Bài giảng Bảo hộ lao động - Chương 1 Những vấn đề chung về bảo hộ lao động

Tài liệu Bài giảng Bảo hộ lao động - Chương 1 Những vấn đề chung về bảo hộ lao động: CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG GV: Bùi Kiến Tín 1.1. MỞ ĐẦU 2 1.1.1. Ý nghĩa, mục đích của công tác BHLĐ 1.1.2. Tính chất của công tác BHLĐ 1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 1.1.1. Ý nghĩa, mục đích của công tác BHLĐ 3 * Ý nghĩa: - Ý nghĩa chính trị: + Tùy theo mỗi chế độ xã hội, quan điểm lao động và tổ chức lao động có những điểm khác nhau căn bản. + Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, trên quan điểm “Con người là vốn quý nhất” điều kiện lao động không ngừng được cải thiện, điều này đã thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta. Nhưng, các em phải biết lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ ? Đó chính là con người, các em ạ ! Không có con người thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi. 1.1.1. Ý nghĩa, mục đích của công tác BHLĐ 4 * ...

pdf52 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bảo hộ lao động - Chương 1 Những vấn đề chung về bảo hộ lao động, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG GV: Bùi Kiến Tín 1.1. MỞ ĐẦU 2 1.1.1. Ý nghĩa, mục đích của công tác BHLĐ 1.1.2. Tính chất của công tác BHLĐ 1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 1.1.1. Ý nghĩa, mục đích của công tác BHLĐ 3 * Ý nghĩa: - Ý nghĩa chính trị: + Tùy theo mỗi chế độ xã hội, quan điểm lao động và tổ chức lao động có những điểm khác nhau căn bản. + Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, trên quan điểm “Con người là vốn quý nhất” điều kiện lao động không ngừng được cải thiện, điều này đã thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta. Nhưng, các em phải biết lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ ? Đó chính là con người, các em ạ ! Không có con người thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi. 1.1.1. Ý nghĩa, mục đích của công tác BHLĐ 4 * Ý nghĩa: - Ý nghĩa xã hội: + Bảo hộ lao động góp phần tích cực vào việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. + Mặc khác, nhờ chăm lo bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động, không ngừng mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà bảo hộ lao động, mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc. 1.1.1. Ý nghĩa, mục đích của công tác BHLĐ 5 * Ý nghĩa: - Ý nghĩa xã hội: 1.1.1. Ý nghĩa, mục đích của công tác BHLĐ 6 * Ý nghĩa: - Ý nghĩa kinh tế: + Trong lao động sản xuất, người lao động được bảo vệ tốt, không bị tai nạn, ốm đau bệnh tật, họ sẽ yên tâm phấn khởi sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất, chất lượng sản phẩm tốt. Do đó thu nhập cá nhân và phúc lợi tập thể sẽ được tăng lên, điều kiện đồi sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. + Ngược lại, tại nạn lao động, ốm đâu bệnh tật xảy ra nhiều sẽ ảnh hưởng đến lực lượng sản xuất. Đồng thời chi phí để khắc phục hậu quả do tai nạn ốm đau cũng rất lớn. Cho nên quan tâm thực hiện tốt bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm sản xuất đầy đủ, là điều kiện bảo đảm sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao 1.1.1. Ý nghĩa, mục đích của công tác BHLDD 7 * Mục đích 1.1.1. Ý nghĩa, mục đích của công tác BHLDD 8 * Mục đích - Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm độc hại, tạo ra điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động, để ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khoẻ, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. 1.1.2. Tính chất của công tác BHLĐ 9 * Tính pháp luật: Xuất phát từ quan điểm “con người là vốn quý nhất” tất cả những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn của Nhà nước đã ban hành trong công tác bảo hộ lao động đều mang tính pháp luật. Pháp luật về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức Nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm nghiên cứu, thi hành. Đó là tính pháp luật của công tác bảo hộ lao động. 1.1.2. Tính chất của công tác BHLĐ 10 * Tính khoa học kỹ thuật: Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động phân tích đánh giá các yếu tố nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn và vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục hậu quả đều phải vận dụng các kiến thức về lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành. 1.1.2. Tính chất của công tác BHLĐ 11 * Tính quần chúng: Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt: + Một là bảo hộ lao động có liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất. Họ là những người vận hành, sử dụng các dụng cụ, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, trực tiếp thực hiện các quy trình công nghệ, do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những thiếu sót sơ hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia ý kiến về mẫu mực, quy cách dụng cụ phòng hộ 1.1.2. Tính chất của công tác BHLĐ 12 * Tính quần chúng: Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt: + Mặt khác, dù cho các quy trình, quy phạm, các chế độ chính sách, các tiêu chuẩn về bảo hộ lao động có đầy đủ và hoàn chỉnh đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động, người lao động) chưa được học tập, chưa thấm nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng, chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn. 1.1.2. Tính chất của công tác BHLĐ 13 1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 14 * Đối tượng BHLĐ là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về an toàn & và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, những nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các yếu tố đọc hại, các sự cố cháy nổ trong sản xuất, đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động. 1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 15 * Nội dung nghiên cứu: - Luật pháp bảo hộ lao động: là những quy định về chế độ bảo hộ lao động như: + Giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi. + Bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ cho công nhân. + Chế độ lao động đối với nữ công nhân viên chức. + Tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động. 1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 16 - Vệ sinh lao động: nhiệm vụ của vệ sinh lao động là: + Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động lên cơ thể con người. + Đề ra những biện pháp về y tế, vệ sinh nhằm loại trừ những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong sản xuất. 1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 17 - Kỹ thuật an toàn lao động: + Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân và phòng tránh tai nạn lao động trong sản xuất. + Đề ra các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cần thiết nhằm tạo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động. 1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 18 - Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy: + Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường. + Tìm ra biện pháp phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả nhất. + Hạn chế sự thiệt hại thấp nhất do hoả hoạn gây ra. 1.2. Công tác BHLĐ tại Việt Nam 19 1.2.1. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác BHLĐ. 1.2.2. Trách nhiệm của các cấp, các ngành và công đoàn về trong công tác BHLĐ. 1.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra về tai nạn lao động. 1.2.4. Nội dung khai báo, điều tra về tai nạn lao động về bệnh nghề nghiệp. 1.2.1. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác BHLĐ 20 - Bảo hộ lao động là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Các quan điểm cơ bản đã được thể hiện trong: + Sắc lệnh 29/SL ngày 13/03/1947 và 77/SL ngày 25/05/1950 về an toàn- vệ sinh lao động và thời gian lao động- nghỉ ngơi; + Trong điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động tại Nghị định số 181/CP ngày 18/12/1964; + Hiến pháp năm 1958; + Pháp lệnh bảo hộ lao động/ trong Hiến pháp năm 1992; + Bộ luật lao động ban hành năm 1994 và gần đây trong Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2003; + Bộ luật lao động 2012. 1.2.1. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác BHLĐ 21 => Các Đường lối, chính sách đều nhấn mạnh rằng: - Con người là vốn quý nhất của xã hội; - Bảo hộ lao động phải thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất; - Công tác bảo hộ lao động phải thể hiện đầy đủ ba tính chất; - Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong việc bảo hộ lao động cho người lao động. 1.2.2. Trách nhiệm của các cấp, các ngành và công đoàn về trong công tác BHLĐ 22 * Trách nhiệm của các tổ chức cơ sở: - Phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về BHLĐ. Đồng thời phải giáo dục tuyên truyền, huấn luyện người lao động trong đơn vị hiểu biết và chấp hành. - Phải chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về BHLĐ (Chế độ trang bị, bồi dưỡng độc hại, chế độ lao động và nghỉ ngơi, phụ cấp thêm giờ..) 1.2.2. Trách nhiệm của các cấp, các ngành và công đoàn về trong công tác BHLĐ 23 - Phải ký thỏa ước lao động với tổ chức công đoàn hoặc đại diện người lao động về kế hoạch và thực hiện các biện pháp BHLĐ kể cả kinh phí để thực hiện - Phải thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ, theo dõi sức khỏe cho người lao động. Phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vàgiải quyết mọi hậu quả gây ra. phải tuân thủ các chế độ điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn, bệnh nghề nghiệp treo quy định. - Phải tổ chức kiểm tra công tác BHLĐ, tôn trọng và chịu sự kiểm tra của cấp trên, của thanh tra, sự giám sát của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Trách nhiệm của các cấp, các ngành và công đoàn về trong công tác BHLĐ 24 * Trách nhiệm của các cơ quan quản lý cấp trên; * Trách nhiệm của tổ chức công đoàn 1.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra về tai nạn lao động 25 - Thanh tra nhà nước; - Kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới; - Tự kiểm tra của cơ sở; - Kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn các cấp. 1.2.4. Nội dung khai báo, điều tra về tai nạn lao động về bệnh nghề nghiệp 26 - Khẩn trương, kịp thời. Tiến hành điều tra ngay khi tai nạn xảy ra, lúc hiện trường nơi xảy ra còn giữ nguyên vẹn, ngay cả khi việc khai thác thông tin của các nhân chứng cũng cần kịp thời. - Bảo dảm tính khách quan. Phải tôn trọng sự thât, không bao che cũng nhu không định kiến, suy diễn chủ quan thiếu căn cứ. - Cụ thể và chính xác. Phải xem xét một cách toàn diện, kỹ lưỡng từng chi tiết của vụ tai nạn, hết sức tránh tình trạng qua loa, đại khái. 1.3. Phân tích điều kiện lao động 27 1.3.1. Khái niệm về điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; 1.3.2. Phân tích điều kiện lao động trong ngành xây dựng; 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động; 1.3.4. Các bước khám, phát hiện, điều trị và giám định bệnh nghề nghiệp. 1.3.1. Khái niệm về điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 28 * Điều kiện lao động - Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. 1.3.1. Khái niệm về điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 29 1.3.1. Khái niệm về điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 30 * Tai nạn lao động - Tai nạn lao động là tai nạn làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể con người, do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ, lý, hóa và sinh học, xảy ra trong quá trình lao động. 1.3.1. Khái niệm về điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 31 * Bệnh nghề nghiệp - Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ của các yếu tố độc hại ra trong sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình lao động. 1.3.1. Khái niệm về điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 32 - Giống nhau: tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều gây hủy hoại sức khỏe của con người hoặc gây chết người. - Khác nhau ở chỗ: Tai nạn lao động gây hủy hoại đột ngột (còn gọi là chấn thương), còn bệnh nghề nghiệp thì gây suy giảm từ từ trong một thời gian nhất định. 1.3.2. Phân tích điều kiện lao động trong ngành xây dựng 33 - Trong xây dựng, chỗ làm việc của công nhân luôn thay đổi ngay trong phạm vi một công trình, phụ thuộc vào tiến trình xây dựng công trình. Do đó mà điều kiện lao động cũng thay đổi. - Trong ngành xây dựng có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc, phần lớn công nhân phải làm việc thủ công nên tốn nhiều công, năng suất lao động thấp. 1.3.2. Phân tích điều kiện lao động trong ngành xây dựng 34 - Có nhiều công việc buộc người công nhân phải làm việc ở tư thế gò bó, nhiều công việc phải làm ở trên cao, những chỗ chênh vênh nguy hiểm (như thi công các công trình cao tầng, lắp ghép) có những công việc phải làm ở sâu dưới đất, dưới nước v.v 1.3.2. Phân tích điều kiện lao động trong ngành xây dựng 35 - Nhiều công việc Công nhân phải làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu, thời tiết như nắng gắt, gió, mưa, trời lạnh - Nhiều công việc công nhân phải làm trong điều kiện môi trường ô nhiễm bởi các yếu tố có hại như bụi, tiếng ồn, độ rung động lớn, hơi khí độc, bụi độc. 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động a. Phương pháp phân tích thống kê 36 - Dựa vào số liệu trong sổ ghi tai nạn và các biên bản về tai nạn lao động, tiến hành thống kê theo những qui ước nhất định như: + Theo nghề nghiệp (mộc, nề, sắt). + Theo công việc (đất, bê tông, lắp ghép). + Theo tuổi đời, tuổi nghề, theo giới tính (nam hay nữ). + Theo trường hợp tai nạn xảy ra trong ngày (giờ đầu ca, giữa ca, cuối ca). + Theo thời gian (tháng và năm). 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động a. Phương pháp phân tích thống kê 37 - Sử dụng phương pháp này cần phải có thời gian thu thập số liệu và biện pháp đề ra chỉ mang ý nghĩa chung chứ không đi sâu phân tích nguyên nhân cụ thể của mỗi vụ tai nạn. 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động b. Phương pháp định hình. 38 - Trên mặt bằng công trường, công trình hay phân xưởng tiến hành đánh dấu những dấu hiệu có tính chất qui ước ở những nơi xảy ra tai nạn (kể cả nơi tai nạn tái diễn). - Những dấu hiệu đó sẽ phơi bày rõ ràng, trực giác nguồn gốc những trường hợp tai nạn xảy ra có tính chất địa hình. - Căn cứ vào những dấu hiệu đó cho biết ngay nơi nào thường xảy ra nhiều tai nạn. 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động b. Phương pháp định hình. 39 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động b. Phương pháp định hình. 40 - Yêu cầu đối với phương pháp này là phải đánh dấu ngay và đầy đủ tất cả các trường hợp tai nạn xảy ra. - Khuyết điểm của phương pháp này cũng cần có thời gian như phương pháp thống kê. 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động c. Phương pháp chuyên khảo 41 - Đi sâu phân tích cụ thể điều kiện lao động và các nguyên nhân phát sinh ra tai nạn bao gồm : + Tình trạng chỗ làm việc, máy móc thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu sử dụng. + Các yếu tố vi khí hậu và điều kiện môi trường xung quanh. + Xác định những thiếu sót trong quá trình kỹ thuật. + Nghiên cứu nguyên nhân các trường hợp tai nạn đã xảy ra trước đây, v.v... 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động c. Phương pháp chuyên khảo 42 - Ưu điểm của phương pháp này là cho phép xác định đầy dủ các nguyên nhân phát sinh ra tai nạn, đây là điều rất quan trọng để quyết định các biện pháp loại trừ chung. 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động c. Phương pháp chuyên khảo 43 - Nghiên cứu nguyên nhân tai nạn lao động theo phương pháp chuyên khảo sẽ tiến hành như sau : + Nghiên cứu các nguyên nhân thuộc về tổ chức và kỹ thuật theo các số liệu thống kê + Phân tích sự phụ thuộc của nguyên nhân đó vào các phương pháp hoàn thành các quá trình thi công xây dựng và xác định đầy dủ các biện pháp an toàn đã thực hiện. + Nêu ra kết luận trên cơ sở phân tích. 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động d. Phương pháp phân tích nhóm nguyên nhân 44 - Tai nạn lao động xảy ra rất đa dạng, mỗi trường hợp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. - Cho đến nay cũng chưa có phương pháp chung nhất nào cho phép phân tích xác định nguyên nhân tai nạn cho tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất. - Tuy nhiên các nguyên nhân tai nạn có thể phân thành các nhóm sau: + Nguyên nhân kỹ thuật. + Nguyên nhân tổ chức. + Nguyên nhân vệ sinh môi trường. + Nguyên nhân bản thân (chủ quan). 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động d. Phương pháp phân tích nhóm nguyên nhân 45 * Nguyên nhân kỹ thuật - Dụng cụ, phương tiện, thiết bị, máy móc sử dụng không hoàn chỉnh như: + Hư hỏng gây ra sự cố (đứt phanh, tuột phanh, gẫy thang...) + Thiếu các thiết bị an toàn (thiếu thiết bị khống chế quá tải, thiết bị che chắn...) - Thao tác công việc không đúng (vi phạm quy tắc an toàn) + Hãm phanh đột ngột của máy; vừa nâng, hạ vật vừa quay tay cần khi cẩu chuyển. + Lấy tay làm cữ khi dùng cưa. 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động d. Phương pháp phân tích nhóm nguyên nhân 46 * Nguyên nhân kỹ thuật - Vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn như: + Vi phạm trình tự tháo dỡ ván khuôn + Đào hố hào sâu không chống đỡ, đào hàm ếch. + Làm việc trên cao, nơi chênh vênh không đeo dây an toàn. + Sử dụng phương tiện vận chuyển vật liệu để chở người. + Sử dụng thiết bị điện không đúng điện áp, không đúng quy định. 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động d. Phương pháp phân tích nhóm nguyên nhân 47 * Nguyên nhân về tổ chức - Bố trí mặt bằng và không gian sản xuất không hợp lý + Diện thi công chật hẹp + Bố trí vật liệu, máy móc thiết bị sai nguyên tắc. + Bố trí hệ thống giao thông và công tác vận chuyển trên công trường không hợp lý. 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động d. Phương pháp phân tích nhóm nguyên nhân 48 * Nguyên nhân về tổ chức - Lực lượng công nhân không đáp ứng yêu cầu: + Tuổi đời, tuổi nghề, sức khỏe và trình độ chuyên môn + Công nhân chưa được huấn luyện và kiểm tra về kỹ thuật an toàn lao động. - Thiếu kiểm tra giám sát trong quá trình sản xuất. - Thực hiện không nghiêm các chế độ về BHLĐ (giờ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng...). 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động d. Phương pháp phân tích nhóm nguyên nhân 49 * Nguyên nhân về vệ sinh môi trường - Làm việc trong môi trường vi khí hậu không tiện nghi: Quá nóng, quá lạnh, sự thông thoáng không khí kém. - Làm việc trong điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt: nắng nóng, gió mưa, sương mù - Môi trường làm việc bị ô nhiễm, các yếu tố độc hại vượt quá giới hạn cho phép. 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động d. Phương pháp phân tích nhóm nguyên nhân 50 * Nguyên nhân về vệ sinh môi trường - Làm việc trong môi trường áp suất cao hoặc thấp hơn áp suất khí quyển. - Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc chất lượng các phương tiện không đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật. - Không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cá nhân trong sản xuất 1.3.3. Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động d. Phương pháp phân tích nhóm nguyên nhân 51 * Nguyên nhân về bản thân người lao động (chủ quan) - Tuổi tác, sức khỏe, tâm lý và giới tính không phù hợp với công việc. - Trạng thái tâm lý không bình thường - Vi phạm kỹ thuật, nội quy an toàn và những điều cấm trong quá trình làm việc. + Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân. + Sử dụng thiết bị máy móc không đúng trách nhiệm và nhiệm vụ của mình. 1.3.4. Các bước khám, phát hiện, điều trị và giám định bệnh nghề nghiệp 52 - B1: Đơn đề nghị khám giám định khả năng lao động. - B2: Đơn khiếu nại. - B3: Biên bản điều tra tai nạn lao động. - B4: Giấy chứng nhận thương tích. - B5: Giấy ra viện. - B6: Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp. - B7: Tóm tắt hồ sơ của người lao động. - B8: Quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động. - B9: Biên bản GĐYK các lần khám trước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_1_nhung_van_de_chung_ve_atld_5663.pdf
Tài liệu liên quan