Tài liệu Asean - Nửa thế kỷ tồn tại và phát triển: 1ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ...
TÓM TẮT
Dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập được
từ các nguồn trong và ngoài nước, với phương
pháp thống kê mô tả, so sánh, tác giả bài viết đã
phân tích quá trình hình thành, tiềm nĕng phát
triển và kết quả hoạt động của ASEAN trong 50
nĕm qua. Trên cơ sở những hiểu biết của mình,
tác giả cũng đã nhận dạng được những nguyên
nhân dẫn đến thành công cũng như những vấn
đề đặt ra và tương lai phát triển của tổ chức đa
phương nĕng động bậc nhất thế giới này.
Từ khóa: ASEAN, Cộng đồng ASEAN, Tầm
nhìn ASEAN 2025.
Kinh tế
ASEAN - NỬA THẾ KỶ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN
Hoàng Thị Chỉnh*
* GS.TS. GV. Trường Đại học kinh tế Tp. HCM
ASEAN - SOUTHEAST CENTURY AND DEVELOPMENT
ABSTRACT
Based on the secondary data collected
from domestic and foreign sources, with the
statistical method of description, comparison,
the author of the article analyzed the
formation process, development potential
and performance results. Of ASEAN in the ...
13 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Asean - Nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ...
TÓM TẮT
Dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập được
từ các nguồn trong và ngoài nước, với phương
pháp thống kê mô tả, so sánh, tác giả bài viết đã
phân tích quá trình hình thành, tiềm nĕng phát
triển và kết quả hoạt động của ASEAN trong 50
nĕm qua. Trên cơ sở những hiểu biết của mình,
tác giả cũng đã nhận dạng được những nguyên
nhân dẫn đến thành công cũng như những vấn
đề đặt ra và tương lai phát triển của tổ chức đa
phương nĕng động bậc nhất thế giới này.
Từ khóa: ASEAN, Cộng đồng ASEAN, Tầm
nhìn ASEAN 2025.
Kinh tế
ASEAN - NỬA THẾ KỶ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN
Hoàng Thị Chỉnh*
* GS.TS. GV. Trường Đại học kinh tế Tp. HCM
ASEAN - SOUTHEAST CENTURY AND DEVELOPMENT
ABSTRACT
Based on the secondary data collected
from domestic and foreign sources, with the
statistical method of description, comparison,
the author of the article analyzed the
formation process, development potential
and performance results. Of ASEAN in the
last 50 years. On the basis of his knowledge,
the author has identiied the causes of success
as well as the issues and future development
of the world’s most dynamic multinational
organization.
Keywords: ASEAN, ASEAN Community,
ASEAN Vision 2025
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH
MỞ RỘNG
Cách đây đúng 50 nĕm, vào ngày
8/8/1967, tại Bang Cốc, Thái Lan, Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (Association of
South East Asian Nations - ASEAN) được
ra đời trên cơ sở một liên minh 3 nước là
Philippin, Malaysia và Thái Lan (được thành
lập trước đó vào nĕm 1961, gọi là ASA) và 2
nước mới là Indonesia và Singapore. Mặc dù,
mục tiêu đưa ra ban đầu của tổ chức là một
Liên minh chính trị, kinh tế, vĕn hóa và xã
hội nhưng lý do thành lập chủ yếu là do chính
trị và an ninh khu vực. Lúc này phong trào
chống Mỹ cứu nước đang phát triển mạnh mẽ
tại 3 nước Đông Dương là Việt Nam, Lào và
Campuchia mà đặc biệt là Việt Nam, nước
này đang .chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công
Mậu thân vào mùa Xuân nĕm 1968. Chính
vì lẽ đó mà các nước trên có nhu cầu liên kết
chặt chẽ phòng ngừa những bất trắc có thể
xảy ra trong khu vực. Như vậy, thành viên
2Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 1: Các dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành
và phát triển của ASEEAN trong 50 nĕm qua
STT Thời gian Nội dung cam kết
1 8/8/1967 Thành lập trên cơ sở Tuyên bố Bĕng Cốc nhằm tĕng cường hợp tác kinh tế,
vĕn hóa, xã hội giữa các nước thành viên
2 1971 Tuyên bố về khu vực Hòa bình –Tự do và Trung lập (ZOPFAN)
3 1976 Tuyên bố Bali về sự hòa hợp ASEAN và hiệp ước thân thiện Đông Nam Á
(TAC)
4 1992 Ký Hiệp định khung về tĕng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về
Khu vực mậu dịch tự do AFTA, đặt nền móng cho xây dựng Cộng đồng kinh
tế Asean (AEC) sau này
5 1994 Thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), mở rộng quan hệ đối ngoại và
thúc đẩy đối thoại về an ninh khu vực
6 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/95) và ký Hiệp ước về khu vực Đông Nam
Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ)
7 1997 Thông qua Tầm nhìn ASEAN đến nĕm 2020, từ đó vạch ra mục tiêu hướng tới
một Cộng đồng kinh tế ASEAN. Kết nạp Lào và Mianma vào ngày 24/7/97
8 1998 Thông qua Chương trình Hà nội tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6
9 1999 Campucia gia nhập ASEAN vào ngày 30/4/1999
10 2002 Ký với Trung Quốc và Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC)
11 2003 Ra tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II) xác định 3 trụ cột của
Cộng đồng ASEAN là Chính trị-an ninh, Kinh tế và Vĕn hóa-xã hội
12 2005 Hội nghị cấp cao Đông Á với sự tham gia của Trung Quốc, Nhận Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Úc và Newzealand
13 2010 Thông qua Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC)
14 2011 Thông qua Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các quốc
gia toàn cầu
sáng lập của ASEAN là 5 nước. Tuy nhiên,
ASEAN được mở rộng liên tục vào những
nĕm sau đó. Đầu tiên là Brunei. Ngay sau khi
giành độc lập, vào ngày 8/1/1984, Brunei đã
trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức này.
Tổ chức ASEAN còn được tiếp tục mở rộng
bằng cách kết nạp 4 thành viên mới nữa mà
lần lượt là: Việt Nam (28/7/1995); Mianma và
Lào (24/7/1997) và Campuchia (30/4/1999)
tại Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển
của ASEAN gắn liền với việc mở rộng quan
hệ với khu vực và thế giới về nhiều mặt. Các
dấu mốc lịch sử quan trọng của ASEAN được
thể hiện trong bảng sau:
3ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ...
2. TIỀM NĔNG PHÁT TRIỂN
Với 10 nước tham gia (thường gọi là
SEA-10), ngày nay ASEAN đã là một tổ
chức rộng lớn với diện tích tự nhiên là 4,47
triệu km2, chiếm 3% diện tích thế giới và hơn
630 triệu dân, chiếm 8,8% dân số thế giới (1).
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN
đạt gần 2600 tỷ USD, đứng thứ 6 trên thế
giới vào đầu nĕm 2017 (2) (nếu coi ASEAN
là một thực thể). Xét về điều kiện tự nhiên,
ASEAN rất giàu có tài nguyên thiên nhiên,
nhiều khoáng sản và kim loại quý từ dầu mỏ,
khí đốt (Indonesia, Brunei, Malaysia, Việt
Nam) đến đồng (Philippin), thiếc (Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Việt Nam), vàng
(Indonesia)Với khí hậu nhiệt đới gió mùa,
độ ẩm cao và đất đai màu mỡ, ASEAN rất có
tiềm nĕng về phát triển nông nghiệp: đứng
đầu thế giới về sản lượng xuất lúa gạo (Thái
Lan, Việt Nam, Mianma, Campuchia ), cao su
thiên nhiên (Malaysia, Thái Lan, Indonesia,
Việt Nam), cà phê (Việt Nam, Indonesia), hạt
tiêu, hạt điều (Indonesia, Việt Nam)Rừng
với nhiều gỗ quý, dược liệu và chim muông
quý hiếm đã làm cho ASEAN rất có tiềm
nĕng về phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là
Lào, Indonesia, Mianma, Malaysia). Hầu hết
các nước ASEAN (trừ Lào) đều tiếp xúc với
biển Thái Bình Dương nên rất có tiềm nĕng
về khai thác thủy sản và nuôi trồng nước
lợ. Nhiều nước trong khu vực nổi lên như
những cường quốc xuất khẩu thủy sản hàng
đầu trên thế giới như Indonesia, Thái Lan,
Việt Nam. Bên cạnh đó, sông Mê Công chảy
qua 5 nước (Thái Lan, Mianma, Campuchia,
Lào và Việt Nam) cùng với hệ thống sông
ngòi, kênh rạch chằng chịt, ASEAN còn có
tiềm nĕng khai thác thủy sản nước ngọt. Tuy
không có tiềm nĕng về tài nguyên khoáng sản
và nông nghiệp nhiệt đới như các thành viên
khác, nhưng Singapore lại biết khai thác tối
đa vị trí biển đảo để trở thành nước đóng tàu
và cảng biển bốc dỡ container hàng đầu thế
giới. Nhờ vào vị trí địa lý và thiên nhiên ban
tặng cùng với nền vĕn hóa truyền thống có
từ lâu đời mà ASEAN rất có tiềm nĕng về du
lịch từ nghỉ dưỡng đến khám phá và tâm linh.
Đảo Bali ở Indonesia, bãi biển Fuket ở Thái
Lan, Vịnh Hạ Long, Hang Sơn Đoòng ở Việt
Namlà những điểm rất hấp dẫn du khách,
trong đó đảo Bali còn được mệnh danh là “Ha
Oai phương Đông”, Vịnh Hạ Long đã 2 lần
lọt vào danh sách “các kỳ quan thiên nhiên
nổi tiếng thế giới”, Hang Sơn Đoòng là hang
động lớn nhất thế giới mà loài người đã khám
phá Rồi đến những di tích lịch sử, những
đền đài vĕn hóa nổi tiếng thế giới như Chùa
vàng, chùa bạc ở Thái Lan, Angko Thơm,
Angko Vát ở Campuchia, chùa Burundi ở
Indonesia, Triều đình Huế ở Việt NamTất
cả đều rất hấp dẫn du khách. Tận dụng tối
đa những lợi thế thiên nhiên ban phát và có
chiến lược phát triển du lịch lâu dài mà một
số nước trong khu vực đã phát triển mạnh
mẽ ngành “công nghiệp không khói” này với
việc thu hút hàng vài chục triệu du khách mỗi
nĕm và mang về cho đất nước hàng vài chục
tỷ USD như Thái Lan, Malaysia, Singgapore,
Indonesia
ASEAN là khu vực đông dân, đó là một
15 31/12/2015 Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập
16 6/9/2016 Thông qua Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025 và triển khai sáng kiến
hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn III (2016-2020)
Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu liên quan đến ASEAN
4Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
lợi thế, nhưng điều quan trọng hơn là dân số
ASEAN rất trẻ, trên 2/3 ở độ tuổi dưới 30.
Dân số trẻ thể hiện tính linh hoạt cao và dễ
hấp thụ công nghệ mới với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học kỹ thuật khi thế giới đang
bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Dân số đông là một thị trường tiêu thụ sản
phẩm lớn; Dân số đông hấp dẫn các nhà đầu
tư nước ngoài; Và dân số đông là nơi cung
cấp lao động với giá nhân công rẻĐó chính
là một lợi thế của ASEAN. Hơn thế nữa, mặc
dù tôn giáo giữa các nước thành viên có khác
nhau nhưng đa số đều theo đạo Phật nên, khu
vực này khá ôn hòa, thuần nhất so với nhiều
khu vực khác trên thế giới. Tuy theo đạo Hồi
nhưng tình hình ở Indonesia, Malaysia cũng
không phức tạp như các nước ở Trung Đông
Như vậy, về cơ bản, môi trường chính trị của
ASEAN là khá ổn định, các nước thành viên
chung sống với nhau đoàn kết, dễ hòa hợp.
3. NHỮNG THÀNH CÔNG TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Qua 50 nĕm tồn tại và phát triển, từ những
nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, ngày
nay ASEAN đã vươn lên trở thành một khu
vực kinh tế nĕng động bậc nhất trong nhóm
các nước đang phát triển trên thế giới. Nửa
thế kỷ qua, sức mạnh kinh tế của các nước
này tĕng lên từ vài chục đến hàng trĕm lần
(bảng 2), (3).
Bảng 2: Tổng sản phẩm quốc nội của ASEAN nĕm 1970 và nĕm 2016 (Tỷ USD)
Nước 1970 2016 2016 so với 1970 (lần)
Singapore 2 295 147,5
Malaysia 4 297 74,3
Indonesia 10 944 94,4
Philippin 7 303 43,3
Thái Lan 7 396 56,6
Các nước khác 7 320 45,7
Tổng 37,0 2.555 69,1
Nguồn: United Nations Coference on Trade and Development (dẫn theo tài liệu số 3)
Một số nước như Malaysia, Thái Lan
được xếp vào hàng các nước công nghiệp
mới thứ hai sau “4 con rồng châu Á” là Hàn
Quốc, Đài Loan, Hồng Kong và Singapore
- được coi là các nước công nghiệp mới thứ
nhất. Riêng Singapore vừa là thành viên của
NicS thứ nhất, vừa là thành viên của ASEAN
với những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã
hội thậm chí hơn cả nhiều nước phát triển
và được xếp ở thứ hạng rất cao, Nĕm 2016,
GDP bình quân đầu người của Singapore đạt
52.961 USD, đứng thứ 9 trên thế giới theo
GDP danh nghĩa và thứ 3 theo GDP tính theo
sức mua, vượt qua nhiều nước phát triển khác
như Nhật, Anh Pháp, Đức... Ngoài Singapore,
trong các nước ASEAN có Brunei cũng thuộc
nhóm này (bảng 3), (4).
5ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ...
Bảng 4: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP/người
của các nước thành viên ASEAN nĕm 2016
STT Nước GDP GDP/người Giá trị (triệu USD) Hạng Giá trị (USD) Hạng
1 Brunei
- Danh nghĩa
- Theo sức mua
11.182
32.838
130
124
26.424
76.884
28
4
2 Campuchia
- Danh nghĩa
- Theo sức mua
19.398
64.405
113
104
1.230
3.737
153
141
3 Indonesia
- Danh nghĩa
- Theo sức mua
932.448
3.257.123
16
7
3.604
11.720
114
96
4 Lào
- Danh nghĩa
- Theo sức mua
13.790
44.639
123
110
1.925
5.710
137
128
Các nước khác trong khối ASEAN cũng
đang vươn lên và cải thiện dần vị trí của mình.
Xét về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhiều
nước ASEAN được xếp hạng cao trong 190
nước và lãnh thổ được xếp hạng ( bảng 4)
chứng tỏ sức mạnh nền kinh tế của các nước
này cũng rất nổi trên thế giới như Indonesia,
Thái Lan, Philippin, Malaysia (4).
Bảng 3: Top 10 nước có chỉ số GDP bình quân đầu người cao nhất nĕm 2016,USD
GDP/ người (danh nghĩa) GDP/người (theo sức mua PPP)
Nước Gía trị Hạng Nước Giá trị Hạng
Luýchxĕmbua 103.199 1 Qatar 127.660 1
Thụy sĩ 79.242 2 Luýchxĕmbua 104.003 2
Nauy 70.392 3 Singapore 90.151 3
Ireland 62.562 4 Ma cao 87.855 4
Qatar 60.787 5 Brunei 76.884 5
Iceland 59.629 6 Cô ét 71.887 6
Mỹ 57.436 7 Nauy 69.249 7
Đan Mạch 53.744 8 Ireland 69.231 8
Singapore 52.961 9 Tiểu vương quốc Ả rập (UAE) 67.871 9
Úc 51.850 10 Thụy sĩ 59.561 10
Nguồn: IMF (2016) List of Countries by GDP per capita
6Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 5: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội của các nước ASEAN nĕm 2016
S
T
T
Nước
DTích
(1000km2)
Dân số
(triệu
người)
Tốc độ
tĕng
trưởng
GDP
(%)
Tỷ lệ
đầu
tư (%
GDP)
Tỷ lệ
lạm
phát
(%)
Dự trữ
ngoại tệ
(triệu
USD)
Chỉ số
phát
triển
nguồn
nhân
lực
(HDI)
Tuổi
thọ
bình
quân
(nĕm)
1 Brunei 5,77 0,42 -1,1 27,4 -0,4 2.892 0,865 77,7
2 Campuchia 181,04 15,41 7,0 20,7 1,2 5.093 0,563 68,7
5 Malaysia
- Danh nghĩa
- Theo sức mua
296.359
922.057
38
26
9.360
27.267
65
46
6 Mianma
- Danh nghĩa
- Theo sức mua
66.324
334.856
74
53
1.269
5.832
150
127
7 Philippin
- Danh nghĩa
- Theo sức mua
304.696
878.980
36
29
2.924
7.728
124
118
8 Singapore
- Danh nghĩa
- Theo sức mua
296.967
514.837
37
39
52.961
90.151
9
3
9 Thái Lan
- Danh nghĩa
- Theo sức mua
406.949
1.226.407
26
20
5.889
16.888
85
73
10 Việt Nam
- Danh nghĩa
- Theo sức mua
201.326
648.243
48
34
2.173
6.429
132
125
Nguồn: IMF (2016) List of Countries by GDP and GDP per Capita
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
nĕm 2008, các nước ASEAN đã lấy lại phong
độ của sự phát triển và đạt tốc độ tĕng trưởng
tương đối cao, đặc biệt là những nước đi sau
như Mianma, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Bên cạnh tỷ lệ đầu tư cao, lạm phát tương
đối ổn định (tuy có một số nước giảm phát
trong nĕm qua do sức mua kém như Brunei,
Thái Lan và Singapore), dự trữ ngoại tệ dồi
dào, nền kinh tế của các nước ASEAN ngày
càng đi vào quỹ đạo phát triển. Nhờ đó, các
chỉ số về xã hội cũng được cải thiện đáng kể.
Đặc biệt, chỉ số phát triển nguồn nhân lực của
Singapore đạt 0,925 đứng thứ 5 trên thế giới
và tuổi thọ bình quân đạt 83,1 đứng thứ 3 trên
thế giới (bảng 5) (5).
7ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ...
3 Indonesia 1910,93 255,46 4,8 34,6 6,4 105.931 0,689 69,1
4 Lào 236,80 6,49 6,7 - 1,3 987 0,586 65,7
5 Malaysia 330,80 31,00 5,0 25,1 2,1 95.290 0,789 75,0
6 Mianma 676,59 52,12 7,2 35,3 11,0 5.075 0,556 66,6
7 Philippin 300,00 101,57 5,8 20,9 1,4 80.667 0,682 68,5
8 Singapore 0,72 5,54 2,0 26,3 -0,5 247.747 0,925 83,1
9 Thái Lan 513,12 67,24 2,8 24,1 -0,9 156,514 0,740 74,9
10 Việt Nam 330,97 91,7 6,7 27,7 0,6 28.000 0,683 76,0
Nguồn: Basic Statistics 2016 ADB
4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN
THÀNH CÔNG
Tại sao trong những nĕm qua nhiều khu
vực trên thế giới rơi vào tình trạng bất ổn,
những cuộc nội chiến, tranh chấp về biên
giới, sắc tộc, tôn giáodiễn ra hàng ngày
trong khi đó, các nước khu vực Đông Nam
Á lại khá bình yên và gặt hái được những
thành công nhất định trong phát triển kinh tế
và tương đối ổn định về chính trị xã hội - an
ninh khu vực? Đó là câu hỏi mà nhiều nhà
nghiên cứu muốn trả lời.
Phải chĕng đó là tinh thần đoàn kết. Đoàn
kết tạo nên sức mạnh. Ngay từ khi thành lập,
ASEAN đã xác định 7 mục tiêu mà trong đó
ở hầu hết các mục tiêu đều thể hiện tinh thần
đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, đó là:
(i) Thúc đẩy sự tĕng trưởng kinh tế, tiến bộ
xã hội và phát triển vĕn hóa trên tinh thần
bình đẳng và hợp tác, nhằm tĕng cường cơ
sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam
Á hòa bình, thịnh vượng (ii) Thúc đẩy hòa
bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng
công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan
hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các
nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc
(iii) Thúc đẩy sự hợp tác tích cực và giúp
đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm
trên lĩnh vực kinh tế , xã hội vĕn hóa và hành
chính (iv) Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức
đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên
cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn,
kỹ thuật và hành chính (v) Cộng tác có hiệu
quả hơn, để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp
và các ngánh công nghiệp của nhau, mở rộng
mậu dịch, kể cả việc nghiên cứu các vấn đề
buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện
các phương tiện giao thông liên lạc và nâng
cao mức sống của nhân dân (vi) Thúc đẩy
việc nghiên cứu Đông Nám Á và (vii) Duy trì
hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức
quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích
tương tự, tìm kiếm cách thức nhằm đạt được
sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này
(6). Rõ ràng, các mục tiêu mà ASEAN đưa ra
đã cho thấy tính chất hợp tác vì lợi ích chung
của cả khu vực. Lợi ích của mỗi thành viên
phải gắn chặt với lợi ích của cả cộng đồng.
Thành công của ASEAN chính là dựa
vào sự hợp tác toàn diện chẳng những về vấn
đề kinh tế mà còn cả vấn đề xã hội, chính trị,
vĕn hóa và an ninh khu vực. Chính vì lẽ đó
mà trong suốt quá trình hình thành, tồn tại
và phát triển lên tầm cao mới là Cộng đồng
ASEAN, ASEAN đã luôn khẳng định 3 trụ
cột là: Cộng đồng chính trị - an ninh; Cộng
đồng kinh tế; và Cộng đồng vĕn hóa - xã hội.
Chính sự hợp tác toàn diện này càng tạo điều
8Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
kiện để các thành viên có cơ hội tiếp xúc,
chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi công việc, từ
phát triển kinh tế đến đời sống vĕn hóa xã hội
và cả trách nhiệm giữ gìn an ninh, trật tự cho
nhau, cho khu vực trước sự dòm ngó hoặc tấn
công từ bên ngoài.
Về mặt kinh tế, liên tục nâng tầm liên
kết từ thấp đến cao đã tạo nên sự thành công
cho ASEAN. Ban đầu chỉ là Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á với nhiệm vụ đặt ra
là ổn định hòa bình an ninh khu vực là chính
còn liên kết về kinh tế hầu như chưa có bao
nhiêu. Nhưng trước yêu cầu mới với sự ra
đời và phát triển của một số hình thức liên
kết kinh tế quốc tế trên thế giới và cần thúc
đẩy buôn bán nội khối mà một khu vực mậu
dịch tự do của ASEAN (AFTA) đã ra đời và
thực thi từ nĕm 1993 với nội dung cốt lõi là
CEPT (thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung).
Lộ trình này kéo dài 10 nĕm với 6 thành viên
cũ. Việt Nam được gia hạn 3 nĕm; Mianma
và Lào được gia hạn 5 nĕm và Campuchia
được gia hạn 7 nĕm do các nước này gia nhập
sau và có trình độ phát triển thấp hơn so với
6 thành viên cũ. Nhờ có AFTA ra đời mà các
nước thành viên đều hưởng lợi do mậu dịch
tự do mang lại bởi thuế quan đã cắt giảm
xuống 0-5%. Tuy nhiên, để nâng tầm liên kết
về mọi mặt, ASEAN không dừng ở đó mà lại
phát triển lên một mức cao hơn đó là Cộng
đồng kinh tế Asean (AEC) được ra đời từ
ngày 31/12/2015. Mục tiêu của AEC là nhằm
hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn
định, thịnh vượng và có khả nĕng cạnh tranh
cao; kinh tế phát triển đồng đều; đói nghèo
và chênh lệch kinh tế được giảm bớt đến nĕm
2020. Rõ ràng ASEAN không chỉ là một thị
trường chung mà còn là một cơ sở sản xuất
thống nhất: nghĩa là toàn khu vực là một
chuỗi sản xuất, các yếu tố như lao động, vốn,
công nghệ sẽ được lưu chuyển tự do giữa các
nước ASEAN mà không bị một hàng rào hay
một sự phân biệt đối xử nào.
Liên kết mạnh mẽ với bên ngoài chính
là một đặc trưng của ASEAN so với nhiều
khu vực khác trên thế giới, nhất là khu vực
của các nước đang phát triển và đó cũng là
nguyên nhân dẫn tới thành công của ASEAN
trong quá trình phát triển kinh tế. Quán triệt
tinh thần của mục tiêu thứ 7, ASEAN đã liên
tục mở rộng liên kết với rất nhiều đối tác.
Trước hết là tham gia vào Diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
vào nĕm 1989, 6 nước thành viên cũ của
ASEAN chính là 6 trong 12 thành viên sáng
lập ra tổ chức này. Tiếp theo, vào nĕm 1996
ASEAN lại tham gia vào Diễn đàn hợp tác
Á-Âu (ASEM) bao gồm 25 nước, trong đó có
7 nước ASEAN để mở rộng mối quan hệ với
những nước thành viên của Liên minh châu
Âu (EU). Tháng 4/1997 ASEAN đã đề xuất
việc tổ chức hội nghị cấp cao giữa ASEAN
với 3 nước Đông Bắc Á chính là Nhật Bản,
Hàn Quốc và Trung Quốc và sau đó được
chính thức thể chế hóa thành ASEAN +3
vào nĕm 2000 và đến nĕm 2002 đã chuyển
ASEAN +3 thành Hội nghị cấp cao Đông Á.
Tháng 12 nĕm 2005, Hội nghị cấp cao Đông
Á lần thứ nhất tổ chức tại Kuala Lumpur với
sự tham gia không chỉ có các nước thành viên
ASEAN +3 mà còn có cả 3 nước mới là Úc,
NewZealand và Ấn Độ, tức là ASEAN +6.
Để thúc đẩy mậu dịch tự do, ASEAN đã ký
một loạt hiệp định mậu dịch tự do (FTA) với
các nước trên, đó là với Hàn Quốc (AKFTA)
có hiệu lực từ nĕm 2006, với Trung Quốc
(ACFTA) có hiệu lực từ nĕm 2010, với Úc
và Newzealand (AANZFTA) có hiệu lực từ
nĕm 2010, với Ấn Độ (AIFTA) có hiệu lực từ
nĕm 2010 và Hiệp định đối tác toàn diện với
Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ nĕm 2008.
9ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ...
Không những thế trong các hội nghị quan
trọng của ASEAN đều có sự hiện diện của
các nước lớn như Nga, Mỹ Rõ ràng, chưa
có khu vực nào trong số nhóm các nước đang
phát triển lại cởi mở như ASEAN. ASEAN
đã biết tận dụng những cơ hội của thế giới
mang lại thông qua quá trình toàn cầu hóa và
khu vực hóa để khai thác lợi thế của mình.
ASEAN đã mở rộng quan hệ kinh tế từ Đông
Nam Á sang Đông Bắc Á; từ Đông Nam Á
sang châu Âu; từ Đông Nam Á sang Nam
Thái Bình Dương; từ Đông Nam Á sang
Ấn Độ Dương, từ sông Mê Công sang sông
Hằng; từ các nước đang phát triển vào các
nước phát triển Đây quả là một nét nổi bật
của ASEAN, thể hiện tính nĕng động của khu
vực này rất cao.
Được ảnh hưởng trực tiếp từ một nền
kinh tế phát triển thần kỳ Đông Bắc Á, đặc
biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và
Đài Loan. Với vị trị thuận lợi và tiềm nĕng về
tài nguyên thiên nhiên, lao động với giá nhân
công rẻ, ASEAN là thị trường hấp dẫn để tiếp
nhận đầu tư, chuyển giao công nghệ và thị
trường tiêu thụ sản phẩm của các nước này.
Ngược lại thị trường Đông Bắc Á cũng rất hấp
dẫn đối với các nước ASEAN về tài nguyên,
khoáng sản và đặc biệt là các sản phẩm nông
nghiệp nhiệt đới như gạo, cà phế, cao su, dầu
cọ, hạt tiêu, hạt điều và cả thủy sản nữa. Sau
này, Trung Quốc cũng thuộc Đông Bắc Á trỗi
dậy lại là một thị trường hấp dẫn của ASEAN
và ngược lại, ASEAN cũng là môi trường đầu
tư, tiêu thụ sản phẩm cho Trung Quốc. Quan
hệ hai chiều ASEAN- Trung Quốc thật tiềm
nĕng với một thị trường gần 2 tỷ dân và GDP
lên tới gần 14 ngàn tỷ USD.
5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA VÀ
TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN
Tuy gặt hái được niều thành công như thế
nhưng ASEAN cũng đang gặp phải những
vấn đề thách thức mà mỗi nước thành viên
và cà cộng đồng phải chung tay giải quyết.
Đó là:
Thứ nhất, mặc dù so với nhiều khu vực
khác và mức bình quân chung của thế giới
thì tĕng trưởng kinh tế của ASEAN là khá
cao, dự báo cho nĕm 2018 là khoảng 5%
(bảng 6) (7)
Bảng 6: Dự báo về tĕng trưởng kinh tế của các nước ASEAN giai đoạn 2017-2018
STT Nước 2017 2018
1 Brunei 1,0 2,5
2 Campuchia 7,1 7,1
3 Indonesia 5,1 5,3
4 Lào 6,9 7,0
5 Malaysia 4,7 4,6
6 Mianma 7,7 8,0
7 Philippin 6,5 6,7
8 Singapore 2,4 2,5
9 Thái Lan 3,5 3,6
10 Việt Nam 6,5 6,7
Bình quân 4,8 5,0
Nguồn: www.adb.org/statistics (dẫn theo tài liệu thứ 7)
10
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Nhưng, để sớm trở thành những nước có
nền công nghiệp hiện đại và mức sống của
người dân ở ngưỡng khá hơn hẳn, đòi hỏi
tĕng trưởng kinh tế của ASEAN phải đạt
mức trên 7%. Nếu tĕng trưởng 5% thì phải
mất 15 nĕm, thu nhập mới tĕng lên gấp đôi.
Nhưng nếu tĕng trưởng là 7% thì thời gian
đó chỉ còn là 10 nĕm. Rõ ràng đẩy nhanh tốc
độ tĕng trưởng sẽ góp phần thu hẹp nhanh
hơn khoảng cách của các nước ASEAN với
những nước tiên tiến trên thế giới.
Thứ hai, Trình độ phát triển kinh tế còn
khá chênh lệch giữa các nước thành viên.
Đặc biệt là giữa Singapore với các nước
thành viên còn lại; giữa 6 thành viên cũ với 4
thành viên mới (gọi là nhóm CMLV bao gồm
Campuchia, Mianma, Lào và Việt Nam).
Kinh tế học quốc tế đã chứng minh rằng một
khi, chênh lệch giữa các nước thành viên
trong một tổ chức liên kết còn nhiều thì hiệu
quả hợp tác không cao vì nền kinh tế mang
tính bổ sung cho nhau hơn là mang tính cạnh
tranh lẫn nhau. Mà cạnh tranh mới thực sự là
động lực để phát triển.
Thứ ba, như trên đã phân tích một trong
những lợi thế của ASEAN là dân số trẻ
nhưng lợi thế này sẽ không còn nữa vì dân
số các nước ASEAN, đặc biệt là Singapore,
Thái Lan và Việt Nam đang trong qua trình
già hóa do tuổi thọ ngày càng cao và mức
sinh giảm đi. Theo số liệu từ Hội nghị lần
thứ 3 ASEAN-Nhật Bản về già hóa dân số
chủ động diễn ra vào ngày 26-27 /6 / 2017
tại Manila, Philippin thì đến nĕm 2050, 24%
dân số ASEAN sẽ ở độ tuổi 60 trở lên (8) .
Đây quả thật là một thách thức lớn, đòi hỏi
chính phủ của mỗi nước thành viên và cả
cộng đồng khu vực phải có những chính sách
đón đầu liên quan đến môi trường, quỹ lương
hưu, chĕm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng
Thứ tư, mặc dù mức thuế quan đã cắt giảm
tối đa nhưng buôn bán nội khối giữa các nước
thành viên ASEAN vẫn còn ít, khoảng 20-
25% trong tổng khối lượng buôn bán, trong
khi con số này giữa các nước thành viên EU
là trên 60%. Nguyên nhân là tuy mức thuế
quan đã cắt giảm mạnh nhưng các hàng rào
phi thuế quan vẫn mọc lên, những nước đi sau
thường chưa tận dụng được những ưu đãi do
FTA mang lại, giấy chứng nhận xuất xứ còn bị
từ chốiBên cạnh đó, với Hiệp định thương
mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA),
quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc lại
có phần phát triển và có thể lấn át quan hệ
buốn bán nội khối ASEAN. Quan hệ thương
mại của Trung Quốc với Đông Nam Á dựa
trên hình thức song phương, nhất là ở những
nước có đường biên giới với Trung Quốc.
Với chính sách Vành đai và Con đường của
mình cùng với những cơ sở hạ tầng mà Trung
Quốc đã xây dựng để nối dài với các nước
ASEAN, Trung Quốc có thể làm thay đổi
dòng chảy thương mại của các nước ASEAN
thay vì giữa các nước thành viên với nhau là
giữa từng thành viên với Trung Quốc.
Thứ nĕm, quá trình hình thành và phát
triển của ASEAN hầu như gắn liền với sự
phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông
tin và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
3 trên thế giới (từ nĕm 1970 đến những nĕm
gần đây). Tuy nhiên, ngoài số lượng người
sử dụng Internet tĕng nhanh qua các nĕm
thì những ứng dụng của CNTT vào đời sống
chưa phát triển mạnh ở các nước này, đặc
biệt là thương mại điện tử. Thương mại điện
tử của khu vực ASEAN được đánh giá là
còn tụt hậu so với nhiều nước châu Á khác.
Trong các nước ASEAN thì chỉ có Singapore
là có kết nối trực tuyến rộng khắp cả nước.
Tổng giá trị thương mại điện tử nĕm 2015
của toàn khu vực mới đạt 0,8% so với toàn
bộ giá trị thương mại (9). Thương mại điện
tử yếu kém là do cơ sở hạ tầng mạng truyền
11
ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ...
thông còn chưa phát triển, không thể kết nối
được. Ngoài ra, yếu tố tâm lý thích mua hàng
trực tiếp, thói quen thanh toán tiền mặt của
người tiêu dùng cũng làm cho giao dịch hàng
hóa qua Internet chưa phát triển. Với dân số
trên 600 triệu người lại đa số là trẻ nữa nên
ASEAN thực sự là một thị trường hấp dẫn với
các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới. Nếu
ASEAN không nhanh chóng nâng cấp cơ sở
hạ tầng mạng truyền thông và tuyên truyền
rộng rãi về lợi ích của thương mại điện tử thì
miếng bánh ngon này có thể rơi vào các “đại
gia” lớn trong ngành bán lẻ trên thế giới như
Amazon, Alibaba
Thứ sáu, một trong những lợi thế của
ASEAN là dân đông, giá nhân công rẻ nhưng
từ nĕm 2015, thế giới đã bắt đầu bước vào
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tức
là tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh
dựa trên các thành tựu đột phá về công nghệ
thông tin,công nghệ sinh học, công nghệ
Nano. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ
làm thay đổi cơ bản cách thức sản xuất hiện
nay, Người máy (Robot) sẽ thay thế con
người làm được mọi việc một cách thông
minh với trí nhớ vô biên và hoạt động 24/24
mà con người không thể làm được. Lúc đó,
những công việc như dệt may, dịch vụ giải
trí, y tế, giao thông, giáo dụcngười máy
sẽ đảm nhiệm một cách hiệu quả. Và như
vậy, lợi thế của ASEAN về lao động giá rẻ
sẽ không còn cần nữa và thậm chí còn biến
thành nguy cơ khi một lượng lớn lao động bị
thất nghiệp, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội
cần giải quyết. Rõ ràng tương lai phát triển
của ASEAN không thể không tính đến thách
thức này đang ngày càng hiện diện rõ nét trên
thế giới sẽ lan truyền và tác động mạnh mẽ
đến các nước ASEAN.
Thứ bảy, xét về an ninh, chính trị khu
vực, một số nước thành viên như Philippin,
Malaysia, Indonesia, miền Nam Thái Lan
đang phải đối đầu với những phe nhóm có
liên hệ với các tổ chức khủng bố quốc tế như
nhóm Abusayyaf và Mặt trận Hồi giáo Moro
ở Philippin và sự vươn tới Đông Nam Á của
Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Bên cạnh
đó, vấn đề sắc tộc, tôn giáo cũng là nguyên
nhân chủ yếu gây chia rẽ trong nền chính trị
của Mlaysia, Indonesia, Philippin, Thái Lan
và Mianma khiến tiến trình nhất thể hóa nền
kinh tế trong khối ASEAN có thể bị chậm lại.
Ngoài ra, vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa
hầu hết các nước ASEAN với Trung Quốc
cũng là rào cản ảnh hưởng tới việc thực hiện
các mục tiêu mà ASEAN đã đặt ra
Thứ tám, với vị trí địa lý là có đường bờ
biển dài, mật độ dân số cao và điều kiện tự
nhiên đặc thù, đời sống kinh tế phụ thuộc
nhiều vào sản xuất nông nghiệp, khu vực
Đông Nam Á trở thành một khu vực dễ bị
tổn thương bởi những tác động của biến đổi
khí hậu. Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác
động rất xấu đến khu vực ASEAN gây ra
những tổn thất nặng nề và thiệt hại to lớn cho
các nước làm ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp, nĕng lượng và sinh kế. Tất cả đòi hỏi
chính phủ các nước phải có những biện pháp
thích ứng như giảm thiểu suy thoái rừng và
phá rừng, tối thiểu hóa rủi ro do thời tiết cực
đoan, cung cấp cơ hội sinh kế bền vững cho
cộng đồng
Mặc dù những thách thức kể trên là rất
lớn, đe dọa sự phát triển bền vững của ASEAN
trong tương lai mà chính phủ các nước nói
riêng và cộng đồng ASEAN nói chung phải
có những quyết sách ngay từ bây giờ, nhưng
những thành công đã đạt được của ASEAN
trong 50 nĕm qua là rất đáng được ghi nhận.
Từ 1/1/2016, ASEAN đã thực thi “Tầm nhìn
Cộng đồng ASEAN 2025” được chính thức
cam kết giữa 10 nước thành viên tại Hội nghị
12
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Kuala Lampur
(Malaysia) ngày 21-22/11/2015. Bản cam kết
này gồm 15 điều mà trong đó điều cuối cùng
(điều thứ 15) đã nói lên rất rõ quyết tâm cần
phải đạt tới của các nhà lãnh đạo ASEAN, đó
là:” Chúng tôi cam kết với người dân về quyết
tâm hiện thực hóa một ASEAN dựa trên luật
lệ, hướng tới người dân, lấy người dân làm
trung tâm, một ASEAN của “một Tầm nhìn,
một Bản sắc, một Cộng đồng” (10).
6. VIỆT NAM VỚI ASEAN
Gia nhập ASEAN đã 22 nĕm, Việt Nam
được đánh giá là một thành viên sáng giá với
tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều đề xuất,
nhiều sáng kiến và có vai trò quan trọng trong
các hoạt động của ASEAN. Với Việt Nam,
ASEAN chính là môi trường làm quen, thử
thách và rèn luyện đối với việc mở của ra bên
ngoài, hội nhập với thế giới trong bối cảnh bị
bao vây, cấm vận nhiều nĕm trước đó. Một số
đóng góp nổi trội của Việt Nam trong các hoạt
động của ASEAN có thể kể ra là: (i) Thúc
đẩy việc kết nạp Lào, Mianma và Campuchia
vào ASEAN; (ii) Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ
1998-2001, chủ trì Hội nghị cấp cao lần thứ 6
tại Hà Nội và ra Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp
khoảng cách giữa các nước thành viên;Chủ
tich ASEAN 2010 và Chủ tri Hội nghị cấp
cao ASEAN-16 với chủ đề “Hướng tới Cộng
đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”;
(iv) Đóng góp các ý kiến để xây dựng Cộng
đồng ASEAN và sớm triển khai Tầm nhìn
Cộng đồng ASEAN 2025 ;(v) Chủ động đưa
ra nhiều đề xuất mới trong Tuyên bố diễn đàn
khu vực (ARF) về tĕng cường hợp tác giữa
các lực lượng thực thi pháp luật trên Biển;
(vi) Hoàn tất danh mục các hoạt động ưu tiên
thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN-Ấn
Độ giai đoạn 2016-2018; (vii) Chủ trì đàm
phán Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN
- Nhật Bản; (viii) Tích cực hỗ trợ Lào đảm
nhiệm thành công vai trò chủ tịch ASEAN
2016So với một số thành viên khác của
ASEAN, Việt Nam là một thành viên có nền
chính trị tương đối ổn định và luôn nêu cao
tinh thần đoàn kết, như một hạt nhân nòng
cốt kết nối các nước ASEAN lại với nhau.
Các nước ASEAN cũng nhận thấy vai trò đó
của Việt Nam và uy tín của Việt Nam không
ngừng được tĕng lên trước con mắt bạn bè.
Tham gia vào ASEAN, bên cạnh những lợi
ích to lớn mà Việt Nam đã và sẽ nhận được
nhờ tự do hóa về mậu dịch, tự do hóa về
đầu tư, tự do hóa về dịch vụ, tự do hóa về
di chuyển lao động mang lại nhưng cũng
đặt Việt Nam trước nhiều thách thức vì trình
độ phát triển kinh tế còn thấp, khả nĕng cạnh
tranh còn kém hơn so với một số nước khác
trong khu vực. Tất cả đòi hỏi Việt Nam phải
cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa mà đặc biệt
là cải cách thể chế để hội nhập vào ASEAN
có hiệu quả hơn.
Thay cho lời kết
Như vậy, trải qua 50 nĕm tồn tại và phát
triển, từ một khu vực bị chia rẽ bởi đối đầu và
nghi kỵ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) đã thực sự lớn mạnh và trở thành
tấm gương sáng cho các nước đang phát triển
noi theo về tinh thần đoàn kết, tính nĕng động
sáng tạo và hội nhập sâu rộng với thế giới bên
ngoài. Có thể nói, ASEAN là một trong các
tổ chức đa phương thành công nhất. Nhiều
nước, nhiều tổ chức quốc tế đều coi ASEAN
là đối tác quan trọng và đáng tin cậy trong
hoạch định chiến lược phát triển của mình.
Mặc dù trước mắt còn nhiều khó khĕn nhưng
ngôi nhà chung ASEAN đã được hình thành
và ngày càng được xây đắp cho vững chãi
hơn, khang trang hơn. Là một thành viên của
ASEAN, Việt Nam rất tự hào và mỗi người
dân chúng ta càng tự hào hơn khi mình là
“một công dân ASEAN”./.
13
ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
https://vi.wikipedia.org/wiki/ Hi% E1%
BB%87p_h%E1%BB%99i_c%C3%A1c_
qu%E1%BB%91c_
gia_%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81
[2]. Cơ hội và thách thức của ASEAN sau 50
nĕm hình thành, phát triển
thuc-cua-asean-sau-50-nam-hinh-thanh-phat-
trien/438541.vnp ngày 30/3/2017
[3]. Phát triển thần kỳ sau 50 nĕm, nhóm 10
nước, trong đó có Việt Nam, đang dẫn đầu
tĕng trưởng toàn cầu
ky-sau-50-nam-nhom-10-nuoc-trong-do-co-
viet-nam-dang-dan-dau-tang-truong-toan-
cau-4201778101814799.htm ngày 7/8/2017
[4]. List of Countries by GDP và GDP per
Capita 2016 của IMF
[5]. Basic Statistics 2016 ADB
[6]. Mục tiêu của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á là gì?
https://asean.thuvienphapluat.vn/cau-hoi-
thuong-gap/Muc-tieu-hoat-ong-cua-Hiep-hoi-
cac-nuoc-ong-Nam-A-la-gi.html
[7]. ADB giữ nguyên dự báo tĕng trưởng của
Việt Nam trong nĕm 2017-2018
kinh-te-dau-tu/adb-giu-nguyen-du-
bao-tang-truong-cua-viet-nam-trong-
nam-20172018-117916.html ngày 24/7/2017
[8]. Hội nghị lần thứ 3 ASEAN-Nhật Bản về
Già hóa dân số chủ động
vn/vi/home;jsessionid =
F4B9301FF4629841D1FD75FCD0A66A84?
p_p_id=47_INSTANCE_5OEd&p_p_
lifecycle=0&p_p_state=exclusive&p_p_
mode=view&_47_INSTAN, ngày 7/7/2017
[9]. Phát triển thương mại điện tử trong quá
trình hội nhập AEC
truong-gia-ca/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-
trong-qua-trinh-hoi-nhap-aec-116719.html,
ngày 8/7/2017
[1. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025
tam-nhin-cong-dong-asean-2025.html ngày
29/11/2015
[11]. Hoàng Thị Chỉnh (2014), Cộng đồng
kinh tế ASEAN: Từ lý thuyết đến thực tiễn.
Hội thảo khoa học“Việt Nam trong Cộng
đồng kinh tế ASEAN từ nĕm 2015”. Nhà xuất
bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
[12]. Hoàng Thị Chỉnh, “Cộng đồng kinh tế
ASEAN ((AEC) - Thách thức và cơ hội đối
với Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật,
trường đại hoạc Kinh tế - Kỹ thuật Bình
Dương số 11 tháng 9/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50_0753_2136180.pdf