Ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến khả năng sinh trưởng của chè hoa vàng giai đoạn cây con năm 2017 tại Thái Nguyên

Tài liệu Ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến khả năng sinh trưởng của chè hoa vàng giai đoạn cây con năm 2017 tại Thái Nguyên: Nguyễn Thị Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 27 - 30 27 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CHÈ HOA VÀNG GIAI ĐOẠN CÂY CON NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Quỳnh*, Phạm Thị Thu Huyền, Hoàng Kim Diệu Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành với 3 loại chế phẩm sinh học (Vườn sinh thái, Ambio, Vietfarm) trên cây chè hoa vàng (Camellia phanii) giai đoạn 1 tuổi. Kết quả cho thấy cả ba loại chế phẩm đều làm tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, đường kính thân, tốc độ ra lá nhanh hơn đối chứng (không bón). Trong đó, chế phẩm vườn sinh thái làm tăng nhanh nhất các chỉ tiêu trên với tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt 1,04 cm/ tháng, 3,25 cm/tháng, 4,33 cm/tháng tương ứng với 3 giai đoạn 0 - 60 ngày, 60 - 120 ngày, 120 - 180 ngày; sự tăng đường kính thân là 2,6 mm/6 tháng; tốc độ ra lá đạt 1,07 lá/tháng, 1,09 lá/tháng ,1,32 lá/tháng lần lượt của 3 giai đoạn trên. Bên cạnh đó, bón...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến khả năng sinh trưởng của chè hoa vàng giai đoạn cây con năm 2017 tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 27 - 30 27 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CHÈ HOA VÀNG GIAI ĐOẠN CÂY CON NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Quỳnh*, Phạm Thị Thu Huyền, Hoàng Kim Diệu Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành với 3 loại chế phẩm sinh học (Vườn sinh thái, Ambio, Vietfarm) trên cây chè hoa vàng (Camellia phanii) giai đoạn 1 tuổi. Kết quả cho thấy cả ba loại chế phẩm đều làm tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, đường kính thân, tốc độ ra lá nhanh hơn đối chứng (không bón). Trong đó, chế phẩm vườn sinh thái làm tăng nhanh nhất các chỉ tiêu trên với tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt 1,04 cm/ tháng, 3,25 cm/tháng, 4,33 cm/tháng tương ứng với 3 giai đoạn 0 - 60 ngày, 60 - 120 ngày, 120 - 180 ngày; sự tăng đường kính thân là 2,6 mm/6 tháng; tốc độ ra lá đạt 1,07 lá/tháng, 1,09 lá/tháng ,1,32 lá/tháng lần lượt của 3 giai đoạn trên. Bên cạnh đó, bón các loại chế phẩm sinh học cho chè hoa vàng đã làm giảm rầy xanh và bệnh chấm xám (cấp 1) so với đối chứng (cấp 2) . Từ khóa: Chế phẩm sinh học, chè hoa vàng, sinh trưởng, sâu bệnh hại, Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Chè hoa vàng là một trong những dược liệu quý của Việt Nam đang được đưa vào trồng đại trà để khai thác giá trị kinh tế. Theo ước tính, ở nước ta có khoảng gần 20 loài khác nhau [2]. Chè hoa vàng thường là cây gỗ nhỏ, cao 3-5 m, là cây chịu bóng, thường mọc dưới tán rừng tự nhiên. Người ta tìm thấy trong chè có chứa hơn 400 hoạt chất khác nhau và trong đó quý giá là các saponin Tea polyphenon và các nguyên tố như Selen (Se), German (Ge), Kali (K) Kẽm (Zn), Mo (Mo), Vanadi (V), Mangan (Mn) và các vitamin B1, B2, C với công dụng làm giảm cholesteron, phòng ngừa u bướu, lợi tiểu, giải độc gan [1]... Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cây chè hoa vàng làm thuốc ngày càng cao của người dân thì việc thu hái tự nhiên không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất chè hoa vàng là cần thiết. Trong các biện pháp kỹ thuật phân bón là yếu tố quan trọng nhất làm tăng năng suất, phẩm chất của cây trồng nói chung và cây chè nói riêng. Tuy nhiên, để thu được sản phẩm chè an toàn trong thâm canh cần tìm ra các chế phẩm sinh học phù hợp với sinh trưởng cây chè hoa vàng. * Email: ntquynh.nl@gmail.com VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu + Cây con chè hoa vàng giai đoạn 1 tuổi (Camelia phanii) được sản xuất tại trung tâm giống cây trồng Quốc gia Tam Đảo và 3 loại chế phẩm sinh học (Vườn sinh thái, Ambio, Vietfarm). + Chế phẩm sinh học Ambio - Thành phần: Axitamin: ≥ 100 g/lít, nhóm vi sinh vật hữu ích, Men hoạt tính sinh học, N – 0,1%, Cu – 200 ppm, B – 300 ppm, Fe – 300 ppm, Zn – 300 ppm - Cách sử dụng: Phun định kỳ 6 - 10 ngày 1 lần. - Liều lượng: Dùng 5 ml sản phẩm hòa với 15 - 16 lít nước sạch. - Đơn vị sản xuất và phân phối độc quyền: Công ty phân phối sản phẩm công nghệ mới Viet Nam Ambio. + Chế phẩm sinh học Vietfarm Thành phần: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn latic, xạ khuẩn, nhóm nấm men, nấm sợi, vitamin tổng hợp, hoạt chất sinh học, axit amin, vi chất bổ sung dinh dưỡng, vi sinh vật hữu ích, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải Cellulose. - Cách sử dụng: Phun định kỳ 6 - 10 ngày 1 lần. Nguyễn Thị Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 27 - 30 28 - Liều lượng: Dùng 30 ml sản phẩm hòa với 16 lít nước sạch. Đơn vị sản xuất và phân phối độc quyền: Công ty CNHH sản xuất thực phẩm Phú Gia. + Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái Thành phần: Tổng số axit amin (aspratic, threonine, serine, glutamic, proline, alanine, cystine, viline, methionine, isoleucine, leucine, tyrosine, phenylalanine, lysine, histidine, arginine,) ≥ 100 g/l, nguyên tố vi lượng (Fe, Zn, Cu, Mo, B,Mn) ≥ 20 g/l. - Cách sử dụng: Phun định kỳ 6 - 10 ngày 1 lần. - Liều lượng: Pha 0,75 ml cùng với 1,5 l nước. - Đơn vị sản xuất và phân phối độc quyền: Công ty CNHH kỹ thuật sinh vật Vườn Sinh Thái Nam Ninh. Địa điểm và thời gian - Địa điểm: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. - Thời gian: Từ tháng 1 – 7/ 2017 Phương pháp Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 công thức và 3 lần nhắc lại. Các chỉ tiêu theo dõi theo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 745:2006 về chè - Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống chè (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành). Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học và phần mềm thống kê IRRISTAT. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của chè hoa vàng giai đoạn 1 tuổi Chiều cao cây của chè hoa vàng ở các thời điểm theo dõi được thể hiện ở các Bảng 1. Sự sai khác về chiều cao cây của các công thức thí nghiệm chắc chắn ở mức tin cậy 95% (p<0,05). Ở chè hoa vàng, giai đoạn từ trồng đến 60 ngày có tốc độ tăng chiều cao cây dao động từ 0,67-1,04 (cm/tháng). Trong đó công thức sử dụng chế phẩm sinh học Vườn sinh thái đạt cao nhất (1,04 cm/tháng) cao hơn so với đối chứng. Giai đoạn theo dõi từ 60 - 120 ngày, tốc độ tăng trưởng chiều cao của các công thức thí nghiệm sai khác có ý nghĩa (p<0,05) dao động từ 1,75 - 3,25 cm/tháng. Trong đó công thức sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái, Vietfarm có tốc độ tăng trưởng cao hơn công thức đối chứng. Giai đoạn theo dõi từ 120 - 180 ngày, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm sai khác nhau (p<0,05) dao động từ 3,05 - 4,33 cm/tháng. Trong đó 3 công thức sử dụng chế phẩm sinh học có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Như vậy, trong cả 3 thời kì theo dõi cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cả 3 công thức sử dụng chế phẩm sinh học đều làm tăng trưởng chiều cao cây nhanh hơn so với không sử dụng. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học đến tăng đường kính thân và phân cành của chè hoa vàng giai đoạn 1 tuổi Đường kính thân cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống. Đường kính thân phản ánh sự sinh trưởng và phát triển của cây. Không thể hiện rõ ràng như chiều cao cây nhưng đường kính thân có thể đánh giá được khả năng sống và chống chịu của chè hoa vàng. Qua bảng 2, ta thấy sau trồng 180 ngày sự sai khác về sự tăng đường kính thân của các công thức thí nghiệm ở mức tin cậy 95%. Khả năng tăng trưởng đường kính thân dao động từ 2,0- 2,6 mm/6 tháng trong đó công thức sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là cao nhất và cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Về khả năng phân cành của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác (p>0,05). Bên cạnh đó khả năng tăng cành của các công thức sau trồng 6 tháng dao động từ 0,73 - 1,20 cành. Điều này cho thấy chè hoa vàng có khả năng phân cành chậm. Nguyễn Thị Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 27 - 30 29 Ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học đến tốc độ ra lá của cây chè hoa vàng giai đoạn 1 tuổi Lá cây có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý của cây. Lá cây là cơ quan chủ yếu biến năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học thông qua quá trình quang hợp. Số lá trên cây càng nhiều tương đương với quá trình quang hợp diễn ra càng mạnh, cung cấp càng nhiều năng lượng cho cây. Qua bảng 3, sau 60 ngày tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm sai khác nhau ở mức tin cậy 95% (p<0,05). Trong đó 2 công thức sử dụng Vietfarm và Vườn Sinh Thái cao hơn đối chứng. Giai đoạn 60 - 120 ngày, tốc độ ra lá của các công thức có sự sai khác (p<0,05) trong đó công thức sử dụng chế phẩm vườn sinh thái đạt cao nhất (1,09 lá/tháng). Giai đoạn 120 - 180 ngày, sự sai khác của các công thức thí nghiệm tin cậy ở mức 95% (p<0,05). Trong đó công thức 2 (sử dụng chế phẩm Ambio) và công thức 4 (chế phẩm Vườn sinh thái) có tốc độ ra lá nhanh hơn đối chứng (1,17 và 1,32 lá/tháng). Bảng 1. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chè hoa vàng 1 tuổi ở các giai đoạn (Đơn vị: cm/ tháng) TT Công thức Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây sau ngày 0-60 60-120 120-180 1 Không bón (Đ/c) 0,67c 1,75c 3,05c 2 Ambio 0,82 bc 2,42 bc 3,77 ab 3 Vietfarm 0,85 b 2,97 ab 3,70 bc 4 Vườn Sinh Thái 1,04a 3,25a 4,33a P <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 9,0 15,0 11,6 LSD.05 0,15 0,78 0,85 Bảng 2. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học đến sự tăng đường kính thân và phân cành cây chè hoa vàng 1 tuổi sau bón 6 tháng TT Công thức Đường kính thân (mm) Phân cành (Cành) 1 Không bón (Đ/c) 2,0b 0,76 2 Ambio 2,0 b 0,73 3 Vietfarm 2,2 b 0,93 4 Vườn Sinh Thái 2,6a 1,20 P 0,05 CV(%) 4,7 15,0 LSD.05 0,2 - Bảng 3. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học đến tốc độ ra lá của chè hoa vàng 1 tuổi qua các giai đoạn (Đơn vi: lá/tháng) TT Công thức Tốc độ ra lá sau ngày 0-60 60-120 120-180 1 Không bón (Đ/c) 0,65c 0,69c 0,80b 2 Ambio 0,66 c 0,84 b 1,17 a 3 Vietfarm 0,75 b 0,92 b 1,07 ab 4 Vườn Sinh Thái 1,07a 1,09a 1,32a P <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 3,8 8,0 16,3 LSD.05 0,06 0,14 0,35 Nguyễn Thị Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 27 - 30 30 Bảng 4. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học đến sâu, bệnh hại Đơn vị: cấp Công thức Rầy xanh Bệnh chấm xám Ambio 1 1 Vietfarm 1 1 Vườn Sinh Thái 1 1 Đối chứng 2 2 Ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học đến sâu, bệnh hại trên cây chè hoa vàng giai đoạn 1 tuổi Rầy xanh, bệnh chấm xám là những loài sâu, bệnh hại chủ yếu gây hại đến chè nói chung và chè hoa vàng nói riêng. Nó gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như phẩm chất của chè. Qua bảng 4, ta thấy tỷ lệ hại của rầy xanh và bệnh chấm xám của các công thức sử dụng chế phẩm sinh học (Ambio, Vietfarm, Vườn Sinh Thái) là cấp 1 trong khi công thức đối chứng là cấp 2. KẾT LUẬN Sử dụng chế phẩm sinh học đã làm tăng chiều cao cây, đường kính thân, số lá/cây của chè hoa vàng. Trong đó, chế phẩm Vườn Sinh Thái làm tăng nhanh nhất các chỉ tiêu trên. Bón các loại chế phẩm sinh học cho chè hoa vàng đã làm giảm rầy xanh và bệnh chấm xám (cấp 1) so với đối chứng (cấp 2) . Đề nghị tiếp tục tiến hành thí nghiệm để có khẳng định chắc chắn cho sản phẩm có hiệu quả cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh (1996). 2. Trần Ninh (2002), “Kết quả nghiên cứu phân loại các loại trà hoa vàng của Việt Nam”, Proceedings of the first National Symposium on yellow Camellia of Viet Nam, Tam Dao 8-1, Jan, pp. 9-14. SUMMARY EFFECTS OF SOME BIO-PRODUCTS ON GROWTH OF CAMELLIA PHANIA IN 2017 AT THAI NGUYEN Nguyen Thi Quynh * , Pham Thi Thu Huyen, Hoang Kim Dieu TNU - University of Agriculture and Forestry , The experiment was carried out with 3 kinds of biological products (Eco-garden, Ambio, Vietfarm) on Camellia Phania (1st year). The results show that all three types of growth factors increase tree height, stem diameter, leaf speed faster than control (no fertilizer). In particular, ecological garden products increase fastest in the above criteria with a growth rate of 1.04 cm/ month, 3.25 cm/ month, 4.33 cm/ month corresponding to three stages. 0 - 60 days, 60 - 120 days, 120 - 180 days; the stem diameter increase is 2.6mm/ 6 months; leaf yields reached 1.07 leaves/ month, 1.09 leaves/ month, 1.32 leaves/ month respectively. In addition, the application of bio- preparations for Camellia Phania tea reduced the green leafhopper and gray-scale disease (grade 1) compared with the control (grade 2). Keywords: Camellia Phania, growth, bio-product, diseases and pests, Thai Nguyen Ngày nhận bài: 04/01/2018; Ngày phản biện: 28/01/2018; Ngày duyệt đăng: 27/4/2018 * Email: ntquynh.nl@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf548_642_1_pb_8701_2128361.pdf
Tài liệu liên quan