Tài liệu Bài giảng Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 4. Kiểm soát rủi ro: Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 1
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 1
Chương 4. Kiểm soát rủi ro
Nội dung nghiên cứu:
4.1. Giới thiệu chung
4.2. Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro
4.3. Các phương pháp kiểm soát rủi ro
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 2
Mục tiêu kiểm soát rủi ro:
Khống chế được nguyên nhân gây ra rủi ro
Chuẩn bị đối phó để đương đầu khi rủi ro xảy
ra
Giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 3
4.1. Giới thiệu chung
Phương pháp kiểm soát rủi ro nhằm làm thay đổi
nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp.
Tăng cường kiểm soát rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp
tránh được rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu thiệt
hại nếu có rủi ro xảy ra hay giảm thiểu những ảnh
hưởng không mong muốn của rủi ro tới doanh
nghiệp.
Nội dung của công việc kiểm soát rủi ro là tối thiểu
hóa tổng chi phí rủi ro cho doanh nghiệp, đồng thời
phải bảo đảm lợi ích kinh tế lâu dài cho tổ chức đó.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 4...
6 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 2902 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 4. Kiểm soát rủi ro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 1
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 1
Chương 4. Kiểm soát rủi ro
Nội dung nghiên cứu:
4.1. Giới thiệu chung
4.2. Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro
4.3. Các phương pháp kiểm soát rủi ro
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 2
Mục tiêu kiểm soát rủi ro:
Khống chế được nguyên nhân gây ra rủi ro
Chuẩn bị đối phó để đương đầu khi rủi ro xảy
ra
Giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 3
4.1. Giới thiệu chung
Phương pháp kiểm soát rủi ro nhằm làm thay đổi
nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp.
Tăng cường kiểm soát rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp
tránh được rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu thiệt
hại nếu có rủi ro xảy ra hay giảm thiểu những ảnh
hưởng không mong muốn của rủi ro tới doanh
nghiệp.
Nội dung của công việc kiểm soát rủi ro là tối thiểu
hóa tổng chi phí rủi ro cho doanh nghiệp, đồng thời
phải bảo đảm lợi ích kinh tế lâu dài cho tổ chức đó.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 4
4.2. Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro
4.2.1. Khái niệm
Kiểm soát rủi ro có hiệu quả sẽ hạn chế được
nguy cơ rủi ro của một tổ chức.
“Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện
pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các
chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né
tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những
ảnh hưởng không mong muốn có thể đến với tổ
chức”.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 5
4.2. Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro
4.2.1. Khái niệm
Các giai đoạn kiểm soát
Trước khi xảy ra rủi ro → ngăn ngừa
Sau khi xảy ra rủi ro → giảm thiểu
Các yếu tố kiểm soát
Khả năng xảy ra
Mức độ tổn thất
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 6
4.2.2. Các trường hợp kiểm soát rủi ro được sử dụng
Kiểm soát rủi ro được sử dụng trong 3 trường hợp sau:
1. Chi phí tài trợ rủi ro thường lớn hơn chi phí
tổn thất.
2. Tổn thất phát sinh gián tiếp hay những chi
phí ẩn không được phát hiện trong thời gian
dài.
3. Tổn thất gây nên những tác động bên ngoài
ảnh hưởng không tốt đến tổ chức.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 2
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 7
4.2.3. Mối quan hệ của kiểm soát rủi ro đối
với các vấn đề khác trong quản trị rủi ro
a. Với đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là việc phân tích tỉ mỉ và có
kiểm chứng một tiến trình mà thông qua đó tổ
chức có thể có được những lợi ích hay bị tổn
thất khi rủi ro phát sinh.
Mối liên hệ giữa kiểm soát rủi ro và đánh giá
rủi ro xác định được một chuỗi rủi ro dẫn tới
tổn thất khi những sự cố xuất hiện.
8
4.2.3. Mối quan hệ của kiểm soát rủi ro đối
với các vấn đề khác trong quản trị rủi ro (tt)
a. Với đánh giá rủi ro (tt)
Chuỗi rủi ro bao gồm 5 mắt xích cơ bản sau:
1. Mối hiểm họa: là những điều kiện dẫn đến tổn thất. Ví dụ:
một bộ phận của máy móc được bảo quản không đúng cách.
2. Yếu tố môi trường: là bối cảnh trong đó nguy hiểm tồn tại.
Ví dụ: sàn của phân xưởng nơi bộ phận máy móc này được
lắp đặt.
3. Sự tương tác: là quá trình mà mối hiểm họa và môi trường
rủi ro tác động lẫn nhau, đôi khi không có ảnh hưởng nhưng
đôi khi dẫn đến tổn thất. Ví dụ: một người công nhân vận
hành thiết bị không được bảo quản đúng cách có thể bị tai
nạn vì tấm chắn bảo vệ không được đặt đúng chỗ khi mũi
khoan bị gãy.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 9
4.2.3. Mối quan hệ của kiểm soát rủi ro đối
với các vấn đề khác trong quản trị rủi ro (tt)
a. Với đánh giá rủi ro (tt)
Chuỗi rủi ro bao gồm 5 mắt xích cơ bản sau (tt):
4. Kết quả có thể là tốt hay xấu: là kết quả trực tiếp
của sự tác động. Ví dụ: trong trường hợp này là việc
tổn thương nghiêm trọng ở mắt.
5. Những hậu quả: không phải là những kết quả trực
tiếp (việc bị tổn thương ở mắt) mà là những hậu quả
lâu dài của sự cố xảy ra (sự khiếu nại bồi thường
của công nhân khi bị tổn thương, sửa chữa máy
móc, chi phí thuốc men, y tế)
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 10
4.2.3. Mối quan hệ của kiểm soát rủi ro đối
với các vấn đề khác trong quản trị rủi ro (tt)
b. Mối liên hệ giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ
rủi ro
Các tổ chức sử dụng phương pháp tài trợ rủi ro
để bù đắp tổn thất.
Các tổ chức sử dụng cơ chế tài trợ rủi ro nhằm
chuyển giao rủi ro cho những tổ chức khác
hoặc giữ lại những rủi ro và chấp nhận chi phí
tổn thất trong nội bộ.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 11
4.2.3. Mối quan hệ của kiểm soát rủi ro đối
với các vấn đề khác trong quản trị rủi ro (tt)
b. Mối liên hệ giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro
Kiểm soát rủi ro có mối liên hệ chặt chẽ với tài trợ rủi
ro vì nó ảnh hưởng đến tần suất và độ lớn của tổn thất
cần được tài trợ.
Kiểm soát rủi ro có hiệu quả có ảnh hưởng tích cực
đến chi phí tài trợ rủi ro của tổ chức, bất chấp các
phương pháp tài trợ cụ thể đã được sử dụng. Nếu như
tổn thất được giữ lại đồng thời không xảy ra thì tổ
chức chắc chắn sẽ có lợi vì sự tài trợ rủi ro là không
cần thiết nữa.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 12
4.2.3. Mối quan hệ của kiểm soát rủi ro đối
với các vấn đề khác trong quản trị rủi ro (tt)
c. Kiểm soát rủi ro và rủi ro suy đoán
Kiểm soát rủi ro truyền thống sử dụng các
phương pháp nhắm vào những tổn thất có thể
xảy ra hơn là nhắm vào những lợi ích. Nhưng,
nhận thức về kiểm soát rủi ro ngày nay nó
không chỉ giới hạn ở rủi ro thuần túy nữa.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 3
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 13
4.2.3. Mối quan hệ của kiểm soát rủi ro đối
với các vấn đề khác trong quản trị rủi ro (tt)
c. Kiểm soát rủi ro và rủi ro suy đoán
Kiểm soát rủi ro áp dụng cho rủi ro suy đoán thể hiện qua
việc liên doanh với tổ chức marketing nước ngoài để
thâm nhập vào một thị trường ở hải ngoại. Một mặt, khi
thâm nhập vào thị trường nước ngoài, tổ chức chấp nhận
đương đầu với những rủi ro mới. Mặt khác, việc hợp tác
liên doanh cung cấp cho tổ chức sự đánh giá những kỹ
năng, kiến thức, sự giao tiếp của các tổ chức nước ngoài.
Ngoài ra nó cũng khuyến khích tổ chức nước ngoài thực
hiện thành công dự án. Kết quả là, liên doanh có khuynh
hướng giảm bớt rủi ro.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 14
4.3. Các phương pháp kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là hoạt động được thực hiện trước khi tổn thất
có thể xuất hiện, do vậy tổn thất có thể được ngăn ngừa hay
được kiểm soát.
Kiểm soát rủi ro là một nghệ thuật bởi nó luôn đòi hỏi phải
sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo.
Những phương pháp kiểm soát rủi ro:
Né tránh rủi ro
Ngăn ngừa tổn thất
Giảm thiểu tổn thất
Quản trị thông tin
Chuyển giao rủi ro
Đa dạng hóa
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 15
4.3.1. Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt
động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh
tổn thất, mất mát có thể có.
Hai biện pháp có thể sử dụng để né tránh rủi ro
gồm:
Chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra.
Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên
nhân gây ra rủi ro.
16
4.3.1. Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là giải pháp khá đơn giản, triệt để và
chi phí thấp, tuy nhiên nó có hạn chế:
Rủi ro và lợi ích song song tồn tại vì vậy nếu né
tránh rủi ro thì cũng có thể mất đi lợi ích có được
từ tài sản và hoạt động đó.
Trong nhiều tình huống không thể đặt ra giải pháp
né tránh, vì nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với
bản chất hoạt động do vậy không thể chỉ loại bỏ
nguyên nhân mà không loại bỏ hoạt động. Ví dụ,
một xí nghiệp khai thác mỏ muốn né tránh rủi ro là
sự sụp đổ hầm mỏ thì họ phải từ bỏ công việc kinh
doanh của mình.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 17
4.3.2. Ngăn ngừa tổn thất
Ngăn ngừa tổn thất là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số
lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro
mang lại.
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất tìm cách can thiệp vào 3 mắt
xích đầu tiên của chuỗi rủi ro, bao gồm:
Biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn
ngừa tổn thất.
Biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro.
Biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và
môi trường rủi ro.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 18
Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào mối nguy (mối
nguy là những điều kiện dẫn đến tổn thất)
TT Mối nguy Hoạt động ngăn ngừa tổn thất
1 Nạn lụt Xây đập, quản lý nguồn nước,
nâng cao nền kho
2 Hút thuốc Cấm hút thuốc, tịch thu vật liệu
liên quan đến hút thuốc
3 Nạn ô nhiễm Ban hành quy định, chính sách
về việc sử dụng và thải các chất
gây ô nhiễm
4 Vệ sinh thực phẩm kém Đưa ra quy định, tăng cường
kiểm tra
5 Say rượu khi lái xe Cấm nghiêm ngặt, bỏ tù
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 4
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 19
Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào mối nguy (trong
ngoại thương)
TT Mối nguy Hoạt động ngăn ngừa tổn thất
1 Tàu không đủ khả
năng đi biển
Bảo dưỡng, sửa chữa, cung cấp đầy đủ
các yêu cầu dịch vụ
2 Tàu mắc cạn Nâng cao khả năng trình độ của thuyền
trưởng, sử dụng hải đồ, hoa tiêu, mua bảo
hiểm cho hàng hóa
3 Bão Né tránh bằng cách cho tàu trú ẩn ở các
cảng dọc đường
4 Mắc lỗi trong khi
mở L/C
Nghiên cứu kiểm tra kỹ trước khi phát
hành L/C
5 NH phát hành L/C
không có uy tín
Lựa chọn kỹ NH mở L/C, yêu cầu mở
L/C có xác nhận bởi 1 NH có uy tín
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 20
Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào môi trường rủi ro
(môi trường là bối cảnh trong đó nguy hiểm tồn tại)
TT Môi trường Hoạt động ngăn ngừa tổn thất
1 Sàn của một cửa tiệm
trơn trượt do đổ dầu
Lắp đặt bề mặt hút ẩm, chống
trơn trượt
2 Xa lộ, đường cao tốc Xây dựng rào cản, chiếu sáng
bảng hiệu và dấu hiệu giao
thông
3 Kiến trúc dễ cháy Xây dựng hệ thống chống cháy
4 Bãi đậu xe không được
chiếu sáng
Chiếu sáng, bảo vệ và dịch vụ
an ninh
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 21
Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào môi trường rủi
ro (trong ngoại thương)
TT Môi trường Hoạt động ngăn ngừa tổn thất
1 Thị trường các nước
châu Phi
Bảo hiểm xuất khẩu, đầu tư
2 Lao động đào tạo không
phù hợp với kinh doanh
thương mại quốc tế
Đào tạo
3 Pháp chế không nghiêm Nghiên cứu kỹ khách hàng
4 Tập quán thương mại Tư vấn
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 22
Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào sự tương tác giữa
hiểm họa và môi trường rủi ro
TT Sự tương tác giữa hiểm họa và môi
trường
Hoạt động ngăn ngừa tổn
thất
1 Quy trình sưởi nóng có thể làm nóng
các thiết bị xung quanh
Cần có hệ thống làm nguội
bằng nước
2 Giao nhận xăng dầu trong thời tiết
nhiệt độ cao
Phòng chống cháy nổ
3 Công nhân bốc dỡ hàng không đúng
cách
Sử dụng dây bảo hiểm
4 Tiêu dùng sản phẩm nguy hiểm Hướng dẫn sử dụng, giúp đỡ
người tiêu dùng
5 Bao bì hàng hóa bị rách, vỡ Đóng gói lại bao bì
6 Chuyển thiết bị chế tạo sản phẩm
đến một nước đang phát triển
Quan hệ chặt chẽ với chính
quyền địa phương
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 23
4.3.3. Giảm thiểu tổn thất
Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các
rủi ro bằng cách giảm bớt mức độ hư hại khi tổn thất
xảy ra, tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất.
Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện
pháp sau khi tổn thất xảy ra.
Các biện pháp cụ thể:
Cứu lấy những tài sản còn sử dụng được
Chuyển nợ
Dự phòng
Phân chia rủi ro
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 24
Các biện pháp giảm thiểu tổn thất
Cứu lấy những tài sản còn sử dụng được: đây là biện pháp
giảm thiểu tổn thất được sử dụng rộng rãi, bởi vì hiếm khi tổ
chức bị thiệt hại hoàn toàn và nhà quản trị rủi ro có thể tối
thiểu hóa tổn thất thông qua việc cứu lấy những tài sản còn
lại.
Sự chuyển nợ: khi một công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại
cho người mua bảo hiểm thì công ty bảo hiểm có thể có cơ
hội lấy lại tiền bồi thường từ bên thứ ba trong vụ kiện. Sau
khi công ty bảo hiểm bồi thường, quyền tịch thu của công ty
bảo hiểm đối với bên thứ ba sẽ có hiệu lực. Nếu công ty bảo
hiểm thu hồi lại được nhiều thì khoản bù đắp này sẽ làm
giảm khoản bồi thường của công ty bảo hiểm.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 5
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 25
Các biện pháp giảm thiểu tổn thất (tt)
3. Sự dự phòng: một tài sản dự phòng không được sử dụng trừ
phi có rủi ro xảy ra. Sự dự phòng làm giảm khả năng tổn thất
gián tiếp xảy ra bởi vì tài sản dự phòng sẵn sàng được sử
dụng nếu tài sản nguyên thủy không còn sử dụng được nữa.
4. Phân chia rủi ro: đây là một kỹ thuật trong đó một tổ chức cố
gắng ngăn cách những rủi ro của nó với nhau thay vì cho
phép chúng gây hại cho một sự kiện đơn lẽ. Ví dụ:
i. Những bức tường ngăn lửa trong một cấu trúc chia phía bên trong của
cấu trúc thành nhiều ngăn riêng biệt bằng các chất liệu chống lửa.
ii. Luật đòi hỏi các nhân viên trong một cơ sở bán lẻ phải chuyển tiền
mặt vượt quá mức quy định từ người thu ngân tới một nơi an toàn
hơn, chẳng hạn như ngân hàng.
26
4.3.4. Quản trị thông tin
Thông tin có thể giảm thiểu hay giải quyết sự bất định
của những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức.
Phòng quản trị rủi ro của một tổ chức phải cung cấp
thông tin để xác định hiệu quả của việc đo lường
kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trong tương lai họ
cần đạt được. Thông tin đáng tin cậy từ phòng quản
trị rủi ro có thể cung cấp cho những người có quyền
lợi gắn liền với tổ chức sự đảm bảo rằng tổ chức
không hành động có hại đến lợi ích của họ.
Công ty nên sử dụng hệ thống báo cáo và tưởng
thưởng cho những nhân viên có đề nghị về những
hoạt động an toàn hơn.
27
4.3.5. Chuyển giao rủi ro
Là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể
khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro.
Chuyển giao rủi ro được thực hiện bằng 2 cách:
Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác/ tổ
chức khác (ví dụ: khi thực hiện 1 hợp đồng, công ty có thể phải
gánh chịu tổn thất do giá cả lao động và nguyên vật liệu tăng →
công ty có thể thuê các hợp đồng phụ có giá ổn định).
Chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với người/ tổ
chức khác trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không
chuyển giao tài sản và hoạt động của nó đến người nhận rủi ro
(ví dụ: người đi thuê nhà phải chịu trách nhiệm thiệt hại về căn
nhà mình thuê hoặc người bán lẻ chịu trách nhiệm về thiệt hại
sản phẩm sau khi nhà sản xuất đã giao hàng cho dù nhà sản xuất
lẻ ra phải chịu trách nhiệm). 15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 28
4.3.6. Đa dạng hóa
Đa dạng hóa rủi ro thường được sử dụng trong hoạt
động của doanh nghiệp để phòng chống rủi ro như:
Đa dạng hóa thị trường
Đa dạng hóa mặt hàng
Đa dạng hóa khách hàng
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 29
4.3.6. Đa dạng hóa
Đa dạng hóa là một nỗ lực của tổ chức nhằm làm
giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ công ty. Kỹ
thuật này thường sử dụng nhiều cho rủi ro suy đoán,
đặc biệt là trong đầu tư chứng khoán Portfolio.
Portfolio thường gọi là bộ chứng khoán, danh mục
chứng khoán hay cấu trúc chứng khoán. Khi lựa chọn
khéo léo các chứng khoán trong bộ portfolio, chúng
ta có thể giảm được rủi ro tổng thể của công ty.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 30
4.3.6. Đa dạng hóa
Rủi ro của portfolio phụ thuộc vào các biến chủ yếu
sau:
Hệ số tương quan giữa các thành phần tham gia
(chứng khoán)
Rủi ro riêng của từng thành phần
Tỷ trọng các thành phần trong portfolio
Số lượng các thành phần
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 6
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 31
4.3.6. Đa dạng hóa
Ví dụ: Hai hãng nước ngọt nổi tiếng trên thế giới là
Pepsi Cola và Coca Cola có tương quan khá nghịch
chiều trong một thị trường nào đó, chẳng hạn như
Việt Nam. Nếu một cơ sở nào đó cùng một lúc làm
đại lý cho cả 2 hãng với tỷ trọng được phân chia đều
thì cơ sở đó hoàn toàn an tâm vì lúc nào cũng có thể
bán được hàng.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 32
KẾT THÚC CHƯƠNG 4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 07_bai_giang_4_kiem_soat_rui_ro_322.pdf