Tài liệu Bài giải gợi ý cho bài tập 3 kinh tế vĩ mô: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 1
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Học kỳ Thu, 2005
MACROECONOMICS
Bài giải gợi ý cho bài tập 3
Chính sách tiền tệ
1. Anh chị hãy tham khảo số liệu Việt Nam trong Statistical Appendix ( SA), sử dụng
các bảng cân đối 17, 18 và 19 về khảo sát tiền tệ, của ngân hàng trung ương, và tài
khoản tổng hợp của các ngân hàng thương mại để trả lời những câu hỏi sau đây:
a. Tìm xem các số liệu tuyệt đối của năm 2002 trong bảng 17: Vietnam. Monetary
survey được rút ra từ các bảng 18, 19 như thế nào. Gắn một ký hiệu cho mỗi
hạng mục trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương (cb) và ngân hàng
thương mại (cob), sử dụng những ký hiệu này để viết công thức cho mỗi hạng
mục trong bảng khảo sát tiền tệ, thay thế các ký hiệu bằng giá trị của chúng và so
sánh các kết quả với số thực trong bảng 17. Ví dụ: FAcb + FAcob...
12 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giải gợi ý cho bài tập 3 kinh tế vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 1
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Học kỳ Thu, 2005
MACROECONOMICS
Bài giải gợi ý cho bài tập 3
Chính sách tiền tệ
1. Anh chị hãy tham khảo số liệu Việt Nam trong Statistical Appendix ( SA), sử dụng
các bảng cân đối 17, 18 và 19 về khảo sát tiền tệ, của ngân hàng trung ương, và tài
khoản tổng hợp của các ngân hàng thương mại để trả lời những câu hỏi sau đây:
a. Tìm xem các số liệu tuyệt đối của năm 2002 trong bảng 17: Vietnam. Monetary
survey được rút ra từ các bảng 18, 19 như thế nào. Gắn một ký hiệu cho mỗi
hạng mục trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương (cb) và ngân hàng
thương mại (cob), sử dụng những ký hiệu này để viết công thức cho mỗi hạng
mục trong bảng khảo sát tiền tệ, thay thế các ký hiệu bằng giá trị của chúng và so
sánh các kết quả với số thực trong bảng 17. Ví dụ: FAcb + FAcob = FA = 65.2 +
70.7 = 135.9.
Trả lời
Câu hỏi này giúp anh chị làm quen với những hướng dẫn cơ bản và thực hành về
cách thức tổng hợp các tài khoản của ngân hàng trung ương và ngân hàng
thương mại vào bảng khảo sát tiền tệ. Chú ý, có thể tính OIN bằng cách tổng
hợp số liệu từ bản cân đối tài sản của ngân hàng trung ương và ngân hàng
thương mại, nhưng tinh tế hơn, ta có thể rút ra từ phần dư của các phương trình
khảo sát tiền tệ sau:
Tài sản có nội địa ròng NDA = MOQ – NFA; và
OIN= NDA- NDCg - DC (tín dụng nội địa cho nền kinh tế)
b. Khác nhau giữa tiền phát hành và tiền nằm ngoài các ngân hàng là gì? Giá trị của
tiền tệ cất trong hầm bạc của tất cả ngân hàng là gì?
Trả lời
Một thành phần của tiền dự trữ trong bản cân đối tài sản của ngân hàng trung
ương là tiền phát hành, được định nghĩa như sau
tiền phát hành = tiền giữ trong ngân hàng (= tiền mặt trong hầm bạc) và tiền
nằm ngoài ngân hàng (= tiền lưu thông).
Cần nhiều thông tin hơn để xác định tiền mặt trong hầm bạc.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 2
b1. Viết công thức vòng xoay tiền và tính giá trị của nó trong năm 2002.
Trả lời
(i) V2002= GDP 2002/ MOQ= 521/329=1.6( GDP từ bảng tính cơ bản của
SA và MOQ từ bảng 17); V2001= 1.6.
(ii) Nêu lý do tại sao vòng xoay tiền không đổi trong hai năm 2001 và 2002.
Trả lời
Nguyên nhân có thể xuất phát từ hai thay đổi nghịch nhau. Lạm phát tăng từ -
0,4% lên 4% có xu hướng tăng vòng xoay tiền, xu hướng này có thể đã được bù
trừ bởi sự giảm đi của vòng xoay tiền do lãi suất thực giảm từ 6.4% (r= I – lạm
phát; r=6% - (-0.4%) xuống 3% ( 7%-4%).
Ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất thực lên vòng xoay tiền có thể được phản
ảnh một phần qua sự gia tăng vòng xoay GDP ứng với tiền gửi không kỳ hạn (đo
lường cầu tiền giao dịch) từ 9.4 xuống 9.7 và sự giảm đi của vòng xoay GDP
ứng với tiền gửi có kỳ hạn (đo lường tiền như là một tài sản) từ 6 còn 4.8.
c. Nêu những lý do kinh tế cho việc gia tăng tiền rộng năm 2002 (17.6%).
Trả lời
Tăng tiền rộng là do sự mở rộng tín dụng nhanh chóng cho nền kinh tế (15 điểm
% của 17.6%) đối với nhiều khu vực. Khu vực nào? Không thể nêu rõ vì thiếu số
liệu thành phần của từng ngành (xem ghi chú 17 trong SR 2003).
[Chú ý: nếu đây là một tình huống thực tế, phân tích phải nêu rõ mục đích của
những khoản tín dụng này, như để xây dựng đường, trường học hay trả nợ…]
d. (a) Tính tỉ lệ lạm phát g/đ 1998-2002, sử dụng MOQ.V = P.Y; (b) So sánh các
kết quả với tỉ lệ lạm phát thực tế; (c) Giải thích những nguyên nhân có thể gây ra
sự khác biệt này.
Trả lời
( i) Có thể chỉ dùng PY = GDP danh nghĩa vì V không được xác định một
cách độc lập
từ đó ta biết:
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 3
% P + % Y thực = % GDP danh nghĩa.
% P = % GDP danh nghĩa - % Y thực
Ví dụ năm 2002: % GDP danh nghĩa: [(521/458)-1] 100= 13.75; chỉ
số khử lạm phát: 13.75- 5.8 (= thực %) = 7.95%= 8%.
(ii) . Lạm phát tính bằng chỉ số khử lạm phát ( 8%) cao hơn lạm phát tính
bằng CPI (4%).
(iii) Nguyên nhân khác biệt: rổ CPI có tầm bao quát giới hạn so với chỉ số
khử lạm phát, bao quát cả nền kinh tế, CPI cũng có những mặt hàng
có giá bị kiểm soát. Với câu hỏi tại sao thay đổi chỉ số khử lạm phát
lại cao hơn, cần thêm số liệu làm cơ sở cho câu trả lời.
e. Nguyên nhân nào có thể gây ra tỉ lệ lạm phát 4% trong năm 2002? Nêu chứng cứ
quan sát được trên thực tế cho mỗi nguyên nhân.
Trả lời
Tỉ lệ lạm phát cao hơn năm 2002 sso với 2001 có thể qui cho tỉ lệ tăng tín dụng
cao của ngân hàng (22%) và thâm hụt ngân sách tiếp diễn ( 2% GDP).
f. Giả sử theo luật định, dự trữ bắt buộc là 7% tổng lượng tiền gởi ở các ngân hàng
thương mại. Các ngân hàng thương mại có giữ lượng dự trữ dôi dư nào trong
năm 2002 không (sử dụng số liệu dự trữ của ngân hàng trong bảng 19 của SA)?
Trả lời
Tiền gửi của các ngân hàng thương mại cho ngân hàng trung ương / tổng tiền
gửi: 20.2 / 254.9= 7.9%. Dự trữ vượt trội: 7.9-7= 0.9% . là phần còn lại mà
ngân hàng có thể cho vay.
Nhằm ổn định mức giá, ngân hàng trung ương bán 10 tỉ VND cho các ngân hàng
thương mại. Chỉ ra những thay đổi trong: (i) Bảng cân đối tài sản của ngân hàng
trung ương; ( ii) Bảng cân đối tổng hợp của các ngân hàng thương mại; và (iii)
cơ sở tiền tệ. Nêu cơ sở lý luận kinh tế cho những thay đổi này.
Trả lời
(i) Phía tài sản có của ngân hàng trung ương, nắm giữ chứng khoán = trừ 10
tỉ
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 4
Phía tài sản nợ của ngân hàng trung ương, tiền gửi của ngân hàng [thương
mại] = trừ 10 tỉ, và (iii) đây là phần trừ đi trong cơ sở tiền, từ đó làm giảm
trữ lượng tiền rộng.
(ii) Phía tài sản có của ngân hàng thương mại, dự trữ ngân hàng [= tiền gửi
tại ngân hàng trung ương ] = trừ 10 tỉ;
Phía tài sản có của ngân hàng thương mại, nắm giữ chứng khoán = cộng 10 tỉ
2. Lãi suất danh nghĩa trung bình ở Mỹ là 3% và ở Việt Nam là 8%. Một kế hoạch kinh
doanh được đề xuất trong đó người ta sẽ vay đô-la từ Mỹ và bỏ vào tài khoản tiền
VND ở Việt Nam. Thảo luận những điều kiện cần có để vụ làm ăn này tạo ra lợi
nhuận sau một năm gởi tiền?
Trả lời
Trường hợp tốt nhất, kế hoạch kinh doanh hòa vốn, nếu chi phí giao dịch bằng zero.
Lợi nhuận từ các mức lãi suất khác nhau ít nhất phải bằng với tổn thất tiềm năng do
VND xuống giá so với USD sau 1 năm, khi số tiền 1$ tương đương gửi ở Việt Nam được
đổi sang đô-la. VND xuống giá phản ánh giả định xu hướng giảm giá của VND sẽ tiếp
tục như những năm gần đây
$1 sau 1 năm gởi ở US: 1+ iu; iu= lãi suất danh nghĩa ở US
$1 tương đương sau 1 năm gởi ở Việt Nam: 1+ iv; iv= lãi suất danh nghĩa ở Việt Nam
$1 tương đương sau 1 năm gởi ở Việt Nam: 1-dep; dep= tốc độ giảm giá của VND
Lợi nhuận sau 1 năm = tổn thất tiềm tàng sau 1 năm
(1+ iv)- (1 + iu) = 1- ( 1-dep)
Điều kiện hòa vốn:
iv - iu = dep => hoà vốn 8 – 3 = 5
Điều kiện tạo lợi nhuận
iv - iu > dep => lợi nhuận .
Chú ý:
Theo pt Fisher và giả định rằng lãi suất thực ( rv,ru) ở hai nước bằng nhau, lãi suất danh
nghĩa phản ánh tỉ lệ lạm phát kỳ vọng (πev , πeu), và giả định rằng tỉ lệ lạm phát kỳ vọng
bằng với tỉ lệ lạm phát thực tế (πv, πu)
iv = rv+ πv
iu = ru+ πu ; do ru= rv
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 5
nên:
iv - iu = πv – πu
và nếu khái niệm ngang bằng sức mua đúng (PPP), chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa
phải phản ánh thay đổi kỳ vọng trong tỉ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai nước.
Để xem điều này, xét tỉ giá hối đoái thực:
ε = e (Pv/Pu) =>
e = ε (Pu/Pv)
% e (= e giảm) = %ε + % Pu - % Pv
Theo PPP, VND phải có sức mua tương đương ở mọi nước, nghĩa là: ε cố
định, nên % ε = 0.
% e = 0 + % Pu -% Pv = πv – πu
Hơn nữa VND xuống giá sẽ bằng với chênh lệch trong tỉ lệ lạm phát kỳ vọng
giữa hai nước, giả định rằng tỉ lệ lạm phát kỳ vọng bằng với tỉ lệ thực tế, nên:
% e = πev – πeu = πv – πu
phần giảm giá sẽ là: % e = πv – πu = iv - iu = 8 – 3 = 5.
Chính sách ngân sách
3. Cho mô hình sau
(1) Y = C + Io + Go + Xo –Mo
(2) C = Co + c (Y- T)
(3) T= To + tY
(4) FB = T-Go
Trong đó các biến số có số o đi kèm là cho trước và 0 < c hay t < 1.;
a. Nêu công thức và giải thích bằng lời tại sao t có thể được xem là một biến số ổn
định tự động (automatic stabilizer)?
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 6
Trả lời
Đưa (3) vào (2):
C = Co + c (Y- To - tY) = (Co + c Y- cTo) - ctY
Thay vào (1) có:
Y = (Co + c Y- cTo) - ctY + (Io + Go + Xo –Mo)
Xu hướng biên của thuế theo thu nhập (MPT) là một công cụ bình ổn tự động vì
nó hoạt động để giảm thu nhập một cách tự động (bằng ctY ) khi thu nhập tăng.
Không có MPT, phần giảm tự động này bằng zero (t =0 => ctY=0). Do đó MPT
tạo một lực kéo ngân sách lên tổng cầu và thu nhập khi thu nhập tăng. Để giảm
lực kéo này, năm 1964 ở Mỹ cắt giảm thuế để tạo tăng trưởng kinh tế.
b. Hãy cho thấy tăng thâm hụt ngân sách có thể không nhất thiết là dấu hiệu hành
động tùy tiện của chính phủ để tăng khoản thâm hụt đó? [ Gợi ý: so sánh FB1 và
FB2 ứng với Y1 > Y2]
Để giúp anh chị hiểu cách lập luận tốt hơn, anh chị có thể lấy những giá trị số sau
đây
Io = Go= Xo= Mo= To= Co = 20, c=0.8, và t = 0.2
Trả lời
Y1 > Y2
tY1 > tY2 : Thu nhập thấp hơn Y2 tự động giảm số thu thuế tY2 so với tY1
To + tY1 > To + tY2
T1 > T2
Khi chi tiêu của chính phủ không đổi, thâm hụt ngân sách tăng kèm theo thu nhập
giảm, chính phủ không có hành động tùy tiện nào.
FB1 = T1-Go > FB2= T2-Go
điều ngược lại đúng khi thu nhập tăng: thâm hụt ngân sách giảm, chính phủ
không có hành động tùy tiện nào.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 7
Tiền và tỉ giá hối đoái
4. Các nước trên thế giới đã mua trái phiếu Mỹ với số lượng lớn. Tờ Economist
(5/9/2005, tr.70) có viết:
“…Nếu các ngân hàng trung ương [không phải của nước Mỹ] không còn
quan tâm[đến trái phiếu Mỹ], thì đồng đô-la có thể tụt dốc trong khi lãi suất
tăng lên.”
Vui lòng giải thích.
Trả lời
Nếu các ngân hàng trung ương [không phải của nước Mỹ] không còn quan
tâm[đến trái phiếu Mỹ], thì đồng đô-la có thể tụt dốc. Thứ nhất, ngân hàng
các nước bán trái phiếu để lấy đô-la, lãi suất tăng trong thị trường tiền tệ.
Khi đó các ngân hàng này tiếp tục bán đô-la trên thị trường tỉ giá hối đoái để
thu về nội tệ, nên giá đô-la giảm.
IS-LM và các chính sách
5. Giả sử một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau:
(1) Y = C + I + G
(2) C = 5 + 0.8 (Y- T)
(3) I= 20-r
(4) G= Go =20
(5) T= To= 20
(6) MOQ/P= 20 và P=1
(7) L(r,Y) = 0.2Y-0.2r
a. Thiết lập phương trình IS và xác định độ dốc của đường IS.
Trả lời
Hệ số tương quan giữa r với Y là âm, do đó đường IS dốc xuống.
thế ( 2-5) vào (1):
(A) IS: r= 29 - 0.2 Y
b. Thiết lập phương trình LM và xác định độ dốc của đường LM.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 8
Vẽ đường IS và LM để thí nghiệm những tình huống sau. Nhớ rằng những
thay đổi trong các chỉ tiêu tổng thể chọn lọc trong mỗi câu hỏi là ứng với mô
hình ban đầu. Thay đổi trong một câu hỏi không là điểm tham chiếu cho câu
hỏi tiếp theo, trừ khi có nêu rõ.
Trả lời
Hệ số tương quan giữa r với Y là dương, do đó đường IS dốc lên.
thế (6) vào (7), ta có:
(B) LM: r= y -100
c. Xác định các chỉ tiêu thỏa mãn sự cân bằng trong thị trường hàng hóa và thị
trường tiền tệ, gồm: thu nhập cân bằng (sản lượng ) (Y), lãi suất cân bằng (r),
Trả lời
Đưa (B) vào (A)
1.2Y = 129=> Y = Y1= 107.5; đưa Y1 vào (A) ta có r= r1 = 7.5 %
I =20- r = 20 –7.5 = 12.5; C = 5 + 0.8 ( 107.5-20)=75.
Vẽ đường IS-LM trong không gian (Y,r ), giao điểm giữa IS và LM xác định
Y1 và r1 cân bằng.
d. Nếu một nền kinh tế rơi vào suy thoái như nền kinh tế Việt Nam năm 1999,
chính phủ có thể muốn tăng thu nhập bằng cách tăng tổng cầu thông qua tăng
chi tiêu của chính phủ. Giả sử chính phủ tăng G thêm 2 (∆G =2), thì đường IS
sẽ xê dịch lên phía phải hay xuống phía trái và xê dịch hết bao nhiêu? Y và r
thay đổi như thế nào, đưa ra những lý giải trực quan cho những thay đổi này.
Trả lời
Tăng G làm tăng chi tiêu kế hoạch, tổng cầu, sản xuất, thu nhập, ứng với mỗi
mức lãi suất. Đường IS dịch lên. Do đường LM dốc lên, nên lãi suất tăng.
Điều này cho thấy thực tế thu nhập cao hơn làm tăng cầu tiền, nhưng do cung
tiền không đổi, lãi suất phải tăng để giảm cầu tiền cho đến khi cân bằng với
cung tiền không đổi. Y2 và r2 mới > Y1, r1 .
Trọng tâm là cách lập luận chính xác, các tính toán là không cần thiết.
e. Nếu một nền kinh tế rơi vào suy thoái như nền kinh tế Việt Nam năm 1999,
lần này chính phủ có thể muốn tăng thu nhập bằng cách giảm T (∆T = -2), khi
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 9
đó đường IS sẽ dịch lên phía phải hay xuống phía trái và hết bao nhiêu? Y và r
thay đổi như thế nào, đưa ra những lý giải trực quan cho những thay đổi này.
Trả lời
Giảm T làm tăng thu nhập khả dụng, tiêu dùng và chi tiêu hoạch định, tổng
cầu hoạch định, sản xuất, thu nhập, tại mỗi mức lãi suất. Đường IS dịch lên.
Do đường LM dốc lên, nên lãi suất tăng. Điều này cho thấy thực tế thu nhập
cao hơn làm tăng cầu tiền, nhưng do cung tiền không đổi, lãi suất phải tăng
để giảm cầu tiền đến khi nào cân bằng với cung tiền không đổi.
Y3 và r3 mới > Y1, r1 .
Trọng tâm là cách lập luận chính xác, các tính toán là không cần thiết.
[Chú ý: Y3 và r3 < Y2, r2 vì phần tăng thu nhập khả dụng do thuế giảm sẽ
dẫn đến sự gia tăng thấp hơn trong tiêu dùng do MPC, do đó phần tăng tổng
cầu, sản xuất và thu nhập là ít hơn trong trường hợp tăng G thêm một lượng
bằng với lượng T giảm đi]
f. Lạm phát có khuynh hướng tăng, như Việt Nam năm 2005, một chọn lựa
chính sách để cắt giảm tỉ lệ lạm phát là giảm cung tiền MOQs. (i) Nêu những
công cụ mà chính phủ có thể sử dụng để giảm cung tiền; (ii) Nếu MOQ được
giảm 2, (∆M = -2), thì đường LM sẽ dịch xuống phía phải hay lên phía trái và
hết bao nhiêu? Y và r thay đổi như thế nào, đưa ra những lý giải trực quan cho
các thay đổi này.
Trả lời
(i) Có thể giảm MOQs bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt
buộc hay bán trái phiếu.
(ii) MOQs giảm phải có sự sụt giảm tương ứng trong cầu tiền, xảy ra bằng
cách tăng lãi suất tại mỗi mức Y, do đó, đường LM dịch lên sang trái. Do
IS dốc xuống, lãi suất tăng và thu nhập giảm. Điều này cho thấy lãi suất
cao hơn làm giảm đầu tư hoạch định, chi tiêu, tổng cầu, sản xuất và thu
nhập. Y4 mới r1.
Trọng tâm là cách lập luận chính xác, các tính toán là không cần thiết.
Phân tích tổng thể
6. Trong nửa cuối tháng 9/2005, các ngân hàng ở Việt Nam tăng lãi suất danh nghĩa các
khoản vốn vay. Hãy dò tìm những tác động vòng một và vòng hai của hành động này
lên nền kinh tế Việt Nam .
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 10
Nghĩa là anh chị phải chỉ rõ những tác động lên một số chỉ tiêu kinh tế chọn lọc - cụ
thể là GDP, lạm phát, và dự trữ ngoại hối/tài sản nước ngoài ròng NFA — và các chỉ
tiêu khác. Nêu rõ hướng thay đổi của mỗi chỉ tiêu và giải thích ngắn gọn tại sao thay
đổi này diễn ra.
Gợi ý: Tìm những tác động này thông qua các phương trình đại diện cho 4 khu vực sản xuất,
ngân sách, tiền tệ, và khu vực bên ngoài, phương trình định lượng, phương trình Fisher, và
các mối liên hệ giữa tỉ giá hối đoái thực, danh nghĩa và giá trong nước với giá nước ngoài.
Trả lời
Câu hỏi này nhằm minh họa khi một biến số thay đổi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh
tế như thế nào. Dò tìm tác động thông qua 4 khu vực và sử dụng phương trình định
lượng, phương trình Fisher, và các mối liên hệ giữa tỉ giá hối đoái thực, danh nghĩa và
giá trong nước với giá nước ngoài, là một công cụ để đảm bảo rằng việc xem xét các tác
động lên những chỉ tiêu tổng là đầy đủ. Cách dò tìm tác động từ khu vực này sang khu
vực khác là một khả năng. Sẽ có hướng dò tìm khác, miễn là lập luận chính xác thì câu
trả lời là đúng. Anh chị nên đọc tác động vòng 1 (1) ở tất cả khu vự, sau đó là vòng 2 (2)
(theo cách lập luận sau đây)
A. Khu vực tiền tệ
Trước khi xét tác động vòng một, chúng ta cần điểm lại lý do tăng lãi suất danh nghĩa và
đưa ra một số giả định để củng cố lập luận của mình. Tăng lãi suất danh nghĩa (i) được
cho là nhằm mục tiêu giảm cầu tín dụng ngân hàng để giảm áp lực lạm phát. Do đó, lãi
suất danh nghĩa (i) tăng dẫn đến lãi suất thực tăng ( r)
r = i – πe > 0;
Giả định rằng lạm phát kỳ vọng πe = lạm phát thực tế tại thời điểm t1 khi i được tăng
lên, chúng ta có
r = i – πe > 0;
:
Các ngân hàng tăng i được cho là hệ quả của lòng tin vào ngân hàng trung ương chứ
không phải từ việc sử dụng những công cụ tiền tệ để giảm cung tiền.
1. Vòng một. r cao hơn làm giảm cầu tiền MOQd, dẫn đến MOQs > MOQd do MOQs
không đổi không đổi
2. Vòng hai. NFA trong BOP thấp hơn làm giảm MOQs để hướng tới lấp khoảng cách
giữa MOQs và MOQd, giả định trong vòng hai, khoảng cách được lấp và MOQs =
MOQd. nếu còn khoảng cách thì tiếp tục xem xét vòng ba hay các vòng tiếp theo cho đến
khi đạt cân bằng. MOQs thấp hơn làm giảm P trong vòng hai ở bên dưới.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 11
3. Vòng ba. NFA cao hơn từ vòng 2 trong khu vực BOP, làm tăng MOQs, dẫn đến
MOQs> MOQd, sau đó là r thấp hơn, và tiến trình này tiếp tục cho tới khi đạt cân bằng
trong thị trường này.
B . Khu vực sản xuất
1. r cao hơn làm giảm đầu tư, giảm sản lượng Ys, giảm xuất khẩu ròng NX, mà NX tác
động lên BOP trong vòng một, và giảm thu nhập Y; và Ys thấp hơn = Y thấp hơn.
[Chú ý: in Y giảm và r tăng có thể là kết quả của việc sử dụng mô hình IS-LM trong
đó đường LM dịch lên trên]
2. NX cao hơn từ vòng hai trong khu vực BOP làm tăng tổng cầu, Yd , và sản lượng Ys
cho tới khi Yd= Ys
3. Chính phủ vay công chúng nhiều hơn trong vòng hai trong khu vực ngân sách để tài
trơ cho thâm hụt ngân sách đã làm tăng lãi suất – do lấn át khu vực tư nhân (cạnh
tranh giữa chính phủ và khu vực tư nhân khi cùng vay lượng tiết kiệm tư nhân không
đổi) - điều này làm giảm đầu tư hoạch định và tiến trình tiếp tục
C.Fiscal sector
1. Giả định số thu thuế T= tY; Y thấp hơn làm giảm T, tăng thâm hụt DEF, trong khi
chi tiêu chính phủ không đổi, do đó DEF > tài trợ.
2. Từ vòng hai trong khu vực tiền tệ, MOQs = MOQd, để đơn giản giả định chính
phủ không muốn thay đổi sự cân bằng này, chính phủ gia tăng việc đi vay công
chúng trong nước BRWg để tài trợ cho thâm hụt = ∆NDCg + BRWg + GRTg +
Dg. Bất kỳ khoản tài trợ nào khác, ∆NDCg,, GRTg, và Dg, đều làm tăng MOQs,
phá vỡ sự cân bằng giữa cầu tiền và cung tiền, và do đó khởi động một vòng tiếp
theo.
Vay mượn cao hơn có thể tác động lại khu vực sản xuất, và khởi động một vòng
khác bằng cách tăng r để giảm đầu tư hoạch định, tiến trình lại tiếp tục, cho tới
khi cân bằng được xác lập trong mọi thị trường.
D. BOP
1. NX thấp hơn từ khu vực sản xuất trong vòng 1, làm tăng các dòng vốn vào, và giảm
NFA. [Ghi chú: giảm NFA có nghĩa là thanh lý tài sản ở nước ngoài để mang vốn
về, tăng NFA thì ngược lại] ; BOP đạt cân bằng ∆NFA = CA + CF (thay vì ∆ NFA).
NFA thấp hơn này sẽ tác động sang vòng hai trong khu vực tiền tệ để cân bằng
cung và cầu tiền.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý bài giải bài tập 3
Niênkhoá 2005-2006
Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao 12
2. ε thấp hơn từ khu vực tỉ giá hối đoái bên dưới, làm tăng NX, tăng dòng vốn ra, tăng
NFA để phản hồi trở lại khu vực tiền tệ và khởi đầu vòng 3; BOP đạt cân bằng ∆NFA =
CA + CF (thay vì ∆ NFA) .
E. Giá cả
1. Mức giá đã không đổi trong vòng 1, nhưng sẽ giảm trong vòng hai khi ∆NFA giảm
làm giảm MOQs.
2. MOQs thấp hơn từ vòng 2 trong khu vực tiền tệ làm giảm P, đến lượt P làm giảm ε
trong vòng hai bên dưới.
F. Tỉ giá hối đoái
1. ε = e P/P*; do P chưa giảm trong vòng này, tỉ giá hối đoái thực ε không đổi
trong vòng này; P* được giả định giữ nguyên...
2. P thấp hơn từ vòng 2nd trong phần giá cả ở trên, làm giảm ε, ε làm tăng NX trong
khu vực sản xuất và BOP, kích hoạt một vòng mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai bt 3.pdf