Ảnh hưởng của nhiệt độ và tá dược trên tính chất cao khô sấy phun lá dó bầu (Aquilaria Crassna)

Tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ và tá dược trên tính chất cao khô sấy phun lá dó bầu (Aquilaria Crassna): Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 690 ẢNH HUỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ TÁ DƯỢC TRÊN TÍNH CHẤT CAO KHÔ SẤY PHUN LÁ DÓ BẦU (AQUILARIA CRASSNA) Lê Đình Nguyên*, Đỗ Quang Dương*, Nguyễn Đức Hạnh* TÓM TẮT Mở đầu – mục tiêu: Cao khô sấy phun lá Dó bầu là một nguyên liệu trung gian quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các sản phẩm liên quan từ lá Dó bầu. Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và tá dược lên tính chất cao khô sấy phun lá Dó bầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mười bốn thử nghiệm được thiết kế bằng phần mềm Design-Expert 8.0.7.1 để nghiên cứu ảnh hưởng của 3 biến độc lập (giá trị DE-Dextrose equivalent của tá dược maltodextrin, % maltodextrin thêm vào và nhiệt độ khí vào) trên 4 biến phụ thuộc (hiệu suất sấy phun, độ ẩm, % mangiferin và tính hút ẩm của cao khô sấy phun lá Dó bầu). Hàm lượng mangiferin trong các mẫu cao khô được định lượng bằng phương pháp HP...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ và tá dược trên tính chất cao khô sấy phun lá dó bầu (Aquilaria Crassna), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 690 ẢNH HUỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ TÁ DƯỢC TRÊN TÍNH CHẤT CAO KHÔ SẤY PHUN LÁ DÓ BẦU (AQUILARIA CRASSNA) Lê Đình Nguyên*, Đỗ Quang Dương*, Nguyễn Đức Hạnh* TÓM TẮT Mở đầu – mục tiêu: Cao khô sấy phun lá Dó bầu là một nguyên liệu trung gian quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các sản phẩm liên quan từ lá Dó bầu. Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và tá dược lên tính chất cao khô sấy phun lá Dó bầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mười bốn thử nghiệm được thiết kế bằng phần mềm Design-Expert 8.0.7.1 để nghiên cứu ảnh hưởng của 3 biến độc lập (giá trị DE-Dextrose equivalent của tá dược maltodextrin, % maltodextrin thêm vào và nhiệt độ khí vào) trên 4 biến phụ thuộc (hiệu suất sấy phun, độ ẩm, % mangiferin và tính hút ẩm của cao khô sấy phun lá Dó bầu). Hàm lượng mangiferin trong các mẫu cao khô được định lượng bằng phương pháp HPLC. Mối liên quan nhân quả giữa các biến độc lập và phụ thuộc được thiết lập sử dụng phần mềm Phasolpro RD. Kết quả: Cả 3 biến độc lập 3 biến độc lập (giá trị DE của tá dược maltodextrin, % maltodextrin thêm vào và nhiệt độ khí vào) đều ảnh hưởng trực tiếp đến 4 biến phụ thuộc (hiệu suất sấy phun, độ ẩm, % mangiferin và tính hút ẩm của cao khô sấy phun lá Dó bầu). Các mối liên quan nhân quả đã được thiết lập và bàn luận. Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên công bố ảnh hưởng của tỷ lệ maltodextrin, giá trị DE của maltodextrin và nhiệt độ sấy phun trên tính chất cao khô sấy phun lá Dó bầu. Kết quả nghiên cứu là dữ liệu quan trọng cho việc nâng cao chất lượng cao khô sấy phun lá Dó bầu và các sản phẩm liên quan. Keywords: Aquilaria crassna, cao khô sấy phun, maltodextrin, đương lượng dextrose ABSTRACT EFFECTS OF TEMPERATURE AND EXCIPIENTS ON THE PROPERTIES OF AQUILARIA CRASSNA SPRAY-DRIED EXTRACT Le Dinh Nguyen, Do Quang Duong, Nguyen Duc Hanh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 690-697 Background – Objectives: The spray-dried extract of A. crassna leave is one of the important intermediate materials affects the quality of its concerned products. This study aimed at the cause-effect relations of temperature and excipients on the properties of A. crassna spray-dried extract. Methods: Fourteen experiments were designed using Design-Expert 8.0.7.1 software to investigate the effects of three independent variables (DE value of maltodextrin, % maltodextrin and inlet temperature) on four dependent variables (the yield of spray-dried process, % mangiferin, the humidity and the hygroscopicity of A. crassna spray-dired extract). A validated HPLC method was employed for mangiferin analysis from A. crassna spray-dired extract. The cause-effect relations between the independent and dependent variables were investigated using Phasolpro RD software. Results: All three independent variables (the yield of spray-dried process, % mangiferin, the humidity and the hygroscopicity of A. crassna spray-dired extract) were found to affect all four dependent varibles *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Đức Hạnh ĐT: 0913576748 Email: duchanh@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 691 (the yield of spray-dried process, % mangiferin, the humidity and the hygroscopicity of A. crassna spray- dired extract). Conclusions: This study reports for the first time the effects of temperature and DE values of maltodextrin and maltodextrin contents on the properties of A. crassna spray-dired extract which is important for producing the high quality extract and its concerned products. Keywords: Aquilaria crassna, spray-dried extract, maltodextrin, dextrose equivalent ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Dó bầu (Aquilaria crassna Piere ex Lecomte, Thymelaeaceae) được biết đến như một nguồn cung cấp trầm hương, một sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh việc khai thác trầm hương từ gỗ, lá Dó bầu còn được sử dụng làm thuốc, trà thảo mộc... để điều trị và hỗ trợ điều trị một số bệnh như dị ứng, táo bón, an thần Các kết quả nghiên cứu cho thấy lá Dó bầu là nguồn cung cấp các polyphenol có hoạt tính sinh học như flavonoid, benzophenon và xanthan(5). Mangiferin là một polyphenol có khung xanthon quan trọng trong lá cây Dó bầu. Nhiều tài liệu đã công bố tác dụng sinh học đáng chú ý của mangiferin như chống oxy hóa, bảo vệ gan, nhuận tràng, kháng ung thư, hạ đường huyết, giảm ure trong máu(9). Chính vì vậy, mangiferin được xem như là một chất điểm chỉ quan trọng của cao lá Dó bầu và các sản phẩm liên quan. Hiện nay, trong nghiên cứu và phát triển thuốc, dược liệu thường được điều chế dưới dạng cao sấy phun bán thành phẩm, từ đó, bào chế thành các dạng chế phẩm khác. Cao khô sấy phun thường có thể chất khô, mịn. Mặc dù vậy, hiệu suất sấy phun thường không cao, cao khô sấy phun thường bị đóng cứng, hút ẩm mạnh trong quá trình bảo quản. Vì vậy, việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy phun cũng như tá dược thêm vào rất quan trọng để thu được cao khô sấy phun có chất lượng tốt. Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát ảnh hưởng của loại tá dược, lượng tá dược thêm vào và nhiệt độ sấy phun trên tính chất cao khô sấy phun lá Dó bầu. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng, nguyên liệu, hóa chất, thiết bị Lá Dó bầu (A. crassna) được thu hái và xử lý tại công ty TNHH Tiến Phước, Huyện Đồng Tâm, Tỉnh Bình Phước. Chất chuẩn làm việc mangiferin (độ tinh khiết 98%) do Khoa Dược, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cung cấp. Tá dược maltodextrin (Roquette, Pháp) với các chỉ số DE khác nhau. Acetonitril (Merck), nước cất hai lần đạt tiêu chuẩn HPLC và các dung môi khác đạt tiêu chuẩn phân tích. Quy trình chuẩn bị dịch sấy phun lá Dó bầu Lá Dó bầu (250 g) được chiết bằng nước nóng ở nhiệt độ 90 - 95 oC trong 1 giờ, với tỷ lệ dược liệu:dung môi là 1:20. Dịch chiết được lọc và cô cách thủy đến tỷ trọng khoảng 1,05 - 1,1 g/ml. Hòa tan tá dược maltodextrin với các chỉ số đương lượng dextrose (DE=dextrose equivalent) khác nhau với các tỷ lệ khác nhau (Bảng 1) vào dịch cô và lọc qua rây 0,3 mm. Quy trình sấy phun Dịch cô được phun sấy thành cao khô bằng máy sấy phun sương LabPlant SD – 05, sử dụng đầu phun bằng khí nén với kích thước đầu phun 0,5 mm và buồng sấy (500 × 215 mm). Tốc độ bơm dịch sấy phun được điều khiển bằng bơm nhu động. Các thông số cố định của quy trình sấy phun bao gồm lưu lượng khí vào 54 m3/giờ, tốc độ cung cấp dịch 6 ml/phút, áp suất đầu phun 1,5 bar. Thiết kế thí nghiệm Mười bốn thí nghiệm được thiết kế bằng phần mềm Design-Expert 8.0.7.1 (Stat-Ease Inc., Mỹ) theo mô hình D-optimal với 3 biến độc lập và 4 biến phụ thuộc với các mức và yêu cầu thử nghiệm được trình bày trong Bảng 1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 692 Bảng 1: Ý nghĩa và các mức của các biến theo thiết kế D-optimal Biến độc lập Mức 1 Mức 2 Mức 3 x1: giá trị DE của tá dược maltodextrin DE thấp DE trung bình DE cao x2: % maltodextrin thêm vào so với cắn khô 10% 20% 30% x3: nhiệt độ khí vào 120 o C 150 o C Biến phụ thuộc Điều kiện ràng buộc y1: độ ẩm của cao khô sấy phun (%) Tối thiểu y2: hiệu suất sấy phun (%) Tối đa y3: % mangiferin trong cao khô sấy phun Tối đa y4: % hút ẩm của cao khô sấy phun Tối thiểu Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình của 3 lần thử nghiệm. Sử dụng phần mềm Phasolpro RD phiên bản 2014 (Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh) để nghiên cứu mối liên quan nhân quả giữa tá dược, nhiệt độ sấy phun và tính chất cao khô sấy phun lá Dó bầu. Phương pháp xác định độ ẩm cao khô sấy phun lá Dó bầu Độ ẩm cao khô sấy phun lá Dó bầu (y1) được xác định dựa trên độ giảm khối lượng của cao khô sấy phun lá Dó bầu ở 105 oC. Cân chính xác khoảng 2 g cao khô sấy phun lá Dó bầu, sấy ở 105 oC cho đến khối lượng không đổi. Thực hiện 2 lần trên 1 mẫu và lấy số liệu trung bình(2) Phương pháp xác định hiệu suất sấy phun Hiệu suất sấy phun (y2) được tính theo công thức sau(1): ' 1 mM Am H H: hiệu suất sấy phun (%) m: khối lượng cao khô sấy phun lá Dó bầu thu được sau sấy phun (g) A: độ ẩm cao khô sấy phun (%) M: khối lượng cắn khô (đã trừ độ ẩm) của dịch chiết lá Dó bầu (g) m’: khối lượng maltodextrin thêm vào Phương pháp xác định hàm lượng mangiferin trong cao khô sấy phun lá Dó bầu (y3) Mẫu thử Cao khô sấy phun lá Dó bầu (cân chính xác khoảng 0,35g) được chiết bằng ethanol 45% trong bình định mức 25 ml, siêu âm và điều chỉnh vừa đủ thể tích. Lọc qua màng lọc 0,2 µm. Mẫu chuẩn Cân chính xác 15 mg mangiferin chuẩn làm việc cho vào bình định mức 25 ml. Hòa tan và thêm vừa đủ thể tích bằng ethanol 45%. Pha loãng để thu được dung dịch mangiferin chuẩn có nồng độ 150 µg/ml. Điều kiện sắc ký HPLC định lượng mangiferin Định lượng mangiferin trên hệ thống Alliance 2695 XE (Waters), đầu dò PDA 2996 (Waters), cột sắc ký Sunfire C18 (250×4,6 mm; 5 µm) và tiền cột Sunfire C18 (12,5 x 4,6 mm; 5 µm). Hỗn hợp acetonitril - dung dịch acid acetic 0,2% được chọn làm dung môi pha động với tỷ lệ acetonitril lần lượt là 8%, 12%, 25%, 50% và 8% ở thời điểm 0, 12, 30, 35 và 42 phút. Nhiệt độ cột 40 oC. Thể tích tiêm mẫu 15 µl và bước sóng phát hiện ở 330 nm. Hàm lượng mangiferin trong cao khô sấy phun lá Dó bầu được tính theo công thức: m C S S R c c t 610 25 R: % mangiferin trong cao khô sấy phun St: diện tích pic mangiferin trong mẫu thử. Sc: diện tích pic mangiferin trong mẫu chuẩn. m: khối lượng mẫu cân (đã trừ độ ẩm của cao khô). Phương pháp xác định tính hút ẩm của các mẫu cao khô sấy phun lá Dó bầu (y4) Cho vào đĩa petri (9 x 1,5cm) chính xác khoảng 2 g cao khô sấy phun lá Dó bầu, trải đều và kín bề mặt đĩa petri. Mẫu được cho vào môi trường vi khí hậu có nhiệt độ 30 ± 2 oC, độ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 693 ẩm 73 ± 3 RH%. Sau 7 ngày, cân và xác định sự tăng khối lượng do hút ẩm của cao khô sấy phun(1,6). Tính hút ẩm của cao khô sấy phun được tính theo công thức: m mm h '100 h: % hút ẩm của cao khô sấy phun m: khối lượng của cao khô sấy phun ngày 0 m’: khối lượng cao khô sấy phun sau 7 ngày KẾT QUẢ Quy trình định lượng mangiferin trong cao khô sấy phun lá Dó bầu Sắc ký đồ HPLC định lượng mangiferin trong cao khô sấy phun lá Dó bầu được trình bày trong Hình 1. Quy trình định lượng đã được thẩm định theo hướng dẫn của ICH, đạt yêu cầu về tính tương thích hệ thống, tính chọn lọc. Tính tuyến tính được xác định trong khoảng nồng độ 28,5 – 417 µg/ml với sự tương quan cao giữa diện tích pic và nồng độ mangiferin (R2 =0,9986), độ lặp lại (2,85%) và độ đúng 92,79 -104,03% (trong khoảng 95 – 105%) đạt yêu cầu theo quy định về nồng độ phân tích. Vì vậy, quy trình này được áp dụng để định lượng mangiferin trong các mẫu cao khô sấy phun lá Dó bầu. Hình 1: Sắc ký đồ HPLC định lượng mangiferin (Rt = 19,562 phút) trong cao khô sấy phun lá Dó bầu Mối liên quan nhân quả giữa tá dược, nhiệt độ và tính chất cao khô sấy phun lá Dó bầu Dữ liệu 14 thực nghiệm được trình bày trong Bảng 2. Bảng 2 được dùng làm đầu vào cho phần mềm Phasolpro RD phiên bản 2014 để phân tích liên quan nhân quả giữa tá dược, nhiệt độ và tính chất cao khô sấy phun lá Dó bầu. Bảng 2: Dữ liệu thực nghiệm (n=3) x1 x2 x3 y1 y2 y3 y4 1 DE trung bình 30 120 5,04 60,01 11,13 13,38 2 DE trung bình 10 150 4,45 67,54 13,08 15,64 3 DE thấp 20 150 4,50 64,60 12,99 14,17 4 DE cao 30 120 5,35 64,55 10,74 14,24 5 DE cao 20 120 5,64 58,75 9,56 13,88 6 DE trung bình 30 150 4,39 57,39 10,55 12,37 7 DE thấp 20 120 6,08 50,97 11,32 13,11 8 DE thấp 10 120 5,67 60,66 13,56 13,50 9 DE cao 10 150 4,41 57,43 11,96 16,37 10 DE cao 10 120 5,64 55,85 12,39 13,50 11 DE trung bình 20 150 4,69 64,72 11,91 15,30 12 DE thấp 30 120 5,07 63,58 11,63 12,58 13 DE thấp 30 150 4,59 65,00 10,72 13,87 14 DE thấp 10 150 4,53 69,11 15,28 16,02 Xu hướng và mức độ liên quan Xu hướng và liên quan nhân quả giữa các biến độc lập và phụ thuộc được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3: Liên quan nhân quả giữa các biến độc lập và phụ thuộc x1 x2 x3 R 2 y1 + + + 99,34 y2 + + + 95,99 y3 + + + 89,95 y4 + + + 99,98 Kết quả cho thấy các giá trị R2 trong khoảng từ 89,95% đến 99,98%. Như vậy, các biến độc lập và phụ thuộc có sự liên quan rất cao. Độ ẩm (y1), hiệu suất (y2), % mangiferin trong cao khô sấy phun (y3) và tính hút ẩm (y4) bị ảnh hưởng đáng kể bởi cả 3 yếu tố: giá trị DE của tá dược maltodextrin (x1), % maltodextrin thêm vào (x2) và nhiệt độ khí vào (x3). Các quy luật liên quan nhân quả Quy luật liên quan nhân quả đối với với độ ẩm (y1) Khi nhiệt độ sấy (x3) tăng thì độ ẩm của cao khô sấy phun (y1) giảm (Hình 2a). Khi % Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 694 maltodextrin thêm vào (x2) tăng thì độ ẩm của cao khô sấy phun (y1) giảm (Hình 2b). Quy luật liên quan nhân quả đối với hiệu suất sấy phun (y2) Khi % maltodextrin thêm vào (x2) tăng thì hiệu suất sấy phun (y2) tăng (Hình 3a). Khi nhiệt độ sấy (x3) từ trung bình đến cao: Nếu x1 tăng (DE tăng) từ thấp đến trung bình thì hiệu suất giảm (Hình 3b). Quy luật liên quan nhân quả đối với hàm lượng mangiferin trong cao khô (y3) Nếu % maltodextrin thêm vào (x2) tăng thì % mangiferin trong cao khô sấy phun (y3) giảm (Hình 4a). Nếu nhiệt độ khí vào (x3) tăng thì % mangiferin trong cao khô sấy phun (y3) giảm (Hình 4b). (a) (b) Hình 2: Ảnh hưởng của các biến phụ thuộc trên độ ẩm của cao khô sấy phun lá Dó bầu (y1) (a) (b) Hình 3: Ảnh hưởng của các biến phụ thuộc trên hiệu suất sấy phun (y2) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 695 (a) (b) Hình 4: Ảnh hưởng các biến độc lập trên % mangiferin trong cao khô sấy phun (y3) Đối với tính hút ẩm (y4) (a) (b) Hình 5: Ảnh hưởng các biến độc lập trên tính hút ẩm của cao khô sấy phun (y4) Nếu DE (x1) tăng thì % hút ẩm của cao khô sấy phun (y4) tăng (Hình 5a). Khi nhiệt độ sấy (x3) tăng thì tính hút ẩm của cao khô (y4) tăng (Hình 5b). Khi % maltodextrin thêm vào (x2) tăng thì % hút ẩm của cao khô sấy phun (y4) giảm (Hình 5b). BÀN LUẬN Quy luật liên quan nhân quả đối với với độ ẩm (y1) Khi nhiệt độ sấy (x3) tăng thì độ ẩm của cao khô sấy phun (y1) giảm (Hình 2a). Khi tăng nhiệt độ, tốc độ sấy giọt lỏng tăng, dẫn đến hiệu năng sấy và tốc độ khuếch tán của nước từ giọt lỏng ra môi trường bên ngoài tăng, nên độ ẩm của cao khô sấy phun giảm. Kết quả tương tự cũng được công bố trong nghiên cứu của Y.Z. Cai, H. Corke năm 2000(1) và Irem Karaaslan năm 2012(6). Khi % maltodextrin thêm vào (x2) tăng thì độ ẩm của cao khô sấy phun (y1) giảm (Hình 2b). Tỷ lệ nước/chất rắn trong dịch sấy phun ảnh hưởng đến độ ẩm của cao khô sấy phun. Khi % maltodextrin thêm vào dịch sấy phun tăng thì tỷ lệ chất rắn tăng, dịch sấy phun sẽ nhanh khô. Kết quả tương tự cũng được báo Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 696 cáo trong các nghiên cứu về cao khô sấy phun Cam thảo(6), cao khô sấy phun Táo(8). Quy luật liên quan nhân quả đối với hiệu suất sấy phun (y2) Khi % maltodextrin thêm vào (x2) tăng thì hiệu suất sấy phun (y2) tăng (Hình 3a). Khi nhiệt độ buồng sấy cao hơn nhiệt độ Tg của cao khô sấy phun, các hạt cao khô có khuynh hướng dính vào buồng sấy hoặc cyclon dẫn đến hiệu suất sấy phun giảm. Khi % maltodextrin thêm vào tăng thì Tg cao khô sấy phun tăng, làm giảm tính chảy dính của cao khô sấy phun dẫn đến hiệu suất sấy phun tăng. Kết quả tương tự cũng được công bố bởi Goula và Adamopoulos(4). Khi nhiệt độ sấy (x3) từ trung bình đến cao: Nếu x1 tăng (DE tăng) từ thấp đến trung bình thì hiệu suất giảm (Hình 3b). Kết quả tương tự cũng được công bố khi nghiên cứu sấy phun dịch nho khô(7). Giá trị DE tăng thì nhiệt độ chuyển dịch kính (Tg) của dịch sấy phun giảm(10). Khi nhiệt độ bề mặt của hạt cao khô cao hơn Tg sẽ có hiện tượng chảy và dính của cao khô sấy phun, do đó, làm tăng lượng cao khô sấy phun dính vào cyclon và buồng sấy, dẫn đến hiệu suất sấy phun (y2) giảm. Quy luật liên quan nhân quả đối với hàm lượng mangiferin trong cao khô (y3) Nếu % maltodextrin thêm vào (x2) tăng thì % mangiferin trong cao khô sấy phun (y3) giảm (Hình 4a). Kết quả tương tự cũng đượcV.K. Singh và cộng sự công bố năm 2013(8). Điều này có thể giải thích do sự pha loãng tỷ lệ mangiferin khi tăng % maltodextrin thêm vào. Nếu nhiệt độ khí vào (x3) tăng thì % mangiferin trong cao khô sấy phun (y3) giảm (Hình 4b). Kết quả tương tự cũng được V.K. Singh công bố năm 2013(8). Một số nghiên cứu khác về hàm lượng vitamin C trong cao khô sấy phun từ dịch chiết Táo(8) và dịch chiết từ quả cây Sumac (Rhus coriaria L.)(2) cũng cho kết quả tương tự. Điều này có thể giải thích do mangiferin là một hợp chất thuộc nhóm polyphenol. Khi nhiệt độ tăng, khả năng bị oxy hóa của mangiferin tăng làm giảm % mangiferin trong cao khô sấy phun lá Dó bầu. Đối với tính hút ẩm (y4) Nếu DE (x1) tăng thì % hút ẩm của cao khô sấy phun (y4) tăng (Hình 5a). Goula và Adamopoulos(6) cũng công bố kết quả tương tự. Tính hút ẩm của cao khô sấy phun phụ thuộc vào bản chất của cao khô sấy phun. Sự hiện diện của các chất phân tử nhỏ như đường dextrose, acid hữu cơthường làm tăng tính hút ẩm của cao khô sấy phun(10). Khi DE tăng, lượng đường dextrose tăng, nên tính hút ẩm của cao khô sấy phun tăng. Khi nhiệt độ sấy (x3) tăng thì tính hút ẩm của cao khô (y4) tăng (Hình 5b). Nguyên nhân có thể do nhiệt độ sấy tăng thì độ ẩm của cao khô sấy phun thấp. Dẫn đến chênh lệch độ ẩm giữa cao khô sấy phun và độ ẩm môi trường trong thử nghiệm tính hút ẩm lớn. Vì vậy, tính hút ẩm của cao khô sấy phun tăng. Kết quả tương tự cũng được Goula(3) công bố. Khi % maltodextrin thêm vào (x2) tăng thì % hút ẩm của cao khô sấy phun (y4) giảm (Hình 5b). Kết quả tương tự cũng được I. Karaaslan(6) công bố. Điều này có thể giải thích do tá dược maltodextrin có tính hút ẩm thấp nên tỉ lệ maltodextrin thêm vào tăng thì tính hút ẩm của cao khô sấy phun giảm. KẾT LUẬN Ảnh hưởng của nhiệt độ và tá dược lên tính chất cao khô sấy phun lá Dó bầu đã được nghiên cứu và phân tích. Cả 3 yếu tố giá trị DE của tá dược maltodextrin, % tá dược maltodextrin thêm vào và nhiệt độ khí vào trong quá trình sấy phun đều ảnh hưởng đến độ ẩm, hiệu suất sấy phun, hàm lượng mangiferin và tính hút ẩm của cao khô sấy phun lá Dó bầu. Các kết quả nghiên cứu có thể đóng góp các cơ sở dữ liệu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cao khô sấy phun lá Dó bầu và các sản phẩm liên quan. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 697 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cai YZ, Corke H (2000), “Production and properties of Spray-dried Amaranthus Betacyanin pigments”, J Food Sci, 65(6), pp.1248-52. 2. Caliskan G, Nur Dirim S (2013), “The effect of the different drying conditions and the amounts of maltodextrin addition during spray drying of sumac extract”, Food Bioprod Process, pp.1-10. 3. Goula AM, Adamopoulos KG, Kazakis NA (2004), “Influence of spray drying conditions on tomato powder properties”, Drying Technol, 22, pp.1129-51. 4. Goula AM, Adamopulos KG (2005), “Spray drying of tomato pulp in dehumidified air: 2. The effect on powder properties”, J Food Eng, 66, pp.35-42. 5. Helen LYS, Rahim AA, Saad B, Saleh MI, Bothi Raja P (2014), “Aquilaria crassna leaves extracts-a green corrosion inhibitor for mild steel in 1 M HCl medium”, Int J Electrochem Sci, 9, pp.830-46. 6. Karaaslan I, Dalgic A (2012), “Spray drying of liquorice (Glycyrrhiza glabra) extract”, J Food Sci Technol, pp.xxx. 7. Papadakis SE, Gardeli C, Tzia C (2006), “Spray drying of raisin juice concentrate”, Drying Technol, 24, pp.173–180. 8. Singh VK, Mandhyan BL, Pandey S, Singh RB (2013), “Process Development for spray drying of ber (Ziziphus jujube L.) juice”, Am J Food Tech, 8(3), pp.183-191. 9. Telang M, Dhulap S, Mandhare A, Hirwani R (2013), “Review: Therapeutic and cosmetic applications of mangiferin: a patent review”, Expert opin Ther Patents, 23(12), pp.1561-80. 10. Woo MW, Mujumdar AS, Daun WRW (2013), “Spray drying technology”, pp. 36-124. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_nhiet_do_va_ta_duoc_tren_tinh_chat_cao_kho_say.pdf
Tài liệu liên quan