Tài liệu Ảnh hưởng của so le chân lên chức năng và chất lượng sống sau thay khớp háng toàn phần: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 269
ẢNH HƯỞNG CỦA SO LE CHÂN LÊN CHỨC NĂNG VÀ CHẤT LƯỢNG
SỐNG SAU THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN
Hồ Huy Cường**, Đỗ Phước Hùng*, Hoàng Đức Thái*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: So le chân sau thay khớp háng toàn phần có thể ảnh hưởng đến chức năng chi dưới và chất
lượng sống của bệnh nhân.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ so le chân sau mổ thay khớp háng toàn phần và đánh giá ảnh hưởng của so le chân
lên chức năng chi dưới cũng như chất lượng sống bệnh nhân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang 56 trường hợp thay khớp háng toàn
phần lần đầu, tổn thương khớp háng một bên, mổ lối sau từ 6/2014 đến 6/2016 tại Bệnh viện CTCH TP. Hồ Chí
Minh. Thời điểm đánh giá sau mổ trung bình 20,2 tháng.
Kết quả: Tỷ lệ so le chân sau thay khớp háng toàn phần: 82,1%, với mức độ so le chân trung bình: 8,61 mm.
Trong đó: nhóm chân mổ dài hơn chiếm 46,4% với mức độ so le chân trung bình 10,38mm...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của so le chân lên chức năng và chất lượng sống sau thay khớp háng toàn phần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 269
ẢNH HƯỞNG CỦA SO LE CHÂN LÊN CHỨC NĂNG VÀ CHẤT LƯỢNG
SỐNG SAU THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN
Hồ Huy Cường**, Đỗ Phước Hùng*, Hoàng Đức Thái*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: So le chân sau thay khớp háng toàn phần có thể ảnh hưởng đến chức năng chi dưới và chất
lượng sống của bệnh nhân.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ so le chân sau mổ thay khớp háng toàn phần và đánh giá ảnh hưởng của so le chân
lên chức năng chi dưới cũng như chất lượng sống bệnh nhân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang 56 trường hợp thay khớp háng toàn
phần lần đầu, tổn thương khớp háng một bên, mổ lối sau từ 6/2014 đến 6/2016 tại Bệnh viện CTCH TP. Hồ Chí
Minh. Thời điểm đánh giá sau mổ trung bình 20,2 tháng.
Kết quả: Tỷ lệ so le chân sau thay khớp háng toàn phần: 82,1%, với mức độ so le chân trung bình: 8,61 mm.
Trong đó: nhóm chân mổ dài hơn chiếm 46,4% với mức độ so le chân trung bình 10,38mm; nhóm chân mổ ngắn
hơn chiếm 35,7% với mức độ so le chân trung bình 10,60 mm. Chức năng chi dưới: Điểm số Oxford của nhóm
chân mổ dài hơn: 43,69 ± 3,16 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so nhóm hai chân bằng nhau: 47,50 ± 0,70 với p=
0,002. Điểm số Oxford của nhóm chân mổ ngắn hơn: 43,40 ± 2,96 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm hai
chân bằng nhau: 47,50 ± 0,70 với p=0,001. Chất lượng sống: Điểm số EQ-5D của nhóm chân mổ dài hơn: 0,82 ±
0,07 thấp hơn không có ý nhĩa thống kê so với nhóm hai chân bằng nhau: 0,86 ± 0,05 với p = 0,378; Điểm số EQ-
5D của nhóm chân mổ ngắn hơn: 0,83 ± 0,07 thấp hơn không có ý nhĩa thống kê so với nhóm hai chân bằng nhau:
0,86 ± 0,05 với p = 0,670.
Kết luận: So le chân sau thay khớp háng toàn phần phổ biến và mức độ so le chân đáng quan tâm. Chức
năng chi dưới của nhóm có so le chân kém hơn nhóm không so le chân. Chất lượng sống của nhóm so le khác với
nhóm không so le chân không có ý nghĩa thống kê.
Từ khóa: So le chân, thay khớp háng toàn phần.
ABSTRACT
IMPACT OF LEG LENGTH DISCREPANCY AFTER TOTAL HIP ARTHROPLASTY ON LOWER
EXTREMITY FUNCTION AND PATIENT QUALITY OF LIFE
Ho Huy Cuong, Do Phuoc Hung, Hoang Duc Thai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 269 - 275
Background: Leg length discrepancy after total hip arthroplasty may badly affect lower extremity function
and patient’s satisfaction.
Objectives: To determine the propotion of leg length discrepancy after total hip arthroplasty and evaluate the
its impact on lower extremity function and patients quality of life.
Materials and method: 56 primary unilateral total hip arthroplasty, were involved in the retrospective
research, from 6/2014 to 6/2016 at Hospital for Traumatology and Orthopaedics. Patients were evaluated on the
average postoperative time of 20.2 months.
Results: The propotion of leg length discrepancy after total hip arthroplasty: 82.1%, with average level of leg
* Bộ môn CTCH-PHCN – Đại học Y Dược Tp.HCM ** BVĐK Đồng Tháp
Tác giả liên lạc: BsCK2 Hồ Huy Cường, ĐT: 0918436437, Email: cuonghohuy@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 270
length discrepancy: 8.61 mm. In which: propotion of lengthening leg: 46.4% with average level of leg length
discrepancy: 10.38mm, propotion of shortening leg: 35.7% with average leg discrepancy level: 10.60 mm. Lower
extremity function: Oxford Hip Score (OHS) of the lengthening group: 43.69 ± 3.1, statistically lower than the
restoration group: 47.50 ± 0.70 with p = 0.002. OHS of the shortening group: 43.40 ± 2.96, statistically lower
than the restoration group: 47.50 ± 0.70 with p=0.001. Quality of life: European Quality of life – 5 Dimensions
(EQ-5D) of the lengthening group: 0.82 ± 0.07, non-statistically lower than the restoration group: 0.86 ± 0.05
with p = 0.378; EQ-5D of the shortening group: 0.83 ± 0.07, non-statistically lower than the restoration group:
0.86 ± 0,05 with p = 0.670.
Conclusions: The propotion of leg length discrepancy after total hip arthroplasty is popular and leg
discrepancy level needs to be concerned. Lower extremity function of the lengthening group is less than that of the
restoration gro up and lower extremity function of the shortening group is less than that of the restoration group.
Life quality of the shortening group, the lengthening group and the restoration group is non-statistically different.
Key word: Leg length discrepancy, total hip arthroplasty
ĐẶT VẤN ĐỀ
So le chân khá thường gặp sau thay khớp
háng toàn phần, có thể lên đến 94%(3). Biến
chứng này được cả bác sĩ CTCH và bệnh nhân
quan tâm vì nó ảnh hưởng đến chức năng chi
dưới và sự hài lòng của bệnh nhân. Ở Việt Nam
chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của so le chân
lên chức năng chi dưới và chất lượng sống của
bệnh nhân sau thay khớp háng toàn phần(1,2).
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu
xác định tỷ lệ so le chân sau mổ thay khớp háng
toàn phần và đánh giá ảnh hưởng của so le chân
lên chức năng chi dưới cũng như chất lượng
sống của bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các trường hợp thay khớp háng toàn phần
lần đầu, không xi măng, mổ lối sau tại BV.
CTCH TP. HCM từ tháng 6/2014 đến tháng
6/2016 sau phẫu thuật ít nhất 1 năm. Loại trừ các
trường hợp: tổn thương hai khớp háng, viêm đa
khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, gãy
xương chi dưới, nhiễm trùng vết mổ, liệt chi
dưới, trật khớp háng, thoái hóa khớp gối nặng và
bệnh nhân bị cụt chi dưới.
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Đánh giá chức năng chi dưới theo thang
điểm Oxford và đánh giá chất lượng sống theo
thang điểm EQ-5D tham số Hàn Quốc.
Thang điểm Oxford gồm 12 tiêu chí đánh giá
tình trạng đau khớp háng, cảm giác khó chịu của
bệnh nhân khi đi lại, đi khập khiểng, khả năng
đi xuống tầng lầu nhiều nấc thang, khả năng
mang tất (vớ), khả năng sử dụng phương tiện
giao thông, khả năng tự đi mua sắm, khả năng
tự chăm sóc bản thân và khả năng thực hiện
công việc hàng ngày của bệnh nhân. Tổng số
điểm càng cao thì chức năng chi dưới càng tốt và
ngược lại.
Thang điểm EQ-5D tham số Hàn Quốc
đánh giá sức khỏe thể lực và tinh thần của
bệnh nhân bao gồm: sự đi lại, tự chăm sóc,
sinh hoạt thường lệ, đau/khó chịu, lo lắng/u
sầu. Tổng số điểm càng cao thì chất lượng
sống càng tốt và ngược lại.
Mức độ so le chân được đo trên phim X-
quang khung chậu thẳng theo phương pháp đo
của Woolson. Bệnh nhân được chụp X-quang
khung chậu thẳng với tư thế: nằm ngửa, hai gối
thẳng, hai bàn chân xoay trong 150, chùm tia X
tập trung vào khớp mu, tấm cassette X-quang
đặt dưới bệnh nhân và cách đầu đèn 115 cm.
Trên phim X-quang khung chậu thẳng, xác
định “giọt lệ” của ổ cối. “Giọt lệ” trên phim X-
quang khung chậu thẳng chính là hố ổ cối. Kẽ 3
đường thẳng: đường thẳng thứ nhất qua điểm
thấp nhất của 2 “giọt lệ”; đường thứ hai song
song với đường thẳng thứ nhất đi qua điểm nhô
nhất của mấu chuyển bé xương đùi; đường thứ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 271
ba song song với đường thứ nhất đi qua điểm
nhô nhất của mấu chuyển bé xương đùi còn lại.
Hiệu khoảng cách giữa đường thẳng thứ nhất -
thứ hai và thứ nhất - thứ ba được xác định là
mức độ so le chân. Nếu hiệu khoảng cách này
bằng không, bệnh nhân có hai chân bằng nhau
(không so le chân).
Hình 1: Đo mức độ so le chân theo phương pháp
Woolson(5).
KẾT QUẢ
Nghiên cứu có 56 bệnh nhân, tuổi trung bình
là 48,1 tuổi. Thời gian đánh giá trung bình sau
mổ là 20,2 tháng.
Tỷ lệ so le chân sau thay khớp háng toàn phần
Tỷ lệ so le chân sau thay khớp háng toàn
phần: 82,1% với mức độ so le chân trung bình:
8,61 mm. Nhóm chân mổ dài hơn chiếm 46,4%
(26 bệnh nhân) với mức độ so le chân trung bình:
10,38 mm. Nhóm chân mổ ngắn hơn chiếm
35,7% (20 bệnh nhân) với mức độ so le chân
trung bình 10,60 mm. Không so le chân sau mổ
17,9% (10 bệnh nhân).
Chức năng chi dưới
Điểm số Oxford của 3 nhóm: nhóm chân mổ
dài hơn, nhóm chân mổ ngắn hơn và nhóm 2
chân bằng nhau khác nhau có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001 (Bảng 1).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
điểm số EQ-5D giữa 3 nhóm: nhóm chân mổ dài
hơn, nhóm chân mổ ngắn hơn và nhóm 2 chân
bằng nhau với p = 0,378 (Bảng 1).
Chất lượng sống
Bảng 1. Điểm số Oxford và EQ-5D trung bình của 3 nhóm
Nhóm chân mổ dài hơn
(n=26)
Nhóm chân mổ ngắn hơn
(n=20)
Nhóm 2 chân bằng nhau
(n=10)
p
Điểm số Oxford 43,69 ± 3,16 43,40 ± 2,96 47,50 ± 0,70 < 0,001
(*)
Điểm số EQ-5D 0,82 ± 0,07 0,83 ± 0,07 0,86 ± 0,05 0,378
(*)
(*): Kiểm định Kruskal Wallis.
Trong đó: nhóm chân mổ dài hơn có điểm số
Oxford thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm 2 chân bằng nhau với p = 0,002 (Bảng 2),
nhóm chân mổ ngắn hơn có điểm số Oxford
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 2
chân bằng nhau với p = 0,001 (Bảng 2) và không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số
Oxford giữa nhóm chân mổ dài hơn và chân mổ
ngắn hơn với p = 0,930 (Bảng 2). Không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số EQ-5D
giữa nhóm chân mổ dài hơn và nhóm 2 chân
bằng nhau (p = 0,378), giữa nhóm chân mổ ngắn
hơn và nhóm 2 chân bằng nhau (p=0,670) và
giữa nhóm chân mổ dài hơn và chân mổ ngắn
hơn (p=0,838) (Bảng 2).
Bảng 2. Sự khác biệt điểm số OHS và điểm số EQ-5D giữa 2 nhóm
Điểm số Oxford Điểm số EQ-5D
Nhóm chân mổ dài hơn và Nhóm 2 chân bằng nhau p = 0,002
(*)
p = 0,378
(*)
Nhóm chân mổ ngắn hơn và Nhóm 2 chân bằng nhau p = 0,001
(*)
p = 0,670
(*)
Nhóm chân mổ dài hơn và Nhóm chân mổ ngắn hơn p = 0,930
(*)
p = 0,838
(*)
(*): Kiểm định hậu định Tukey HSD.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 272
Tương quan giữa mức độ so le chân (SLC) với
điểm số Oxford và điểm số EQ-5D
Có sự tương quan nghịch giữa điểm số
Oxford và mức độ so le chân với hệ số tương
quan r = - 0,48 (p < 0,001) và có sự tương quan
nghịch giữa điểm số EQ-5D và mức độ so le
chân với hệ số tương quan r = - 0,474 (p < 0,001).
BÀN LUẬN
So le chân phổ biến sau thay khớp háng toàn
phần và mức độ so le chân đáng quan tâm
Trong y văn, so le chân sau thay khớp háng
toàn phần được báo cáo với tỷ lệ rất khác nhau,
tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp
đo đạc xác định mức độ so le chân, phẫu thuật
viên có hay không ướm đo trên X-quang trước
mổ và áp dụng các phương pháp hạn chế so le
chân trong lúc mổNghiên cứu của chúng tôi:
Tỷ lệ so le chân là 82,1%, tương đương với kết
quả nghiên cứu của Weng với tỷ lệ so le chân
81,3%(8) và thấp hơn nghiên cứu của Konyves với
tỷ lệ so le chân: 94%(3). Một số nghiên cứu khác
cũng cho thất tỷ lệ so le chân thấp hơn nghiên
cứu của chúng tôi như nghiên cứu của Djerf: tỷ
lệ so le chân 50%(1), nghiên cứu của Sarwar S.
Mahmood: tỷ lệ so le chân 42%(4). Nếu ướm đo
trên X-quang của bệnh nhân trước mổ và áp
dụng các biện pháp hạn chế so le chân thì tỷ lệ so
le chân sẽ giảm đi đáng kể như trong nghiên cứu
của Jasty, tác giả áp dụng phương pháp kiểm
soát so le chân trước mổ và trong mổ thì tỷ lệ so
le chân chỉ còn 16%(1).
Lý tưởng là sau mổ thay khớp háng toàn
phần hai chân dài bằng nhau.Tuy nhiên điều
này khó thực hiện, thường là sau mổ chân
thay khớp háng dài hơn chân còn lại. Nguyên
nhân chân mổ dài hơn có thể do: lúc cắt xương
chừa lại cổ xương đùi nhiều quá, cổ chuôi của
khớp háng nhân tạo quá dài hoặc tâm xoay
của ổ cối bị thay đổi. Ngược lại, chân mổ ngắn
hơn chân còn lại có thể do cắt xương cổ xương
đùi nhiều quá hay cổ chuôi của khớp nhân tạo
ngắn quá. So le chân mức độ nhiều bệnh nhân
có thể cảm nhận được khi đứng, khi đi lại. Liệt
thần kinh tọa có thể xãy ra nếu chân mổ dài
hơn 2,5 cm. Trật khớp háng sau mổ có thể xảy
ra nếu chân mổ ngắn hơn chân còn lại mức độ
nhiều. So le chân mức độ nhiều sẽ ảnh hưởng
đến chức năng chi dưới, sự hài lòng và chất
lượng sống của bệnh nhân(2).
Mức độ so le trung bình cho 56 trường hợp
nghiên cứu của chúng tôi là 8,61 mm, tương
đương với nghiên cứu của nghiên cứu của
Turula, mức độ so le chân trung bình là 8,7 mm
và nghiên cứu của Edeen, mức độ so le trung
bình là 9,7 mm(1). Trong nghiên cứu của chúng
tôi, mức độ so le chân trung bình của nhóm chân
mổ dài hơn là 10,38 mm (2-25 mm), mức độ so le
chân trung bình của nhóm chân mổ ngắn hơn là
10,60 mm (2-24 mm). Mức độ so le này tương đối
nhiều hơn so với một số nghiên cứu như: nghiên
cứu của Weng, mức độ so le chân trung bình của
nhóm chân mổ dài hơn là 9,2 mm (1-22 mm) và
của nhóm chân mổ ngắn hơn là 6,4 mm (3-19
mm)(8); nghiên cứu của Konyves, mức độ so le
chân trung bình của nhóm chân mổ dài hơn là 9
mm và của nhóm chân mổ ngắn hơn là 6,5 mm(3).
So le chân ở mức độ nhiều cũng có thể làm
cho kết quả phẫu thuật tốt như giảm đau, phục
hồi biên độ cử động và chức năng khớp háng tốt
thành kết quả xấu do sự không hài lòng của
bệnh nhân(1). Parvizi và cộng sự kết luận rằng so
le chân mức độ trầm trọng có thể dẫn đến tàn tật
như đau và suy giảm nhanh chức năng khớp
háng dẫn đến thay lại khớp háng(7).
Để hạn chế nguy cơ so le chân sau mổ thay
khớp háng, cần phải ướm đo trên X-quang trước
mổ và áp dụng các biện pháp hạn chế so le chân
trong lúc mổ. Từ đó, chúng ta sẽ chọn được
khớp háng toàn phần thích hợp để ngăn ngừa
nguy cơ so le chân sau mổ cho bệnh nhân.
Woolson đã báo cáo 84 trường hợp thay khớp
háng toàn phần trong nghiên cứu của ông chỉ có
2,5% trường hợp mổ có so le chân với mức so le
trung bình 6 mm khi sử dụng các phương pháp
trên(9). Knight và Atwater cho rằng kích thước
khớp háng toàn phần không thể xác định chính
xác bằng cách ướm đo, tuy nhiên khi kết hợp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 273
ướm đo trước mổ và trong mổ thì 92% bệnh
nhân sẽ có so le chân chỉ trong vòng 5 mm.
Goodman, Huene và Imrie báo cáo 42 trường
hợp thay khớp háng toàn phần của họ kết hợp
với sự ướm đo cẩn thận trước và trong mổ thì
chỉ so le chân trung bình 3 mm và không trường
hợp nào vượt quá 9 mm. Trong y văn, cũng có
một số công trình nghiên cứu tác giả đã áp dụng
các biện pháp hạn chế so le chân trong lúc mổ
làm cho mức độ so le chân giảm đi đáng kể và ít
hơn trong nghiên cứu của chúng tôi rất nhiều
như: nghiên cứu của Takigami, so le chân trung
bình 4,2 mm, nghiên cứu của Papadopoulos, so
le chân trung bình 1.58 mm, nghiên cứu của
Bose, so le chân trung bình 3,4 mm, nghiên cứu
của Ranawat, so le chân trung bình 1,9 mm,
nghiên cứu của Matsuda, so le chân trung bình 2
mm. Đặc biệt, nghiên cứu của Licini, có sử dụng
hệ thống định vị vi tính trong lúc mổ nên so le
chân trung bình 0,3 mm(1).
Ảnh hưởng của so le chân lên chức năng chi
dưới
Ảnh hưởng chung của so le chân lên chức năng
Trong 56 trường hợp thay khớp háng trong
nghiên cứu của chúng tôi, chức năng chi dưới
được đánh giá theo thang điểm Oxford như sau:
Điểm số Oxford của nhóm chân mổ dài hơn:
43,69 ± 3,16. Điểm số Oxford của nhóm chân mổ
ngắn hơn: 43,40 ± 2,96. Điểm số Oxford của
nhóm 2 chân bằng nhau: 47,50 ± 0,70. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết
quả này cho thấy, chức năng chi dưới của nhóm
chân mổ ngắn hơn kém nhất, kế đến là nhóm
chân mổ dài hơn, nhóm 2 chân bằng nhau có
chức năng tốt nhất. Điều này khác với nghiên
cứu của Weng: chức năng chi dưới của nhóm
chân mổ dài hơn kém nhất, kế đến là nhóm chân
mổ ngắn hơn, nhóm 2 chân bằng nhau có chức
năng tốt nhất (8).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, có
sự tương quan nghịch giữa mức độ so le chân và
điểm số Oxford. Điều này cho thấy rằng, khi
mức độ so le chân càng lớn thì chức năng chi
dưới có xu hướng càng giảm đi. Thang điểm
Oxford mặc dù do bệnh nhân tự đánh giá nhưng
có nhiều tiêu chí đánh giá chức năng chi dưới
như: đi khập khiễng, khả năng đi lại, khả năng
xuống lầu nhiều nấc thang, khả năng mang tất
(vớ), khả năng sử dụng phương tiện giao thông,
khả năng tự đi mua sắm, khả năng tự chăm sóc
bản thân và khả năng thực hiện công việc hàng
ngày của bệnh nhân. Đây là những nhu cầu cơ
bản của bệnh nhân trong cuộc sống hàng ngày.
Khi mức độ so le chân càng lớn bệnh nhân đi
khập khiễng, mỏi và đau háng là cho khả năng
đi lại bị hạn chế, khả năng sử dụng phương tiên
giao thông, khả năng đi mua sắm bị giảm đi.
Ảnh hưởng của chân mổ dài hơn lên chức năng
Trong nghiên cứu của chúng tôi: Điểm số
Oxford trung bình của nhóm chân mổ dài hơn:
43,69 ± 3,16 và của nhóm hai chân bằng nhau:
47,50 ± 0,70. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p = 0,002. Điều này chứng tỏ chức năng chi
dưới của nhóm có chân mổ dài kém hơn nhóm
hai chân mổ bằng nhau. Kết quả này phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Weng(8). Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết
quả nghiên cứu của Sarwar S. Mahmood(4).
Trong nghiên cứu của mình, Sarwar S.
Mahmood nhận thấy rằng không có sự khác biệt
có ý nghĩa thông kê về chức năng chi dưới giữa
nhóm chân mổ dài hơn và nhóm được phục hồi.
Sự khác biệt này là do tác giả chia nhóm so le
chân khác chúng tôi và dùng thang điểm đánh
giá chức năng chi dưới khác chúng tôi.
Ảnh hưởng của chân mổ ngắn hơn lên chức
năng
Điểm số Oxford trung bình của nhóm chân
mổ ngắn hơn: 43,40 ± 2,96. Điểm số Oxford trung
bình của nhóm hai chân bằng nhau: 47,50 ± 0,70.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p =
0,001. Điều này cho thấy: Chức năng chi dưới
của nhóm chân mổ ngắn kém hơn nhóm hai
chân bằng nhau. Kết quả này khác với kết quả
nghiên cứu của Weng, nhóm chân mổ ngắn hơn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 274
có chức năng chi dưới kém hơn nhóm 2 chân
bằng nhau không có ý nghĩa thống kê(8). Sự khác
biệt này do mức độ so le chân trung bình của
nhóm chân mổ ngắn hơn trong nghiên cứu của
Weng là 6.4 mm, thấp hơn mức độ so le chân
trung bình của nhóm chân mổ ngắn hơn của
nghiên cứu của chúng tôi.
Ảnh hưởng của so le chân lên chất lượng sống
Chất lượng sống (CLS) là sự hài lòng, thỏa
mãn của con người trong những lĩnh vực mà họ
xem là quan trọng nhất trong cuộc sống như:
tình trạng kinh tế, chỗ ở, việc làm, tôn giáo,
chính sách trợ cấp xã hội, mà đặc biệt là tình
trạng sức khỏe(6). Chất lượng sống khi xem xét
trên khía cạnh sức khỏe gọi là chất lượng sống
liên quan đến sức khỏe, trong đó lĩnh vực được
quan tâm nhất là thể chất, tinh thần và xã hội.
Trong nghiên cứu này sử dụng thang điểm EQ-
5D tham số Hàn Quốc để đánh giá chất lượng
sống của bệnh nhân, thang điểm này phản ảnh
sức khỏe thể lực và tinh thần của bệnh nhân bao
gồm: sự đi lại, tự chăm sóc, sinh hoạt thường lệ,
đau/khó chịu, lo lắng/u sầu.
Điểm số EQ-5D trung bình về chất lượng
sống của từng nhóm trong nghiên cứu chúng tôi
như sau: Nhóm chân mổ dài hơn: 0,82 ± 0,07;
nhóm chân mổ ngắn hơn: 0,83 ± 0,07 và nhóm
hai chân bằng nhau: 0,86 ± 0,05. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p = 0,378. Điều
này cho thấy rằng, chất lượng sống của bệnh
nhân ít bị ảnh hưởng của so le chân.
Để nghiên cứu về chất lượng sống sau thay
khớp háng, nhiều tác giả đã sử dụng nhiều
thang điểm khác nhau cho nghiên cứu của mình.
Do điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau nên cùng
một thang điểm có thể có nhiều tham số khác
nhau để đánh giá cho phù hợp với từng quốc
gia, dân tộc. Để đánh giá CLS của bệnh nhân
trong nghiên cứu của mình, các tác giả cũng chia
nhiều nhóm bệnh nhân sau thay khớp háng để
đánh giá và so sánh về chất lượng sống với
nhau. Tác giả Sarwar S. Mahmood chia 174 bệnh
nhân thay khớp háng toàn phần trong nghiên
cứu của mình thành 3 nhóm: Nhóm chân mổ
ngắn hơn, nhóm chân mổ dài hơn và nhóm phục
hồi. Tác giả dùng thang điểm EQ-5D đánh giá
chất lượng sống của bệnh nhân sau thay khớp
háng 12-15 tháng. Kết quả cho thấy: Điểm số EQ-
5D trung bình của 3 nhóm như sau: nhóm chân
mổ dài hơn: 0,82; nhóm chân mổ ngắn hơn: 0,87;
nhóm phục hồi: 0,84. Sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê với p = 0,50(4). Kết quả này
tương tự như nghiên cứu của chúng tôi: CLS ở
nhóm chân mổ dài hơn, nhóm chân mổ ngắn
hơn và nhóm 2 chân bằng nhau khác nhau
không có ý nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ so le chân sau thay khớp háng toàn
phần phổ biến và mức độ so le chân đáng quan
tâm. Chức năng chi dưới của nhóm có so le chân
kém hơn nhóm không so le chân. Chất lượng
sống của nhóm so le khác với nhóm không so le
chân không có ý nghĩa thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Desai A S, Dramis A, Board T N (2013), "Leg length
discrepancy after total hip arthroplasty: a review of literature",
Curr Rev Musculoskelet Med, 6 (4), pp. 336-41.
2. Edeen J, Sharkey P F, Alexander A H. (1995), "Clinical
significance of leg-length inequality after total hip
arthroplasty", Am J Orthop (Belle Mead NJ), 24 (4), pp. 347-51.
3. Konyves A, Bannister G C (2005), "The importance of leg
length discrepancy after total hip arthroplasty", J Bone Joint
Surg Br, 87 (2), pp. 155-7.
4. Mahmood S S, Mukka S S, Crnalic S, et al. (2015), "The
Influence of Leg Length Discrepancy after Total Hip
Arthroplasty on Function and Quality of Life: A Prospective
Cohort Study", J Arthroplasty, 30 (9), pp. 1638-42.
5. McWilliams A B, Grainger A J, O'Connor P J, et al. (2013), "A
review of symptomatic leg length inequality following total
hip arthroplasty", Hip Int, 23 (1), pp. 6-14.
6. Oleson M (1990), "Subjectively perceived quality of life", Image
J Nurs Sch, 22 (3), pp. 187-90.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 275
7. Parvizi J, Sharkey P F, Bissett G A, et al. (2003), "Surgical
treatment of limb-length discrepancy following total hip
arthroplasty", J Bone Joint Surg Am, 85-a (12), pp. 2310-7.
8. Weng W J, Wang F, Zhang H L, et al. (2009), "Leg length
discrepancy after total hip arthroplasty: impacts on
postoperative function and patients' satisfaction", Zhongguo
Gu Shang, 22 (12), pp. 906-8.
9. Woolson S T, Hartford J M, Sawyer A (1999), "Results of a
method of leg-length equalization for patients undergoing
primary total hip replacement", J Arthroplasty, 14 (2), pp. 159-
64.
Ngày nhận bài báo: 06/12/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_so_le_chan_len_chuc_nang_va_chat_luong_song_sa.pdf