Ảnh hưởng của nhóm giống, giới tính và khối lượng giết mổ đến tỷ lệ mỡ giắt ở đàn lợn thịt tại Việt Nam

Tài liệu Ảnh hưởng của nhóm giống, giới tính và khối lượng giết mổ đến tỷ lệ mỡ giắt ở đàn lợn thịt tại Việt Nam: DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI 2 KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014 ẢNH HƯỞNG CỦA NHÓM GIỐNG, GIỚI TÍNH VÀ KHỐI LƯỢNG GIẾT MỔ ĐẾN TỶ LỆ MỠ GIẮT Ở ĐÀN LỢN THỊT TẠI VIỆT NAM Lê Phạm Đại1*, Lê Thanh Hải2, Lã Văn Kính1 và Nguyễn Hữu Tỉnh1 Ngày nhận bài báo: 12/4/2014. Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 19/4/2014 TÓM TẮT Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mỡ giắt trên các giống lợn thuần Duroc, Yorkshire, Landrace, Móng Cái và Pietrain và một số tổ hợp lợn lai thương phẩm bằng phương pháp siêu âm hình ảnh sử dụng máy Aloka SSD 500v và phần mềm Biotronic. Kết quả khảo sát ở lợn tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi heo Bình Thắng và các trang trại ở Hà Nội, Bắc Giang, Bình Định, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mỡ giắt cao nhất ở giống Duroc (2,98%), kế đến ở giống Yorkshire (2,21%), Landrace (2,20%), Móng Cái (1,87%) và thấp nhất ở giống Pietrain (1,48%). Khi tăng mức khối lượng giết mổ từ 95-110 kg lên 111-125 kg, tỷ lệ mỡ giắt tăng lên rất đán...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của nhóm giống, giới tính và khối lượng giết mổ đến tỷ lệ mỡ giắt ở đàn lợn thịt tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI 2 KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014 ẢNH HƯỞNG CỦA NHÓM GIỐNG, GIỚI TÍNH VÀ KHỐI LƯỢNG GIẾT MỔ ĐẾN TỶ LỆ MỠ GIẮT Ở ĐÀN LỢN THỊT TẠI VIỆT NAM Lê Phạm Đại1*, Lê Thanh Hải2, Lã Văn Kính1 và Nguyễn Hữu Tỉnh1 Ngày nhận bài báo: 12/4/2014. Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 19/4/2014 TÓM TẮT Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mỡ giắt trên các giống lợn thuần Duroc, Yorkshire, Landrace, Móng Cái và Pietrain và một số tổ hợp lợn lai thương phẩm bằng phương pháp siêu âm hình ảnh sử dụng máy Aloka SSD 500v và phần mềm Biotronic. Kết quả khảo sát ở lợn tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi heo Bình Thắng và các trang trại ở Hà Nội, Bắc Giang, Bình Định, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mỡ giắt cao nhất ở giống Duroc (2,98%), kế đến ở giống Yorkshire (2,21%), Landrace (2,20%), Móng Cái (1,87%) và thấp nhất ở giống Pietrain (1,48%). Khi tăng mức khối lượng giết mổ từ 95-110 kg lên 111-125 kg, tỷ lệ mỡ giắt tăng lên rất đáng kể. Đồng thời, những lợn đực thiến có tỷ lệ mỡ giắt cao hơn so với lợn cái. Như vậy, để nâng cao tỷ lệ mỡ giắt, nên đưa tính trạng này vào mục tiêu cải thiện di truyền giống Duroc thuần sử dụng như dòng đực cuối cùng trong sản xuất lợn thương phẩm ở Việt Nam. Từ khóa: Mỡ giắt, giống lợn, lợn thương phẩm, khối lượng giết mổ, đực và cái. ABSTRACT Le Pham Dai, Le Thanh Hai, La Van Kinh and Nguyen Huu Tinh This study investigated intramuscular fat content (IMF%) in pure pig breeds (Duroc, Yorkshire, Landrace, Móng Cái and Pietrain) and commercial pigs by evaluating ultrasonically with an Aloka 500V SSD ultrasound machine for measurement of 10th rib off-midline backfat depth. Figures obtained from Bình Thắng Animal Research and Development Center and in some farms at Hà Nội, Bắc Giang, Bình Định, Đồng Nai and Hochminh city indicated the highest IMF% in Duroc (2.98%), next in Yorkshire (2.21%), Landrace (2.20%), Móng Cái (1.87%) and lowest in Pietrain (1.48%). When 1 Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi. 2 Hội Chăn nuôi Việt Nam. * Tác giả để liên hệ: ThS. Lê Phạm Đại, TTNC và PT Chăn nuôi Heo Bình Thắng, Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi. Địa chỉ: KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương; Điện thoại: 0985 795765; Email: lephamdai@yahoo.com.vn/dai.lepham@iasvn.vn DI TRUYỀN – GIỐNG VẬT NUÔI DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014 3 slaughter weight increased from 95-110 kg to 111-125 kg, IMF% increased remarkably. Also, IMF% was higher significantly in castrated males in comparison to young females. Thus, the trait of IMF% should be added into breeding objectives for genetic improvement of Duroc pigs and then used as terminal sires to produce commercial pigs in Vietnam. Keywords: intramuscular fat, pig breed, commercial pigs, slaughter weight, male andfemale. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nửa thế kỉ qua, công tác chọn giống và dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn luôn tập trung theo hướng tăng tỷ lệ nạc và giảm dày mỡ lưng đã kéo theo tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt giảm xuống và hậu quả đã làm cho thịt trở nên khô cứng hơn, giảm mức độ thơm và ngon miệng (Doyle, 2007). Thịt lợn có tỷ lệ mỡ giắt cao sẽ cho hương vị thơm ngon hơn và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận hơn. Tỷ lệ mỡ giắt rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thịt và tính ngon miệng (Goodwin, 2004). Một số nghiên cứu về chất lượng thịt ở Hoa Kỳ cho thấy, nếu tỷ lệ mỡ giắt trong thịt lợn thấp hơn 2,5% sẽ làm giảm chất lượng thịt, không những về đánh giá cảm quan mà tính mềm mại, thơm ngon cũng giảm hẳn. Ngược lại, nếu tỷ lệ mỡ giắt cao hơn 3,5% sẽ kéo theo hàm lượng mỡ trong thân thịt xẻ cũng tăng cao và có thể người tiêu dùng khó chấp nhận (Cameron và ctv, 1999). Ở nhiều quốc gia, thịt lợn có chất lượng và có lợi nhuận tốt nhất khi có tỷ lệ mỡ giắt 3% và để có chất lượng ngon hơn, tỷ lệ mỡ giắt phải trên 3%. Mặc dù, tỷ lệ mỡ giắt có tương quan di truyền dương với chất lượng thịt (0,54 - 0,68), song lại có tương quan di truyền âm với tỷ lệ nạc (-0,30). Tỷ lệ mỡ trong thân thịt có tương quan di truyền dương với tỷ lệ mỡ giắt (0,30). Chính vì vậy, các chương trình cải thiện chất lượng thịt của các giống lợn cao sản hiện nay bằng cách tăng hàm lượng mỡ giắt trong thăn thịt đang được quan tâm. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn như nhóm giống, giới tính, khối lượng giết mổ để đưa ra một số khuyến nghị cho việc cải thiện tỷ lệ mỡ giắt trên một số nhóm lợn thương phẩm tại các vùng miền của Việt Nam. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mỡ giắt trên các giống thuần (Duroc, Landrace, Móng cái, Pietrain và Yorkshire) và một số tổ hợp lợn lai thương phẩm. Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi heo Bình Thắng và các trang trại chăn nuôi thương phẩm ở một số địa phương Hà Nội, Bắc Giang, Bình Định, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2013. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đo lường mỡ giắt trong thăn thịt đã được sử dụng là phương pháp siêu âm hình ảnh bằng máy Aloka SSD 500v với một đầu dò có độ dài 12cm. Đầu dò được đặt thẳng đứng, song song và cách DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI 4 KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014 chính giữa sống lưng của con vật khoảng 6- 7cm tại vị trí xương sườn thứ 10. Các hình ảnh siêu âm theo chiều dọc có thể dễ dàng nhìn thấy phần thăn thịt từ xương sườn thứ 9-12. Từ các hình ảnh thu được qua siêu âm, các dữ liệu về dày mỡ lưng, dày thăn thịt có thể đo lường trực tiếp trên màn hình của máy Aloka hoặc chuyển vào máy tính và được sử lý bằng phần mềm Biosoft của công ty Biotronics.In. Riêng tỷ lệ mỡ giắt, chỉ có thể đo lường thông qua phần mềm Biosoft khi dữ liệu hình ảnh từ máy siêu âm Aloka chuyển vào máy tính. Mỗi cá thể khảo sát được tiến hành đo và ghi lại ít nhất 5 hình ảnh, tương ứng với 5 lần đo lặp lại. Sau đó, mỗi hình ảnh (lần lặp lại) sẽ được sử lý để đưa ra các thông số về độ dày mỡ lưng, dày thăn thịt và tỷ lệ mỡ giắt. Kết quả trung bình số học của 5 lần đo lặp lại sẽ được sử dụng để đánh giá so sánh các chỉ tiêu này giữa các cá thể khảo sát. Sau khi khảo sát, số lượng các cá thể đã được tổng hợp lại theo các yếu tố nhóm giống, giới tính, tuổi giết mổ và được trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Dung lượng số liệu và cơ cấu các nhóm lợn khảo sát Nhóm giống Số cá thể khảo sát Giới tính Khối lượng giết mổ Đực Cái Loại A Loại B Duroc x Landrace (DxL) 249 41 208 55 194 Duroc x Duroc (DxD) 275 55 220 161 114 Duroc x Móng cái (DxMC) 150 31 119 82 68 Duroc x Pietrain (DxP) 168 67 101 53 115 Duroc x Yorkshire (DxY) 151 47 104 55 96 Duroc x Yorks-Land (DxYL) 166 80 86 60 106 PD x Yorks-Land (PDxYL) 212 81 131 74 138 Pietrain x Duroc-Yorks (PxDY) 114 84 30 40 74 Landrace x Yorkshire (LxY) 352 68 284 54 298 Yorkshire x Landrace (YxL) 333 74 259 134 199 Yorkshire x Móng cái (YxMC) 284 116 168 160 124 Tổng 2.454 744 1.710 928 1.526 Ghi chú: A là cấp khối lượng 111-125 kg đối với lợn ngoại (61-75 kg đối với lợn MC và lai MC); B là cấp khối lượng 95-110 kg đối với lợn ngoại (45-60 kg đối với lợn MC và lai MC); 2.3. Phương pháp xử lý thống kê Các mô hình toán sinh học đã được áp dụng cho phân tích từng yếu tố riêng biệt ảnh hưởng đến tỷ lệ mỡ giắt như sau. * Mô hình thống kê phân tích ảnh hưởng của nhóm giống: Yi =  + αi + ei Trong đó: DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014 5 - Yi: Giá trị kiểu hình của tính trạng mỡ giắt - : Giá trị trung bình kiểu hình của quần thể - αi: Ảnh hưởng của giống - ei: Ảnh hưởng của ngoại cảnh ngẫu nhiên * Mô hình thống kê phân tích ảnh hưởng của giới tính: Yij =  + αi + j + eij Trong đó: - Yij: Giá trị kiểu hình của tính trạng mỡ giắt - : Giá trị trung bình kiểu hình của quần thể - αi: Ảnh hưởng của giống - j: Ảnh hưởng của giới tính - eij: Ảnh hưởng của ngoại cảnh ngẫu nhiên * Mô hình thống kê phân tích ảnh hưởng của khối lượng giết mổ: Yij =  + αi + j + eij Trong đó: - Yij: Giá trị kiểu hình của tính trạng mỡ giắt - : Giá trị trung bình kiểu hình của quần thể - αi: Ảnh hưởng của giống - j: Ảnh hưởng của khối lượng - eij: Ảnh hưởng của ngoại cảnh ngẫu nhiên 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của nhóm giống đến tỷ lệ mỡ giắt Tỷ lệ mỡ giắt (MG) trong thăn thịt lợn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó giống được xác định là yếu tố có tác động mạnh nhất. Kết quả đo lường tỷ lệ mỡ giắt trên một số giống lợn thuần nuôi ở Việt Nam được trình bày tại Bảng 3.1. Từ các kết quả thu được cho thấy giống Duroc được đánh giá là có tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt cao nhất (đạt 2,98%), hai giống Landrace và Yorkshire có tỷ lệ mỡ giắt tương đồng nhau, tương ứng là 2,20 và 2,21%, trong lúc đó 2 giống Móng Cái và Pietrain có tỷ lệ mỡ giắt thấp nhất trong các nhóm giống khảo sát (1,87 và 1,48%). Đối với giống lợn Pietrain, diện tích thăn thịt đạt tới 41,6 cm2, cao nhất trong tất cả các giống thuần khảo sát tại Việt Nam. Đối với giống lợn Móng Cái, mặc dù dày mỡ lưng lại rất cao (24,5 mm), nhưng tỷ lệ mỡ giắt tương đối thấp (1,87%). Điều này trái ngược với các báo cáo đã công bố trên các giống lợn nhập ngoại Landrace, Yorkshire, Duroc và Pietrain. Bảng 3.1. Tỷ lệ mỡ giắt, dày mỡ lưng tại vị trí xương sườn 10 (DML10) và diện tích thăn thịt (Sthan) của các giống lợn thuần tại Việt Nam Giống DML10 (mm) Sthan (cm2) MG% Duroc 17,1 b 35,8 2,98 a Landrace 16,6 b 37,1 2,20 b Móng cái 24,5 a 21,3 1,87 c Pietrain 13,1 c 41,6 1,48 d Yorkshire 16,5 b 35,4 2,21 b Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa (P<0,05). DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI 6 KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014 Đối với các tổ hợp lợn lai thương phẩm (bảng 3.2), tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt không cao (giao động từ 2,06 đến 2,68%) trong tất cả các nhóm lợn lai thương phẩm đã được khảo sát trong nghiên cứu hiện tại một số khu vực từ Bắc vào Nam. Trong khi đó, diện tích thăn thịt cũng tương đối thấp và dày mỡ lưng cũng khá cao. Điều này cho thấy, việc cải thiện đồng thời cả ba tính trạng này trên các nhóm lợn thương phẩm hiện nay ở Việt Nam là một thách thức lớn. Trong khi, một số nghiên cứu trước đây đều cho biết tỷ lệ mỡ giắt có tương quan di truyền âm với tỷ lệ nạc và độ dày mỡ lưng. Bảng 3.2. Tỷ lệ mỡ giắt và một số chỉ tiêu thịt xẻ ở các tổ hợp lai thương phẩm tại Việt Nam Nhóm giống DML10 (mm) Sthan (cm2) MG (%) DxL 16,8 38,4 2,64 DxMC 19,1 27,2 2,49 DxP 15,1 38,2 2,47 DxY 16,0 39,7 2,68 DxYL 15,7 39,5 2,67 PxDL 17,8 39,6 2,39 PxDY 18,1 35,8 2,51 PxL 17,1 37,7 2,06 YxL 17,4 36,3 2,29 YxMC 18,9 26,6 2,31 Khi so sánh giữa các giống, kết quả trong trong bảng 3.1 và bảng 3.2 hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Ellis và ctv (1998). Tác giả cho rằng giống Duroc được đánh giá là tăng trưởng nhanh và có tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt cao nhất, đồng thời độ mềm của thịt và tính ngon miệng cao hơn các giống khác. Ông cho biết Duroc thuần có tỷ lệ mỡ giắt là 4,29%, tiếp đến là Berkshire, Poland China và Hampshire lần lượt là 3,24; 3,22 và 3,13%. Tương tự, giống lợn khoang Spot của Mỹ cũng có tỷ lệ mỡ giắt khá cao là 3,09%, trong khi đó hai giống lợn phổ biến nhất là Landrace và Yorkshire có tỷ lệ mỡ giắt thấp nhất là 2,49 và 2,48%. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã báo cáo việc sử dụng các tổ hợp thương phẩm có nguồn gen Duroc đã làm tăng tỷ lệ mỡ giắt và cải thiện được chất lượng thịt lợn. Theo kết quả nghiên cứu của D'Souza và ctv (2003) lợn lai có tỷ lệ gen Duroc cao cho tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt cao hơn và chất lượng thịt tốt hơn so với lợn lai có tỷ lệ máu Duroc thấp. Chính vì vậy, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong chương trình giống lợn nhằm nâng cao tính trạng mỡ giắt. Các nghiên cứu đã cho biết trong tất cả các giống lợn khảo sát, Duroc có mỡ giắt trung bình 2,7% và dày mỡ lưng cũng rất thấp (15mm). Giống lợn Hampshire có tỷ lệ mỡ giắt thấp hơn chút ít (2,0%) so với giống Duroc và dày mỡ lưng tương đương với DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014 7 giống Yorkshire và Landrace. Như vậy, trong các nghiên cứu chọn lọc giống lợn nhằm nâng cao tỷ lệ mỡ giắt, cần nhìn nhận giống Duroc có thể là mục tiêu thích hợp nhất cho hướng nghiên cứu này, vì nó có thể đáp ứng được cả các tính trạng chất lượng thịt khác như dày mỡ lưng thấp và tỷ lệ nạc cao. 3.2. Ảnh hưởng của khối lượng giết mổ đến tỷ lệ mỡ giắt Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần lớn khi lợn thịt gia tăng khối lượng thì cũng làm tăng độ dày mỡ lưng kèm theo tỷ lệ mỡ giắt cũng cao hơn. Grześkowiak và ctv (2007) đã tiến hành thí nghiệm khảo sát tính trạng mỡ giắt trên lợn thịt với 4 mức khối lượng: 80, 90, 100 và trên 100kg. Kết quả cho thấy tỷ lệ mỡ giắt cũng tăng lên 1,91%; 2,31%; 2,37% và 2,67%, tương ứng với các mức khối lượng trên. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo sự tăng lên của dày mỡ lưng và tỷ lệ nạc trong thân thịt cũng giảm xuống trên 5%. Trong nghiên cứu hiện tại, các cá thể khảo sát đã được phân thành hai mức khối lượng (Bảng 3.3). Mức A có khối lượng 111-125kg đối với lợn ngoại và 61-75kg đối với lợn Móng Cái và lai Móng Cái. Mức B có khối lượng 95-110kg đối với lợn ngoại và 45-60kg đối với lợn Móng Cái và lai Móng Cái. Kết quả khảo sát tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt theo hai mức khối lượng cũng cho kết quả tương tự như các nghiên cứu nước ngoài đã công bố. Nghĩa là, khi khối lượng giết mổ tăng lên từ mức B lên mức A, tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt cũng tăng lên rất đáng kể ở hầu hết các nhóm giống thuần và giống lai thương phẩm đã được khảo sát trong nghiên cứu này. Bảng 3.3. Tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn theo mức khối lượng Nhóm giống Mức khối lượng Số cá thể khảo sát (n) Tỷ lệ mỡ giắt (%) Trung bình ( X ) Độ lệch chuẩn (SD) DD A 161 3,05 0,67 DD B 114 2,69 0,66 DL A 55 3,05 0,56 DL B 194 2,38 0,57 DMC A 82 2,70 0,37 DMC B 68 2,27 0,60 DP A 53 2,68 0,43 DP B 115 2,43 0,49 DYL A 60 2,78 1,19 DYL B 106 2,53 0,72 LY A 68 2,72 0,40 LY B 284 2,12 0,49 MC A 130 1,86 0,52 MC B 74 1,71 0,54 DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI 8 KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014 Nhóm giống Mức khối lượng Số cá thể khảo sát (n) Tỷ lệ mỡ giắt (%) Trung bình ( X ) Độ lệch chuẩn (SD) PD A 26 2,66 0,63 PD B 180 2,21 0,54 PDL A 69 2,62 0,50 PDL B 45 2,16 0,68 PDY A 40 2,67 0,33 PDY B 74 2,25 0,40 PDYL A 74 2,39 0,53 PDYL B 138 2,04 0,56 YL A 134 2,44 0,57 YL B 199 2,07 0,80 YMC A 160 2,53 0,81 YMC B 124 2,09 0,47 Ghi chú: A là cấp khối lượng 111-125 kg đối với lợn ngoại (61-75 kg đối với lợn MC và lai MC); B là cấp khối lượng 95-110 kg đối với lợn ngoại (45-60 kg đối với lợn MC và lai MC). Như đã trình bày trong bảng 3.3, tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt của giống lợn Duroc đạt cao nhất: với 2,69% ở mức khối lượng B và tăng lên 3,05% ở mức khối lượng A. Trong khi đó, nhóm giống Pietrain thuần có tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt thấp nhất, tương ứng 1,34% và 1,59% ở hai mức khối lượng B và A. Nghiên cứu của Marjeta và ctv (2007) cho thấy với mức chênh lệch khối lượng giết mổ 100kg và 125 kg, tỷ lệ mỡ giắt cũng có chênh lệch rất lớn, tương ứng 1,29% và 2,70%. Tuy nhiên, khác với nghiên cứu hiện tại, nghiên cứu của tác giả này nghiên cứu trên cái và đực thiến. Một nghiên cứu khác trên nhóm lợn lai Landrace x Yorkshire, với 5 mức khối lượng giết mổ khác nhau (90; 100; 110; 120; 130 kg) cho thấy ở trọng lượng giết mổ 120 và 130 kg mới cho thấy tỷ lệ mỡ giắt tăng đáng kể (2,5 và 2,5 điểm) so với trọng lượng giết mổ 90; 100 và 110 kg (1,4; 1,5; 1,5 điểm) (Sencic và ctv, 2005). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả này. Riêng ở nhóm lợn Móng Cái, không những tỷ lệ mỡ giắt thấp ở mức khối lượng B (1,71%) mà còn thấp cả ở mức khối lượng A (1,86%). Điều này trái ngược với một số dự đoán rằng giống lợn Móng Cái có tỷ lệ mỡ cao có thể sẽ có tỷ lệ mỡ giắt cao theo lý thuyết. Như vậy, ở các nhóm giống lợn đã khảo sát ở Việt Nam trong nghiên cứu này, khi nuôi tới mức khối lượng 111-125 kg, tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt cũng tăng lên tùy thuộc vào từng nhóm giống. Đặc biệt, một số nhóm giống và tổ hợp lai thương phẩm đạt được tỷ lệ mỡ giắt trên 2,5% như DD, DL, DYL, PD và PDY. Một vấn đề khác cần thảo luận trong nghiên cứu này, đó là mức độ ảnh hưởng của dày mỡ lưng đến quầy thịt khi tăng tỷ lệ mỡ giắt bằng tăng khối lượng giết mổ. Kết quả khảo sát cho thấy dày mỡ lưng đã DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014 9 tăng lên ít nhất là 4,9% và cao nhất là 20,8% từ mức khối lượng B lên mức khối lượng A. Các tổ hợp lai thương phẩm và giống thuần có dày mỡ lưng tăng cao hơn 17 mm gồm DL, DY, DYL, PDL, YL, DD, LL và YY. Riêng đối với lợn Móng Cái có dày mỡ lưng cao nhất ở cả 2 mức khối lượng là 23,8 và 36,3 mm, song tỷ lệ mỡ giắt vẫn không cao. Trường hợp này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Eugenia và ctv (2007), lợn thịt có trọng lượng 80 kg có dày mỡ lưng là 20,1 mm và tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt là 1,91%; trọng lượng 90 kg có dày mỡ lưng là 21,9 mm và tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt là 2,31%; trọng lượng từ 100kg có dày mỡ lưng là 25,2 mm và tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt là 2,37% và trọng lượng trên 100 kg có dày mỡ lưng là 29,2 mm và tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt là 2,67%. Sự khác biệt này chỉ có thể giải thích do sự khác biệt di truyền giữa các giống. Như vậy, rõ ràng ở nhiều nhóm giống, khi tăng tỷ lệ mỡ giắt, đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ tổng số trong thân thịt xẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ mỡ cao trong thân thịt xẻ không có ảnh hưởng tới đánh giá cảm quan của chất lượng thịt (Tomasz và ctv, 2005). Ngược lại, tỷ lệ mỡ giắt trên 3% sẽ cải thiện được độ thơm, mức độ mềm và ngon miệng của thịt. Mặc dù vậy, cần phải nhớ rằng khi mỡ giắt tăng lên cũng làm dày mỡ lưng tăng lên, dẫn đến nhiều người tiêu dùng không lựa chọn thịt này trong bữa ăn của mình, do có quá nhiều mỡ. Chính vì lẽ đó, theo Fernandez và ctv (1999), tỷ lệ mỡ giắt trong thịt chỉ nên giao động từ 2,5-3,5% là tốt nhất. 3.3. Ảnh hưởng của tính biệt đến tỷ lệ mỡ giắt Như đã trình bày trong bảng 3.4, sự khác biệt về tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt ở đàn lợn thuần và lợn thương phẩm khảo sát trong nghiên cứu này tương đối rõ rệt khi so sánh giữa đực thiến và cái trong cùng nhóm giống. Sai khác lớn nhất giữa hai giới tính có thể tìm thấy ở nhóm lai PDL, tương ứng tỷ lệ mỡ giắt 2,12% ở con cái và 2,71% ở đực thiến. Trong khi đó, ở nhóm lai DMC, sự chênh lệch về tỷ lệ mỡ giắt giữa hai giới tính khảo sát ở mức thấp nhất so với các nhóm giống khác, tương ứng 2,49% ở con cái và 2,51% ở đực thiến. Xét trên lý thuyết sinh lý, điều này hoàn toàn hợp lý vì khi những con đực thiến tích lũy mỡ nhiều hơn, tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt cũng tăng lên. Về mặt di truyền, một số nghiên cứu đã chỉ ra tương quan di truyền thuận khá chặt chẽ (vào khoảng 0,45) giữa tỷ lệ mỡ giắt với tỷ lệ mỡ tổng số trong thân thịt xẻ (Bahelka và ctv, 2007). Do vậy, nhiều nghiên cứu trước đây đã đề nghị cần xem xét tỷ lệ mỡ giắt trong thịt như một trong các tính trạng chọn lọc nhằm cải thiện tính trạng này, đồng thời không làm tăng tỷ lệ mỡ tổng số trong thân thịt xẻ. So với các nghiên cứu đã công bố ngoài nước, kết quả trong nghiên cứu này cho thấy hoàn toàn phù hợp khi khảo sát ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến tỷ lệ mỡ giắt. Newcom và ctv (2004) khi làm thí nghiệm trên 589 lợn đực thiến và cái giống Duroc cho thấy đực thiến có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn, tỷ lệ mỡ giắt cao hơn (3,62% so với 3,01%), nhưng dày mỡ lưng cũng cao hơn (21,8mm so với 18,8mm) so với lợn cái. Một số nghiên cứu khác cũng đều kết luận rằng tại thời điểm giết mổ 110- 120kg, những lợn đực thiến có độ dày mỡ DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI 10 KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014 lưng và tỷ lệ mỡ giắt cao hơn rất đáng kể so với lợn cái (Cisneros và ctv, 1996; Newcom và ctv, 2004; Marjeta và ctv, 2007; Eugenia và ctv, 2007). Như vậy, các giống lợn thuần, lợn lai thương phẩm đã được khảo sát trong nghiên cứu hiện tại đều cho thấy ảnh hưởng rõ nét của giới tính đến tỷ lệ mỡ giắt, ngoài yếu tố giống và khối lượng giết thịt. Các yếu tố này rất cần được chú ý trong quá trình chọn lọc cải thiện di truyền tính trạng mỡ giắt. Bảng 3.4. Tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn theo tính biệt Nhóm giống Tính biệt Số cá thể khảo sát Tỷ lệ mỡ giắt (%) ( X ) SD DD C 220 2,87 0,67 DD D 55 3,00 0,74 DL C 208 2,47 0,62 DL D 41 2,85 0,58 DMC C 119 2,49 0,56 DMC D 31 2,56 0,40 DP C 101 2,38 0,52 DP D 67 2,70 0,35 DY C 104 2,48 0,56 DY D 47 2,55 0,51 DYL C 86 2,57 1,04 DYL D 80 2,67 0,78 LY C 298 2,16 0,51 LY D 54 2,64 0,42 MC C 151 1,76 0,54 MC D 53 1,93 0,48 PD C 160 2,21 0,52 PD D 46 2,45 0,67 PDL C 52 2,12 0,50 PDL D 62 2,71 0,58 PDY C 30 2,34 0,47 PDY D 84 2,42 0,41 YMC C 168 2,18 0,65 YMC D 116 2,56 0,76 DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014 11 Ghi chú: Tính biệt C là cái và D là đực thiến. 4. KẾT LUẬN Tỷ lệ mỡ giắt của giống lợn Duroc đã được khảo sát tại một số địa phương ở Việt Nam có giá trị cao nhất (2,98%), kế tiếp ở giống Yorkshire (2,21%), Landrace (2,20%), Móng Cái (1,87%) và thấp nhất là ở giống Pietrain (1,48%). Tỷ lệ mỡ giắt ở các tổ hợp lai với giống lợn Móng Cái không cao, ngay cả khi lai với đực Duroc có tỷ lệ mỡ giắt cao. Khối lượng giết mổ ở 95-110kg và 111- 125kg có ảnh hưởng rất rõ đến tỷ lệ mỡ giắt theo chiều hướng tăng tỷ lệ mỡ giắt khi khối lượng giết mổ tăng lên. Lợn đực thiến có tỷ lệ mỡ giắt cao hơn đáng kể so với lợn cái và mức độ sự khác biệt giữa hai giới tính này phụ thuộc vào từng giống, song kéo theo dày mỡ lưng tăng và diện tích thăn thịt giảm xuống. Như vậy, trong chương trình cải thiện di truyền tính trạng mỡ giắt ở lợn, nên nhìn nhận giống Duroc như là mục tiêu thích hợp nhất cho hướng nghiên cứu này, để có thể đáp ứng được cả các tính trạng chất lượng thịt khác như dày mỡ lưng thấp và tỷ lệ nạc cao. Đồng thời, cần có chiến lược điều chỉnh hợp lí tuổi giết thịt nếu quan tâm đến việc nâng cao tỷ lệ mỡ giắt, sao cho mỡ giắt có thể tích tụ tốt nhất ở mức khối lượng 111- 125kg. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bahelka I., E. Hanusová, D. Peškovičová, P. Demo (2007), “The effect of sex and slaughter weight on intramuscular fat content and its relationship to carcass traits of pigs”, Czech J. Anim. Sci., 52(5): 122-129. 2. Cameron N.D., Nute G.R., Brown S.N., Enser M. and Wood J.D. (1999), “Meat quality of Yorkshire pig genotypes selected for components of efficient lean growth rate”, J. Anim. Sci., 68: 115-127. 3. Cisneros F., Ellis M., Mckeith F.K., McCaw J. and Fernando R.L. (1996), “Influence of slaughter weight on growth and carcass characteristics, commercial cutting and curing yields, and meat quality of barrows and gilts from two genotypes”, J. Anim. Sci., 74: 925-33. 4. Doyle E.W. (2007), Use of Real Time Ultrasound in % IMF Prediction For Swine, Biotronics, Inc, Ames, IA 50010. CUltrasound.pdf 5. D'Souza D.N., Pethick D.W., Dunshea F.R., Pluske J.R. and Mullan B.P. (2003), "Nutritional manipulation increases intramuscular fat levels in the Longissimus muscle of female finisher pigs“. Australian Journal of Agricultural Research, 54(8): 745-749. 6. Ellis M., F.K. McKeith and K.D. Miller (1998), The Effects of Genetic and Nutritional Factors on Pork quality, In “Recent Advances in Production of High Quality Pork” at 8th World Conference on Animal Production on June 28, 1998. Review. Pp 261-269. 7. Eugenia G., Dariusz L., Andrzej B., Karol B., Piotr J. and Jerzy S. (2007), “Investigations of factors influencing the level of subcutaneous and intramuscular fat in swine carcasses”, Pol. J. Food. Nutr. Sci., 57(4A): 213-218. 8. Fernandez X., Monin G., Talmant A., Mourot J. and Lebret B (1999), “Influence of intramuscular fat content on the quality of pig meat - 2. Consumer acceptability of m. longissimus lumborum”. Meat Science. 53(1): 67-72. 9. Goodwin R.N. (2004), Growth, carcass and mat quality trait performance of pure breeds, Proceeding of th 29th annual: National swine improvement federation conference and meeting, Dec. 9-10, Ames, Iowa, USA. DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI 12 KHKT Chăn nuôi Số 6 - 2014 10. Marjeta F., Špela M., Sever S., and Milena K. (2007), “The effect of genotype and sex on pork quality”, ISSN 1330-7142. 11. Newcom D.W., Douglas W., Schwab C. and Baas T.J. (2004), Ultrasonic evaluation of intramuscular fat content, Proceeding of th 29th annual: National swine improvement federation conference and meeting. Dec. 9-10, 2004. Ames, Iowa, USA. 12. Sencic D., Antunovic Z., Kanisek J. and Sperenda M. (2005), “Fattening, meatness and economic efficiency of fattening pigs”, Acta Veterinaria, 55(4): 327-334. 13. Tomasz D., Tomasz B. and Jerzy D. (2005). “Quality of pork with a different intramuscular fat (imf) content”. Pol. J. Food. Nutr. Sci., 55(1): 31-36. CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN THÔNG QUA CÁ THỂ Phạm Văn Tiềm1*, Nguyễn Văn Đức2 và Lê Văn Thông1 Ngày nhận bài: 2/4/2014. Ngày bài được chấp nhận đăng: 16/4/2014 TÓM TẮT Đánh giá, chọn lọc bò đực giống thông qua bản thân từng bò đực giống là một trong nhưng bước quan trọng để hoàn thiện qui trình kiểm tra đực giống qua đời sau. Qua đánh giá sinh trưởng phát triển và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của 15 bò đực giống HF hậu bị sinh ra tại Việt Nam được tuyển chọn từ đàn hạt nhân trong nước thông qua lý lịch 3 đời cho kết quả: khối lượng sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng lần lượt là: 40,27 kg; 192,60 kg; 287,27 kg; 400,13 kg; 495,67 kg. Khả năng sản xuất tinh V= 6,31ml; A=71,09%; C=1,14tỷ/ml; VAC= 5,11tỷ/lần khai thác; A sau giải đông = 41,57%; Số cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn của bò đực giống HF Việt nam trung bình 10.306 liều/con. Qua đánh giá cá thể của 15 bò đực giống thông qua sinh trưởng phát triển, khả năng sản xuất tinh đông lạnh đã chọn lọc được 10 bò đực giống sinh trưởng, phát triển, khả năng sản xuất tinh tốt nhất đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8925:2012 và Quyết định 675/QĐ-BNN-CN để thực hiện các bước tiếp theo của qui trình kiểm tra bò đực giống qua đời sau. Từ khóa: Bò đực giống HF; sinh trưởng, tinh đông lạnh, V, A, C, VAC. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1* Theo di truyền học, mỗi cá thể bò bố và bò mẹ sẽ truyền nguồn gen cho thế hệ sau 1 Trung tâm Giống Gia Súc Lớn Trung Ương, Viện Chăn nuôi. 2 Hội Chăn nuôi Việt Nam. * Tác giả để liên hệ: ThS. Phạm Văn Tiềm, Phó Giám đốc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương. Địa chỉ: Số 6, Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: 0912116646. Email: tiem2008vinalica@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_29_7665_2134327.pdf
Tài liệu liên quan