Tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm, kali đến sinh trưởng và phát triển của giống ớt solar 135 trên đất xám phù sa cổ tại Bình Định: 58
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM, KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG ỚT SOLAR 135 TRÊN ĐẤT XÁM PHÙ SA CỔ TẠI BÌNH ĐỊNH
Vũ Văn Khuê1, Hoàng Minh Tâm1
TÓM TẮT
Nghiên cứu xác định liều lượng và tỷ lệ phân đạm, kali bón cho giống ớt cay Solar 135 trên đất xám phù sa cổ ở
tỉnh Bình Định, trong điều kiện vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016 và 2016 - 2017. Kết quả cho thấy lượng phân đạm
và kali hợp lý để bón cho giống ớt Solar 135 trên đất xám phù sa cổ ở Bình Định là 150 kg N/ha và 150 kg K2O/ha,
tương ứng với tỷ lệ cân đối giữa đạm, lân và kali là 1,5 : 1 : 1,5. Năng suất đạt 32,9 tấn/ha; lãi thuần trên 270,0 triệu
đồng/ha/vụ; tỷ suất lãi so với vốn đầu tư là 2,37. Khối lượng quả trung bình 15,0 gam, chiều dài quả trung bình
14,0 cm, đường kính quả trung bình 16,0 mm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. So với lượng và tỷ lệ bón của người dân
(360 kg N/ha, 450 kg P2O5/ha, 350 kg K2O/ha; tỷ lệ 1 : 1,25 : 1) thì giảm được 5...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm, kali đến sinh trưởng và phát triển của giống ớt solar 135 trên đất xám phù sa cổ tại Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
58
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM, KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG ỚT SOLAR 135 TRÊN ĐẤT XÁM PHÙ SA CỔ TẠI BÌNH ĐỊNH
Vũ Văn Khuê1, Hoàng Minh Tâm1
TÓM TẮT
Nghiên cứu xác định liều lượng và tỷ lệ phân đạm, kali bón cho giống ớt cay Solar 135 trên đất xám phù sa cổ ở
tỉnh Bình Định, trong điều kiện vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016 và 2016 - 2017. Kết quả cho thấy lượng phân đạm
và kali hợp lý để bón cho giống ớt Solar 135 trên đất xám phù sa cổ ở Bình Định là 150 kg N/ha và 150 kg K2O/ha,
tương ứng với tỷ lệ cân đối giữa đạm, lân và kali là 1,5 : 1 : 1,5. Năng suất đạt 32,9 tấn/ha; lãi thuần trên 270,0 triệu
đồng/ha/vụ; tỷ suất lãi so với vốn đầu tư là 2,37. Khối lượng quả trung bình 15,0 gam, chiều dài quả trung bình
14,0 cm, đường kính quả trung bình 16,0 mm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. So với lượng và tỷ lệ bón của người dân
(360 kg N/ha, 450 kg P2O5/ha, 350 kg K2O/ha; tỷ lệ 1 : 1,25 : 1) thì giảm được 58,3% lượng đạm, 77,8% lượng lân,
57,0% lượng kali và tỷ lệ cân đối thay đổi thành 1,5 : 1: 1,5. Kết quả đạt được của thí nghiệm là cơ sở để khuyến cáo
biện pháp bón phân hợp lý đối với cây ớt trên đất xám phù sa cổ.
Từ khóa: Giống ớt Solar 135, phân đạm, phân kali, tỉnh Bình Định
1 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ớt cay là cây rau gia vị có vị trí quan trọng trong
cơ cấu cây trồng ở một số địa phương của tỉnh Bình
Định. Việc sản xuất và tiêu thụ ớt cay còn gặp nhiều
khó khăn do giá cả biến động lớn và chưa có thị
trường ổn định, giống và kỹ thuật canh tác còn một
số hạn chế. Trong đó, việc bón phân không cân đối
là một trong những yếu tố hạn chế chính dẫn đến
năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất ớt ở Bình
Định chưa cao. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng
sản xuất cho thấy: Người dân đang áp dụng mức
bón đạm là 360 kg N/ha và kali là 350 kg K2O/ha
(Vũ Văn Khuê, 2016). Trong khi đó, các nghiên cứu
ở trong và ngoài nước đã kết luận và khuyến cáo
mức bón đạm và kali từ 75 - 300 kg N/ha, 60 - 150
kg K2O/ha (Đặng Hiệp Hòa và ctv., 2016; Nguyễn
Văn Thự, 2013; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia,
2013; Ayodele O.J et al., 2015; Bose P et al., 2006;
Stroehlein J. L et al., 1979). Vì vậy, cần thiết phải
nghiên cứu xác định cụ thể liều lượng, tỷ lệ phân
đạm và kali bón cho ớt cay trên đất xám phù sa cổ
ở tỉnh Bình Định để làm cơ sở xây dựng biện pháp
bón phân hợp lý.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Giống ớt Solar 135: Khi chín màu đỏ đậm, sáng,
bóng; dạng quả hình tam giác hẹp, quả dài, thẳng
và cân đối, độ cay nhẹ; năng suất đạt trên 30 tấn/ha
trong điều kiện vụ Đông Xuân; và có khả năng
chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại chính như:
bọ trĩ, sâu đục quả, bệnh thán thư, bệnh thối rễ/gốc
và bệnh héo xanh vi khuẩn.
- Phân bón các loại: Phân chuồng hoai mục (phân
bò), phân đạm urê, phân lân super, phân kali clorua
và canxi (vôi bột).
- Đất thí nghiệm là đất xám phù sa cổ có pHKCL
từ 4,4 - 4,7, chất hữu cơ tổng số (OM%) từ 1,14 -
1,24%, đạm tổng số (N%) từ 0,12 - 0,14%, lân tổng
số (P2O5%) từ 0,08 - 0,09%, kali tổng số (K2O%) từ
0,20 - 0,27% và Ca2+ từ 3,25 - 5,15 (me/100 g).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô chính - ô
phụ (split-plot), trong đó nhân tố chính là phân kali
(ô nhỏ) và nhân tố phụ là phân đạm (ô lớn), lặp lại 3
lần, diện tích ô thí nghiệm là 14m2 kể cả rãnh luống
(10 m ˟ 1,4 m), mỗi ô thí nghiệm theo dõi 5 cây.
- Phân bón sử dụng cho thí nghiệm trên 1,0 ha:
+ Nền: 20 tấn phân chuồng + 100 kg P2O5 + 500
kg vôi bột.
+ Nhân tố phân đạm: N1 = 360 kg N (Bón
theo lượng của người dân - Đ/c); N2 = 200 kg N;
N3 = 150 kg N.
+ Nhân tố phân kali: K1= 350 kg K2O (Bón theo
lượng của người dân - Đ/c) ; K2 = 200 kg K2O;
K3 = 150 kg K2O.
- Các công thức thí nghiệm: N1K1, N1K2, N1K3,
N2K1, N2K2, N2K3, N3K1, N3K2, N3K3 (Công
thức Đ/c là: N1K1).
- Các biện pháp canh tác áp dụng:
+ Mật độ trồng: 3,5 cây/m2, khoảng cách: 70 cm ˟
40 cm, trồng hàng đôi.
+ Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân
lân và vôi bột + 1/3 phân đạm + 1/3 kali. Lượng đạm
và kali còn lại được chia đều để bón thúc làm 4 lần:
59
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
Lần 1: khi cây hồi xanh; lần 2: khi cây ra nụ; lần 3:
khi cây ra quả rộ; lần 4: sau khi thu hoạch quả đợt 1.
- Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất và
sâu bệnh hại được áp dụng theo QCVN 01-64:2011/
BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử
dụng của giống ớt.
- Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phần
mềm Microsoft Office Excel và Statistix 8.2 để xử lý
thống kê.
- Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế: Sử
dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của
cây trồng để phân tích hiệu quả theo các tiêu chí sau:
Tổng giá trị thu nhập (GR) = Năng suất ˟ Giá bán
trung bình; Tổng chi phí lưu động (TVC) = Chi phí
vật tư + Chi phí lao động + Chi phí năng lượng + Lãi
suất vốn đầu tư; Lợi nhuận (RVAC) = GR _ TVC; Tỷ
suất lãi so với vốn đầu tư (VCR) = GR/TVC.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Đông Xuân
2015 - 2016 và Đông Xuân 2016 - 2017 tại xã Mỹ
Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thời gian sinh trưởng của giống ớt Solar 135
trên các nền phân bón đạm và kali khác nhau tại
Bình Định
Kết quả theo dõi ở bảng 1 cho thấy: Trong vụ
Đông Xuân, thời gian từ trồng đến ra hoa, thu quả
đợt 1 và kết thúc thu hoạch của giống ớt Solar 135 ở
các công thức phân bón biến động từ 33 - 38 ngày, từ
93 - 98 ngày và 134 - 144 ngày. Giữa các công thức
bón phân đạm và kali khác nhau đã có ảnh hưởng
sai khác về thời gian sinh trưởng của ớt. Ở các công
thức bón 360 kg N/ha có thời gian từ trồng tới ra
hoa, trồng tới thu hoạch lần đầu và trồng tới kết thúc
thu hoạch đạt trung bình lần lượt là 36,3 ngày; 97,2
ngày và 141,7 ngày; khi bón giảm còn 200 kg N/ha
thì thời gian từ trồng tới ra hoa, trồng tới thu hoạch
lần đầu và trồng tới kết thúc thu hoạch đạt trung
bình lần lượt là 35,0 ngày; 95,5 ngày và 139,0 ngày
(rút ngắn so với mức bón 360 kg N/ha lần lượt là 1,3
ngày; 1,7 ngày và 2,7 ngày) và ngắn nhất khi bón 150
kg N/ha chỉ còn 33,7 ngày ra hoa; 94,3 ngày thu quả
lần đầu và 135,2 ngày kết thúc thu hoạch (rút ngắn
so với mức bón 360 kg N/ha lần lượt là 2,6 ngày; 2,9
ngày và 6,5 ngày). Ngược lại, giữa các công thức bón
phân kali khác nhau thì thời gian sinh trưởng của
ớt lại ít có sự sai khác (chênh lệch từ 0,6 - 1,4 ngày
trong cùng thời vụ). Thời gian từ trồng đến ra hoa ở
3 mức phân bón K dao động từ 34,0 - 35,0 ngày (vụ 1)
và 35,3 - 36,0 ngày (vụ 2), từ trồng đến thu quả lần 1
từ 94,7 - 95,3 ngày (vụ 1) và 96,0 - 96,7 ngày (vụ 2),
từ trồng đến kết thúc thu hoạch từ 137,3 - 138,7 ngày
(vụ 1) và 138,7 - 140,0 ngày (vụ 2).
Bảng 1. Ảnh hưởng của các nền phân đạm và kali đến các giai đoạn sinh trưởng của giống ớt Solar 135
trong vụ Đông Xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Ghi chú: Vụ 1 - Đông Xuân 2015 – 2016, Vụ 2 - Đông Xuân 2016 - 2017.
Công thức
Từ trồng đến 50%
cây ra hoa (ngày)
Từ trồng đến thu quả
đợt 1 (ngày)
Từ trồng đến kết thúc
thu hoạch (ngày)
Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2
N1K1 (ĐC) 36 ±1,0 38 ±1,0 97 ±2,0 98 ±1,7 141 ±3,6 144 ±2,6
N1K2 35 ±1,7 37 ±1,0 97 ±2,0 98 ±2,6 140 ±2,6 143 ±2,0
N1K3 35 ±1,0 37 ±1,7 96 ±1,0 97 ±1,7 140 ±2,0 142 ±1,7
N2K1 35 ±1,7 36 ±1,0 95 ±1,7 96 ± 0,0 139 ± 2,6 140 ± 2,0
N2K2 35 ± 1,0 35 ±0,0 95 ± 1,7 96 ± 1,7 138 ± 2,0 140 ± 1,0
N2K3 34 ± 1,0 35 ±1,7 95 ± 1,0 96 ± 0,0 138 ± 3,0 139 ± 1,7
N3K1 34 ± 1,7 34 ± 1,0 94 ± 1,0 96 ± 2,0 136 ± 1,7 136 ± 1,0
N3K2 33 ± 1,0 34 ± 0,0 93 ± 1,0 95 ± 2,0 135 ± 1,7 135 ± 1,0
N3K3 33 ± 0,0 34 ± 1,7 93 ± 1,0 95 ± 1,0 134 ± 1,7 135 ± 2,6
TB của N1 35,3 ± 0,6 37,3 ± 0,6 96,7 ± 0,6 97,7 ± 0,6 140,3 ± 0,6 143,0 ± 1,0
TB của N2 34,7 ± 0,6 35,3 ± 0,6 95,0 ± 0,0 96,0 ± 0,0 138,3 ± 0,6 139,7 ± 0,6
TB của N3 33,3 ± 0,6 34,0 ± 0,0 93,3 ± 0,6 95,3 ± 0,6 135,0 ± 1,0 135,3 ± 0,6
TB của K1 35,0 ± 1,0 36,0 ± 2,0 95,3 ± 1,5 96,7 ± 1,2 138,7 ± 2,5 140,0 ± 4,0
TB của K2 34,3 ± 1,2 35,3 ± 1,5 95,0 ± 2,0 96,3 ± 1,5 137,7 ± 2,5 139,3 ± 4,0
TB của K3 34,0 ± 1,0 35,3 ± 1,5 94,7 ± 1,5 96,0 ± 1,0 137,3 ± 3,1 138,7 ± 3,5
60
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
Như vậy, khi giảm hàm lượng đạm từ 360 xuống
200 và 150 kg N/ha thì thời gian từ trồng tới ra hoa,
thu quả lần 1 và kết thúc thu hoạch trung bình ở 2
thời vụ cũng rút ngắn xuống lần lượt là 1,3 ngày; 1,7
ngày và 2,7 ngày và 2,6 ngày; 2,9 ngày và 6,5 ngày.
Trong khi đó, giảm hàm lượng kali từ 350 xuống 200
và 150 kg K2O/ha thì ít có sự sai khác (chỉ chênh lệch
từ 0,6 - 1,4 ngày).
3.2. Khả năng sinh trưởng của giống ớt Solar 135
trên các nền phân bón đạm và kali tại Bình Định
Theo dõi khả năng sinh trưởng của giống ớt Solar
135 ở các công thức phân bón trong 2 vụ Đông Xuân
2015 - 2016 và Đông Xuân 2016 - 2017, số liệu được
trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của các nền phân đạm và kali
đến khả năng sinh trưởng của giống ớt Solar 135
trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 và 2016 - 2017
tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Ghi chú: Vụ 1 - Đông Xuân 2015 - 2016, Vụ 2 - Đông
Xuân 2016 - 2017.
Đối với chiều cao cây: Ở các công thức bón 360
kg N/ha có chiều cao cây đạt bình quân là 92,2 cm
(dao động từ 91,4 - 92,9 cm), cao hơn 4,3% so với các
công thức bón 200 kg N/ha (đạt bình quân 88,2 cm
và dao động từ 87,3 - 89,0 cm) và cao hơn 6,6% so
với công thức bón 150 kg N/ha (đạt bình quân 86,1
cm và dao động từ 85,7 - 86,5 cm). Ngược lại, giữa
các công thức bón phân kali khác nhau lại ít có sự sai
khác về chiều cao cây.
Tương tự như chiều cao cây, đường kính tán và
đường kính gốc thân giữa các công thức bón phân
đạm cũng có sự sai khác. Đường kính tán ở công
thức bón 360 kg N/ha đạt trung bình qua 2 vụ là
76,8 cm, cao hơn so với công thức bón 200 kg N/ha
(đạt trung bình qua 2 vụ là 74,1 cm) là 3,5% và 150
kg N/ha (đạt trung bình qua 2 vụ là 72,2 cm) là 5,9%.
Trong khi đó, đường kính gốc thân ở công thức bón
360 kg N/ha đạt trung bình qua 2 vụ là 1,72 cm, cao
hơn so với công thức bón 200 kg N/ha (đạt trung
bình qua 2 vụ là 1,61 cm) là 6,4% và 150 kg N/ha (đạt
trung bình qua 2 vụ là 1,60 cm) là 6,7%.
3.3. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh của
giống ớt Solar 135 trên các nền phân bón đạm và
kali khác nhau tại Bình Định
Việc đánh giá mức độ nhiễm bệnh ở các mức
phân bón đạm và kali đến giống ớt Solar 135, đặc
biệt là bệnh thán thư trong điều kiện đồng ruộng là
yêu cầu quan trọng trong việc xác định lượng và tỷ lệ
cân đối của phân đạm và kali đối với cây ớt.
Ở các công thức phân bón khác nhau, giống ớt
Solar 135 bị nhiễm bọ trĩ từ cấp 1 - 2, sâu đục quả từ
2,5 - 7,3%, bệnh thán thư từ 5,1 - 13,2%, bệnh thối
rễ và gốc từ 0,7 - 5,4% và bệnh héo xanh vi khuẩn từ
0 - 2,7% (Bảng 3).
Đối với phân kali, ở các công thức bón phân khác
nhau không thấy sự sai khác hoặc sai khác không
đáng kể về mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của giống
ớt Solar 135. Tuy nhiên, đối với phân đạm, mức độ
nhiễm sâu, bệnh hại nặng nhất khi bón 360 kg N/ha
và giảm dần khi bón với lượng 200 và 150 kg N/ha.
Bọ trĩ xuất hiện cấp 2 ở mức bón 360 kg N/ha nhưng
đã giảm xuống cấp 1 ở mức bón 200 và 150 kg N/ha.
Tương tự với sâu đục quả và các bệnh thán thư, thối
gốc rễ và héo xanh vi khuẩn bị nhiễm khi bón 360
kg N/ha trung bình lần lượt là 6,3% (dao động từ 5,4
- 7,3%), 13,0% (dao động từ 11,7 - 13,7%), 4,9% (dao
động từ 4,1 - 5,4%) và 1,9% (dao động từ 1,4 - 2,7%).
Nhưng khi bón 200 kg N/ha thì tỷ lệ sâu, bệnh hại
giảm xuống còn 4,2% (sâu đục quả), 8,8% (bệnh
thán thư), 2,6% (thối gốc rễ) và 0,2% (héo xanh vi
khuẩn) và bị nhiễm nhẹ nhất khi bón 150 kg N/ha,
tỷ lệ sâu bệnh gây hại chỉ còn lần lượt là 3,0%, 5,5%,
1,5% và 0,2% (Bảng 3).
Công
thức
Chiều
cao cây
(cm)
Đường
kính tán
(cm)
Đường kính
gốc thân
(cm)
Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2
N1K1 (ĐC) 93,7 92,4 78,2 77,5 1,73 1,77
N1K2 92,6 91,3 77,4 75,7 1,74 1,71
N1K3 92,3 90,5 76,5 75,2 1,67 1,68
N2K1 89,6 88,2 75,3 74,8 1,62 1,64
N2K2 89,2 87,6 74,0 73,2 1,57 1,61
N2K3 88,3 86,2 74,3 73,0 1,61 1,59
N3K1 87,6 86,5 73,6 71,2 1,59 1,62
N3K2 86,5 85,4 73,1 71,8 1,62 1,58
N3K3 85,3 85,1 72,7 71,0 1,58 1,60
TB của N1 92,9 91,4 77,4 76,1 1,71 1,72
TB của N2 89,0 87,3 74,5 73,7 1,60 1,61
TB của N3 86,5 85,7 73,1 71,3 1,60 1,60
TB của K1 90,3 89,0 75,7 74,5 1,65 1,68
TB của K2 89,4 88,1 74,8 73,6 1,64 1,63
TB của K3 88,6 87,3 74,5 73,1 1,62 1,62
61
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
3.4. Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến các yếu
tố cấu thành năng suất của giống ớt Solar 135 tại
Bình Định
Cây ớt có nhu cầu lớn nhất đối với kali (40%)
và nitơ (31%), tiếp đến là canxi (20%) và phốt pho
(11%) so với tổng lượng chất dinh dưỡng được hấp
thụ (Golcz A et al., 2012). Như vậy, phân đạm và
phân kali có vai trò hết sức quan trọng đối với cây ớt.
Bảng 3. Tình hình sâu, bệnh hại của giống ớt Solar 135 trên các nền phân bón đạm và kali
trong vụ Đông Xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Ghi chú: Vụ 1 - Đông Xuân 2015 - 2016, Vụ 2 - Đông Xuân 2016 - 2017
Bảng 4. Ảnh hưởng của các liều lượng đạm và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống ớt Solar 135 trong vụ Đông Xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Công thức
Bọ trĩ
(Frankliniella
occidentalis
(Cấp)
Sâu đục quả
(Helicoverpa
zea)
(% quả bị hại)
Bệnh thán thư
(Colletotrichum
sp.)
(% quả bị hại)
Bệnh thối rễ, gốc
(Phytophthora
capsici)
(% cây bị hại)
Bệnh HXVK
(Ralstonia
solanacearum)
(% cây bị hại)
Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2
N1K1 (ĐC) 2 2 5,7 5,4 11,7 12,2 4,8 4,8 1,4 1,4
N1K2 2 2 6,3 6,6 13,2 12,6 5,4 4,1 2,0 2,0
N1K3 2 2 6,8 7,3 14,6 13,7 4,8 5,4 2,0 2,7
N2K1 1 1 3,8 4,0 7,4 8,1 2,0 2,0 0,7 0,0
N2K2 1 1 4,6 4,1 8,6 9,5 2,7 2,7 0,0 0,0
N2K3 1 1 4,3 4,5 9,3 10,4 3,4 2,7 0,7 0,0
N3K1 1 1 2,5 2,7 5,2 5,1 1,4 0,7 0,0 0,7
N3K2 1 1 2,8 3,1 5,1 5,6 1,4 1,4 0,7 0,0
N3K3 1 1 3,4 3,5 5,6 6,3 2,0 2,0 0,0 0,0
TB của N1 2,0 2,0 6,3 6,4 13,2 12,8 5,0 4,8 1,8 2,0
TB của N2 1,0 1,0 4,2 4,2 8,4 9,3 2,7 2,5 0,5 0,0
TB của N3 1,0 1,0 2,9 3,1 5,3 5,7 1,6 1,4 0,2 0,2
TB của K1 1,3 1,3 4,0 4,0 8,1 8,5 2,7 2,5 0,7 0,7
TB của K2 1,3 1,3 4,6 4,6 9,0 9,2 3,2 2,7 0,9 0,7
TB của K3 1,3 1,3 4,8 5,1 9,8 10,1 3,4 3,4 0,9 0,9
Công thức
Số cây thu hoạch
trên ô (cây)
Số quả/cây
(quả)
Khối lượng trung bình
quả (gam)
Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2
N1K1 (ĐC) 45,7 ± 0,6 45,0 ± 1,0 66,8 ± 1,2 65,2± 1,7 15,4 ± 0,8 15,1 ± 0,9
N1K2 45,3 ± 1,5 46,0 ± 1,0 64,4± 3,5 63,1 ± 2,7 15,1 ± 1,0 14,8 ± 0,7
N1K3 46,0 ± 0,0 46,0 ± 0,0 63,2± 4,9 61,3 ± 2,0 14,6 ± 0,9 14,2 ± 0,9
N2K1 47,0 ± 1,0 47,7 ± 0,6 67,7± 3,4 66,3 ± 3,9 15,6 ± 0,6 15,1 ± 0,5
N2K2 47,7 ± 1,2 47,7 ± 0,6 65,4± 2,8 64,7 ± 1,9 15,0 ± 0,6 14,7 ± 0,8
N2K3 47,7 ± 1,2 48,0 ± 1,0 64,1± 2,0 63,6 ± 2,2 14,7 ± 0,9 14,3 ± 0,9
N3K1 48,0 ± 0,0 48,0 ± 1,0 67,3± 3,1 68,2 ± 2,7 15,3 ± 1,0 14,9 ± 0,7
N3K2 48,0 ± 1,0 48,3 ± 0,6 66,5± 2,5 65,9 ± 2,2 15,4 ± 1,0 14,6 ± 0,9
N3K3 48,3 ± 0,6 48,7 ± 0,6 67,2± 3,5 65,8 ± 2,2 15,2 ± 0,8 15,0 ± 1,0
TB của N1 45,7 ± 0,3 45,7 ± 0,6 64,8 ± 1,8 63,2 ± 2,0 15,0 ± 0,4 14,7 ± 0,5
TB của N2 47,4 ± 0,4 47,8 ± 0,2 65,7 ± 1,8 64,9 ± 2,4 15,1 ± 0,5 14,7 ± 0,4
TB của N3 48,1 ± 0,2 48,4 ± 0,2 67,0 ± 0,4 66,6 ± 1,4 15,3 ± 0,1 14,8 ± 0,2
TB của K1 46,9 ± 1,2 46,9 ± 1,6 67,3 ± 0,5 66,6 ± 1,5 15,4 ± 0,2 15,0 ± 0,1
TB của K2 47,0 ± 1,5 47,3 ± 1,2 65,4 ± 1,1 64,6 ± 1,4 15,2 ± 0,2 14,7 ± 0,1
TB của K3 47,3 ± 1,2 47,6 ± 1,4 64,8 ± 2,1 63,6 ± 2,3 14,8 ± 0,3 14,5 ± 0,4
62
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
Công thức Chiều dài quả (cm) Đường kính quả (mm) Độ dày thịt quả (mm)Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2
N1K1 (ĐC) 14,6 ± 0,6 14,4 ± 0,7 17,2 ± 1,1 17,0 ± 1,0 2,1 ± 0,2 2,0 ± 0,2
N1K2 14,2 ± 0,4 13,9 ± 0,8 16,4 ± 1,0 16,0 ± 0,7 2,0 ± 0,1 1,9 ± 0,1
N1K3 13,9 ± 0,4 14,0 ± 0,4 16,5 ± 0,8 16,2 ± 0,5 2,0 ± 0,1 2,0 ± 0,1
N2K1 14,4 ± 0,6 14,1 ± 0,4 17,6 ± 1,1 17,2 ± 1,0 2,2 ± 0,1 2,1 ± 0,1
N2K2 14,1 ± 0,6 13,9 ± 0,7 16,8 ± 1,2 16,4 ± 0,9 2,0 ± 0,2 2,0 ± 0,2
N2K3 14,2 ± 1,0 14,1 ± 1,1 16,6 ± 1,4 16,3 ± 1,0 1,9 ± 0,1 2,0 ± 0,1
N3K1 14,3 ± 0,7 14,2 ± 0,4 17,4 ± 0,8 16,7 ± 1,0 2,1 ± 0,2 2,0 ± 0,2
N3K2 14,0 ± 0,5 14,1 ± 0,5 16,6 ± 0,6 16,3 ± 0,7 2,0 ± 0,2 2,0 ± 0,2
N3K3 14,2 ± 0,8 13,8 ± 0,6 16,2 ± 1,1 16,0 ± 0,7 2,0 ± 0,2 2,1 ± 0,1
TB của N1 14,2 ± 0,4 14,1 ± 0,3 16,7 ± 0,4 16,4 ± 0,5 2,0 ± 0,1 2,0 ± 0,1
TB của N2 14,2 ± 0,2 14,0 ± 0,1 17,0 ± 0,5 16,6 ± 0,5 2,0 ± 0,2 2,0 ± 0,1
TB của N3 14,2 ± 0,2 14,0 ± 0,2 16,7 ± 0,6 16,3 ± 0,4 2,0 ± 0,1 2,0 ± 0,1
TB của K1 14,4 ± 0,2 14,2 ± 0,2 17,4 ± 0,2 17,0 ± 0,3 2,1 ± 0,1 2,0 ± 0,1
TB của K2 14,1 ± 0,1 14,0 ± 0,1 16,6 ± 0,2 16,2 ± 0,2 2,0 ± 0,0 2,0 ± 0,1
TB của K3 14,1 ± 0,2 14,0 ± 0,2 16,4 ± 0,2 16,2 ± 0,2 2,0 ± 0,1 2,0 ± 0,1
Các kết quả ở bảng 4 và 5 cho thấy: Số cây thu
hoạch đạt từ 45,0 - 48,7 cây/ô, số quả/cây biến động
từ 61,3 - 68,2 quả/cây, khối lượng trung bình quả
từ 14,2 - 15,6 gam, chiều dài quả từ 13,8 - 14,6 cm,
đường kính quả từ 16,0 - 17,6 mm và độ dày thịt quả
từ 1,9 - 2,1 mm.
Số cây thu hoạch/ô ở các công thức bón 360 kg
N/ha dao động từ 45,0 - 46,0 cây/ô (giảm trung bình
từ 6,1 - 7,5% so với mật độ chuẩn 49 cây/ô), khi bón
giảm lượng đạm xuống còn 200 kg N/ha thì số cây
thu hoạch/ô đạt 47,0 - 48,0 cây/ô (giảm trung bình
từ 2,4 - 3,4% so với mật độ chuẩn 49 cây/ô) và khi
bón 150 kg N/ha thì số cây thu hoạch/ô đạt 48,0 -
48,7 cây/ô (đạt tương đương so với mật độ chuẩn 49
cây/ô). Nguyên nhân do khi bón đạm theo lượng của
người dân 360 kg N/ha thì tỷ lệ bệnh thối gốc rễ và
héo xanh vi khuẩn chiếm tỷ lệ > 6% số cây bị hại, khi
bón giảm xuống 200 và 150 kg N/ha thì tỷ lệ bệnh
hại giảm xuống chỉ còn từ 0,7 - 3,4% số cây bị hại.
Trong khi đó, phân kali lại ít ảnh hưởng đến số cây
thu hoạch/ô khi chênh lệch số cây trung bình/ô ở 2
thời vụ giữa 3 mức bón chỉ từ 0 - 0,3 cây/ô.
Số quả/cây giữa các công thức bón phân khác
nhau dao động từ 61,3 - 68,2 quả/cây. Đối với phân
đạm, các công thức bón 360 kg N/ha có số quả/cây
đạt bình quân là 64,0 quả, trong khi đó, các công
thức bón 200 kg N/ha đạt 65,3 quả và khi bón 150
kg N/ha các công thức đạt trung bình 66,8 quả. Như
vậy, khi bón tăng hàm lượng đạm từ 150 lên 200 và
360 kg N/ha, số quả/cây không tăng mà còn có xu
thế giảm ở giá trị tuyệt đối. Ngược lại, đối với phân
kali, khi bón ở mức 350 kg K2O/ha thì trung bình
số quả/cây đạt 67,0 quả và lần lượt giảm dần xuống
65,0 quả/cây khi bón 200 kg K2O/ha; 64,2 quả/cây
khi bón 150 kg K2O/ha.
Đối với các chỉ tiêu về khối lượng trung bình quả,
chiều dài quả, đường kính quả và độ dày thịt quả
không có sự sai khác đáng kể giữa các công thức bón
phân đạm và kali khác nhau. Nguyên nhân có thể do
lượng bón 150 kg N/ha và 150 kg K2O/ha đã đáp ứng
đủ nhu cầu đạm và kali của cây ớt trên đất xám phù
sa cổ ở Bình Định nên không có sự sai khác đáng
kể so với lượng bón 200 và 360 kg N/ha cũng như
200 và 350 kg K2O/ha. Sự sai khác về các yếu tố cấu
thành năng suất trong thí nghiệm chủ yếu chịu ảnh
hưởng bởi số cây/ô và số quả/cây.
Ở góc độ tỷ lệ cân đối giữa đạm và kali, bốn công
thức N3K1, N3K2, N3K3 và N2K1 có số quả/cây đạt
cao nhất trong thí nghiệm và biến động từ 65,8 -
68,2 quả, các công thức còn lại chỉ đạt từ 61,3 - 65,2
quả/cây.
3.5. Năng suất và hiệu quả kinh tế của giống ớt
Solar 135 trên các nền phân bón đạm và kali tại
Bình Định
Kết quả ở bảng 6 cho thấy: Trong vụ Đông Xuân
2015 - 2016 và 2016 - 2017, năng suất ớt ở lượng bón
360 kg N/ha lần lượt đạt 31,5 tấn/ha và 31,8 tấn/ha,
ở lượng bón 200 kg N/ha lần lượt đạt 33,2 tấn/ha và
33,9 tấn/ha, và ở lượng bón 150 kg N/ha lần lượt đạt
33,0 tấn/ha và 33,5 tấn/ha. Trong 3 mức bón trên thì
bón ở mức 200 và 150 kg N/ha đạt năng suất cao hơn
và có sai khác về giá trị thống kê ở mức xác suất 95%
so với mức bón 360 kg N/ha trong cả 2 vụ.
Bảng 5. Ảnh hưởng của các liều lượng đạm và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống ớt Solar 135 trong vụ Đông Xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Ghi chú: Vụ 1 - Đông Xuân 2015 - 2016, Vụ 2 - Đông Xuân 2016 - 2017.
63
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
Ngược lại, đối với phân kali, do không có sự sai
khác ở phần lớn các chỉ tiêu liên quan đến yếu tố
cấu thành năng suất (ngoại trừ số quả/cây) nên năng
suất ớt trong cả 2 vụ ở 3 mức bón kali là 350; 200,
150 kg K2O/ha không có sai khác về giá trị thống kê.
Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của các công
thức phân bón đạm và kali trình bày ở hình 1 cho
thấy, năng suất bình quân của 2 vụ của các công thức
phân bón đạt từ 30,9 - 44,1 tấn/ha, doanh thu đạt từ
370,20 - 409,20 triệu đồng/ha, lãi thuần đạt từ 248,40
- 287,55 triệu đồng/ha và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư
biến động từ 2,04 - 2,37. Trong đó, công thức N2K1
đạt năng suất bình quân và doanh thu cao nhất trong
thí nghiệm. Tuy nhiên, lãi thuần và tỷ suất lãi so với
vốn đầu tư lại tương đương hoặc không có sai khác
lớn so với các công thức N2K2, N2K3, N3K1, N3K2
và N3K3. Như vậy, với lượng phân bón 200 và 150
kg N/ha kết hợp với 3 mức phân bón kali 350, 200
và 150 kg K2O/ha đều không có sự sai khác lớn về lãi
thuần và tỷ suất lãi. Do đó, lựa chọn công thức phân
bón N3K3 hay bón đạm, kali và lân cho 1 ha theo tỷ
lệ 150 kg N, 100 kg P2O5 và 150 kg K2O (tỷ lệ 1,5 : 1
: 1,5) trên nền 20 tấn phân chuồng, 500 kg vôi bột
là mức phân bón phù hợp để đạt được năng suất và
hiệu quả kinh tế cao nhất đối với cây ớt trên đất xám
phù sa cổ ở Bình Định.
Ở góc độ tỷ lệ cân đối giữa đạm và kali, năng suất
bình quân trong 2 vụ của các công thức phân bón
đạt từ 30,9 - 34,1 tấn/ha, trong đó, thấp nhất là công
thức N1K3 chỉ đạt 30,9 tấn/ha, cao nhất là ba công
thức N2K1, N2K2 và N3K1 đạt từ 33,5 - 34,1 tấn/ha
(Bảng 7).
Bảng 7. Năng suất của giống ớt Solar 135
ở các công thức bón phân đạm và kali khác nhau
trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 và Đông Xuân
2016 - 2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Bảng 6. Ảnh hưởng của các nền phân đạm và kali đến năng suất của giống ớt Solar 135
trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 và 2016 - 2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Ghi chú: Trong cùng một nhóm giá trị trung bình, các số có cùng ký tự đi kèm thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê ( *: khác biệt có ý nghĩa ở mức α=0,05 ; ns: khác biệt không có ý nghĩa).
Năng suất trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 (tấn/ha)
Loại và lượng phân bón K1 K2 K3 NS trung bình theo phân đạm
N1 32,2 ab 31,8 ab 30,6 b 31,5 b
N2 33,9 a 33,0 a 32,7 ab 33,2 a
N3 33,3 a 32,7 ab 33,1 a 33,0 a
NS trung bình theo phân kali 33,1 a 32,5 a 32,1 a
CV% (Khối*N*K) FN = 7,54* FK= 1,52ns FNK =0,38ns 4,2
Năng suất trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017 (tấn/ha)
Loại và lượng phân bón K1 K2 K3 NS trung bình theo phân đạm
N1 32,8 ab 31,6 ab 31,1 b 31,8 b
N2 34,5 a 33,9 ab 33,2 ab 33,9 a
N3 34,2 a 33,6 ab 32,7 ab 33,5 a
NS trung bình theo phân kali 33,8 a 33,0 a 32,3 a
CV% (Khối*N*K) FN = 13,63* FK = 1,56ns FNK =0,01ns 5,7
Công thức
Năng suất (tấn/ha)
Đông
Xuân
2015 -
2016
Đông
Xuân
2016 -
2017
Trung
bình
N1K1 (ĐC) 32,2 ab 32,8 ab 32,5
N1K2 31,8 ab 31,6 ab 31,7
N1K3 30,6 b 31,1 b 30,9
N2K1 33,9 a 34,5 a 34,1
N2K2 33,0 a 33,9 ab 33,5
N2K3 32,7 ab 33,2 ab 33,0
N3K1 33,3 a 34,2 a 33,8
N3K2 32,7 ab 33,6 ab 33,2
N3K3 33,1 a 32,7 ab 32,9
CV% (Khối*N*K) 4,2 5,7
LSD 5% (Cùng mức đạm) 2,42 3,37
LSD 5% (Khác mức đạm) 2,33 2,93
64
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Lượng phân đạm và kali hợp lý để bón cho giống
ớt Solar 135 trên đất xám phù sa cổ ở Bình Định là
150 kg N/ha và 150 kg K2O/ha, tương ứng với tỷ lệ
cân đối giữa đạm, lân và kali là 1,5 : 1 : 1,5. Năng suất
đạt 32,9 tấn/ha; lãi thuần trên 270,0 triệu đồng/ha/
vụ; tỷ suất lãi so với vốn đầu tư là 2,37; khối lượng
quả trung bình 15,0 gam, chiều dài quả trung bình
14,0 cm, đường kính quả trung bình 16,0 mm đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu; nhiễm bọ trĩ ở cấp 1, sâu đục
quả từ 2,5 - 3,1%, bệnh thán thư từ 5,1 - 5,6%, bệnh
thối gốc rễ từ 0,7 - 1,4% và bệnh héo xanh vi khuẩn
từ 0 - 0,7%. So với lượng và tỷ lệ bón của người dân
(360 kg N/ha, 450 kg P2O5/ha, 350 kg K2O/ha; tỷ lệ
1 : 1,25 : 1) thì giảm được 58,3% lượng đạm, 77,8%
lượng lân, 57,0% lượng kali và tỷ lệ cân đối thay đổi
thành 1,5 : 1: 1,5.
4.2. Đề nghị
Áp dụng liều lượng phân bón 150 kg N/ha, 100
kg P2O5/ha và 150 kg K2O/ha, tương ứng với tỷ lệ
1,5 : 1 : 1,5, trên nền 20 tấn phân chuồng, 500 kg vôi
bột cho giống ớt Solar 135 trồng trên đất xám phù sa
cổ ở tỉnh Bình Định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-64: 2011/
BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo
nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ớt.
Đặng Hiệp Hòa và cộng sự, 2016. Nghiên cứu chọn tạo
giống ớt cay lai F1 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho
các tỉnh phía Bắc. Báo cáo tổng kết đề tài, giai đoạn
2001- 2005.
Vũ Văn Khuê, 2016. Kết quả đánh giá hiện trạng sản
xuất ớt cay ở tỉnh Bình Định. Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 11 (72), trang
25-30.
Nguyễn Văn Thự, 2013. Phân bón cân đối dinh dưỡng
nâng cao năng suất ớt. Báo điện tử Nông nghiệp
Việt Nam.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2013. Kỹ thuật trồng
hành, ớt theo hướng VietGAP (áp dụng cho vùng Bắc
Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên).
NXB Nông nghiệp. Hà Nội, tr.6-15.
Ayodele O.J, Alabi E.O, Aluko M, 2015. Nitrogen
fertilizer effects on growth, yield and chemical
composition of Hot pepper (Rodo). International
Journal of Agriculture and Crop Sciences. Vol., 8 (5),
666-673.
Bose P., Sanyal D., Majumdar K, 2006. Balancing
potassium, sulfur, and magnesium for tomato and
chilli grown on Red lateritic soil. Better Crops Plant
Food, 2006, Т.90, N 3: 22-24.
Golcz A, Kujawski P, Markiewicz B, 2012. Yielding
of red pepper (Capsicum annuum L.) under the
influence of varied potassium fertilization. Acta
Scientiarum Polonorum-Hortorum Cultus, 11 (4):
3-15.
Stroehlein J. L., N. F. Oebker, 1979. Effects of nitrogen
and phosphorus on yields and tissue analyses of chili
peppers. Communications in Soil Science and Plant
Analysis, 10 (3): p.551-563.
Hình 1. Hiệu quả kinh tế của các nền phân bón đạm và kali khác nhau
đối với giống ớt Solar 135 tại huyện Phú Mỹ, tỉnh Bình Định
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_4401_2152846.pdf