Ảnh hưởng của tỉ lệ cho ăn khác nhau đến chất lượng nước và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm sú (penaeus monodon) nuôi kết hợp với rong nho (caulerpa lentillifera)

Tài liệu Ảnh hưởng của tỉ lệ cho ăn khác nhau đến chất lượng nước và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm sú (penaeus monodon) nuôi kết hợp với rong nho (caulerpa lentillifera): 119 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 Nguyễn Văn Toản, 2011. Điều tiết quá trình sinh tổng hợp etylen nhằm kéo dài thời gian chín sau thu hoạch của quả chuối tiêu. Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Đà Nẵng. Nguyễn Văn Toản, Tống Thị Quỳnh Anh, Trần Thanh Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Diễm Hương, Nguyễn Văn Huế, 2017. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến tỷ lệ nảy mầm và chất lượng củ gừng tươi (Zingiber-Officinaleroscoe) sau thu hoạch. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tháng 3/2017, 62-67. Abubacker ATN., 2011. Ginger: a rhizome with high export value. Department of Economics. Facts For You. pp 25. Barker, L.R., 2002. Postharvest technical training handbook. Industries Queensland Department of primary Industries BRISBANE. QLD. Chung H.S and Kwang-Deog Moon., 2011. Sprouting and Quality Control of Fresh Ginger Rhizomes by Modified Atmosphere Packaging with Film Perforation. Food science and Biotechnology, 20(3): 621-...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của tỉ lệ cho ăn khác nhau đến chất lượng nước và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm sú (penaeus monodon) nuôi kết hợp với rong nho (caulerpa lentillifera), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
119 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 Nguyễn Văn Toản, 2011. Điều tiết quá trình sinh tổng hợp etylen nhằm kéo dài thời gian chín sau thu hoạch của quả chuối tiêu. Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Đà Nẵng. Nguyễn Văn Toản, Tống Thị Quỳnh Anh, Trần Thanh Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Diễm Hương, Nguyễn Văn Huế, 2017. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến tỷ lệ nảy mầm và chất lượng củ gừng tươi (Zingiber-Officinaleroscoe) sau thu hoạch. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tháng 3/2017, 62-67. Abubacker ATN., 2011. Ginger: a rhizome with high export value. Department of Economics. Facts For You. pp 25. Barker, L.R., 2002. Postharvest technical training handbook. Industries Queensland Department of primary Industries BRISBANE. QLD. Chung H.S and Kwang-Deog Moon., 2011. Sprouting and Quality Control of Fresh Ginger Rhizomes by Modified Atmosphere Packaging with Film Perforation. Food science and Biotechnology, 20(3): 621-627. Ding Zhanshengs., Shiping Tian., Yousheng Wang., Bogiang Li., Zhulong Chan., Jin Han, Yong Xu., 2006. Physiological response of loquat fruit to different storage conditions and its storability. Postharvest Biology and Technology, 41: 143-150. Jeong M.C., Bae Nahmgung., Dong Man Kim., 1999. Effects of film thichkness and moisture absorbing material on Ginger quality during MA storage. Korean J. Postharvest SCL technol, 6(3): 264-269. Policegoudra R.S and AradhyaS.M., 2007. Biochemical changes and antioxidant activity of mango ginger (Curcuma amada Roxb.) rhizomes during postharvest storage at differenttemperatures. Postharvest Biology and Technology, 46: 189-194. Effects of different thicknesses of LDPE (low density polyethylene) films on storage time of fresh ginger (Zingiber officinale Roscoe) after harvesting under low temperature Nguyen Van Toan, Ho Dac Nhan Abstract This paper indicated the effects of LDPE packaging at different thicknesses (30 μm, 40 μm, 60 μm and without packaging as control) under the low temperature (12oC) on storage time of the fresh ginger after harvesting. The results showed that the ginger wrapped by LDPE film at 40 μm and stored at 12oC created a suitable modified atmosphere packaging (MAP) in order to inhibit respiration rate, to maintain quality, and to extend the shelf life of ginger up to 100 days, 20 days longer than the control. Besides, the study also determined some quality parameters of ginger after 100 days (wrapped with LDPE at 40 μm, the storage temperature at 12oC, the humidity at 80 - 85%): total sugar content 3.48%; the content of dissolved dry matter 5.76%, firmness 57.45 N, and respiration rate 5.03 (ml CO2.kg-1.h-1). Keywords: Ginger, LDPE, thickness packaging, low temperature Ngày nhận bài: 5/9/2017 Ngày phản biện: 9/9/2017 Người phản biện: TS. Lê Văn Luận Ngày duyệt đăng: 11/10/2017 1 Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ CHO ĂN KHÁC NHAU ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon) NUÔI KẾT HỢP VỚI RONG NHO (Caulerpa lentillifera) Nguyễn Thị Ngọc Anh1, Phạm Thị Tuyết Ngân1 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra tỉ lệ cho ăn tối ưu trong nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) với rong nho (Caulerpa lentillifera) gồm 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Nghiệm thức đối chứng, tôm nuôi đơn và được cho ăn thức ăn thương mại thỏa mãn, ba nghiệm thức nuôi kết hợp tôm-rong nho được cho ăn với các tỉ lệ khác nhau: 75%, 50% và 25% lượng thức ăn đối chứng. Tôm sú có khối lượng trung bình 0,39 - 0,42 g được nuôi trong bể nhựa 200 L với mật độ 100 con/m3, độ mặn 30‰. Sau 60 ngày nuôi, các nghiệm thức nuôi kết hợp có chất lượng nước (TAN, NO2- và PO43-) tốt hơn và tỉ lệ sống (88,3 - 96,7%) cao hơn nghiệm thức nuôi đơn (78,3%). Tốc độ tăng trưởng, năng suất, hệ số tiêu tốn thức ăn, màu sắc của tôm sau khi luộc chín và thành phần hóa học của thịt tôm ở nghiệm thức nuôi kết hợp cho ăn 50% nhu cầu đạt kết quả tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng, tương ứng với chi phí thức ăn giảm đến 60,5% có thể được xem là tỉ lệ cho ăn thích hợp. Từ khóa: Penaneus monodon, Caulerpa lentillifera, chất lượng nước, tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn 120 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi chủ lực ở nước ta nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng với nhiều mô hình nuôi khác nhau như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, Tuy nhiên, sự thâm canh hóa nghề nuôi tôm sú đang gặp nhiều trở ngại như ô nhiễm môi trường, giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Nguyễn Thanh Long và cộng tác viên (2010) phân tích kỹ thuật mô hình nuôi tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng cho thấy phần lớn đạm (N) và lân (P) thải ra môi trường thì tích lũy trong bùn đáy ao và kế đến là trong nước và ước tính khi sản xuất ra 1 tấn tôm sú thì thải ra môi trường khoảng 88 kg N và 30 kg P ở mô hình nuôi thâm canh và 68 kg N và 25 kg P ở mô hình nuôi bán thâm canh điều này dễ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ở vùng nuôi và chi phí thức ăn trong nuôi tôm chiếm hơn 50% tổng chi phí sản suất. Để khắc phục vấn đề này, mô hình nuôi kết hợp thủy sản với rong biển được xem có tính khả thi cao đồng thời giúp giảm được chi phí thức ăn (FAO, 2003; Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 2014). Rong nho (Caulerpa lentillifera) thuộc ngành rong lục, có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khoẻ con người. Bên cạnh đó, rong nho còn có vai trò lọc sinh học giúp giúp xử lý môi trường nuôi thủy sản (FAO, 2003; Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2006). Vì thế, nghiên cứu nhằm xác định được tỉ lệ giảm lượng thức ăn viên thích hợp trong nuôi kết hợp tôm sú với rong nho ở điều kiện trong bể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo góp phần phát triển nghề nuôi tôm bền vững. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Rong nho giống được mua ở Trung Tâm Khuyến Nông, tỉnh Ninh Thuận. Chọn rong nho có tản to, màu xanh tươi và không có rong tạp bám. Tôm sú giai đoạn PL15 được mua từ trại giống Cần Thơ, được ương nuôi trong bể 2 m3 trong thời gian 3 tuần khi tôm đạt kích cỡ khoảng 0,4 g/con để bố trí thí nghiệm. Nước ót có độ mặn 90‰ thu từ ruộng muối Bạc Liêu, được xử lý 30 ppm clorine, sục khí 3 - 4 ngày, pha với nước máy để đạt độ mặn thí nghiệm 30‰. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm nuôi kết hợp tôm sú với rong nho gồm 4 nghiệm thức, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và được lặp lại 3 lần. Nghiệm thức đối chứng là nuôi tôm đơn và được cho ăn thỏa mãn (% khối lượng thân/ngày). Ba nghiệm thức còn lại, tôm sú được nuôi kết hợp với rong nho và lượng thức ăn được cho ăn theo tỉ lệ giảm dần là 75%, 50% và 25% lượng thức ăn của nghiệm thức đối chứng. Thời gian nuôi là 60 ngày. - Nghiệm thức 1: Đối chứng (tôm nuôi đơn_cho ăn thỏa mãn theo % khối lượng thân) - Nghiệm thức 2: Tôm + rong nho_cho ăn 75% đối chứng (RN + 75% ĐC) - Nghiệm thức 3: Tôm + rong nho_cho ăn 50% đối chứng (RN + 50% ĐC) - Nghiệm thức 4: Tôm + rong nho _cho ăn 25% đối chứng (RN + 25% ĐC) 2.2.2. Hệ thống thí nghiệm và quản lý - Hệ thống thí nghiệm được bố tại trại rong biển phía trên có mái tole sáng, bể nuôi được sục khí liên tục. Tôm sú giống có khối lượng trung bình 0,39- 0,42 g, được nuôi trong bể 250 L, thể tích nước 200 L, ở độ mặn 30‰ (cùng độ mặn thu với rong nho) và mật độ nuôi 100 con/m3. Rong nho được bố trí 1 kg/m3 (đối với nghiệm thức nuôi kết hợp). Rong nho được rãi đều trong khay (45 cm ˟ 25 cm ˟ 15 cm) với nền đáy cát (dày 5 cm). Sau đó đặt khay rong nho trên đáy bể nuôi. - Tôm được cho ăn 4 lần/ngày vào 7 h, 11 h, 15 h và 19 h, sử dụng thức ăn thương mại (GROWBEST) dùng cho tôm sú theo từng giai đoạn với hàm lượng protein 40%. Bể nuôi được thay nước 2 tuần/lần, khoảng 30% lượng nước trong bể nuôi. - Các yếu tố môi trường trong bể nuôi gồm nhiệt độ và pH được đo bằng máy đo pH-nhiệt độ 3 ngày/ lần vào lúc 7 h và 14 h. Độ kiềm được đo 1 lần/tuần bằng test sera của Đức sản xuất. Hàm lượng TAN (NH4 + /NH3), NO2- và PO43- được xác định 15 ngày/ lần theo phương pháp APHA (1998). 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tôm thí nghiệm - Tăng trưởng về khối lượng của tôm được xác định 15 ngày/lần, mỗi lần thu ngẫu nhiên 10 con/ bể để điều chỉnh lượng thức ăn. Khi kết thúc thí nghiệm, số tôm còn lại trong bể được cân từng cá thể để tính khối lượng cuối và tỉ lệ sống. Tỉ lệ sống (%) = (số tôm còn lại/số tôm ban đầu) ˟ 100 Tăng trưởng theo ngày (DWG, g/ngày) = [Khối lượng cuối (Wc) – Khối lượng đầu (Wđ)]/Thời gian nuôi Tăng trưởng đặc biệt (SGR, %/ngày) = [100 ˟ (LnWc – LnWđ)]/Thời gian nuôi 121 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) = Tổng lượng thức ăn sử dụng/Tăng trọng Chi phí thức ăn cho tôm tăng trọng (đồng/kg) = Giá thức ăn ˟ FCR - Chất lượng tôm thí nghiệm: Màu sắc của tôm được xác định khi kết thúc thí nghiệm bằng phương pháp cảm quan. Bắt ngẫu nhiên 3 - 4 con tôm ở mỗi nghiệm thức, luộc trong nước 3 phút. Mẫu tôm được chụp ảnh để so sánh màu sắc. Thành phần hóa học của thịt tôm được gởi phân tích các chỉ tiêu protein, lipid và tro theo phương pháp AOAC (2000). 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn bằng chương trình Excel và phân tích ANOVA một nhân tố để tìm sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức bằng phép thử Tukey ở mức ý nghĩa (p<0,05) sử dụng phần mềm SPSS version 16.0. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu nuôi kết hợp tôm sú - rong nho được thực hiện từ 27/06/2016 đến 27/08/2017 tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường được trình bày trong bảng 1. Ở điều kiện nuôi trong bể, nhiệt độ, pH và độ kiềm giữa các nghiệm thức không khác nhau nhiều, dao động trung bình lần lượt là 28,8 - 31,9oC; 7,9 - 8,3 và 116 -125 mg CaCO3/L. Các yếu tố này nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sú sinh trưởng (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009) và rong nho phát triển tốt (Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2006). Hàm lượng TAN, NO2- và PO43- trung bình là 0,14 - 0,75 mg/L; 0,21 - 1,21 mg/L và 0,24 - 0,67 mg/L, theo thứ tự. Nghiệm thức nuôi đơn (đối chứng) có giá trị cao nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức nuôi kết hợp (p<0,05). Qua đó cho thấy rong nho khả năng hấp thu các hợp chất đạm và lân trong bể nuôi giúp chất lượng nước tốt hơn so với nuôi đơn. Ngoài ra, hàm lượng các hợp chất này có khuynh hướng giảm theo sự giảm dần lượng thức ăn cung cấp cho tôm. Kết quả này phù hợp với nhận định của FAO (2003); Nguyễn Hữu Đại và cộng tác viên (2006), rong nho có khả năng hấp thụ N và P từ nước thải nuôi thủy sản, có thể áp dụng như lọc sinh học trong các hệ thống nuôi kết hợp với tôm, cá để cải thiện chất lượng nước. 3.2 Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú sau 60 ngày nuôi Sau 60 ngày nuôi, tỉ lệ sống của tôm dao động từ 78,3 - 96,7%, trong đó nghiệm thức đối chứng đạt thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức RN + 75% ĐC và RN + 50% ĐC. Tuy nhiên, nghiệm thức RN + 25% ĐC không khác biệt thông kê (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng (Bảng 2). Bảng 1. Các yếu tố môi trường Bảng 2. Tăng trưởng của tôm sú sau 60 ngày nuôi Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05); NT1: ĐC; NT2: RN + 75% ĐC; NT3: RN + 50% ĐC; NT4: RN + 25% ĐC. Nghiệm thức Nhiệt độ pH Độ kiềm (mg/L) TAN (mg/L) NO2- (mg/L) PO43- (mg/L)Sáng Chiều Sáng Chiều NT1 28,9 ± 1,3 31,1 ± 2,1 7,9 ± 0,1 8,1 ± 0,2 125 ± 12 0,75 ± 0,41c 1,21 ± 0,56b 0,67 ± 0,32c NT2 29,4 ± 1,2 31,9 ± 1,5 7,9 ± 0,1 8,3 ± 0,2 116 ± 11 0,29 ± 0,16b 0,35 ± 0,14a 0,43 ± 0,10b NT3 29,0 ± 1,2 31,0 ± 1,6 8,0 ± 0,1 8,3 ± 0,2 117 ± 12 0,22 ± 0,10ab 0,28 ± 0,14a 0,30 ± 0,13a NT4 28,8 ± 1,2 30,7 ± 1,5 8,0 ± 0,1 8,3 ± 0,1 120 ± 9 0,14 ± 0,08a 0,21 ± 0,12a 0,24 ± 0,12a Nghiệm thức ĐC RN + 75%ĐC RN + 50%ĐC RN + 25%ĐC Khối lượng đầu (g) 0,41 ± 0,04 0,40 ± 0,04 0,39 ± 0,05 0,42 ± 0,04 Khối lượng cuối (g) 4,13 ± 0,73b 5,27 ± 0,76c 5,85 ± 0,71d 3,56 ± 0,67a DWG_KL (g/ngày) 0,062 ± 0,012a 0,081 ± 0,013b 0,091 ± 0,012c 0,052 ± 0,011a SGR_KL (%/ngày) 3,84 ± 0,31b 4,27 ± 0,24c 4,50 ± 0,21d 3,55 ± 0,32a Tỉ lệ sống (%) 78,3 ± 10,4a 95,0 ± 5,0b 96,7 ± 2,9b 88,3 ± 2,9ab 122 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 Khối lượng cuối của tôm khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức, dao động trung bình từ 3,56 - 5,58 g/con. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của tôm dao động trung bình từ 0,052 - 0,091 g/ngày và 3,55 - 4,5%/ngày, trong đó đạt cao nhất ở nghiệm thức RN + 50% ĐC và thấp nhất ở thức RN + 25% ĐC. Tốc độ tăng trưởng của tôm có thể được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: RN + 50% ĐC > RN + 75% ĐC > ĐC > RN + 25% ĐC. Tuy nhiên, kết quả thống kê cho thấy nghiệm thức ĐC và RN + 25% ĐC không khác biệt nhau về mặt thống kê (p>0,05). 3.3. Năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn Bảng 3 cho thấy năng suất của tôm sú trung bình đạt thấp nhất là nghiệm thức RN + 25% ĐC (484,0 g/m3) và cao nhất là nghiệm thức RN + 50% ĐC (870,6 g/m3). Kết quả thống kê cho thấy nghiệm thức RN + 50% ĐC và RN + 75% ĐC không khác biệt thống kê (p>0,05) nhưng cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức ĐC và RN + 25% ĐC. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) dao động trung bình 0,75 - 1,97, trong đó nghiệm thức nuôi đơn (ĐC) có giá trị cao nhất và khác biệt có nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức nuôi kết hợp (Bảng 3). FCR giảm theo tỉ lệ giảm thức ăn cho tôm, tuy nhiên, FCR ở nghiệm thức RN + 50% ĐC và RN + 25% ĐC không khác biệt thống kê (p>0,05). Chi phí thức ăn thương mại cho 1 kg tôm tăng trọng có cùng khuynh hướng với FCR. Nghiệm thức ĐC (nuôi đơn cho ăn thỏa mãn) có chi phí thức ăn cao nhất 71.001 đ/kg, trong khi các nghiệm thức nuôi kết hợp tôm - rong nho với chế độ giảm lượng thức ăn cung cấp thì chi phí thức ăn cho tôm tăng trọng chỉ từ 27.090 đến 42.743 đ/kg tương ứng với mức giảm từ 39,8% đến 61,8% so với nghiệm thức nuôi đơn (Bảng 3). Nghiệm thức RN + 25% ĐC có chi phí thức ăn giảm nhiều nhất nhưng tôm có khối lượng nhỏ nhất nên cần thời gian nuôi dài hơn sẽ làm tăng chi phí quản lý. Một số nghiên cứu cho biết trong hệ thống nuôi kết hợp tôm, cá và rong biển, các chất đạm từ nước thải của đối tượng nuôi được rong biển hấp thụ, đồng thời rong biển cũng được dùng làm thức ăn cho tôm, cá giúp cân bằng hệ sinh thái và giảm chi phí thức ăn (FAO, 2003; Kang et al., 2011). Kết quả tương tự được báo cáo bởi Cruz - Suarez và cộng tác viên (2008), nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei với loài rong bún Ulva clathrata, đã cải thiện được tốc độ tăng trưởng của tôm đến 60% và lượng thức ăn công nghiệp sử dụng ít hơn từ 10 đến 45% so với đối chứng nuôi đơn. Tương tự, tôm thẻ chân trắng nuôi kết hợp với rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoraceae) với mức cho ăn 50% nhu cầu có tốc độ tăng trưởng tương đương so với tôm nuôi đơn, chi phí thức ăn có thể được giảm đến 53% và chất lượng nước được cải thiện (Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 2014). 3.4. Thành phần hóa học của thịt tôm sú và màu sắc tôm sau 60 ngày nuôi Bảng 4 cho thấy ẩm độ, protein và tro của thịt tôm sú ở các nghiệm thức dao động lần lượt là 75,8 - 76,88%; 15,49 - 16,67% và 1,76 - 2,11% khối lượng tươi, trong đó các nghiệm thức nuôi kết hợp có hàm lượng protein và tro khá cao hơn so với nghiệm thức đối chứng nuôi đơn, tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hàm lượng lipid của thịt tôm dao động trung bình 0,44 - 0,59%; trong đó nghiệm thức đối chứng có giá trị cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức RN + 25% ĐC. Ngoài ra, hàm lượng lipid giảm theo sự giảm lượng thức ăn cung cấp cho tôm với giá trị thấp nhất là nghiệm thức RN + 25% ĐC. Điều này cho thấy khi nuôi kết hợp tôm sú với rong nho và cho ăn 75%, 50% và 25% so với đối chứng không những làm tăng hàm lượng protein và tro trong thịt tôm mà còn giúp tôm tăng trưởng rất tốt ở nghiệm thức cho ăn 50% và 75%. Như vậy rong nho có thể là nguồn thức ăn bổ sung tốt cho tôm sú có thể thay thế một phần thức ăn viên đồng thời còn giúp cải thiện môi trường nuôi. Bảng 3. Năng suất, hệ số tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn của tôm ở 60 ngày nuôi Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05); giá thức ăn thương mại (Growbest): 36.000 đ/kg Nghiệm thức Năng suất(g/m3) Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) Chi phí thức ăn cho tôm tăng trọng (đ/kg) Mức giảm chi phí thức ăn so với đối chứng (%) ĐC 498.1 ± 33,1a 1,97 ± 0,08c 71.001 ± 2.736c - RN + 75% ĐC 770,8 ± 45,2b 1,19 ± 0,04b 42.743 ± 1.611b - 39,8 ± 2,3 RN + 50% ĐC 870,6 ± 16,4b 0,78 ± 0,03a 28.074 ± 1.116a - 60,5 ± 1,6 RN + 25% ĐC 484,0 ± 22,1a 0,75 ± 0,05a 27.090 ± 1.638a - 61,8 ± 2,4 123 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 Bảng 4. Thành phần hóa học của thịt tôm sú (% khối lượng tươi) ĐC RN + 75%ĐC RN + 50%ĐC RN + 25%ĐC Hình 1. Màu sắc tôm sú thí nghiệm sau khi luộc chín Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Hình 1 cho thấy khi tôm được luộc chín, các nghiệm thức nuôi kết hợp tôm rong nho có màu cam đậm hơn tôm nuôi đơn. Trong đó, tôm có màu đỏ đậm nhất là ở nghiệm thức cho ăn 75% và 50%, nghiệm thức nuôi kết hợp cho ăn 25% thì có màu nhạt hơn hai nghiệm thức này. Khi nuôi kết hợp tôm sú - rong nho và giảm lượng thức ăn giúp cải thiện màu sắc của tôm đậm hơn. Một số nghiên cứu cho rằng rong biển thuộc ngành rong lục (Enteromorpha, Cladophora, Caulerpa) có giá trị dinh dưỡng cao, giàu các acid amin thiết yếu, khoáng, vi lượng, chứa nhiều sắc tố gồm fucoxathin, fucosterol, chlorophyll a, phlorotanin, carotenoid; đặc biệt chứa hàm lượng astaxanthin rất cao, khi tôm ăn các loài rong này giúp tôm tăng trưởng tốt hơn và có màu sắc đậm hơn (Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2006; Banerjee et al., 2009). IV. KẾT LUẬN Hàm lượng TAN, NO2 - và PO43 - trong các bể nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) với rong nho (Caulerpa lentillifera) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nuôi đơn. Tôm sú nuôi ghép với rong nho cho ăn 50% nhu cầu có tốc độ tăng trưởng cao hơn có ý nghĩa so với tôm nuôi đơn cho ăn thỏa mãn, và chi phí thức ăn viên có thể giảm đến 60,5% được xem là mức giảm phù hợp giúp rút ngắn thời gian nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đinh Thị Kim Nhung và Trần Ngọc Hải, 2014. Hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong nuôi kết hợp với rong bún (Enteromrpha sp.) và rong mền (Cladophoraceae). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 31b: 98-105. Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Xuân Vỵ, Phạm Hữu Trí và Nguyễn Thị Lĩnh, 2006. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đối với sự phát triển của rong nho biển (Caulerpa lentillifera). Tuyển tập nghiên cứu biển, tập XV, 146-155. Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 203 trang. Nguyễn Thanh Long, Dương Vĩnh Hảo và Lê Xuân Sinh, 2010. Phân tích các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 14: 119-127. APHA, 1998. Standard methods for the examination of water and wastewater, 19th edition. American Public Health Association, Washington D.C. AOAC, 2000. Official Methods of Analysis. Association of Official Analytical Chemists Arlington, 252 pp. Banerjee, K, R. Ghosh, S., Homechaudhuri, and A. Mitra, 2009. Biochemical Composition of Marine Macroalgae from Gangetic Delta at the Apex of Bay of Bengal. African Journal of Basic & Applied Sciences 1 (5 - 6): 96-104. Cruz - Suarez, L.E., A. A. Leon, A. Pena - Rodriguez, G. Rodriguez - Pena, B. Moll, and D Marie Ricque, 2008. Shrimp and green co - culture to optimize commercial feed utilization. ISNF XIII International Symposium on Nutrition and Feeding in Fish. Florianopolis, June 1 - 5, Brazil. FAO, 2003. A guide to the seaweed industry. Fisheries Technical paper 441. Kang, Y. H, S. R. Park, and I. K. Chung, 2011. Biofiltration efficiency and biochemical composition of three seaweed species cultivated in a fish - seaweed integrated culture. Algae 26 (1): 97-108. Nghiệm thức Ẩm độ Protein Tro Lipid ĐC 76,68 ± 0,81a 15,49 ± 0,59a 1,76 ± 0,27a 0,59 ± 0,05b RN + 75%ĐC 75,80 ± 0,54a 16,58 ± 0,43a 1,87 ± 0,08a 0,51 ± 0,04ab RN + 50%ĐC 76,71 ± 0,42a 16,67 ± 0,36a 2,01 ± 0,04a 0,46 ± 0,02ab RN + 25%ĐC 76,88 ± 0,36a 16,60 ± 0,45a 2,11 ± 0,18a 0,44 ± 0,03a

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf130_0073_2153177.pdf
Tài liệu liên quan