Ảnh hưởng của tình trạng răng và nha chu đến chất lượng cuộc sống trên người cao tuổi tại TP. Hồ Chí Minh

Tài liệu Ảnh hưởng của tình trạng răng và nha chu đến chất lượng cuộc sống trên người cao tuổi tại TP. Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 179 ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG RĂNG VÀ NHA CHU ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Anh Vũ Thụy* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mối liên quan của tình trạng răng và nha chu đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại các Viện dưỡng lão Tp. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 791 người cao tuổi (360 nam, 431 nữ, tuổi trung bình 72,9±9,1) tại 3 Viện dưỡng lão, Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu được khám tình trạng răng, nha chu và được phỏng vấn về ảnh hưởng của tình trạng răng miệng đến chất lượng cuộc sống sử dụng bộ câu hỏi Oral Health Impact Profile (OHIP-14). Kết quả: Đối tượng có trình độ từ tiểu học trở xuống, tình trạng sức khỏe chung không tốt, tình trạng nha chu gồm chảy máu nướu (≥7 răng) và độ sâu túi nha chu (TB ≥3,50 mm) thì có tổng điểm số 7 lĩnh vực OHIP-14 và có điểm số cả 7 lĩnh vực OHIP-14 cao hơn có...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của tình trạng răng và nha chu đến chất lượng cuộc sống trên người cao tuổi tại TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 179 ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG RĂNG VÀ NHA CHU ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Anh Vũ Thụy* TĨM TẮT Mục tiêu: Xác định mối liên quan của tình trạng răng và nha chu đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại các Viện dưỡng lão Tp. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 791 người cao tuổi (360 nam, 431 nữ, tuổi trung bình 72,9±9,1) tại 3 Viện dưỡng lão, Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu được khám tình trạng răng, nha chu và được phỏng vấn về ảnh hưởng của tình trạng răng miệng đến chất lượng cuộc sống sử dụng bộ câu hỏi Oral Health Impact Profile (OHIP-14). Kết quả: Đối tượng cĩ trình độ từ tiểu học trở xuống, tình trạng sức khỏe chung khơng tốt, tình trạng nha chu gồm chảy máu nướu (≥7 răng) và độ sâu túi nha chu (TB ≥3,50 mm) thì cĩ tổng điểm số 7 lĩnh vực OHIP-14 và cĩ điểm số cả 7 lĩnh vực OHIP-14 cao hơn cĩ ý nghĩa thống kê so với các nhĩm tương ứng. Các đối tượng nĩi trên cũng cĩ tỷ số chênh OHIP-14 cao hơn cĩ ý nghĩa thống kê sau khi kiểm sốt các yếu tố gây nhiễu liên quan. Kết luận: Sức khỏe tồn thân và tình trạng nha chu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Nhân viên y tế cần quan tâm hơn đến các vấn đề răng miệng và chăm sĩc sức khỏe tổng quát nên bao gồm chăm sĩc răng miệng cho người cao tuổi tại trung tâm. Từ khĩa: Tình trạng răng và nha chu, Chất lượng cuộc sống, Người cao tuổi, Viện dưỡng lão, Tp. Hồ Chí Minh ABSTRACT THE IMPACT OF DENTAL AND PERIODONTAL STATUS ON QUALITY OF LIFE IN NURSING HOME RESIDENTS IN HO CHI MINH CITY Pham Anh Vu Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 179 - 184 Objective: To assess the association of dental and periodontal status with Oral Health Related Quality of Life (OHRQoL) in older people residing in nursing homes in Ho Chi Minh City. Methods: Overall, 791 residents (360 males and 431 females, mean age 72.9±9.1 years) from three nursing homes were clinically examined their dental and periodontal status and interviewed to assess OHRQoL using the Oral Health Impact Profile (OHIP-14). Results: Residents who with primary school level or below or poor self-reported general health or periodontal condition including gingival bleeding on probing (≥7 teeth) or pocket depth (mean ≥3,50 mm) were significantly associated with higher total OHIP-14 score and higher scores of 7 OHIP-14 domains. These participants also had significantly higher odds ratio of OHIP-14 than those in counterparts after adjustment of confounding factors. Conclusion: General health and periodontal status impacted on older people. Medical staffs should pay greater attention to oral diseases; and general health care should include oral care for older people at nursing homes. Key words: Dental and periodontal status, Quality of life, Older people, Nursing home, Ho Chi Minh City. *Bộ mơn Nha Chu, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp. HCM Tác giả liên lạc: TS. Phạm Anh Vũ Thụy ĐT: 0916810874 Email: pavthuy@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 180 ĐẶT VẤN ĐỀ Dân số già hĩa gây ra nhiều thách thức cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như các dịch vụ an sinh xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy vấn đề này cịn tác động mạnh đến mối quan hệ gia đình, lối sống, đặc biệt là hệ thống hưu trí quốc gia. Với sự phát triển của ngành y học và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, dân số người cao tuổi ngày càng gia tăng ở hầu hết quốc gia trên tồn thế giới. Tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số Việt Nam cũng tăng dần từ 6,96% đến 8,69% trong giai đoạn 1979-2009. Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010) thì dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hĩa” từ năm 2017; và ước tính đến năm 2029 tỷ lệ người cao tuổi là 16,66%(17). Liên hiệp quốc (2008) dự báo biến động dân số Việt Nam theo cơ cấu tuổi là tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng mạnh từ năm 2015 và đạt mức 26,1% tổng dân số năm 2050(6). Xác định nhu cầu điều trị nha khoa của một dân số là một bước thiết yếu trong việc lập kế hoạch chính sách y tế liên quan. Các chỉ số lâm sàng rất quan trọng khi dùng để đánh giá các bệnh răng miệng hoặc kết quả điều trị. Tuy nhiên, các chỉ số răng sâu (DT), mất (MT), trám (FT) và DMFT, hoặc nhu cầu điều trị hàm giả hay nội nha khơng cho thấy tình trạng chủ quan của cá nhân liên quan đến vấn đề ăn nhai, giới hạn thẩm mỹ và sự hiện diện của đau(13). Từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nghiên cứu trên thế giới đã bắt đầu tập trung vào nhận thức của bệnh nhân, bằng cách đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến các bệnh răng miệng của họ (OHRQoL). Các bệnh lý răng miệng do bệnh nhân tự cảm nhận cho thấy liên quan cĩ ý nghĩa với giảm chất lượng cuộc sống trên đối tượng người cao tuổi đã được ghi nhận trong y văn(1). Để đánh giá OHRQoL, nhiều cơng cụ đã phát triển và được sử dụng trong vài thập kỷ gần đây. Một trong số đĩ được phổ biến nhất, dựa trên mơ hình sức khoẻ răng miệng khái niệm phát triển bởi Locker(9) là chỉ số tác động sức khỏe răng miệng (OHIP)(6). Phiên bản gốc tiếng Anh của bộ câu hỏi này bao gồm 49 câu, đại diện cho 7 lĩnh vực khái niệm (giới hạn chức năng, đau thực thể, khơng thoải mái về tâm lý, khuyết tật về cơ thể, khiếm khuyết về tâm lý, khiếm khuyết về mặt xã hội và tàn tật). Y văn đã cho thấy cơng cụ này cĩ độ tin cậy và tính hợp lý với mức độ thống nhất giữa các nền văn hĩa khác nhau(8). Để giảm thời gian cho việc hồn thành bộ câu hỏi, phiên bản ngắn gồm 14 câu hỏi (OHIP-14) cũng thuộc 7 lĩnh vực khám niệm được phát triển và đã cho thấy là một cơng cụ hợp lý và đáng tin cậy(15). Phiên bản tiếng Việt của bộ câu hỏi này (OHIP-14VN) cũng đã được chứng minh tính hợp lý, độ tin cậy về cấu trúc với tổng điểm của chỉ số tác động sức khỏe răng miệng và đã được dùng trong các nghiên cứu dịch tễ tại Việt Nam(2). Nhằm bổ sung vào số liệu hiện cĩ về sức khỏe răng miệng của người cao tuổi tại Việt Nam cũng như làm cơ sở cho các chương trình phịng ngừa và can thiệp các bệnh răng miệng ở người cao tuổi trong tương lai, nghiên cứu này thực hiện với mục đích xác định mối liên quan giữa tình trạng răng và nha chu với chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại một số Viện dưỡng lão tại Tp. Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành tại 3 Viện dưỡng lão (Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, Trung tâm nuơi dưỡng bảo trợ xã hội Chánh Phú Hịa và Trung tâm nuơi dưỡng bảo trợ người già Thạnh Lộc) là các trung tâm cĩ số lượng người cao tuổi cao nhất trực thuộc Sở Lao động và Thương binh Xã hội Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu là 791 người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) trong đĩ cĩ 360 nam (tuổi trung bình 72,4±9,6 tuổi) và 431 nữ (tuổi trung bình 73,4±8,7 tuổi), cĩ thể giao tiếp được và đồng ý tham gia nghiên cứu. Bảng câu hỏi OHIP-14 gồm 14 câu hỏi thuộc 7 lĩnh vực của liên quan đến tác động của răng miệng đến chất lượng cuộc sống như: giới hạn chức năng, đau, khơng thoải mái về tâm lý, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 181 khuyết tật về thể chất, khiếm khuyết về tâm lý, khiếm khuyết về xã hội và tàn tật. Các câu trả lời được phân loại theo thang đo Likert với 5 lựa chọn từ "khơng bao giờ" (0) đến "rất thường xuyên" (4). Tổng điểm OHIP-14 thấp nhất là 0 và cao nhất 56. Bảng câu hỏi đã được nghiên cứu viên tập huấn cho các điều dưỡng tại các trung tâm để thực hiện việc phỏng vấn đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu cũng được phỏng vấn về thĩi quen hút thuốc lá và tự cảm nhận sức khỏe chung. Thơng tin liên quan đến tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mắc các bệnh tồn thân được ghi nhận từ hồ sơ của đối tượng tại trung tâm. Một Bác sĩ Răng Hàm Mặt khám răng miệng gồm tình trạng sâu răng, mất răng và nha chu và tình trạng hàm giả cĩ sử dụng đèn khám đội đầu, thám trâm, cây thăm dị túi nha chu cho tất cả đối tượng trong nghiên cứu này tại phịng y tế của Trung tâm. Sâu răng thân răng và chân răng được đánh giá theo tiêu chuẩn của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO, 1997). Độ sâu túi nha chu (PD) và độ mất bám dính lâm sàng (CAL) được đo tại 6 vị trí của răng chức năng bằng cây thăm dị và ghi nhận mức độ sâu nhất cho từng răng. Cĩ hay khơng chảy máu nướu của mỗi răng (BOP) được ghi nhận sau 30 giây khi thăm dị. Chỉ số mảng bám (PI) được đánh giá dựa vào tiêu chí của Quigley và Hein (1962). KẾT QUẢ Liên quan giữa đặc điểm, tình trạng răng, nha chu của đối tượng nghiên cứu và tổng số điểm OHIP-14 (Bảng 1) Đối tượng cĩ trình độ tiểu học trở xuống, hay đang hút thuốc lá, hay mắc bệnh tồn thân hay cảm nhận sức khỏe chung khơng tốt, hay khơng mang hàm giả, hay cĩ số răng mất từ 10 răng trở lên, hay cĩ số răng chảy máu nướu từ 7 răng trở lên, hay cĩ trung bình PD hay CAL từ 3,50 trở lên thì cĩ tổng điểm số OHIP-14 cao hơn cĩ ý nghĩa thống kê so với các đối tượng tương ứng cịn lại (p<0,05). Bảng 1. Liên quan giữa đặc điểm, tình trạng răng, nha chu của đối tượng nghiên cứu và điểm số OHIP- 14 Biến số Tổng điểm OHIP-14 p Tuổi ≤ 69 20,15±11,88 0,60 ≥ 70 20,69±12,06 Giới tính Nam 21,08±12,01 Nữ 20,73±11,96 0,68 Trình độ học vấn Trung học cơ sở trở lên 15,01±10,53 Tiểu học trở xuống 26,97±10,22 <0,001 Hút thuốc Khơng hay hút trước đây 18,69±11,10 Hiện tại đang hút 23,80±12,47 <0,001 Mắc bệnh tồn thân Cĩ 22,39±11,95 Khơng 19,34 ± 11,81 <0,001 Cảm nhận sức khỏe chung Tốt/bình thường 15,01±9,71 Khơng tốt/khơng biết 26,78±11,10 <0,001 Mang hàm giả Khơng 21,44±11,75 Cĩ 18,28±11,70 0,005 Số răng sâu thân răng ≤ 3 răng 21,59±12,26 ≥ 4 răng 20,43±11,77 0,18 Số răng sâu chân răng ≤ 3 răng 20,88±12,12 ≥ 4 răng 20,90±11,89 0,99 Số răng mất ≥ 10 răng 20,02±11,89 ≤ 9 răng 21,81±12,01 0,035 Số răng chảy máu nướu khi thăm dị ≤ 6 răng 19,02±11,79 ≥ 7 răng 22,17±11,94 <0,001 Độ sâu túi nha chu Mean ≤ 3,49 19,38±11,58 Mean ≥ 3,50 22,41±12,03 0,001 Mất bám dính lâm sàng Mean ≤ 3,49 19,60±11,82 Mean ≥ 3,50 22,75±12,23 <0,001 Số liệu trình bày TB±ĐLC; Kiểm định T; Cĩ ý nghĩa thống kê khi p<0,05 Liên quan giữa đặc điểm, tình trạng răng, nha chu của đối tượng nghiên cứu và điểm số từng lĩnh vực của OHIP-14 (Bảng 2) Đối tượng cĩ trình độ tiểu học trở xuống, hay mắc bệnh tồn thân, hay cảm nhận sức khỏe chung khơng tốt, hay cĩ số răng chảy máu nướu từ 7 răng trở lên, hay cĩ trung bình PD hay CAL từ 3,50 trở lên thì cĩ điểm số cao hơn cĩ ý nghĩa thống kê ở tất cả 7 lĩnh vực của OHIP-14 so với các đối tượng tương ứng cịn lại (p<0,05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 182 Bảng 2. Liên quan giữa đặc điểm, tình trạng răng, nha chu của đối tượng nghiên cứu và điểm số từng lĩnh vực của OHIP-14 Biến số Giới hạn chức năng Đau Khơng thoải mái Khiếm khuyết thể chất Khiếm khuyết tâm lý Khiếm khuyết xã hội Tàn tật Tuổi 60-69 x x x x x 2,94±2,42 (2) x 70 trở lên 2,48±2,41 Giới tính Nam x 3,29±1,82 (3) x x x x x Nữ 3,01±1,72 Trình độ học vấn ≥THCS 2,46±1,77 (1) 2,42±1.63 (1) 2,37±1.91 (1) 2,43±1.91 (1) 1,83±1.75 (1) 1,45±1,27 (1) 2,06±1.67 (1) ≤Tiểu học 3,75±1,62 3,87±1.59 3,84±1.95 4,12±1.67 3,68±1.83 3,97±2,37 3,75±1,56 Hút thuốc lá Khơng x 2,95±1,63 (1) 2,85±1,98 (1) 2,96±1,81 (1) 2,30±1,93 (1) 2,09±2,18 (1) 2,56±1.68 (1) Cĩ 3,38±1,91 3,42±2,14 3,65±2,12 3,31±1,97 3,47±2,50 3,33±1,91 Mắc bệnh tồn thân Khơng 2,93±1,73 (3) 2,95±1,72 (2) 2,79±2,03 (1) 3,03±1,97 (1) 2,54±1,92 (2) 2,43±2,33 (2) 2,67±1,82 (1) Cĩ 3,25±1,89 3,32±1,79 3,39±2,06 3,48±1,97 2,92±2,05 2,93±2,48 3,10±1,80 Cảm nhận sức khỏe chung Tốt 2,33±1,50 (1) 2,34±1,52 (1) 2,28±1,82 (1) 2,34±1,61 (1) 1,85±1,64 (1) 1,71±1,69 (1) 2,15±1,56 (1) Khơng tốt 3,85±1,79 3,93±1,64 3,91±1,97 4,18±1,89 3,63±1,96 3,66±2,50 3,63±1,77 Mang hàm giả Khơng x 3,22±1,73 (2) x x 2,83±1,98 (2) 2,82±2,42 (1) 2,98±1,82 (2) Cĩ 2,74±1,89 2,28±2,09 2,04±2,02 2,47±1,82 Số răng sâu thân răng ≤3 răng x x x x x x x ≥4 răng Số răng sâu chân răng ≤3 răng 2,76±1,85 (2) x x x x x x ≥4 răng 3,21±1,80 Số răng mất ≤9 răng x x x x x 2,47±2,36 (2) 2,70±1,76 (2) ≥10 răng 2,89±2,45 3,09±1,88 Chảy máu nướu ≤6 răng 2,84±1,77 (2) 2,85±1,62 (2) 2,88±2,01 (3) 2,98±1,93 (2) 2,39±1,99 (2) 2,19±2,08 (1) 2,54±1,80 (1) ≥7 răng 3,21±1,86 3,25±1,85 3,20±2,09 3,38±2,00 2,86±2,01 2,88±2,46 3,05±1,84 Độ sâu túi nha chu (mm) TB ≤3,49 2,84±1,75 (2) 2,78±1,71 (1) 2,88±2,02 (3) 2,95±1,97 (1) 2,38±2,01 (1) 2,16±2,31 (1) 2,54±1,77 (1) TB ≥3,50 3,25±1,80 3,36±1,79 3,24±2,09 3,46±1,97 2,93±1,99 3,01±2,42 3,11±1,87 Mất bám dính lâm sàng (mm) TB ≤3,49 2,88±1,80 (2) 2,79±1,65 (1) 2,87±1,98 (2) 2,98±1,92 (1) 2,36±1,98 (1) 2,12±2,28 (1) 2,54±1,76 (1) TB ≥3,50 3,25±1,84 3,39±1,85 3,28±2,13 3,47±2,01 2,99±2,01 3,11±2,45 3,15±1,88 Số liệu trình bày: TB±ĐLC; (1): p≤0,001; (2): p<0.01; (3): p<0,05; Kiểm định T; Cĩ ý nghĩa thống kê khi p<0,05; x: Khơng cĩ ý nghĩa thống kê Liên quan giữa đặc điểm, tình trạng răng, nha chu của đối tượng nghiên cứu và thành phần OHIP-14 (Bảng 3) Mơ hình hồi quy cho thấy đối tượng là nữ (OR=1,63); hay cĩ trình độ tiểu học trở xuống (OR=3,74); hay đang hút thuốc lá (OR=3,26); hay cảm nhận sức khỏe chung khơng tốt (OR=4,53); hay mang hàm giả (OR=2,28); hay cĩ số răng sâu chân răng từ 4 răng trở lên (OR=1,99); hay cĩ số răng mất từ 10 răng trở lên (OR=1,59); hay cĩ số răng chảy máu nướu từ 7 răng trở lên (OR=1,62); hay cĩ trung bình PD từ 3,50 trở lên (OR=1,62); thì cĩ khả năng cĩ ít nhất 1 thành phần của OHIP-14 là 3 hay 4 điểm, cao hơn so với các đối tượng tương ứng cịn lại (p<0,05). Bảng 3. Liên quan giữa tình trạng răng, nha chu và thành phần của OHIP-14 Biến số OR CI 95% p Giới tính Nam 1 Nữ 1,63 1,10-2,41 0,016 Trình độ học vấn Trung học cơ sở trở lên 1 Tiểu học trở xuống 3,74 2,55-5,49 <0,00 1 Hút thuốc Khơng hay hút trước đây 1 Hiện tại đang hút 3,26 2,23-4,77 <0,00 1 Cảm nhận sức khỏe chung Tốt/bình thường 1 Khơng tốt/ khơng biết 4,53 3,11-6,61 <0,00 1 Mang hàm giả Khơng 1 Cĩ 2,28 1,41-3,69 0,001 Số răng sâu chân răng ≤3 răng 1 ≥4 răng 1,99 1,12-3,52 0,018 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 183 Biến số OR CI 95% p Số răng mất ≤9 răng 1 ≥10 răng 1,59 1,03-2,43 0,035 Số răng chảy máu nướu khi thăm dị ≤6 răng 1 ≥7 răng 1,62 1,11-2,38 0,013 Độ sâu túi nha chu (mm) TB ≤3,49 1 TB ≥3,50 2,56 1,14-5,76 0,023 Phân tích hồi quy đa biến logistic sau khi kiểm sốt các yếu tố: tuổi, mắc bệnh tồn thân, sâu thân răng, mất bám dính lâm sàng; OR, tỉ số chênh; CI, khoảng tin cậy; Cĩ ý nghĩa thống kê khi p<0,05 BÀN LUẬN Với sự gia tăng nhanh tỷ lệ người cao tuổi tại các nước phát triển và đang phát triển đã đưa đến nhiều vấn đề về sức khỏe chung cũng như sức khỏe răng miệng nĩi riêng. Sự gia tăng tuổi thọ kéo theo tăng nhu cầu chăm sĩc răng miệng của người cao tuổi. Tác động của sức khỏe răng miệng lên chất lượng cuộc sống gia tăng vì dân số người cao tuổi tăng lên cũng như kéo dài tuổi thọ trên người cao tuổi bị mất răng(7). Nghiên cứu này cho thấy tình trạng răng miệng gồm sâu răng, mất răng và nha chu liên quan cĩ ý nghĩa đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi sống tại Viện dưỡng lão Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng cĩ trình độ từ tiểu học trở xuống, cảm nhận tình trạng sức khỏe chung khơng tốt, tình trạng nha chu gồm chảy máu nướu và độ sâu túi nha chu cĩ tổng điểm số 7 lĩnh vực OHIP-14, cĩ điểm số cả 7 lĩnh vực OHIP-14 cao hơn cĩ ý nghĩa thống kê so với các nhĩm tương ứng. Các đối tượng nĩi trên cũng cĩ tỷ số chênh thành phần OHIP-14 là 3 hay 4 điểm, cao hơn cĩ ý nghĩa thống kê sau khi kiểm sốt các yếu tố gây nhiễu liên quan. Mối liên quan cĩ ý nghĩa giữa trình độ học vấn, sức khỏe chung với OHIP-14 trong nghiên cứu này tương tự như trong một nghiên cứu gần đây của Masood và cs (2017) thực hiện trên 1277 người cao tuổi tại Anh(10). Tuy nhiên, nghiên cứu Massod và cs khơng cho thấy mối liên quan giữa các chỉ số nha chu lâm sàng như chảy máu nướu và độ sâu túi nha chu với OHIP-14. Mức độ bệnh lý nha chu khác nhau cũng như sự cảm nhận bệnh lý khác nhau giữa các dân số khác nhau cĩ thể đưa đến kết quả khác nhau về OHRQoL. Người cao tuổi cĩ thể khơng cảm nhận và yêu cầu can thiệp các bệnh lý nha chu khi khơng cĩ những triệu chứng đau cấp tính của bệnh. Trong một thử nghiệm lâm sàng mới đây của Musskopf (2018), kết quả chứng minh rằng điều trị nha chu cĩ tác động tích cực cĩ ý nghĩa thống kê đến OHRQoL; nhĩm chứng cho thấy tỷ số chênh của OHIP-14 cao hơn gấp 5,9 lần so với nhĩm can thiệp nha chu(11). Kết quả này cho thấy điều trị nha chu khơng những thúc đẩy sự cải thiện các chỉ số nha chu lâm sàng, mà cịn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, tương đồng với một số nghiên cứu trên những dân số khác nhau đã được báo cáo trong y văn(3,12,18). Mơ hình khái niệm về sức khoẻ răng miệng do Locker phát triển cho thấy bệnh tật đã ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng và chất lượng cuộc sống của cá nhân. Bệnh đưa đến giới hạn chức năng, hạn chế hoặc khĩ chịu khi ăn nhai, đau, khiếm khuyết (thể chất, tâm lý hoặc xã hội) và cuối cùng là tàn tật, đại diện cho những bất lợi cĩ thể gây ra bởi tình trạng răng miệng(9). Ferreira (2017) chứng minh rằng các lĩnh vực của OHRQoL bị ảnh hưởng nhiều bởi bệnh nha chu là chức năng (ăn/nhai), tâm lý (tình cảm/xã hội), những vấn đề cĩ liên quan với đau và điều trị nha chu đã làm cải thiện những khía cạnh này(5). Kết quả của chúng tơi cho thấy tình trạng sức khỏe chung được đánh giá bởi chính người cao tuổi, liên quan cĩ ý nghĩa chất lượng cuộc sống gây ra do các bệnh lý răng miệng. Đối tượng cĩ tình trạng sức khỏe chung khơng tốt thì khả năng cĩ 1 trong các thành phần OHIP-14 điểm số 3 hay 4 cao gấp 4,53 lần. Kết quả trong nghiên cứu này khơng xác định mối liên quan nhân quả giữa sức khoẻ chung và sức khoẻ răng miệng nhưng gián tiếp cho thấy mối liên quan này trong dân số nghiên cứu. Tương tác giữa vấn đề sức khỏe răng miệng và OHIP, trong mối quan hệ với sức khỏe chung được đánh giá, cho thấy những người cĩ sức khỏe chung khơng tốt, chịu tác động nhiều hơn bởi sức khỏe răng miệng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 184 Điều này chỉ ra sức khỏe răng miệng khơng chỉ ảnh hưởng độc lập lên sự cảm nhận về sức khỏe răng miệng mà cịn tác động nhiều hơn đến những vấn đề sức khỏe chung để cùng cùng phối hợp đưa đến cảm nhận sức khỏe chung tệ hơn. Trong trường hợp này, quan tâm đến việc phịng ngừa những bệnh lý răng miệng cĩ thể gĩp phần làm cho người cao tuổi cảm nhận sức khỏe chung tốt hơn. Kết quả về mối liên quan của OHRQoL với tự cảm nhận sức khoẻ nĩi chung trong nghiên cứu này làm nổi bật vai trị của sức khoẻ răng miệng là một phần khơng thể tách rời, cần thiết với sức khoẻ chung và liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tương tự như nghiên cứu trước đây(4,14). KẾT LUẬN Nghiên cứu này cho thấy chất lượng cuộc sống thấp của người cao tuổi do tác động của tình trạng răng miệng (sâu răng, mất răng, nha chu) và sức khỏe chung. Các chỉ số lâm sàng gồm chảy máu nướu và độ sâu túi nha chu cho thấy ảnh hưởng nhiều nhất đến OHRQoL. Chăm sĩc sức khỏe tổng quát cần bao gồm chăm sĩc răng miệng, trong đĩ chú trọng đến vệ sinh răng miệng, kiểm sốt mảng bám, cải thiện tình trạng nha chu nhằm gĩp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi tại trung tâm. Lời cảm ơn: Tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, Trung tâm nuơi dưỡng bảo trợ xã hội Chánh Phú Hịa và Trung tâm nuơi dưỡng bảo trợ người già Thạnh Lộc, đã tạo mọi điều kiện để thực hiện nghiên cứu này. Cảm ơn BS. Lương Văn Tơ My, Nguyên trưởng bộ mơn Chẩn đốn hình ảnh nha khoa, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ trang thiết bị và vật liệu phục vụ cho nghiên cứu. Cảm ơn BS. Nguyễn Quang Tâm, BS. Nguyễn Hưng Khánh và nhĩm Bác sĩ tình nguyện của Khoa Răng Hàm Mặt, Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ trong việc thu thập và nhập số liệu. Cơng ty Colgate Palmolive đã cung cấp các cơng cụ giáo dục vệ sinh răng miệng, kem và bàn chải cho các đối tượng tham gia nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anna-Lena ƯS, Marie-Louise HL (2011). Oral health-related quality of life in older Swedish people with pain problems. Scand J Caring Sci 25; 510–516. 2. Anneloes EG, Thoa CN, Dick JW, Ewald MB, Nico HJC (2012). A Vietnamese version of the 14-item oral health impact profile (OHIP-14VN). OJEpi 2: 28-35. 3. Brauchle F, Noack M, Reich E (2013). Impact of periodontal disease and periodontal therapy on oral health-related quality of life. Int Dent J 63: 306-311. 4. Brennan DS, Singh KA (2011). General health and oral health self-ratings, and impact of oral problems among older adults. Eur J Oral Sci 119: 469-473. 5. Ferreira MC, Dias-Pereira AC, Branco-de-Almeida LS, Martins CC, Paiva SM (2017). Impact of periodontal disease on quality of life: a systematic review. J Periodont Res 52: 651-665. 6. Giang Thanh Long, Lê Hà Thanh (2010). Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thơng vận tải, tr 168. 7. Gift HC, Redford M (1992). Oral health and quality of life. Clin Geriatr Med 8: 673-683. 8. Kazunori I, Catherine AW, Ronald LE, Hidenori S, Takashi N (2004). Application of short-form oral health impact profile on elderly Japanese. Gerodontology 21: 167–176. 9. Locker D (1988). Measuring oral health: A conceptual framework. Community Dent Oral Epidemiol 5: 3-18. 10. Masood M, Newton T, Bakri NN, Khalid T, Masood Y (2017). The relationship between oral health and oral health related quality of life among elderly people in United Kingdom. J Dent 56: 78-83. 11. Musskopf ML, Milanesi FC, Rocha JMD, et al (2018). Oral health related quality of life among pregnant women: a randomized controlled trial. Braz Oral Res 32, e002, doi: 10.1590/1807-3107bor-2018.vol32.0002. 12. Shanbhag S, Dahiya M, Croucher R (2012). The impact of periodontal therapy on oral health-related quality of life in adults: a systematic review. J Clin Periodontol 39: 725-735. 13. Sheiham A, Steele JG, Marcenes W, Tsakos G, Finch S, Walls AWG (2001). Prevalence of impacts of dental and oral disorders and their effects on eating among older people; a national survey in Great Britain. Community Dent Oral Epidemiol 29:195-203. 14. Silva AE, Demarco FF, Feldens CA (2015). Oral health-related quality of life and associated factors in Southern Brazilian elderly. Gerodontology 32: 35-45. 15. Slade GD (1997). Derivation and validation of a shortform oral health impact profile. Community Dent Oral Epidemiol 25: 284- 290. 16. Slade GD, Spencer AJ (1994). Development and evaluation of the oral health impact profile. Community Dent Health 11: 3-11. 17. UNFPA (2011). Già hĩa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách” tr17-18. 18. Wong RM, Ng SK, Corbet EF, Keung Leung W (2012). Nonsurgical periodontal therapy improves oral health-related quality of life. J Clin Periodontol 39: 53-61. Ngày nhận bài báo: 11/02/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_tinh_trang_rang_va_nha_chu_den_chat_luong_cuoc.pdf
Tài liệu liên quan