Tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến những biến đổi sinh lý, sinh hóa của thanh long ruột đỏ (hylocereus polyrhizus) trong quá trình bảo quản sau thu hoạch: 106
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh long ruột đỏ là loại quả được sử dụng khá
phổ biến với người tiêu dùng ở Việt Nam và thế giới.
Thanh long ruột đỏ có chứa lycopen với hàm lượng
trung bình 3,4 µg/100 g phần ăn được, đây là một
chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể chống ung thư,
bệnh tim mạch và làm giảm huyết áp (Charoensiri et
al., 2009). Thanh long là một loại trái cây ngon, bổ
dưỡng có giá trị xuất khẩu cao đang được thị trường
ở nhiều nước ưa chuộng: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan,
Singapore... Tuy nhiên, quả thanh long sau thu hoạch
hiện nay ở nước ta có thời gian bảo quản ngắn, gây
khó khăn cho công tác vận chuyển, phân phối và tiêu
thụ. Phương pháp thường được sử dụng để kéo dài
thời hạn bảo quản, duy trì chất lượng thanh long là
bảo quản ở nhiệt độ thấp. Nhiệt độ môi trường bảo
quản thấp có tác dụng ức chế các biến đổi sinh lý,
sinh hóa xảy ra trong thanh long và kìm hãm sự sinh
trưởng phát triển...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến những biến đổi sinh lý, sinh hóa của thanh long ruột đỏ (hylocereus polyrhizus) trong quá trình bảo quản sau thu hoạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
106
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh long ruột đỏ là loại quả được sử dụng khá
phổ biến với người tiêu dùng ở Việt Nam và thế giới.
Thanh long ruột đỏ có chứa lycopen với hàm lượng
trung bình 3,4 µg/100 g phần ăn được, đây là một
chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể chống ung thư,
bệnh tim mạch và làm giảm huyết áp (Charoensiri et
al., 2009). Thanh long là một loại trái cây ngon, bổ
dưỡng có giá trị xuất khẩu cao đang được thị trường
ở nhiều nước ưa chuộng: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan,
Singapore... Tuy nhiên, quả thanh long sau thu hoạch
hiện nay ở nước ta có thời gian bảo quản ngắn, gây
khó khăn cho công tác vận chuyển, phân phối và tiêu
thụ. Phương pháp thường được sử dụng để kéo dài
thời hạn bảo quản, duy trì chất lượng thanh long là
bảo quản ở nhiệt độ thấp. Nhiệt độ môi trường bảo
quản thấp có tác dụng ức chế các biến đổi sinh lý,
sinh hóa xảy ra trong thanh long và kìm hãm sự sinh
trưởng phát triển của vi sinh vật. Vì vậy, thời gian
bảo quản sau thu hoạch có thể kéo dài. Trên thế giới
hiện nay, đã có một số nghiên cứu bảo quản nhiệt độ
thấp được áp dụng trên đối tượng thanh long như
các nghiên cứu của Nerd và cộng tác viên (1999),
Lau và cộng tác viên (2007), Freitas và cộng tác viên
(2013). Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu được
công bố về bảo quản thanh long ruột trắng ở nhiệt
độ thấp của Lê Văn Tố và cộng tác viên (2002), Trần
Thị Việt Hà và cộng tác viên (2006), Nguyễn Tiến
Khương (2011). Đối với thanh long ruột đỏ hiện nay,
các nghiên cứu về bảo quản ở nhiệt độ thấp còn hạn
chế. Chính vì vậy, việc xác định được nhiệt độ bảo
quản thích hợp nhằm ức chế các biến đổi sinh lý,
sinh hóa và kéo dài thời gian bảo quản thanh long
ruột đỏ là nội dung bài báo cần đạt được.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Quả thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus)
sử dụng làm nguyên liệu là giống thanh long được
trồng tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Thanh
long được thu hoạch sau 27 - 29 ngày nở hoa (Nguyễn
Nhật Minh Phương và Hà Thanh Toàn, 2006).
- Chlorine (Ca(ClO)2) có xuất xứ từ Nhật Bản có
hoạt tính 70%.
- Bao bì bao gói trong bảo quản thanh long là loại
LDPE có chiều dày 25 µm, kích thước 28 ˟ 24 cm.
Được mua từ công ty TNHH Mosuco (Việt Nam).
- Thùng carton được cung cấp bởi công ty TNHH
Cẩm Giang (Việt Nam), kích thước thùng carton:
50 ˟ 58 ˟ 28 cm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích
Cường độ hô hấp được xác định theo phương
pháp đo kín, sử dụng máy ICA 250 (Anh) để đo
lượng CO2 (Nguyễn Văn Toản, 2011).
Hàm lượng acid tổng số được xác định theo
TCVN 4589-1988.
Tỷ lệ hư hỏng được xác định theo phương pháp
của Ding và cộng tác viên (2006), bằng cách chia
nguyên liệu trong quá trình bảo quản thành 4 cấp độ
hư hỏng dựa vào diện tích vùng hư hỏng trên quả:
0 - quả hoàn toàn không hư hỏng, 1 - diện tích hư
hỏng dưới 1/4, 2 - diện tích hư hỏng từ 1/4 đến 1/2,
3 - diện tích hư hỏng từ 1/2 đến 3/4. Tỷ lệ hư hỏng
được tính theo công thức:
1 Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế; 2 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ THẤP ĐẾN NHỮNG BIẾN ĐỔI
SINH LÝ, SINH HÓA CỦA THANH LONG RUỘT ĐỎ (Hylocereus polyrhizus)
TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH
Nguyễn Văn Toản1, Trần Anh Tuấn2
TÓM TẮT
Trong bài báo này tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ thấp khác nhau: 3 ± 10C; 5 ± 10C; 7 ± 10C; 9 ± 10C
và đối chứng (mẫu đối chứng ở nhiệt độ môi trường 25 - 30oC) đến những biến đổi sinh lý, sinh hóa xảy ra trong quá
trình bảo quản thanh long ruột đỏ. Kết quả cho thấy nhiệt độ bảo quản ở 3 ± 10C gây nên hiện tượng tổn thương
lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất nhằm kéo dài thời hạn tồn trữ thanh long ruột đỏ sau thu hoạch cũng được xác định
là: 5 ± 10C. Nghiên cứu cũng cho thấy mẫu ở nhiệt độ 5 ± 10C đã kéo dài thời gian bảo quản lên 24 ngày so với mẫu
đối chứng (ĐC) chỉ bảo quản được trong 9 ngày. Ngoài ra, các thông số về chất lượng của quả thanh long ruột đỏ ở
điều kiện bảo quản (5 ± 10C; φkk= 85 - 90%, 24 ngày) cũng được xác định: Cường độ hô hấp: 10,07 (ml CO2.kg-1.h-1);
màu sắc thịt quả theo góc màu (Ho): 24,780; độ cứng: 9,18 (N); hàm lượng acid tổng số: 0,247(%); hao hụt khối lượng:
2,83% và tỷ lệ hư hỏng: 4,1%.
Từ khóa: Thanh long ruột đỏ, sự biến đổi sinh lý, sinh hóa, bảo quản sau thu hoạch, nhiệt độ thấp
107
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
(1 ˟ N1+2 ˟ N2+3 ˟ N3) ˟ 100
(3 ˟ N)
Trong đó, N là tổng số quả; N1, N2, N3 tương ứng là
số quả bị hư hỏng theo các cấp độ 1, 2, 3.
Xác định hao hụt khối lượng tự nhiên bằng
phương pháp cân (sử dụng cân kỹ thuật Sartorius
- Đức).
Độ cứng của củ được xác định bằng thiết bị đo
độ cứng Shimpo của Mỹ, đơn vị đo N (Barker, 2002).
Màu sắc của vỏ quả và thịt quả được xác định
bằng thiết bị đo cường độ màu NF333-Nippon
Densoku do Nhật Bản sản xuất (Barker, 2002).
2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành theo sơ đồ sau: Quả
thanh long ruột đỏ → Thu hoạch → Lựa chọn → Xử lý
sơ bộ bằng chlorine 100 ppm → Bao gói LDPE 25µm
→ Bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau (3 ± 10C; 5 ±
10C; 7 ± 10C; 9 ± 10C) và mẫu đối chứng ở nhiệt độ
môi trường 25 - 30oC; φkk= 85 - 90%). Thí nghiệm
được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi thí nghiệm
được thực hiện với 3 lần lặp, mỗi mẫu có khối lượng
30 quả. Tiến hành phân tích các chỉ tiêu chất lượng
cũng như tỷ lệ hư hỏng và hao hụt khối lượng của
các mẫu với tần suất 3 ngày/lần. Quá trình theo dõi
kết thúc khi mẫu hư hỏng với tỷ lệ 10%.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả thí
nghiệm được phân tích phương sai ANOVA và kiểm
định LSD (5%) để so sánh sự khác biệt trung bình
giữa các nghiệm thức. Các phân tích thống kê được
xử lý trên phần mềm IBM SPSS 20.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2/2014 đến
tháng 6/2016. Quả thanh long sau thu hái được vận
chuyển ngay về phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn
Công nghệ Sau thu hoạch (thời gian vận chuyển
không nên vượt quá 24 giờ), Khoa Cơ khí - Công
nghệ, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế để
xử lý và bảo quản.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến
mức độ tổn thương lạnh trong bảo quản thanh
long ruột đỏ
Hiện tượng tổn thương lạnh thường xảy ra đối
với các loại quả bảo quản lạnh. Tổn thương lạnh
sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời
gian bảo quản. Qua quá trình nghiên cứu nhận thấy:
Các mẫu thanh long ruột đỏ bảo quản ở nhiệt độ
thấp (3 ± 10C; 5 ± 10C; 7 ± 10C; 9 ± 10C ) sau 6 ngày
bảo quản chưa thấy xuất hiện các triệu chứng tổn
thương lạnh. Tuy nhiên, vào ngày bảo quản thứ 12,
mẫu bảo quản ở 3 ± 10C bắt đầu có những biểu hiện
tổn thương lạnh (hình 1) và triệu chứng tăng dần
theo thời gian cho đến ngày kết thúc quá trình bảo
quản. Tại ngày bảo quản thứ 18, quan sát mẫu thanh
long bảo quản 3 ± 10C cho thấy; toàn bộ phần thịt
quả đều chuyển sang màu nâu đen và bị mềm nhũn
(hình 1). Những triệu chứng này không được phát
hiện trên thanh long ruột đỏ bảo quản ở 5 ± 10C;
7 ± 10C; 9 ± 10C. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho
thấy thanh long ruột đỏ bảo quản ở nhiệt độ 3 ± 10C
bị tổn thương lạnh sau 12 ngày bảo quản và không
xuất hiện triệu chứng tổn thương lạnh trên các mẫu
bảo quản ở nhiệt độ còn lại. Kết quả thực nghiệm
này có sự sai khác so với công bố của Nerd và cộng
tác viên (1999) khi khảo sát ảnh hưởng của nhiệt
độ bảo quản ở 60C đến triệu chứng tổn thương lạnh
trên thanh long ruột đỏ và ruột trắng tại Israel; kết
quả công bố đã chỉ ra rằng, sau 14 ngày bảo quản
mới xuất hiện triệu chứng tổn thương lạnh. Như
vậy, kết quả về mức độ tổn thương lạnh trong các
nghiên cứu khác nhau là không giống nhau. Điều
này có thể giải thích là do sự khác nhau về giống, thổ
nhưỡng đất đai, điều kiện chăm sóc và độ chín thu
hoạch khác nhau dẫn đến mức độ nhạy cảm với tổn
thương lạnh cũng không giống nhau.
Hình 1. Mẫu 3 ± 10C sau 12 ngày bảo quản (trái)
và sau 18 ngày bảo quản (phải)
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự
biến đổi góc màu của vỏ và thịt quả thanh long
trong quá trình bảo quản sau thu hoạch
Màu sắc là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng đến
khả năng tiêu thụ quả thanh long sau bảo quản. Sự
già hóa của quả trong thời gian bảo quản có thể góp
phần làm cho quả chuyển màu nhanh chóng. Quan
sát hình 2 và hình 3 dưới đây cho thấy: Góc màu của
thịt quả có xu hướng giảm dần trong quá trình bảo
quản ở tất cả các mẫu, tương ứng với màu sắc thịt
quả chuyển từ vùng đỏ tươi sang đỏ sẫm. Tuy nhiên,
góc màu của mẫu ĐC giảm nhanh nhất sau 6 ngày
bảo quản, trong khi các mẫu bảo quản ở nhiệt độ
thấp khác nhau có sự thay đổi chậm hơn. Sự gia tăng
về mức độ tổn thương lạnh trên thanh long bảo quản
ở nhiệt độ 3 ± 10C đã làm cho thịt quả bị chuyển sang
đỏ sẫm sau 12 ngày bảo quản và thịt quả bắt đầu xuất
108
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
hiện các vết đen. Trong khi đó, mẫu thanh long bảo
quản ở nhiệt độ 5 ± 10C và 7 ± 10C đã hạn chế sự biến
đổi màu khá tốt. Tuy nhiên, mẫu ĐC có sự thay đổi
góc màu với tốc độ giảm nhanh và bắt đầu xuất hiện
các dấu hiệu hư hỏng vào ngày bảo quản thứ 9. Như
vậy, bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giữ được màu
sắc của vỏ và thịt quả thanh long tốt hơn so với mẫu
ĐC. Trong đó, mẫu bảo quản ở 5 ± 10C kìm hãm tốt
nhất sự thay đổi màu sắc của vỏ và thịt quả. Theo
công bố của tác giả Nerd và cộng tác viên (1999) đã
chỉ ra rằng: Bảo quản thanh long ở nhiệt độ thấp đã
có tác dụng làm chậm tốc độ biến đổi màu của quả
so với bảo quản ở nhiệt độ môi trường (25 - 30oC).
Kết quả thực nghiệm hoàn toàn không mâu thuẫn
với công bố này.
Hình 2. Sự thay đổi góc màu của vỏ quả theo thời gian
ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau
Hình 3. Sự thay đổi góc màu của thịt quả
theo thời gian ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau
3.3. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự
biến đổi cường độ hô hấp quả thanh long trong
quá trình bảo quản sau thu hoạch
Kết quả thực nghiệm thu được khi khảo sát sự
biến thiên của cường độ hô hấp của quả thanh long
ruột đỏ được thể hiện ở hình 4 cho thấy: Cường độ
hô hấp của nguyên liệu trước khi đưa vào bảo quản
có giá trị 10,07 (ml CO2.kg-1.h-1), sau đó có xu hướng
giảm xuống vào ngày bảo quản thứ 3 và mức độ
giảm còn tùy thuộc vào nhiệt độ tồn trữ khác nhau.
Sau ngày bảo quản thứ 3, cường độ hô hấp của các
mẫu tăng trở lại và mức độ biến đổi khác nhau tùy
thuộc vào nhiệt độ bảo quản. Mẫu ĐC có cường độ
hô hấp tăng nhanh hơn các mẫu còn lại và đạt giá trị
cực đại là 10,64 (ml CO2.kg-1.h-1) vào ngày bảo quản
thứ 6. Sau ngày bảo quản thứ 9, cường độ hô hấp
ở tất cả các mẫu bảo quản ở nhiệt độ thấp bắt đầu
tăng nhanh. Các giá trị thực nghiệm thu được như
sau: mẫu bảo quản ở nhiệt độ 3 ± 10C có cường độ
hô hấp tạo đỉnh với giá trị cực đại là 4,31 (ml CO2.
kg-1.h-1) sau 12 ngày bảo quản. Tương tự, mẫu bảo
quản ở 5 ± 10C cho thấy cường độ hô hấp đạt giá trị
lớn nhất 4,22 (ml CO2.kg-1.h-1) vào ngày bảo quản
thứ 24. Mẫu bảo quản ở 7 ± 10C có giá trị cao nhất về
cường độ hô hấp (4,73 ml CO2.kg-1.h-1) sau 21 ngày
bảo quản. Mẫu ở 9 ± 10C có cường độ hô hấp tạo
đỉnh sau 18 ngày bảo quản với giá trị xác định được
5,43 (ml CO2.kg-1.h-1). Tóm lại, quả thanh long ruột
đỏ sau thu hoạch bảo quản ở nhiệt độ thấp có hàm
lượng CO2 sản sinh ra thấp hơn nhiều so với mẫu
ĐC. Trong đó, mẫu bảo quản ở 5 ± 10C có thời điểm
cường độ hô hấp tạo đỉnh muộn nhất vào ngày bảo
quản thứ 24. Kết quả thực nghiệm này hoàn toàn
phù hợp với kết quả đã công bố của tác giả Freitas
và cộng tác viên (2013) khi nghiên cứu ảnh hưởng
của nhiệt độ thấp đến thời hạn bảo quản quả thanh
long ruột trắng.
Hình 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự biến
thiên cường độ hô hấp của quả thanh long ruột đỏ
trong quá trong bảo quản
3.4. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự
biến đổi độ cứng quả thanh long trong quá trình
bảo quản sau thu hoạch
Mức độ thay đổi độ cứng quả và thịt quả thanh
long ruột đỏ trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ
thấp được biểu hiện qua hình 5 và 6.
Kết quả thực nghiệm thu được từ hình hình 5 và
hình 6 cho thấy: Độ cứng của quả và thịt quả thanh
long bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau có xu hướng
giảm dần theo thời gian bảo quản. Nguyên nhân
của việc giảm độ cứng vỏ quả và thịt quả có thể giải
thích như sau: Trong quá trình chín sau thu hoạch
của quả thanh long, do hoạt động của các enzyme
protopectinase, amylase đã chuyển hóa protopectin
109
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
(không hòa tan) trong thành tế bào tạo thành các
pectin (hòa tan) và tinh bột trong thịt quả được thủy
phân thành đường (Quách Đĩnh và ctv., 1996). Vì
vậy, độ cứng của thịt và vỏ quả giảm là điều dễ nhận
thấy. Trái lại, sự giảm độ cứng của quả và thịt quả
thanh long bị tổn thương lạnh khi bảo quản ở nhiệt
độ 3 ± 10C lại là kết quả của sự trương nước trong tế
bào (Wang, 1989). So với mẫu ĐC, các mẫu thanh
long bảo quản ở nhiệt độ 5 ± 10C; 7 ± 10C; 9 ± 10C
đã hạn chế sự thay đổi độ cứng tốt hơn. Tuy nhiên,
sự biến động vẫn khác nhau ở các mẫu bảo quản ở
nhiệt độ thấp. Trong đó, mẫu bảo quản ở 5 ± 10C có
độ cứng duy trì đến ngày bảo quản thứ 24; mẫu 7 ±
10C; 9 ± 10C có tốc độ giảm độ cứng được kéo dài
đến ngày bảo quản thứ 21 và ngày bảo quản thứ 18.
Kết quả thực nghiệm không mâu thuẫn với công bố
của Lê Văn Tố và cộng tác viên (2002) khi đánh giá
hiệu quả tác động của nhiệt độ thấp đến quá trình
sinh lý và sinh hóa trên quả thanh long ruột trắng
theo thời gian bảo quản và đã cho thấy; thanh long
ruột trắng được lưu trữ trong ở 50C duy trì độ cứng
tốt hơn mẫu bảo quản ở 200C.
Hình 5. Sự thay đổi độ cứng của vỏ quả thanh long
khi bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau
Hình 6. Sự thay đổi độ cứng thịt quả thanh long
khi bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau
3.5. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự
biến đổi hàm lượng acid tổng số quả thanh long
trong quá trình bảo quản sau thu hoạch
Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến hàm
lượng acid tổng số trong quá trình bảo quản được
thể hiện ở hình 7 cho ta thấy: Hàm lượng acid tổng
số của tất cả các mẫu bảo quản ở nhiệt độ thấp khác
nhau và mẫu ĐC đều giảm trong suốt quá trình theo
dõi. Sau 6 ngày bảo quản, hàm lượng acid tổng số của
các mẫu có sự thay đổi giảm rất nhanh và đặc biệt ở
giai đoạn cuối quá trình bảo quản. Điều này được giải
thích như sau: Acid hữu cơ là cơ chất quan trọng của
quá trình hô hấp, trao đổi chất và sinh năng lượng
(Rodríguez et al., 2005). Ngoài ra, các acid hữu cơ
còn tham gia vào quá trình decarboxyl hóa (Marin
et al., 2009) nên hàm lượng acid tổng số giảm dần là
điều dễ nhận thấy. Kết quả thực nghiệm trên hình 5
cho thấy: Mẫu ĐC hàm lượng acid tổng số giảm chỉ
còn 0,162 % vào ngày bảo quản thứ 9. Trong khi đó,
mẫu bảo quản ở nhiệt độ 5 ± 10C có hàm lượng acid
tổng số duy trì đạt giá trị cao vào ngày bảo quản thứ
24 với giá trị xác định được (0,227%). Kết quả thực
nghiệm này hoàn toàn không mâu thuẫn với công
bố của tác Freitas và cộng tác viên (2013) khi nghiên
cứu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp kết hợp bao gói
đến chất lượng của thanh long ruột trắng trong quá
trình bảo quản.
Hình 7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến
sự biến thiên hàm lượng acid tổng số
của thanh long trong thời gian bảo quản
3.6. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự
biến đổi hao hụt khối lượng của quả thanh long
trong quá trình bảo quản sau thu hoạch
Sự biến thiên hao hụt khối lượng của quả thanh
long theo thời gian bảo quản được thể hiện ở hình 8.
Hình 8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hao hụt
khối lượng của quả trong thời gian bảo quản
110
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017
Kết quả thực nghiệm thu được từ hình 8 cho
thấy: Tỷ lệ hao hụt khối lượng có xu hướng tăng dần
theo thời gian bảo quản ở tất cả các mẫu. Tuy nhiên,
hao hụt khối lượng của các mẫu bảo quản ở nhiệt
độ (3 ± 10C; 5 ± 10C; 7 ± 10C; 9 ± 10C) thấp hơn
mẫu ĐC. Điều này cho thấy; bảo quản ở nhiệt độ
thấp đã kìm hãm cường độ hô hấp và hạn chế được
sự bay hơi nước tự nhiên trên bề mặt của quả. Kết
quả thực nghiệm này hoàn toàn phù hợp với công
bố của Nguyễn Nhật Minh Phương và Hà Thành
Toàn (2006) khi khảo sát hao hụt khối lượng trên
quả thanh long ruột trắng. Kết quả thực nghiệm trên
hình 6 khi xác định hao hụt khối lượng của quả vào
ngày bảo quản thứ 9 cũng cho thấy: Mẫu ĐC có tỷ lệ
hao hụt cao nhất (5,40%), các mẫu bảo quản ở (3 ±
10C; 5 ± 10C; 7 ± 10C; 9 ± 10C) có hao hụt thấp hơn
tương ứng là 2,57 %; 0,98 %; 1,18 % và 2,02%. Tóm
lại, mẫu bảo quản ở 5 ± 10C có khả năng hạn chế tốt
nhất sự hao hụt khối lượng và kéo dài thời gian bảo
quản của quả thanh long ruột đỏ đến ngày bảo quản
thứ 24.
3.7. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến tỷ
lệ hư hỏng của quả thanh long trong quá trình bảo
quản sau thu hoạch
Tỷ lệ hư hỏng thể hiện tính hiệu quả của các
phương án bảo quản. Tỷ lệ hư hỏng được theo dõi
trong quá trình bảo quản thanh long ruột đỏ sau thu
hoạch được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp
đến tỷ lệ hư hỏng của thanh long ruột đỏ
trong quá trình bảo quản sau thu hoạch
Số liệu thu được từ bảng 1 cho thấy: Mẫu bảo
quản ở nhiệt độ 3 ± 10C có tỷ lệ hư hỏng cao nhất
vào ngày bảo quản thứ 12 với giá trị xác định được
là 10,03%. Điều này có thể giải thích do hiện tượng
tổn thương lạnh gây nên. Trong khi đó, mẫu ĐC
vào ngày bảo quản thứ 9 có tỷ lệ hư hỏng 8,04%; các
mẫu (5 ± 10C; 7 ± 10C; 9 ± 10C) có tỷ lệ hư hỏng lần
lượt (4,10%; 4,82% và 5,56%) vào các ngày kết thúc
quá trình bảo quản tương ứng (24 ngày; 21 ngày và
18 ngày).
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Thanh long ruột đỏ bảo quản ở nhiệt độ 3 ± 10C
đã xuất hiện tổn thương lạnh vào ngày bảo quản
thứ 12.
- Đã xác định được nhiệt độ thích hợp nhất với
mục đích kìm hãm sự biến đổi về sinh lý, sinh hóa
đồng thời kéo dài thời hạn bảo quản thanh long ruột
đỏ sau thu hoạch là 5 ± 10C.
- Đã kéo dài được thời gian bảo quản thanh long
ruột đỏ sau thu hoạch ở điều kiện (5 ± 10C; φkk= 85 -
90%) lên đến 24 ngày so với chỉ 9 ngày khi bảo quản
ở điều kiện môi trường (25 - 300C; φkk= 85 - 90%).
4.2. Đề nghị
Áp dụng kết quả thu được để tiếp tục nghiên cứu
và hoàn thiện quy trình bảo thanh long ruột đỏ sau
thu hoạch cho mục đích tiêu dùng và xuất khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quách Đĩnh, Nguyễn Vân Tiếp, Nguyễn Văn Thoa,
1996. Bảo quản và chế biến rau quả. Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.
Trần Thị Việt Hà, Nguyễn Hữu Đạt, Bùi Cách Tuyến,
Lê Đình Đôn, 2006. Ảnh hưởng của biện pháp xử lý
nhiệt lên sự phát triển của nấm Fusarium lateritium
gây đốm quả thanh long. Tạp chí Bảo vệ thực vật,
1: 13-16.
Nguyễn Tiến Khương, 2011. Hoàn thiện công nghệ sản
xuất nấm men đối kháng kết hợp với màng bao ăn
được để bảo quản quả thanh long. Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Nguyễn Nhật Minh Phương và Hà Thanh Toàn, 2006.
Khảo sát các điều kiện thích hợp cho việc tồn trữ
quả thanh long. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ,
5: 131-140.
Nguyễn Văn Toản, 2011. Điều tiết quá trình sinh tổng
hợp etylen nhằm kéo dài thời gian chín sau thu
hoạch của quả chuối tiêu. Luận án tiến sĩ kỹ thuật,
Đà Nẵng.
Tiêu chuẩn Quốc gia, 1988. TCVN 4589-1988. Phương
pháp xác định acid tổng số.
Mẫu bảo
quản
Thời gian bảo
quản (ngày)
Tỷ lệ quả hư
hỏng (%)
3 ± 10C
12 10,03
15 11,04
18 12,52
5 ± 10C
24 4,10
27 5,94
30 8,56
7 ± 10C
21 4,82
24 7,14
27 9,5
9 ± 10C
18 5,56
21 7,82
24 11,08
ĐC
6 7,48
9 8,04
12 9,21
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 133_0724_2153180.pdf