Tài liệu Áp dụng chỉ số chất lượng nước đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt tại khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương - Lê Ngọc Tuấn: 118 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL
NATURAL SCIENCES, VOL 2, ISSUE 6, 2018
Áp dụng chỉ số chất lượng nước đánh giá
diễn biến chất lượng nước mặt tại khu vực
phía Nam tỉnh Bình Dương
Lê Ngọc Tuấn, Tào Mạnh Quân, Trần Thị Thuý
Tóm tắt—Vùng đô thị phía Nam tỉnh Bình Dương
tập trung nhiều hoạt động dân sinh kinh tế, một mặt
đóng góp đáng kể cho sự phát triển của tỉnh, mặt
khác gây những tác động tiêu cực đến môi trường,
đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Trên cơ sở
kế thừa kết quả quan trắc định kỳ tại 25 vị trí (2012
– 2016), để đánh giá toàn diện hiện trạng chất lượng
nước (CLN) vào mùa khô năm 2017, đồng thời phục
vụ tính toán khả năng chịu tải (ở nghiên cứu tiếp
sau), 93 mẫu nước mặt được phân tích bổ sung và
đánh giá tổng hợp theo chỉ số WQI. Giai đoạn 2012
– 2016, CLN dao động ở mức rất kém đến mức tốt
(giá trị WQI tương ứng từ 20 – 88). Các vị trí đáng
quan tâm là rạch Chòm Sao (RSG5), suối Bưng Cù
(RĐN2) và sông Thị Tính (RTT...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng chỉ số chất lượng nước đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt tại khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương - Lê Ngọc Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
118 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL
NATURAL SCIENCES, VOL 2, ISSUE 6, 2018
Áp dụng chỉ số chất lượng nước đánh giá
diễn biến chất lượng nước mặt tại khu vực
phía Nam tỉnh Bình Dương
Lê Ngọc Tuấn, Tào Mạnh Quân, Trần Thị Thuý
Tóm tắt—Vùng đô thị phía Nam tỉnh Bình Dương
tập trung nhiều hoạt động dân sinh kinh tế, một mặt
đóng góp đáng kể cho sự phát triển của tỉnh, mặt
khác gây những tác động tiêu cực đến môi trường,
đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Trên cơ sở
kế thừa kết quả quan trắc định kỳ tại 25 vị trí (2012
– 2016), để đánh giá toàn diện hiện trạng chất lượng
nước (CLN) vào mùa khô năm 2017, đồng thời phục
vụ tính toán khả năng chịu tải (ở nghiên cứu tiếp
sau), 93 mẫu nước mặt được phân tích bổ sung và
đánh giá tổng hợp theo chỉ số WQI. Giai đoạn 2012
– 2016, CLN dao động ở mức rất kém đến mức tốt
(giá trị WQI tương ứng từ 20 – 88). Các vị trí đáng
quan tâm là rạch Chòm Sao (RSG5), suối Bưng Cù
(RĐN2) và sông Thị Tính (RTT1) có CLN ở mức rất
kém (giá trị WQI tương ứng là 7, 1 và 1) chủ yếu do
hàm lượng cao amoni, BOD5, COD, coliform Mùa
khô năm 2017, CLN dao động ở mức rất kém đến
mức tốt (tương ứng giá trị WQI từ 16 – 88); trong
đó, các vị trí có WQI ở mức rất kém như STT2 trên
sông Thị Tính, MC25 trên suối Cầu Định, MC50
trên tuyến suối Cát – Bưng Biệp và MC91 trên suối
Cái do hàm lượng cao TSS, độ đục, amoni, BOD5,
COD Để hoạch định hợp lý các giải pháp quản lý
môi trường nước mặt tại địa phương, cần tiếp tục
nghiên cứu, đánh giá chi tiết tình hình phát thải và
khả năng chịu tải của lưu vực.
Từ khóa—nước mặt, chất lượng nước, chỉ số chất
lượng nước, ô nhiễm môi trường.
Ngày nhận bản thảo 11-02-2018; Ngày chấp nhận đăng 13-8-
2018; Ngày đăng: 31-12-2018
Lê Ngọc Tuấn1, Tào Mạnh Quân2, Trần Thị Thuý3 * –1Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM; 2Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Bình Dương; 3Viện Khí Tượng Thuỷ Văn
Hải Văn và Môi Trường; *Email: lntuan@hcmus.edu.vn
1 GIỚI THIỆU
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của
môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo
đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh quốc gia [1]. Tuy nhiên, quá
trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp
lý, thiếu bền vững đã và đang gây suy giảm tài
nguyên nước, đặc biệt là những thách thức đối với
chất lượng nước (CLN) do quá trình tiếp nhận
nước thải từ các hoạt động dân sinh kinh tế [2].
Theo đó, ngoài kiểm soát hiệu quả nguồn thải,
việc quan trắc và đánh giá diễn biến chất lượng
nước (CLN) theo không gian và thời gian đóng
vai trò quan trọng, cung cấp cơ sở (dữ liệu) cho
việc đánh giá tác động cũng như hoạch định và
thực thi các giải pháp quản lý có liên quan.
Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng
để đánh giá CLN: phương pháp mô hình hóa, như
WASP7 (Water Quality Analysis Simulation
Program 7 - mô tả và dự báo chất lượng nước) [3-
5], AQUATOX (Aquatic ecosystem simulation
model - đánh giá các yếu tố tác động lên sinh
trưởng, phát triển của thuỷ sinh vật) [6],
QUAL2K (River and Stream Water Quality
Model - mô phỏng chất lượng nước suối và sông
một chiều có sự tham gia của quá trình xáo trộn
rối và bên) [7], DELFT3D (mô hình tổng hợp 3
chiều do Viện Thủy lực Delft - Hà Lan nghiên
cứu phát triển - mô phỏng mối tương tác của thủy
động lực, sóng, vận chuyển bùn cát và chất lượng
nước) [8], HEC – RAS (Hydrologic Engineering
Centers River Analyis System - mô hình tính toán
thủy văn, thủy lực một chiều trên hệ thống sông)
[9], bộ phần mềm MIKE do Viện Thuỷ lực Đan
Mạch phát triển [10 – 12]; phương pháp quan trắc
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 119
CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, TẬP 2, SỐ 6, 2018
môi trường; phương pháp đánh giá tổng hợp CLN
theo chỉ số CLN (Water Quality Index – WQI)
[13-16]... Nhìn chung, tùy vào mục tiêu và quy
mô nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu
được lựa chọn sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp một
cách phù hợp.
Tỉnh Bình Dương thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, đang trên đà tăng trưởng và đạt
được nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, nguồn nước mặt tỉnh Bình Dương, đặc
biệt tại khu vực phía Nam (Thị xã Dĩ An, Thuận
An, Tân Uyên, Bến Cát và thành phố Thủ Dầu
Một) đã và đang chịu nhiều nguy cơ ô nhiễm [17],
từ đó ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của
người dân nói riêng và mục tiêu phát triển nói
chung tại địa phương, đòi hỏi những chính sách,
biện pháp quản lý phù hợp, dài hạn và hệ thống.
Do vậy, việc quan trắc, đánh giá diễn biến CLN là
một nhiệm vụ cần thiết, tạo cơ sở quan trọng để
xây dựng các giải pháp kiểm soát nguồn thải,
quản lý CLN, góp phần bảo vệ môi trường và đảm
bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương (nơi tập
trung rất nhiều các hoạt động dân sinh kinh tế của
tỉnh) hiện có 25 vị trí quan trắc định kỳ CLN. Tuy
nhiên, để đánh giá toàn diện CLN tại khu vực này
cần thiết mở rộng quy mô quan trắc. Theo đó,
bằng phương pháp thu thập số liệu, lấy mẫu và
phân tích, kết hợp kỹ thuật GIS, CLN khu vực
phía Nam Bình Dương được đánh giá thông qua
chỉ số WQI giai đoạn 2012 – 2016 và mùa khô
năm 2017. Kết quả nghiên cứu góp phần quan
trọng vào việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước
thải và quản lý CLN tại địa phương.
2 PHƯƠNG PHÁP
Phạm vi nghiên cứu
Khu vực đô thị phía Nam tỉnh Bình Dương với
diện tích 208.776ha, là vùng chịu ảnh hưởng của
triều, có 2 con sông chính thuộc hệ thống sông
Đồng Nai chảy qua (sông Sài Gòn và sông Đồng
Nai) và sông Thị Tính (phụ lưu sông Sài Gòn) nên
mang nét đặc trưng về chế độ thuỷ văn của hai
con sông lớn này. Bên cạnh đó, trong phạm vi
nghiên cứu còn có một hệ thống các suối, rạch có
chức năng tiêu thoát nước cho khu vực (Hình 1).
Hình 1. Vị trí lấy mẫu phục vụ đánh giá chất lượng nước mặt
tại khu vực Nam Bình Dương
Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
Mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2012 – 2016 có 26 điểm quan trắc nước mặt, bao
gồm: 10 điểm trên sông Sài Gòn và chi lưu; 10
điểm trên sông Đồng Nai và chi lưu; 1 điểm trên
sông Bé; 5 điểm trên sông Thị Tính và chi lưu.
Nhằm phục vụ phạm vi nghiên cứu là khu vực
phía Nam tỉnh Bình Dương, nghiên cứu kế thừa
25 vị trí thuộc sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Tính
và các chi lưu, trừ 1 điểm trên sông Bé do không
thuộc phạm vị nghiên cứu. Ngoài ra, để đánh giá
toàn diện CLN tại khu vực nghiên cứu, đồng thời
phục vụ tính toán khả năng tiếp nhận nước thải
của nguồn nước (ở nghiên cứu tiếp sau), 93 mẫu
nước (Hình 1) được lấy bổ sung vào mùa khô năm
2017 (hầu hết là các vị trí quan trắc tác động).
Các thông số quan trắc bao gồm: nhiệt độ, pH,
BOD5, COD, SS, NH4+-N, PO43--P, tổng coliform,
độ đục, DO phục vụ tính toán chỉ số WQI (theo
QĐ 879/QĐ-TCMT)
Thời gian quan trắc: 30/3/2017 – 1/4/2017.
Các đối tượng quan trắc:
120 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL
NATURAL SCIENCES, VOL 2, ISSUE 6, 2018
+ Sông Thị Tính: gồm các vị trí STT1 đến
STT3. Đối với các chi lưu: RTT1, RTT2 (vị trí
quan trắc CLN định kỳ); MC01 – MC14 (tuyến
suối Bến Tượng); MC15 – MC18 (suối Bến Trắc);
MC19, MC20 (rạch Cây Bàng); MC21 – MC25
(suối Cầu Định).
+ Sông Sài Gòn: gồm các vị trí SG1 đến SG3.
Các chi lưu: RSG1 – RSG7 (vị trí quan trắc CLN
định kỳ); MC26 – MC37 (hệ thống suối Giữa);
MC38 – MC45, MC50 (tuyến suối Cát – Bưng
Biệp); MC46 – MC49, MC51 – MC53 (rạch
Chòm Sao – Suối Đờn – rạch Vàm Búng); MC54
- MC67 (hệ thống kênh Bình Hòa – Kênh D – Lái
Thiêu – rạch Vĩnh Bình); MC68, MC69 (kênh Ba
Bò).
+ Sông Đồng Nai: gồm các vị trí ĐN1 đến
ĐN4. Các chi lưu: RĐN1 - RĐN6 (vị trí quan trắc
CLN định kỳ); MC70 – MC93 (hệ thống suối Cái)
Áp dụng TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-
6:2005) trong lấy mẫu; TCVN 6663-3:2008 (ISO
5667-3:2003) trong bảo quản và xử lý mẫu;
QCVN 08:2015/BTNMT trong so sánh, đánh giá
đơn lẻ các thông số CLN.
Mẫu nước được lấy và phân tích bởi Trung
tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bình Dương đảm bảo quy tắc lấy mẫu và độ tin
cậy của kết quả phân tích.
Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước
mặt - WQI
Chỉ số WQI được tính toán theo Sổ tay hướng
dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước tại Quyết
định số 879/QĐ-TCMT [15], quy trình tính toán:
Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc
(10 thông số): pH, Nhiệt độ (oC), DO, COD,
BOD5, TSS, NH4+-N, PO43--P (mg/L), Độ đục
(NTU), Coliform (MPN/100mL).
Bước 2: Tính toán các giá trị WQI thông số
Bước 3: Tính toán WQI
Bước 4: So sánh WQI tính toán được với giá
trị quy định tại Bảng 1 các mức đánh giá CLN.
Bảng 1. Bảng đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI [15]
Giá trị WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu
Rất tốt 91 – 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển
Tốt 76 – 90
Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý
phù hợp
Xanh lá cây
Trung bình 51 – 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Vàng
Kém 26 – 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác Da cam
Rất kém 0 – 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai Đỏ
Kỹ thuật GIS
Phần mềm Mapinfo 11.5 và ArcGIS 10.2 (công
cụ IDW) được sử dụng để xây dựng và biên tập
các bản đồ chỉ số WQI của các sông chính và chi
lưu tại khu vực Nam Bình Dương. Trong nghiên
cứu này, dữ liệu WQI được tính toán tại các vị trí
quan trắc theo chiều dọc con sông, do đó phương
pháp nội suy nghịch đảo khoảng cách (IDW) được
áp dụng để tính toán phân bố giá trị WQI theo
không gian 2 chiều (chiều rộng và chiều dài con
sông). Sau đó, kết quả nội suy được thể hiện trực
quan trên bản đồ phục vụ đánh giá.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Diễn biến CLN mặt khu vực phía Nam tỉnh
Bình Dương giai đoạn 2012 – 2016
Sông Thị Tính và các chi lưu
Nhìn chung, giai đoạn 2012 – 2016, CLN trên
sông Thị Tính có xu hướng gia tăng (từ mức kém
năm 2012 đến mức trung bình giai đoạn 2013 –
2016). CLN giảm dần về phía hạ lưu và có sự
chênh lệch rõ rệt giữa 2 mùa: CLN mùa mưa dao
động ở mức rất kém – trung bình (WQI từ 16 –
72) so với mức kém – tốt (WQI từ 42 – 81) trong
mùa khô. Các thông số khiến WQI suy giảm bao
gồm TSS, độ đục và amoni.
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 121
CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, TẬP 2, SỐ 6, 2018
CLN tại các chi lưu có xu hướng tương đồng
với sông Thị Tính. Đặc biệt trong năm 2012, CLN
tại các chi lưu rất kém với hàm lượng coliform
cao (nước ô nhiễm cần có biện pháp xử lý trong
tương lai) bởi đây là nguồn tiếp nhận nước thải
công nghiệp từ thị xã Bến Cát.
Sông Sài Gòn và các chi lưu
Kết quả tính toán cho thấy, WQItb trên sông Sài
Gòn năm 2012 ở mức trung bình và cải thiện hơn
vào các năm tiếp sau (mức tốt). CLN vào mùa
mưa kém hơn mùa khô, ghi nhận các giá trị WQI
ở mức kém. Ngoài ra, càng về hạ lưu, CLN càng
suy giảm.
CLN ở các chi lưu kém hơn rõ nét, chủ yếu đạt
mức kém, duy chỉ năm 2014 đạt mức trung bình
(tuy nhiên giá trị WQItb tương đối thấp, 55).
Nhiều vị trí có CLN ở mức rất kém cả trong hai
mùa: WQI mùa mưa và mùa khô dao động lần
lượt từ 12 – 71 và từ 7 – 87. Đáng lưu ý vào mùa
khô năm 2016, CLN của Suối Cát - rạch Chòm
Sao rất kém (WQI của RSG4, RSG5 lần lượt là 11
và 7) do sự gia tăng nồng độ của các thông số
BOD, COD, amoni, độ đục và TSS có trong nước
thải sinh hoạt và nước thải từ KCN Việt Hương.
Sông Đồng Nai và các chi lưu
Tương tự các khu vực khác, trên sông Đồng
Nai, CLN năm 2012 thấp nhất (mức trung bình),
sau đó gia tăng (đạt mức tốt). CLN mùa mưa dao
động ở mức kém – tốt (WQI từ 42 – 88) so với
mức trung bình – rất tốt vào mùa khô (WQI từ 74
– 96). Nhìn chung, các thông số ô nhiễm đáng
quan tâm tại khu vực này bao gồm độ đục, TSS và
amoni.
CLN ở các chi lưu có diễn biến tương tự, thấp
nhất vào 2012 (mức kém) và tăng dần sau đó (mức
trung bình). Không ghi nhận sự chênh lệch CLN
đáng kể giữa hai mùa mưa và khô, nhưng có sự
khác biệt rõ nét giữa các vị trí quan trắc: WQI dao
động lần lượt từ 1 – 71 và 14 – 84. Tại trạm cầu
Suối Nước trên suối Bưng Cù, CLN ở mức rất
kém (RĐN2, WQI mùa mưa = 1 vào năm 2015),
được giải thích bởi hàm lượng Amoni, BOD5 và
COD khá cao hiện diện trong nước thải của các cơ
sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Thuận
An.
Đánh giá chung
Giai đoạn 2012 – 2016, xu thế thay đổi CLN
giữa các sông khá giống nhau: thấp nhất vào
2012, tương đối tương đồng trong những năm còn
lại; WQI mùa mưa kém hơn mùa khô; giảm dần
về phía hạ nguồn cũng như tại các chi lưu. Nhìn
chung, CLN chủ yếu ở mức trung bình. Một số
khu vực đáng quan tâm như rạch Chòm Sao, suối
Bưng Cù. Chỉ số WQI khu vực phía Nam tỉnh
Bình Dương năm 2012 và 2016 được trình bày tại
Hình 2.
Hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực phía
Nam tỉnh Bình Dương năm 2017
Sông Thị Tính và các chi lưu
Chỉ số WQI mùa khô năm 2017 trên sông Thị
Tính có sự chênh lệch tương đối cao giữa các trạm
quan trắc, dao động ở mức rất kém – tốt, giá trị
WQI từ 16 – 84. Đặc biệt, tại trạm STT2, nước
mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng, chỉ đạt mức kém
(WQI = 16) do độ đục (178 NTU) và TSS (144
mg/l) rất cao. Đây là vị trí tiếp nhận nước thải từ
khu đô thị Bàu Bàng, khu đô thị Mỹ Phước, các
KCN và cũng như hoạt động chăn nuôi, do vậy
cần quan tâm kiểm soát tốt nguồn thải. Hình 3
biểu diễn chỉ số WQI tại một số chi lưu của sông
Thị Tính, bao gồm: (i) Tuyến suối Bến Tượng, (ii)
Suối Cầu Định.
- Tuyến suối Bến Tượng: WQI ít biến động -
dao động trong khoảng 65 – 78, đạt mức trung
bình – tốt (Hình 3a), thấp nhất tại vị trí MC04
(WQI = 65, amoni = 3,1 mg/l, độ đục = 76 NTU)
bởi ảnh hưởng từ nước thải của các nhà máy cao
su, một số cơ sở chăn nuôi heo và nước thải khu
dân cư
122 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL
NATURAL SCIENCES, VOL 2, ISSUE 6, 2018
(A) Mùa mưa 2012
(B) Mùa khô 2012
(C) Mùa mưa 2016
(D) Mùa khô 2016
Hình 2. Chỉ số CLN khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 123
CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, TẬP 2, SỐ 6, 2018
- Suối Bến Trắc: WQI đạt mức trung bình (từ
61 – 69), đáng lưu ý tại vị trí MC16 (WQI = 61,
Amoni = 5,32 mg/l, độ đục = 65 NTU) - là nơi
tiếp nhận nước thải của các KCN, khu đô thị Mỹ
Phước, một số cơ sở chăn nuôi
- Suối Cầu Định: CLN dao động ở mức rất kém
– kém, tương ứng WQI từ 24 – 35 (Hình 3b). Có
thể thấy đây là một trong những tuyến suối đáng
quan tâm nhất với nồng độ các chất ô nhiễm khá
cao, điển hình tại MC25 có WQI = 24, TSS = 128
mg/l, độ đục = 96 NTU.
- Rạch Cây Bàng: CLN giảm dần về hạ nguồn,
chỉ đạt mức kém. Tại MC19 và MC20, WQI và độ
đục lần lượt là 35, 46 và 92, 95 NTU.
(A) Tuyến suối Bến Tượng
(B) Suối Cầu Định
Hình 3. Biểu đồ chỉ số WQI của các chi lưu sông Thị Tính – Năm 2017
Sông Sài Gòn và các chi lưu
Mùa khô năm 2017, CLN trên sông Sài Gòn
tương đối ổn định, dao động ở mức trung bình,
WQI từ 69 – 73. Một số thông số cần quan tâm
bao gồm: DO, NH4+-N, độ đục. Hình 4 biểu diễn
chỉ số WQI tại một số chi lưu chính của sông Sài
Gòn.
- Hệ thống suối Giữa: CLN có xu hướng suy
giảm về phía hạ nguồn, dao động ở mức kém –
tốt, tương ứng WQI từ 29 – 75 (Hình 4a). Suối
Giữa (MC35, MC34, MC32, MC33) có CLN thấp
hơn tuyến suối Bưng Cầu, hầu như chỉ đạt mức
kém (TSS = 201 – 309 mg/l, độ đục = 78 – 84
NTU) – được giải thích bởi nước thải từ nhà máy
tôn – xà gồ – thép Linh Nga, khu công viên trung
tâm, các khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt
của khu vực phía Bắc thành phố Thủ Dầu Một.
- Tuyến suối Cát – Bưng Biệp: CLN dao động
trong khoảng 22 – 36, chỉ đạt mức rất kém – kém
(Hình 4b), nước ô nhiễm nặng, đặc biệt là BOD
(>50 mg/l), COD (>80 mg/l), cần có các biện
pháp xử lý trong tương lai. Nguyên nhân là do
nước thải từ KCN và nước thải sinh hoạt của khu
dân cư lân cận.
- Rạch Chòm Sao – Suối Đờn – rạch Vàm
Búng: CLN dao động ở mức kém – trung bình,
tương ứng WQI từ 31 - 71 (Hình 4c). Vị trí MC32
và MC33 (đoạn Rạch Chòm Sao – Suối Đờn) có
WQI thấp nhất (WQI từ 31 – 32), xếp ở mức kém
– được giải thích bởi hàm lượng cao các chất ô
nhiễm như amoni (14 – 14,3 mg/l), COD (57 – 62
mg/l), BOD (30 – 31 mg/l), độ đục (74 – 77
NTU). Một phần do rạch nằm trong khu vực đang
thi công công trình trục thoát nước Chòm Sao –
Suối Đờn (có nhniệm vụ thu nhận nước mưa và
nước thải đã qua xử lý cho lưu vực).
- Hệ thống kênh Bình Hòa – Kênh D – Lái
Thiêu – rạch Vĩnh Bình: CLN ở mức kém - trung
bình (Hình 4d), WQI dao động từ 43 – 63. Vị trí
MC67 có CLN ở mức kém (WQI = 43, độ đục =
88 NTU) do bị ảnh hưởng bởi nước thải của KCN
Sóng Thần I, II, các cơ sở sản xuất ngoài khu
công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
- Kênh Ba Bò: Kết quả quan trắc cho thấy CLN
của kênh Ba Bò rất kém (WQI <7), hầu hết các
thông số đều có giá trị cao như độ đục (155 – 179
NTU), TSS (159-168 mg/l), BOD (128-136 mg/l),
124 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL
NATURAL SCIENCES, VOL 2, ISSUE 6, 2018
COD (255-273 mg/l) phát sinh chủ yếu từ KCN Đồng An và nước thải sinh hoạt.
(A) Hệ thống suối Giữa
(B) Tuyến suối Cát – Bưng Biệp
(C) Rạch Chòm Sao – Suối Đờn – rạch Vàm Búng
(D) Hệ thống kênh Bình Hòa – Kênh D – rạch Vĩnh Bình –
rạch Lái Thiêu
Hình 4. Biểu đồ chỉ số WQI của các chi lưu sông Sài Gòn – Năm 2017
Sông Đồng Nai và các chi lưu
CLN trên sông Đồng Nai tương đối ổn định,
chênh lệch không nhiều và đạt mức tốt (WQI = 80
– 88).
Hình 5 thể hiện chỉ số WQI của suối Cái trong
mùa khô 2017. Có thể thấy, CLN có xu hướng
tăng dần từ thượng nguồn đến hạ nguồn, dao động
ở mức kém – tốt, tương ứng WQI từ 23 – 79.
Trong đó, tại vị trí suối Cái hợp lưu với suối Cưa
qua khu VSIP II (MC93) và tại cầu đường ĐT741
hợp lưu với suối Cưa (MC91, 90, 89) có CLN chỉ
ở mức kém (WQI = 23 – 45), theo đó, cần có biện
pháp xử lý phù hợp nhằm cải thiện các thông số
DO (1,2 – 2,3 mg./l), TSS (91 – 126 mg/L) và độ
đục (64 – 92 NTU).
Nhìn chung, vào mùa khô 2017, CLN trên các
sông chính chảy qua khu vực phía Nam tỉnh Bình
Dương dao động ở mức rất kém – tốt, WQI từ 16
- 88. CLN trên các sông chính thường tốt hơn trên
các chi lưu, trong đó, CLN sông Đồng Nai tốt
nhất toàn khu vực nghiên cứu (WQI = 80 – 88,
mức tốt). Ngược lại, một số khu vực có CLN đáng
quan tâm như trạm STT2 (WQI = 16), vị trí
MC25 trên chi lưu suối Cầu Định (WQI =24),
tuyến suối Cát – Bưng Biệp (WQI từ 22 – 36), vị
trí MC91 tại chi lưu suối Cái (WQI = 23) Bản
đồ CLN vào mùa khô năm 2017 khu vực phía
Nam tỉnh Bình Dương được trình bày tại Hình 6.
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 125
CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, TẬP 2, SỐ 6, 2018
Hình 5. Biểu đồ chỉ số WQI trên hệ thống suối Cái – Năm 2017
Hình 6. Chỉ số chất lượng nước mặt khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương mùa khô năm 2017
126 SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL
NATURAL SCIENCES, VOL 2, ISSUE 6, 2018
Như vậy, cần tiếp tục đánh giá tình hình phát
thải và khả năng chịu tải của sông rạch trong mối
quan hệ với các quy hoạch, kế hoạch phát triển tại
địa phương, từ đó hoạch định các giải pháp quản lý
hiệu quả nguồn thải cũng như nguồn tiếp nhận,
góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững. Đây cũng là các hướng nghiên cứu tiếp theo
của nhóm tác giả tại khu vực này.
4 KẾT LUẬN
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá diễn biến
CLN tại khu vực phía nam tỉnh Bình Dương từ
năm 2012 đến mùa khô 2017. Trong giai đoạn
2012 – 2016, CLN chủ yếu ở mức trung bình. Xu
thế thay đổi CLN giữa các sông khá giống nhau:
thấp nhất vào 2012, tương đối tương đồng trong
những năm còn lại; WQI mùa mưa kém hơn mùa
khô; giảm dần về phía hạ nguồn và các chi lưu.
Một số khu vực đáng quan tâm như rạch Chòm
Sao, suối Bưng Cù Vào mùa khô 2017, CLN dao
động ở mức rất kém – tốt, WQI từ 16 – 88. CLN
sông Đồng Nai tốt nhất toàn khu vực nghiên cứu
(WQI = 80 – 88, mức tốt). Ngược lại, một số khu
vực có CLN đáng quan tâm như trạm STT2 trên
sông Thị Tính, vị trí MC25 trên chi lưu suối Cầu
Định (WQI = 24), tuyến suối Cát – Bưng Biệp
(WQI từ 22 – 36), vị trí MC91 tại chi lưu suối Cái
(WQI = 23), cần có biện pháp quản lý phù hợp.
Hướng đến mục tiêu quản lý tổng hợp nguồn nước,
cần tiếp tục nghiên cứu, mở rộng quy mô tính toán
và xem xét mối quan hệ liên vùng. Bên cạnh đó,
tính toán tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các hoạt
động kinh tế xã hội, khả năng tiếp nhận nước thải
của nguồn nước nên được đánh giá, từ đó, từng
bước kiện toàn hệ thống quản lý môi trường, đảm
bảo mục tiêu phát triển bền vững tại địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg về
phê duyệt chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm
2020, 2006.
[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi
trường quốc gia giai đoạn 2011-2015, 2015.
[3] Di Toro, D.M., J.J. Fitzpatrick, and R.V. Thomann, Water
Quality Analysis Simulation Program (WASP) and Model
Verification Program (MVP) – Documentation,
Hydroscience, Inc., Westwood, NY, for U.S. EPA, Duluth,
MN (1981, rev. 1983).
[4] J.P. Connolly, R. Winfield, A User's Guide for WASTOX, a
Framework for Modeling the Fate of Toxic Chemicals in
Aquatic Environments. Part 1: Exposure Concentration, U.S.
Environmental Protection Agency, Gulf Breeze, FL. EPA-
600/3-84-077, 1984.
[5] R.B. Ambrose, et al, WASP4, A Hydrodynamic and Water
Quality Model--Model Theory, User's Manual, and
Programmer's Guide, U.S. Environmental Protection
Agency, Athens, GA. EPA/600/3-87-039, 1988.
[6] T.T. Tình, Đ.N. Hải, B.N.L. Hà, N.T.T. Thuận, “Đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các nguồn nước chảy vào hồ Đan
Kia và áp dụng mô hình AQUATOX quản lý chất lượng
nước hồ”, Tạp chí sinh học đại học Đà Lạt, vol. 38, no. 1,
pp. 61–69, 2015.
[7] B.T. Long, Mô hình hóa môi trường. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, pp. 27, 2008.
[8] C.T.T. Trang, P.H. An, T.A. Tú, L.Đ. Cường, T.Đ. Thạnh,
T. Thành, “Mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm khu vực Phá
Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên - Huế bằng mô hình
DELFT-3D”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, vol. 14,
no. 3, pp. 272–279, 2014.
[9] T.T.Y. Nhi, V.P.Đ. Trí, N.T.K. Diễm, N.H. Trung, “Ứng
dụng mô hình toán mô phỏng đặc tính thủy lực và diễn biến
chất lượng nước tuyến Kênh Xáng, thành phố Sóc Trăng”,
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần A: Khoa
học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường, no. 25, pp. 76–84,
2013.
[10] P.V. Chính, “Ứng dụng mô hình toán đánh giá chất lượng
nước hạ lưu sông Đồng Nai đến năm 2020”, Tạp chí
nghiên cứu khoa học trường đại học Đông Á, no. 04, pp.
40–53, 2011.
[11] N.T. Thắng, T.H. Thái, Đ.T. Hương, L.Đ. Dũng, “Dự báo
diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy theo các kịch
bản phát triển Kinh tế - Xã hội”, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, vol. 29, no.
2S, pp. 166–276, 2013.
[12] D.S. Bhargava, “Use of water quality index for river
classification and zoning of Ganga River”, Environ Pollut
Ser B (England), no. 6, pp. 51–67, 1983.
[13] C.G. Cude, “Oregon water quality index: a tool for
evaluating water quality manegment effectiveness”,
Journal of the American Water Resources Association,
vol. 37, no. 1, pp.125–137, 2001.
[14] J.W. Nagels, R.J. Davies-Colley, D.G. Smith, “A water
quality index for contact recreation in New Zealand”,
Journal of Water science & Technology, vol. 43, no. 5,
pp. 285–292, 2001.
[15] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quyết định Số: 879/QĐ-
TCMT Về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ
số chất lượng nước, 2011.
[16] P.N. Hồ, “Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng
nước có trọng số và quy chuẩn về một thông số”, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ,
vol. 27, no. 5S, pp. 112–119, 2011.
[17] N.K. Phùng, P.C. Sỹ, Đánh giá khả năng chịu tải của các
dòng sông trên địa bàn tỉnh Bình Dương phục vụ cấp phép
xả thải, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương,
2012.
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 127
CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, TẬP 2, SỐ 6, 2018
Using Water Quality Index to evaluate
surface water quality in the South of
Binh Duong province
Le Ngoc Tuan1,*, Tao Manh Quan2, Tran Thi Thuy3
1VNUHCM-University of Science;
2Department of Natural Resources and Environment of Binh Duong province;
3Institute of Hydrology Meteorology Oceanology and Environment;
*Corresponding author: lntuan@hcmus.edu.vn
Received: 11-05-2018; Accepted: 13-8-2018; Published: 31-12-2018
Abstract—The South of Binh Duong province has
undergone various economic activities and
significantly contributed to the local budget, but has
also posed adverse impacts on environment where
the decrease in surface water quality is a vital of
concern. To evaluate the change in surface water
quality and carrying capacity of receiving water
bodies in southern waterways of Binh Duong
province (not mentioned in this work), the surface
water quality data was recalled from 25 monitoring
stations during 2012 – 2016 and sampled at 93
locations in the dry season of 2017. In the period of
2012 – 2016, the SWQ fluctuated from very poor to
good level (WQI = 20 – 88). The sites of interest were
the Chom Sao canal (RSG5), Bung Cu stream
(RĐN2), and Thi Tinh river (RTT1) (WQI <7) with
high concentrations of BOD5, COD, and coliform,
etc. In the dry season of 2017, the SWQ was ranged
from very poor to good level (WQI = 16 – 88). Some
monitoring locations should be taken into
consideration were STT2 in Thi Tinh River, MC25 in
Cau Dinh stream, MC50 in Cat - Bung Biep stream,
and MC91 in Cai stream due to high concentrations
of SS, turbidity, NH4+-N, BOD5, COD, etc.
Accordingly, it is necessary to continue studying and
assessing the waste water generation, the carrying
capacity of receiving water bodies in relation to the
local socio-economic development plans, as a basic
for local surface water management and the
sustainable development.
Keywords—surface water, water quality, water quality index, environmental pollution
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 852_fulltext_2576_1_10_20191010_9418_4465_2195117.pdf