Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất cây địa liền (kaempferia galanga l.) trồng trên đất phù sa tại tỉnh Phú Thọ

Tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất cây địa liền (kaempferia galanga l.) trồng trên đất phù sa tại tỉnh Phú Thọ: Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 43 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 1. Đặt vấn đề Địa liền (Kaempferia galanga L�) là cây dược liệu được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền được dùng để trị ăn uống không tiêu, ngực bụng bị lạnh đau, ỉa chảy, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong hàn, giảm đau, hạ sốt,���[1,4]� Trong cây có chứa các các hợp chất có hoạt tính chống ung thư, chống ôxy hóa, kháng khuẩn, giảm đau và kháng viêm, tinh dầu có tác dụng chống muỗi,���[6,7,8]� Đặc biệt, cây Địa liền đã được đưa vào danh mục các loài cây khuyến cáo TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định được công thức bón phân và mật độ trồng phù hợp cho thâm canh cây Địa liền trên đất phù sa tại tỉnh Phú Thọ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split-plot, nhắc lại 3 lần. Ba mức phân bón cho 1ha như sau: P1 (100 kg N + 100 kg P2O5 + 100 kg K2O + 10kg S), P2 (125 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O + 15 kg S), P3 (150 kg N + 140 kg P2O5 + 140 kg K2O + 20 kg S) trên nền 20 tấn phâ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất cây địa liền (kaempferia galanga l.) trồng trên đất phù sa tại tỉnh Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 43 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 1. Đặt vấn đề Địa liền (Kaempferia galanga L�) là cây dược liệu được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền được dùng để trị ăn uống không tiêu, ngực bụng bị lạnh đau, ỉa chảy, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong hàn, giảm đau, hạ sốt,���[1,4]� Trong cây có chứa các các hợp chất có hoạt tính chống ung thư, chống ôxy hóa, kháng khuẩn, giảm đau và kháng viêm, tinh dầu có tác dụng chống muỗi,���[6,7,8]� Đặc biệt, cây Địa liền đã được đưa vào danh mục các loài cây khuyến cáo TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định được công thức bón phân và mật độ trồng phù hợp cho thâm canh cây Địa liền trên đất phù sa tại tỉnh Phú Thọ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split-plot, nhắc lại 3 lần. Ba mức phân bón cho 1ha như sau: P1 (100 kg N + 100 kg P2O5 + 100 kg K2O + 10kg S), P2 (125 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O + 15 kg S), P3 (150 kg N + 140 kg P2O5 + 140 kg K2O + 20 kg S) trên nền 20 tấn phân chuồng hoai + 500 kg vôi bột và ba mật độ trồng M1, M2, M3 lần lượt với 44, 25 và 16 vạn cây/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy: cây Địa liền sinh trưởng tốt nhất ở công thức P3M3 (mật độ 16 vạn cây/ha, mức phân bón/ha: 150 kg N + 140 kg P2O5 + 140 kg K2O + 20 kg S trên nền 20 tấn phân chuồng hoai + 500 kg vôi bột) và cho năng suất đạt 285,2 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 238,67 triệu đồng/ha. Từ khóa: Địa liền (Kaempferia galanga L.), phân bón, mật độ, Phú Thọ. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất cây Địa liền (Kaempferia galanga L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI TỈNH PHÚ THỌ Mai Thị như Trang1, Trần Văn Cường1, nguyễn Thị KiM Thúy1, ninh KhắC Bẩy1, Kiều Thị Thu Lan1, PhạM Thị hương Liên1, Phan Chí nghĩa2 1Trung tâm Phát triển công nghệ cao – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 2Khoa Nông Lâm Ngư – Trường Đại học Hùng Vương phát triển do có những công dụng thay thế cho mật gấu như hoạt huyết, khứ ứ, tán huyết, bình can, tức phong, minh mục [3]� Địa liền mọc hoang dại ở vùng núi thấp và trung du, mọc tương đối tập trung ở rừng khộp họ Dầu vùng Tây Nguyên� Hiện nay, Địa liền đã được đưa vào trồng trọt phổ biến tại nhiều tỉnh ở miền Bắc nước ta, mỗi năm cho thu hoạch hàng nghìn tấn sản phẩm, cung cấp cho ngành dược liệu trong nước và tham gia xuất khẩu [2]� Tại tỉnh Phú Thọ, cây Địa liền cũng đang được khuyến khích Nhận bài ngày 29/11/2017, Phản biện xong ngày 14/12/2017, Duyệt đăng ngày 14/12/2017 44 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP mở rộng diện tích trồng [5]� Tuy nhiên, thực tế việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do quy mô trồng nhỏ lẻ, thiếu áp dụng khoa học công nghệ và chưa có một quy trình kỹ thuật thống nhất áp dụng cho cây Địa liền trồng thâm canh trên địa bàn tỉnh� Chính vì những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của hai nhân tố mật độ và liều lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất phục vụ trồng thâm canh cây Địa liền� 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm hai nhân tố bố trí theo kiểu Split-plot với 3 lần lặp lại, bao gồm 3 công thức phân bón (ô chính) và 3 công thức mật độ trồng (ô phụ)� Toàn bộ thí nghiệm có 9 ô lớn, mỗi ô lớn được chia thành 3 ô nhỏ, mỗi ô nhỏ có diện tích 5 m2 (dài 5 m, rộng 1 m)� Tổng diện tích ô thí nghiệm (cả hàng biên bảo vệ, rãnh thoát nước) là 200 m2� Cụ thể như sau: ■ Các công thức phân bón là (cho 1 ha): • P1: Nền + 100 kg N + 100 kg P2O5 + 100 kg K2O + 10 kg S; • P2: Nền + 125 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O + 15 kg S; • P3: Nền + 150 kg N + 140 kg P2O5 + 140 kg K2O + 20 kg S� • Nền: 20 tấn phân chuồng ủ hoai + 500 kg vôi bột/ha� ■ Các công thức mật độ trồng là (cho 1 ha): • M1: Mật độ 44 vạn cây (khoảng cách 15×15 cm); • M2: Mật độ 25 vạn cây (khoảng cách 20×20 cm); • M3: Mật độ 16 vạn cây (khoảng cách 25×25 cm)� 2.2. Các chỉ tiêu theo dõi ■ Các chỉ tiêu sinh trưởng: tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống, số nhánh/khóm, số lá/khóm, chiều dài và chiều rộng phiến lá, chỉ số diện tích lá (LAI), số lượng, thành phần và tỷ lệ sâu, bệnh hại� ■ Các yếu tố cấu thành năng suất: số khóm/m2, khối lượng củ/khóm (g), năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha), năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha)� ■ Xác định phẩm cấp nguyên liệu Địa liền tươi: loại 1 (đường kính nhánh >2 cm), loại 2 (đường kính nhánh 1–2 cm), loại 3 (đường kính nhánh <1 cm) ■ Xác định hàm lượng tinh dầu trong mẫu Địa liền khô theo phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trên thiết bị Clevenger� ■ Hiệu quả kinh tế: Lãi thuần = Tổng thu – tổng chi� 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel và IRRISTAT 5�0� 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến sinh trưởng của Địa liền Qua theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng: số nhánh/khóm, số lá/khóm, chiều dài, chiều rộng phiến lá, chỉ số diện tích lá (LAI) của Địa liền tại các công thức thí nghiệm thu được kết quả trong bảng 1� Số liệu cho thấy: Về khả năng đẻ nhánh của Địa liền, ta thấy: có sự ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến sự đẻ nhánh của Địa liền, các công thức mật độ trồng dày, bón ít phân có khả năng đẻ nhánh thấp hơn các công thức trồng thưa và bón nhiều phân hơn� Cụ thể, kết quả phân tích thống kê cho thấy công thức P3M3 cho số nhánh/khóm là cao nhất đạt 7,23 nhánh/khóm, tiếp theo là công Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 45 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP thức P2M3 đạt 7,00 nhánh/khóm, các công thức có số nhánh tối đa/khóm đạt thấp nhất là công thức P3M1 đạt 5,10 nhánh/khóm, công thức P2M1 đạt 4,90 nhánh/khóm và công thức P1M1 (đ/c) chỉ đạt 4,83 nhánh/ khóm ở mức ý nghĩa 95%� Về số lá/khóm của Địa liền, ta thấy: qua theo dõi và phân tích thống kê thấy có sự tương tác giữa hai nhân tố mật độ trồng và mức bón đến số lá/khóm của Địa liền (PP&M <0,05)� Số lá/khóm cao nhất ở công thức P3M3 đạt 20,23 lá/khóm, công thức P1M1 (đ/c) thấp nhất chỉ đạt 15,60 lá/khóm� Về kích thước lá Địa liền được cấu thành bởi hai chỉ tiêu chiều dài và chiều rộng phiến lá� Qua bảng 1 ta nhận thấy: Về chiều dài phiến lá thấy rõ rệt có sự tương tác của hai nhân tố thí nghiệm (PP&M <0,05) đến chiều dài phiến lá Địa liền, các công thức có chiều dài phiến lá lớn nhất là công thức P3M3 (đạt 20,40 cm) và P3M2 (đạt 20,03 cm)� Công thức P1M1 (đ/c) là thấp nhất, đạt 17,00 cm� Về chiều rộng phiến lá qua phân tích thống kê công thức đạt chiều rộng phiến lá lớn nhất là công thức P3M3 với 10,77 cm, tiếp đến là công thức P3M2 với 10,23 cm và thấp nhất là công thức P1M1 (đ/c) với 8,73 cm� Như vậy, công thức cho kích thước lá lớn nhất là công thức P3M3, với kích thước lá khi trưởng thành chiều dài là 20,40 cm và chiều rộng là 10,77 cm� Công thức P1M1 (đ/c) có chiều dài và chiều rộng của lá ở thời điểm trưởng thành lần lượt là 17,00 cm và 8,73 cm là công thức có kích thước lá nhỏ nhất� Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón đến khả năng sinh trưởng cây Địa liền trồng trên đất phù sa tại tỉnh Phú Thọ Công thức Số nhánh tối đa (nhánh/khóm) Số lá (lá/khóm) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Chỉ số diện tích lá (LAI) P1M1 (đ/c) 4,83e 15,60g 17,00e 8,73e 3,03b P1M2 6,10d 17,67e 18,23cd 9,36de 1,83d P1M3 6,63c 18,37d 18,67c 9,67cd 1,23f P2M1 4,90e 16,00g 18,00d 9,10e 3,05b P2M2 6,57c 18,63d 18,60c 9,67cd 1,87c P2M3 7,00ab 19,27c 20,03a 10,33b 1,26e P3M1 5,10e 16,50f 19,37b 9,70cd 3,11a P3M2 6,83bc 19,73b 19,50b 10,23b 1,89c P3M3 7,23a 20,23a 20,40a 10,77a 1,27e CV% 3,1 1,4 1,5 4,5 2,6 LSD0.05P&M 0,34 0,44 0,50 0,37 0,02 Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05� Hình 1: Chiều dài lá trưởng thành tại các công thức thí nghiệm 46 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Về chỉ số diện tích lá (LAI): số liệu trong bảng 1 cho thấy có sự tương tác giữa hai nhân tố mật độ và mức bón (PP&M <0,05)� LAI lớn ở những công thức có mật độ dày và bón nhiều phân� Công thức có trị số LAI cao nhất trong công thức P3M1 đạt 3,11; tiếp theo là công thức P2M1 LAI đạt 3,05 và công thức P1M1 LAI đạt 3,03� Công thức P1M3 với LAI đạt thấp nhất 1,23� Tình hình sâu bệnh hại Địa liền: Theo quan sát và theo dõi số lượng, thành phần và tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại trên Địa liền chúng tôi hầu như không quan sát thấy sâu hại Địa liền; về bệnh hại trên tất cả các công thức thí nghiệm đều xuất hiện hai loại bệnh là đốm mắt cua và thối nhũn với tỷ lệ thấp� Bệnh xuất hiện sau thời gian mưa nhiều, độ ẩm không khí và đất cao� Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở các công thức trồng với mật độ dày 44 vạn cây/ha� Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng là cơ sở xác định mật độ và liều lượng phân bón hợp lý cho thâm canh Địa liền ta nhận thấy: mật độ và phân bón có sự tương tác tới các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Địa liền� Công thức P3M3 cho số nhánh/ khóm, số lá/khóm, chiều dài, chiều rộng lá là lớn nhất� Công thức P1M1 (đ/c) cho cho số nhánh/khóm, số lá/khóm, chiều dài, chiều rộng lá là thấp nhất� 3.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế của Địa liền trồng trên đất phù sa Năng suất là chỉ số quan trọng quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất� Đối với Địa liền, năng suất được cấu thành trực tiếp từ hai yếu tố là số khóm trung bình/m2 và khối lượng củ trung bình của khóm� Ở thời điểm thu hoạch, tiến hành khảo sát các chỉ tiêu này và thu được kết quả như trong bảng 2� Số liệu cho thấy: Số khóm trung bình/m2 ở các công thức thí nghiệm phụ thuộc nhiều vào mật độ trồng và cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất Địa liền� Qua phân tích thống kê cho thấy các công thức ở cùng mật độ trồng không có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 95% với nhau, từ đó có thể khẳng định yếu tố phân bón không có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng sống sót của cây Địa liền, các công thức thí nghiệm tương đối đồng đều� Khối lượng củ trung bình/khóm giữa các công thức thí nghiệm qua phân tích thống kê thấy có sự tương tác giữa hai nhân tố mật độ và phân bón ở mức ý nghĩa 95% (PP&M <0,05)� Khối lượng củ trung bình/khóm đạt cao nhất ở công thức P3M3 với 209,57 g; tiếp theo là công thức P3M2 với 161,87 g và Hình 2: Chiều rộng lá trưởng thành tại các công thức thí nghiệm Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 47 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP công thức thấp nhất là công thức P1M1 (đ/c) với 73,67 g� Năng suất lý thuyết: Qua bảng số liệu ta thấy công thức cho NSLT cao nhất là P3M2 với 331,45 tạ/ha và công thức P3M1 với 325,47 tạ/ha, tiếp theo là công thức P3M3 với 295,69 tạ/ha và công thức P2M1 với 285,99 tạ/ha� Công thức P1M3 có NSLT thấp nhất chỉ đạt 199,30 tạ/ha� Năng suất thực thu của Địa liền được trồng trên đất phù sa đạt khá cao và dao động trong khoảng từ 191,33 đến 288,83 tạ/ha� NSTT của Địa liền có sự tương tác giữa hai yếu tố mật độ và liều lượng phân bón, cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt từ các yếu tố mật độ trồng và phân bón riêng rẽ ở độ tin cậy là 95% (PP&M, PP, PM <0,05)� Trong các công thức mật độ, công thức cho năng suất cao nhất là công thức M2 và công thức phân bón cho năng suất cao nhất là công thức phân P3� Công thức kết hợp giữa mật độ trồng và liều lượng phân bón khác nhau cho năng suất thực thu cao nhất là công thức P3M2 với 288,83 tạ/ha và công thức P3M3 với 285,20 tạ/ha; công thức cho năng suất thấp nhất là công thức P1M3 (191,33 tạ/ha) và công thức P1M2 (208,83 tạ/ha)� Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Địa liền Công thức Số khóm TB (khóm/m2) Khối lượng củ (g/khóm) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) P1M1 (đ/c) 36,22a 73,67i 266,79c 213,47d P1M2 21,89b 106,07f 232,06d 208,83de P1M3 13,67c 145,70d 199,30e 191,33e P2M1 35,78a 79,93h 285,99bc 228,77cd P2M2 21,67b 119,93e 259,67c 233,77c P2M3 14,17c 161,87b 229,27d 220,13cd P3M1 36,33a 92,07g 325,47a 260,40b P3M2 22,33b 148,43c 331,45a 288,83a P3M3 14,11c 209,57a 295,69b 285,20a CV% 3,6 1,5 4,7 4,5 LSD0.05P&M 1,53 3,35 22,41 18,76 Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h, i chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05� Hình 3. Kích thước và khối lượng khóm Địa liền tại các công thức thí nghiệm 48 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 3.3. Đánh giá phẩm cấp nguyên liệu và hàm lượng tinh dầu trong thân rễ Địa liền khô tại các công thức thí nghiệm Về phẩm cấp nguyên liệu tươi thể hiện qua tỷ lệ nguyên liệu loại 1, 2 và 3 thể hiện trong bảng 3, ta thấy rằng: ở cùng một liều lượng bón phân các công thức mật độ trồng thưa hơn đạt tỷ lệ nguyên liệu loại 1 cao hơn� Trong cùng một công thức mật độ trồng thì công thức bón phân cao hơn cũng cho tỷ lệ nguyên liệu loại 1 là cao hơn� Công thức cho tỷ lệ nguyên liệu loại 1 cao nhất là công thức P3M3 với 82,4%, công thức P1M1 (đ/c) cho tỷ lệ nguyên liệu loại 1 thấp nhất chỉ đạt 10,2%� Ngoài ra, qua nhiều nghiên cứu chỉ ra thân rễ Địa liền chứa 2,4–3,9% tinh dầu và có chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học, có tác dụng tốt [6, 8]� Qua quá trình xử lý, chưng cất tinh dầu, thu được kết quả trong bảng 3� Theo đó, hàm lượng tinh dầu thân rễ Địa liền khô trong các công thức thí nghiệm dao động từ 3,12–3,25%, đều trong giới hạn quy định dược liệu Địa liền theo Dược điển Việt Nam IV� 3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm Bên cạnh mục tiêu về năng suất, chất lượng thì hiệu quả kinh tế là mục tiêu hàng đầu của người sản xuất� Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhằm xác định công thức tốt nhất đưa ra áp dụng trên thực tế và là cơ sở khuyến cáo người dân thực hiện� Số liệu tổng hợp trong bảng 4, được quy đổi trên 1 ha� Các chi phí bao gồm: giống, phân bón, công làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, thuốc bảo vệ thực vật,��� Qua bảng 4 cho thấy, Địa liền được trồng trên đất phù sa tại Phú Thọ cho hiệu quả kinh tế khá cao đạt từ 196,36 triệu đồng (P1M1 đ/c) đến 238,67 triệu đồng (P3M3)� Các công thức Địa liền được trồng với mật độ thưa và bón nhiều phân cho hiệu quả kinh tế cao hơn những công thức được trồng với mật độ dày và bón ít phân� Công thức P3M2 là công thức có năng suất cao nhất nhưng tính về lãi thuần thu về chỉ đứng thứ hai với 225,19 triệu đồng� Công thức cho lãi thuần lớn nhất là công thức P3M3 với 238,67 triệu đồng� Bảng 3. Phẩm cấp nguyên liệu Địa liền tươi và hàm lượng tinh dầu trong thân rễ Địa liền khô tại các công thức thí nghiệm (%) Công thức Phẩm cấp nguyên liệu tươi Hàm lượng tinh dầu Loại 1 (>2cm) Loại 2 (1-2cm) Loại 3 (<1cm) P1M1 (đ/c) 10,2 47,4 42,4 3,14 P1M2 25,5 51,7 22,8 3,18 P1M3 44,5 40,0 15,5 3,20 P2M1 16,8 50,3 32,9 3,12 P2M2 26,1 54,4 19,5 3,22 P2M3 58,6 24,7 16,7 3,15 P3M1 37,2 41,2 21,6 3,13 P3M2 46,9 38,6 14,5 3,25 P3M3 82,4 14,7 2,9 3,17 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 49 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Công thức P1M1 cho thu nhập thấp nhất đạt 196,36 triệu đồng/ha� 4. Kết luận • Các mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế khi trồng Địa liền trên đất phù sa tại tỉnh Phú Thọ� Cây Địa liền trồng ở khoảng cách 25×25 cm (16 vạn cây/ha) cho năng suất thấp hơn khi trồng ở khoảng cách 20×20 cm nhưng tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng của cây và phẩm cấp nguyên liệu đều cao hơn� • Bón phân với liều lượng khác nhau cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế� Cây Địa liền khi bón 150 kg N + 140 kg P2O5 + 140 kg K2O + 20 kg S trên nền 20 tấn phân chuồng hoai + 500 kg vôi bột cho sinh trưởng, năng suất, phẩm cấp nguyên liệu đều cao nhất trong các công thức nghiên cứu� • Địa liền trồng với mật độ 16 vạn cây/ ha với mức bón 150 kg N + 140 kg P2O5 + 140 kg K2O + 20 kg S trên nền 20 tấn phân chuồng hoai + 500 kg vôi bột cho sinh trưởng tốt nhất, năng suất đạt 285,2 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 238,67 triệu đồng/ha� Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng Việt [1] Võ Văn Chi, 2012� Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới) – tập 1� NXB Y học, Hà Nội� học, Tập 51 (10)� [2] Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần, 2005� Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội� [3] Hội Đông y Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á, 2013� Những cây thuốc và vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu� NXB Y học, Hà Nội� [4] Đỗ Tất Lợi, 1997� Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (tái bản lần thứ 3 có sửa đổi bổ sung)� NXB Y học, Hà Nội� [5] Quyết định 621/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ngày 31/3/2015 về “Danh mục các loài cây dược liệu ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015–2020”� Tài liệu tiếng Anh [6] Sudipa Nag and Subrata Mandal, 2014� Importance of Ekangi (Kaempferia galanga L�) as medicinal plants – a review� Inter- national Journal of Innovative Research Bảng 4. Bảng thống kê chi phí và hiệu quả kinh tế thu được (triệu đồng) Công thức Tổng chi Tổng thu Lãi thuần P1M1 (đ/c) 160,97 357,33 196,36 P1M2 138,47 351,69 213,22 P1M3 124,97 349,79 224,82 P2M1 162,42 371,66 209,24 P2M2 139,92 357,71 217,79 P2M3 126,42 349,38 220,96 P3M1 163,87 382,56 218,69 P3M2 141,37 366,56 225,19 P3M3 127,87 366,54 238,67 50 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP SUMMARY effect of plant density and fertilizer dose on growth and yield of Kaempferia galanga l. on alluvial soil in phutho province Mai Thi nhu Trang1, Tran Van Cuong1, nguyen Thi KiM Thuy1, ninh KhaC Bay1, Kieu Thi Thu Lan1, PhaM Thi huong Lien1, Phan Chi nghia2 1Center for High Technology Development—Vietnam Academy of Science and Technology; 2Faculty of Agriculture–Forestry–Aquaculture, Hung Vuong University The research aimed to find the formula for fertilizer and planting density that suit for intensive farming Kaempferia galanga L. on alluvial soil in Phu Tho province. The exper- iment was arranged with Split-plot model, repeated 3 times. 3 levels of fertilizer for 1 ha as follows: P1 (100kg N + 100kg P2O5 + 100kg K2O + 10kg S), P2 (125kg N + 120kg P2O5 + 120kg K2O + 15kg S), P3 (150kg N + 140kg P2O5 + 140kg K2O + 20kg S) on 20 tons decomposed manure + 500kg lime powder and 3 planting density: M1, M2, M3 respectively 440, 250 and 160 thousand plants. ha-1. The research’s result showed that: The Kaempferia galanga L. grew, yield and economic efficiency’s highest at P3M3 formula (Planting density: 160 thou- sand plants. ha-1, the level of fertilizer. ha-1: 150kg N + 140kg P2O5 + 140kg K2O + 20kg S on 20 tons decomposed manure + 500kg lime powder) with a total yield in a year at 28,52 tons/ha. Keywords: Kaempferia galanga L., fertilizer, density, Phu Tho. and Review ISSN: 2347 – 4424 (Online). An Online International Journal. Available at 2015 Vol. 3 (1) January-March, pp.99-106/Nag and Mandal. [7] Sulaiman MR�, Zakaria ZA, Daud IA, Ng FN, Hidayat MT, 2008� Antinociceptive and anti-inflammatory activities of the aqueous extract of Kaempferia galanga leaves in animal models� Journal of Natural Medicines 62(2): 221-227� [8] Sutthanont N, Choochote W, Tuentun B, Junkum A, Jipakdi A, Chaithong U, Riyong D, Pitasawat B, 2010� Chemical composition and larvicidal activity of edible plant– derived essential oils against the pyrethroid–suscep- tible and resistant strains of Aedes aegypti. J. Vector Ecol., 35: 106 – 115�

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23_9094_2218788.pdf
Tài liệu liên quan