Tài liệu Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến sinh trưởng, sắc tố quang hợp và hoạt độ enzym catalase ở cây lan Mokara: Nguyễn Thị Thu Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 113 - 117
113
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, SẮC TỐ
QUANG HỢP VÀ HOẠT ĐỘ ENZYM CATALASE Ở CÂY LAN MOKARA
Nguyễn Thị Thu Đông1, Phạm Thị Nụ1, Hà Đăng Chiến1,
La Việt Hồng1, Cao Phi Bằng2, Nguyễn Văn Đính1*
1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2Trường Đại học Hùng Vương
TÓM TẮT
Mokara là một trong những loại hoa lan cắt cành quan trọng của nhiều nước như Việt Nam,
Singapo, Indonesia, Thái Lan Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của 6 loại phân bón qua lá khác
nhau tới sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý của cây lan mokara đã được khảo sát. Kết quả
nghiên cứu cho thấy phân bón Growmore: 30-10-10 (CT 2) là thích hợp hơn cho hầu hết các chỉ
tiêu sinh trưởng và sinh lý như chiều dài lá, chiều rộng lá và chiều cao cây cũng như hàm lượng
diệp lục, trong khi phân bón Đầu trâu N-P-K:10-30-20 (CT 4) thích hợp hơn cho sự hình thành lá
mới khi so sánh với các loại phân khác. Ngược lại, hàm lư...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến sinh trưởng, sắc tố quang hợp và hoạt độ enzym catalase ở cây lan Mokara, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thu Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 113 - 117
113
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, SẮC TỐ
QUANG HỢP VÀ HOẠT ĐỘ ENZYM CATALASE Ở CÂY LAN MOKARA
Nguyễn Thị Thu Đông1, Phạm Thị Nụ1, Hà Đăng Chiến1,
La Việt Hồng1, Cao Phi Bằng2, Nguyễn Văn Đính1*
1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2Trường Đại học Hùng Vương
TÓM TẮT
Mokara là một trong những loại hoa lan cắt cành quan trọng của nhiều nước như Việt Nam,
Singapo, Indonesia, Thái Lan Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của 6 loại phân bón qua lá khác
nhau tới sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý của cây lan mokara đã được khảo sát. Kết quả
nghiên cứu cho thấy phân bón Growmore: 30-10-10 (CT 2) là thích hợp hơn cho hầu hết các chỉ
tiêu sinh trưởng và sinh lý như chiều dài lá, chiều rộng lá và chiều cao cây cũng như hàm lượng
diệp lục, trong khi phân bón Đầu trâu N-P-K:10-30-20 (CT 4) thích hợp hơn cho sự hình thành lá
mới khi so sánh với các loại phân khác. Ngược lại, hàm lượng carotenoit không khác nhau giữa
các công thức phân bón khác nhau. Cây ở các công thức (CT 3: Đầu trâu 30-15-10; CT 4: Đầu trâu
10-30-20; CT 5: Growmore có biến đổi 10-30-30; và CT 6: Growmore G 6-30-30) có hoạt độ
enzym catalase cao hơn, dao động 3,85 - 4,26 UI/g lá tươi so với hoạt độ enzym ở nhóm CT 1
(Growmore: 20-20-20) và CT 2 (Growmore: 30-10-10), dao động 2,91 - 2,93 UI/g lá tươi.
Từ khóa: catalase, diệp lục, mokara, phân bón Growmore, phân bón Đầu trâu, sinh trưởng
MỞ ĐẦU*
Mokara thường được gọi là “Lan cười - Smile
Orchid”, thuộc nhóm lan Vanda, là thể lai từ
ba loài Arachnis, Ascocentrum và Vanda.
Dạng lan Mokara lai đầu tiên là Mokara Wai
Liang (Arachnis Ishbel x Ascocenda Red
Gem) được sản xuất ở Singapo năm 1969 [5].
Hoa lan Mokara rất đa dạng về hình dạng và
có nhiều màu sắc đẹp như màu hồng, đỏ,
vàng chanh, vàng, cam, tím, trắng với mỗi
màu sắc lại có sự đa dạng tùy thuộc vào từng
giống [4].
Một trong những đặc điểm của cây hoa lan đó
là sinh trưởng rất chậm, sự hấp thụ dinh
dưỡng qua hệ rễ là không lớn. Theo Ichinose
et al. (2013) [7], việc sử dụng phân bón nhả
chậm có thể sẽ cho hiệu quả tốt. Ngoài ra,
phun phân bón lá cũng là một giải pháp rất
phổ biến trong trồng lan, nhằm cung cấp dinh
dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển, đặc
biệt là ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một
số dạng phân bón có tỷ lệ N, P, K khác nhau
để phun qua lá cây lan Mokara nhằm đánh giá
hiệu quả thúc đẩy sinh trưởng của lá, thân.
*
Tel: 0977 490482, Email: nguyenvandinhsp2@gmail.com
Cũng như xem xét ảnh hưởng của phân bón
qua lá đến hàm lượng diệp lục, carotenoit và
hoạt độ enzym catalase.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
- Thực vật: Cây giống lan Mokara 3 - 4 tháng
tuổi (giống đỏ quặt) do Trung tâm Công nghệ
Sinh học TP Hồ Chí Minh cung cấp.
- Phân bón qua lá: Phân Growmore (Chi
nhánh Công ty TNHH Grow More, Việt
Nam) gồm các loại 20-20-20, 30-10-10, 6-30-
30, chế phẩm Growmore có biến đổi: 10-30-
30 và phân bón Đầu trâu (Công ty cổ phần
phân bón Bình Điền, Việt Nam) gồm 30-15-
10, 10-30-20.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu hoàn toàn
ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại gồm 6 công
thức tương ứng với 6 loại phân bón lá sau:
Growmore G: 20-20-20 (CT 1), Growmore G:
30-10-10 (CT 2), Đầu trâu ĐT: 30-15-10 (CT
3), Đầu trâu ĐT: 10-30-20 (CT 4), Growmore
G: 6-30-30 (CT 6) và Growmore có biến đổi:
10-30-30 (CT 5). Các loại phân bón lá được
pha với nước theo tỉ lệ 1 g/lít nước, phun
hàng tuần. Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
Nguyễn Thị Thu Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 113 - 117
114
được thực hiện sau 3 tháng (90 ngày xử lý).
Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh
- Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng tương đối:
Số lá mới hình thành, chiều dài lá tăng thêm
(cm), chiều rộng lá tăng thêm (cm), chiều cao
cây tăng thêm (cm) sau 90 ngày sau phun
dinh dưỡng qua lá bằng cách lấy hiệu số của
các chỉ tiêu trên ở thời điểm 90 ngày với ở
thời điểm bắt đầu xử lý phân bón lá.
- Xác định hàm lượng diệp lục a, diệp lục b,
diệp lục tổng số, hàm lượng carotenoit sử
dụng axeton tinh khiết làm dung môi theo mô
tả của Nguyễn Văn Mã và cộng sự (2013) [3].
- Xác định hoạt độ enzym catalase trong lá
bằng phương pháp chuẩn độ theo mô tả của
Nguyễn Văn Mã và cộng sự (2013) [3].
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê trên Excel 2010.
Sự khác biệt giữa các giá trị trung bình được
kiểm tra bằng Test Duncan ở α=0,05 [3].
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng của lá và thân cây lan Mokara
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của 6 loại
phân bón lá đã được xử lý trên cây lan
Mokara được thể hiện ở bảng 1 và hình 1.
Bảng 1. Kết quả gia tăng các chỉ tiêu sinh trưởng của lá cây Mokara (sau 90 ngày theo dõi)
Công
thức
Loại phân bón
qua lá
Số lượng lá mới
(số lá trung
bình/cây)
Chiều dài lá
tăng thêm (cm)
Chiều rộng lá
tăng thêm (cm)
Chiều cao cây
tăng thêm (cm)
CT 1 G: 20-20-20 1,00 ± 0,00
c
9,80 ± 0,54
cd
0,33 ± 0,05
c
18,18 ± 1,26
b
CT 2 G: 30-10-10 1,50 ± 0,53
abc
14,88 ± 1,38
a
0,50 ± 0,08
a
21,00 ± 0,91
a
CT 3 ĐT: 30-15-10 1,25 ± 0,50bc 12,38 ± 2,02b 0,48 ± 0,10ab 15,00 ± 0,87c
CT 4 ĐT: 10-30-20 2,00 ± 0,00a 8,25 ± 1,44d 0,35 ± 0,10bc 14,38 ± 0,25cd
CT 5 G: 10-30-30 1,50 ± 0,58
abc
11,23 ± 0,68
bc
0,35 ± 0,07
bc
13,28 ± 0,53
d
CT 6 G: 6-30-30 1,75 ± 0,50
ab
10,13 ± 0,65
c
0,33 ± 0,06
bc
14,20 ± 0,98
cd
Giá trị thể hiện trong bảng là trung bình của 3 lần nhắc lại và độ lệch chuẩn. Trong cùng một cột, ký
tự theo sau khác nhau thể hiện sự sai khác ở α=0,05.
Hình 1. Kết quả ảnh hưởng của dinh dưỡng qua lá đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của lá và thân cây lan
Mokara. a, b, c, d, e, f: tương ứng với các công thức 1, 2, 3, 4, 5, 6
Nguyễn Thị Thu Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 113 - 117
115
Phân tích kết quả cho thấy loại phân bón qua lá
có ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu sinh
trưởng của lá lan Mokara, cụ thể: CT 4 có ảnh
hưởng tốt nhất đến chỉ tiêu số lá mới sau 90
ngày xử lý cho số lá mới hình thành đạt 2,00
trong khi đó ở CT 1 cho chỉ tiêu này thấp
nhất, chỉ đạt 1,00 lá mới/cây. Xử lý bằng dinh
dưỡng ở CT 2 cho chỉ tiêu chiều dài và chiều
rộng lá tăng thêm là tốt nhất so với các CT
còn lại, tương ứng là 14,88 (cm) và 0,50 (cm).
Trong khi đó, chiều dài lá thấp nhất ở CT 4,
chỉ đạt 8,25 (cm), còn chiều rộng lá thấp nhất
ở CT 1. Về chiều cao cây tăng thêm cũng chịu
ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá, dao
động từ 13,28 (cm) ở CT 5 đến 21,00 (cm) ở
CT 2. Như vậy, phân bón Growmore với tỉ lệ
N-P-K:30-10-10 có thể thích hợp cho sinh
trưởng chiều dài, chiều rộng lá và chiều cao
cây, trong khi phân bón Đầu trâu với tỷ lệ N-
P-K:10-30-20 có thể thích hợp cho sự hình
thành lá mới. Kết quả nghiên cứu này khẳng
định kết quả nghiên cứu của Wang (1996) [9]
trên đối tượng lan hồ điệp. Wang đã nghiên cứu
ảnh hưởng của 6 loại phân bón qua lá với tỷ lệ
N, P, K khác nhau đã cho thấy nồng độ các loại
phân bón khác nhau ít ảnh hưởng đến sinh
trưởng sinh dưỡng của cây lan hồ điệp, tuy
nhiên có ảnh hưởng nhỏ tới sự mở rộng của lá.
Riêng phân bón với tỷ lệ N-P-K:10-13.1-16.6
hoặc 15-8.7-20.8 (hàm lượng nitơ không quá
cao so với phospho và kali) có ảnh hưởng làm
tăng số lá trên cây. Trong khi đó, nghiên cứu
khác của Vũ Ngọc Lan và cộng sự (2011) [2]
lại cho thấy phân Growmore với tỷ lệ N-P-
K:20-20-20 có tác động tăng số lá mạnh hơn so
với phân Đầu trâu có tỷ lệ N-P-K:17-21-21.
Ảnh hưởng của phân bón lá đến hàm lượng
diệp lục và carotenoit trong lá cây lan Mokara
Quang hợp và trao đổi nitơ là các hoạt động
sinh lý chính ở thực vật. Trong đó, diệp lục và
carotenoit là các sắc tố chủ yếu tham gia quá
trình hấp thu ánh sáng trong quang hợp [1].
Ảnh hưởng của hàm lượng sắc tố trong mô lá
lan Mokara dưới ảnh hưởng của các loại phân
bón được trình bày trong bảng 2. Kết quả
nghiên cứu này cho thấy phân bón Growmore
N-P-K: 30-10-10 (CT 2) làm tăng hàm lượng
diệp lục a, diệp lục b và diệp lục tổng số
(a+b) trong lá cao hơn so với các loại phân
bón khác (tương ứng với CT 1, CT 3, CT 4,
CT 5 và CT 6). Hàm lượng các loại diệp lục
này ở lá cây trong công thức CT2 đạt lần lượt
là 0,411; 0,200 và 0,612 (mg/gam lá tươi).
Ngoài ra, kết quả bảng 2 cũng cho thấy, các
loại phân bón qua lá không ảnh hưởng tới
hàm lượng carotenoit. Kết quả này có thể do
trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, cây
lan Mokara cần nhiều dinh dưỡng đặc biệt là
nitơ, là nguyên tố quan trọng liên quan đến
diệp lục trong lá cây. Kết quả này phù hợp
với thí nghiệm trên cây ngô (Zea mays L.) khi
phân bón nitơ có ảnh hưởng đến hàm lượng
diệp lục trong lá [6].
Bảng 2. Kết quả ảnh hưởng của dinh dưỡng tới hàm lượng diệp lục và carotenoit trong lá cây Mokara
(sau 90 ngày theo dõi)
Công
thức
Loại phân bón
qua lá
Dla
(mg/g lá tươi)
Dlb
(mg/g lá tươi)
Dla+b
(mg/g lá tươi)
Carotenoit
(mg/g lá tươi)
CT 1 G: 20-20-20 0,356 ± 0,018
b
0,187 ± 0,009
ab
0,545 ± 0,024
b
0,089 ± 0,002
a
CT 2 G: 30-10-10 0,411 ± 0,004
a
0,200 ± 0,007
a
0,612 ± 0,009
a
0,088 ± 0,012
a
CT 3 ĐT: 30-15-10 0,349 ± 0,032b 0,168 ± 0,019b 0,518 ± 0,051bc 0,092 ± 0,009a
CT 4 ĐT: 10-30-20 0,347 ± 0,019b 0,172 ± 0,013b 0,520 ± 0,032bc 0,092 ± 0,008a
CT 5 Gct 10-30-30 0,353 ± 0,023
b
0,167 ± 0,019
b
0,521 ± 0,037
bc
0,093 ± 0,004
a
CT 6 G: 6-30-30 0,323 ± 0,016
b
0,160 ± 0,002
c
0,484 ± 0,014
c
0,085 ± 0,002
a
Giá trị thể hiện trong bảng là trung bình của 3 lần nhắc lại và độ lệch chuẩn. Trong cùng một cột, ký
tự theo sau khác nhau thể hiện sự sai khác ở α=0,05.
Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến hoạt độ enzym catalase trong lá cây lan Mokara
Trong nghiên cứu này, ở các công thức phân bón (CT 3, CT 4, CT 5 và CT 6), hoạt độ enzym
catalase trong lá cây cao hơn (dao động 3,85 - 4,26 UI/g lá tươi) so với ở nhóm CT 1 và CT 2
Nguyễn Thị Thu Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 113 - 117
116
(dao động 2,91 - 2,93 UI/g lá tươi) (hình 2). Trong các loại phân bón Growmore, hàm lượng nitơ
thấp hơn so với hàm lượng phospho và kali tác động làm tăng hoạt độ catatalase trong lá lan
Mokara so với hàm lượng nitơ cao. Tuy nhiên, không quan sát thấy hiệu ứng này đối với phân
bón Đầu trâu. Trong một số nghiên cứu trước đây, hoạt độ catalase ít phụ thuộc vào hàm lượng
nitơ, mà thường chịu ảnh hưởng của kali [8].
Hình 2. Kết quả ảnh hưởng của dinh dưỡng đến hoạt độ enzym catalase trong lá cây lan Mokara
CT 1 (G: 20-20-20), CT 2 (G: 30-10-10), CT 3 (ĐT: 30-15-10), CT 4 (ĐT: 10-30-20), CT 5 (G:10-30-30),
CT 6 (G: 6-30-30). Giá trị thể hiện trong đồ thị là trung bình của 3 lần nhắc lại và độ lệch chuẩn. Ký tự
trên cột khác nhau thể hiện sự sai khác ở α=0,05.
KẾT LUẬN
Bón phân qua lá trong 90 ngày, khoảng cách
bón là 7 ngày cho thấy trong số 6 công thức
phân bón, phân Growmore: 30-10-10 (CT 2)
có hiệu ứng tích cực đối với hầu hết các chỉ
tiêu sinh trưởng và hàm lượng diệp lục so với
các loại phân bón khác. Chiều dài lá, chiều
rộng lá và chiều cao cây lần lượt là 14,88
(cm), 0,50 (cm) và 21,00 (cm), hàm lượng
diệp lục a (0,411 mg/ g lá tươi), hàm lượng
diệp lục b (0,200 mg/ g lá tươi) và diệp lục
tổng số (0,612 mg/ g lá tươi), còn phân bón
Đầu trâu: 10-30-20 (CT 4) có thể thích hợp
cho sự hình thành lá mới (2,00 lá/cây). Các
công thức bón phân không ảnh hưởng đến
hàm lượng carotenoit trong lá của lan
Mokara. Hoạt độ catalase cao hơn ở các công
thức phân bón Growmore có hàm lượng kali
cao (CT 5 - G: 10-30-30 và CT6 - G: 6-30-30)
nhưng không khác nhau ở các công thức phân
bón Đầu trâu.
Lời cảm ơn: Đề tài này được tài trợ kinh phí từ
Quỹ hoạt động khoa học và công nghệ của
Trường ĐHSP Hà Nội 2, Mã số: C.2018-18-07.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Như Khanh, Cao Phi Bằng (2013),
Sinh lý học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Vũ Ngọc Lan, Trần Thế Mai, Nguyễn Thị Sơn,
Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Văn Giang, Nguyễn
Thị Lý Anh (2011), “Ảnh hưởng của dinh dưỡng
qua lá đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
lan hoàng thảo thạch hộc (Dendrobium nobile
Lindl)”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9 (số
6), tr. 903-911.
3. Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân
Phong (2013), Phương pháp nghiên cứu Sinh lý học
thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Dương Hoa Xô (2011), Kỹ thuật trồng hoa lan
Mokara, Nxb Nông nghiệp
5. Arditti J., Yam T. W. (2009),
Micropropagation of Orchids, 3r
d
edition, John
Wiley & Sons.
6. Hokmalipour S., Darbandi M. H. (2011).
“Effects of nitrogen fertilizer on chlorophyll
content and other leaf indicate in three cultivars of
Nguyễn Thị Thu Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 113 - 117
117
maize (Zea mays L.)”, World Applied Sciences
Journal, 15(12), pp. 1780-1785.
7. Ichinose J. G. S., Pivetta K. F. L., Mazzini R.
B., & Faria R. T. (2013), “Growth and flowering
of Miltonia flavescens Lindl. var. stellate regel
orchid under different doses of a slow release
fertilizer”, Acta Hortic, 1000, pp. 261-267.
8. Marques D. J., Broetto F., Ferreira M. M.,
Lobato A. K. d. S., Ávila F. W. d., & Pereira F. J.
(2014), “Effect of potassium sources on the
antioxidant activity of eggplant”, Revista
Brasileira de Ciência do Solo, 38(6), pp. 1836-
1842.
9. Wang Y. T. (1996), “Effects of six fertilizers
on vegetative growth and flowering of
phalaenopsis orchids”, Scientia Horticulturae,
65(2), pp. 191-197.
SUMMARY
EFFECT OF SOME SPRAYING LEAF FERTILIZERS
ON GROWTH, PHOTOSYNTHETIC PIGMENTS
AND CATALASE ENZYME ACTIVITY OF MOKARA
Nguyen Thi Thu Dong
1
, Pham Thi Nu
1
, Ha Dang Chien
1
,
La Viet Hong
1
, Cao Phi Bang
2
, Nguyen Van Dinh
1*
1Hanoi Pedagogical University N02, 2Hung Vuong University
Mokara is one of important cutting flowers in many countries such as Vietnam, Singapore,
Indonesia, Thailand In this work, effect of six different ferrtilizers on growth some
physiological index of mokara plants was investigated. The results showed that the Growmore N-
P-K:30-10-10 (CT 2) was more favorable for most of growth and physiological indices such as
leaf size, length of shoot as well as chlorophyll contents (chlorophyll a, chlorophyllb and total
chlorophyll) while the Dau trau N-P-K: 10-30-20 was more favorable for leaf formation when
copmared to other ferrtilizers. However, the carotenods content was not different among various
ferrtilizers. The catalase activity was higher in four treatments, including CT 3, CT 4, CT 5 and CT
6 (ranging from 3.85 to 4.26 UI/g of fresh leaf), than two other treatments, CT 1 and CT 2 (ranging
from 2.91 to 2.93 UI/g of fresh leaf).
Keywords: catalase, chlorophyll, mokara, Growmore fertilizer, Dau trau ferrtilizer, growth
Ngày nhận bài: 28/8/2018; Ngày phản biện: 18/10/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018
*
Tel: 0977 490482, Email: nguyenvandinhsp2@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 232_243_1_pb_9226_2127018.pdf