Tài liệu Áp dụng liệu pháp hút áp lực âm trong điều trị áp xe cổ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
15
ÁP DỤNG LIỆU PHÁP HÚT ÁP LỰC ÂM TRONG ĐIỀU TRỊ ÁP XE CỔ
Ngô Thúc Luân*, Trần Minh Trường*, Trần Anh Bích**, Phạm Hoàng Nam**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả áp dụng liệu pháp hút áp lực âm trong điều trị áp xe cổ tại Bệnh viện Chợ Rẫy
từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt không nhóm chứng. Nghiên cứu 31 trường hợp áp xe
cổ áp dụng liệu pháp hút áp lực âm tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viên Chợ Rẫy.
Kết quả: Sau áp dụng liệu pháp hút áp lực âm: cải thiện tính chất nền vết thương, mô hạt tốt (70,9%),
không ghi nhận trường hợp nhiễm trùng tại chỗ, giảm số lần thay băng.
Kết luận: Liệu pháp hút áp lực âm rất hữu hiệu trong điều trị áp xe cổ.
Từ khóa: liệu pháp hút áp lực âm, áp xe cổ
ABSTRACT
USING VACUUM-ASSISTED WOUND CLOSURE THERAPY IN DEEP NECK ABSCESSES
Ngo Thuc Luan, Tran Minh Truong, Tran Anh Bich, Pham Hoang Nam
* Ho Chi Minh City Journal of M...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng liệu pháp hút áp lực âm trong điều trị áp xe cổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
15
ÁP DỤNG LIỆU PHÁP HÚT ÁP LỰC ÂM TRONG ĐIỀU TRỊ ÁP XE CỔ
Ngô Thúc Luân*, Trần Minh Trường*, Trần Anh Bích**, Phạm Hoàng Nam**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả áp dụng liệu pháp hút áp lực âm trong điều trị áp xe cổ tại Bệnh viện Chợ Rẫy
từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt không nhóm chứng. Nghiên cứu 31 trường hợp áp xe
cổ áp dụng liệu pháp hút áp lực âm tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viên Chợ Rẫy.
Kết quả: Sau áp dụng liệu pháp hút áp lực âm: cải thiện tính chất nền vết thương, mô hạt tốt (70,9%),
không ghi nhận trường hợp nhiễm trùng tại chỗ, giảm số lần thay băng.
Kết luận: Liệu pháp hút áp lực âm rất hữu hiệu trong điều trị áp xe cổ.
Từ khóa: liệu pháp hút áp lực âm, áp xe cổ
ABSTRACT
USING VACUUM-ASSISTED WOUND CLOSURE THERAPY IN DEEP NECK ABSCESSES
Ngo Thuc Luan, Tran Minh Truong, Tran Anh Bich, Pham Hoang Nam
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 3- 2019: 15-19
Objectives: Evaluate the efficacy of using Vacuum-assisted wound closure (VAC) therapy in deep neck
abscesses at Otolaryngology Department – Cho Ray Hospital from September 2017 to September 2018.
Methods: Prospective case series. 31 patients using VAC therapy in treatment neck abscesses at
Otolaryngology Department – Cho Ray Hospital.
Results: After using VAC therapy, improvement in viable tissue of the wound was 70.9%. There is no case
in local infection. Reducing the number of changing gauzes.
Conclusions: Therapy with VAC. is useful in the treatment of deep neck abscesses.
Keyword: vacuum-assisted wound closure (VAC), neck abscesses
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1993, Fleishmann giới thiệu liệu pháp
hút áp lực âm ra đời (negative pressure wound
therapy – NPWT hay vacuum-assisted wound
closure – VAC) với cơ chế tạo áp lực âm trên
bề mặt vết thương, giúp lấy đi dịch thừa, cải
thiện tuần hoàn mao mạch, tăng tốc độ lành
thương(6). Hiện nay, VAC đã được sử dụng
trong chăm sóc và điều trị cho nhiều loại vết
thương khác nhau (nhiễm khuẩn, loét tì đè, áp
xe ) ở các vị trí: ngực, bụng, chi trên, chi
dưới, mông, .(1,2). Tuy nhiên, theo các tài liệu
tham khảo trong nước cho đến nay vẫn chưa
có một nghiên cứu mô tả về ứng dụng liệu
pháp hút áp lực âm trong chăm sóc và điều trị
áp xe cổ sau phẫu thuật. Đồng thời, tại khoa
Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy, tỉ lệ mắc
bệnh áp xe cổ ngày càng gia tăng cùng với vấn
đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn,
đang trở thành thách thức điều trị cho các bác
sĩ lâm sàng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đánh giá hiệu quả của liệu pháp
hút áp lực âm trong điều trị áp xe cổ.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của liệu pháp hút áp lực
âm đối với vết thương dẫn lưu áp xe cổ.
Mô tả các bước tiến hành áp dụng liệu pháp
hút áp lực âm ở vết thương dẫn lưu áp xe cổ.
* Bệnh viện Chợ Rẫy, ** Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Ngô Thúc Luân ĐT: 0989792475 Email: ngothucluan1990@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
16
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân sau rạch dẫn lưu áp xe cổ điều trị
tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 09/2017 đến tháng 04/2018.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Những bệnh nhân sau rạch dẫn lưu áp xe cổ
qua đường ngoài và được áp dụng liệu pháp hút
áp lực âm.
Tiêu chuẩn loại trừ
Ổ áp xe cổ chưa bộc lộ, giải phóng.
Bệnh lí ác tính tại vết thương.
Áp xe cổ lan trung thất, có biến chứng mạch
máu, phù Ludwig.
Tình trạng bệnh lí nội khoa không ổn định,
dẫn đến khó duy trì liệu pháp hút áp lực âm: rối
loạn đông máu, động kinh, viêm da.
Bệnh nhân không đồng ý hoặc tiếp tục tham
gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu mô tả hàng loạt không nhóm
chứng. Có 31 trường hợp nghiên cứu.
Xử lí số liệu
Bằng phần mềm SPSS 20.0
Tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân sau phẫu thuật rạch dẫn lưu áp
xe cổ thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ.
Ghi nhận thông tin, các biến số.
Đánh giá vết thương dẫn lưu áp xe cổ theo
TIME: tình trạng mô, nhiễm trùng, xuất tiết, mô
mềm quanh vết thương(3,4).
Áp dụng liệu pháp hút áp lực âm
Bước 1: Chuẩn bị vết thương: cắt lọc mô hoại
tử, bơm rửa, cầm máu.
Bước 2: Chuẩn bị vùng da xung quanh.
Bước 3: Cắt miếng xốp phủ vừa kín vết
thương, che phủ cơ quan, tạng quan trọng (nếu có).
Bước 4: Phủ kín vết thương và miếng xốp
bằng miếng dán trong suốt.
Bước 5: Kết nối hệ thống hút.
Bước 6: Cài đặt máy hút và kiểm tra: chế độ
hút liên tục, áp lực hút -50mmHg đến -125mmHg.
Đánh giá, theo dõi mỗi ngày.
Đánh giá lại vết thương theo TIME sau khi
kết thúc liệu pháp (72 giờ).
Theo dõi đánh giá đến xuất viện, sau 1 tuần.
KẾT QUẢ
Qua 31 trường hợp (TH) áp dụng liệu pháp
hút áp lực âm trong điều trị áp xe cổ, chúng tôi
ghi nhận kết quả như sau:
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng áp xe cổ
Tuổi: từ 27 – 85 tuổi, tuổi trung bình 57,3 ± 14,8.
Giới: nam/ nữ = 2,1/1. Yếu tố nguy cơ: đái
tháo đường (54,8%).
Triệu chứng lâm sàng: đau (100%), sốt
(83,9%), sưng vùng đau (67,8%).
Khoang áp xe trên CTscan cổ: ≥2 khoang
(59,1%), chủ yếu khoang dưới hàm (51,6%).
Nguyên nhân: sâu răng (41,9%), bệnh họng
miệng (19,4%).
Hiệu quả của liệu pháp hút áp lực âm đối với
vết thương (VT) dẫn lưu áp xe cổ
Trong nhóm nghiên cứu, tất cả TH đều được
điều trị nội khoa tích cực.
Liệu pháp kháng sinh: phối hợp kháng sinh
ngay từ đầu với kháng sinh theo kinh nghiệm và
điều chỉnh theo kháng sinh đồ khi có kết quả cấy
vi trùng.
Nâng đỡ tổng trạng: bù dịch, dinh dưỡng.
Điều trị bệnh lí nội khoa đi kèm: ổn định
đường huyết, acid uric,(3).
Đặc điểm vết thương dẫn lưu áp xe cổ
Đường phẫu thuật
Bảng 1. Đặc điểm các đường phẫu thuật
Số TH (n = 29) Tỉ lệ (%)
Đường dưới cằm 6 20,7
Đường dưới hàm 13 44,8
Đường cạnh cổ 2 6,8
Đường dẫn lưu khoang dưới móng 1 3,4
Phối hợp
Dưới hàm + cạnh cổ 1 3,4
Dưới cằm + dưới hàm 4 13,8
Dưới hàm 2 bên 2 7,1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
17
Đánh giá vết thương theo TIME
Tình trạng mô
Mô hoại tử chiếm 80,6%.
Tình trạng nhiễm trùng
Bảng 2. Tình trạng nhiễm trùng của vết thương
trước đặt VAC
Số TH Tỉ lệ (%)
Giai đoạn 1 0 0
Giai đoạn 2 5 16,1
Giai đoạn 3 19 61,3
Giai đoạn 4 7 22,6
Tình trạng xuất tiết
Bảng 3. Tình trạng xuất tiết của vết thương trước
đặt VAC
Số TH Tỉ lệ (%)
Dịch trắng đục 23 74,2
Dịch vàng trong 6 19,3
Dịch đục + nước bọt 2 6,5
Tình trạng mô mềm xung quanh VT
Bảng 4. Tình trạng mô mềm xung quanh vết thương
Số TH Tỉ lệ (%)
Bờ VT Bình thường 29 93,5
Sẹo 2 6,4
Vùng da
xung quanh
Phù nề 16 51,6
Sưng đỏ 7 22,6
Bình thường 8 25,8
Theo dõi VAC
Dấu hiệu sinh tồn
Hầu hết đều trong giới hạn bình thường. Chỉ
có 01 trường hợp sốt 380C.
Tính chất dịch hút
Bảng 5. Tính chất dịch hút
Tính chất dịch hút Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
Mủ đục 11 4 0
Hồng nhạt 4 1 0
Vàng trong 15 25 30
Tính chất vùng da xung quanh VT
Bảng 6. Tính chất vùng da quanh vết thương khi
áp dụng VAC
Trước VAC Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
Phù nề 16 12 7 4
Sưng đỏ 7 4 2 1
Bình thường 8 14 21 26
Đặc điểm VT dẫn lưu áp xe cổ sau áp dụng VAC
Tình trạng mô
Không ghi nhận trường hợp nào có mô hoại
tử, ghi nhận lên mô hạt tốt (70,9%).
Tình trạng nhiễm trùng
Không ghi nhận tình trạng nhiễm trùng ở
các vết thương.
Tình trạng xuất tiết
Các trường hợp đều ghi nhận tình trạng
chảy máu rỉ rả lượng ít, tự cầm hoặc đè ép
bằng gạc.
Tình trạng mô mềm xung quanh
Bảng 7. Tình trạng mô mềm xung quanh VT
Số TH Tỉ lệ (%)
Bờ VT Tái biểu mô hóa 31 100
Vùng da
xung quanh
Phù nề 4 12,9
Sưng đỏ 1 3,2
Bình thường 26 83,9
Thời gian từ áp dụng VAC đến xuất viện
Trung bình 5 ngày, từ 4 – 8 ngày.
Các phương pháp lành thương
Chỉ có 02 trường hợp bị mất chất da nhiều
cần phải ghép da, sau kết thúc VAC 2 ngày. Các
trường hợp còn lại đều đánh giá sau 1 tuần,
77,4% là tự lành, còn 16,1% cần khâu da thì 2.
Biến chứng, tác dụng phụ và một số vấn đề kĩ thuật
Chảy máu: hầu hết chảy máu rỉ rả, tự cầm
với gạc ép tại chỗ.
Nhiễm trùng vùng da xung quanh: ghi nhận
1 trường hợp (3,2%).
Đau: nhiều nhất lúc đặt và tháo VAC, thang
điểm đau VAS trung bình 4/10–5/10, cao nhất là
6, đáp ứng với thuốc giảm đau, có xu hướng
giảm dần.
Sung huyết vùng da xung quanh: 48,3%, tự khỏi.
Hở hút: 6,5%.
BÀN LUẬN
Hiệu quả liệu pháp hút áp lực âm trong điều
trị áp xe cổ
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng áp xe cổ
Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỉ lệ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
18
bệnh nhân nam chiếm đa số (68,8%), tỉ lệ
nam/nữ = 2,1/1. Tuổi trung bình 57,3 ± 14,8, tập
trung ở nhóm 50 – 59 tuổi (32,3%). Đa số các
trường hợp đều có bệnh lí nội khoa đi kèm
(67,7%), chủ yếu là đái tháo đường. Đây là một
yếu tố thuận lợi thúc đẩy diễn tiến nhiễm trùng
ngày càng nặng nề, cùng nhau tạo nên vòng
xoắn bệnh lí(7).
Đau và sốt là triệu chứng khởi phát thường
gặp nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do sâu
răng. Cần chủ động khám răng và nhổ răng
sâu (nếu có) khi điều kiện cho phép để giải
quyết nguyên nhân, giúp điều trị hiệu quả ổ
nhiễm trùng(3).
Trong nhóm nghiên cứu, đa số áp xe cổ ảnh
hưởng từ 2 khoang trở lên. Như vậy, luôn chú ý
không để sót ổ áp xe trước áp dụng VAC.
Hiệu quả liệu pháp hút áp lực âm đối với VT
dẫn lưu áp xe cổ
Trong nghiên cứu, đa số các VT ban đầu đều
có mô hoại tử (80,6%). Cần cắt lọc mô hoại tử
hoặc có khả năng hoại tử trước khi áp dụng
VAC. Đây là bước quan trọng bậc nhất khi áp
dụng VAC(5). Sau khi được kết thúc liệu pháp,
tất cả VT đều phát triển mô hạt dù ban đầu hoàn
toàn không có mô hạt, mô hạt tốt chiếm (70,9%).
Hệ thống VAC giúp dẫn lưu liên tục toàn bộ
dịch ứ đọng kèm các protein cản trở sự lành
thương. Đặc biệt, tuy hút dịch liên tục nhưng
VAC lại tạo môi trường ẩm giúp ổn định VT, tạo
thuận lợi cho tân tạo mạch, biểu mô hóa, đồng
thời giảm đau(7). Đa số VT đều được ghi nhận
chảy dịch đục (80,7%), tức là đều có sự hiện diện
của vi khuẩn và tế bào viêm. Có 6 trường hợp
VT chảy dịch vàng trong nhưng lại có tình trạng
tăng tiết dịch, có thể vẫn có sự tồn tại vi khuẩn
trong dịch và gây nhiễm trùng nếu kèm tình
trạng ứ đọng(4). Sau áp dụng VAC, tất cả các VT
chỉ ghi nhận chảy máu rỉ rả lượng ít, tự cầm,
không có hiện tượng chảy dịch mủ.
Với cơ chế dẫn lưu dịch thừa liên tục, đồng
thời tăng tuần hoàn máu ở nền VT, VAC cùng
liệu pháp kháng sinh hiệu quả giúp cải thiện
tình trạng nhiễm trùng vết thương rất hiệu quả.
Đa số VT đều nằm ở giai đoạn 3 và 4 (83,9%), tức
là VT có tình trạng nhiễm trùng tại chỗ rõ, có
hoặc không có nhiễm trùng toàn thân; sau áp
dụng VAC, tất cả các VT đều không ghi nhận
tình trạng nhiễm trùng tại chỗ.
Theo quy trình chăm sóc vết thương dẫn
lưu áp xe cổ cần phải thay băng và bơm rửa từ
2 - 3 lần/ngày, có thể tăng lên tùy tình trạng
nhiễm trùng(2,4). Trong khi đó, vết thương áp
dụng VAC chỉ 02 lần thay băng trong 3 ngày.
Rõ ràng, số lần thay băng giảm đáng kể trong
khi vết thương vẫn được theo dõi và đánh giá
liên tục. Vết thương ít phơi nhiễm với môi
trường bệnh viện, giảm tần suất đau khi thay
băng là những lợi ích có thể thấy được từ việc
giảm số lần thay băng.
Hở hút là vấn đề kĩ thuật thường gặp (6,5%).
Vị trí vùng đầu cổ là vùng “giải phẫu khó” áp
dụng VAC do nhiều yếu tố: vận động nhiều, nếp
da, nhiều góc cạnh, Do đó, cần gia cố các vị trí
yếu, hạn chế vận động, quan trọng nhất là luôn
theo dõi sát, khắc phục ngay khi phát hiện.
Khi áp dụng VAC, hầu hết bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi đều xuất viện, tái
khám sau 1 tuần không ghi nhận biến chứng nào
nguy hiểm. Chỉ có 01 trường hợp nhiễm trùng
khu trú vùng da xung quanh, xử trí chích rạch ổ
áp xe nhỏ <1mm, xuất viện sau 2 ngày.
Các bước tiến hành liệu pháp hút áp lực âm
trong điều trị áp xe cổ
Đánh giá vết thương dẫn lưu áp xe cổ theo
TIME: tình trạng mô, nhiễm trùng, xuất tiết, mô
mềm quanh vết thương.
Áp dụng liệu pháp hút áp lực âm
Bước 1: Chuẩn bị vết thương: cắt lọc mô hoại
tử, bơm rửa, cầm máu.
Bước 2: Chuẩn bị vùng da xung quanh
Bước 3: Cắt miếng xốp phủ vừa kín vết
thương, che phủ cơ quan, tạng quan trọng
(nếu có).
Bước 4: Phủ kín vết thương và miếng xốp
bằng miếng dán trong suốt.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
19
Bước 5: Kết nối hệ thống hút.
Bước 6: Cài đặt máy hút và kiểm tra: chế độ
hút liên tục, áp lực hút -50mmHg đến -25mmHg.
Đánh giá, theo dõi mỗi ngày.
Đánh giá lại vết thương theo TIME sau khi
kết thúc liệu pháp (72 giờ).
Theo dõi đánh giá đến xuất viện, sau 1 tuần.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, chúng tô thấy rằng liệu
pháp hút áp lực âm là một phương pháp hỗ trợ
hữu hiệu trong điều trị áp xe cổ, giúp cải thiện
nền vết thương, giảm số lần thay băng, góp phần
giảm thời gian nằm viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asher SA, White HN, Golden JB, Magnuson JS, Carroll WR,
Rosenthal EL (2014). Negative pressure wound therapy in head
and neck surgery. JAMA facial plastic surgery, 16(2):pp. 120-126.
2. Behrad BA, Har-El G (2014). Deep Neck Infections. Bailey's Head
& Neck Surgery Otolaryngology, pp. 794 - 813.
3. Benbow M (2016). Best practice in wound assessment. Nursing
Standard (2014+), 30(27):pp. 40.
4. Dowsett C, Newton H (2005). Wound bed preparation: TIME in
practice. Wounds UK, 1(3):pp. 58.
5. Govea-Camacho LH, Astudillo-Carrera A, Hermosillo-Sandoval
JM, Rodríguez-Reynoso S, González-Ojeda A, Fuentes-Orozco
C (2016). Impact of vacuum-assisted closure management in
deep neck abscesses. Cirugía y Cirujanos (English Edition),
84(4):pp. 275-281.
6. Marks MW, Argenta LC, DeFranzo AJ (2010). Principles and
Applications of Vacuum-Assisted Closure (VAC). Plastic
Surgery Secrets Plus (Second Edition), Elsevier, pp. 38-44.
7. Nguyễn Văn Thanh (2015). Nghiên cứu ứng dụng hút áp lực
âm và vạt da cân vùng mông trong điều trị loét cùng cụt mức
độ nặng (độ III, IV). Y học Việt Nam, 5(1):pp. 17 - 22.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_lieu_phap_hut_ap_luc_am_trong_dieu_tri_ap_xe_co.pdf