Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động tài chính của tập đoàn điện lực Việt Nam

Tài liệu Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động tài chính của tập đoàn điện lực Việt Nam: 81 Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ ... TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xem xét ảnh hưởng các nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) đến hiệu quả hoạt động tài chính (HĐTC) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Sử dụng mô hình KSNB theo báo cáo COSO (2013) với điều chỉnh để phù hợp đặc điểm của EVN, chúng tôi tiến hành kiểm định mô hình thông qua phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính trên mẫu khảo sát 265 chuyên gia đang công tác tại EVN. Kết quả đã xác định được 49 biến quan sát của 10 nhân tố thuộc 5 thành phần KSNB có ảnh hưởng đến HQTC của EVN, trong đó có 3 thành phần tác động mạnh nhất, đó là: môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp người quản lý đưa ra các biện pháp phù hợp để nâng cao HĐTC cho EVN. Từ khóa: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, KSNB, hiệu quả hoạt động ẢNH HƯỞNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆ...

pdf15 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động tài chính của tập đoàn điện lực Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
81 Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ ... TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xem xét ảnh hưởng các nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) đến hiệu quả hoạt động tài chính (HĐTC) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Sử dụng mô hình KSNB theo báo cáo COSO (2013) với điều chỉnh để phù hợp đặc điểm của EVN, chúng tôi tiến hành kiểm định mô hình thông qua phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính trên mẫu khảo sát 265 chuyên gia đang công tác tại EVN. Kết quả đã xác định được 49 biến quan sát của 10 nhân tố thuộc 5 thành phần KSNB có ảnh hưởng đến HQTC của EVN, trong đó có 3 thành phần tác động mạnh nhất, đó là: môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp người quản lý đưa ra các biện pháp phù hợp để nâng cao HĐTC cho EVN. Từ khóa: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, KSNB, hiệu quả hoạt động ẢNH HƯỞNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Trần Thị Giang Tân1, Nguyễn Tiến Đạt2, Võ Thu Phụng3 THE IMPACT OF CONSTITUENT FACTORS OF THE INTERNAL CONTROL SYSTEM ON THE FINANCIAL PERFORMANCE OF VIETNAM ELECTRICITY ABSTRACT Our study detected and assessed the impact of the factors in the system of internal control on the inancial performance of the Vietnam Electricity. This study used mixed research methods in which, using qualitative methods of internal control elements from the COSO report and adjusted to suit the environment in Vietnam. To test the model, this study used analysis methods reliability Cronbach’s Alpha, factor analysis to explore, and using linear regression to test the scale. We collected 265 samples which survey from EVN experts. The results have identiied 49 variables correlated observations with 10 factors affecting the eficient operation in EVN and 5 components: control environment, control activities, risk assessment, information and communication communication and monitoring. All of them affect the same way with EVN’s performance. Keywords: Electricity of Vietnam, KSNB, performance. 1 PGS .TS., Trường Đại học Kinh Tế TpHCM, 090.301.5072, E:tankt@ueh.edu.vn 2 T.S., Trường Đại Học Hoa Sen TpHCM, 090.346.1661, E: dat.nguyentien1780@hoasen.edu 3 T.S., Tổng công ty Điện lực miền Nam – EVN SPC, 091.924.7789, E: phungpc2@gmail.com 82 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. GIỚI THIỆU Mọi doanh nghiệp, bất kể quy mô, muốn tồn tại và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh cần mang lại hiệu quả. Một trong những biện pháp mà doanh nghiệp (DN) sử dụng để đạt được mục tiêu này là xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu. Thuật ngữ KSNB được đề cập đầu tiên trong nghề nghiệp kiểm toán từ những nĕm đầu của thế kỷ 20, sau đó lan rộng sang các lĩnh vực, nghề nghiệp khác. Từ những nĕm 40 của thế kỷ trước, nhà quản lý (NQL) DN đã nhận thức rằng KSNB là cách thức bảo vệ tài sản, giảm thiểu gian lận, sai sót giúp nâng cao hiệu quả hoạt động. Mawanda (2008) cho rằng, NQL các DN đều nhận thức rằng việc thiết lập KSNB phù hợp sẽ cải thiện HQTC. Kết quả nghiên cứu của Ủy Ban Treadway của Hoa Kỳ vào 1987 cũng đã khẳng định rằng thiếu vắng KSNB là nguyên nhân đầu tiên đưa đến gian lận, sai sót, giảm sút hiệu quả hoạt động. Khá nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã chứng minh ảnh hưởng của KSNB đến HQTC và đến hành vi chi phối thu nhập như (Mawanda (2008), Dechow et al. (2011), Nyakundi, Nyamita và Tinega (2014), Kamau Caroline Njeri (2014), Ndembu Zipporah Njoki (2015). Tại Việt Nam (VN), nhiều nghiên cứu cũng được thực hiện về chủ đề KSNB, như đề tài cấp bộ “Xây dựng hệ thống KSNB với việc tĕng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty bưu chính viễn thông (PGS.TS Ngô Trí Tuệ và tập thể tác giả, 2004), luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài (2011) “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các DN sản xuất xi mĕng thuộc Tổng công ty công nghiệp xi mĕng VN”, Bùi Thị Minh Hải (2012) “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các DN ngành dệt may VN” cũng như khá nhiều Luận vĕn Thạc sĩ khác. Nhìn chung, các đề tài này nhằm đánh giá tính hữu hiệu của KSNB để đề xuất các giải pháp phù hợp. Đến nay, chưa có nghiên cứu tại VN tiến hành nghiên cứu cho loại hình DN nhà nước (DNNN) có đặc điểm là liên quan đến thiên nhiên và môi trường, liên quan đến an sinh xã hội, cần có nguồn tài chính cũng như các khoản đầu tư cơ bản rất lớn như tập đoàn điện lực VN để xem xét ảnh hưởng của KSNB đến HQTC. EVN là một trong mười tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu của VN với nhiệm vụ chính là sản xuất và cung cấp điện. Trong những nĕm qua, HQTC của EVN chưa cao, chưa thực sự tương xứng với nguồn lực đầu tư. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để tìm hiểu liệu KSNB có ảnh hưởng đến HQTC của EVN hay không. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp EVN nói riêng và các DNNN có cùng đặc trưng nói chung nhận thức nguyên nhân đưa đến các bất cập, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Kiểm soát nội bộ Có khá nhiều định nghĩa về KSNB, đứng trên nhiều góc nhìn khác nhau. Một trong những định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của báo cáo COSO1. Theo COSO “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi NQL, HĐQTvà các nhân viên của đơn vị. Nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu: - Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; - Báo cáo đáng tin cậy; - Sự tuân thủ pháp luật và các quy định”. Hệ thống KSNB bao gồm 5 thành phần, đó là (1) Môi trường kiểm soát, (2) Đánh giá rủi ro, (3) Hoạt động kiểm soát, (4) Thông tin và truyền thông và (5) Giám sát. Nĕm nhân 1 CosoThe Committee of Sponsoring Organiza- tions of the Treadway Commission 83 Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ ... tố này kết hợp nhuần nhuyễn trong quy trình kiểm soát của đơn vị. Ngoài ra, COSO cũng thiết lập 17 nguyên tắc liên quan đến 5 thành phần nêu trên mà đơn vị cần tuân thủ nhằm thiết kế vận hành KSNB một cách hữu hiệu. 2.2 Hiệu quả hoạt động và hiệu quả tài chính Một cách tổng quát, hiệu quả của một hoạt động là việc sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất, nhân lực để tối đa hóa kết quả đầu ra hoặc với một lượng nguồn lực đầu vào tối thiểu vẫn đảm bảo được chất lượng, số lượng, kết quả đầu ra (Abd Manaf (2010, 4). Hiệu quả hoạt động của một DN có thể đo lường bằng nhiều tiêu chí như hiệu quả tài chính (inancial performance), hiệu quả kinh doanh (operation performance) và hiệu quả tổng hợp (overall performance) (Hult và cộng sự -2008). Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung HQTC, được xác định bởi các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận như ROA, ROI, ROE. Các chỉ tiêu này cũng phù hợp với yêu cầu của Bộ Tài Chính về việc giám sát tài chính đối với DNNN, theo đó, hiệu quả sử dụng vốn được đo lường bằng các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu (ROE) hay tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA)1. 3. CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG 3.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) Do Jensen và Meckling (1976) khởi xướng. Theo lý thuyết này, trong các công ty cổ phần, các cổ đông thông qua HĐQT ủy thác việc điều hành cho người đại diện thực hiện việc quản lý công ty. Trong điều kiện đó, cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Trong nhiều trường hợp, người đại diện – NQL – sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho cổ đông. Do sự xung 1 Thông tư 200/2015/TT-BTC, ban hành ngày 15/12/2015 của Bộ Tài Chính đột lợi ích, cần có một cơ chế giám sát hành vi của NQL. Lý thuyết này giải thích việc xây dựng KSNB như là một cơ chế giám sát nhằm giảm thiểu hành vi tư lợi của NQL, từ đó giúp nâng cao HQTC và đảm bảo NQL hành động theo lợi ích của các cổ đông. 3.2. Lý thuyết Chaos (1970) Lý thuyết này được Chaos xây dựng từ lĩnh vực toán học, sau đó được ứng dụng rộng rãi vào các ngành khoa học khác. Lý thuyết này cho rằng: Các thảm họa có thể bắt đầu từ những tính toán sai lầm dù là nhỏ nhất. Lý thuyết này giúp giải thích các thành phần trong mô hình kiểm soát luôn có mối quan hệ tương tác, sai phạm ở bất cứ một khâu, một thành phần nào đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ tổ chức. Lý thuyết này giải thích mô hình KSNB (chẳng hạn theo báo cáo COSO có 5 thành phần) là không thể tách bạch, chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Việc phối hợp đầy đủ các thành phần này mới mang lại hiệu quả cho hoạt động cho DN. 3.3. Lý thuyết quyền biến Do Wiio và Goldhaber (1993) khởi xướng, lý thuyết này cho rằng kiểm soát của đơn vị chịu chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: công nghệ, vĕn hoá và môi trường. Do vậy, việc thiết kế các chức nĕng trong tổ chức phải thay đổi phù hợp đặc điểm từng DN và không có mô hình nào có thể phù hợp với mọi DN. Lý thuyết này dùng để giải thích lý do cần điều chỉnh mô hình KSNB được thiết lập chung cho phù hợp đặc điểm EVN. 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Như trên đã trình bày, theo lý thuyết quyền biến, không có mô hình kiểm soát duy nhất thích hợp cho mọi loại hình DN. Dù mô hình KSNB mà chúng tôi lựa chọn là mô hình 84 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật của COSO với 5 thành phần đã được chấp nhận phổ biến trên thế giới và trong nhiều nghề nghiệp nhưng không thể phù hợp hoàn toàn với EVN. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước cũng như báo cáo COSO được thực hiện tại quốc gia có nền kinh tế phát triển, nên có thể có những nhân tố không phù hợp đặc điểm riêng biệt của Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm xác định thêm các nhân tố mới để xây dựng mô hình hoàn chỉnh, sau đó sẽ kiểm định mô hình qua bước nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính được thực hiện thông qua phân tích tài liệu và thảo luận với các chuyên gia. Sau khi xây dựng mô hình ban đầu, chúng tôi tiến hành khảo sát sơ bộ nhằm hoàn chỉnh mô hình. Cuối cùng, dựa trên mô hình này, chúng tôi sẽ khào sát rộng rãi các chuyên gia, các nhân viên tại EVN và kiểm định mô hình qua phần mềm xử lý thống kê SPSS 16.0. Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn như là: (1) Dữ liệu thứ cấp gồm các vĕn bản, tài liệu trong ngành điện lực (các vĕn bản quy định, các báo, tạp chí trong ngành, các ý kiến phát biểu của lãnh đạo EVN, các tài liệu liên quan đến việc thanh kiểm tra EVN được công bố); Báo cáo thường niên của EVN. (2) Dữ liệu sơ cấp thông qua quan sát để thu thập dữ liệu, kết hợp với phỏng vấn sâu các chuyên gia và phỏng vấn qua bảng câu hỏi đã được thiết kế sau khi khảo sát sơ bộ. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 5.1. Kết quả nghiên cứu định tính Từ mô hình ban đầu là dựa vào công cụ khảo sát (tools) của báo cáo COSO, qua bước nghiên cứu nghiên cứu tài liệu và thảo luận với các chuyên gia, chúng tôi đã xây dựng mô hình KSNB ảnh hưởng đến HQTC của EVN bao gồm có 5 thành phần, 15 nhân tố và 49 biến quan sát. Trong đó, có 20 biến quan sát được khám phá mới, các biến này mang tính đặc thù riêng của EVN. Bảng 1: Thang đo các nhân tố thuộc hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến HQTC tại EVN Thành phần Nhân tố Ký hiệu biến _Nội dung Nguồn Môi trường kiểm soát (MTKS) 1. Cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức của Hội đồng thành viên (HĐTV) và nhà quản lý ở tất cả các cấp (1) (MTKS_1_a) - EVN có thiết lập các quy tắc đạo đức cho toàn tập đoàn Tools COSO 2013 (2) (MTKS_1_b) - EVN có truyền thông các quy tắc này cho các bộ phận, các đối tượng bên ngoài, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh Tools COSO 2013 (3) (MTKS_1_c) - Phát hiện và giải quyết kịp thời việc không tuân thủ đạo đức Tools COSO 2013 (4) (MTKS_1_d) - EVN thiết lập thị trường mua bán điện giúp khách hàng được hưởng lợi từ thị trường này của EVN Được khám phá mới từ PV sâu (4) 85 Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ ... 2. Vai trò và quyền hạn của HĐTV (5) (MTKS_2_a) - HĐTV chịu trách nhiệm giám sát trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn được thiết lập và theo yêu cầu của các bên liên quan Tools COSO 2013 (6) (MTKS_2_b) - HĐTV giám sát việc đạt được các mục tiêu của EVN Tools COSO 2013 (7) (MTKS_2_c) - HĐTV có các thành viên có chuyên môn phù hợp để giám sát hoạt động của các nhà quản lý cấp cao Tools COSO 2013 (8) (MTKS_2_d) - Do HĐTV (người đại diện chủ sở hữu) kiêm nhiệm chức năng quản lý sẽ ảnh hưởng tốt đến hiệu quả kinh doanh LDN 2005, được khám phá mới từ PV sâu (1) (9) (MTKS_2_e) - Các nhân sự cấp cao do nhà nước bổ nhiệm sẽ đưa đến hiệu quả kinh doanh tốt hơn. LDN 2005, được khám phá mới từ PV sâu (2) 3. Thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm (10) (MTKS_3_a) - Nhà quản lý thiết lập hợp lý cơ cấu tổ chức (phân công, phân nhiệm giữa các bộ phận, cá nhân, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp) Tools COSO 2013, mục 3.3 (11) (MTKS_3_b) - Nhà quản lý đã thiết kế các loại báo cáo phù hợp Tools COSO 2013 4. Sử dụng nhân viên có năng lực và có chính sách phát triển nguồn lực (12) (MTKS_4_a) - EVN có chính sách tốt để thu hút và phát triển nguồn nhân lực Tools COSO 2013 (13) (MTKS_4_b) - HĐTV và các nhà quản lý có trách nhiệm đánh giá năng lực của các nhà cung cấp, dịch vụ thuê ngoài thông qua thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp Tools COSO 2013 5. Yêu cầu cá nhân báo cáo và chịu trách nhiệm (14) (MTKS_5_a) - EVN có thiết lập các biện pháp nâng cao hiệu suất hoạt động, ưu đãi, khen thưởng. Tools COSO 2013 (15) (MTKS_5_b) - EVN có xem xét điều chỉnh áp lực khi phân công trách nhiệm Tools COSO 2013 Đánh giá rủi ro (DGRR) 6. Người quản lý xác định mục tiêu phù hợp (16) (DGRR_1_a) - Người quản lý luôn so sánh giá thành các công trình, dự án để đánh giá hiệu quả đầu tư giữa các tổng công ty trong xây lắp và đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị. Được khám phá mới từ PV sâu (5) (17) (DGRR_1_b) - Người quản lý lựa chọn công nghệ phù hợp thông qua hàng rào kỹ thuật chặt chẽ Được khám phá mới từ PV sâu (10) (18) (DGRR_1_c) - Người quản lý kiểm soát quy hoạch ngắn hạn thông qua nhu cầu thực tiễn của khách hàng. Được khám phá mới từ PV sâu (7) (19) (DGRR_1_d) - Người quản lý kiểm soát sự cố điện, mất sản lượng thông qua kiểm soát chất lượng vật tư thiết bị hiện hữu trên lưới (do tồn tại nhiều chủng loại VTTB) Được khám phá mới từ PV sâu (8) (20) (DGRR_1_e) - Người quản lý luôn dựa vào mục tiêu hoạt động để làm cơ sở cho việc phân bổ nguồn lực Tools COSO 2013 (21) (DGRR_1_f ) - EVN có thiết lập các quy hoạch dự án trong dài hạn phù hợp Được khám phá mới từ PV sâu (3) (22) (DGRR_1_g) - Người quản lý cân nhắc nguyên tắc trọng yếu trong việc trình bày Báo cáo tài chính. Tools COSO 2013 86 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 7. Người quản lý chịu trách nhiệm nhận định và phân tích rủi ro (23) (DGRR_2_a) - Nhà quản lý luôn phân tích và xác định rủi ro bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến mục tiêu của đơn vị để từ đó đưa ra các biện pháp đối phó rủi ro phù hợp Tools COSO 2013 (24) (DGRR_2_b) - Nhà quản lý thiết lập cơ chế đánh giá rủi ro phù hợp với các cấp quản lý có liên quan. Tools COSO 2013 (25) (DGRR_2_c) - Nhà quản lý phân tích và xác định rủi ro dựa vào ước tính các rủi ro tiềm tàng. Tools COSO 2013 (26) (DGRR_2_d) - EVN có phân công, phân nhiệm trong đánh giá rủi ro toàn tập đoàn (RRKD, rủi ro tài chính) Phân tích tài liệu+ được khám phá mới từ PV sâu (9) 8. Người quản lý có đánh giá nguy cơ gian lận (27) (DGRR_3_a) - Người quản lý xem xét đánh giá hành vi sai trái gian lận có thể xảy ra từ các báo cáo có thể đưa đến hành vi biển thủ, tham ô Tools COSO 2013 (28) (DGRR_3_b) - Nhà quản lý đánh giá các nguy cơ gian lận thông qua xem xét các ưu đãi, áp lực. Tools COSO 2013 9. Người quản lý xác định và phân tích những thay đổi đáng kể (29) (DGRR_4_a) - Người quản lý xác định các rủi ro từ bên ngoài như: môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị Tools COSO 2013 (30) (DGRR_4_b) - Người quản lý luôn phân tích rủi ro trong việc bổ nhiệm người quản lý mới làm ảnh hưởng đến sự thay đổi trong quản lý, triết lý điều hành Tools COSO 2013 Hoạt động kiểm soát (HDKS) 10. Hoạt động kiểm soát được EVN thiết lập trên sơ sở chọn lọc phù hợp (31) (HDKS_1_a) - EVN tích hợp các hoạt động đánh giá rủi ro trong hoạt động đầu tư (quy hoạch, hàng rào kỹ thuật, hiệu quả đầu tư) Được khám phá mới từ PV sâu (6) (32) (HDKS_1_b) - EVN xem xét chất lượng và giá thành công trình, dự án Được khám phá mới từ PV sâu (11) (33) (HDKS_1_c) - Người quản lý kiểm soát chất lượng đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị Được khám phá mới từ PV sâu (12) (34) (HDKS_1_d) - EVN xem xét các yếu tố rủi ro rã lưới hệ thống Được khám phá mới từ PV sâu (13) (35) (HDKS_1_e) - EVN có các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá NC định tính được khám phá mới từ PV sâu (14) (36) (HDKS_1_f ) - EVN có các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất Được khám phá mới từ PV sâu (15) (37) (HDKS_1_g) - EVN có các biện pháp phòng ngừa rủi ro về dòng tiền thu tiền điện Được khám phá mới từ PV sâu (16) 11. EVN thiết lập biện pháp kiểm soát chung và sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát (38) (HDKS_2_a) - EVN thiết lập cơ sở hạ tầng công nghệ liên quan đến hoạt động kiểm soát Tools COSO 2013 (39) (HDKS_2_b) - EVN thiết lập quản lý bảo mật thông tin trong hoạt động kiểm soát Tools COSO 2013 87 Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ ... 12. Người quản lý triển khai tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách, thủ tục đã được thiết lập (40) (HDKS_3_a) - EVN thiết lập các chính sách, thủ tục để hỗ trợ triển khai các chỉ thị quản lý Tools COSO 2013 (41) (HDKS_3_b) - EVN thiết lập trách nhiệm đối với nhà quản lý, thực hiện kịp thời, đưa ra hành động khắc phục, kiểm soát hoạt động nhân viên Tools COSO 2013 (42) (HDKS_3_c) - EVN luôn đánh giá lại các chính sách, thủ tục Tools COSO 2013 Thông tin truyền thông (TTTT) 13. Truyền thông bên ngoài của EVN (43) (TTTT_1_a)-  EVN có công bố thông tin có liên quan đến hoạt động của EVN     BC thường niên EVN khám phá mới (17) (44) (TTTT_1_b) -     EVN có công bố thông tin liên quan đến HĐTV và nhà quản lý cấp cao BC thường niên EVN khám phá mới (18) Giám sát (GS) 14. EVN có tiến hành đánh giá thường xuyên liên tục hoặc định kỳ (45) (GS_1_a) - EVN có chính sách sử dụng kinh nghiệm cá nhân trong việc thanh tra, kiểm tra đơn vị cấp dưới Tools COSO 2013 (46) (GS_1_b) - EVN điều chỉnh quy trình kinh doanh khi điều kiện thay đổi Tools COSO 2013 (47) (GS_1_c) - EVN có chính sách kiểm tra giám sát tài chính Được khám phá mới từ PV sâu (19) 15. EVN có đánh giá sự khiếm khuyết trong hệ thống truyền thông (48) (GS_2_a) - EVN khắc phục kịp thời các thiếu sót của nhà quản lý Tools COSO 2013 (49) (GS_2_b) - EVN có biện pháp kỷ luật thích đáng khi xảy ra sai phạm Phân tích tài liệu + được khám phá mới từ PV sâu (20) HQTC của EVN (AHKSNB) 16. Hệ thống KSNB ảnh hưởng đến HQTC tại EVN (1) AHKSNB1- EVN đã sử dụng tài sản đưa vào hoạt động một cách tối ưu. NC định tính (2) AHKSNB2- EVN đã sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu; NC định tính (3) AHKSNB3- EVN luôn thực hiện việc nâng cao lợi nhuận NC định tính (4) AHKSNB4- EVN sử dụng và tối ưu hóa nguồn lực NC định tính Nguồn: do tác giả tổng hợp Kết quả nghiên cứu trình bày trong bảng trên cho thấy, mô hình các nhân tố KSNB ảnh hưởng đến HQTC của EVN gồm khá nhiều nhân tố chưa tìm thấy trong các nghiên cứu trước, mang tính đặc thù của EVN. Mô hình của chúng tôi bao gồm 10 nhân tố với 49 biến đo lường, trong đó, các nhân tố mới có ảnh hưởng đến HQTC cần chú ý như là: Môi trường kiểm soát: Việc thiết lập thị trường mua bán điện đảm bảo cạnh tranh công bằng giúp nâng cao HQTC của EVN hay như có sự kiêm nhiệm giữa hội đồng thành viên và NQL. Đánh giá rủi ro: các loại rủi ro mà EVN cần quan tâm để kiểm soát như rủi ro giá thành các công trình giữa các tổng công ty Điện lực, rủi ro trong việc lựa chọn công nghệ, rủi ro trong quy hoạch, rủi ro do sự cố điện, mất sản lượng, rủi ro trong phòng ngừa tỷ giá, lãi suất. Hoạt động kiểm soát: Các hoạt động kiểm soát EVN cần chú trọng như là: kiểm soát hoạt động đầu tư (quy hoạch, hàng rào kỹ thuật, hiệu quả đầu tư), kiểm soát chất lượng và giá thành công trình, dự án, kiểm soát chất lượng đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị, kiểm soát rủi ro rã lưới hệ thống và kiểm soát rủi ro về tỷ giá. 88 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật - Về thông tin và truyền thông: EVN cần chú trọng công bố thông tin về hoạt động và thông tin liên quan HĐTV và NQL cấp cao. - Về giám sát: EVN cần có chính sách kiểm tra giám sát tài chính và áp dụng biện pháp kỷ luật thích đáng khi xảy ra sai phạm. 5.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng Dựa vào mô hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sơ bộ thông qua gửi bảng câu hỏi đến 95 chuyên gia làm việc tại EVN theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng ở bước này. Tiêu chuẩn chọn là các biến phải có hệ số tương quan biến tổng (itemtotal-correlation) > 0.30; hệ số Cronbach Alpha > 0.60; hệ số tải nhân tồ (factor loading) > 0.50; thang đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Hair &ctg., 1998). Qua kiểm định, tất cả các thang đo đều thỏa điều kiện với hệ số Cronbach’s Alpha, dao động từ 0.700 đến 0.932. Như vậy các thang đo cho các nhân tố đều thỏa mãn. Kết quả phân tích EFA cho thấy 15 nhân tố ban đầu chỉ còn 10 nhân tố bao gồm 49 biến đo lường và được phân nhóm lại. Kết quả này được sử dụng để thiết kế lại bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức. Bảng 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của EVN Tên biến /Thành Phần Tên biến Nhân Tố Số biến đo lường 1) MTKS MTKS1 1. Cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức của HĐTV và nhà quản lý ở tất cả các cấp 3 MTKS2 2. Vai trò và quyền hạn của HĐTV 5 MTKS3 3. Thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm 7 2) DGRR DGRR1 4. Người quản lý chịu trách nhiệm nhận định và phân tích rủi ro 7 DGRR2 5. Người quản lý xác định và phân tích những thay đổi đáng kể 8 3) HDKS HDKS1 6. Người quản lý triển khai tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách , thủ tục đã được thiết lập 4 HDKS2 7. EVN thiết lập biện pháp kiểm soát chung và sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát 5 HDKS3 8. Hoạt động kiểm soát được EVN thiết lập trên cơ sở chọn lọc phù hợp 3 4) TTT TTTT 9. Truyền thông bên ngoài của EVN 2 5) GS GS 10. Tiến hành đánh giá thường xuyên liên tục, riêng biệt và khắc phục khiếm khuyết 5 5 thành phần, 10 nhân tố với tổng cộng 49 biến đo lường/quan sát Nguồn: do tác giả tổng hợp 89 Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ ... Bảng 3: Đặc điểm mẫu khảo sát Đơn vị Tần số Phần trĕm (%) Tập đoàn Điện lực Việt Nam _ EVN 75 28.30 Tổng công ty Điện lực miền Bắc _EVN NPC 1 0.38 Tổng công ty Điện lực miền Nam _ EVN SPC 87 32.83 Tổng công ty Điện lực miền Trung_EVN CPC 16 6.04 Tổng công ty Điện lực Hổ Chí Minh_EVN HCMPC 6 2.26 Đơn vị thành viên của EVN SPC 54 20.38 Đơn vị thành viên của EVN CPC 26 9.81 Đơn vị Tần số Phần trĕm (%) Tổng 265 100 Trong đó: 1. Cấp EVN 75 - Phó phụ trách ban 1 - Phó ban nghiệp vụ 13 -Kiểm soát viên Ban KSNB 2 - Chuyên viên 59 2. Cấp Tổng công ty 110 - Kế toán trưởng 1 - Trưởng ban nghiệp vụ 5 - Phó ban nghiệp vụ 18 - Chuyên viên 86 3. Cấp công ty Điện lực 80 - Giám đốc cấp Công ty Điện lực 4 - Phó giám đốc cấp Công ty Điện lực 16 - Kế toán trưởng công ty Điện lực 25 - Trưởng phòng nghiệp vụ cấp Công ty Điện lực 21 - Trưởng ban quản lý dự án Điện lực 1 - Phó phòng kế toán 10 - Chuyên viên 3 Tổng cộng 265 Nguồn: do tác giả tổng hợp 5.3. Nghiên cứu chính thức định lượng Sau nghiên cứu sơ bộ định lượng bảng khảo sát được thiết kế lại, và được gởi đến 265 các nhà quản lý, các chuyên viên thuộc EVN. Phiếu khảo sát thu được sử dụng cho nghiên cứu chính thức là 265 phiếu, thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 8/2015 đến tháng 12/2015. Đặc điểm mẫu khảo sát được mô tả như sau: 90 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Đánh giá độ phù hợp của mô hình Để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể, ta đặt giả thuyết: H0 : hệ số R2 tổng thể = 0; H1 : hệ số R2 tổngthể ≠ 0. Với mức ý nghĩa α = 5% Với các dữ liệu điều tra, ta kiểm định các giả thuyết sau: (1) Giả thuyết H1: Có sự tác động cùng chiều của môi trường kiểm soát (MTKS) đến HĐTC của EVN. (2) Giả thuyết H2: Có sự tác động tích cực của việc đánh giá rủi ro (DGRR) đến HĐTC của EVN. (3) Giả thuyết H3: Có tác động cùng chiều của hoạt động kiểm soát (HDKS) đến HĐTC của EVN. (4) Giả thuyết H4: Thông tin truyền thông (TTTT) tác động tích cực đến HĐTC của EVN. (5) Giả thuyết H5: Có mối tương quan cùng chiều giữa hoạt động giám sát (GS) đến HĐTC của EVN. (6) Giả thuyết H6: Hiệu quả hoạt động của EVN sẽ gia tĕng khi có sự hiện hữu của hệ thống KSNB (AHKSNB). Bảng 4. Kết quả thống kê Trung bình Độ lệch chuẩn N AHKSNB 3.25 .682 265 MTKS 3.47 .451 265 DGRR 2.93 .677 265 HDKS 3.37 .495 265 TTTT 4.17 .557 265 GS 3.32 .611 265 Nguồn: do tác giả tổng hợp Bảng 5. Tổng kết mô hình Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn của ước lượng Thống kê các thay đổi- Change Statistics Giá trị Durbin- Watson Thay đổi của R2 Thay đổi của F Số bậc tự do df1 Số bậc tự do df2 Thay đổi của mức quan ý nghĩa Sig. F Change 1 .816a .649 .655 .412 .649 96.542 5 258 .000 1.531 Nguồn: do tác giả tổng hợp Kết quả mô hình hồi quy cho thấy các biến MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT và GS tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của EVN (Bảng 4). Mô hình nghiên cứu xây dựng giải thích được 64.9% dữ liệu khảo sát mà ta thu thập (Bảng 5). 91 Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ ... Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình. Khi R2 ≠ 0 mới chỉ xét độ phù hợp của mô hình với dữ liệu khảo sát. Trong bảng phân tích phương sai ANOVA cho thấy giá trị F ở cột áp chót tương ứng với sig = 0.00<0.05. Vì vậy, bác bỏ giả thuyết H0 và khẳng định rằng mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể (F=96.542 với Sig=0). Hồi quy đa biến lần 1 Kết quả khảo sát đưa ra xu hướng HQTC của EVN như sau: kết quả hồi qui với các hệ số được chuẩn hóa (hệ số Beta tự do = 0), (Bảng 6). Bảng 7. Bảng phân tích ANOVA Mô hình Tổng các chênh lệch bình phương Số bậc tự do df Chênh lệch bình phương bình quân Giá trị F Mức ý nghĩa quan sát Mô hình Hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa Hệ số hồi qui chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa Sig. Khoảng tin cậy 95% Giá trị t B Sai số chuẩn Hệ số Beta Giá trị cận dưới Giá trị cận trên Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phương sai Hằng số -.611 .261 -2.129 .031 -1.072 -.045 MTKS .434 .107 .27 3.667 .000 .203 .625 .264 3.787 DGRR .281 .099 .281 2.642 .005 .084 .475 .137 7.286 HDKS .392 .097 .276 4.112 .000 .202 .582 .272 3.682 TTTT .027 .055 .023 .643 .539 -.074 .142 .652 1.533 GS .029 .099 .029 .321 .722 -.161 .227 .170 5.886 Nguồn: do tác giả tổng hợp Xu hướng HQTC của EVN= 0.276HĐKS + 0.281ĐGRR + 0.27MTKS + 0.023TTTT + 0.029GS Có thế thấy xu hướng HQTC của EVN phụ thuộc khá lớn vào HĐKS, ĐGRR và MTKS. Hồi quy đa biến lần 2 Để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến HQTC của EVN, ta thực hiện lại hồi qui tuyến tính bội lần thứ 2 với giả thuyết: Xu hướng tính hiệu quả là một hàm hồi qui tuyến tính với 10 nhân tố (Bảng 2) 92 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1 Phần hồi qui- Regression 83.802 10 8.380 58.725 .000 Phần dư- Residual 36.104 253 .143 Tổng-Total 119.905 265 Nguồn: do tác giả tổng hợp Bảng phân tích ANOVA trên cho phép ta kết luận mô hình mới với 10 nhân tố phù hợp với tổng thể (F=58.725 với Sig=0). Bảng 8. Bảng tổng kết các trọng số hồi qui Mô hình Hệ số hồi qui B Hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa Hệ số hồi qui chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa Sig. Khoảng tin cậy 95% Thống kê đa cộng tuyến Độ lệch chuẩn Hệ số hồi qui Beta Giá trị cận trên Giá trị cận dưới Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phương sai Hằng số -.639 .272 -2.353 .019 -1.174 -.104 MTKS1 .118 .053 .111 2.240 .026 .014 .223 .484 2.068 1 MTKS2 .467 .089 .450 5.239 .000 .292 .643 .162 6.190 MTKS3 -.164 .091 -.160 -1.801 .073 -.344 .015 .150 6.672 DGRR1 .409 .083 .393 4.916 .000 .245 .573 .186 5.366 DGRR2 -.051 .088 -.056 -.577 .564 -.224 .122 .125 8.020 HDKS1 .070 .077 .075 .909 .364 -.082 .221 .173 5.795 HDSK2 -.108 .085 -.071 -1.277 .203 -.275 .059 .385 2.598 HDKS3 .177 .062 .186 2.845 .005 .054 .299 .277 3.607 TTTT .224 .069 .185 3.229 .001 .087 .360 .362 2.760 GS .032 .110 .029 .293 .769 -.185 .249 .120 8.364 Nguồn: do tác giả tổng hợp Sử dụng phương trình hồi qui có chuẩn hóa ta có: Xu hướng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HQTC của EVN = 0.111MTKS1 + 0.450MTKS2 - 0.160MTKS3 + 0.393DGRR1 – 0.056DGRR2 + 0.075HDKS1 – 0.071HDKS2 + 0.186HDKS3 + 0.185TTTT + 0.029GS Kết quả kiểm định hồi quy lần 1 cho thấy, HQTC của EVN phụ thuộc khá lớn vào hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro và môi trường kiểm soát. Hai thành phần còn lại là thông tin truyền thông và giám sát có tác động ở mức độ yếu đến HQTC của EVN. Kế đến, khi xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc hệ thống KSNB ảnh hưởng 93 Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ ... đến HQTC của EVN. Kết quả hồi quy lần 2 cho thấy, xu hướng HQTC của EVN phụ thuộc khá lớn vào các nhân tố ‘Vai trò và quyền hạn của HĐTV’, nhân tố ‘Người quản lý chịu trách nhiệm nhận định và phân tích rủi ro’, và nhân tố ‘Truyền thông bên ngoài của EVN’. 5. KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 5.1. Kết luận Mô hình KSNB ảnh hưởng đến HQTC của EVN của chúng tôi đã bổ sung thêm một số nhân tố mới bên cạnh các nhân tố mà báo cáo COSO đã đề ra. Theo đó, phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu này là chỉ ra 20 yếu tố mới khám phá ảnh hưởng đến HQTC của EVN. Đây cũng chính là các bất cập thuộc các nhân tố KSNB của EVN làm cho hoạt động của EVN kém hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 5 thành phần KSNB đều ảnh hưởng đến HQTC của EVN. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với lý thuyết ủy nhiệm và phù hợp với các nghiên trước như nghiên cứu Mawanda (2008), Dechow et al. (2011), Nyakundi, Nyamita và Tinega (2014), Ndembu Zipporah Njoki (2015). Tuy nhiên, mức độ tác động của các thành phần này không giống nhau. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất một số định hướng cho việc nâng cao HQTC cho EVN: (1) Về môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát thể hiện quan điểm NQL về vấn đề kiểm soát, biểu hiện thông qua tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc làm nên tảng cho KSNB. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh môi trường kiểm soát là nhân tố tác động mạnh đến HQTC, trong đó nhân tố ‘Vai trò và quyền hạn của HĐTV’ có mức độ tác động mạnh nhất đối với HQTC của EVN. Do vậy, Hội đồng thành viên cần giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động ban giám đốc. Kế đến cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn người quản lý, các nhân viên đơn vị, trong đó, nhà quản lý đóng vai trò then chốt và có biện pháp giám sát việc thực hiện trách nhiệm này. (2) Về đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro là tiền đề để thiết lập hoạt động kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận dạng và phân tích rủi ro ở một số hoạt động như tỷ giá, rã hệ thống lưới điện, công nghệ là nội dung chưa được EVN chú trọng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, EVN cần phân công, phân nhiệm trong việc đánh giá rủi ro ở các nội dung nêu trên để từ đó thiết lập biện pháp kiểm soát phù hợp. (3) Về hoạt động kiểm soát: Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách, thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của NQL được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thiết kế hoạt động kiểm soát phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm gia tĕng HQTC của EVN. Một số hoạt động kiểm soát mà EVN cần chú trọng, đó là: kiểm soát hoạt động đầu tư (quy hoạch, hàng rào kỹ thuật, hiệu quả đầu tư), kiểm soát chất lượng và giá thành công trình, dự án, kiểm soát chất lượng đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị, kiểm soát rủi ro rã hệ thống lưới điện và kiểm soát rủi ro về tỷ giá. Ngoài ra, khi thiết lập khi triển khai trong hoạt động thực tiễn, cần chú trọng việc tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách thủ tục đã được thiết lập, nếu buông lõng hoạt động này sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các sai phạm. (4) Thông tin và truyền thông: Kết quả nghiên cứu cho thấy truyền thông bên ngoài các thông tin quan trọng có ảnh hưởng đến HQTC. Do vậy, EVN cần chú trọng là truyền thông ra bên ngoài cần đầy đủ hơn, đặc biệt thông tin liên quan đến HĐTV và NQL. 94 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã góp phần vào việc xây dựng mô hình để đánh giá ảnh hưởng KSNB đến HQTC tại EVN. Mô hình nghiên cứu được xây dựng gồm 10 nhân tố thuộc 5 thành phần KSNB với 49 biến quan sát. Tuy nhiên, mô hình của chúng tôi chỉ giải thích được 64,9% qua dữ liệu thu thập (Bảng 5), do vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo bổ sung vào mô hình thêm các biến quan sát. Ngoài ra, do nghiên cứu này chỉ đặt trọng tâm vào HQTC của EVN, hai mục tiêu quan trọng khác của hệ thống KSNB theo Báo cáo COSO là: BCTC đáng tin cậy và việc tuân thủ pháp luật và các quy định chưa được nghiên cứu thực hiện. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng đến các mục tiêu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Bộ Môn Kiểm toán, Đại học Kinh tế (2016), Kiểm Soát Nội Bộ, Nhà xuất bản Kinh Tế, Tp. Hồ Chí Minh. [2]. Nguyen Tuan, Duong Nguyen Hung (2015), A theoretical model studying the impact of internal control on performance and risks of Vietnam commercial banks, International Conference on Accounting, ICOA 2015, Danang, Vietnam. Tiếng Anh Sách tham khảo [3]. Abd Manaf (2010), The impact of performance audit: The New Zealand Experience, A thesis, Victoria University of Wellington. [4]. Freeman, R, E 1984. Strategic management: a stakeholder approach, Boston, Pitman [5]. Michael C. Jensen (1976), William H. Meckling (1976). Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Struture, xuất bản tại Đại học Harvad. [6]. Steven J.Root (2000), Beyond COSO: Internal Control to Enhance Corporate Governance, Nhà xuất bản John Wiley & Sons, INC. Bài báo tham khảo [7]. Committee of Sponsoring Organisations (COSO) of the Treadway Commission (2013). Internal Control - Integrated Framework, New York: AICPA. [8]. Hult et al (2008). An assessment of the Measurement of performance in International Business Research. Journal of International Business Studies, 39, 1064-1080. [9]. Ittner, C.D., Larcker, D.F. & Randall, T. (2003). Performance implications of strategic performance measurement in inancial services irms, Accounting, Organization and Society Journal, Philadelphia PA; Elsevier Ltd. [10]. Kamau Caroline Njeri (2014), Effect of internal control on the inancial performance of manufacturing irms in Kenya. A research project submitted in partial fulillment of the requirement for the award of the degree of Master of Science in inance, university of Nairobi, November, 2014. [11]. Mawanda, S.P. (2008), “Effects of internal control systems on inancial performance in an institution of higher learning in Auganda”, thesis and Dissertations, available at: http:// hdi.handle. net/123456789/53 [12]. Nath & cộng sự (2011), Public Sector Performance Auditing and Accountability: A Fijian Case Study, Doctor Thesis, The University of Waikato. [13]. Ndembu Zipporah Njoki, 2015. 95 Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ ... The effect of internal controls on the inancialperformance of manufacturing irms in Kenya [14]. Nyakundi, D. O., Nyamita, M. O. & Tinega, T. M, 2014. Effect of internal control systems on inancial performance of small and medium scale business enterprises in Kisumu City, Kenya. International Journal of Social Sciences and Entrepreneurship, 1 (11), 719-734 [15]. P Muraleetharan (2011), Internal control and impact of inancial performance of the organizations (special reference public and private organizations in jaffna district) [16]. Rong-Ruey Duh, Kuo-Tay Chen, Ruey- Ching Lin, Li-Chun Kuo (2011), Do internal controls improve operating eficiency of universities?, Published online: 29 March 2011, © Springer Science+Business Media, LLC 2011. [17]. Tseng, C.Y. (2007), “Internal control, enterprise risk management and irm performance”, PhD dissertation, Department of Accounting and Information Assurance, Robert H. Smith School of Business. [18]. Yamamoto, K., & Watanabe, M. (1989), Performance auditing in the central government of Japan, Financial Accountability and Management, 5(4), pp: 189-217. Các trang web tham khảo [19]. [20].https://books.google.com.vn/s?hl= vi&lr=&id=qd2AMTw51S8C&oi=fnd& pg=PA51&dq=joan+woodward+conting ency+theory&ots=ncWawGl7Gk&sig= dhbMvDWwOwkSogM4xI6xJhyBE7c &redir_esc=y#v=onepage&q=joan%20 woodward%20contingency%20 theory&f=false [21]. Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005 [22]. Nghị định số 205/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực VN; [23]. Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 nĕm 2012; [24]. Quyết định số 104/2014/QĐ-EVN ngày 06/03/2014; [25]. Quyết định số 229/QĐ-EVN ngày 21/4/2014; [26]. Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07/06/2013; [27]. Quyết định số 486/QĐ-EVN ngày 10/7/2013; [28]. Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính; [29]. Website cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf28_5742_2136163.pdf