Tài liệu Ảnh hưởng luân chuyển nhiệt độ thấp lên chất lượng nhãn edor (dimocarpus longan) sau thu hoạch: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
606
ẢNH HƯỞNG LUÂN CHUYỂN NHIỆT ĐỘ THẤP LÊN CHẤT LƯỢNG NHÃN
EDOR (Dimocarpus longan) SAU THU HOẠCH
Nguyễn Thanh Tùng, Bùi Thị Thúy Quỳnh(*), và Nguyễn Văn Phong
“*” Sinh viên Đại học Nông Lâm
Bộ môn CNSTH-Viện Cây ăn quả miền Nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhãn (Dimocarpus longan Lour.) là loại
cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới, có nguồn
gốc từ Ấn Độ và đang được trồng phổ biến ở
các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt
Nam, Malaysia,... trong đó, Thái Lan và Việt
Nam là hai nhà xuất khẩu nhãn chủ yếu (Jiang
et al., 2002). Tuy nhiên việc phát triển thương
mại nhãn luôn gặp nhiều hạn chế do chất lượng
quả sau thu hoạch suy giảm nhanh bởi sự hóa
nâu của vỏ quả và tuổi thọ rất ngắn, khoảng vài
ngày ở nhiệt độ phòng (25oC) (Paull & Chen,
1987).
Nhãn thuộc loại quả không có đỉnh hô
hấp và rất mẫn cảm với tổn thương lạnh, với vỏ
quả bị biến màu dẫn đến sũng nước và hóa nâu
(Wang, 1998). Đối với nhãn Pan et al. (1996)
c...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng luân chuyển nhiệt độ thấp lên chất lượng nhãn edor (dimocarpus longan) sau thu hoạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
606
ẢNH HƯỞNG LUÂN CHUYỂN NHIỆT ĐỘ THẤP LÊN CHẤT LƯỢNG NHÃN
EDOR (Dimocarpus longan) SAU THU HOẠCH
Nguyễn Thanh Tùng, Bùi Thị Thúy Quỳnh(*), và Nguyễn Văn Phong
“*” Sinh viên Đại học Nông Lâm
Bộ môn CNSTH-Viện Cây ăn quả miền Nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhãn (Dimocarpus longan Lour.) là loại
cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới, có nguồn
gốc từ Ấn Độ và đang được trồng phổ biến ở
các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt
Nam, Malaysia,... trong đó, Thái Lan và Việt
Nam là hai nhà xuất khẩu nhãn chủ yếu (Jiang
et al., 2002). Tuy nhiên việc phát triển thương
mại nhãn luôn gặp nhiều hạn chế do chất lượng
quả sau thu hoạch suy giảm nhanh bởi sự hóa
nâu của vỏ quả và tuổi thọ rất ngắn, khoảng vài
ngày ở nhiệt độ phòng (25oC) (Paull & Chen,
1987).
Nhãn thuộc loại quả không có đỉnh hô
hấp và rất mẫn cảm với tổn thương lạnh, với vỏ
quả bị biến màu dẫn đến sũng nước và hóa nâu
(Wang, 1998). Đối với nhãn Pan et al. (1996)
cho rằng nhãn có khoảng nhiệt độ tối ưu là 0
đến 5oC và không nên bảo quản ở nhiệt độ cao
hơn 10oC.
Gần đây một số nghiên cứu đã áp dụng kỹ
thuật luân chuyển nhiệt độ nhằm hạn chế tổn
thương lạnh và kéo dài thời gian bảo quản. Bằng
cách bảo quản quả sơn trà ở 5oC trong thời gian
6 ngày trước khi tiến hành bảo quản ở nhiệt độ
0oC đã có tác dụng làm giảm chỉ số hóa nâu và
duy trì chất lượng đến 54 ngày (Cai et al, 2006).
Với việc bảo quản ở 15oC trong thời gian 1 ngày
sau đó hạ nhiệt độ bảo quản đến 5oC đã duy trì
chất lượng tốt nhất cho quả ớt (Azlin et al,
2014). Đối với quả Chôm chôm bảo quản bằ
phương pháp luân chuyển nhiệt độ thấp có khả
năng duy trì chất lượng 16 ngày (Nguyễn Thanh
Tùng et al, 2015).
Từ các lý do trên cho thấy, việc nghiên
cứu Ảnh hưởng của việc luân chuyển nhiệt
độ thấp đến khả năng hạn chế tổn thương lạnh
và hiệu quả bảo quản sau thu hoạch đối với quả
nhãn Edor.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Nhãn Edor được thu hoạch đúng độ chín
(119-126 ngày sau đậu quả) từ các vườn nhãn
thuộc mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP tại cù lao An Nhơn, huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Đề tài được thực hiện tại Phòng Công nghệ
Sau thu hoạch - Viện Cây ăn quả miền Nam, xã
Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Thời gian thực hiện 03/09/15-30/10/15.
Thiết bị tủ mát Alaska SL-12 và kho lạnh
bảo quản Bondor sử dụng cho thí nghiệm bảo
quản nhiệt độ thấp. Với sai số nhiệt độ kho bảo
quản (±0,1oC) và RH= 80-90%.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng nhiệt độ bảo quản
lên chất lượng nhãn Edor
Thí nghiệm được bố trí theo thể hoàn
toàn ngẫu nhiên một nhân tố (nhiệt độ bảo
quản) bao gồm 3, 5, 8, 12 và 20oC (mẫu đối
chứng). Thí nghiệm được lặp lại 5 lần. Mỗi lần
lặp lại 75 trái.
Nhãn bảo quản 20oC được đánh giá hình
thức sau 1 ngày bảo quản nhằm làm chuẩn chất
lượng ban đầu để so sánh các nhiệt độ bảo
quản còn lại. Nhãn ở các nghiệm thức còn lại
được đánh giá hình thức sau 7, 12, 20 ngày và
đánh giá để shelf-life 1 ngày ở 20oC.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của quá trình luân
chuyển nhiệt độ thấp đến mức độ tổn thương
lạnh và chất lượng nhãn Edor sau thu hoạch
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên một yếu tố (cách thức luân chuyển nhiệt
độ) với ba lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại 1kg trái.
Các nghiệm thức bao gồm:
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
607
NT1: Giữ trái 12oC-3 ngày chuyển tiếp 3oC-
5ngày tiếp tục chuyển bảo quản 7oC
NT2: Giữ trái 12oC-3 ngày chuyển tiếp 5oC-
5ngày tiếp tục chuyển bảo quản 7oC
NT3: Giữ trái 8oC-5 ngày chuyển tiếp 3oC-
5ngày tiếp tục chuyển bảo quản 7oC
NT4: Giữ trái 8oC-5 ngày chuyển tiếp 5oC-
5ngày tiếp tục chuyển bảo quản 7oC
NT5: Giữ trái 5oC-7 ngày chuyển tiếp tục bảo
quản 7oC
NT6: Giữ trái bảo quản 7oC
Thời gian đánh giá chất lượng mẫu trái ở
10, 15, 20 và 24 ngày bảo quản.
Nhãn hai thí nghiệm được đưa về phòng
bảo quản, cắt tỉa cuống, loại bỏ trái hư hỏng;
sau đó rửa với nước sạch để loại bỏ cát bụi và
làm khô bằng quạt. Cho nhãn vào bao PE đã
được đục 4 lỗ (Ø=0,25cm) và ghép mí.
2.2.2. Phương pháp phân tích
Chỉ tiêu Phương pháp và dụng cụ
+Tỉ lệ hao hụt khối lượng (%)
+Tỉ lệ hư hỏng (%)
+Màu sắc vỏ quả (L, a, b)
+Brix
+Hàm lượng acid tổng số (%)
+Hàm lượng acid ascorbic
(mg.100ml-1)
+Hàm lượng đường tổng số (%)
+Đánh giá mức độ hóa nâu
+Tỉ lệ độ rò rỉ ion của màng
(EL)(%)
+Đo thành phần không khí
trong bao bì (CO2 và O2)
+Cường độ hô hấp (mg
CO2/kg/h)
- Sử dụng cân FZ-5000i (5200g ± 0,01g) - Hàn Quốc
- Đếm số quả hư hỏng trong tổng số trái trong 1 lô
- Đo bằng máy đo màu Minolta-CR400-Nhật sản xuất
- Khúc xạ kế tự động ATAGO – Nhật, thang độ 0-53 0Brix
- Xác định bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,1N,
với chất chỉ thị phenolphthalein 1% (TCVN 5483-1991)
- Chuẩn độ bằng dung dịch iodine với chất chỉ thị tinh bột - phương
pháp của Đại học Canterbury-Newzealand
- phân tích theo phương pháp Lane và Eynon
- Đánh giá mức hóa nâu trên bề mặt ở các mức: 0: không nâu; 1: 1-
10%; 2: 11-25%; 3: 26-50%; 4: >50%
- Xác định bằng dụng cụ đo độ dẫn điện WTW Inolab Cond 720 do
Đức sản xuất, (Jiang và Chen,1995)
- Bằng máy Dansensor (Đan Mạch)
- Cường độ hô hấp được xác định theo phương pháp đo kín, sử dụng
máy Dansensor (Đan Mạch) (Ringo, 2014)-PFR-New Zealand
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu được phân tích thống kê
ANOVA và so sánh theo phép thử Duncan ở mức
ý nghĩa 5% bằng phần mềm SAS, version 8.1
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng nhiệt độ bảo quản đến chất
lượng nhãn Edor trong quá trình bảo quản
3.1.1. Thay đổi cường độ hô hấp, hao hụt
khối lượng và tỉ lệ rò rỉ ion của màng
Các kết quả thu được từ hỉnh 1 cho thấy
cường độ hô hấp: các mẫu nhãn Edor khi được
bảo quản ở nhiệt độ 8oC và 12oC tăng cao so
với đường chuẩn cường độ hô hấp khi bảo
quản ở 20oC - 1 ngày; trong khi, các mẫu được
bảo quản ở 3oC và 5oC có cường độ hô hấp
thấp hơn đáng kể Điều này có thể giải thích là
do nhãn Edor khi được bảo quản ở nhiệt độ 8-
12oC đi vào quá trình lão hóa và nấm bệnh tấn
công. Đối với quả bảo quản 3-5oC tuy đã làm
giảm được cường độ hô hấp của quả nhãn
nhưng thấy xuất hiện triệu chứng tổn thương
lạnh (vỏ biến nâu. Kết quả này phù hợp nhận
định Zhou et al. (1997) và Tongdee (1997)
trong quá trình bảo quản nhãn.
Tỉ lệ hao hụt khối lượng nhãn edor khi
bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau có sự biến
đổi khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mẫu
được bảo quản ở 20oC (bảng 1). Theo kết quả
cho thấy, tỉ lệ hao hụt khối lượng tăng tỷ lệ
thuận với nhiệt độ và thời gian bảo quản. Kết
quả này có mối liên hệ phù hợp với cường độ hô
hấp của nhãn trong quá trình bảo quản hình 1.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
608
Hình 1. Sự biến đổi cường độ hô hấp nhãn edor ở các nhiệt độ bảo quản
Sự biến đổi tỉ lệ rò rỉ ion màng của nhãn
các nhiệt độ bảo quản khác biệt có ý nghĩa
thống kê trong quá trình bảo quản, ngoại trừ ở
20 ngày sau thu hoạch (bảng 1).
Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản lên tỉ lệ rò rỉ ion màng và hao hụt khối lượng nhãn
edor trong quá trình bảo quản
Nghiệm thức
Tỉ lệ rò rỉ ion màng (%) Tỉ lệ hao hụt khối lượng (%)
7 ngày 12 ngày 20 ngày 7 ngày 12 ngày 20 ngày
3oC 41,82bc 52,02b - 0,12b 0,19c -
5oC 44,29b 42,69c 51,07 0,18b 0,30c 0,46b
8oC 44,27b 61,96a 56,30 0,18b 0,44bc 0,77b
12oC 40,01c 46,11c - 0,48b 0,78b -
20oC 54,41a 54,41b 54,41 4,61a 4,61a 4,61a
Mức ý nghĩa * * ns * * *
CV(%) 5,20 7,54 4,72 28,54 25,14 25,03
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99, 95% theo
Dulcan; ns” không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).”-“quả bị hư hỏng
Sau 7 ngày bảo quản, tỉ lệ rò rỉ ion màng
của nhãn Edor các nhiệt độ bảo quản đều thấp
hơn và khác biệt so với nhãn bảo quản 20oC-1
ngày. Sang 12 và 20 ngày bảo quản, tỉ lệ rò rỉ
ion có khuynh hướng tăng lên ngoại trừ nghiệm
thức bảo quản 5oC. Điều này cho thấy cấu trúc
màng của quả khi được bảo quản ở 5oC không
bị tác động bởi nhiệt độ bảo quản này, mặc dù
xuất hiện triệu chứng hóa nâu trên bề mặt vỏ
quả. Trong khi các mẫu nhãn bảo quản ở các
nghiệm thức còn lại đi vào quá trình lão hóa,
nấm bệnh tấn công và tổn thương lạnh tác động
đến cấu trúc màng (Sevillano et al., 2009), sự
thay đổi cấu trúc màng được giải thích là do khi
quả bị lão hóa và nấm bệnh tấn công sẽ làm thay
đổi cấu trúc màng thông qua việc sản sinh
Ethylene và các độc tố nấm tác động đến màng
(Bouzayen et al., 1990; Trigiano et al., 2007).
3.1.2. Sự thay đổi màu sắc vỏ quả, mức độ
hóa nâu, tỉ lệ thối hỏng
Độ sáng màu L và sắc vàng vỏ nhãn các
nhiệt độ bảo quản đều thấp hơn và khác biệt so
với nhãn bảo quản 20oC-1 ngày trong quá trình
bảo quản (bảng 2).
Quá trình biến đổi này có thể giải thích là
do nhãn bảo quản nhiệt độ thấp 3oC và 5oC quả
bị tổn thương lạnh làm cho màu vỏ biến nâu.
Trong khi đó nhãn bảo quản 8oC và 12oC
không bị tổn thương lạnh nhưng bị nấm bệnh
tấn công ảnh hưởng đến cấu trúc mô và làm
biến nâu vỏ. Kết quả biến đổi này tương tự như
nhãn bảo quản nhiệt độ thấp của La-Ongsri et
al. (1993).
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
609
Bảng 2. Ảnh hưởng nhiệt độ bảo quản đến màu sắc vỏ nhãn Edor trong quá trình bảo quản
Nghiệm thức L b 7 ngày 12 ngày 20 ngày 7 ngày 12 ngày 20 ngày
3oC 48,46cd* 47,30c - 24,52c 26,16b -
5oC 48,81cd 48,94b 45,60b 24,63c 25,68b 27,36
8oC 49,44b 50,22b 46,37b 25,90b 27,23b 28,74
12oC 47,78d 49,59b - 23,32d 26,63b -
20oC 52,86a 52,86a 52,86a 29,82a 29,82a 29,82
Mức ý nghĩa * * * * * ns
CV (%) 1,22 3,91 1,79 2,76 4,34 0,12
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99, 95% theo
Dulcan; ”-“ quả bị hư hỏng
Qua bảng 3, mức độ hóa nâu vỏ nhãn
tăng lên ở nhiệt độ bảo quản và khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với nhãn bảo quản ở 20oC -1
ngày. Giai đoạn bảo quản 8 ngày, mức độ hóa
nâu vỏ nhãn khi bảo quản ở 2 nhiệt độ 5oC và
8oC có trị thấp (1,05). Sang 13ngày mức độ
hóa nâu tăng mạnh vượt mức 3 (26%-50%),
ngoại trừ nhiệt độ 8oC quả bảo quản có mức độ
hóa nâu thấp dưới 3 (2,94). Tuy nhiên sau 21
ngày bảo quản, nhãn bị hóa nâu hoàn toàn làm
cho mức độ hóa nâu đạt mức cao nhất mức 4
(>50%). Sự biến nâu lan rộng trên toàn bộ bề
mặt vỏ quả, chủ yếu ở các lớp ngoài và lớp
giữa vỏ (Qu et al., 2001).
Tương tự mức độ hóa nâu tỉ lệ thối hỏng
tăng dần theo nhiệt độ bảo quản và thời gian
tồn trữ và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(bảng 3). Kết quả như ghi nhận của Jiang et al.
(2002) quả nhãn rất dễ bị thối hỏng sau thu
hoạch do cả vi khuẩn và nhiễm nấm, bao gồm
cả nấm men.
Bảng 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản lên mức độ hóa nâu vỏ và tỉ lệ thối hỏng nhãn Edor
trong quá trình bảo quản và shelf-life 1 ngày ở 20oC
Nghiệm thức Mức độ hóa nâu (0-4) Tỉ lệ thối hỏng (%) 8 ngày 13 ngày 21 ngày 8 ngày 13 ngày 21ngày
3oC 2,05b 3,93a - 0,34b 0,00c -
5oC 1,05c 3,70ab 4,00 1,00b 7,21c 10,997b
8oC 1,05c 2,94c 4,00 6,04b 26,12b 100,00a
12oC 2,92a 3,45b - 49,38a 66,31a -
20oC 0,00d 0,00d 0,00 0,00b 0,00c 0,00c
Mức ý nghĩa * * - * * *
CV(%) 23,80 6,17 - 108,07 25,56 5,88
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99, 95% theo
Dulcan”-“ quả bị hư hỏng
3.1.3. Sự thay đổi một số chỉ tiêu hóa học
chính (hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số,
hàm lượng đường tổng số, hàm lượng axit và
axit ascorbic)
Hàm lương chất rắn hòa tan tổng số và
hàm lượng đường tổng số của nhãn Edor có
khuynh hướng giảm tỷ lệ thuận với thời gian
bảo quản và có sự biến đổi khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các nhiệt độ bảo quản khảo sát
so với mẫu được bảo quản ở 20oC1 ngày sau 8
và 13 ngày bảo quản..
Hàm lượng acid tổng số và acid ascorbic
của nhãn Edor cũng có khuynh hướng giảm so
với nhãn bảo quản 20oC-1 ngày và có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức
trong quá trình bảo quản.
Quả bị nấm bệnh tấn công (12oC) và bị
tổn thương lạnh (3oC) làm tăng cường độ hô
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
610
hấp nên làm tăng nhanh quá trình trao đổi chất
và giải phóng năng lượng nên làm giảm hàm
lượng đường trong quả trong quá trình bảo
quản. Kết quả biến đổi hàm lượng đường và
acid tổng số của nhãn Edor trong quá trình bảo
quản tương tự nghiên cứu của Li et al. (2009)
và Jiang (1999).
Qua kết quả thí nghiệm 3.1 cho thấy giai
đoạn 7 ngày tồn trữ nhãn đã có dấu hiệu giảm
chất lượng và giảm nhanh chóng sau 5 ngày
bảo quản tiếp theo. Do đó cần lựa chọn khoảng
thời điểm ngắn hơn 7 ngày cho luân chuyển
nhiệt độ thấp nhằm hạn chế nấm bệnh sau thu
hoạch và tổn thương lạnh ở mức thấp nhất.
Nhiệt độ tồn trữ phù hợp kéo dài thời gian bảo
quản và hạn chế tổn thương lạnh cho nhãn edor
sau thu hoạch trong khoảng 6-7oC.
Bảng 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản lên một số chỉ tiêu hóa học của nhãn Edor khi bảo
quản ở các nhiệt độ khác nhau
Nghiệm thức Brix
Hàm lượng đường
tổng số (%)
Hàm lượng acid
tổng số (%)
Hàm lượng acid
ascorbic (mg.100ml-1)
8 ngày bảo quản
3oC 18,45 18,24a 0,033b 44,12b
5oC 18,15 17,51a 0,035b 44,03b
8oC 18,12 17,51a 0,035b 42,80b
12oC 17,93 15,01b 0,034b 40,86c
20oC 18,05 14,36b 0,049a 50,66a
Mức ý nghĩa ns * * *
CV (%) 1,53 6,46 105,33 3,31
13 ngày bảo quản
3oC 17,38c 14,23bc 0,028c 37,43c
5oC 18,33ab 15,95a 0,026c 42,53b
8oC 18,55a 15,28ab 0,028c 39,36c
12oC 17,47c 12,91c 0,037b 37,70c
20oC 18,05b 14,36abc 0,049a 50,66a
Mức ý nghĩa * * * *
CV (%) 1,49 7,97 10,02 4,71
21 ngày bảo quản
3oC - - - -
5oC 18,17 14,03 0,026b 33,75b
8oC 18,10 13,40 0,036a 37,34b
12oC - - - -
20oC 18,05 14,36 0,049a 50,66a
Mức ý nghĩa ns ns * *
CV (%) 1,68 9,10 21,00 4,83
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 99, 95% theo
Dulcan; "-“ quả bị hư hỏng
3.2. Ảnh hưởng của quá trình luân chuyển
nhiệt độ thấp đến mức độ tổn thương lạnh
và chất lượng nhãn Edor sau thu hoạch
3.2.1. Cường độ hô hấp và tỉ lệ rò rỉ ion màng
Cường độ hô hấp nhãn edor ở các
nghiệm thức luân chuyển nhiệt độ tăng khác
biệt có ý nghĩa thống kê trong suốt quá trình
bảo quản (bảng 5). Thời điểm 10 ngày, nghiệm
thức NT5 có cường độ hô hấp cao nhất
(108,08mg CO2/kg/h). Quá trình biến đổi này
là do nhãn bảo quản ở nhiệt độ thấp (5oC) trong
thời gian dài (7 ngày) làm trái bị tổn thương
lạnh. Quá trình biến đổi này xảy ra tương tự ở
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
611
nghiệm thức NT3 sau 15 ngày bảo quản. Sang
20 ngày, cường độ hô hấp tăng cao khác biệt ở
2 nghiệm thức NT4 và NT6. Vào cuối giai
đoạn bảo quản, nghiệm thức NT1và NT2
cường độ hô hấp tăng mạnh hơn so với các
nghiệm thức còn lại.
Bảng 5. Ảnh hưởng của chế độ luân chuyển nhiệt độ đến cường độ hô hấp của nhãn Edor trong
quá trình tồn trữ
Nghiệm thức
Cường độ hô hấp (mgCO2/kg/h)
10 ngày 15 ngày 20 ngày 24 ngày
NT1 73,60b 58,29d 51,99b 87,14a
NT2 71,35b 54,09de 50,35b 86,69a
NT3 57,83c 83,49a 49,47b 79,91b
NT4 61,43c 50,08e 69,56a 79,97b
NT5 108,08a 72,58b 51,56b 79,51b
NT6 56,13c 65,57c 68,69a 79,48b
Mức ý nghĩa * * * *
CV (%) 5,34 7,34 9,90 3,16
Ghi chú:Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan; * khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), ns không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết quả phân tích cho thấy độ rò rỉ ion
có xu hướng tăng so mẫu ban đầu ở các nghiệm
thức xử lý (bảng 6). Nghiệm thức NT3 có giá
trị cao nhất so với các nghiệm thức còn lại ở 10
và 15 ngày. Điều này có thể giải thích là do trái
bảo quản ở chế độ nhiệt này đã bị tổn thương
lạnh. Kết quả này tương tự nhận định của
Noichinda et al. (2015) trái bị tổn thương lạnh
với tỉ lệ rò rỉ ion màng tăng trong quá trình bảo
quản. Đến thời điểm 20 ngày bảo quản, nghiệm
thức NT4 tăng nhẹ (49,63%) và NT6 tăng cao
nhất (56,27). Cuối quá trình bảo quản độ rò rỉ
ion giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các
nghiệm thức.
Bảng 6. Ảnh hưởng của chế độ luân chuyển nhiệt độ đến tỉ lệ rò rỉ ion màng tế bào trong quá
trình tồn trữ
Nghiệm thức
EC (%)
10 ngày 15 ngày 20 ngày 24 ngày
NT1 49,06c 46,82b 52,28 51,20a
NT2 46,78c 56,99a 53,40 48,77ab
NT3 59,60a 59,31a 54,42 43,03c
NT4 47,90c 42,08b 49,63 44,40bc
NT5 51,80bc 45,52b 53,10 47,08abc
NT6 56,28ab 40,83b 56,27 44,56bc
Mức ý nghĩa * * ns *
CV (%) 7,54 9,03 6,17 6,4
Ghi chú:Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan;
3.2.2. Màu sắc, mức độ hóa nâu, tỉ lệ thối
hỏng và tỉ lệ hao hụt khối lượng
Qua bảng 7, màu sắc vỏ nhãn không
thay đổi nhiều giữa các nghiệm thức. Giá trị L
và b màu vỏ giảm nhẹ ở các nghiệm thức xử lý
trong quá trình bảo quản.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
612
Bảng 7. Ảnh hưởng của chế độ luân chuyển nhiệt độ đến giá trị L* và b* của nhãn Edor trong quá
trình bảo quản
Nghiệm thức
L* b*
10 ngày 15 ngày 20 ngày 24 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 24 ngày
NT1 51,96a 50,22 50,01 49,55 35,32a 33,10a 30,14 29,97
NT2 51,74ab 51,13 49,22 49,25 31,97bc 29,75b 29,70 29,93
NT3 51,24abc 50,83 49,83 48,17 31,83bc 30,39b 30,21 29,75
NT4 51,39ab 50,44 50,53 49,75 33,06abc 31,08b 29,92 29,88
NT5 51,07bc 50,65 50,31 49,06 34,03ab 30,81b 30,82 30,21
NT6 50,49c 50,97 49,54 48,51 31,47c 30,43b 30,25 29,43
Mức ý nghĩa * ns ns ns * * ns ns
CV (%) 0,98 1,43 1,65 2,00 4,87 4,16 2,55 2,69
Ghi chú:Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan; * khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), ns không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Nghiệm thức không luân chuyển (NT6)
màu vỏ nhãn có giá trị L (50,49-48,51) và
b(31,47-29,43) thấp nhất so với các nghiệm
thức còn lại trong suốt quá trình bảo quản. Sự
biến đổi màu sắc vỏ nhãn (L và b) các nghiệm
thức xử lý có sự khác biệt có ý nghĩa ở giai
đoạn đầu 10 và 15 ngày bảo quản. Qua đó cho
thấy sự tác động của quá trình luân chuyển
nhiệt độ thấp duy trì tốt màu sắc vỏ nhãn.
Bảng 8. Ảnh hưởng của chế độ luân chuyển nhiệt độ đến mức độ hóa nâu của nhãn Edor trong
quá trình tồn trữ
Nghiệm thức Mức độ hóa nâu (điểm)
10 ngày 15 ngày 20 ngày 24 ngày
NT1 0,21 0,94a 1,10 2,01c
NT2 0,49 0,82ab 1,80 2,41b
NT3 0,21 0,97a 1,26 2,43b
NT4 0,23 0,37c 1,04 1,83c
NT5 0,24 0,58bc 1,12 2,84a
NT6 0,19 0,60bc 1,40 2,63ab
Mức ý nghĩa ns * ns *
CV (%) 62,2 28,45 27,96 10,29
Ghi chú:Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan; * khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), ns không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Sự biến nâu màu vỏ tăng dần theo thời
gian bảo quản và khác biệt có ý nghĩa thống kê
ở 15 và 24 ngày. Trong đó nghiệm thức NT4
có mức độ hóa nâu thấp hơn 25% (0,23-1,83)
và thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại sau
24 ngày bảo quản (bảng 8). Điều này cho thấy
hiệu quả trong việc hạn chế hóa nâu vỏ của quá
trình luân chuyển nhiệt độ ở nghiệm thức này.
Không thấy nấm bệnh phát triển ở tất cả
các nghiệm thức trong vòng 10 ngày đầu tiên
bảo quản. Ảnh hưởng của tổn thương lạnh bắt
đầu trở nên rõ ràng hơn khi thời gian bảo quản
ngày càng tăng, thể hiện ở mẫu không luân
chuyển nhiệt độ (NT6) có tỉ lệ hư hỏng cao
nhất ở 20 ngày. Các nghiệm thức còn lại do đã
được hạ bậc nhiệt độ giúp quả thích ứng với
nhiệt độ lạnh, hạn chế được các rối loạn sinh lý
xảy ra bên trong tăng khả năng bảo quản.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
613
Nghiệm thức NT3 và NT4 có tỉ lệ hư hỏng thấp
nhất so với các nghiệm thức khác trong suốt
quá trình bảo quản (hình 2).
Hao hụt khối lượng của nhãn ở các
nghiệm thức xử lý có sự khác biệt ý nghĩa
thống kê. Sau 15 ngày bảo quản, hao hụt khối
lượng của nhãn ở ba nghiệm thức NT1, NT2 và
NT3 giá trị cao so với các nghiệm thức còn lại.
Điều này cho thấy nhiệt độ luân chuyển cao
12oC và lạnh sâu 3oC không hiệu quả cho việc
bảo quản nhãn thời gian dài làm ảnh hưởng đến
hao hụt khối lượng trái. Nghiệm thức NT6 vào
thời điểm 20 ngày có hao hụt khối lượng cao
nhất (0,45%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê
so với các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó,
nghiệm thức NT4 luôn có giá trị thấp nhất
(0,15-0,40%) trong suốt quá trình bảo quản.
Qua đó cho thấy sự kiểm soát hiệu quả hao hụt
khối lượng nhãn của chế độ luân chuyển nhiệt
ở nghiệm thức này.
Hình 2. Ảnh hưởng của chế độ luân chuyển nhiệt độ đến tỉ lệ hao hụt khối lượng và tỉ lệ hư hỏng
nhãn Edor trong quá trình tồn trữ.
3.2.3. Ảnh hưởng của hàm lượng chất rắn
hòa tan, hàm lượng đường tổng số, hàm
lượng axit, axit ascorbic
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng
đường tổng số và hàm lượng chất khô hòa tan
tổng số (Brix) có khuynh hướng giảm và khác
biệt ý nghĩa ở giai đoạn đầu 10 và 15 ngày bảo
quản (hình 3). Nghiệm thức NT6 có độ brix
thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại, trong
khi NT4 có hàm lượng chất khô hòa tan giảm
nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao sau 24 ngày
bảo quản. Tương tự hàm lượng đường tổng số
nhãn edor ở NT4 cũng duy trì cao (19,68%).
Hình 3. Ảnh hưởng của chế độ luân chuyển nhiệt độ đến hàm lượng đường tổng số và hàm lượng
chất khô hòa tan (Brix) của nhãn Edor trong quá trình tồn trữ
(%
)
o B
ri
x
(%
)
Tỉ lệ hao hụt khối lượng Tỉ lệ hư hỏng
Hàm lượng đường tổng số Hàm lượng chất khô hòa tan (Brix)
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
614
Hàm lượng acid tổng và acid ascorbic có
khuynh hướng giảm trong quá trình bảo quản
nhưng không khác biệt ý nghĩa thống kê. Sự
biến đổi này có mối quan hệ với sự biến đổi độ
Brix và tương tự kết quả nghiên cứu trên nhãn
của Jiang (1999).
Hình 4. Ảnh hưởng của chế độ luân chuyển nhiệt độ đến hàm lượng vitamin C và hàm lượng acid
tổng số của nhãn Edor trong quá trình tồn trữ
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Khoảng nhiệt độ bảo quản tối ưu cho
nhãn edor trong khoảng 6 – 7oC hạn chế được
tổn thương lạnh và sự phát triển của nấm bệnh.
Chế độ luân chuyển nhiệt độ thấp 8oC-5
ngày chuyển tiếp 5oC - 5ngày tiếp tục chuyển
bảo quản 7oC cho khả năng bảo quản kéo dài
thêm 5 – 9 ngày so với không luân chuyển
nhiệt độ thấp bảo quản 7oC (15 ngày) và duy trì
chất lượng màu sắc, hạn chế hóa nâu vỏ quả.
4.2. Đề nghị
Xác định nhiệt độ bảo quản chính xác
cho nhãn edor ở hai nhiệt độ 6oC và 7oC.
Tiến hành khảo sát bảo quản nhãn edor ở
chế độ luân chuyển nhiệt độ tối ưu kết hợp các
biện pháp xử lý nhiệt độ cao cũng như màng
bao gói nhằm tăng khả năng kéo dài thời gian
bảo quản và quản lý hiệu quả chất lượng nhãn
edor sau thu hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Khánh Ngọc,
và Nguyễn Văn Phong, 2015. Nghiên cứu cải
thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cho
chôm chôm java. Báo cáo hàng năm 2015-
Viện cây ăn quả miền Nam
2. Azlin, R. N., Razali, M., Zaipun, M. Z., and
Habsah, M., 2014. Effect of different
preconditioning treatments for shelf-life
extension of chilli (Capsicum annuum L.). J
Trop. Agric. And Fd. Sc. 42(2): 135-142
3. Bouzayen, M., Latche, A., Pech, J. C., 1990.
Subcellular localization of the sites of
conversion of 1-aminocyclopropane-1-
carboxylic acid into ethylene in plant cells.
Planta 180, 175–80.
4. Cai, C., Xu, C. J., Shan, L. L., Li, X.,
Zhou,C. H., Zhang, W. S.,Ferguson, I., and
Chen, K. S., 2006. Low temperature
conditioning reduces postharvest chilling
injury in loquat fruits. Postharvest Biology
and Technology 41.
5. Jiang, Y., Zhang, Z., Joyce, D. C., and Ketsa,
S., 2002. Postharvest biology and handling of
longan fruit (Dimocarpus longan Lour.).
Postharvest Biology and Technology, 26(3),
241-252.
6. Jiang, Y.M., 1999. Low temperature and
controlled atmosphere storage of fruit of
longan (Dimocarpus longan Lour.). Trop.
Sci. 39, 98–101
7. La-Ongsri, S., S. Gomolmanee, and O. Wara-
Aswapati., 1993. Reducing chilling injury
symptoms in sulfur dioxide fumigated longan
fruits. In B.R. Champ, E. Highley, and G.I.
(m
g/
10
0m
ld
ịc
h
trá
i)
(%
)
Hàm lượng vitamin C Hàm lượng acid tổng số
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
615
Johnson, eds., Postharvest Handling of
Tropical Fruits. International Conference on
Postharvest Handling of Tropical Fruits,
Chiang Mai, Thailand, July 1993, pp. 20.
ACIAR Proceedings no. 50, ACIAR, Canberra,
Australia
8. Li, J. R., Miao, S. X. and Jiang, Y. M., 2009.
Changes in quality attributes of longan juice
during storage in relation to effects of
thermal processing, J Food Quality, 32, 48 –
57.
9. Pan, Y.S., Cai, X.D., Shun, L.N., Huang,
Z.Z., Yang, Z.G., 1996. The physiology of
longan fruits in storage. J. Fruit. Sci. 13, 19–
22.
10. Paull, R.E., Chen, N.J., 1987. Changes in
longan and rambutan during postharvest
storage. HortScience 22, 1303–1304.
11. Qu, H.X., Sun, G.C., Jiang, Y.M., 2001.
Study on the relationship between the peel
structure and keeping quality of longan fruit.
J. Wuhan Bot. Res. 19, 83–85.
12. Sevillano, L., Sanchez-Ballesta, M.,
Romojaro, F., Flores, F., 2009. Physiological,
hormonal and molecular mechanisms
regulating chilling injury in horticultural
species. Postharvest technologies applied to
reduce its impact. J Sci Food Agric. 89: 555-
573.
13. Sompoch Noichinda, Kitti Bodhipadma,
Phurisa Tusvil, Umaporn Sathitwiangthong,
Thaveesak Sangudom, Saichol Ketsa, 2015.
The physiology of chilling injured longan
fruit. The Journal Applied Science. Vol 14,
No 1 (2015).
14. Trigiano, R. N., Windham, M. T., and
Windham, A. S., 2007. Plant Pathology
Concepts and Laboratory Exercises.
SECOND EDITION. CRC Press Taylor &
Francis Group.
15. Wang S.F., 1998. Longan. In: Hu A.S. and
Wang S.F., Fresh-keeping and Commercial
Treatment of Fruits. China Agric. Press,
Beijing, China, pp.153-160.
ABSTRACT
Effect of low temperature conditioning on quality of longan fruit“edor” at postharvest
Longan (Dimocarpus longan) fruit production and global exports are rapidly expanding.
Consumer acceptance of this high value crop requires that fruit arrive in excellent condition. Pericarp
browning and fungal diseases are the main postharvest problems for longans. Research was
conducted to establish an optimum low temperature conditioning to retain quality and prolong
storability of “Edor” longan fruit. In the first experiment, longan fruits were stored at 3, 5, 8, 12oC and
20oC. The fruit was treated with different low temperature conditions: 12oC for 3 days moved 3 and
5oC at 5 days before storage at 7oC; 8oC for 5 days moved 3 and 5oC at 5 days before storage at 7oC;
5oC for 7 days before storage at 7oC, and stored at 7oC (control) in the second experiment. The results
indicated that temperature storage of edor longan fruit was around 6oC to 7oC. Color of fruits
wasmaintained and limited browning index whenfruits held at low temperature conditioning (8oC for 5
days moved 5oC in 5 days before stored at 7oC). This condition extended shelf-life of longan fruits up
to 5-to 9 days compared with untreat at postharvest.
Keywords: longan fruit, low temperature conditioning, postharvest.
Người phản biện: TS. Hoàng Thị Lệ Hằng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_171_4411_2130489.pdf