẽ không ảnh hưởng đến máy kia. Nếu trong môi trường mạng profile liên thông có thể được sử dụng để cho phép một người dùng có môt profile duy nhất tại bất ký máy nào trong mạng. Copy to: Sao chép profile từ một người dùng này qua người dùng khác. Thông thường Profile nguồn là một Profile mẫu với những thông tin cấu hình cơ bản. Thẻ advanced trong bảng hệ thống - Startup and Recovery: Tại vùng này bạn chọn Setting =>XHHT: Cấu hình thao tác khởi động của hệ điều hành System Startup: Là nơi thiết lập thực đơn lựa chọn hệ điều hành lúc khởi động máy (trong trường hợp cài nhiều hệ điều hành trên một primary DOS). Tại đây bạn có thể tăng giảm thời gian chờ đợi trong menu khởi động hoặc bỏ hoàn toàn menu khởi động. Muốn chỉnh sửa thông tin ta có thể click chuột vào Edit để chỉnh sửa lại nội dung tệp tin BOOT.INI System Failure: Khi hệ thống xảy ra lỗi thì có ba sự lựa chọn: Write an event to the log (Ghi lại các sự kiện lỗi), Send an administrator alert (gửi thông báo lỗi đến một tài khoản có quyền quản trị hệ thống), Automatically restart (tự động khởi động lại máy) - Environment Variables: có hai loại biến môi trường User Variables: Định rõ các thiết lập cho người dùng, không ảnh hưởng đến người dùng khác trên máy. System Variables: Thiết lập cho toàn bộ người dùng trong hệ thống. Biến hệ thống dùng để cung cấp thông tin cho hệ thống khi chạy một chương trình hoặc thực thi một tác vụ hệ thống. + System Restore: Thẻ này cho phép vô hiệu/mở và cấu hình tính năng System Restore trong WinXP. Khi mở nó trên một hoặc nhiều ổ đĩa, WindowsXP sẽ theo dõi những thay đổi trên đĩa. Định kỳ nó tạo ra một thời điểm phục hồi (Restore point). Sau đó, khi hệ thống có sự cố nó có thể phục hồi dữ liệu tại thời điểm phục hồi. Có thể bật tính năng System Restore trên tất cả ổ đĩa hoặc chỉ một ổ đĩa. Lưu ý rằng khi tắt tính năng này trên ổ đĩa chứa hệ điều hành thì tính năng này sẽ tự động tắt trên tất cả các ổ đĩa. + Automatic Updates: Tại đây cho phép cấu hình cách thức nâng cấp hệ điều hành, lựa chọn việc tự động tải về những phiên bản cập nhật, cảnh báo người dùng hoặc tắt các thao tác này. Lưu ý: Để có thể cấu hình cho máy tính thực hiện các công việc trên thì hệ điều hành phải có bản quyền hợp pháp. + Remote (truy nhập từ xa): Có 2 chức năng: - Remote Assitance: Tính năng này cho phép một máy có thể điều khiển từ xa bởi một máy tính khác trong mạng. Điều này rất hữu dụng đối với nhà quản trị viên hoặc nhân viên hỗ trợ kỹ thuật trong việc sử lỗi từ một máy tính ở xa. Tuy nhiên nếu chỉ mở tính năng này thì chỉ cho phép một người khác kết nối vào máy tính để xem những gì xảy ra trên màn hình. - Remote Desktop: Khi tính năng nay được mở và lựa chọn tài khoản của một người nào đó được tạo ra trên máy muốn truy xuất, bằng cách click chuột chọn nút Select Remote User => XHHT chọn nút add\advanced\Find Now\ chọn tài khoản \ OK\OK\OK\ apply. Lúc đó ở một máy tình nào đó trên mạng muốn truy xuất vào máy tính này thông qua tài khoản được lựa chọn trong thao tác ở trên sẽ được truy xuất vào máy tình này và có quyền điều khiển chuột, bàn phím và màn hình nền như giống đang thực hiện trực tiếp tại máy tính này. Bảng điều khiển Task Manager Task Manager là công cụ dùng để kiểm tra và quản lý hệ thống Windows. Thông thường, người dùng hay sử dụng nó để thoát khỏi một chương trình bị treo trong quá trình thực thi. Để mở Task Manager bạn có thể ấn đồng thời 3 phím (Ctrl + Alt + Del) hoặc nháy chuột phải trên thanh Taskbar\chọn Task Manager => Xuất hiện bảng bao gồm 5 thẻ: + Applications: Quản lý các chương trình ứng dụng đang chay trên Windows; Để đóng một chương trình nào đó ta có thể thực hiện bằng cách: Chọn chương trình cần đóng\ click chuột vào nút End Task; Để mở mới một chương trình bạn click chuột vào nút New Task => XHHT chọn Browse để tìm đến vị tệp tin cần mở\OK; Để thu nhỏ Task Manager ta click chọn Switch to. + Processes: Quản lý các tiến trình đang làm việc của Windows, để thoát khỏi một tiến trình nào đó bạn chỉ cần chọn tiến trình đó và chọn nút End Process, để mở một tiến trình bạn vào File\New Task =>XHHT chọn tiến trình cần mở. Bảng Task Manager + Performence: Quản lý quá trình đang làm việc của bộ xử lý trung tâm (CPU) dưới dạng lược đồ Histogram. + Networking: Nếu máy tính đang được kết nối mạng thì nó quản lý các thông tin trên hệ thống mạng mà máy tính truy xuất. + User: Quản lý người dùng đang đăng nhập vào hệ thống. Computer Managerment Console Windows cung cấp công cụ này giúp cho việc quản trị và quản lý hệ thống được dễ dàng hơn. Chúng ta có thể mở chúng trong Control Panel\Administrative Tools hoặc nháy phải chuột tại biểu tượng MyComputer\Manage. Ngoài ra, ta cũng có thể mở chương trình này từ Start\Run, sau đó nhập tên têp tin compmgmt.msc vào khung Open, chọn OK. Chương trình Computer Managerment là tập hợp nhiều công cụ quản trị trong một màn hình giao diện duy nhất. Ba loại tác vụ cơ bản có thể thấy trong thẻ này là: + System Tools: Cung cấp một số tiện ích, nhiều trong số đó có thể truy xuất từ những thành phần khác nhau của hệ thống: - Event viewer: Dữ liệu theo dõi những sự kiện của hệ thống, cho phép kiểm tra lỗi phần mềm, bảo mật và hệ thống. Quản lý máy tính - Local User and Groups: Trong Windows tự tạo ra một danh sách các tài khoản và nhóm tài khoản, tại đây ta có thể tạo mới, sửa đổi các tài khoản hoặc nhóm tài khoản. Một người dùng muốn đăng nhập vào hệ thống thì họ phải có tài khoản lưu trữ trong tiện ích Local User and Groups. - Share Folders: Cho phép quản lý được những tài nguyên trên máy đang được chia sẻ qua mạng. - Device Manager: Cho phép xem và chỉnh sửa thông tin về phần cứng hệ thống. + Storage: Quản lý và bảo trì thiết bị ổ đĩa cứng và những loại thiết bị khác trên máy: - Removeable Storage: Cho phép quản lý ổ đĩa, băng từ dự phòng, ổ đĩa quang hoặc ổ đĩa Zip. Ở đây cũng quản lý luôn ổ đĩa CD-ROM và DVD - Disk Defragment: Dùng để kiểm tra lỗi và sắp xếp lại dữ liệu trên đĩa nhằm cải thiện tốc độ của hệ thống. - Disk Management: Đây là tiện ích dùng để phân chia ổ đĩa (giống FDISK) nhưng quá trình phân chia chỉ thực hiện được với phân vùng không chứa hệ điều hành đang sử dụng. + Service and Aplications: Chỉ chứa một tiện ích mà bạn thường dùng đó là Service còn WMI Control và Indexing Service thường không cần chỉnh sửa: - Services: Khởi động hoặc dừng một dịch vụ của hệ thống. Một dịch vụ chỉ đơn thuần là một ứng dụng hoặc một chương trình của máy tính hoạt động dưới dạng nền. Services cũng có thể được mở thông qua Computer Management. Nếu một dịch vụ không thể khởi động có thể gây ra một số lỗi dây chuyền. - WMI Control: Cấu hình và điều khiển dịch vụ Windows Management Instrumentation - Indexing Service: Giữ thẻ trên ổ đĩa, để tăng tốc độ tìm kiếm thông tin trên ổ đĩa. Một số tiện ích thường dung trên Windows Quản lý phần cứng - Device Manager Trong tất cả các hệ điều hành của Windows đều phải có bảng điều khiển có chức năng quản lý, cài đặt và cấu hình các thiết bị phần cứng đó chính là Device Manager. Để mở bảng điều khiển này cần thực hiện: Nháy phải chuột tại My Computer chọn Properties\chọn thẻ Hardware\ chọn nút Device Manager => Xuất hiên bảng sau Bảng này có giao diện đồ họa giúp ta có thể quan sát được các thiết bị được cài đặt trên máy tính. Tại đây nếu muốn xem chủng loại của các thiết bị ta có thể click chuột vào dấu +, những dòng nào xuất hiện dấu X trên biểu tượng của thiết bị chứng tỏ thiết bị đã bị vô hiệu hóa (Disabled), để kích hoạt nó bạn nháy chuột phải tại đó chọn Enabled, hoặc những dòng nào thấy xuất hiện chứng tỏ thiết bị phần cứng đó bị xung đột hoặc chưa được cài đặt trình điều khiển. Ta nên tìm trình điều khiển thích hợp để cài đặt hoặc hủy bỏ nó (nháy phải chuột chọn Uninstall). - Cài đặt trình điều khiển thiết bị sử dụng Bảng Device Manager: Nháy phải chuột tại thiết bị cần cài đặt trình điều khiển, chọn Update Driver=>XHHT có 2 sự lựa chọn: chọn Next => XHHT chọn nút Browse để tìm đến vị trí lưu trình điều khiển Tìm kiếm trình điều khiển Chọn Next để tiếp tục, nếu trình điều khiển đó tương thích với phần cứng thì quá trình cài đặt bắt đầu ngược lại hệ thống sẽ yêu cầu chỉ ra trình điều khiển khác. - Xem các thông tin chi tiết của thiết bị, nháy phải chuột tại thiết bị chọn Properties => XHHT, đối với mỗi thiết bị khác nhau thì số thẻ hỗ trợ trong hộp thoại cũng khác nhau, nhưng thông thường đa số các thiết bị đều có 4 thẻ + Thẻ General: Hiển thị các thông tin chung về thiết bị và tình trạng thiết bị. Ngoài ra nó còn cho phép bật tắt thiết bị. + Thẻ Advanced: Có thể nâng cấp, cấu hình thông tin về thiết bị nhưng chúng tôi khuyến cáo các bạn, không nên thay đổi chúng vì hệ thống luôn tự động cấu hình các thông số phù hợp nhất. - Xem thông tin chi tiết về trình điều khiển - Cài đặt lại trình điều khiểu - Phục hồi lại trình điều khiển trước đó - Gõ bỏ trình điều khiển + Thẻ Driver: Có 4 nút tương ứng với 4 chức năng như sau: +Thẻ Resources: Cho biết thông tin cấu hình tài nguyên hệ thống mà thiết bị đang sử dụng. Thông thường ô Use Automatic Setting được đánh dấu để thể hiện thiết bị được Windows quản lý theo chuẩn Plug and Play, ngược lại nếu thiết bị không phải là chuẩn Plug and Play thì cần phải cấu hình lại bằng tay, lúc này phải để trống ô Use Automatic Settings. Khi tự cấu hình, Windows cho phép biết được thông số mà ta khai báo có xung đột với những thiết bị khác hay không. Tuy nhiên, nếu đang ở chế độ Safe mode thì tính năng này không được sử dụng. Chống phân mảnh ổ cứng - Disk Defragmenter Trong quá trình sử dụng máy tình, nếu thường xuyên thực hiện các thao tác: ghi, cắt, xóa, sao chép, di chuyển dữ liệu thì kết quả là dữ liệu sẽ nằm rải rác khắp nơi trên ổ cứng. Khi đó, nếu CPU cần truy xuất đến một dữ liệu nào đó nó phải mất thời gian lâu hơn để đọc. Do vậy, để tăng tốc độ truy xuất ổ cứng cũng như tối ưu hoá không gian lưu trữ ta cần thường xuyên thực hiện công việc phân tích ổ đĩa, tập hợp những thông tin và thư mục bị phân mảnh để chúng được sắp xếp lại theo tuần tự. Để làm được công việc đó Windows đã hỗ trợ một công cụ khá hữu ích đó là tiện ích Disk Defragmenter. Để mở tiện ích này ta thực hiện như sau: Start\Programs\Accessories\System Tools\Disk Defragmenter hoặc chạy công cụ này trong bảng điều khiển Computer Management (Đã nói ở phần II.4). Khi đó xuất hiện màn hình: Danh sách ổ đĩa logic hiện có Chương trình chống phân mảnh ổ đĩa Tại màn hình này, lựa chọn một ổ đĩa cần thực hiện, rồi click chuột vào nút Defragment để bắt đầu quá trình chống phân mảnh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện thao tác này, nên click chuột vào nút Analyze trước, để tránh mất thời gian vô ích. Vì chức năng này có tác dụng kiểm tra, phân tích ổ đĩa trước khi đưa ra lời khuyên cho ta có nên tiếp tục quá trình chống phân mảnh hay không. Lưu ý: Thời gian thực hiện quá trình chống phân mảnh dài hay ngắn còn tùy thuộc tình trạng và dung lượng ổ đĩa. Tuy nhiên trong quá trình máy tình thực hiện công việc này bạn có thể làm các công việc khác mà không ảnh hưởng đến chương trình, nhưng thời gian thực hiện sẽ thực hiện sẽ mất nhiều hơn. Chương trình quản lý ổ đĩa trên Windows - Disk Managerment Khi ổ đĩa cứng mời sử dụng lần đầu tiên hoặc sau một quá trình sử dụng khá lâu hoặc gặp một số lỗi nghiêm trọng liên quan ổ cứng, để ổ đĩa hoạt động được ổn định hơn ta nên tiến hành phân chia ổ đĩa bằng chương trình FDISK. Còn những trương hợp khác ta có thể tiến hành phân chia ổ đĩa ngay trong quá trình cái đặt hệ điều hành, hoặc tại đây ta chỉ cần chia một ổ đĩa logic chứa hệ điều hành, công việc còn lại ta có thể thực hiện ngay trong Windows. Thao tác này giúp tiết kiệm thời gian và đơn giản hơn nhiều. Chương trình này được quản lý trong bảng điều khiển Computer Management Chương trình quản lý ổ đĩa - Để tiến hành phân chia phân còn lại của ổ đĩa ta bắt đầu tiến hành tạo phân khu mở rộng (nếu chưa có) Nháy phải chuột tại vùng Unallocated ,chọn New Patition \Next=>XHHT có 2 sự lựa chọn: Chọn Extended Patition \ Next \Next \Finish - Tạo các ổ đĩa logic trong phân khu mở rộng: Nháy phải chuột tại vùng Free Space \ New logical Drive.... Xuất hiện hộp thoại chọn Next\Next => XHHT, tại đây nếu trong phân khu mở rộng bạn muốn chia nhiêu hơn một ổ đĩa logic thi bạn tiến hành nhập dung lương cho ổ đĩa logic thứ nhất ngược lại ta

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài giảng bảo trì hệ thống.doc
Tài liệu liên quan