Tài liệu Bài giảng Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1. Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro: Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 1
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 1
QUẢN TRỊ RỦI RO
GV: HỒ VĂN DŨNG
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 2
Nội dung môn học:
Chương 1. Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
Chương 2. Nhận dạng rủi ro
Chương 3. Đo lường rủi ro
Chương 4. Kiểm soát rủi ro
Chương 5. Tài trợ rủi ro
Một số chuyên đề rủi ro đặc thù
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 3
Trong cuộc sống, bạn đã bao giờ gặp rủi ro chưa?
Theo bạn trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có
thể gặp phải những rủi ro gì?
Bạn có nghĩ rằng chúng ta có thể kiểm soát được rủi ro
hay không? Giải thích.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 4
Chương 1. Tổng quan về
rủi ro và quản trị rủi ro
Nội dung nghiên cứu:
1.1. Giới thiệu về rủi ro và bất định
1.2. Quản trị rủi ro
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 5
Gia tăng giá trị công ty
(Dài hạn, cuối cùng)
Thanh khoản
(Hiện tại)
Lợi nhuận
(Cuối năm/cuối kỳ)
Mục tiêu của c...
12 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 4023 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1. Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 1
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 1
QUẢN TRỊ RỦI RO
GV: HỒ VĂN DŨNG
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 2
Nội dung môn học:
Chương 1. Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
Chương 2. Nhận dạng rủi ro
Chương 3. Đo lường rủi ro
Chương 4. Kiểm soát rủi ro
Chương 5. Tài trợ rủi ro
Một số chuyên đề rủi ro đặc thù
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 3
Trong cuộc sống, bạn đã bao giờ gặp rủi ro chưa?
Theo bạn trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có
thể gặp phải những rủi ro gì?
Bạn có nghĩ rằng chúng ta có thể kiểm soát được rủi ro
hay không? Giải thích.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 4
Chương 1. Tổng quan về
rủi ro và quản trị rủi ro
Nội dung nghiên cứu:
1.1. Giới thiệu về rủi ro và bất định
1.2. Quản trị rủi ro
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 5
Gia tăng giá trị công ty
(Dài hạn, cuối cùng)
Thanh khoản
(Hiện tại)
Lợi nhuận
(Cuối năm/cuối kỳ)
Mục tiêu của công ty?
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 6
Mục tiêu của công ty?
Suy cho cùng, quyết định của nhà quản trị phải nhằm
vào mục tiêu gia tăng tài sản cho chủ sở hữu. Muốn
vậy, mọi quyết định tài chính cần chú ý đến khả năng
tạo ra giá trị.
Đứng trên giác độ tạo ra giá trị, tối đa hóa lợi nhuận
được cụ thể và lượng hóa bằng các chỉ tiêu sau:
Tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế (Earning after tax –
EAT/ Net income – NI)
Tối đa hóa lợi nhuận trên cổ phiếu (Earning per share –
EPS)
Tối đa hóa thị giá cổ phiếu (market price per share)
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 2
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 7
Mục tiêu của quản trị
Tối đa hóa doanh thu (Maximize revenues)
Giảm thiểu rủi ro (Minimize risk)
Giảm thiểu số thuế phải nộp (Minimize tax)
Lưu ý: Cần phân biệt:
Trốn thuế
bất hợp pháp
Tránh thuế
hợp pháp
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 8
1.1. Giới thiệu về rủi ro và bất định
1.1.1. Giới thiệu chung
Trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc, rủi ro
có thể xuất hiện trên mọi lĩnh vực.
Rủi ro không loại trừ một ai, một quốc gia nào, một
dân tộc nào.
Rủi ro có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, trong mọi
công việc.
Rủi ro có thể xuất hiện ở những chỗ, những nơi, vào
những lúc mà không một ai có thể ngờ tới.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 9
1.1.2. Các khái niệm cơ bản
Sự chắc chắn (Certainty): là một trạng thái
không có nghi ngờ.
Sự bất định (Uncertainty): là sự nghi ngờ về
khả năng của chúng ta trong việc tiên đoán kết
quả tương lai của một loạt những hoạt động
hiện tại, là tình huống ta không biết chắc chắn
chuyện gì xảy ra cũng như khả năng xảy ra
những biến cố này. Sự hiện diện của rủi ro gây
nên sự bất định.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 10
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Theo Anh/Chị Rủi ro là gì?
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 11
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Theo trường phái tiêu cực: rủi ro được coi là
sự không may mắn, sự tổn thất, mất mát, nguy
hiểm
Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy
đến.
Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may.
Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn,
thiệt hại
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 12
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Rủi ro là gì?
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 3
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 13
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Rủi ro là gì?
Theo trường phái tiêu cực (tt):
Rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất mát, hư hại.
Rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó
khăn hoặc điều không chắc chắn.
Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi
nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 14
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Rủi ro là gì?
Theo trường phái tiêu cực (tt):
Rủi ro tồn tại khi điều bạn không muốn nó xảy ra
cuối cùng có cơ hội xảy ra.
Rủi ro là khả năng một sự kiện nào đó sẽ gây ra
một kết cục không mong đợi trên tình hình tài
chính của công ty hay cản trở công ty đạt mục tiêu
đã định.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 15
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Rủi ro là gì?
Theo trường phái tiêu cực (tt):
Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong
quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,
tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Tóm lại, theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là
những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu
tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều
không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 16
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Rủi ro là gì?
Theo trường phái trung hòa:
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất
hiện những biến cố không mong đợi.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 17
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Rủi ro là gì?
Theo trường phái trung hòa (tt):
Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo
lường được bằng xác suất.
Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết
đến.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 18
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Rủi ro là gì?
Theo trường phái trung hòa (tt):
Rủi ro là sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với
lợi nhuận kỳ vọng.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 4
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 19
Rủi ro là gì?
Rủi ro là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả
thực tế và kết quả kỳ vọng theo kế hoạch.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 20
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Rủi ro là gì?
Theo trường phái trung hòa (tt):
Như vậy, theo trường phái trung hòa, rủi ro là sự
bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang
tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể
mang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm
cho con người, nhưng cũng có thể mang đến
những cơ hội.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 21
Khi nói về tương lai
Chỉ có một điều chắc chắn là
mọi thứ đều không chắc chắn
Tại sao phải nghiên cứu rủi ro?
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 22
Trong hoạt động kinh doanh luôn tồn tại
những yếu tố ngẫu nhiên, bất định (không
chắc chắn).
Để đối phó với các yếu tố bất định
Giả định mọi việc sẽ xảy ra đúng như kế
hoạch và sẵn sàng thích nghi với những
biến đổi có thể có.
Tiên liệu và hạn chế các yếu tố bất định
Tại sao phải nghiên cứu rủi ro? (tt)
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 23
Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn
(Decision making under certainty)
Thông tin đầu vào hoàn toàn xác định
Kết quả đầu ra là duy nhất, xác suất = 1
Dễ dàng, nhanh chóng ra quyết định
Các loại môi trường ra quyết định
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 24
Ra quyết định trong điều kiện rủi ro
(Decision making under risk)
Thông tin đầu vào có nhiều giá trị, có phân
bố xác suất
Kết quả đầu ra cũng vậy, tập hợp các kết
quả có phân bố xác suất
Áp dụng lý thuyết xác suất để ra quyết định
Các loại môi trường ra quyết định (tt)
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 5
Ra quyết định trong điều kiện không chắc
chắn/bất định (Decision making under
uncertainty)
Thông tin đầu vào không chắc chắn, không
có phân bố xác suất
Kết quả đầu ra không xác định, không có
phân bố xác suất
Khó khăn để ra quyết định
Áp dụng lý thuyết trò chơi
Các loại môi trường ra quyết định (tt)
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 26
Tại sao phải nghiên cứu rủi ro? (tt)
Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo
lường rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện
pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu
cực, đón nhận được những cơ hội mang lại kết
quả tốt đẹp cho tương lai.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 27
Rủi ro (risk) là những
tình huống có nhiều
biến cố có thể xảy ra
và ta biết xác suất xuất
hiện cũng như kết quả
của các biến cố này.
Bất định (Uncertainty)
là tình huống ta không
biết chắc chắn chuyện
gì xảy ra cũng như
khả năng xảy ra những
biến cố này.
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Phân biệt rủi ro và bất định?
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 28
Rủi ro – Bất định
THEO ANH/CHỊ CHÚNG TA THƯỜNG
ĐỐI DIỆN VỚI RỦI RO NHIỀU HƠN HAY
BẤT ĐỊNH NHIỀU HƠN?
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 29
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Phân biệt rủi ro và bất định?
Những gì xảy ra trong thực tế chủ yếu là bất định,
chúng ta không biết tất cả các khả năng có thể xảy
ra cũng như xác suất xuất hiện của những khả năng
này.
Chúng ta thường đối diện với bất định hơn là rủi
ro.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 30
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Phân biệt rủi ro và bất định?
Sự khác biệt giữa rủi ro và bất định là khả năng
chúng ta có thể tác động để thay đổi xác suất xảy
ra các biến cố và kết quả của biến cố. Nếu chúng ta
không làm gì cả thì đó là rủi ro, còn nếu chúng ta
có thể tham gia làm hạn chế thiệt hại và tăng
những lợi ích thì đó là bất định.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 6
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 31
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Phân biệt rủi ro và bất định?
Tóm lại, tương lai sẽ là bất định chứ không phải
rủi ro. Nếu đã là bất định thì chúng ta có thể tác
động tích cực nhằm làm giảm xác suất thiệt hại
(tăng xác suất thành công), tạo ra nhiều biến cố tốt
hơn và làm tăng giá trị cho tương lai. Ngược lại
nếu không chủ động can thiệp chúng ta cũng sẽ chỉ
phó mặc cho rủi ro xảy ra, và nhiều khi cũng sẽ
làm cho kết quả xấu hơn.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 32
1.1.2. Các khái niệm cơ bản (tt)
Thái độ con người đối với rủi ro:
Người mạo hiểm/thích rủi ro (risk – taker/ risk
- lover)
Người ngại rủi ro (risk – averse)
Người bàng quan với rủi ro/ người trung dung
với rủi ro (risk – neutral)
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 33
1.1.3. Các khái niệm khác liên quan đến rủi ro
1.1.3.1. Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
Rủi ro thuần túy: là rủi ro chỉ mang lại những thiệt
hại, mất mát, nguy hiểm như: hỏa hoạn, mất cắp, tai
nạn giao thông, tai nạn lao động và nó làm phát
sinh một khoản chi phí (để bù đắp thiệt hại) nên phải
có biện pháp phòng tránh hoặc hạn chế.
Rủi ro thuần túy là những rủi ro dẫn đến tình huống
tổn thất hay không tổn thất. Trường hợp tốt nhất là
tổn thất không xảy ra.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 34
VÍ DỤ VỀ RỦI RO THUẦN TÚY
Người chủ một chiếc xe có rủi ro tổn thất tiềm ẩn liên
quan đến một vụ đụng xe. Nếu có đụng xe, người đó
sẽ bị thiệt hại về tài chính. Nếu không, người đó sẽ
không có lợi gì cả, vì thế tình trạng tài chính của
người đó vẫn không thay đổi.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 35
1.1.3. Các khái niệm khác liên quan đến rủi ro (tt)
1.1.3.1. Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán (tt)
Rủi ro suy đoán (còn gọi là rủi ro mang tính đầu cơ):
là rủi ro mà trong đó những cơ hội tạo ra thuận lợi
gắn với những nguy cơ gây ra tổn thất, loại rủi ro này
là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh và có tính
hấp dẫn của nó.
Rủi ro suy đoán là những rủi ro dẫn đến tình huống
tổn thất hoặc sinh lợi. Phần sinh lợi còn gọi là phần
thưởng cho rủi ro.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 36
VÍ DỤ VỀ RỦI RO SUY ĐOÁN
Đầu tư vào một dự án vốn có thể có lợi nhuận
hay có thể thất bại. Những rủi ro thuần túy thì
luôn luôn làm người ta khó chịu, nhưng những
rủi ro suy đoán có mặt hấp dẫn nào đó.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 7
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 37
Phân biệt giữa rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
Rủi ro thuần túy là rủi ro chỉ mang lại cho người ta
những thiệt hại. Rủi ro thuần túy thì tạo ra chi phí,
như vậy, người ta cần tránh nó hay ít ra là giảm thiểu
mức độ tổn thất mà nó gây ra.
Ngược lại, rủi ro suy đoán là lý do tồn tại của doanh
nghiệp; nó có thể chấp nhận những cơ hội tạo ra lợi
nhuận đáng kể so với các khoản lỗ có thể có. Rủi ro
suy đoán là một nguồn lợi nhuận được chấp nhận.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 38
Phân biệt giữa rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
Một cách đặc trưng, bất kỳ rủi ro nào cũng đều
có cả hai yếu tố thuần túy và suy đoán
RỦI RO
RỦI RO THUẦN TÚY
XẢY RA XẤU
BẢO HIỂM
RỦI RO SUY ĐOÁN
XẢY RA TỐT, XẤU
HEDGING
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 39
1.1.3. Các khái niệm khác liên quan đến rủi ro (tt)
1.1.3.2. Rủi ro có thể đa dạng hóa và không
thể đa dạng hóa
Rủi ro có thể đa dạng hóa hay còn gọi là rủi ro
không có tính hệ thống/rủi ro có thể phân tán: đây là
những rủi ro thường xảy ra trong phạm vi hẹp, mang
tính riêng có, cá thể nên có thể phân chia, giảm thiểu
được bằng cách đa dạng hóa; bằng con đường đóng
góp quỹ chung để chia sẻ rủi ro.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 40
1.1.3. Các khái niệm khác liên quan đến rủi ro (tt)
1.1.3.2. Rủi ro có thể đa dạng hóa và không thể đa
dạng hóa
Rủi ro không thể đa dạng hóa hay còn gọi là rủi ro
hệ thống/rủi ro thị trường/rủi ro không thể phân tán:
đây là những rủi ro nảy sinh từ sự tác động to lớn của
thị trường thường nằm ngoài sự kiểm soát của doanh
nghiệp và không thể giảm thiểu được bằng cách đa
dạng hóa hay bằng con đường đóng góp quỹ chung để
chia sẻ rủi ro. (ví dụ như rủi ro của sự trì trệ nền kinh
tế toàn cầu).
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 41
VÍ DỤ VỀ RỦI RO CÓ THỂ ĐA DẠNG HÓA
Rủi ro cho người đầu tư cổ phiếu khi công ty
bị phá sản. Khi đa dạng hóa, rủi ro này sẽ
giảm.
Ví dụ về một nhà kinh doanh kinh doanh máy
lạnh và máy sưởi
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 42
VÍ DỤ VỀ RỦI RO CÓ THỂ ĐA DẠNG HÓA
Thời tiết nóng
(p = 0,5)
Thời tiết lạnh
(p = 0,5)
Lợi nhuận kỳ
vọng E(π)
Lợi nhuận khi kinh
doanh máy lạnh
30 12 21
Lợi nhuận khi kinh
doanh máy sưởi
12 30 21
n
i
ii pxxE
1
.)(
Trường hợp 1: không đa dạng hóa đầu tư
;
n
i
ii xxpx
1
22 ).()(
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 8
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 43
VÍ DỤ VỀ RỦI RO CÓ THỂ ĐA DẠNG HÓA
Thời tiết nóng
(p = 0,5)
Thời tiết lạnh
(p = 0,5)
Lợi nhuận kỳ
vọng E(π)
Lợi nhuận kinh
doanh máy lạnh
15 6
Lợi nhuận kinh
doanh máy sưởi
6 15
Lợi nhuận vừa kinh
doanh máy lạnh vừa
kinh doanh máy sưởi
(Σ)
21 21 21
Trường hợp 2: nếu đa dạng hóa đầu tư
VÍ DỤ VỀ RỦI RO CÓ THỂ ĐA DẠNG HÓA
E(π) σ2(π)
Trường hợp 1: không
đa dạng hóa đầu tư
21 81
Trường hợp 2: nếu
đa dạng hóa đầu tư
21 0
Phương án đa dạng hóa thì không có rủi ro do miền biến động của
lợi nhuận là không có (σ = 0)
Lưu ý:
• σ = 0: môi trường chắc chắn
• σ càng lớn rủi ro càng lớn
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 45
VÍ DỤ VỀ RỦI RO CÓ THỂ ĐA DẠNG HÓA
Phân phối chuẩn có trung bình giống nhau nhưng
phương sai khác nhau
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 46
VÍ DỤ VỀ RỦI RO CÓ THỂ ĐA DẠNG HÓA
Chọn những mặt hàng kinh doanh có tương
quan ngược (ví dụ kinh doanh áo đi mưa với
dù che nắng)
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 47
VÍ DỤ VỀ RỦI RO KHÔNG THỂ ĐA DẠNG HÓA
Những thỏa hiệp đóng góp sẽ không có ảnh
hưởng đến phương diện rủi ro về sự trì trệ nền
kinh tế toàn cầu bởi vì rủi ro này có ảnh hưởng
đến tất cả những người tham gia gần như cùng
một cách thức và vào cùng một thời điểm.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 48
RỦI RO THỊ TRƯỜNG/ Rủi ro không thể đa dạng hóa
Những thay đổi trong cơ chế quản lý
Những thay đổi trong thị hiếu của khách hàng
Tiến bộ khoa học công nghệ
Chuyển dịch trong dòng vốn đầu tư
Thay đổi và dịch chuyển lực lượng lao động,
dân số
Sự suy thoái nền kinh tế
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 9
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 49
1.1.4. Hai khái niệm đặc biệt liên quan đến sự bất định
a/ Sự lựa chọn ngược
b/ Rủi ro đạo đức
Đây là hai khái niệm có tầm quan trọng rất
lớn đối với quản trị rủi ro.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 50
1.1.4. Hai khái niệm đặc biệt liên quan đến sự bất định
(tt)
Nhắc lại một số thất bại của thị trường trong
kinh tế học:
Ngoại tác
Thông tin bất cân xứng
Độc quyền
Hàng hóa công
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 51
Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao
dịch có một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn
so với bên còn lại.
Thông tin bất cân xứng là một thất bại của thị
trường vì nó gây ra:
Sự lựa chọn ngược (lựa chọn bất lợi) - (Adverse
Selection)
Rủi ro đạo đức (tâm lý ỷ lại) – (Morald Hazard)
Vấn đề người ủy quyền – Người thừa hành (Principal -
Agent)
1.1.4. Hai khái niệm đặc biệt liên quan đến sự bất định
(tt)
52
Sự lựa chọn ngược
Lựa chọn ngược, hay lựa chọn bất lợi (adverse
selection) xảy ra khi trong một giao dịch, người bán
hoặc người mua biết rõ hơn về tính chất sản phẩm, mà
đối tượng kia không biết. Đó là việc tự chọn lựa của
những người có rủi ro cao; nói cách khác, những người
có rủi ro cao nhất sẽ là người có xu hướng mua bảo
hiểm nhiều nhất.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 53
Sự lựa chọn ngược: là kết quả của việc mua
bảo hiểm, nó có sức thu hút mãnh liệt nhất
đối với những cá nhân sẽ gặp thiệt hại. Vì
thế, nhu cầu mua bảo hiểm là lớn nhất đối
với những người gần như gặp phải tổn thất.
Vấn đề của sự lựa chọn ngược đặc biệt
nghiêm trọng khi những người mua bảo hiểm
có thể che đậy những thông tin mà nhà bảo
hiểm có thể dùng để đánh giá khả năng xảy
ra tổn thất.
Sự lựa chọn ngược
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 54
Rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại: là tình trạng
cá nhân hay tổ chức không còn động cơ để
cố gắng hay hành động một cách hợp lý như
trước khi giao dịch xảy ra.
Mối nguy hại về đạo đức mô tả bảo hiểm có
xu hướng làm giảm đi những động lực ngăn
ngừa tổn thất.
1.1.4. Hai khái niệm đặc biệt liên quan đến sự bất định
(tt)
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 10
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 55
Sự khác nhau giữa lựa chọn ngược và tâm lý ỷ lại
Lựa chọn ngược là hậu quả của thông tin bất
cân xứng trước khi giao dịch xảy ra.
Tâm lý ỷ lại là hậu quả của thông tin bất cân
xứng sau khi giao dịch đã xảy ra.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 56
1.2. Quản trị rủi ro
1.2.1. Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro đã được thực hiện một cách không
chính thức từ thời xa xưa. Người tiền sử tụ tập lại với
nhau thành những bộ lạc để bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên, chia sẻ trách nhiệm, và chống lại những bất
trắc trong cuộc sống.
Giai đoạn đánh dấu sự ra đời của quản trị rủi ro hiện
đại cả về mặt học thuật lẫn nghề nghiệp là giai đoạn
1955-1964. Lúc đó quản trị rủi ro mới chính thức có
được một sự chấp nhận rộng rãi đối với những nhà
thực hành lẫn những nhà nghiên cứu.
1.2. Quản trị rủi ro
1.2.1. Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro (tt)
Từ giữa những năm 70, quản trị rủi ro bắt đầu đi vào một giai
đoạn mang tính quốc tế, đó là giai đoạn toàn cầu hóa.
Trong những năm 90, các hoạt động quản trị rủi ro tiếp tục
phát triển. Quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vực hoàn
thiện như các môn khoa học khác (kế toán, tài chính, ). Tuy
còn nhiều tranh cãi nhưng quản trị rủi ro ngày nay đã vượt xa
nguồn gốc ban đầu của nó. Việc mua bảo hiểm tiếp tục đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết những trách
nhiệm của nhà quản trị nhưng tầm quan trọng của nó đang bị
giảm đi. Từ đó, nguyên tắc mua bảo hiểm đang dần hòa hợp
với những hoạt động quản trị rủi ro khác của tổ chức. 15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 58
1.2. Quản trị rủi ro
1.2.2. Các quan điểm về quản trị rủi ro
Quan điểm truyền thống: Quản trị rủi ro là một môn
học gồm nhiều ngành học liên quan đến việc quản trị
những “rủi ro” thuần túy của tổ chức. Nó là quan
điểm của những người quan tâm đến lợi nhuận dựa
trên ý niệm quản trị rủi ro đang tăng trưởng đều, thay
vì thay đổi hoàn toàn việc mua bảo hiểm.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 59
1.2. Quản trị rủi ro
1.2.2. Các quan điểm về quản trị rủi ro (tt)
Quan điểm quản trị rủi ro toàn diện: Quản trị rủi
ro là một quá trình có hệ thống, dựa trên cơ sở thống
kê và tổng hợp được xây dựng để đánh giá quản trị
rủi ro.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 60
1.2. Quản trị rủi ro
1.2.2. Các quan điểm về quản trị rủi ro (tt)
Quan điểm thứ ba: được dựa trên quan điểm lý
thuyết tài chính hiện đại về chức năng quản trị rủi ro.
Theo đó quản trị rủi ro là những quyết định tài chính
và nên được đánh giá trong mối tương quan ảnh
hưởng của chúng đến giá trị công ty.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 11
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 61
1.2. Quản trị rủi ro
1.2.3. Khái niệm quản trị rủi ro
“Mất bò mới lo làm chuồng” đây là một câu ví để
phản ánh những trường hợp mà chỉ đến khi sự việc
xảy ra rồi thì người ta mới giật mình nhận biết để xử
lý. Gần đây, các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm
nhiều hơn đến việc “làm chuồng” thế nào một cách
bài bản để không bị “mất bò”.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
“Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ” – Don’t put all
your eggs in one basket
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 62
1.2. Quản trị rủi ro
Vấn đề là:
Rủi ro gì doanh nghiệp có thể gặp?
Rủi ro này đã từng được giải quyết như thế
nào?
Giải pháp phòng ngừa rủi ro dự kiến?
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 63
1.2. Quản trị rủi ro
Nếu bạn càng không biết về:
Tất cả các kết cục tiềm năng
Khả năng xảy ra
Chi phí của các kết cục này
thì rủi ro càng tăng
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 64
1.2. Quản trị rủi ro
Nói cách khác, nếu bạn càng biết và hiểu về:
Tất cả các kết cục tiềm năng
Khả năng xảy ra
Chi phí của các kết cục này
thì bạn càng có khả năng là một nhà quản
trị rủi ro giỏi.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 65
1.2. Quản trị rủi ro
1.2.3. Khái niệm quản trị rủi ro
“Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro
một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống
nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và
giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh
hưởng bất lợi của rủi ro”.
“Quản trị rủi ro là hệ thống các biện pháp
nhằm giảm chi phí và giảm tác động của các
biến cố đến thu nhập trong tương lai”.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 66
1.2. Quản trị rủi ro
1.2.3. Khái niệm quản trị rủi ro (tt)
“Quản trị rủi ro là một chức năng quản trị
chung để nhận ra, đánh giá và đối phó với
những nguyên nhân và hậu quả của tính bất
định và rủi ro của tổ chức”.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Khoa Thương mại - Du lịch
15-Apr-13
Hồ Văn Dũng 12
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 67
Ai sẽ là người quản trị rủi ro?
Rủi ro xảy ra xung quanh chúng ta, ở mọi
vấn đề phát sinh trong một tổ chức.
Tất cả các thành viên trong Doanh nghiệp
đều là những nhà quản trị rủi ro.
Trách nhiệm quản trị rủi ro không thể chuyển
giao hoặc thuê ngoài!
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 68
NHIỆM VỤ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
1. Giúp tổ chức nhận dạng, phân tích, đo lường và phân
loại những rủi ro đã và sẽ đến với tổ chức.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát
rủi ro với những điều kiện phù hợp với tổ chức đó.
3. Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi
ro:
a. Thu xếp và thực hiện nhanh chóng các hợp đồng bảo hiểm
b. Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ dự phòng
c. Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan
d. Phân tích và lựa chọn các hình thức tài trợ thích hợp khác
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 69
1.2. Quản trị rủi ro
Lưu ý rằng quản trị rủi ro tốt không hẳn là sẽ
ngăn ngừa được các điều tồi tệ xảy ra.
NHƯNG khi những điều tồi tệ xảy ra, quản trị
rủi ro tốt đã dự báo được và giảm thiểu các ảnh
hưởng tiêu cực của chúng.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 70
1.2. Quản trị rủi ro
Rủi ro lớn nhất là bạn không biết tất cả các rủi
ro.
Vấn đề lớn nhất ở đây đó là có nhiều rủi ro
nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 71
1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro
Nhận dạng
Đo lường
Kiểm soát
Tài trợ
15-Apr-13 Hồ Văn Dũng 72
KẾT THÚC CHƯƠNG 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 03_bai_giang_1_tong_quan_ve_rui_ro_va_quan_tri_rui_ro_4112.pdf