Áp dụng cơ sở dữ liệu sử dụng thuốc trong xây dựng cơ số dự trù tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Áp dụng cơ sở dữ liệu sử dụng thuốc trong xây dựng cơ số dự trù tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 322 ÁP DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU SỬ DỤNG THUỐC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỐ DỰ TRÙ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Phương Thảo*, Cù Thanh Tuyền**, Huỳnh Thị Ngọc Hạnh*, Hoàng Thy Nhạc Vũ** TÓM TẮT Mở đầu: Xây dựng cơ số dự trù thuốc là một trong những hoạt động thường niên của Khoa Dược bệnh viện nhằm đảm bảo việc cung ứng thuốc đầy đủ và kịp thời cho người bệnh trong điều trị. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm thử nghiệm việc áp dụng cơ sở dữ liệu sử dụng thuốc của Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh trong việc xây dựng cơ số dự trù cho thuốc sử dụng tại Bệnh viện. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Các thuốc được xem là tối cần, sử dụng nhiều và liên tục trong giai đoạn 2012 – 2018 tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh trong điều trị nội trú sẽ được chọn phân tích. Phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian đượ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng cơ sở dữ liệu sử dụng thuốc trong xây dựng cơ số dự trù tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 322 ÁP DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU SỬ DỤNG THUỐC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỐ DỰ TRÙ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Phương Thảo*, Cù Thanh Tuyền**, Huỳnh Thị Ngọc Hạnh*, Hoàng Thy Nhạc Vũ** TÓM TẮT Mở đầu: Xây dựng cơ số dự trù thuốc là một trong những hoạt động thường niên của Khoa Dược bệnh viện nhằm đảm bảo việc cung ứng thuốc đầy đủ và kịp thời cho người bệnh trong điều trị. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm thử nghiệm việc áp dụng cơ sở dữ liệu sử dụng thuốc của Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh trong việc xây dựng cơ số dự trù cho thuốc sử dụng tại Bệnh viện. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Các thuốc được xem là tối cần, sử dụng nhiều và liên tục trong giai đoạn 2012 – 2018 tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh trong điều trị nội trú sẽ được chọn phân tích. Phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian được sử dụng để phân tích và xây dựng cơ số dự trù cho các thuốc được lựa chọn ưu tiên. Việc so sánh kết quả dự trù thuốc từ nghiên cứu với số lượng thuốc được dự trù theo phương pháp thường quy của Bệnh viện sẽ được thực hiện để đánh giá kết quả của việc dự trù bằng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian. Kết quả: Trong 206 loại thuốc được sử dụng trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, có 70,4% thuốc được sử dụng liên tục từ năm 2012; 38,8% thuốc thuộc nhóm tối cần; 61,9% thuốc sử dụng theo đường tiêm. Nghiên cứu ghi nhận kết quả dự trù từ nghiên cứu có độ chính xác cao hơn so với kết quả dự trù của Bệnh viện (chênh lệch trung bình so với sử dụng thực tế là 28,0% so với 97,4%). Đặc biệt, có 3 thuốc thực tế được dự trù thiếu và 2 thuốc được dự trù dư quá 250% so với nhu cầu điều trị có thể được điều chỉnh hợp lý hơn nhờ cơ số dự đoán từ mô hình. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy việc áp dụng cơ sở dữ liệu sử dụng thuốc để xây dựng cơ số dự trù bằng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian cho phép tăng độ chính xác trong việc thực hiện dự trù, qua đó giúp Bệnh viện có thể mua sắm thuốc với số lượng phù hợp nhất với nhu cầu thực tế. Từ khoá: sử dụng thuốc, dự trù thuốc, phân tích dữ liệu theo thời gian ABSTRACT APPLICATION OF DRUG USE DATABASE IN DRUG QUANTIFICATION AT HUNG VUONG HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY Le Phuong Thao, Cu Thanh Tuyen, Huynh Thi Ngoc Hanh, Hoang Thy Nhac Vu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 322-328 Background: Quantification of drugs in a hospital is the process which is done once a year at the pharmacy department to ensure that there is enough stock to meet demands of patients. Objectives: The study aimed to test the application of the drug utilization database at Hung Vuong Hospital in Ho Chi Minh City for calculating the quantities of drugs used at the Hospital. Methods: Drugs which were vital and used commonly and continuously in the period 2012 – 2018 at Hung Vuong Hospital in Ho Chi Minh City for inpatient treatment were selected for analysis. The Time Series Analysis *Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh **Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS.DS. Hoàng Thy Nhạc Vũ ĐT: 0913110200 Email: hoangthynhacvu@uphcm.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 323 method was performed to calculate the estimated quantities for 10 drugs which were more prioritized in the quantification. Estimated results from The Time Series Analysis method and from the conventional method at Hung Vuong Hospital in Ho Chi Minh City were respectively compared to the real drug consumption in order to evaluate the accuracy of these two quantification methods. Results: There were 206 drugs were used at Hung Vuong Hospital in Ho Chi Minh City in 2018. Of which, 70.4% had been used continuously since 2012; 38.8% belonged to the vital group; 61.9% were injecting drugs. The estimated quantities from the study were more accurate than the estimated quantities obtained from the conventional method at Hung Vuong Hospital in Ho Chi Minh City (average difference compared to actual use was 28.0% compared to 97.4%). In particular, there are 3 drugs underestimated and 2 drugs are overestimated by 250% compared to the need for treatment that can be adjusted more appropriately by the estimated quantities of the model. Conclusion: This study demonstrated that the application of the drug utilization database for calculating the quantities of drugs used at the Hospital by the Time Series Analysis method enhanced the accuracy in the drug quantifications, which enables the Hung Vuong Hospital in Ho Chi Minh City to purchase drugs with the most suitable quantity to meet the real needs of patients. Keywords: drug utilization, drug quantification, time series analysis ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng cơ số dự trù thuốc là một trong những hoạt động thường niên của Khoa Dược bệnh viện nhằm đảm bảo việc cung ứng thuốc đầy đủ và kịp thời cho người bệnh trong điều trị(1). Ngoài ra, theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập(4), hiện nay nhiều bệnh viện trên cả nước đã và đang thực hiện lộ trình tiến đến tự chủ tài chính. Do đó, việc sử dụng ngân sách bệnh viện sao cho hợp lý trong giai đoạn này có thể xem là một yêu cầu bắt buộc. Bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa hạng 1 tuyến trung ương, với quy mô 900 giường bệnh, trong đó có 100 giường sơ sinh. Hàng năm, Bệnh viện phải dành một phần lớn ngân sách cho việc mua sắm thuốc. Nhiệm vụ đặt ra cho Khoa Dược trong tình hình này là phải đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời, đầy đủ, và đặt biệt là thuốc cần được mua sắm với số lượng hợp lý nhất. Để làm được điều đó, trước tiên phải đảm bảo được tính chuẩn xác của cơ số thuốc khi tiến hành dự trù. Hiện nay, hoạt động dự trù thuốc tại Bệnh viện còn thực hiện theo phương pháp thủ công, mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Vì vậy, việc thiếu thuốc hoặc thừa thuốc vẫn xảy ra trong quá trình cung ứng thuốc. Phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian là một phương pháp đã được ứng dụng trong lĩnh vực y tế tại nhiều nơi trên thế giới, nhằm xác định xu hướng thay đổi của một số bệnh(9), của chi phí điều trị bệnh, cũng như xác định xu hướng thay đổi của chi phí thuốc(6). Phương pháp này được áp dụng với những dữ liệu có tính liên tục, có tính phụ thuộc lẫn nhau, và có tính lặp lại theo một chu kỳ về thời gian, vì vậy rất phù hợp để ứng dụng phân tích dữ liệu liên quan đến lượng thuốc mà bệnh viện sử dụng hàng năm. Tại Việt Nam, phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian đã bước đầu được ứng dụng tại một số bệnh viện cho hoạt động dự trù và mua sắm thuốc(5,7,8). Kết quả từ các nghiên cứu trước cho thấy việc ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian chỉ thuận lợi khi bệnh viện có cơ sở dữ liệu chuyên biệt theo yêu cầu của phân tích. Với cơ sở dữ liệu vừa được xây dựng cho các thuốc trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu được thực hiện nhằm thử nghiệm việc áp dụng cơ sở dữ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 324 liệu sử dụng thuốc trong việc xây dựng cơ số dự trù cho thuốc sử dụng tại Bệnh viện. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu phân tích, được thực hiện dựa vào việc khai thác cơ sở dữ liệu sử dụng thuốc trong điều trị nội trú của Bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh để phục vụ cho hoạt động dự trù thuốc tại Bệnh viện. Từ danh mục thuốc sử dụng năm 2018, dữ liệu của các thuốc sử dụng trong điều trị nội trú sẽ được tổng hợp cho giai đoạn 2012 – 2018. Các phân tích sơ bộ sẽ giúp đánh giá tình hình sử dụng của các thuốc này để xác định ra 10 thuốc tối cần, sử dụng nhiều và liên tục. Đây là các thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám chữa bệnh của bệnh viện(2), được sử dụng liên tục trong 7 năm với cơ số thuốc sử dụng nhiều nhất. Các thuốc này sẽ được lựa chọn cho các phân tích chuyên sâu theo phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian và xây dựng cơ số dự trù. Việc so sánh kết quả dự trù thuốc từ nghiên cứu bằng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian với số lượng thuốc dự trù theo phương pháp thường quy của Bệnh viện sẽ được thực hiện để dự đoán lượng thuốc cần thiết và đánh giá độ chính xác của kết quả phân tích thông qua chênh lệch so với dữ liệu sử dụng thực tế theo từng thuốc tại Bệnh viện. Xử lý thống kê Tình hình sử dụng thuốc được mô tả thông qua các tiêu chí phân loại VEN, dạng dùng và nhóm điều trị(3) theo số lượng loại thuốc và tỉ lệ cơ số thuốc sử dụng. Sau khi xác định được 10 thuốc tối cần, được sử dụng nhiều và liên tục trong giai đoạn 2012 – 2018, dữ liệu sử dụng giai đoạn 2012 – 2017 tương ứng được thu thập theo từng tháng và phân tích để thu được số liệu dự trù năm 2018 bằng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian. Dữ liệu được mô tả theo tần số, tỉ lệ phần trăm và giá trị trung bình về số lượng mua sắm và sử dụng của các thuốc, với phần mềm thống kê R (phiên bản 3.0.2). KẾT QUẢ Tình hình sử dụng thuốc điều trị nội trú trong giai đoạn 2012 – 2018 của các thuốc có trong danh mục năm 2018 Trong 206 loại thuốc được sử dụng trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh năm 2018, có 145 thuốc (70,4%) được sử dụng liên tục từ năm 2012. Các nhóm V, E, N chiếm tỉ lệ lần lượt là 38,8%; 51,9% và 9,2% so với tổng lượng thuốc điều trị nội viện năm 2018, với xu hướng sử dụng giữa các nhóm tương đối ổn định giữa các năm. Hai dạng dùng phổ biến là thuốc đường tiêm (143 thuốc; 69,4%) và thuốc đường uống (42 thuốc; 20,4%), tỉ lệ này không thay đổi nhiều trong giai đoạn 2012 – 2018. Dựa theo tác dụng dược lý, nhóm điều trị có số lượng thuốc sử dụng trong điều trị nội viện nhiều nhất là nhóm trị ký sinh trùng - chống nhiễm khuẩn (32 thuốc; 15,5%) với xu hướng sử dụng giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu; tiếp sau đó là nhóm dung dịch điều chỉnh nước, điện giải và dung dịch tiêm truyền (10,7%) và nhóm thuốc gây tê, mê (9,7%), cả hai nhóm này đều được ghi nhận có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây (Hình 1 và Bảng 1). Hoạt động dự trù và sử dụng 10 loại thuốc tối cần, dùng nhiều và liên tục giai đoạn 2012–2018 Trong 10 thuốc ưu tiên lựa chọn cho phân tích chuyên sâu, có 9 thuốc dạng tiêm, thuộc 4 nhóm điều trị có cơ số sử dụng nhiều tại Bệnh viện. So sánh số lượng thuốc được dự trù bằng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian với việc dự trù theo phương pháp thường quy, nghiên cứu ghi nhận kết quả dự trù từ nghiên cứu có độ chính xác cao hơn so với kết quả dự trù của Bệnh viện (chênh lệch trung bình so với sử dụng thực tế là 28,0% so với 97,4%) (Bảng 2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 325 Bảng 1. Tình hình sử dụng của các thuốc trong điều trị nội trú có trong danh mục thuốc năm 2018 tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2012 – 2018 Tiêu chí mô tả Số lượng loại thuốc Tổng cơ số thuốc sử dụng giai đoạn 2012 – 2018 N=206 (%) N=14.720.388 (%) Phân loại VEN V 80 (38,8) 7.441.743 (50,6) E 107 (51,9) 6.920.410 (47,0) N 19 (9,2) 358.234 (2,4) Dạng dùng Tiêm-truyền 143 (69,4) 10.844.654 (73,7) Uống 42 (20,4) 2.747.491 (18,7) Khác 21 (10,2) 1.128.243 (7,7) Nhóm điều trị Thuốc trị ký sinh trùng - chống nhiễm khuẩn 32 (15,5) 2.317.359 (15,7) Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải và dung dịch tiêm truyền 22 (10,7) 2.552.713 (17,3) Thuốc gây tê, mê 20 (9,7) 936.691 (6,4) Thuốc điều trị ung thư và điều hoà miễn dịch 18 (8,7) 36.128 (0,2) Hormone và thuốc tác động vào hệ nội tiết 14 (6,8) 466.725 (3,2) Thuốc tim mạch 12 (5,8) 169.484 (1,2) Thuốc đường tiêu hóa 12 (5,8) 331.242 (2,3) Thuốc giảm đau - hạ sốt - chống viêm không steroid 9 (4,4) 1.390.168 (9,4) Thuốc tác dụng đối với máu 9 (4,4) 430.603 (2,9) Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 9 (4,4) 45.043 (0,3) Thuốc tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ, chống đẻ non 8 (3,9) 3.022.541 (20,5) Thuốc giải độc và dùng trong trường hợp ngộ độc 6 (2,9) 95.773 (0,7) Thuốc giãn cơ và ức chế Cholinesterase 5 (2,4) 48.034 (0,3) Thuốc chống dị ứng và dùng trong trường hợp quá mẫn 4 (1,9) 14.434 (0,1) Thuốc tẩy trùng và sát trùng 4 (1,9) 187.437 (1,3) Thuốc lợi tiểu 3 (1,5) 47.138 (0,3) Vitamin và khoáng chất 3 (1,5) 48.358 (0,3) Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 2 (1,0) 131.424 (0,9) Thuốc chống rối loạn tâm thần 2 (1,0) 4.498 (<0,1) Thuốc khác 12 (5,8) 2.444.594 (16,6) Bảng 2. So sánh kết quả dự trù thuốc từ nghiên cứu với kết quả dự trù và lượng thuốc sử dụng trong thực tế của 10 thuốc tối cần, được sử dụng nhiều và liên tục trong giai đoạn 2012 – 2018 tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh Stt Thuốc Nhóm điều trị Cơ số sử dụng thực tế năm 2018 Kết quả dự trù cho năm 2018 bằng phương pháp thường quy của Bệnh viện Chênh lệch giữa kết quả dự trù thuốc của Bệnh viện so với lượng sử dụng thực tế Cơ số dự báo từ nghiên cứu Chênh lệch giữa cơ số dự báo từ nghiên cứu so với sử dụng thực tế (ĐVT) (ĐVT) (%) (ĐVT) (%) 1 Ống tiêm Oxytocin 5UI/1ml Thuốc tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ, chống đẻ non 348.131 1.380.000 296,4 459.038 31,9 2 Viên uống Misoprostol 200mcg 63.423 80.000 26,1 61.487 <0,1 3 Chai tiêm truyền Ringer lactat 500ml Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải và dung dịch tiêm truyền 138.991 120.000 -13,7 179.179 28,9 4 Ống Magnesi sulfat 15%/10ml 136.110 149.000 9,5 140.772 3,4 5 Chai tiêm truyền Glucose 5%/500ml 53.031 139.610 163,3 68.929 30,0 6 Chai tiêm truyền Natri clorid 0,9%/100ml 22.726 27.200 19,7 27.263 20,0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 326 Stt Thuốc Nhóm điều trị Cơ số sử dụng thực tế năm 2018 Kết quả dự trù cho năm 2018 bằng phương pháp thường quy của Bệnh viện Chênh lệch giữa kết quả dự trù thuốc của Bệnh viện so với lượng sử dụng thực tế Cơ số dự báo từ nghiên cứu Chênh lệch giữa cơ số dự báo từ nghiên cứu so với sử dụng thực tế (ĐVT) (ĐVT) (%) (ĐVT) (%) 7 Chai tiêm truyền Natri clorid 0,9%/500ml 21.998 18.000 -18,2 24.281 10,4 8 Lọ tiêm Ampicilin + Sulbactam 1g + 0,5g Thuốc trị ký sinh trùng -chống nhiễm khuẩn 41.975 40.000 -4,7 75.787 80,6 9 Lọ tiêm Cefazolin 1g 25.577 138.000 439,5 41.045 60,5 10 Ống tiêm Fentanyl 0,1mg/2ml Thuốc gây tê, mê 31.996 50.000 56,3 37.760 18,0 Trung bình 97,4 28,0 Hình 1. Xu hướng sử dụng của các thuốc trong điều trị nội trú có trong danh mục thuốc 2018 tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2012 – 2018 theo phân loại VEN, dạng dùng và nhóm điều trị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 327 BÀN LUẬN Nghiên cứu đã áp dụng cơ sở dữ liệu sử dụng thuốc của Bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh để xác định được đặc điểm sử dụng của các thuốc trong danh mục thuốc điều trị nội viện năm 2018, đồng thời đã cho thấy khả năng ứng dụng của cơ sở dữ liệu trong hoạt động dự trù thuốc tại Bệnh viện. Với đặc điểm là một bệnh viện chuyên khoa, trong đó thuốc sử dụng có tính ổn định cao hơn so với việc sử dụng thuốc tại các bệnh viện đa khoa, dữ liệu sử dụng thuốc tại Bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh tương đối tương thích với yêu cầu áp dụng của phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian, thuận lợi cho việc thực hiện phân tích chuyên sâu trong nghiên cứu này. Nghiên cứu ưu tiên chọn các thuốc điều trị nội viện và các thuốc thông dụng để phân tích và đánh giá, nhằm tăng tính ứng dụng của các kết quả thu được từ nghiên cứu. Đặc điểm sử dụng của các thuốc trong nghiên cứu này có những nét đặc trưng của thuốc dùng trong điều trị nội trú. Cụ thể, các thuốc nhóm V và E chiếm tỉ lệ sử dụng đáng kể, và nhóm thuốc không thiết yếu N chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp với 9,2% số lượng thuốc trong danh mục, chiếm 2,4% về cơ số thuốc sử dụng trong giai đoạn 2012 – 2018. Kết quả này cho thấy hoạt động mua sắm và sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại Bệnh viện phù hợp với quy định của Bộ Y tế(2). Các nhóm thuốc gồm dung dịch điều chỉnh nước – điện giải, thuốc chống nhiễm khuẩn và các thuốc gây tê, mê chiếm tỉ lệ sử dụng cao nhất, phù hợp với các hoạt động điều trị của chuyên khoa phụ sản tại Bệnh viện. Các thuốc tối cần, được sử dụng nhiều và liên tục trong giai đoạn 2012 – 2018 phần lớn đều thuộc các nhóm điều trị này. Quá trình so sánh cơ số dự trù và sử dụng thuốc cho các thuốc tối cần, dùng nhiều và liên tục trong giai đoạn 2012 – 2018 cho thấy phần lớn các thuốc được mua sắm chưa sát với nhu cầu thực tế, trong đó có 2 trường hợp dự trù dư hơn 250% với nhu cầu điều trị. Kết quả dự trù bằng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian có độ chính xác cao hơn, giúp khẳng định độ tin cậy và tính ứng dụng của phương pháp này trong hoạt động dự trù và mua sắm thuốc của Bệnh viện. Kết quả dự báo từ mô hình này cũng cho thấy hiệu quả tích cực trong một nghiên cứu tương tự tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre(5). Như vậy, việc áp dụng dữ liệu sử dụng thuốc trong một giai đoạn dài có thể giúp Bệnh viện điều chỉnh được số lượng thuốc mua sắm trong những năm tiếp theo để phù hợp nhất với nhu cầu thực tế, giúp giảm cơ số tồn kho, đảm bảo sử dụng nguồn ngân sách thuốc hợp lý và cung ứng thuốc kịp thời đầy đủ cho người bệnh. Để có thể ứng dụng được phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian, chất lượng của cơ sở dữ liệu là yếu tố rất quan trọng. Nhờ vào cơ sở dữ liệu vừa được xây dựng theo các yêu cầu đặc trưng cho việc ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian, cụ thể là thuốc được tổng hợp theo hoạt chất, hàm lượng, dạng dùng với cơ số sử dụng được tổng hợp theo từng tháng, mà việc thực hiện nghiên cứu tương đối thuận lợi và nhanh chóng, giúp thông tin được tổng hợp đầy đủ, chính xác, đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu ưu tiên lựa chọn các thuốc sử dụng liên tục và thông dụng trong điều trị nội trú để đảm bảo tính phù hợp của dữ liệu khi ứng dụng phân tích theo dữ liệu theo thời gian. Việc sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện chuyên khoa tương đối ổn định, không bị tác động nhiều bởi thực trạng dịch chuyển cơ cấu bệnh tật do thông tuyến bảo hiểm như trường hợp của các bệnh viện đa khoa trong thời điểm hiện tại. Vì vậy kết quả có độ tin cậy và có tính ứng dụng cao cho hoạt động dự trù của bệnh viện. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ số thuốc sử dụng của một vài thuốc tiêu biểu để bước đầu minh hoạ tính ứng dụng của phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian. Việc phân tích đồng thời cơ số và chi phí sử dụng thuốc cho từng thuốc theo các nhóm cụ thể như biệt Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 328 dược gốc, nhóm thuốc cần thiết, nhóm thuốc điều trị theo các chuyên khoa, hoặc xét đến các yếu tố tác động khác như hạn sử dụng thuốc hay tính sẵn có của thuốc trên thị trường là sẽ các hướng nghiên cứu tiếp theo để mở rộng tính ứng dụng của phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian trong hoạt động mua sắm thuốc tại các bệnh viện. KẾT LUẬN Đây là một trong những nghiên cứu thí điểm ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian cho dữ liệu sử dụng thuốc tại các bệnh viện tại Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy việc áp dụng cơ sở dữ liệu sử dụng thuốc để xây dựng cơ số dự trù bằng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian có thể giúp tăng độ chính xác trong việc thực hiện dự trù, qua đó cho phép bệnh viện có thể mua sắm thuốc với số lượng phù hợp nhất với nhu cầu thực tế. Kết quả thu được từ nghiên cứu là cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện nghiên cứu trên các nhóm thuốc khác nhau tại bệnh viện, giúp dự trù mua sắm thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân địa phương, đồng thời đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn ngân sách của bệnh viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2011). Quy định về tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện. Thông tư số 22/2011/TT-BYT 2. Bộ Y tế (2013). Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 3. Bộ Y tế (2014). Ban hành và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế. Thông tư số 40/2014/TT-BYT 4. Chính phủ (2012). Cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Nghị định số 85/2012/NĐ-CP 5. Đặng Kim Loan, Cù Thanh Tuyền, Hoàng Việt, Hoàng Thy Nhạc Vũ và cộng sự (2019). "Ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian trong hoạt động dự trù mua sắm thuốc: nghiên cứu tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Tỉnh Bến Tre". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản số 23(2):pp.365- 372. 6. Grasso M, Manera M, Chiabai A et al (2012). "The Health Effects of Climate Change: A Survey of Recent Quantitative Research". Int J Environ Res Public Health, 9(5):pp.1523-1547. 7. Hoàng Thy Nhạc Vũ (2017). "Ứng dụng phương pháp phân tích dãy số theo thời gian trong dự báo cơ cấu chi phí sử dụng thuốc tại bệnh viện". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản số 21(5):pp.83-89. 8. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Nhật Trường (2017). "Phân tích xu hướng sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Phú Nhuận giai đoạn 2012–2018". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản số 21(5):pp.285-292. 9. Liu Z., Hauskrecht M (2015). "Clinical time series prediction: Toward a hierarchical dynamical system framework". Artif Intell Med, 65(1):pp.5-18. Ngày nhận bài báo: 16/01/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/02/2019 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfap_dung_co_so_du_lieu_su_dung_thuoc_trong_xay_dung_co_so_du.pdf
Tài liệu liên quan