Tài liệu Aso trong bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên và thấp khớp cấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2: ASO TRONG BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THIẾU NIÊN
VÀ THẤP KHỚP CẤP TẠI BV NHI ĐỒNG 1 VÀ 2
Phan Tiến Lợi *, Nguyễn Thị Thanh Lan **
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm nêu bật sự khác biệt về đặc điểm của ASO trong hai bệnh viêm khớp dạng thấp
thiếu niên (VKDTTN) và thấp khớp cấp (TKC).
Phương pháp: tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: 102 bệnh nhân VKDTTN và 11 bệnh nhân TKC với tỉ lệ ASO (+) lần lượt là 45,1% và
100%. Đặc điểm ASO trong hai bệnh lý khớp này được ghi nhận như sau:
@. ASO trong bệnh VKDTTN có liên quan nhưng không đồng bộ với các biểu hiện của phản ứng
viêm trên lâm sàng và cận lâm sàng. Diễn tiến của ASO trong VKDTTN không giống như trường hợp
nhiễm liên cầu. Sau giai đoạn tụt giảm ban đầu, ASO có khuynh hướng ít thay đổi. Thời gian để ASO về
bình thường có liên quan với mức độ xáo trộn điện di đạm máu, đặc biệt tăng alpha 2 globulin. G...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Aso trong bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên và thấp khớp cấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ASO TRONG BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THIẾU NIÊN
VÀ THẤP KHỚP CẤP TẠI BV NHI ĐỒNG 1 VÀ 2
Phan Tiến Lợi *, Nguyễn Thị Thanh Lan **
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm nêu bật sự khác biệt về đặc điểm của ASO trong hai bệnh viêm khớp dạng thấp
thiếu niên (VKDTTN) và thấp khớp cấp (TKC).
Phương pháp: tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: 102 bệnh nhân VKDTTN và 11 bệnh nhân TKC với tỉ lệ ASO (+) lần lượt là 45,1% và
100%. Đặc điểm ASO trong hai bệnh lý khớp này được ghi nhận như sau:
@. ASO trong bệnh VKDTTN có liên quan nhưng không đồng bộ với các biểu hiện của phản ứng
viêm trên lâm sàng và cận lâm sàng. Diễn tiến của ASO trong VKDTTN không giống như trường hợp
nhiễm liên cầu. Sau giai đoạn tụt giảm ban đầu, ASO có khuynh hướng ít thay đổi. Thời gian để ASO về
bình thường có liên quan với mức độ xáo trộn điện di đạm máu, đặc biệt tăng alpha 2 globulin. Ghi nhận
còn 12,9% trường hợp có ASO tăng cao kéo dài.
@. ASO trong bệnh thấp khớp cấp có nồng độ không tăng cao nhiều. Diễn tiến của ASO phù hợp với
trường hợp nhiễm liên cầu trùng có chịu ảnh hưởng của thuốc điều trị.
Kết luận: Đặc điểm và diễn tiến của ASO trong bệnh VKDTTN có khác biệt nhiều so với trong bệnh
TKC. Điều này phù hợp với giả thuyết cho rằng ASO trong bệnh VKDTTN không chỉ đơn thuần là biểu
hiện của tình trạng nhiễm liên cầu, mà còn là một trong các biểu hiện của tình trạng rối loạn miễn dịch
của bệnh.
SUMMARY
FEATURES OF ASO IN CHILDREN WITH JUVENILE RHEUMATOID ARTHRITIS
AND IN CHILDREN WITH ACUTE RHEUMATIC FEVER
AT CHILDREN'S HOSPITAL NO 1 AND 2.
Phan Tien Loi, Nguyen Thi Thanh Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 88 – 93
Objective: to high- light the differences in ASO between children with JRA and with ARF.
Method: Prospective, descriptive study.
Result: From March 2003 to March 2004, we studied 102 patients diagnosed JRA and 11 patients
diagnosed ARF at children’s hospital NO 1 and NO 2. ASO is positive in 45.1% of JRA group and in 100% of
ARF group.
@.In JRA group: ASO was weakly relative to clinical and sub-clinical manifestation of inflammatory
reaction. The change of ASO over time was not similar to a typical streptococcal infection case. After sharp
reducing period, ASO did not change in concentration. 12.9% patients had prolonged high ASO
concentration.
* BV Nhi đồng 1
** Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược TP.HCM
88
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
@.In ARF group: ASO was not too high. The change of ASO over time was paralell to a streptococcal
infection case affected by the drugs.
Conclusion: The difference support a supposition that ASO in JRA is not only a result of streptococcal
infection but also a feature of immune disorder.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên và thấp khớp
cấp là hai loại bệnh khớp thường gặp ở trẻ em. Hiệu
giá ASO tăng trong máu là điều kiện cần để chẩn
đoán thấp khớp cấp. Tuy nhiên, trong bệnh viêm
khớp dạng thấp thiếu niên tỉ lệ ASO dương tính tương
đối cao (33% theo Cassidy; 38,4% theo tác giả Nguyễn
Thị Thanh Lan)(6,8).
Có liên quan gì giữa nhiễm ASO và bệnh viêm
khớp dạng thấp thiếu niên không ? Có khác biệt gì
giữa ASO trong bệnh VKDTTN và TKC không ?
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đặc điểm của ASO trong bệnh viêm
khớp dạng thấp thiếu niên và thấp khớp cấp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Đối
tượng là tất cả trẻ đến khám hoặc điều trị tại bệnh
viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2, được chẩn đoán viêm
khớp dạng thấp và thấp khớp cấp từ tháng 03/2003
đến tháng 03/2004.
Tiêu chí nhận bệnh
Bệnh nhi bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên
chẩn đoán theo tiêu chuẩn của ACR và bệnh nhi bị
thấp khớp cấp lần đầu chẩn đoán theo tiêu chuẩn của
Jones cải tiến năm 1992. Tất cả đều có thân nhân
trực tiếp đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
(1) có bệnh lý nhiễm trùng khác (ngoại trừ viêm
họng cấp);
(2) đã điều trị trong vòng 4 tuần trước nhập viện
bằng: kháng sinh nhóm beta lactam, corticosteroids,
salicilates;
(3) không tái khám đúng hẹn.
Các bước tiến hành
- Thu thập các dữ kiện về: dịch tễ, bệnh sử, triệu
chứng lâm sàng theo bệnh án mẫu.
- Đánh giá sau mỗi 4 tuần đối với các tất cả bệnh
nhi có ASO (+) cho đến khi ASO (-) hoặc thời gian
theo dõi đủ 28 tuần.
- Các số liệu được xử lý trên phần mềm thống kê
Epi info 2000.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 102 ca trong nhóm VKDTTN và 11 ca thấp
khớp cấp.
Tỉ lệ ASO (+) trong nhóm VKDTTN là 45,1%,
trong nhóm TKC là 100%.
Đặc điểm ASO trong nhóm VKDTTN
- Nồng độ ASO trung bình ở nhóm bệnh nhân
VKDTTN dưới 5 tuổi thấp hơn nhóm trên 5 tuổi (250
± 47,5 so với 374 ± 267,5; Mann -Whitney test p =
0,02). Tuổi mắc bệnh trung bình ở nhóm ASO (-)
cũng nhỏ hơn nhóm (+) (7,39 ± 3,95 so với 10,16 ±
3,40; Anova test, p = 0,003)
- ASO (+) không liên quan với tiền căn viêm
họng, nhưng lại có liên quan với triệu chứng viêm
họng tại thời điểm nhập viện (X2, p = 0,03).
- Tỉ lệ ASO (+) ở thể nhiều khớp cao hơn ở thể ít
khớp (68,18% so với 38,75%; X2, p = 0,01). Tương tự,
nồng độ ASO ở nhóm có triệu chứng toàn thân cũng
cao hơn nhóm không có triệu chứng toàn thân (623,4
± 492,6 so với 292,1 ± 62,4; Mann-Whitney test p =
0,00).
- Không có liên quan giữa ASO (+) và tăng bạch
cầu máu.
- Nhóm VKDTTN có tiểu cầu tăng, có tỉ lệ ASO
dương tính cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tiểu cầu
bình thường (X2, p = 0,01).
- Giá trị ASO trung bình ở nhóm có CRP bình
89
thường thấp hơn nhóm có CRP tăng (295,7 ± 68,4
UI/L và 488,1 ± 410,4 UI/L; Mann-Whitney test, p
= 0,01).
Đặc điểm ASO trong nhóm thấp khớp
cấp
- Nồng độ ASO trung bình 369,1 ± 70,1 UI/mL.
Không có khác biệt về nồng độ ASO trung bình giữa
các nhóm viêm họng, hoặc các nhóm có tiền căn
viêm họng.
- Giá trị ASO trung bình ở nhóm có VS giờ đầu <
50 mm thấp hơn so với nhóm có VS giờ đầu ≥ 50 mm
(295,0 ± 66,9 UI/L và 445,3 ± 373,3 UI/L; Mann-
Whitney test, p = 0,04).
- Nồng độ ASO chỉ liên quan với VS. Giá trị trung
bình của ASO cao hơn có ý nghĩa ở nhóm VS ≥ 100
mm (424,0 ± 53,7 UI/mL) so với nhóm VS < 100
mm (323,3 ± 44,6 UI/mL); ANOVA test, p = 0,007).
- Đối với thay đổi điện di đạm, chúng tôi chỉ tìm
thấy có liên quan giữa tăng alpha 2 globulin và ASO.
Nồng độ ASO tăng cao hơn ở nhóm có alpha 2
globulin tăng (268,8 ± 67,1 UI/L và 382,1 ± 287,9
UI/L Mann-Whitney test, p = 0,04) - Nồng độ ASO không liên quan với những xáo
trộn trên điện di đạm máu.
- Diễn tiến ASO: Có 12,9% trường hợp ASO tồn
tại kéo dài đến 28 tuần. Thời gian trung bình để ASO
về âm tính là 12,8 ± 7,2 tuần. Thời gian để ASO về
âm tính lâu hơn ở nhóm có albumin giảm (16,6 ± 6,9
tuần) so với nhóm có albumin bình thường (8,7 ± 5,2
tuần), ANOVA test, p = 0,002). Thời gian để ASO về
âm tính cũng kéo dài hơn ở nhóm có alpha 2 globulin
tăng (14.1 ± 6.9 tuần) so với nhóm bình thường (7.0
± 5.0 tuần), ANOVA test, p = 0,02.
- Diễn tiến ASO: sau khi giảm dưới 320 UI/mL,
ASO luôn luôn thấp dần. Có 75,5% trường hợp ASO
xuống dưới 200 UI/mL sau 12 tuần, 12,5% trường hợp
có ASO còn cao sau 16 tuần và sau đó giảm về dưới
200 UI/mL sau 20 tuần. Không có giai đoạn ASO cao
kéo dài trước khi giảm xuống như trong bệnh
VKDTTN.
- Thời gian trung bình để ASO về âm tính không
khác nhau giữa các nhóm TKC có giá trị phản ứng
viêm khác nhau. Tương tự, thời gian trung bình để
ASO về âm tính không khác nhau giữa các nhóm có
mức độ thay đổi trên điện di đạm máu khác nhau.
Trong số 03 bệnh nhân VKDTTN bị viêm họng
do GAS, chỉ có 01 bệnh nhân theo dõi tái khám. Thời
gian để ASO về dưới ngưỡng 200 UI/mL ở bệnh nhân
này là 4 tuần sau xuất viện, ngắn hơn khi so sánh với
thời gian trung bình ở nhóm VKDTTN không nhiễm
GAS.
Diễn tiến ASO trong bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên và bệnh thấp khớp cấp
220
295
369
275
250232.3
255.1265
377.9
236
265
230 230
240
200
150
200
250
300
350
400
0 4 tuần 8 tuần 12 tuần 16 tuần 20 tuần 24 tuần 28 tuần
ASO trung bình ở nhóm TKC
ASO trung bình trong nhóm VKDTTN trên 5 tuổi
ASO trung bình ở nhóm VKDTTN dưới 5 tuổi
90
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
BÀN LUẬN
ASO trong bệnh VKDTTN
@. Tỉ lệ ASO (+) ở các trẻ VKDTTN của chúng
tôi cao hơn ghi nhận của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Lan và Cassidy JT(3,6). Có thể do chúng tôi đã loại các
trường hợp đã có dùng các thuốc ảnh hưởng đến
nồng độ ASO.
@. Tuổi có liên quan rõ ràng với giá trị ASO
huyết tương. Tuổi mắc bệnh trung bình ở nhóm ASO
âm tính thấp hơn nhóm dương tính. Chúng tôi cũng
nhận thấy nồng độ ASO trung bình ở nhóm bệnh
nhân trên 5 tuổi cao hơn hẳn nhóm dưới 5 tuổi. Điều
này cũng tương tự như ghi nhận của các tác giả
Stollerman GH, Kaplan EL, Wannamaker LW(5,12).
@. Chúng tôi không ghi nhận có mối liên
quan giữa nồng độ ASO với tiền căn viêm họng
trong vòng 4 tuần trước nhập viện, cũng như với
triệu chứng viêm họng tại thời điểm nhập viện.
Các lý do có thể giải thích là: (1) Những trường
hợp viêm họng này do các tác nhân khác gây ra,
không phải là GABHS. (2) Thời gian từ lúc có triệu
chứng viêm họng đến lúc thử xét nghiệm chưa đủ
để hiệu giá kháng thể tăng cao.
@. Tỉ lệ ASO (+) cao hơn ở nhóm VKDTTN thể
nhiều khớp so với thể ít khớp. Điều này tương tự như
ghi nhận của tác giả Nguyễn Thị Thanh Lan(6). Nồng
độ trung bình của ASO cao hơn hẳn ở nhóm VKDTTN
có triệu chứng toàn thân so với nhóm không có.
Điểm này tương đồng với giả thuyết cho rằng tăng
ASO ngoài do đáp ứng miễn dịch của cơ thể với
nhiễm liên cầu trùng, còn có thể là biểu hiện của tình
trạng rối loạn miễn dịch trong bệnh VKDTTN(9).
@. Nồng độ ASO trung bình có liên quan
nhưng không đồng bộ với các biểu hiện viêm cấp
trên lâm sàng. Nếu cho rằng tăng ASO là hậu quả
của rối loạn miễn dịch dịch thể ở bệnh nhân
VKDTTN, thì mối liên quan trên cũng phản ánh
mối tương quan giữa hai quá trình tăng đáp ứng
miễn dịch trong cơ chế bệnh sinh của VKDTTN.
Hai quá trình tăng miễn dịch của lympho Th1 (gây
tăng đáp ứng miễn dịch tế bào, hậu quả hình
thành phản ứng viêm) và lypho Th2 (gây tăng đáp
ứng miễn dịch dịch thể, biểu hiện bằng tăng các
globulin miễn dịch) diễn ra đồng thời trên 1 cá thể.
Tuỳ theo từng cá thể mà một trong hai quá trình
này sẽ trội hơn, mặc dù chúng diễn ra đồng thời và
tác động tương hỗ nhau chi phối diễn tiến bệnh.
@. Đối với điện di đạm, chỉ có giá trị alpha2
globulin có liên quan với nồng độ ASO. Điều này cũng
phù hợp với nhận định của các tác giả Cassidy, Tạ Thị
Aùnh Hoa, Nguyễn Thị Thanh Lan. Đáp ứng miễn
dịch tạo ra kháng thể kháng streptolysin O thuộc
nhóm miễn dịch dịch thể, diễn ra trong giai đoạn
miễn dịch đặc hiệu. Đáp ứng miễn dịch này nằm
trong rối loạn miễn dịch chung của bệnh VKDTTN.
Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân có RF (+) và ANA
(+) trong nghiên cứu của chúng tôi ít, nên chúng tôi
chưa chứng minh được mối liên quan với ASO.
@. Thời gian để ASO về âm tính ở các trẻ
VKDTTN rất dài, tương tự như ghi nhận của tác giả
Nguyễn Thị Thanh Lan và Cassidy JT. Có 12,9%
trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi có ASO
tồn tại cao kéo dài đến 28 tuần. Điều này tương tự
như ghi nhận của nhiều tác giả như Stollerman GH,
Lewis AJ, Schultz I, Angelo T(10).
@. Diễn tiến ASO sau xuất viện: nhìn chung,
diễn tiến của ASO ở nhóm VKDTTN của chúng tôi
cũng có hình thái tương tự như nhận xét của Cassidy
JT và Nguyễn Thị Thanh Lan(3,6). Những trường hợp
có ASO tăng nhẹ ở giai đoạn đầu thường tồn tại kéo
dài. Tất cả các trường hợp có ASO > 400 UI/ml của
chúng tôi đều giảm xuống nhanh, rồi sau đó có
khuynh hướng kéo dài. Điều này khác với nhận định
của tác giả Tạ Thị Ánh Hoa(4).
+ Ở tuổi trên 5: ASO có giá trị khởi điểm rất cao,
giảm xuống nhanh trong 4 tuần đầu, sau đó độ dốc
giảm hẳn, rồi đi ngang và có khuynh hướng kéo dài.
Điều này có thể lý giải là đối với nhóm trên 5 tuổi,
khởi điểm ASO cao vừa là do đáp ứng miễn dịch
kháng liên cầu, vừa là biểu hiện của rối loạn miễn
dịch. Dưới tác dụng của thuốc điều trị, phần hiệu giá
ASO do đáp ứng miễn dịch kháng liên cầu bị ảnh
hưởng mạnh, nên đường biểu diễn ASO giảm xuống
91
nhanh (1). Ở giai đoạn sau, ASO chủ yếu là biểu hiện
của rối loạn miễn dịch nên không có khuynh hướng
ngày càng giảm.
+ Ở tuổi dưới 5: ASO có giá trị khởi điểm không
cao, không có giai đoạn giảm nhanh trong 4 tuần
đầu, thường có khuynh hướng đi ngang. Giá trị ASO
trung bình không thay đổi nhiều theo thời gian. Do ở
lứa tuổi này ASO ít có liên quan với tình trạng nhiễm
liên cầu, mà chủ yếu là biểu hiện của rối loạn miễn
dịch nên đường biểu diễn ASO có đặc điểm là khởi
điểm ASO thấp, không có giai đoạn giảm nhanh sau
khi điều trị, không có khuynh hướng diễn tiến giảm
dần với thời gian.
So sánh với biểu đồ chung của diễn tiến hiệu giá
kháng thể kháng liên cầu (2), chúng tôi thấy có khác
biệt:
(1) Cả hai đường biểu diễn của ASO ở nhóm
VKDTTN ở lứa tuổi > 5 tuổi và < 5 tuổi, đều không
có giai đoạn ASO cao kéo dài trước khi giảm xuống.
Trong trường hợp nhiễm liên cầu không biến chứng,
giai đoạn này kéo dài khoảng 6 - 8 tuần.
(2) Các giá trị ASO trung bình trong cả hai đường
biểu diễn không có khuynh hướng ngày càng giảm
cho đến khi về âm tính. Trong trường hợp nhiễm liên
cầu thông thường, đường biểu diễn kháng thể kháng
liên cầu một khi đã giảm thì giảm nhanh về bình
thường.
ASO trong bệnh TKC
Giá trị ASO trung bình trong nhóm TKC không
cao. Điều này không phản ánh được nhận định của
nhiều tác giả về đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với
GABHS ở trẻ bị sốt thấp cấp. Các tác giả này nhận
thấy ở những trẻ bị sốt thấp cấp sau nhiễm liên cầu
đáp ứng miễn dịch kháng liên cầu (như ASO) thường
mạnh mẽ hơn nhiều khi so sánh với các trường hợp
nhiễm liên cầu không biến chứng(7).
Chúng tôi cũng không ghi nhận được mối liên
quan giữa ASO và thay đổi điện di đạm cũng như xét
nghiệm phản ứng viêm, ngoại trừ với VS. Hiệu giá
ASO tăng là điều kiện cần để có bệnh Thấp, nhưng
không liên quan đến mức độ nặng nhẹ của bệnh,
cũng như không có ý nghĩa tiên lượng bệnh. Một khi
ASO đã tăng thì không cần phải thử lại nữa(11).
Thời gian để ASO về dưới 320 UI/mL của tất cả
các trường hợp TKC đều dưới 4 tuần. Thời gian này
thấp hơn thời gian ghi nhận của tác giả Vũ Minh
Phúc và thấp hơn rất nhiều so với thời gian để ASO về
bình thường như ghi nhận của Ayoub EM (khoảng 4 -
5 tháng)(2). Tuy nhiên, điều này ít có giá trị so sánh vì
theo Ayoub EM, ASO được xem là về bình thường khi
ở dưới ngưỡng giới hạn trên của nồng độ ASO bình
thường trong dân số Hoa kỳ, khác giá trị 320 UI/mL.
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng tất cả các trị số
ASO trong các nghiên cứu đều giảm ngay ở lần thử
thứ hai, chứ không tăng cao thêm khoảng 6 - 8 tuần
trước khi giảm xuống như trong các trường hợp
nhiễm liên cầu không biến chứng như nhiều tác giả
khác ghi nhận. Thông thường giai đoạn bệnh nhân
TKC có triệu chứng thường tương ứng với thời điểm
kháng thể kháng liên cầu tăng cao nhất, khoảng 3 - 4
tuần sau nhiễm liên cầu trùng. Tất cả các trường hợp
TKC đều được điều trị Penicillin và kháng viêm non-
steroids hoặc steroids. Đây là những thuốc làm giảm
nồng độ kháng thể kháng liên cầu trong máu bệnh
nhân, nên cũng phần nào ảnh hưởng đến thời gian
về bình thường của ASO. Đây có thể là nguyên nhân
chính làm ASO tụt giảm nhanh chóng sau khi dùng
thuốc. Do đó, có thể nói diễn tiến này phù hợp với
một trường hợp nhiễm liên cầu có tác động của thuốc
điều trị.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đặc điểm ASO trong hai bệnh
VKDTTN và TKC cho thấy rõ sự khác biệt.
@. ASO trong bệnh VKDTTN có liên hệ không
đồng bộ với biểu hiện của phản ứng viêm trên lâm
sàng và cận lâm sàng. Diễn tiến ASO không giống
như một trường hợp nhiễm liên cầu điển hình. Sau
giai đoạn tụt giảm ban đầu nồng độ ASO thường
dương tính kéo dài, không liên quan với biểu hiện
viêm trên lâm sàng và cận lâm sàng.
@. ASO trong bệnh TKC không tăng cao nhiều,
diễn tiến phù hợp với một trường hợp nhiễm liên cầu
có ảnh hưởng của thuốc điều trị.
92
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Shet A, Kaplan EL. (2002), “Clinical use and
interpretation of group A streptococcal antibody test: a
practical aproach for the pediatrician or primary care
physician”. CME review article, Pediatric infectious
disease jounal, vol 21, numb 5.
2. Ayoub E.M (2000), “Rheumatic fever”, Pediatric
cardiovascular medicine, 1st ed, Churchill Livingstone,
Inc, pp. 740-751.
3. Cassidy J.T, Petty R.E (1995), “Juvenile Rheumatoid
Arthritis”, Textbook of pediatric rheumatology, 3rd
edition, WB Saunder Company, pp. 113-223.
4. Tạ Thị Ánh Hoa (1998), “Bệnh tự miễn ở khớp”, Miễn
dịch lâm sàng trẻ em, NXB Đà Nẵng, tr.111-123.
5. Kaplan E.L, Wannamaker.LW (1976), “Suppression of
the antistreptolysin O response by cholesterol and by
lipid extracts of rabbit skin”, J Exp Med 144, pp. 754–
767.
6. Nguyễn Thị Thanh Lan (1999), “Góp phần nghiên cứu
bệnh viêm khớp thiếu niên ở Việt nam”, Luận án tiến
siõ y khoa, tr. 55-150.
7. Schulman S.T, Ayoub E.M, Victoria B.E, et al (1974),
“Differencies in antibody response to streptococcal
antigens in children with rheumatic and non-
rheumatic mitral valve disease”, Circulation 50, pp.
1244.
8. Shauenstein K, Fessler R, Dietrich H, et al (1987),
“Disturbed immune endocrine communication in
autoimmune disease. Lack of corticosterone response
to immune signals in obese strain chickens with
spontaneous autoimmune thyroiditis”, J Immunol 139,
pp. 1830-1837.
9. Sievers K, Ahvonen P, Aho K, et al (1963),
“Serological patterns in juvenile rheumatoid arthritis”,
Rheumatism 19, pp. 88.
10. Stollerman G.H, Lewis A.J, Schultz I, Angelo T
(1956), “Relationship of immune response to group A
streptococci to the course of acute, chronic and
recurrent rheumatic fever”, Am J Med 20, pp. 163–
169.
11. Taranta A, Markowitz M. (1989), “Laboratory
manifestation”, Rheumatic fever, 2nd ed, Kluwer
Academic Publishers, pp. 44-47.
12. Wannamaker L.W (1981), “Immunology of
streptococci”. Comprehensive immunology:
immunology of human infection, New York, Plenum,
pp. 47–91.
93
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- aso_trong_benh_viem_khop_dang_thap_thieu_nien_va_thap_khop_c.pdf