Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ nuôi đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chạch đồng (misgurnus anguillicaudatus)

Tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ nuôi đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chạch đồng (misgurnus anguillicaudatus): KHCN 2 (31) - 2014 67 KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây bên cạnh việc phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản vẫn còn nhiều vấn đề bất cập do sự thiếu quy hoạch, các hình thức quản lý chưa phù hợp, cơ cấu nuôi thiếu chú trọng tới những đối tượng có giá trị xuất khẩu như cá Chạch đồng, lươn,. Cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Cá Chạch đồng có chất lượng thịt thơm ngon và là một trong số những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế về mặt dinh dưỡng. Việc nghiên cứu tìm ra thức ăn và mật độ nuôi cho sinh trưởng tốt nhất là cần thiết tạo tiền đề cho phát triển kỹ thuật nuôi thương phẩm. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) giống khỏe mạnh, kích cỡ >1g/con. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Cá Chạch đồng được bố trí vào các thùng có kích thước 62,5 × 40cm, trong thùng bố trí các ...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ nuôi đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chạch đồng (misgurnus anguillicaudatus), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHCN 2 (31) - 2014 67 KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây bên cạnh việc phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản vẫn còn nhiều vấn đề bất cập do sự thiếu quy hoạch, các hình thức quản lý chưa phù hợp, cơ cấu nuôi thiếu chú trọng tới những đối tượng có giá trị xuất khẩu như cá Chạch đồng, lươn,. Cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Cá Chạch đồng có chất lượng thịt thơm ngon và là một trong số những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế về mặt dinh dưỡng. Việc nghiên cứu tìm ra thức ăn và mật độ nuôi cho sinh trưởng tốt nhất là cần thiết tạo tiền đề cho phát triển kỹ thuật nuôi thương phẩm. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) giống khỏe mạnh, kích cỡ >1g/con. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Cá Chạch đồng được bố trí vào các thùng có kích thước 62,5 × 40cm, trong thùng bố trí các giá thể cho chạch chú ẩn là các đoạn ống pvc, mức nước trong thùng duy trì 30cm, xiphong ngày 2 lần trước khi cho cá ăn. - Thí nghiệm được phân thành 3 lô, tương ứng với các công thức mật độ khác nhau, mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Các lô thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, được cho ăn thức ăn chung là cám cargill 7644 (28% độ đạm). Các công thức mật độ như sau: + Công thức 1: 40 con/1m2 + Công thức 2: 60 con/1m2 + Công thức 3: 80 con/1m2 ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA Cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) Phan Thị Yến Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ nuôi khác nhau đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) thực hiện 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 cá được nuôi 180 ngày với 3 mật độ: 40, 60, 80 con/m2. Kết quả cho thấy, mật độ 40con/m2 cho tỷ lệ sống (96,67%) và sinh trưởng tích lũy là 12,09g/con đạt cao nhất, mật độ 80 con/m2 cho tỷ lệ sống (90%) và sinh trưởng tích lũy (11,13g/con) thấp nhất. Thí nghiệm 2 về thức ăn, kết quả nuôi sau 180 ngày cho thấy cám gạo cho sinh trưởng tích lũy (11g/con) cao nhất, thấp nhất là bột sắn cho sinh trưởng tích lũy đạt 10,41g/ con. Không có ảnh hưởng các thức ăn và mật độ nuôi đến tỷ lệ sống của cá. Từ khóa: Chạch đồng, mật độ, thức ăn, sinh trưởng. KHCN 2 (31) - 2014 68 KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về khối lượng cá để xác định được mật độ nuôi phù hợp nhất. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng cá Chạch đồng Cá Chạch đồng đưa vào thí nghiệm có kích cỡ tương đối đồng đều, cỡ cá trung bình dao động từ 1,65-1,67 g/con, không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0,05. Hình 1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy cá Chạch đồng Hình 1 thể hiện sinh trưởng tích lũy của cá Chạch đồng theo tháng. Qua biểu đồ cho thấy cá có sinh trưởng tương đối đều qua các tháng. Ở tháng thứ nhất nuôi, do cá chưa quen với điều kiện nuôi mới nên cho sinh trưởng thấp hơn, giữa các mật độ nuôi không có sự chênh lệch nhiều. Từ tháng thứ 2 cá đã quen với môi trường sống nên cho tăng trưởng nhanh hơn và cũng bắt đầu có sự chênh lệch về sinh trưởng tích lũy giữa các mật độ nuôi. Sinh trưởng tích lũy của cá qua các tháng nuôi khi nuôi ở mật độ 40 con/1m2 cao đạt cao nhất, ở mật độ 80 con/1m2 cho cá chạch cho sinh trưởng tích lũy thấp nhất, do ở mật độ này cá phải cạnh tranh điều kiện về môi trường sống, thức ăn. Sau 180 ngày nuôi, sinh trưởng tích lũy trung bình cá nuôi mật độ 1 đạt cao nhất là 12,09g/ con, mật độ 2 đạt 11,79 g/con và thấp nhất là mật độ 3 đạt 11,13 g/con. Khi so sánh thống kê ở độ tin cậy 95% cho thấy giữa công thức mật độ 1 và công thức mật độ 2 không có sự khác biệt, tuy nhiên có sự khác biệt giữa công thức 3 với công thức 1 và 2. Tương tự như sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối của cá Chạch đồng khi nuôi ở các mật độ khác nhau là khác nhau. Sinh trưởng tuyệt đối của cá khi nuôi ở mật độ 1 đạt 0,058 g/con/ ngày, mật độ 2 đạt 0,056 g/con/ngày cao hơn so với sinh trưởng tuyệt đối của cá khi nuôi ở mật độ 3 đạt 0,0,52 g/con/ngày (α = 0,05). Bảng 1. Ảnh hưởng của mật nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Chạch đồng Chỉ tiêu theo dõi Mật độ 1: 40 con/m2 Mật độ 2: 60 con/m2 Mật độ 3: 80 con/m2 Khối lượng trung bình khi thả (g/con) 1,65a ± 0,06 1,67a ± 0,13 1,66a ± 0,05 Sinh trưởng tích lũy (g/con) 12,09a ± 0,90 11,79a ± 0,6 11,13b ± 0,31 Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) 0,058a 0,056 a 0,052b Tỷ lệ sống (%) 96,67a 93,33a 90,0a KHCN 2 (31) - 2014 69 KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Bảng 1 cũng thể hiện tỷ lệ sống của cá Chạch đồng khi nuôi ở các mật độ khác nhau. Ở mật độ 1 cho tỷ lệ sống đạt 96,67%, ở mật độ 2 cho tỷ lệ sống đạt 93,33% và thấp nhất ở mật độ 3 đạt 90%. So sánh tỷ lệ sống của cá khi nuôi ở các mật độ cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05. Từ kết quả trên cho thấy, các mật độ nuôi không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của cá, tuy nhiên có ảnh hưởng tới sinh trưởng của cá. Như vậy, trong quá trình nuôi để đảm bảo hiệu quả kinh tế có thể nuôi ở mật độ 60 con/m2. 3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng cá Chạch đồng Hình 2: Biểu đồ Sinh trưởng tích lũy cá Chạch đồng sử dụng các loại thức ăn khác nhau Kết quả hình 2 cho thấy: Khối lượng cá đưa vào thí nghiệm tương đối đồng đều giữa các lô thí nghiệm (P>0,05). Sinh trưởng tích lũy của cá Chạch đồng tăng dần qua các tháng theo dõi. Các loại thức ăn khác nhau cho tốc độ sinh trưởng khác nhau. Ở thời điểm 30 ngày không có sự khác biệt về khối lượng giữa các công thức thức ăn, cá sinh trưởng chậm. Sở dĩ như vậy là do ở giai đoạn này cá bắt đầu làm quen với môi trường và thức ăn nên sự khác biệt là không đáng kể. Ở các thời điểm cân lần sau, tốc độ sinh trưởng của cá Chạch đồng tăng lên đáng kể. Bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi, ảnh hưởng của thức ăn có sự rõ rệt hơn. Cá sinh trưởng cao nhất khi ăn cám gạo, tiếp đến là cám ngô và thấp nhất là cám sắn. Khối lượng trung bình khi thu cá ở giai đoạn 180 ngày tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa khẩu phần sử dụng các loại thức ăn khác nhau, cá có khối lượng trung bình khi thu hoạch 11g/con khi ăn cám gạo, 10,82 g/con khi ăn cám ngô và 10,41g/con khi ăn cám sắn. Sự khác nhau này có ý nghĩa rõ rệt giữa cám gạo, cám ngô với cám sắn với α = 0,05. Bảng 2. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Chạch đồng Chỉ tiêu theo dõi Cám gạo Cám ngô Cám sắn Khối lượng trung bình khi thả (g/con) 1,94a ± 0,06 1,99a ± 0,12 1,96a ± 0,04 Khối lượng trung bình thu (g/con) 11,00a ± 0,73 10,82a ± 0,74 10,41b ± 0,29 Tăng trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) 0,050a 0,049 a 0,047b Tỷ lệ sống (%) 86,67 86,67 86,67 Tăng trưởng tuyệt đối cũng cho kết quả tương tự, cá tăng trưởng tốt nhất khi ăn cám gạo KHCN 2 (31) - 2014 70 KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG SUMMARY AFFECT OF FEED AND STOCKING DENSITIES TO SURVIVAL RATE AND GROWTH OF ORIENTAL WEATHERFISH (MISGURNUS ANGUILLICAUDATUS) Phan Thi Yen Hung Vuong University A study on effects of feed and stocking density on growth and survival of Oriental weatherfish (Misgurnus anguillicaudatus), that included two experiments. In experiment 1, fish were nursed up to 180 days with three stocking densities (40, 60, 80 fish/m2, which were coded as MĐ1, MĐ2, MĐ3, respectively). MĐ1 showed the highest final harvest body weight (12.09 g/fish) and survival rate (97.67%), MĐ3 showed the lowest final harvest body weight (11.13 g/fish) and survival rate (90.00%). In experiment 2 about food, the results showed that, the harvest body weight was highest (11 g/fish) for rice bran; the lowest harvest body weight 10.41 g/fish for cassava powder. Keywords: Oriental weatherfish, stocking densities, growth and survival rate. 0,05 g/con/ngày, tiếp đến cám ngô 0,049 g/con/ngày và thấp nhất khi ăn cám sắn 0,047 g/con/ ngày, sự sai khác có ý nghĩa thống kê α = 0,05. Tỷ lệ sống giữa các lô đều là 86,67% không có sự khác nhau ở các công thức cám. Như vậy có thể kết luận cá tăng trọng tốt nhất khi khẩu phần ăn có sử dụng cám gạo, thấp nhất là cám sắn. IV. KẾT LUẬN Sau 180 ngày nuôi, sinh trưởng tích lũy trung bình cá nuôi mật độ 40 con/m2 đạt cao nhất là 12,09 g/con, thấp nhất là mật độ 80 con/m2 đạt 11,13g/con. Sinh trưởng tuyệt đối của cá khi nuôi ở mật độ 40 con/m2 đạt 0,058 g/con/ngày, mật độ 60 con/m2 là 0,056 g/con/ngày cao hơn so với sinh trưởng tuyệt đối của cá khi nuôi ở mật độ 80 con/ m2 đạt 0,52 g/con/ngày (α = 0,05). Các mật độ nuôi không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của cá. Cá Chạch đồng sinh trưởng cao nhất khi ăn cám gạo, tiếp đến là cám ngô và thấp nhất là cám sắn. Ở giai đoạn 180 ngày tuổi đạt 11 g/con khi ăn cám gạo, 10,82 g/con khi ăn cám ngô và 10,41 g/con khi ăn cám sắn. Sinh trưởng tuyệt đối tốt nhất khi ăn cám gạo 0,05g/con/ngày, tiếp đến cám ngô 0,049 g/con/ ngày và thấp nhất khi ăn cám sắn 0,047 g/con/ngày. Tỷ lệ sống giữa các lô đều là 86,67% không có sự khác nhau ở các công thức cám Tài liệu tham khảo 1. Ngô Trọng Lư, 2002. Kỹ thuật nuôi cá quả, cá chình, chạch, cỏ bống bớp, lươn. Nhà xuất bản Hà Nội. 2. Tài liệu nước ngoài 3. Fengyu L, Bingxian W (1990). Studies on reproduction and growth of loach. Acta Hydrobiologica Sinica1990 - 01: 60 - 67 4. Hensley. D.A.. and W.R. Courtenay. Jr. 1980. Misgurnus anguilicaudatus (Cantor) Oriental Weatherfish. Page 436 In D.S. Lee. C.R. Gilbert. C.H. Hocutt. R.E. Jenkins. D.E. McAllister. And J.R. Stauffer. Jr. Atlas Of North American Freshwater Fishes. Publication 1980-12 Of The North Carolina Biological Survey. North Carolina State Museum Of Natural History. 854 Pp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf50_1072_2218815.pdf
Tài liệu liên quan