Ảnh hưởng của một số phân bón bổ sung đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lúa nếp cái hoa vàng (oryza sativa l.) cấy vụ mùa năm 2015 tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Tài liệu Ảnh hưởng của một số phân bón bổ sung đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lúa nếp cái hoa vàng (oryza sativa l.) cấy vụ mùa năm 2015 tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng: 106 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHÂN BÓN BỔ SUNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG (ORYZA SATIVA L.) CẤY VỤ MÙA NĂM 2015 TẠI XÃ ĐẠI THẮNG, HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Trần Nam Trung Viện Sinh - Nông Email: trungtn@dhhp.edu.vn Lê Thị Bích Diệp Viện Sinh - Nông Email: diepltb@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 07/8/2017 Ngày PB đánh giá: 21/9/2017 Ngày duyệt đăng: 08/9/2017 TÓM TẮT Lúa nếp cái hoa vàng là một giống lúa truyền thống và nổi tiếng về chất lượng gạo của xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng. Để nâng cao năng suất, chất lượng gạo nếp cái hoa vàng, chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của loại phân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lúa nếp trong điều kiện vụ mùa năm 2015 tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng; dựa vào kết quả thí nghiệm đã chọn ra nền phân bón có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất, chất lượng cao và thích hợp với điều kiện địa phương. Từ khoá: Nếp cái hoa vàng, phâ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của một số phân bón bổ sung đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lúa nếp cái hoa vàng (oryza sativa l.) cấy vụ mùa năm 2015 tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
106 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHÂN BÓN BỔ SUNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG (ORYZA SATIVA L.) CẤY VỤ MÙA NĂM 2015 TẠI XÃ ĐẠI THẮNG, HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Trần Nam Trung Viện Sinh - Nông Email: trungtn@dhhp.edu.vn Lê Thị Bích Diệp Viện Sinh - Nông Email: diepltb@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 07/8/2017 Ngày PB đánh giá: 21/9/2017 Ngày duyệt đăng: 08/9/2017 TÓM TẮT Lúa nếp cái hoa vàng là một giống lúa truyền thống và nổi tiếng về chất lượng gạo của xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng. Để nâng cao năng suất, chất lượng gạo nếp cái hoa vàng, chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của loại phân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lúa nếp trong điều kiện vụ mùa năm 2015 tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng; dựa vào kết quả thí nghiệm đã chọn ra nền phân bón có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất, chất lượng cao và thích hợp với điều kiện địa phương. Từ khoá: Nếp cái hoa vàng, phân bón, Đại Thắng, vụ mùa THE EFFECTS OF FERTILIZER TO THE GROWTH, THE YIELD AND THE QUALITY OF THE GOLDEN FLOWER STICKY RICE (HOA VANG STICKY RICE) IN 2015 SUMMER-AUTUMN CROP AT DAI THANG COMMUNE, TIEN LANG DISTRICT, HAI PHONG CITY ABSTRACT Hoa Vang sticky rice (Oryza sativa L.) is a traditional rice variety and is famous for the quality of rice of Dai Thang commune, Tien Lang district. In an effort to improve the yield and quality of this rice variety, we conducted an assessment of the effect of fertilizer on the growth, yield and quality of it during the 2015 Summer-autumn crop at Dai Thang Commune, Tien Lang District. Based on the results of our experiments, we have chosen a fertile which supports fast growth, high productivity, high quality in Hoa Vang sticky rice and is suitable for local conditions. This article is the result of a university-level scientific research carried in 2015-2016 academic year. Keywords: Hoa vang sticky rice, fertilizer, Dai Thang, Summer-autumn crop 107 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 1. MỞ ĐẦU Diện tích gieo cấy lúa của xã Đại Thắng vào khoảng 594 ha, cấy 2 vụ/năm; trong đó vụ đông xuân cấy các giống lúa tẻ để làm lương thực cho cả năm; trong vụ mùa cấy chủ yếu giống nếp cái hoa vàng (khoảng 285 ha), với 1.000 hộ hộ dân canh tác, chiếm khoảng 95% diện tích lúa của toàn xã, với năng suất đạt từ 45-50 tạ/ha và cho thu nhập cao gấp 3- 4 lần so với các giống lúa tẻ. Theo đánh giá của người người tiêu dùng và người dân địa phương, gạo nếp cái hoa vàng được sản xuất ở xã Đại Thắng có chất lượng thơm, ngon, dẻo hơn các địa phương khác. Bên cạnh những thuận lợi thì việc sản xuất nếp cái hoa vàng vẫn có những khó khăn, bất cập như kỹ thuật canh tác còn lạc hậu: không bón lót, không sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh; sử dụng nhiều các loại phân đơn, bón phân muộn; sử dụng giống lúa phục tráng còn ít, mật độ cấy chưa phù hợp Vì vậy cần có những biện pháp kỹ thuật phù hợp áp dụng trên cây lúa nếp cái hoa vàng như: phân bón, kỹ thuật cấy, phòng trừ sâu bệnh; từ kết quả đó làm cơ sở xác định và hoàn thiện các biện pháp kĩ thuật cấy, chăm sóc phù hợp nhằm tăng năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Theo quy hoạch của ngành Nông nghiệp, xã Đại Thắng sẽ là vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển những sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao và phát triển bền vững. Đây là vùng có nhiều điều kiện để sản xuất lúa hàng hóa tập trung, phục vụ xây dựng nhãn hiệu tập thể nếp cái hoa vàng nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và địa phương. Trong bài báo này, tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu thu được về ảnh hưởng của loại phân bón bổ sung đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lúa nếp cái hoa vàng cấy vụ mùa năm 2015 tại tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Phân bón NPK Con lười (17-5-11); Phân bón NPK Đầu Trâu L1 (17,12,5); Đầu trâu L2 (15, 4, 18), Phân đạm Đầu trâu 46 A+ (46%N), Phân Kaliclorua Phú Mỹ (60% K2O), Supe lân Lâm Thao (17% P2O5); phân vi sinh Azotobacterin - Vật liệu nghiên cứu: Giống lúa nếp cái hoa vàng địa phương đã được phục tráng năm 2012 do Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư Hải Phòng cung cấp. - Địa điểm nghiên cứu: Thôn Giang Khẩu, xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng - Bố trí thí nghiệm: Ảnh hưởng của loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lúa nếp cái hoa vàng cấy vụ mùa năm 2015 tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng. Áp dụng theo 10 TCN 216-2003; Bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh, bao gồm 6 công thức thí nghiệm, mỗi công thức được bố trí 30 m2 (7,5m x 4m), 3 lần nhắc lại. Tổng diện tích ô thí nghiệm và dải bảo vệ: 600 m2. Lượng phân bón cơ bản với lượng (73,9 kg N + 84,75 kg P2O5 + 89,75 kg 108 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG K2O) tương đương (150 kg ure + 500 kg supe lân + 160 kg kaliclorua) + phân bón nền trên 1 ha. * Cấy theo kỹ thuật thông thường tại QĐ số 864/2015/QĐ-UBND ngày 04/05/2015 của UBND huyện Tiên Lãng, khoảng cách 25 cm x 20 cm, tương đương 20 khóm/m2, cấy 3- 4 dảnh/khóm: Công thức 1: Phân bón NPK Đầu trâu (L1, L2) + Nền; Công thức 2: Phân bón NPK Con lười + Nền; Công thức 3 (đ/c): Phân bón đơn N, P, K + Nền * Cấy theo kỹ thuật hàng rộng, hàng hẹp, khoảng cách (30cm +20 cm) x 20 cm, tương đương 20 khóm/m2, cấy 3- 4 dảnh/khóm; Công thức 4: Phân bón NPK Đầu trâu (L1, L2) + Nền; Công thức 5: Phân bón NPK Con lười + Nền; Công thức 6 (đ/c): Phân bón đơn N, P, K + Nền Biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm - Thời vụ cấy: vụ Mùa năm 2015 (mạ gieo từ 6/6/2015, cấy từ 12/7/2015) - Tuổi mạ: khoảng 30 – 35 ngày tuổi, cây mạ có 5 – 6 lá thật. - Bón phân: theo các công thức như sau + Công thức 1,3: ~ Bón lót: 7,6 kg Supe lân + 8 kg Đầu trâu L1 + 20 kg Azotobacterin + 15 kg vôi bột /sào Bắc Bộ; ~ Bón thúc 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh bắt đầu đẻ nhánh, với lượng 6 kg Đầu trâu L1 (ĐT L1) + 1,85 kg Kaliclorua/sào Bắc Bộ; ~ Bón thúc 2 (đón đòng): sau khi 2,0 kg Đầu trâu L2 +1,85 kg Kaliclorua /sào Bắc Bộ + Công thức 2,4: ~ Bón lót sau lần bừa cuối cùng trước khi cấy với lượng 15,5 kg Phân NPK Con lười (17-5-11) + 13,5 kg supe lân + 20 kg Azotobacterin + 15 kg vôi bột /sào Bắc Bộ; ~ Bón đón đòng: Bón thêm 2,6 kg kali clorua/sào Bắc bộ. + Công thức 3,6: ~ Lượng phân: Phân đạm urê 5,8 kg; supe lân 18 kg, kaliclorua 5,4 kg và phân nền cho 01 sào Bắc Bộ; ~ Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân vi sinh 20 kg Azotobacterin + 15 kg vôi bột +18 kg supe lân + 1,8 kg ure khi bừa cấy. Bón thúc lần 1: Bón 3,0 kg ure + 2,7 kg kali clorua khi lúa bắt đầu đẻ nhánh. Bón thúc lần 2 (nuôi đòng): 1kg ure + 2,7 kg kali clorua còn lại. +) Hệ thống chỉ tiêu theo dõi - Động thái sinh trƣởng: Ngày cấy; Ngày bén rễ hồi xanh; Ngày đẻ nhánh; Ngày đẻ nhánh rộ; Ngày đứng cái làm đòng; Ngày trỗ 10%; Ngày trỗ trên 85%; Ngày chín; Ngày chín hoàn toàn; Tổng thời gian sinh trưởng. - Đặc điểm sinh học cây lúa: Chiều cao cây cuối cùng, tổng số lá; Tổng số nhánh đẻ; số nhánh đẻ hữu hiệu, vô hiệu; - Theo dõi chỉ tiêu bông lúa: Chiều dài bông; Số gié cấp 1, 2; Số hạt/ bông; Số hạt chắc/bông; Tỷ lệ hạt lép (%); Khối lượng 1000 hạt (M1000) (g); Số bông/ khóm; Năng suất lý thuyết (tạ/sào Bắc Bộ); Năng suất thực thu: (tạ/ sào Bắc Bộ) * Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: Tổng chi: (đ/sào Bắc Bộ); Tổng thu: (đ/sào Bắc Bộ); Chênh lệch thu chi = Tổng thu – Tổng chi (đ/sào Bắc Bộ); Giá thành sản xuất 1 kg sản phẩm (đ/kg). * Chỉ tiêu sâu bệnh hại chính: áp dụng theo QCVN 01-166:2014/BNNPTNT và QCVN 01-38:2010/BNNPTNT. +) Phương pháp theo dõi: Các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi 7 ngày 1 lần: Số bông/m2: Trên mỗi ô lấy ngẫu nhiên 10 cây và tính giá trị trung bình số bông/khóm (cây), rồi nhân với mật độ của ô thí nghiệm đó, sau đó tính ra số bông/m2. Số hạt chắc/bông: đếm số hạt chắc trên 10 bông, mỗi bông đếm số hạt chắc, 109 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 hạt lép trên tất cả các bông hữu hiệu và tính giá trị trung bình; Tỷ lệ hạt lép (%) = (số hạt lép/tổng số hạt) x 100; Tỷ lệ đẻ nhánh có ích (%) = Số nhánh thành bông / Số nhánh cao nhất NSLT (tạ/ha) = Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x M1000 hạt 10.000 Các chỉ tiêu sâu, bệnh hại: Theo QCVN 01-166:2014/BNNPTNT và QCVN 01-38:2010/BNNPTNT. +) Phương pháp phân tích và xử lý số liệu bằng chương trình Exell 2010, IRRISTAT 5.0, phân tích phương sai. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hƣởng của phân bón đến thời gian các thời kỳ sinh trƣởng của lúa nếp cái hoa vàng. Bảng 1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng, phát triển của nếp cái hoa vàng ở các công thức thí nghiệm CT Ngày gieo Thời gian từ khi gieo đến(ngày) Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín 10% 85% CT1 6/6/2015 37 57 83 102 115 150 CT2 6/6 37 56 85 105 113 150 CT3(đ/c) 6/6 37 57 83 102 116 151 CT4 6/6 37 57 84 103 114 150 CT5 6/6 37 58 85 105 115 150 CT6 (ĐC) 6/6 37 57 84 104 116 151 Thời tiết vụ mùa năm 2015 tương đối thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển. Tất cả các công thức thí nghiệm đều sinh trưởng và phát triển ổn định, qua mỗi thời kỳ ở các công thức lúa đều tăng trưởng ở một thời gian nhất định không có sự chênh lệch nhiều về thời gian sinh trưởng; với thời gian sinh trưởng đến khi thu hoạch lúa từ 150 – 151 ngày. Sau cấy 5 ngày, cây lúa bắt đầu hồi xanh và sau cấy 10 ngày tất cả các công thức thí nghiệm đều bắt đầu đẻ nhánh. Sau đẻ nhánh, tùy vào mỗi công thức với từng loại phân bón và phương thức cấy mà các thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau. Tuy nhiên sự chênh lệch về thời gian sinh trưởng giữa các công thức thí nghiệm không nhiều, số ngày biến động từ 1 -2 ngày tùy từng thời kỳ. So với công thức đối chứng các công thức còn lại không có sự chênh lệch nhiều về thời gian sinh trưởng. 110 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 3.2. Ảnh hƣởng của phân bón đến đặc điểm sinh học lúa nếp cái hoa vàng ở các công thức nghiên cứu Bảng 2. Ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm sinh học lúa nếp cái hoa vàng ở các công thức thí nghiệm Công thức Chiều cao cây cuối cùng (cm) Tổng số lá (lá) Số lá tồn tại trên cây (lá) Màu sắc lá CT1 140,2 ± 0,5 14,1± 0,1 4,5± 0,05 Xanh nhạt CT2 140,3 ± 0,4 14,0± 0,1 4,2± 0,05 Xanh nhạt CT3 140,5 ± 0,5 14,2± 0,1 4,0± 0,05 Xanh nhạt CT4 139,6± 0,4 14,1± 0,1 4,6± 0,05 Xanh nhạt CT5 139,7± 0,3 14,0± 0,1 4,5± 0,05 Xanh nhạt CT6 140,0± 0,4 14,2± 0,1 4,5± 0,05 Xanh nhạt Nhận xét, đánh giá: Chiều cao cây cuối cùng của các công thức thay đổi từ 139,6 – 140,5 cm; tổng số lá thay đổi từ 14,0 – 14,2 lá/thân; số lá xanh thay đổi từ 4,0 – 4,6 lá; nói chung sự thay đổi về chiều cao, tổng số lá, số lá xanh và màu sắc lá khi bón các loại phân khác nhau có sự sai khác nhỏ, khó phân biệt sự khác nhau. 3.3. Ảnh hƣởng của phân bón đến động thái đẻ nhánh lúa nếp cái hoa vàng Bảng 3. Ảnh hưởng của phân bón đến số nhánh đẻ hữu hiệu của nếp cái hoa vàng ở các công thức nghiên cứu Chỉ tiêu Công thức Dảnh tối đa (Dảnh/khóm) Dảnh hữu hiệu (Dảnh/khóm) Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu (%) CT1 13,4± 0,1 7,8± 0,1 58,2 CT2 13,4± 0,1 7,7± 0,1 57,5 CT3(đ/c) 13,3± 0,1 7,6± 0,1 57,1 CT4 14,2± 0,2 8,3± 0,1 58,5 CT5 14,1± 0,2 8,2± 0,1 58,2 CT6 (ĐC) 13,8± 0,1 8,0± 0,1 58,0 111 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 Số dảnh tối đa (dảnh/khóm): giữa các công thức không có sự sai khác, từ đó biết được số dảnh tối đa của lúa nếp cái hoa vàng không phụ thuộc vào lượng phân bón mà sự sai khác hoàn toàn do ngẫu nhiên. Số dảnh tối đa dao động từ 13,3 đến 14,2 trong đó cao nhất là công thức 4, số dảnh chênh lệch giữa công thức cao nhất và thấp nhất là 0,9 dảnh/khóm. Số dảnh hữu hiệu là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất thu hoạch; điều này thể hiện kết quả đầu tư của phân bón. Số nhánh đẻ hữu hiệu thay đổi từ 7,6- 8,3 dảnh/khóm; trong đó công thức 4 được cấy theo kỹ thuật hàng rộng, hàng hẹp với nền + NPK Đầu trâu L1, L2 đã cho số dảnh hữu hiệu là cao nhất, thấp nhất là công thức 3 chỉ đạt 7,6 dảnh/khóm; các công thức còn lại thay đổi từ 7,7- 8,2 dảnh/khóm. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu giữa các công thức thay đổi từ 57,5 – 58,5 %; tỉ lệ này cũng ảnh hưởng bởi loại phân bón và phương thức cấy. Qua số liệu bảng chúng tôi nhận thấy hiệu quả phân bón phức hợp và phương thức cấy có sự sai khác đáng kể, trong đó khi bón phân phức hợp NPK, cấy hiệu ứng hàng biên có số nhánh đẻ hữu hiệu, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn so với bón phân đơn N, P, K và phương thức cấy thông thường 3.4. Ảnh hƣởng loại phân bón đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất lúa nếp cái hoa vàng ở các công thức nghiên cứu Năng suất là khối lượng hạt khô thu được trên 1 đơn vị diện tích. Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, là kết quả cuối cùng do nhiều yếu tố cấu thành (số khóm/m2, số bông/khóm, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt). Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa nếp cái hoa vàng ở các công thức nghiên cứu Chỉ tiêu Công thức Mật độ (khóm/m2) Số bông/khóm (bông) Số hạt/bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) M1000 (g) NSLT (kg/ha) NSTT (kg/ha) CT1 20,0 7,8 146,9 84,6 25,5 4.943,8 4.251,6 CT2 20,0 7,7 147,5 84,6 25,5 4.900,3 4.214,3 CT3 20,0 7,6 145,2 84,5 25,5 4.755,6 4.089,8 CT4 20,0 8,3 147,6 84,7 25,6 5.312,7 4.568,9 CT5 20,0 8,2 148,8 84,7 25,6 5.291,4 4.550,6 CT6 20,0 8,0 146,3 84,6 25,6 5.069,6 4.309,2 CV (%) - 3,6 5,3 4,1 1,4 4,4 5,2 LSD0,05 - 0,2 8,9 0,2 0,2 96,2 81,8 112 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Qua bảng số liệu cho thấy: Số bông/khóm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lúa. Số bông/m2 càng cao thì năng suất thu được càng lớn, thí nghiệm cho ta thấy phân bón ảnh hưởng rõ rệt tới số bông/khóm, cụ thể số bông thay đổi từ 7,6 đến 8,3 bông; trong đó công thức 4 có số bông cao nhất; công thức 3 có số bông ít nhất. Tuy nhiên, các công thức 1,2,3 và công thức 4,5 không có sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Số hạt/bông: tùy theo loại phân bón và phương thức cấy giữa các công thức thí nghiệm mà có số lượng hạt/bông khác nhau. Số hạt của các công thức nghiên cứu thay đổi từ 145,2 đến 148,8 hạt/bông; trong đó công thức 5 có số hạt/bông cao nhất 148,8 hạt ; thấp nhất là công thức 3: 145,2 hạt, tuy nhiên số hạt thay đổi giữa các công thức không có sai khác ở mức xác suất 95%. Tỉ lệ hạt chắc/bông: loại phân bón và phương thức cấy cũng ảnh hưởng tới tỉ lệ hạt chắc/bông. Trong đó tỷ lệ hạt chắc thay đổi từ 84,5 -84,7 %, cao nhất ở công thức 4,5 (bón phân phức hợp, cấy hàng rộng, hàng hẹp) và thấp nhất ở công thức 3 (bón phân đơn, cấy thường). Qua đó cho thấy, loại phân bón và phương thức cấy có ảnh trực tiếp và có ý nghĩa đến tỉ lệ hạt chắc của lúa nếp cái hoa vàng, trong đó, cấy hàng rộng và hàng hẹp, bón phân phức hợp NPK có ưu thế hơn phân bón đơn NPK và cấy thông thường. Khối lượng 1000 hạt: đây là một chỉ tiêu đưa tới năng suất lúa, chỉ tiêu này mang tính di truyền và khá ổn định. Khối lượng 1000 hạt giữa các công thức có sự sai khác nhưng không lớn dao động từ 25,5-25,6 g, sự sai khác giữa các không thức không có ý nghĩa ở xác suất 95%; từ đó có thể khẳng định khối lượng 1000 hạt không phụ thuộc vào lượng phân bón và phương thức cấy. Năng suất lý thuyết: Qua bảng số liệu và đồ thị cho thấy, năng suất lý thuyết có sự thay đổi đáng kể giữa các công thức từ 4755,6 đến 5312,7 kg/ha, trong đó cao nhất là công thức 4 (NPK Đầu trâu L1,2 và cấy hiệu ứng hàng biên) và thấp nhất là công thức 3 (NPK đơn, cấy thông thường); và cũng qua bảng cho thấy sự sai khác đáng kể ở xác suất 95% giữa công thức 1,2 với công thức 3; giữa công thức 4,5 với công thức 6; Tuy nhiên giữa công thức 1 và 2; giữa công thức 4,5 không có sai khác ở xác suất 95%. Năng suất thực thu: các công thức thí nghiệm về ảnh hưởng của loại phân bón và phương thức cấy có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất thực thu của thí nghiệm; trong đó năng suất thay đổi từ 4.089,8 đến 4.568,9 kg/ha; trong đó cao nhất là công thức 4 (NPK Đầu trâu L1,2 và cấy hiệu ứng hàng biên) và thấp nhất là công thức 3 (NPK đơn, cấy thông thường); và cũng qua bảng cho thấy sự sai khác đáng kể ở xác suất 95% giữa công thức 1,2 với công thức 3; giữa công thức 4,5 với công thức 6; Tuy nhiên giữa công thức 1 và 2; giữa công thức 4,5 không có sai khác ở xác suất 95%. Qua đó có thể khẳng định là: loại phân bón NPK phức hợp, cấy hàng rộng, hàng hẹp có hiệu quả cao hơn so với NPK đơn, cấy thông thường; phân phức hợp NPK Đầu trâu L1, 2 và phân NPK con Lười không có sai khác ở cả hai phương thức cấy ở mức xác suất 95%. 113 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 3.5. Ảnh hƣởng của phân bón tới chất lƣợng thƣơng phẩm của gạo nếp cái hoa vàng. Bảng 5. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu về chất lượng thương phẩm, cảm quan gạo nếp cái hoa vàng ở các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu Công thức Chất lƣợng thƣơng phẩm Dài hạt (mm) Rộng hạt (mm) D/R Độ bạc bụng (điểm) Độ trắng (điểm) Hình dạng Mùi thơm (điểm) CT1 5,12 3,00 1,71 1 30 Bầu 45 CT2 5,10 3,00 1,70 1 29 Bầu 44 CT3(đ/c) 5,05 2,95 1,71 1 28 Bầu 42 CT4 5,18 3,05 1,70 1 30 Bầu 45 CT5 5,16 3,05 1,69 1 30 Bầu 45 CT6 (ĐC) 5,10 3,00 1,70 1 29 Bầu 43 (Căn cứ TCVN 5644:1999) Qua bảng 3.5 cho thấy, chiều dài hạt và chiều rộng gạo nếp cái hoa vàng ở các công thức không có sự sai khác nhiều. Chiều dài hạt dao động từ 5,05- 5,18 mm; chiều rộng hạt từ 2,95 - 3,05 mm. Tỉ lệ D/R thay đổi từ 1,69 – 1,71; độ bạc bụng đạt 1 điểm; độ trắng thay đổi từ 28-30 điểm, hình dạng hạt bầu và có mùi thơm thay đổi từ 42- 45 điểm. Mẫu thóc ở các công thức bón phân bổ sung Mẫu thóc, gạo ở công thức phân bón Nói chung các chỉ tiêu về chất lượng giữa các công thức có sự thay đổi nhỏ thậm chí không có sự thay đổi, chứng tỏ các loại phân bón và phương thức cấy có ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng gạo thương phẩm. 114 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 3.6. Ảnh hƣởng của phân bón tới tính chống chịu đổ, sâu bệnh hại nếp cái hoa vàng ở các công thức thí nghiệm Tính chống chịu đổ và sâu bệnh hại thường bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Tính chống chịu đổ và sâu bệnh tốt còn có khả năng cho năng suất, chất lượng lúa cao. Bảng 6. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu về tính chống chịu, sâu bệnh hại nếp cái hoa vàng ở các công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm Chống đổ (điểm) Chống chịu sâu Chống chịu bệnh Sâu đục thân Rầy nâu Khô vằn Đạo ôn CT1 5 Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ 0 CT2 5 Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ 0 CT3 (đ/c) 7 Trung bình Trung bình Trung bình Nhiễm nhẹ CT4 5 Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ 0 CT5 5 Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ 0 CT6 (ĐC) 5 Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ 0 (Theo QCVN 01 - 166: 2014/BNNPTNT) * Tính chống đổ: Tính chống đổ của lúa có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa, lúa bị đổ không những bị giảm năng suất mà còn giảm cả chất lượng. Trong thí nghiệm vụ mùa 2015, vào giai đoạn trỗ - chín lúa nếp cái hoa vàng gặp những trận gió mùa đông bắc nên gây đổ nghiêng một phần diện tích của từng ô cấy thí nghiệm. Trong đó công thức 3 đổ nhiều nhất, các công thức còn lại đổ ít. * Khả năng chống chịu sâu: - Về sâu đục thân: Trong thời kỳ chín thì tỷ lệ bông bạc, bông lép xuất hiện ở các ô thí nghiệm cho nên việc đánh giá tình hình sâu đục thân của chúng tôi khá chuẩn xác. Cả 6 công thức thí nghiệm đều bị sâu đục thân gây hại, trong đó lúa nếp cái hoa vàng ở ô thí nghiệm của công thức 1, 2, 4, 5, 6 bị sâu đục thân gây hại ít hơn công thức 3. Khi sâu đục thân vượt ngưỡng gây hại kinh tế, chúng tôi đã tiến hành trừ sâu đục thân kịp thời bằng thuốc DuPont™ Prevathon 5SC vì vậy tỉ lệ bông bạc ít, đảm bảo năng suất thu hoạch. - Rầy nâu: Năm nay rầu nâu xuất hiện ít nên không gây hại nhiều cho lúa nếp cái hoa vàng. Ruộng thí nghiệm do được kiểm tra thường xuyên và phun 2 lần rầy kịp thời bằng thuốc Actara 25WG và Chess 50 WG nên không bị hiện tượng cháy rầy, đảm bảo năng suất khi thu hoạch . Tuy vậy lúa ở công thức thí nghiệm 3 bị nhiễm rầy ở mức trung bình bị cháy, còn các công thức còn lại mức độ nhiễm nhẹ, chưa đến mức bị cháy. * Tính chống chịu bệnh: - Với bệnh khô vằn: Các công thức thí nghiệm 1, 2, 4, 5, 6 mức độ nhiễm bị bệnh 115 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 khô vằn ở mức nhẹ, tuy nhiên ở công thức 3 bị nhiễm bệnh khô vằn ở mức trung bình. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành phòng trừ khô vằn trên lúa bằng thuốc Anvil 5SC, do vậy không ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch sau này. - Với bệnh đạo ôn: Các công thức thí nghiệm 1, 2, 4, 5, 6 không nhiễm bệnh đạo ôn, tuy nhiên ở công thức 3 bị nhiễm bệnh đạo ôn ở mức nhẹ. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa bằng thuốc Bump 650WP, do vậy không ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch sau này. 3.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế nếp cái hoa vàng khi sử dụng các loại phân bón khác nhau Hiệu quả kinh tế luôn được người sản xuất quan tâm và đây cũng là thành quả đánh giá hiệu quả của biện pháp canh tác kỹ thuật. Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của sản xuất nếp cái hoa vàng khi sử dụng các loại phân bón khác nhau. Công thức Năng suất thực thu (kg/ha) Tổng chi (1000đ/ha) Tổng thu (1000đ/ha) Lãi thuần (1000đ/ha) Giá thành sản xuất 1 kg thóc (1000 đ/kg) CT1 4.251,6 49.418,0 68.025,6 18.607,7 11,6 CT2 4.214,3 50.678,3 67.428,8 16.750,5 12,0 CT3 4.089,8 48.781,0 65.436,8 16.655,8 11,9 CT4 4.568,9 52.326,5 73.102,4 20.776,0 11,5 CT5 4.550,6 53.586,8 72.809,6 19.222,8 11,8 CT6 4.309,2 51.289,5 68.947,2 17.657,7 11,9 * Tổng chi: Tổng chi phí về vật tư và công lao động giữa các công thức có sự thay đổi trong khoảng 48.781,0 đến 53.586,8 nghìn đồng/ha; trong đó chi phi cao nhất thuộc về công thức 5 và thấp nhất là công thức 3; các công thức còn lại thay đổi từ 49.418 – 52.326,5 nghìn đồng/ha. * Tổng thu: là năng suất thực thu nhân với giá bán sản phẩm, tổng thu giữa các công thức có sự thay đổi trong khoảng 65.436,8 đến 73.102,4 nghìn đồng/ha; trong đó tổng thu cao nhất thuộc về công thức 4 và thấp nhất là công thức 3; các công thức còn lại thay đổi từ 67.428,8– 72.809,6 nghìn đồng/ha. * Lãi thuần: được tính bằng tổng thu trừ đi tổng chi phí về vật tư và công lao động; lãi thuần giữa các công thức có sự thay đổi trong khoảng 16.655,8 đến 20.777,0 nghìn đồng/ha; trong đó lãi thuần cao nhất thuộc về công thức 4 và thấp nhất là công thức 3; các công thức còn lại thay đổi từ 16.750,5 – 19.222,8 nghìn đồng/ha. * Giá thành sản xuất 1 kg sản phẩm: được tính bằng tổng chi phí chi cho năng suất thực thu; Giá thành sản xuất giữa các công thức có sự thay đổi trong khoảng 11,5 đến 12,0 nghìn đồng/kg; trong đó chi phi cao nhất thuộc về công thức 2 và thấp nhất là công thức 4; các công thức còn lại thay đổi từ 11,6 – 11,9 nghìn đồng/kg. 116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Tóm lại, Hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân bón và phương thức cấy khác nhau có sự khác nhau đáng kể, trong đó khi bón phân NPK Đầu trâu L1, L2 có lãi thuần cao hơn NPK con Lười và phân đơn NPK có lãi thuần thấp nhất có so với phân NPK phức hợp; ngoài ra phương thức cấy hàng rộng hàng hẹp cũng đem lại lãi thuần cao hơn so với phương thức cấy thông thường. 4. KẾT LUẬN Sử dụng loại phân bón NPK Đầu trâu (L1, L2) + phân đơn + nền, cách bón như sau: Bón lót: 7,6 kg Supe lân + 8 kg Đầu trâu L1 + 20 kg Azotobacterin + 15 kg vôi bột /sào Bắc Bộ; ~ Bón thúc 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh bắt đầu đẻ nhánh, với lượng 6 kg Đầu trâu L1 (ĐT L1) + 1,85 kg Kaliclorua/sào Bắc Bộ; ~ Bón thúc 2 (đón đòng): sau khi 2,0 kg Đầu trâu L2 +1,85 kg Kaliclorua /sào Bắc Bộ. Áp dụng kỹ thuật cấy hàng rộng, hàng hẹp ((30cm +20 cm) x 20 cm, tương đương 20 khóm/m2) làm cho cây lúa nếp cái hoa vàng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Ninh Hải (2013), “Nghiên cứu xây dựng thương hiệu gạo nếp cái hoa vàng huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sỹ QTKD, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Lan và cs (2005), Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, NXb. Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Đinh Thế Lộc, Nguyễn Thế Hùng, Bùi Thế Hùng (1997), Giáo trình Cây lương thực-cây màu. NXb. Nông nghiệp, Hà Nội. 4. QCVN 01-55:2011/BNNPTNT Quy phạm về khảo nghiệm giá trị canh tác đối với giống lúa QCVN 01-166:2014/BNNPTNT, Quy phạm điều tra và phát hiện dịch hại trên cây lúa ban hành ngày tại Thông tư số16/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2014. 5. Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010 của Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Quy trình thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt (VietGAP) cho lúa; 6. Quyết định số 635/2014/QĐ-UBND ngày 27/04/2014 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ các hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ hội nhập giai đoạn 2011- 2015 thành phố Hải Phòng; Quyết định số 873/2015/QĐ-UBND ngày 24/04/2015 của UBND thành phố về việc phê duyệt cho phép sử dụng tên địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận; 7. Quyết định số 864/2015/QĐ-UBND ngày 04/05/2015 của UBND huyện Tiên Lãng về việc Ban hành Bộ tiêu chí chứng nhận gạo Nếp cái hoa vàng mang nhãn hiệu chứng nhận “Đại Thắng- Tiên Lãng”; 8. Phạm Công Nghiệp (2010), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất nếp cái hoa vàng tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 9. Tiêu chuẩn ngành trong khảo nghiệm phân bón 10 TCN 216-2003. Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2003/QĐ-BNN ngày 05 tháng 5 năm 2003) 10. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5644.2008- Tiêu chuẩn đối với gạo trắng. 11. Tiêu chuẩn ngành trong 10 TCN 590 – 2004, Đánh giá chất lượng nấu nướng đối với gạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_9187_2154191.pdf
Tài liệu liên quan