Ảnh hưởng của một số chế phẩm thảo dược và sự kết hợp giữa chúng đến khả năng phòng hội chứng hô hấp, năng suất và chất lượng thịt lợn lai [PI4 X F1(LANDRACE X YORKSHIRE)]

Tài liệu Ảnh hưởng của một số chế phẩm thảo dược và sự kết hợp giữa chúng đến khả năng phòng hội chứng hô hấp, năng suất và chất lượng thịt lợn lai [PI4 X F1(LANDRACE X YORKSHIRE)]: VIỆN CHĂN NUÔI – Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi – Số 66. Tháng 8/2016 81 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM THẢO DƯỢC VÀ SỰ KẾT HỢP GIỮA CHÚNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHÒNG HỘI CHỨNG HÔ HẤP, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT LỢN LAI [PI4 X F1(LANDRACE X YORKSHIRE)] Lê Đức Ngoan1, Lê Đình Phùng1, Văn Ngọc Phong1, Lê Hồng Giang2 và Lã Văn Kính3 1Trường Đại học Nông Lâm Huế;2Trung tâm Giống Vật nuôi Quảng Bình; 3Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ Tác giả liên hệ: Lê Đức Ngoan; Email: le.ngoan@huaf.edu.vn ABSTRACT Effects of herbal extracts and their combination on respiratory syndrome, growth performance and meat quality of PI4 x F1(Landrace x Yorkshire) growing and finishing pigs The objective of this experiment was to study effects of herbal extract supplementation to the diet: CP3, CP4, CP5 and their combination on respiratory syndrome, growth performance and meat quality of [Pi4 x F1(Landrace x Yorkshire)] growing and finishing pigs. The experiment was conducted on 675 [Pi4 x F1(...

pdf10 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của một số chế phẩm thảo dược và sự kết hợp giữa chúng đến khả năng phòng hội chứng hô hấp, năng suất và chất lượng thịt lợn lai [PI4 X F1(LANDRACE X YORKSHIRE)], để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CHĂN NUÔI – Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi – Số 66. Tháng 8/2016 81 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM THẢO DƯỢC VÀ SỰ KẾT HỢP GIỮA CHÚNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHÒNG HỘI CHỨNG HÔ HẤP, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT LỢN LAI [PI4 X F1(LANDRACE X YORKSHIRE)] Lê Đức Ngoan1, Lê Đình Phùng1, Văn Ngọc Phong1, Lê Hồng Giang2 và Lã Văn Kính3 1Trường Đại học Nông Lâm Huế;2Trung tâm Giống Vật nuôi Quảng Bình; 3Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ Tác giả liên hệ: Lê Đức Ngoan; Email: le.ngoan@huaf.edu.vn ABSTRACT Effects of herbal extracts and their combination on respiratory syndrome, growth performance and meat quality of PI4 x F1(Landrace x Yorkshire) growing and finishing pigs The objective of this experiment was to study effects of herbal extract supplementation to the diet: CP3, CP4, CP5 and their combination on respiratory syndrome, growth performance and meat quality of [Pi4 x F1(Landrace x Yorkshire)] growing and finishing pigs. The experiment was conducted on 675 [Pi4 x F1(Landrace x Yorkshire)] with an initial body weight of 21.6 ± 3.6 kg (Mean ± Standard deviation). The experiment was arranged according to CRD design with 9 treatments of DC0 = basal diet (commercial diet produced by French and Vietnamese Feed Company), DC1 (basal diet +Doxycycline with 5g/100kg feed as fed), DC2 (basal diet + foreign herbal extract: Digestarom Grow 1327 produced by Biomin company), NT1 (basal diet + CP3 herbal extract with 50 g/100kg feed) , NT2 (basal diet + CP4 herbal extract with 22.5 g/kg feed), NT3 (basal diet + CP5 herbal extract with 32g/100kg of feed), NT4 (basal diet + CP3+CP4), NT5 (basal diet + CP3+CP5), NT6 (basal diet + CP4+CP5). Each treatment was replicated 5 times; each experimental unit was composed of 8 male and 7 female pigs. Results showed that supplementation of herbal extracts in diets didn't affect the growth performance, meat quality, and respiratory syndrome of [Pi4 x F1(Landrace x Yorkshire)] growing and finishing pigs (P>0,05). Key words: Herbal extracts, respiratory syndrome, performance, meat quality, growing and finishing pigs ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, sử dụng chiết xuất thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh và kích thích sinh trưởng thu hút sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, người sản xuất và người tiêu dùng; Đặc biệt từ năm 2006, Liên minh Châu Âu đã cấm sử dụng kháng sinh làm phụ gia trong thức ăn chăn nuôi vì lo ngại sự gia tăng kháng kháng sinh của hệ vi sinh đường ruột và cũng như tồn dư kháng sinh trong thực phẩm cho con người. Những lợi ích của sử dụng chiết xuất thảo dược đối với vật nuôi như tăng tiết dịch tiêu hóa, cải thiện tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, kích thích hệ miễn dịch, tăng kháng khuẩn, kháng liên cầu, trừ giun sán, kháng virus hoặc chống viêm và tính kháng oxy hóa đã được ghi nhận (Costa và cs., 2007; Costa và cs., 2011). Cullen và cs. (2005), cho biết bổ sung tỏi vào khẩu phần thức ăn cho lợn thịt làm giảm lượng ăn vào và cải thiện hiệu quả chuyển hóa thức ăn, các tác giả còn cho biết sử dụng Hương thảo (Rosmarinus officinalis) không ảnh hưởng đến tăng khối lượng và chất lượng thân thịt của lợn. Trong khi đó, Matysiak và cs. (2012), cho biết sử dụng hỗn hợp gồm Đậu vua (Origanum vulgare), Quế (Cinnamomum cassia Nees & Eberth) và hạt tiêu Mexico thay thế kháng sinh trong khẩu phần làm tăng khối lượng lợn. Ở Việt Nam, những nghiên cứu gần đây của Lã Văn Kính và cs. (2012), cho thấy bổ sung chế phẩm thảo dược dạng bột thô nghiền từ bọ mắm (Pouzolzia indica Gaud), dây cóc (Tinospora rumphii Boerl) và gừng (Zingiber officinale Roscoe) ở mức 0,5 - 1,5% của khẩu phần lợn con sau cai sữa F1(Landrace x Yorkshire), 10-25kg không thể thay thế kháng sinh Colistin trong khẩu phần vì làm giảm lượng ăn vào và chưa thể hiện khả năng phòng bệnh tiêu chảy. Tuy LÊ ĐỨC NGOAN. Ảnh hưởng của một số chế phẩm thảo dược và sự kết hợp giữa chúng đến khả năng 82 nhiên, bổ sung chế phẩm trên với mức 2,0% trong khẩu phần cho lợn thịt lại có khả năng kích thích sinh trưởng như kháng sinh Colistin, cải thiện đáng kể mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng nhưng không cải thiện khả năng phòng bệnh tiêu chảy (tỷ lệ tiêu chảy cao hơn 1-3% so với nghiệm thức có bổ sung kháng sinh Colistin). Hiệu quả sử dụng chế phẩm trên ở dạng tinh (dạng cao sấy khô nghiền thành bột) rất rõ trên lợn con sau cai sữa về phòng bệnh tiêu chảy nhưng không rõ ràng trên lợn thịt. Các chế phẩm thảo dược được sản xuất trong nước với mục đích thay thế kháng sinh trong phòng và điều trị hội chứng hô hấp được biết đến như chế phẩm CP3 gồm xạ cam (Belamcanda chinensis (L.) DC), quế (Cinnamomum cassia Blume)và dâu tằm (Morus alba L.); CP4 gồm xạ cam, dâu tằm và cao bọ mắm; và CP5 gồm xạ cam, bọ mắm và viễn chi (Polygala japonica Houtt). Các chế phẩm này đã có hiệu quả trong phòng và trị hội chứng hô hấp ở gà (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2015) và lợn con sau cai sữa giai đoạn 10-25kg (Lã Văn Kính và cs., 2015). Tuy nhiên, 3 chế phẩm thảo dược này chưa được nghiên cứu trên đối tượng lợn thịt. Một mối quan tâm khác của người sản xuất và người tiêu dùng là liệu sử dụng chế phẩm thảo dược có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm thịt. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của các chế phẩm thảo dược nói trên và sự kết hợp giữa chúng đến khả năng phòng bệnh hô hấp, sinh trưởng, năng suất và chất lượng lợn thịt. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu và thiết kế thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 675 lợn lai Pi4 x F1(Landrace xYorkshire) 60 ngày tuổi có khối lượng trung bình 21,6 ± 3,6 kg (Mean ± SD). Chế phẩm thảo dược được sản xuất bởi Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ bao gồm 3 chế phẩm: CP3, CP4 và CP5 với thành phần nguyên liệu được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Tỷ lệ (%) các loại nguyên liệu trong các chế phẩm Thành phần Loại chế phẩm Xạ cam (%) Bọ mắm (%) Dâu tằm (%) Quế (%) Viễn chí (%) CP3 39,88 0 23,52 36,6 0 CP4 42,76 32 25,24 0 0 CP5 57,84 34,1 0 0 8,06 Lã Văn Kính (2014). Chế phẩm có nguồn gốc thảo dược từ nước ngoài là Digestarom Grow 1327 bao gồm các hợp chất hương liệu (tinh dầu và chiết xuất từ Thì là, dầu Tía tô đất, Bạc hà cay, Hồi, Đinh hương, Long đờm, cây ca-rum). Chế phẩm được sản xuất tại công ty Biomin chi nhánh Am Güterbahnhof 7a37627 Stadtodendorf, Cộng hòa Liên bang Đức. Kháng sinh được sử dụng trong thí nghiệm là Doxycycline tác dụng đối với hội chứng hô hấp trên lợn. Toàn bộ lợn đã được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) trên 9 nghiệm thức với 5 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại là một ô chuồng nuôi 15 lợn gồm 8 đực và 7 cái. Thứ tự và ký hiệu các nghiệm thức như sau: DC0 = đối chứng âm: Khẩu phần thức ăn cho lợn thịt theo các giai đoạn của Công ty liên doanh Việt Pháp Guyomarc’h VCN với mã số Jolie 2S và Jolie 3S (KPCS). Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần được thể hiện ở Bảng 2. DCD1 = đối chứng dương 1= KPCS + kháng VIỆN CHĂN NUÔI – Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi – Số 66. Tháng 8/2016 83 sinh Doxycycline với liều lượng 5g/100 kg thức ăn ở dạng cho ăn. DCD2 = đối chứng dương 2=KPCS + chế phẩm thảo dược của nước ngoài với liều lượng 30g/100kg thức ăn ở dạng cho ăn. NT1 = chế phẩm 3=KPCS + chế phẩm CP3 với liều lượng 50g/100kg thức ăn ở dạng cho ăn. NT2 = chế phẩm 4=KPCS + chế phẩm CP4 với liều lượng 25,5g/100kg thức ăn ở dạng cho ăn. NT3 = chế phẩm 5=KPCS + chế phẩm CP5 với liều lượng 32g/100kg thức ăn ở dạng cho ăn. NT4 = CP3+CP4=KPCS + chế phẩm CP3 và CP4 với liều lượng tương ứng 50 và 25,5g/100kg thức ăn ở dạng cho ăn. NT5= CP3+CP5=KPCS + chế phẩm CP3 và CP5 với liều lượng tương ứng 50 và 32g/100 kg thức ăn ở dạng cho ăn. NT6 = CP4+CP5=KPCS + chế phẩm CP4 và CP5 với liều lượng tương ứng 25,5 và 32g/100kg thức ăn ở dạng cho ăn. Lợn được cho ăn tự do bằng máng ăn tự động, nước uống được cung cấp qua hệ thống vòi tự động. Kết thúc thí nghiệm sau 70 ngày nuôi, ở mỗi nghiệm thức chọn 3 lợn (2 đực: 1 cái) để mổ khảo sát đánh giá năng suất, chất lượng và mùi vị thịt. Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng khẩu phần thí nghiệm đối chứng âm Giai đoạn Vật chất1 khô (%) Protein thô1 (%) Xơ thô1 (%) Mỡ thô1 (%) Khoáng tổng số1 (%) Năng lượng2 (kcal ME/kg) 20-50 kg 88,20 19,07 3,12 3,75 5,20 3250 50 kg – xuất chuồng 88,70 18,10 4,14 2,84 5,95 3200 1Giá trị phân tích;2Giá trị tính toán Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định Tỷ lệ lợn bị hội chứng hô hấp, tăng khối lượng và hệ số chuyển hoá thức ăn Xác định tỷ lệ ngày-con lợn bị bệnh hô hấp =(tổng số ngày-con bị bệnh hô hấp /(số con nuôi x số ngày nuôi)) x 100 Khối lượng (kg), tăng khối lượng (g/ngày), hệ số chuyển hoá thức ăn (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) được xác định theo phương pháp thường quy. Năng suất thịt Các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của lợn được xác định theo TCVN 3899-84 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003) bao gồm: Tỷ lệ móc hàm (%); Tỷ lệ thịt xẻ (%). Chỉ tiêu về diện tích cơ thăn tại vị trí giữa xương sườn 10 và 11 (cm2); Dày mỡ lưng tại xương sườn 10 – 11 (mm) và khối lượng nạc trong thân thịt được xác định theo phương pháp của National Pork Produce Council – NNCP(2000). Khối lượng nạc trong thân thịt xẻ (lb, pound) = 8,588 + (0,465 x khối lượng thân thịt nóng, lb) – (21,896 x dày mỡ lưng tại vị trí xương sườn 10, inch) + (3,005 x diện tích cơ thăn ở vị trí xương sườn 10, inch2). Chất lượng thịt Chất lượng thịt được đánh giá trên thịt cơ thăn thông qua các chỉ tiêu pH xác định bằng máy Meat pH meter HI99163 theo Warner và cs.(1997) đo tại các thời điểm 45 phút (pH45), 24 giờ (pH24) và 48 giờ (pH48) sau giết mổ. Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) được xác định dựa trên khối lượng mẫu trước và sau khi bảo quản theo Honikel và cs. (1986). Tỷ lệ mất nước chế biến (%) được xác định theo Channon và cs. (2003), dựa trên khối lượng trước và sau khi LÊ ĐỨC NGOAN. Ảnh hưởng của một số chế phẩm thảo dược và sự kết hợp giữa chúng đến khả năng 84 chế biến. Màu sắc thịt (L*, a*, b*) được xác định bằng máy Minolta CR-410 (Nhật Bản) theo Warner và cs. (1997), tại thời điểm 24 và 48 giờ sau khi giết mổ. Đánh giá cảm quan thịt lợn sau khi chế biến: Thịt lợn của 09 nghiệm thức được hấp chín và cắt mỏng đồng đều nhau (dày 1 cm). Mười hai thành viên tham gia đánh giá cảm quan thông qua phiếu đánh giá. Các chỉ tiêu cảm quan về thịt lợn sau chế biến được đánh giá bao gồm: Mùi và vị thịt (Hồ Trung Thông và cs., 2011). Xử lý số liệu Số liệu đã được xử lý thống kê phân tích ANOVA theo mô hình tương quan tuyến tính tổng quát (GLM) trên phần mềm MINITAB ver.16.2.0 (2010). Thuật toán thống kê: yij =μ +Ci+ eij; Trong đó: yij=biến phụ thuộc; Ci= ảnh hưởng của các loại chế phẩm; eij = sai số ngẫu nhiên. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của các chế phẩm thảo dược đến hội chứng hô hấp ở lợn thịt Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp (HCHH) của lợn thịt ở các nghiệm thức trong suốt thời gian thí nghiệm được thể hiện qua Bảng 3. Triệu chứng bệnh phổ biến bao gồm: Ban đầu ho khan từng tiếng, sau đó chuyển thành cơn ho chủ yếu về đêm, lợn ngồi ho. Kết quả Bảng 3 cho thấy lợn mắc HCHH tập trung trong giai đoạn 9 - 10 tuần nuôi của thí nghiệm tương ứng với thời điểm tháng 11/2015, điều này có thể là do giai đoạn này thời tiết có nhiều biến động do giai đoạn giao mùa giữa mùa Thu và mùa Đông. Chỉ có 5/9 nghiệm thức có lợn mắc HCHH (DC0, DCD1, CP4, CP5 và CP3+CP4) với tỷ lệ ngày-con bị bệnh dao động 1,71 - 3,14%. Sự không sai khác rõ ràng về tỷ lệ lợn mắc HCHH giữa các nghiệm thức có thể là do các yếu tố nguy cơ gây bệnh đường hô hấp không có tác động rõ ràng trong suốt thời gian thí nghiệm. Kết quả này khác so với nghiên cứu của Lã Văn Kính và cs. (2015), trên đối tượng lợn con sau cai sữa Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) giai đoạn 10-20kg khi sử dụng chế phẩm CP3 ở các mức 0,25; 0,5 và 0,75% trong khẩu phần thức ăn làm giảm tỷ lệ ngày-con bị bệnh hô hấp 1,78 – 2,94% so với nghiệm thức đối chứng (P < 0,001). Sự khác nhau giữa các kết quả nghiên cứu có thể là do thí nghiệm này thực hiện trên lợn giai đoạn >20 kg, lợn có sức đề kháng cao hơn lợn sau cai sữa. Bảng 3. Ảnh hưởng của chế phẩm thảo dược đến tỷ lệ ngày-con lợn bị bệnh hô hấp (%) Giai đoạn nuôi (Tuần) Nghiệm thức D C 0 D C D 1 D C D 2 C P 3 C P 4 C P 5 C P 3 + C P 4 C P 3 + C P 5 C P 4 + C P 5 0-8 0 0 0 0 0 0 0 0 0 9-10 2,0 3,14 0 0 1,71 2,86 2,57 0 0 Ghi chú: DC0= Đối chứng âm (Khẩu phần cơ sở -KPCS);DCD1=KPCS + kháng sinh Doxycylcine; DCD2=KPCS + chế phẩm thảo dược nước ngoài; CP3= KPCS + chế phẩm CP3;CP4= KPCS + chế phẩm CP4; CP5=KPCS + chế phẩm CP5; CP3+CP4=KPCS+CP3+CP4; CP3+CP5=KFCS+CP3+CP5; CP4+CP5=KFCS+CP4+CP5 VIỆN CHĂN NUÔI – Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi – Số 66. Tháng 8/2016 85 Ảnh hưởng của các chế phẩm thảo dược và sự kết hợp của chúng đến khả năng sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn thịt Kết quả theo dõi khối lượng, tăng khối lượng và hệ số chuyển hoá thức ăn của lợn lai Pi4 x F1(Landrace xYorkshire) ở các nghiệm thức trong suốt giai đoạn nuôi thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4. Bảng 4. Khối lượng, tăng khối lượng và hệ số chuyển hoá thức ăn của lợn thí nghiệm Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P D C 0 D C D 1 D C D 2 C P 3 C P 4 C P 5 C P 3 + C P 4 C P 3 + C P 5 C P 4 + C P 5 Khối lượng 60 ngày tuổi (kg) 21,53 21,53 21,47 21,63 21,80 21,60 21,47 21,53 21,6 0,16 0,89 Khối lượng 130 ngày tuổi (kg) 86,63 84,87 87,27 88,37 88,07 86,50 85,57 86,97 85,07 2,99 0,99 Tăng khối lượng (g/ngày) 1005 946 1004 1034 959 979 994 947 966 80,5 0,99 FCR (kg thức ăn/khối lượng tăng) 2,36 2,41 2,35 2,45 2,42 2,42 2,33 2,46 2,40 0,06 0,82 Ghi chú: DC0= Đối chứng âm (Khẩu phần cơ sở -KPCS); DCD1= KPCS + kháng sinh Doxycycline; DCD2= KPCS + chế phẩm thảo dược nước ngoài; CP3= KPCS + chế phẩm CP3; CP4= KPCS + chế phẩm CP4; CP5=KPCS + chế phẩm CP5; CP3+CP4=KPCS+CP3+CP4; CP3+CP5=KFCS+CP3+CP5; CP4+CP5=KFCS+CP4+CP5; FCR = Hệ số chuyển hóa thức ăn Số liệu ở Bảng 4 cho thấy, khối lượng (KL), tăng khối lượng (TKL) và hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) không có sai khác thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Khối lượng trung bình lúc bắt đầu khoảng 22 kg và kết thúc thí nghiệm dao động 84,87 - 88,37kg. Giá trị TKL trung bình dao động từ 946 đến 1034 g/ngày và FCR trung bình dao động 2,33 - 2,46. Sự không sai khác thống kê về KL, TKL và FCR giữa các nghiệm thức cho thấy việc sử dụng kháng sinh hay thảo dược đều không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt thí nghiệm. Theo Cullen và cs. (2005), sử dụng Hương Thảo (Rosmarinus officinalis) trong khẩu phần không ảnh hưởng tăng khối lượng của lợn thịt. Trong khi đó, Matysiak và cs. (2012), cho biết sử dụng hỗn hợp của Đậu vua (Origanum vulgare), Quế (Cinnamomum cassia Nees & Eberth) và hạt tiêu Mexico thay thế kháng sinh trong khẩu phần làm tăng tốc độ tăng trưởng lợn. Tuy nhiên, Lã Văn Kính và cs. (2012), cho biết bổ sung hỗn hợp chế phẩm Bọ mắm, Dây cóc, Gừng ở dạng tinh (dạng cao chế thành bột) với mức 0,5 và 0,18% để phòng bệnh tiêu chảy trên lợn lai Duroc x F1(Yorkshire x Landrace) giai đoạn 20 – 55kg giúp cải thiện tăng khối lượng 2-3% và giảm hệ số chuyển hóa thức ăn 2-3% so với đối chứng. Điều này cho thấy việc bổ sung các chế phẩm Bọ mắm, Dây cóc, Gừng ở dạng tinh có hiệu quả trong việc phòng bệnh tiêu chảy trên lợn, qua đó giúp cải thiện tăng khối lượng và khả năng chuyển hóa thức ăn của lợn. LÊ ĐỨC NGOAN. Ảnh hưởng của một số chế phẩm thảo dược và sự kết hợp giữa chúng đến khả năng 86 Ảnh hưởng của các chế phẩm thảo dược đến năng suất than thịt Kết quả nghiên cứu về năng suất thân thịt của lợn Pi4 x F1(Landrace xYorkshire) nuôi bằng khẩu phần có bổ sung các chế phẩm thảo dược và khẩu phần đối chứng được thể hiện ở bảng 5. Kết quả Bảng 5 cho thấy, các chỉ tiêu năng suất thịt lợn ở các nghiệm thức không có sự sai khác (P>0,05). Tỷ lệ thịt xẻ dao động 71,72 - 74,51%; Độ dày mỡ lưng có xu hướng cao hơn ở các nghiệm thức đối chứng nhưng không sai khác thống kê, dao động: 12,8 - 19,2 mm; diện tích cơ thăn trong khoảng 33,53 - 41,07 cm2 và tỷ lệ nạc dao động 53,01 - 58,61%. Nhìn chung, các chỉ tiêu năng suất thịt không ảnh hưởng bởi việc sử dụng các chế phẩm thảo dược trong khẩu phần. Nhận xét này phù hợp với Cullen và cs. (2005), tác giả chỉ ra rằng, sử dụng Hương Thảo (Rosmarinus officinalis) không ảnh hưởng năng suất thân thịt của lợn. Bảng 5. Ảnh hưởng của các chế phẩm thảo dược đến năng suất thân thịt của lợn thí nghiệm Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P D C 0 D C D 1 D C D 2 C P 3 C P 4 C P 5 C P 3 + C P 4 C P 3 + C P 5 C P 4 + C P 5 Khối lượng giết thịt (kg) 82,67 80,83 81,33 83,83 82,33 78,0 76,67 79,17 85,27 1,95 0,10 Tỉ lệ móc hàm (%) 79,42 81,74 80,77 81,22 79,79 79,73 80,56 82,46 81,77 0,92 0,30 Tỉ lệ thịt xẻ (%) 71,77 74,15 72,95 73,49 71,72 71,86 72,29 74,51 74,18 0,94 0,25 Độ dày mỡ lưng (mm) 19,3 18,8 17,8 16,2 16,1 15,8 14,7 13,8 12,8 1,67 0,16 Diện tích mắt thịt (cm2) 39,83 35,70 36,47 40,87 40,53 33,53 38,33 36,0 41,07 2,42 0,32 Tỉ lệ nạc (%) 55,65 56,0 53,01 53,88 55,02 54,17 58,61 55,44 54,0 1,51 0,36 Ghi chú: DC0= Đối chứng âm (Khẩu phần cơ sở -KPCS); DCD1= KPCS + kháng sinh Doxycycline; DCD2= KPCS + chế phẩm thảo dược nước ngoài; CP3= KPCS + chế phẩm CP3; CP4= KPCS + chế phẩm CP4; CP5=KPCS + chế phẩm CP5; CP3+CP4=KPCS+CP3+CP4; CP3+CP5=KFCS+CP3+CP5; CP4+CP5=KFCS+CP4+CP5 Ảnh hưởng của các chế phẩm thảo dược đến chất lượng thịt Một trong những quan tâm của người tiêu dùng khi sử dụng các chế phẩm trong chăn nuôi lợn thịt là ảnh hưởng của nó đến chất lượng sản phẩm thịt. Kết quả đánh giá chất lượng thịt thông qua một số chỉ tiêu như độ pH, tỉ lệ mất nước bảo quản, tỉ lệ mất nước chế biến và màu sắc thịt được trình bày ở Bảng 6. Kết quả Bảng 6 cho thấy, các chỉ tiêu chất lượng thịt không sai khác thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Giá trị pH đo ở các thời điểm 45 phút, 24 giờ, 48 giờ sau khi giết mổ ở các nghiệm thức dao động 5,50 - 6,55. pH của thịt có khuynh hướng giảm dần kể từ 45 phút sau giết mổ đến 48 giờ bảo quản. Giá trị pH tại thời điểm 24 và 48h sau giết mổ đều nằm trong giới hạn của thịt bình thường theo tiêu chuẩn phân loại của Warner và cs. (1997); Correa và cs. (2007) với giá trị từ 5,6-5,8. Kết quả về độ pH trong nghiên cứu này tương đương với công bố của Phan Xuân Hảo (2007), Phạm Thị Đào và cs. (2013), Hoàng Lương và cs. (2016) trên các đối tượng lợn lai 2, 3, 4 máu ngoại. Tỷ lệ mất nước bảo quản tại thời điểm 24 giờ dao động 3,64 - 8,94% và tỷ lệ mất nước bảo quản ở 48 VIỆN CHĂN NUÔI – Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi – Số 66. Tháng 8/2016 87 giờ dao động 4,95 - 11,32%. Tỉ lệ mất nước bảo quản của thịt có khuynh hướng của thịt PSE theo như chuẩn phân loại của Warner và cs. (1997), thì thịt bình thường có tỷ lệ mất nước 2- 5%. Kết quả trong nghiên cứu này thấp hơn công bố của Hoàng Lương và cs. (2016), trên 2 tổ hợp lợn lại Pi4 x Galaxy300 và Maxter16 x Galaxy300 ở cùng tuổi giết mổ với tỷ lệ mất nước bảo quản dao động 9,09 – 12,84%. Bảng 6. Ảnh hưởng của các chế phẩm thảo dược đến một số chỉ tiêu chất lượng thịt Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P D C 0 D C D 1 D C D 2 C P 3 C P 4 C P 5 C P 3 + C P 4 C P 3 + C P 5 C P 4 + C P 5 pH 45 phút 6,55 6,10 6,49 6,42 6,27 6,38 6,2 6,28 5,77 0,29 0,72 pH 24h 5,79 5,69 5,77 5,77 5,77 5,81 5,75 5,77 5,64 0,12 0,99 pH 48h 5,59 5,55 5,47 5,61 5,62 5,59 5,53 5,58 5,50 0,11 0,99 Mất nước BQ 24h (%) 4,49 7,09 3,64 8,79 8,44 6,08 6,38 7,59 8,94 1,77 0,40 Mất nước BQ 48h (%) 5,59 8,62 4,95 10,7 10,36 6,35 9,67 7,84 11,32 1,85 0,20 Mất nước CB 24h (%) 33,53 33,87 33,41 33,58 32,91 32,64 33,15 32,92 33,14 0,74 0,97 Mất nước CB 48h (%) 34,20 34,82 35,72 33,92 33,76 33,08 33,55 33,13 34,35 1,21 0,85 L* 24h 55,33 57,87 55,71 56,10 57,07 54,23 56,50 57,06 59,09 1,80 0,74 a* 24h 4,47 5,14 4,03 5,70 6,24 4,24 5,14 4,98 5,61 0,89 0,72 b* 24h 5,55 6,13 5,35 6,54 7,16 5,11 6,61 6,44 6,65 0,96 0,83 L* 48h 53,4 56,41 55,44 55,29 56,36 55,11 57,59 56,63 58,23 1,82 0,75 a* 48h 4,62 5,20 4,77 5,92 5,95 4,05 5,53 4,99 5,62 0,83 0,78 b* 48h 7,07 6,89 6,73 6,60 6,56 6,45 6,15 5,53 5,33 0,79 0,80 Ghi chú: DC0= Đối chứng âm (Khẩu phần cơ sở -KPCS); DCD1= KPCS + kháng sinh Doxycyline; DCD2= KPCS + chế phẩm thảo dược nước ngoài; CP3= KPCS + chế phẩm CP3; CP4= KPCS + chế phẩm CP4; CP5=KPCS + chế phẩm CP5; CP3+CP4=KPCS+CP3+CP4; CP3+CP5=KFCS+CP3+CP5; CP4+CP5=KFCS+CP4+CP5 Tỷ lệ mất nước chế biến 24 và 48 giờ bảo quản ít có sự thay đổi, dao động 32,64 - 35,72%. Kết quả này cao hơn so với công bố của nhiều tác giả (Phạm Thị Đào và cs., 2013; Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thùy, 2009) với tỷ lệ mất nước chế biến trong khoảng 26 – 30%. Kết quả này tương đương công bố của Hoàng Lương và cs. (2016), với tỷ lệ mất nước bảo quản dao động 34,77 - 35,96%. LÊ ĐỨC NGOAN. Ảnh hưởng của một số chế phẩm thảo dược và sự kết hợp giữa chúng đến khả năng 88 Giá trị màu sắc (L*) tại các thời điểm 24 và 48 giờ dao động 53,4 - 59,09. Màu sáng L* trong nghiên cứu của chúng tôi tại thời điểm 24 và 48 giờ đạt giá trị cao hơn so với phân loại thịt của Warner và cs. (1997) với giá trị L* từ 42-50 cho loại thịt bình thường. Giá trị L* trong nghiên cứu này cao hơn so với công bố của Phan Xuân Hảo và cs. (2009), nhưng phù hợp với công bố của Phạm Thị Đào và cs. (2013). Tỷ lệ mất nước bảo quản, mất nước chế biến cao và màu sắc thịt có khuynh hướng sáng của lợn lai Pi4 x F1(Landrace x Yorkshire) trong nghiên cứu này có thể là do độ tuổi giết mổ của lợn còn nhỏ (130 ngày tuổi) hơn so với một số nghiên cứu khác. Ảnh hưởng của các chế phẩm thảo dược đến tính chất cảm quan của thịt lợn Mùi và vị của sản phẩm thịt chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ khẩu phần ăn, đặc biệt trong giai đoạn nuôi vỗ béo lợn thịt. Việc sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh phòng hội chứng hô hấp trong chăn nuôi lợn thịt có thể có tác động không tốt đến chất lượng sản phẩm thịt. Để đánh giá ảnh hưởng về mùi và vị của các chế phẩm thảo dược đến sản phẩm thịt sau chế biến, 12 người tham gia được nếm lần lượt thịt lợn từ 09 nghiệm thức thí nghiệm và đánh giá về 2 chỉ tiêu mùi và vị thịt. Kết quả thống kê được thể hiện ở phần trăm lựa chọn trên tổng số thành viên tham gia đánh giá (Bảng 7). Bảng 7. Cảm quan về chất lượng thịt lợn sau chế biến (% thành viên đánh giá) Đặc điểm cảm quan Mức độ Nghiệm thức D C 0 D C D 1 D C D 2 C P 3 C P 4 C P 5 C P 3 + C P 4 C P 3 + C P 5 C P 4 + C P 5 Mùi thịt Hôi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Mùi lạ 0 8,3 8,3 0 0 0 0 0 8,3 Bình thường 100 91,7 91,7 100 100 100 100 100 91,7 Vị thịt Nhạt 0 16,7 0 8,3 8,3 16,7 16,7 0 16,7 Bình thường 16,7 16,7 25,0 25,0 33,3 25,0 16,7 58,3 33,3 Ngọt 83,3 66,6 75,0 66,7 58,4 58,3 66,6 41,7 50,0 Ghi chú: DC0= Đối chứng âm (Khẩu phần cơ sở -KPCS); DCD1= KPCS + kháng sinh Doxycycline; DCD2= KPCS + chế phẩm thảo dược nước ngoài; CP3= KPCS + chế phẩm CP3; CP4= KPCS + chế phẩm CP4; CP5=KPCS + chế phẩm CP5; CP3+CP4=KPCS+CP3+CP4; CP3+CP5=KFCS+CP3+CP5; CP4+CP5=KFCS+CP4+CP5 Kết quả ở Bảng 7 cho thấy, 91,7 – 100% số người được khảo sát đánh giá thịt lợn ở tất cả các nghiệm thức đều có mùi bình thường; Không có người nào đánh giá thịt lợn có mùi hôi và rất ít đánh giá thịt có mùi lạ. Hầu hết thịt lợn ở các nghiệm thức đều được đánh giá là có vị ngọt (41,7 – 83,3%). Kết quả đánh giá cảm quan cho thấy các chế phẩm thảo dược được bổ sung vào thức ăn phòng hội chứng hô hấp trên lợn thịt không làm ảnh hưởng đến mùi, vị của sản phẩm thịt lợn sau chế biến. VIỆN CHĂN NUÔI – Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi – Số 66. Tháng 8/2016 89 KẾT LUẬN Các chế phẩm CP3 (liều 50g/100kg thức ăn), CP4 (liều 22,5g/100kg thức ăn), CP5 (32g/100kg thức ăn) và các kết hợp giữa chúng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất thịt lợn lai Pi4 x F1(Landrace xYorkshire) giai đoạn 22 – 85kg và không có sự khác biệt so với lợn ở nghiệm thức đối chứng (sử dụng thức ăn công nghiệp), sử dụng kháng sinh (Doxycyline với liều 5g/100kg thức ăn) và chế phẩm thảo dược của nước ngoài (30g/100kg thức ăn). Sử dụng thảo dược trong nước (CP3, CP4, CP5 và kết hợp giữa chúng) không ảnh hưởng đến mùi, vị thịt cơ thăn sau chế biến. Hiệu quả phòng Hội chứng hô hấp của các chế phẩm thảo dược trên lợn nuôi thịt chưa rõ ràng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2003. Quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo, TCVN 3899- 84 (2003), trong tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, tập V, Tiêu chuẩn chăn nuôi, Phần 1: Chăn nuôi -Thú y. Cơ quan xuất bản: Trung tâm Thông tin và Phát triển Nông thôn. Phạm Thị Đào, Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn, Đỗ Đức Lực và Đặng Vũ Bình. 2013. Năng suất sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) với đực giống (Pietrain x Duroc) có thành phần Pietrain kháng stress khác nhau. Tạp chí Khoa học và phát triển 11(2), tr. 200 - 208. Phan Xuân Hảo. 2007. Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire). Tạp chí KHKT Nông nghiệp 5(1): 31-35. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thùy. 2009. Năng suất sinh sản và sinh trưởng của tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lai giữa Pietrain và Duroc (PiDu). Tạp chí Khoa học và phát triển 7(3), tr. 269-275. Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Đức Chung, Lã Văn Kính và Phạm Ngọc Trung. 2015. Ảnh hưởng của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược CP5 đến sức sản xuất thịt và trứng ở gà nuôi tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học Đại học Huế, Chuyên san Nông nghiệp và phát triển nông thôn 10(1), tr. 71-84. Hoàng Lương, Văn Ngọc Phong và Lê Đình Phùng. 2016. Khả năng sinh sản của lợn nái Galaxy300 được phối với dòng Pi4, Maxter16 và năng suất và chất lượng thịt của đời con trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở Quảng Bình. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Lã Văn Kính. 2012. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp bộ NN&PTNT: "Nghiên cứu một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong chăn nuôi lợn và gia cầm". Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Lã Văn Kính. 2014. Báo cáo kết quả bào chế và thiết kế công thức phối trộn các chế phẩm từ thảo dược thuộc đề tài cấp Bộ “ Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dùng để phòng và trị hội chứng hô hấp trên lợn và gà”. Lã Văn Kính, Nguyễn Văn Phú và Lã Thị Thanh Huyền. 2015. Sử dụng chế phẩm thảo dược từ Xạ can, Quế và Dâu tằm để thay thế kháng sinh trong thức ăn cho lợn cai sữa. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi 12, tr. 21-25. Hồ Trung Thông, Hồ Lê Quỳnh Châu, Đàm Văn Tiện và Đỗ Văn Chung. 2011. Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt của lợn Kiềng Sắt ở Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, Chuyên san Nông nghiệp, Sinh học và Y Dược 67, tr. 141-151. Tiếng nước ngoài Correa, J. A., Methot. S. and Faucitano, L. 2007. A modifided meat juice contain (EZ-dripp loss) procedure for more reliable asessment of drip loss and related quality changes in pork meat. Journal of Muscle Foods 18, pp. 67 - 77. LÊ ĐỨC NGOAN. Ảnh hưởng của một số chế phẩm thảo dược và sự kết hợp giữa chúng đến khả năng 90 Costa, L. B., Tse, M. L. P. and Miyada, V. S. 2007. Herbal extracts as alternatives to antimicrobial growth promoters for newly weaned piglets. Revista Brasileira de Zootecnia 36(3), pp. 589-595. Costa, L. B., Almeida, V. V., Berenchtein, B., Tse, M. L. P., Andrade, C. and Miyada, V. S. 2011. Phytogenic additives and sodium butyrate as alternatives to antibiotics for weaned piglets. Archivos de Zootecnia 60, pp.733-744. Cullen, S. P., Monahan, F. J., Callan, J. J. and O’Doherty, J. V. 2005. The effect of dietary garlic and rosemary on grower-finisher pig performance and sensory characteristics of pork. Irish Journal of Agricultural and Food Research 44, pp. 57–67. Heather A. Channon, Ann M. Payne and Robyn D. Warner. 2003. Effect of stun duration and current level applied during head to back and head only electrical stunning of pigs on pork quality compared with pigs stunned with CO2. Meat science 65, pp. 1325–1333. Honikel, K. O., Kim, C. J., Hamm, R. and Roncales, P. 1986. Sarcomere shortening of pre-rigor muscle and its influence on drip loss. Meat Science 16, pp. 267-282. Matysiak, B., Skalska, J. A. and Pietruszka, A. 2012. The effect of plant extracts fed before farrowing and during lactation on sow and piglet performance. South African Journal of Animal Science 42, pp. 15-21. National Pork Producers Council. 2000. Pork composition and quality assessment procedures. Edited by Eric Berg; published by National Pork Producers Council, Des Moines, Iowa. (515), pp. 223-260. Warner, R. D., Kauffman, R. G. and Greaser, M. L. 1997. Muscle Protein Changes Post Morterm in relation to Pork quality traits. Meat Science 45(3), pp. 339-352. Ngày nhận bài: 02/8/2016 Ngày chấp nhận đăng: 26/8/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_mot_so_che_pham_thao_duoc_va_su_ket_hop_giua_c.pdf
Tài liệu liên quan