Tài liệu Ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động ngành thủy sản huyện đảo Cô Tô - tỉnh Quảng Ninh và định hướng phát triển hợp lý: Ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động
ngành thủy sản huyện Đảo Cô Tô - tỉnh Quảng
Ninh và định hướng phát triển hợp lý
Hoàng Thị Ngọc Linh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường; Mã số 60 85 02
Nghd. : PGS.TS. Trần Văn Thụy
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Tổng quan về hoạt động phát triển ngành thủy sản trên thế giới và ở Việt
Nam. Khát quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường khu
vực đảo Cô Tô. Trình bày đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu về hoạt
động ngành thủy sản tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đưa ra kết quả nghiên
cứu: hiện trạng sản xuất thủy sản huyện đảo Cô Tô; Một số mô hình đã được áp dụng
tại huyện Cô Tô; Ảnh hưởng của hoạt động thủy sản tới môi trường tự nhiên của
huyện đảo Cô Tô; Định hướng các giải pháp cho phát triển thủy sản bền vững của
huyện đảo Cô Tô.
Keywords: Khoa học môi trường; Ngành thủy sản; Đảo Cô Tô; Quảng Ninh
Content
Cô Tô là một huyện đảo của tỉ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động ngành thủy sản huyện đảo Cô Tô - tỉnh Quảng Ninh và định hướng phát triển hợp lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động
ngành thủy sản huyện Đảo Cô Tô - tỉnh Quảng
Ninh và định hướng phát triển hợp lý
Hoàng Thị Ngọc Linh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường; Mã số 60 85 02
Nghd. : PGS.TS. Trần Văn Thụy
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Tổng quan về hoạt động phát triển ngành thủy sản trên thế giới và ở Việt
Nam. Khát quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường khu
vực đảo Cô Tô. Trình bày đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu về hoạt
động ngành thủy sản tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đưa ra kết quả nghiên
cứu: hiện trạng sản xuất thủy sản huyện đảo Cô Tô; Một số mô hình đã được áp dụng
tại huyện Cô Tô; Ảnh hưởng của hoạt động thủy sản tới môi trường tự nhiên của
huyện đảo Cô Tô; Định hướng các giải pháp cho phát triển thủy sản bền vững của
huyện đảo Cô Tô.
Keywords: Khoa học môi trường; Ngành thủy sản; Đảo Cô Tô; Quảng Ninh
Content
Cô Tô là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh - nơi được biết đến như một lá chắn bảo
đảm an ninh quốc phòng phía Đông Bắc Tổ quốc Việt Nam. Huyện đảo Cô Tô gồm một hệ
thống đảo nằm ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, cầu nối giữa đất liền và biển khơi. Vị trí địa lý của
huyện Cô Tô có điều kiện đặc biệt thích hợp cho phát triển ngành thủy sản: Xung quanh huyện
đảo được bao quanh bởi biển Đông và cách các ngư trường lớn không xa; Với bờ biển khúc
khuỷu tạo thành các vũng vịnh kín là tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; Nguồn lợi
thủy sản phong phú, vùng này có nhiều đặc sản như: trai ngọc, bào ngư, hải sâm, sá sùng, tu hải,
tôm he,.. Cảng cá Thanh Lân và Cô Tô là cơ sở hậu cần dịch vụ rất tốt cho nghề cá, đã trở thành
nơi hội tụ của các tàu khai thác hải sản của tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh khác; Ngoài ra, chợ cá
trên biển tạo điều kiện giao lưu, tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Với lợi thế trên 300km2 là diện tích ngư trường dành cho đánh bắt, khai thác thuỷ sản,
huyện đảo Cô Tô đã xác định phát triển thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Do vậy, trong mấy năm qua, hiệu quả các hoạt động khai thác, nuôi trồng của ngư dân huyện
đảo không ngừng tăng cao. Tổng sản lượng khai thác và đánh bắt liên tục tăng. Nếu như năm
1998, toàn huyện mới khai thác được 1.255 tấn thuỷ sản các loại thì đến năm 2010 đã lên tới
14.800tấn.
Cùng với khai thác và đánh bắt xa bờ, những năm gần đây nghề nuôi trồng thuỷ sản của
huyện đã có bước phát triển đáng kể, nhất là nuôi cá lồng bè và các loại hải sản quý. Toàn huyện
có hơn 30 mô hình nuôi cá lồng bè trên biển, với các loại cá có giá trị kinh tế cao như: Song, giò,
chấm lang, hồng... Nhiều gia đình đầu tư nuôi tôm càng xanh, tôm hùm, ốc hương... cho hiệu
quả cao và đang mở ra một hướng làm ăn có triển vọng cho ngư dân Cô Tô.
Tuy nhiên các hoạt động thủy sản trong quá trình phát triển kinh tế của huyện đảo
không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực tới môi trường. Chính vì vậy luận văn “Ảnh
hƣởng đến môi trƣờng của hoạt động ngành thủy sản huyện đảo Cô Tô - tỉnh Quảng Ninh
và định hƣớng phát triển hợp lý” được lựa chọn để đáp ứng tính cấp thiết thực tiễn trên.
Mục tiêu của luận văn nhằm xác định, đánh giá các hoạt động phát triển thủy sản tới chất
lượng môi trường huyện đảo Cô Tô, định hướng các giải pháp nhằm thực hiện phát triển bền
vững ngành thủy sản của Huyện.
Chúng tôi hy vọng rằng, những nội dung khoa học của luận văn không chỉ phục vụ cho
tiêu chí đào tạo mà còn mong muốn đưa ra một số cơ sở khoa học phục vụ dự án quy hoạch
phát triển bền vững ngành thủy sản của Huyện góp phần cho phát triển kinh tế của địa phương.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Hoạt động phát triển ngành thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Tình hình đánh bắt và nuôi trồng thủy sản thế giới giai đoạn 2000 - 2010 có tốc độ phát
triển khá ổn định. Tổng sản lượng thủy hải sản trên thế giới bình quân tăng 1.4%/năm. Cơ cấu
nguồn cung dịch chuyển theo hướng tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng và giữ ổn định nguồn
khai thác tự nhiên. Năm 2000 sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 26% tổng sản lượng thủy
sản, tới năm 2009 mảng nuôi trồng thủy sản đã đóng góp 37% tổng sản lượng. Năm 2010,
tổng sản lượng thuỷ sản toàn thế giới đạt khoảng 147 triệu tấn. Trong đó, sản lượng đánh bắt
duy trì xu hướng giảm nhẹ khi giảm từ 90 triệu tấn trong năm 2009 xuống còn 89,8 triệu tấn
trong năm 2010 (tương đương mức 0,2%).
1.1.2. Ở Việt Nam
Từ năm 1990 đến nay [10] tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 4,1 lần, với tốc độ tăng
trưởng bình quân năm 8,11%/năm; Đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 18,5 lần, tương đương
với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 17,61 %/năm; Giá trị sản xuất tăng gấp 5,7 lần, đưa tốc
độ tăng trưởng bình quân năm 10,19 %/năm; Giải quyết lao động gấp 2,5 lần và đạt tốc độ tăng
bình quân năm 5,26 %/năm. Để đạt được những thành tựu trên, được đóng góp từ nuôi trồng với
sản lượng luôn tăng 6,7 lần và tốc độ tăng trưởng 11,17 %/năm. Trong khi đó sản lượng khai
thác chỉ tăng 2,9 lần và tốc độ tăng trưởng 6,12%/năm.
1.2. Cơ sở lý luận của phát triển bền vững ngành thủy sản
1.2.1. Quan niệm về phát triển bền vững
* Khái niệm:
Khái niệm phát triển bền vững được khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh về môi
trường và phát triển ở Rio de Janeiro năm 1992, Braxin: “phát triển bền vững là sự phát triển
nhằm đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại, làm tổn hại đến
việc đáp ứng nhu cầu của các thể hệ mai sau”.
1.2.2. Phát triển bền vững ngành thủy sản
Theo tác giả Anthony Charles (1994) sự phát triển bền vững ngành thủy sản được dựa
trên 04 thành tố căn bản của tính bền vững: bền vững sinh thái, bền vững kinh tế, bền vững xã
hội và bền vững thể chế [25].
1. 3. Khái quát hóa các công trình khoa học liên quan tới vấn đề nghiên cứu
- Đề tài: “Đánh giá các tác động ảnh hưởng tới chất lượng nước vùng nuôi tôm Cân
Giờ” của tác giả Lê Mạnh Tân – Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG – HCM đăng trên tạp chí
phát triển KH&VN, tập 9, số 4 – 2006.
- Các chuyên khảo về hệ thống đảo ven bờ Việt Nam; đề tài KT.03.12, 1993 của Lê
Đức An về “Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên quần đảo Cô Tô - Thanh Lam
- Đề tài KC.09.20 của Phạm Hoàng Hải về “Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên,
kinh tế xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững
cho một số huyện đảo”, 2003-2006.
1.4. Khái quát các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và hiện trạng môi trƣờng khu
vực nghiên cứu
1.4.1. Các điều kiện tự nhiên
Cô Tô là một huyện đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, được thành lập vào
ngày 29/3/1994. Đây là một huyện đạo tiền tiêu của Việt Nam, gồm hơn 40 đảo lớn nhỏ trên
vùng biên giới Đông Bắc của Tổ quốc trong vịnh Bắc Bộ, với tọa độ:
- Từ 107035’ đến 108020’ Kinh độ Đông;
- Từ 20055’ đến 21015’7’’ Vĩ độ Bắc.
Huyện đảo Cô Tô có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và bị chi phối khí hậu duyên
hải, chịu ảnh hưởng và tác động của biển, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi
ven biển.
1.4.2. Khái quát các điều kiện kinh tế - xã hội
- Tình hình dân số và lao động: Năm 2010 tổng dân số là 5.650người, trong đó 2.885
nam, 2.765 nữ. Số người trong độ tuổi lao động là 3240 người, chiếm 57,37% dân số.
- Tình hình phát triển kinh tế: Kinh tế xã hội của huyện đảo Cô Tô có sự đổi thay
nhanh chóng, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng
trưởng kinh tế năm 2005 tăng 11,5%, năm 2010 đạt mức tăng 14%; thu nhập bình quân đầu
người năm 2000 là 450 USD, năm 2010 đạt 820 USD.
1.4.3.Sơ lƣợc đánh giá hiện trạng môi trƣờng
Tính tới thời điểm hiện nay có thể đánh giá chất lượng môi trường tại huyện đảo khá
tốt. Tuy nhiên cũng đã có xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm trong thời gian tới: hiện tượng ô nhiễm
chất hữu cơ đã được thấy qua một số khu vực nước bị tù đọng lâu ngày; Trong quá trình diễn
ra các hoạt động giao thông trên biển và hiện tượng xả thải từ đảo đã xuất hiện những khả
năng gây ô nhiễm nguồn nước biển;...
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động ngành thủy sản tại huyện Cô Tô, tỉnh
Quảng Ninh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu.
2. Điều tra về tình hình hoạt động ngành thủy sản tại địa bàn nghiên cứu.
3. Đánh giá hiện trạng ảnh hưởng môi trường do các hoạt động thủy sản gây ra tại
huyện đảo.
4. Đề xuất các chương trình hành động bảo vệ môi trường tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh
Quảng Ninh.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
- Phương pháp điều tra, khảo sát số liệu
- Phương pháp đánh giá nhanh môi trường
- Phương pháp bản đồ và GIS
- Phương pháp tổng hợp
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng sản xuất thủy sản huyện đảo Cô Tô
3.1.1. Khai thác hải sản
Năm 1994 khi huyện mới thành lập, nghề khai thác trên đảo còn ở quy mô nhỏ,
phương tiện đánh bắt nghèo nàn với 67 chiếc tầu công suất nhỏ dưới 33 CV, tổng công suất
1.314 CV. Sau hơn 10 năm tổng số tàu thuyền đã tăng gần 3 lần và tổng công suất đã tăng hơn
4 lần. Đến năm 2010 tổng số tàu thuyền là 239, trong đó có 41 chiếc với công suất từ 90 –
140CV.
* Sản lượng khai thác
Sản lượng khai thác hải sản năm 2008 là 11.250 tấn, năm 2009 13.566 tấn, năm 2010 là
14.800 tấn. Trong đó sản lượng cho giá trị kinh tế cao bao gồm các loại: tôm, mực, cá, sứa (năm
2010 khai thác sứa chiếm 18,39% trong tổng sản lượng được khai thác).
3.1.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản
* Đối tượng nuôi: Các đối tượng nuôi bao gồm: tôm hùm, tôm sú, cá hồng, cá giò, hải
sâm, cầu gai (nuôi mặn lợ); cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép, cá chim trắng, rô phi đơn tính
(nuôi nước ngọt); ngao,tu hài, ngọc trai (nuôi nhuyễn thể). Khu vực nuôi tập chung chủ yếu tại
Cô Tô lớn, xã Thanh Lân và Cô Tô con.
3.1.3. Chế biến thủy sản
Chế biến thủy sản ở huyện đảo Cô Tô chủ yếu là chế biến truyền thống, hình thức chế biến
gồm chế biến nước mắm và chế biến các sản phẩm khô phục vụ tiêu dùng cho nhân dân trên đảo.
3.1.4. Hậu cần dịch vụ nghề cá
Hiện nay tại huyện đảo Cô Tô đang thực hiện dự án Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề
cá Vịnh Bắc Bộ. Dự án này được khởi công xây dựng từ cuối năm 2008, dự kiến toàn bộ
Trung tâm này sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động chính thức vào năm 2012.
3.2. Một số mô hình đã đƣợc áp dụng tại huyện Cô Tô
- Mô hình nuôi ngọc trai;
- Mô hình nuôi tôm hùm;
- Mô hình nuôi tu hài;
- Mô hình nuôi ngao
3.3. Ảnh hƣởng của hoạt động thủy sản tới môi trƣờng tự nhiên của huyện đảo Cô
Tô
3.3.1. Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác thủy sản lên môi trƣờng
Bảng 3.2.Lao động nghề khai thác
Năm Tổng dân số Số ngƣ dân Thu nhập từ hoạt động
thủy sản (đồng)
Tổng thu nhập
(đồng)
2005 5135 785 22.357.000.000 80.599.000.000
2008 5435 1000 30.000.000.000 95.598.000.000
2010 5650 1085 45.570.000.000 122.880.000.000
(Nguồn: Báo cáo số liệu của phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô
Tô các năm 2005, 2008, 2010)
Bảng.3.3.Tàu thuyền khai thác và công suất tàu thuyền huyện Cô Tô
Năm Số lƣợng tàu Tổng công suất
(CV)
2005 156 9.736
2008 175 13.125
2010 239 19.186
(Nguồn: Báo cáo số liệu của phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô
Tô các năm 2005, 2008, 2010)
Bảng 3.4.Sản lượng khai thác
Năm Sản lƣợng khai thác (tấn)
Tổng sản
lƣợng (tấn)
Cá các loại Mực Tôm Hải sản
khác
2005 8.520 4.420 540 180 3.380
2008 11.250 2.630 400 120 8.100
2010 14.800 2.270 325 85 12.120
(Nguồn: Báo cáo số liệu của phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô
Tô các năm 2005, 2008, 2010)
Qua kết quả thu thập được, tác giả có những phân tích nhận định sau:
1. Số dân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản chiếm khoảng ¼ tổng dân số và doanh thu
chiếm khoảng 1/3 tổng thu nhập toàn huyện. Hoạt động thủy sản là thế mạnh của huyện đảo
Cô Tô, khoảng thời gian tới các cấp chính quyền cần thực hiện nhiều biện pháp chính sách để
phát triển hơn nữa ngành thủy sản của huyện. Bên cạnh đó, huyện phải định hướng cho sự
phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
2. Công suất hoạt động thấp (trung bình khoảng 75CV/chiếc) điều này đánh giá năng
lực khai thác còn hạn chế, các thuyền đánh bắt chỉ tập chung ở các ngư trường gần bờ do công
suất khai thác kém. Cần có những định hướng để phát triển đội tàu khai thác xa bờ, để giảm áp
lực lên hệ sinh thái gần bờ đồng thời tăng sản lượng khai thác và hiệu quả kinh tế.
3. Số lượng tàu, công suất và ngư dân lao động tăng lên nhưng tổng sản lượng khai
thác được chỉ tăng nhẹ, điều này cho ta nhận định về sự suy giản nguồn lợi thủy sản tại vùng
biển nơi đây. Hơn nữa sản lượng khai thác chính (cá, tôm, mực) đều giảm dần qua các năm,
còn sản lượng khai thác hải sản khác (chủ yếu là sứa) lại tăng mạnh, số liệu đó cho ta thấy
rằng nguồn lợi hải sản chính đã suy giảm nên ngư dân chuyển sang khai thác đối tượng hải
sản.
4. Do thói quen khai thác thủy sản gần bờ và sử dụng nhiều biện pháp khai thác không
hợp lý (như giã cào, xung điện, mìn, chất độc, mắt lưới nhỏ,) làm cho nguồn lợi thủy sản bị
suy giảm
3.3.2. Ảnh hƣởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản
Bảng 3.5.Số lồng bè, diện tích và số hộ nuôi
Năm Số lồng Diện tích (m2) Số hộ
2005 230 1960 60
2008 180 1580 48
2010 120 1080 40
(Nguồn: Báo cáo số liệu của phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô
Tô các năm 2005, 2008, 2010)
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu nước
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Cô Tô lớn
Thanh
Lam
Bãi tắm
Hồng Vàn
QCVN
10:2008
/BTNMT L1 L2 L1 L2 L1 L2
1 pH 7,8 7,6 7,9 8,0 7,9 7,9 6,5 – 8,5
2 COD mg/l 4,2 4,0 4,8 5,0 3,8 4,2 3
3 BOD mg/l 2,5 2,7 3,0 2,8 2,4 3,0
4 DO mg/l 6,5 6,6 6,6 6,8 6,6 6,7 ≥ 5
5 NH4
+
mg/l 0,06 0,08 0,05 0,07 0,06 0,05 0,1
6 Coliform MPN/100ml 12 15 14 16 11 10 1000
7 TSS mg/l 12 13 13 14 12 15 50
(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc tỉnh Quảng Ninh)
(Ghi chú: L1: Kết quả năm 2009; L2: Kết quả năm 2010)
* Qua những số liệu và kết quả trên ta nhận định:
1. Số lượng lồng nuôi có biến động là do những năm đầu có dự án đầu tư của Chính
phủ Na uy nhưng sau đó do hoạt động kém hiệu quả nên người dân giảm số lồng nuôi và số hộ
nuôi cũng giảm.
2. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản còn thấp, điều này phản ánh trình độ kỹ thuật
của người dân và đầu tư còn hạn chế.
3. Qua kết quả phân tích mẫu nước cho ta thấy rằng: chất lượng nước ở huyện Cô Tô
còn rất tốt, chưa bị ô nhiễm. So với QCVN 10:2008/BTNMT về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước biển ven bờ” thì các chỉ số đo được đều chưa vượt qua ngưỡng cho phép.
Tuy nhiên qua kết quả phân tích mẫu nước cho thấy các chỉ tiêu phân tích có dấu hiệu
tăng sau 2 lần đo. Vì vậy có thể khẳng định việc nuôi trồng thủy sản trên biển tại Cô Tô trong
thời gian tới sẽ có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu như không được thực hiện nuôi trồng
một cách khoa học, theo quy hoạch và không có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm.
3.3.3. Chế biến thủy sản
Bảng 3.7. Số lượng lao động tham gia, sản lượng chế biến
Năm Số lao (ngƣời)
Sản lƣợng
Nƣớc mắm (lit) Cá khô (tấn)
Sứa
(xƣởng)
2005 180 14.200 380 15
2008 215 11.500 320 24
2010 210 10.000 276 32
(Nguồn: Báo cáo số liệu của phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô
Tô các năm 2005, 2008, 2010)
Nghề chế biến thủy sản tại huyện Cô Tô chủ yếu là chế biến theo kiểu truyền thống,
các cơ sở chế biến đều là của tư nhân quy mô hộ gia đình, do đó không có đầu tư hệ thống xử
lý chất thải sau chế biến mà chất thải được thải trực tiếp ra môi trường. Thời điểm hiện tại
chưa xuất hiện hiện tượng ô nhiễm nhưng tiềm ẩn ô nhiễm môi trường trong thời gian tới.
3.4. Định hƣớng các giải pháp cho phát triển thủy sản bền vững của huyện đảo Cô
Tô.
3.4.1. Định hƣớng chủ yếu
1. Để trở thành trung tâm nghề cá của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và miền Bắc nói
chung, Cô Tô phải xây dựng khu công nghiệp liên hợp neo đậu tầu thuyền, nhà máy chế biến
hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá(xây dựng các cơ sở cung cấp nhiên liệu, nước đá, đóng sửa
tàu thuyền) và định hướng giai đoạn tới năm 2015, tầm nhìn 2020.
2. Từng bước cải tiến phương tiện trang thiết bị tàu thuyền và kỹ thuật đánh bắt để phù hợp
với điều kiện ngư trường của vùng và tăng hiệu quả đánh bắt.
3. Lấy nuôi biển là mũi nhọn của nghề nuôi – chủ yếu nuôi lồng bè để xuất khẩu.
4. Thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên để kết hợp khai thác tự nhiên một cách hợp lý,
bảo vệ nguồn lợi với du lịch sinh thái và du lịch thể thao.
5. Duy trì và phát triển chợ cá trên biển và trở thành trung tâm thương mại nghề cá của tỉnh.
3.4.2. Định hƣớng quy hoạch phát triển thủy sản bền vững của huyện Cô Tô
- Định hướng quy hoạch khai thác hải sản huyện đảo Cô Tô đến năm 2020
- Định hướng quy hoạch nuôi trồng thủy sản huyện đảo Cô Tô đến năm 2020
- Định hướng quy hoạch chế biến và thương mại
- Định hướng quy hoạch hậu cần dịch vụ nghề cá
- Định hướng quy hoạch vùng bảo tồn thiên nhiên Cô Tô
3.4.3. Các giải pháp cho quy hoạch phát triển thủy sản bền vững tại huyện Cô Tô
- Giải pháp về dự báo nguồn lợi phục vụ phát triển khai thác hải sản
- Giải pháp đào tạo
- Giải pháp về công nghệ
- Giải pháp về giống
- Giải pháp về môi trường
- Giải pháp tổ chức sản xuất
- Giải pháp về thể chế chính sách
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Những phân tích cơ sở khoa học cho thấy Cô Tô có vị trí đặc biệt quan trọng trong
phát triển kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng và đảm bảo an ninh quốc phòng, đây là một
trong những ngư trường lớn của vịnh Bắc Bộ, là tiềm năng vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho
huyện đảo này. Nơi đây có nguồn lợi biển phong phú nhưng thực trạng khai thác chưa xứng
với tiềm năng, cần phát triển một cách hợp lý tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và
tiêu thụ nội địa.
2. Các đánh giá điều kiện tự nhiên và môi trường đã xác định được ở Cô Tô có nhiều
vùng thuận lợi cho phát triển thủy hải sản như : nuôi cá lồng, tôm hùm, trai ngọc,...Ngoài ra
Cô Tô còn có nhiều nguồn lợi biển đặc trưng cho địa phương như: Bào Ngư, Tu hài, Cầu Gai,
Hải Sẩm, Sá sùng, Ốc Đụn, Ốc nón,...có thể đưa vào khai thác và phát triển. Đây đồng thời
cũng là cơ sở cho qui hoạch phát triển thủy hải sản của địa phương và khu vực.
3. Dịch vụ hậu cần nghề cá và thương mại tổng hợp của Cô Tô cơ bản đã định hình và
bám sát với quan điểm phát triển hợp lý bền vững của đề tài, những nghiên cứu của đề tài một
mặt khẳng định giá trị của qui hoạch tổng thể, mặt khác bổ sung thêm các giải pháp cho sự
phát triển và duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.
4. Dựa trên tổng kết thực tiễn khảo sát nghiên cứu của tác giả và kế thừa các kết quả
nghiên cứu nhiều năm của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định tính ưu việt
của các mô hình nuôi trồng thủy sản cần được áp dụng tại Cô Tô ở môi trường nước mặn như:
- Mô hình nuôi tôm hùm (đến năm 2010 số ô lồng nuôi là 45 sau 12 tháng nuôi chúng
đạt cỡ từ 300 - 400 g/một con);
- Mô hình nuôi trai ngọc được khôi phục. Trai lấy ngọc ở Cô Tô có những đặc điểm
tốt, nổi trội hơn trai ở nhiều vùng khác: giống trai nuôi lấy ngọc tốt, phát triển nhanh, có thể
cho ngọc trai có vẻ đẹp thẩm mỹ cao.
- Mô hình nuôi ngao ở các bãi triều. Ở phía Đông và Nam của đảo ngư dân đã quây
lưới để nuôi một số loài ốc: ốc Tây, ốc Đá,...nuôi Hải Sâm, Bào Ngư, Tu Hài...
5. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: tới thời điểm hiện nay các hoạt động
khai thác, nuôi trồng thủy hải sản nêu trên tại huyện Cô Tô chưa ảnh hưởng nhiều tới môi
trường. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi mà các hoạt động này được tăng cường đầu tư,
chúng sẽ tác động không nhỏ tới môi trường: nguồn lợi thủy sản suy giảm, ô nhiễm môi
trường gia tăng.... đây là điều đã được dự báo và là cơ sở để đề tài nghiên cứu và đã đề xuất
được các giải pháp phát triển bền vững.
KIẾN NGHỊ
Để hoạt động thủy sản Cô Tô phát triển theo hướng bền vững, trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của huyện, cần thực hiện các giải pháp hợp lý vừa tăng hiệu quả trong thu nhập của
người dân vừa đi đôi với bảo vệ môi trường
References
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Đức An (chủ trì) và nnk, 1993 : Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên biển quần
đảo Cô Tô - Thanh Lam, Báo cáo đề mục, đề tài KT.03.12.
2. Lê Đức An, (chủ nhiệm đề tài) : Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh
tế xã hội , xây dựng cơ sở khoa học cho qui hoạch sử dụng hợp lý hệ thống đảo ven bờ, đặc
biệt cho công tác di dân”, đề tài KT.03.12, Viện Địa Lý, Trung tâm Khoa học tự nhiên và
Công nghệ Quốc gia.
3. Lê Đức An, (chủ nhiệm đề tài) : Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh
tế xã hội, hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển KT-XH biển, Báo cáo
tổng hợp, đề tài KT.03.12, Viện Địa Lý, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc
gia.
B. Tài liệu tiếng Anh
1. World Tourism Organization, 1994 : National and Regional Tourism Planning,
Methodologies and case studies, Bristish Libraly Cataloging in Publication Data.
2. Philippine coastal management Guidebook series No.7, 2002, printed in Cebu City,
Philippines.
3. John R.Clark, Bloca Roton Florida, 1998: Coastal zone management Handbook.
C. CÁC TRANG WEBSITE:
1. www.gso.gov.vn
2. www.quangninh.gov.com
3. www.fao.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_den_moi_truong_cua_hoat_dong_nganh_thuy_san_huyen_dao_co_to_tinh_quang_ninh_va_dinh_huong.pdf