Tài liệu Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ thân thịt của heo rừng lai nuôi tại Trà Vinh: DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
KHKT Chăn nuôi số 241 - tháng 2 năm 2019 37
grown female broiler chickens raised in organic or
conventional production system. Asian-Australas J.
Anim. Sci., 29(7): 987-97.
5. Guan, R.F., F. Lyu, X.Q. Chen, J.Q. Ma, H. Jiang and
C.G. Xiao (2013). Meat quality traits of four Chinese
indigenous chicken breeds and one commercial broiler
stock. J. Zhejiang Univ. Sci., B14(10): 896-02.
6. Haščík, P., I.O.E.Elimam, J. Garlík, M. Bobko, M.
Kačániová and J. Čuboň (2014). Broiler´s Ross 308
meat chemical composition after addition of bee pollen
as a supplement in their feed mixtures. J. Microbiol.
Biotech. Food Sci., 3(3): 11-13.
7. Hoan N.D. and M.A. Khoa (2016). Meat quality
comparison between fast growing broiler Ross 308 and
slow growing Sasso laying males reared in free range
system. J. Sci. Devel., 14(1): 101-08.
8. Kefali S., F. Kaygisiz and N.Y. Toker (2007). Effects of
probiotics on feed consumption, live weight gain and
...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ thân thịt của heo rừng lai nuôi tại Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
KHKT Chăn nuôi số 241 - tháng 2 năm 2019 37
grown female broiler chickens raised in organic or
conventional production system. Asian-Australas J.
Anim. Sci., 29(7): 987-97.
5. Guan, R.F., F. Lyu, X.Q. Chen, J.Q. Ma, H. Jiang and
C.G. Xiao (2013). Meat quality traits of four Chinese
indigenous chicken breeds and one commercial broiler
stock. J. Zhejiang Univ. Sci., B14(10): 896-02.
6. Haščík, P., I.O.E.Elimam, J. Garlík, M. Bobko, M.
Kačániová and J. Čuboň (2014). Broiler´s Ross 308
meat chemical composition after addition of bee pollen
as a supplement in their feed mixtures. J. Microbiol.
Biotech. Food Sci., 3(3): 11-13.
7. Hoan N.D. and M.A. Khoa (2016). Meat quality
comparison between fast growing broiler Ross 308 and
slow growing Sasso laying males reared in free range
system. J. Sci. Devel., 14(1): 101-08.
8. Kefali S., F. Kaygisiz and N.Y. Toker (2007). Effects of
probiotics on feed consumption, live weight gain and
production cost in broilers. Indian Vet. J., 8: 267-69.
9. Đỗ Võ Anh Khoa (2019). Ảnh hưởng của khối lượng
sống lên các thành phần thân thịt ở gà Ross 308. Tạp chí
KHKT Chăn nuôi (bài đã được chấp nhận đăng).
10. Michalczuk M., M. Stepinska and M. Lukasiewicz
(2011). Effect of the initial body weight of Ross 308
chicken broilers on rate of growth. Anim Scie Annals
Warsaw Uni. Life Sci., 49: 121-25.
11. Naeemasa M., A.A. Alaw Qotbi, A. Seidavi, D. Norris,
D. Brown and M. Ginindza (2015). Effects of coriander
(Coriandrum sativum L.) seed powder and extract on
performance of broiler chickens. South Afri J. Anim.
Sci., 45(4): 371-78.
12. Pournazari M., A.A.A. Qotbi, A. Seidavi and M.
Corazzin (2017). Prebiotics, probiotics and thyme
(Thymus vulgaris) for broilers: performance, carcass
traits and blood variables. Rev. Colomb Cie. Pecu., 30:
3-10.
13. USAID (2011). Feed Conversion Ratio - Technical
Bulletin #07 (https://pdf.usaid.gov/pdf_docs/
PA00K8MQ.pdf).
14. Yirga H. (2015). The Use of Probiotics in Animal
Nutrition. J. Prob. Health, 3:132.
15. Torshizi M.A.K., A.R. Moghaddam, Sh Rahimi and N.
Mojgani (2010). Assessing the effect of administering
probiotics in water or as a feed supplement on broiler
performance and immune response. British Poul. Sci.,
51(2): 178-84.
ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN SINH
TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ THÂN THỊT CỦA HEO RỪNG LAI NUÔI TẠI
TRÀ VINH
Lâm Thái Hùng1* và Lý Thị Thu Lan1
Ngày nhận bài báo: 30/07/2018 - Ngày nhận bài phản biện: 28/08/2018
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 28/09/2018
TÓM TẮT
Thí nghiệm nuôi dưỡng được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 khẩu phần và
3 lần lặp lại (trong đó gồm 2 heo cái và 1 heo đực thiến) để đánh giá khả năng sinh trưởng và tỷ
lệ thân thịt heo Rừng lai 2-5 tháng tuổi. Các nghiệm thức khác nhau do các mức độ khác nhau của
thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần (0, 10, 20 và 30%). Heo được ăn uống tự do và được tiêm phòng
một số bệnh thông thường. Tất cả heo thí nghiệm được mổ khảo sát lúc 5 tháng tuổi để xác định
tỷ lệ các phần thân thịt. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn
được cải thiện lần lượt ở mức 93,87 g/con/ngày và 4,76 kg thức ăn/kg tăng khối lượng khi bổ sung
20% thức ăn hỗn hợp vào khẩu phần. Mặc dù dài thân thịt và tỷ lệ thịt xẻ cũng được cải thiện lần
lượt ở mức 57,5 và 66,83%, nhưng tỷ lệ thịt nạc giảm còn 39,18% và tỷ lệ mỡ tăng lên 21,88%.
Từ khóa: Khẩu phần, sinh trưởng, tỷ lệ thân thịt và heo Rừng lai.
ABSTRACT
Evaluation for growth and carcass traits of crossbred wild pigs in different levels of
concentrate in diets
A feeding experiment was carried out in a completely randomized design with four treatments
and three replicates (two females and one castrated male), to evaluate growth ability and carcass
1 Trường Đại học Trà Vinh
* Tác giả để liên hệ: TS. Lâm Thái Hùng, Trưởng khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh; ĐT: 0919026614;
email: lthung@tvu.edu.vn
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
KHKT Chăn nuôi số 241 - tháng 2 năm 201938
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, chăn nuôi heo là một trong
những ngành sản xuất quan trọng trong hệ
thống sản xuất nông nghiệp và cũng là nghề
sản xuất truyền thống của nhiều nông hộ.
Việc nâng cao năng suất và chất lượng thịt
heo là mục tiêu mà ngành chăn nuôi heo đang
hướng đến để đáp ứng nhu cầu thị trường
tiêu dùng. Ngày nay, việc nâng cao năng suất
và chất lượng thịt được thực hiện bằng các
biện pháp như nhân thuần và lai tạo. Ngoài
ra việc thay đổi khẩu phần thức ăn chăn nuôi
cũng đang là hướng được quan tâm. Theo Lê
Thị Mến (2013), thức ăn là yếu tố góp phần
quan trọng trong việc nâng cao khả năng sinh
trưởng, năng suất và chất lượng quầy thịt của
đàn heo.
Heo Rừng, tên khoa học là Sus scrofa với
nguồn gốc Châu Âu và Sus cristatus với nguồn
gốc Châu Á. Thịt heo Rừng không những là
món ăn ưa thích hấp dẫn người tiêu dùng vì
chất lượng thịt nạc, ít cholesterol mà nó còn
là thịt sạch và an toàn do được chăn nuôi bán
tự nhiên, không dùng kháng sinh. Bên cạnh
đó, nhu cầu của thị trường về thịt heo có chất
lượng cao ngày càng tăng, nên hướng nghiên
cứu nâng cao chất lượng thịt đang được quan
tâm (Newcom và ctv, 2004). Tuy nhiên, khả
năng TKL của heo Rừng thấp do tập tính
hoang dã. Đồng thời, chúng thích ăn thức
ăn dạng cứng như hạt, củ, quả, các loại rau
và gặm nhắm rể thân cây cũng dẫn đến TKL
chậm làm hiệu quả kinh tế chăn nuôi không
cao. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc
đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ thức ăn hỗn hợp
bổ sung trong khẩu phần lên sinh trưởng và
chất lượng thân thịt của heo Rừng lai nuôi tại
Trà Vinh đã được thực hiện.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và địa điểm
Thí nghiệm được thực hiện trên đàn heo
Rừng lai thương phẩm, tại Trại thực nghiệm
Chăn nuôi – Khoa Nông nghiệp - Thủy sản
thuộc Trường Đại học Trà Vinh.
2.2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên với 4 nghiệm thức là 4 khẩu phần (KP)
thức ăn khác nhau và 3 lần lặp lại (trong đó
gồm 2 con cái và 1 con đực thiến lúc 2 tháng
tuổi). Nghiệm thức đối chứng (KP-0): 20% rau
lang (RL) + 30% rau muống (RM) + 50% cải
bắp (CB); KP-10: 30% RL + 30% RM + 30% CB +
10% thức ăn hỗn hợp (TAHH); KP-20: 25% RL
+ 25% RM + 30% CB + 20% TAHH; KP-30: 40%
RL + 25% RM + 5% CB + 30% TAHH.
Mỗi heo được nuôi trên nền chuồng với
diện tích 20m2 gồm 1/3 nền xi măng và 2/3 nền
nệm lót sinh học. Heo được ăn và uống nước
tự do; được tiêm phòng một số bệnh thông
thường. Tất cả heo thí nghiệm được mổ khảo
sát lúc 5 tháng tuổi để xác định tỷ lệ các phần
thân thịt. Hàm lượng CP (%) và ME (kcal/kg
thức ăn) của các khẩu phần KP-0, KP-10, KP-
20 và KP-30 lần lượt là 19,31 và 2.572; 18,85 và
2.575; 18,56 và 2.664; 17,81 và 2.665.
2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu được đánh giá gồm tiêu tốn
thức ăn (TTTA), tăng khối lượng cơ thể (TKL),
hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và tỷ lệ các
phần thân thịt.
Tất cả heo thí nghiệm đều được cân KL đầu
thí nghiệm và KL hàng tuần TN để tính TKL.
Lượng TA được cân trước khi cho ăn và
thừa hàng ngày để tính lượng thức ăn tiêu thụ.
ratios of from 2 to 5 month-age crossbred wild pigs. The treatment differed from different levels
of concentrate (0, 10, 20, and 30%) in diets. Pigs were fed, watered ad libitum, and prevented some
common diseases. All of them were slaughtered at 5 month of age to assess carcass ratios. The
results showed that body weight gain and FCR were improved at 93.87 g/day and 4.76 kg feed
intake per kg body weight gain, respectively when supplying 20% concentrate in the diet. Although
carcass length and body ratios were also improved at 57.5 and 66.83%, respectively, the lean meat
ratio decreased at 39.18% and the fat ratio increased at 21.88%.
Keywords: Diets, growth, carcass ratios, and crossbred wild pig.
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
KHKT Chăn nuôi số 241 - tháng 2 năm 2019 39
Tiêu tốn protein/kg TKL = (Mức protein/
kgTA*TA tiêu thụ)/TKL toàn kỳ.
Tiêu tốn ME/kg TKL = (Mức ME/kgTA*TA
tiêu thụ)/TKL toàn kỳ
Tăng khối lượng cơ thể (kg/con) = KL kết
thúc TN - KL đầu TN.
Tăng khối lượng tuyệt đối (g/con/ngày) =
(KL kết thúc TN - KL đầu TN)/Số ngày theo dõi.
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) = Tổng
TA tiêu thụ/Tổng TKL.
Phương pháp mổ khảo sát: Sau khi kết
thúc thí nghiệm nuôi dưỡng heo được nhịn
đói 24 giờ để ổn định khối lượng sống theo
phương pháp của Lê Thị Mến (2013). Chỉ tiêu
dài thân thịt, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt nạc và tỷ lệ
mỡ được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN
3899-84) (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2003).
2.4. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê bằng ANOVA
và so sánh sự khác biệt trung bình giữa các
nghiệm thức bằng Tukey của phần mềm
Minitab 13.2 (2000).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của các khẩu phần thức ăn
khác nhau lên khả năng sinh trưởng của heo
Bảng 1 cho thấy, khối lượng heo đầu thí
nghiệm không khác biệt có ý nghĩa (P>0,05),
đảm bảo yếu tố đồng đều về khối lượng và tạo
điều kiện thuận lợi đánh giá các chỉ tiêu sau
này được rõ ràng. Khối lượng heo Rừng lúc
kết thúc TN (5 tháng tuổi) khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05), cao nhất ở KP-20 (14,74 kg/
con) và thấp nhất ở KP-0 (13,09 kg/con). Điều
này cho thấy việc sử dụng khẩu phần KP-
20 mang lại khối lượng heo lúc 5 tháng tuổi
tốt hơn ở các khẩu phần còn lại. Khối lượng
của heo lúc 5 tháng tuổi phù hợp với kết quả
của Võ Văn Sự và ctv (2011) khi bổ sung 20%
TAHH, cơm vào khẩu phần cho kết quả trung
bình lúc 5-6 tháng tuổi là 14,4-14,8 kg/con. Kết
quả cũng phù hợp so với nghiên cứu của Lê
Trần Thanh Liêm và ctv (2016) khi bổ sung
20% TAHH vào khẩu phần của heo Rừng cho
kết quả khối lượng trung bình lúc 5 tháng tuổi
là 14,24 kg/con.
Tuy nhiên, kết quả này lại cao hơn kết quả
của Lê Đình Phùng và Hà Thị Nguyệt (2011)
khi nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình, tập tính
sinh hoạt, khả năng và tập tính sinh sản của
heo Rừng lai ở miền Trung cho kết quả là 13,83
kg/con. Đồng thời, kết quả này cũng cao hơn
so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Nơi (2010);
Hồ Viết Dương (2011) về sức sinh trưởng của
heo Rừng lai với heo Pác Nặm cho kết quả lúc 5
tháng tuổi dao động từ 12,12-13,22 kg/con. Trái
lại, kết quả này lại thấp hơn so với nghiên cứu
của Bùi Thị Thơm và Trần Văn Phùng (2013),
khi cho heo Rừng ăn khẩu phần có mức năng
lượng 2.800-3.000 kcal/kg thức ăn có kết quả
16,44 kg/con. Sự chênh lệch về khối lượng heo
lúc 5 tháng tuổi là do ở thí nghiệm của Hồ Viết
Dương (2011) và Nguyễn Văn Nơi (2010) sử
dụng heo Rừng lai với Pác Nặm, kết quả của Lê
Đình Phùng và Hà Thị Nguyệt (2011) sử sụng
thức ăn tự nhiên và 0,3 kg/ngày cám gạo, còn
ở nghiên cứu của Bùi Thị Thơm và Trần Văn
Phùng (2013) sử dụng mức năng lượng cao
hơn so với khẩu phần thí nghiệm này, ngoài ra
khối lượng của heo còn phụ thuộc vào giống
heo và đặc điểm di truyền.
Sự khác biệt về tăng khối lượng tuyệt đối
của heo Rừng có ý nghĩa thống kê (P<0,05), cao
nhất ở KP-20 (93,87 g/con/ngày) và thấp nhất
ở KP-0 (81,63 g/con/ngày). Kết quả về TKL
tuyệt đối này phù hợp với nghiên cứu của Bùi
Thị Thơm và Trần Văn Phùng (2013) cho kết
quả 62,81-98,84 g/con/ngày ở giai đoạn heo
Rừng 2-6 tháng tuổi; tương đương với nghiên
cứu của Nguyễn Văn Nơi (2010) và Hồ Viết
Dương (2011) cho sinh trưởng tuyệt đối của
heo Rừng lai F1(Rừng x Pác Nặm) ở 2-5 tháng
tuổi là 83,33-96,33 g/con/ngày. Tuy nhiên, kết
quả sinh trưởng tuyệt đối của nghiên cứu này
thấp hơn so với của Triệu Hồng Quyết (2015)
về việc bổ sung enzyme vào khẩu phần của
heo Rừng cho kết quả sinh trưởng tuyệt đối
lúc 4-5 tháng tuổi là 100,33 g/con/ngày. Song,
cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc
Phục và ctv (2012) về khả năng sinh trưởng
của heo Rừng lai (Khùa x Rừng) trong điều
kiện bán hoang dã 56,27-72,93 g/con/ngày; heo
Vân Pa tại Quảng Trị là 64,38 g/con/ngày (Trần
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
KHKT Chăn nuôi số 241 - tháng 2 năm 201940
Văn Do, 2006); heo Bản tại Sơn La 66-85 g/con/
ngày (Lemke và ctv, 2006). Sự chênh lệch này
là do trong nghiên cứu của Triệu Hồng Quyết
(2015) đã sử dụng enzyme Allzym (proteaza
và amiliza) là loại men tiêu hóa kích thích sinh
trưởng, còn trong nghiên cứu của Nguyễn
Ngọc Phục và ctv (2012), heo Vân Pa, heo
Bản, heo Khùa và con lai là giống heo có tăng
trưởng thấp so với giống heo Rừng.
Bảng 1: Sinh trưởng của heo Rừng lai thí nghiệm
Chỉ tiêu KP-0 KP-10 KP-20 KP-30 P/SEM
Khối lượng đầu TN (kg/con) 5,56 5,40 5,46 5,66 0,953/0,356
Khối lượng cuối TN (kg/con) 13,09b 13,37b 14,74a 13,83ab 0,021/0,300
Tăng khối lượng tuyệt đối (g/con/ngày) 81,63b 82,57b 93,87a 86.81ab 0,003/1,663
FCR (kg TA/kg tăng khối lượng) 5,81a 5,16ab 4,76b 5,03ab 0,048/0,228
Ghi chú: Các giá trị trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau là sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Kết quả FCR ở bảng 1 của heo Rừng dao
động trong phạm vi 4,76-5,81 kg TA/kg TKL,
cao nhất ở KP-0 (5,81) và thấp nhất ở KP-20
(4,76). Hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các NT
khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hệ số
chuyển hóa thức ăn càng thấp thì hiệu quả
kinh tế càng cao và chứng tỏ heo Rừng sử
dụng khẩu phần thức ăn một cách hiệu quả.
Từ kết quả ở bảng 1 cho thấy việc sử dụng
khẩu phần ở KP-20 cho hệ số chuyển hóa thức
ăn tốt hơn so với các NT còn lại. Kết quả về hệ
số chuyển hóa thức ăn gần tương đương với
nghiên cứu Bùi Thị Thơm và Trần Văn Phùng
(2013) tiêu tốn thức ăn của heo Rừng lai 5,04-
5,44 kg TA/kg TKL. Sự chệnh lệnh giữa các
nghiên cứu là do khác nhau về khẩu phần và
con giống, ngoài ra một số giống heo như heo
Móng Cái có khả năng sinh trưởng cao hơn so
với heo Rừng. Bên cạnh đó thì phương thức
chăn nuôi cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng tăng trưởng của heo như ở phương thức
thả rông, bán chăn thả heo được chăn thả tự
do, khả năng vận động nhiều hơn và tiêu hao
năng lượng nhiều hơn nên tiêu tốn TA/kg TKL
cũng cao hơn và ngược lại.
3.2. Ảnh hưởng khẩu phần lên tiêu thụ năng
lượng và protein
Protein là thành phần dinh dưỡng quan
trọng trong quá trình sinh trưởng và phát
triển của vật nuôi. Tiêu tốn protein thường
ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả chăn nuôi.
Việc cân bằng giữa protein/năng lượng sẽ
góp phần cho quá trình hấp thu các chất dinh
dưỡng cũng như hấp thu protein và năng
lượng một cách hiệu quả. Theo Vũ Phạm Xuân
Anh (2014) khi ở trong cùng mức năng lượng,
sự chênh lệch về tỷ lệ protein ảnh hưởng
không nhiều đến tăng khối lượng của heo.
Tuy nhiên, ở các mức năng lượng khác nhau
thì sự chênh lệch về hàm lượng protein đã có
ảnh hưởng đến mức tăng khối lượng của heo.
Kết quả theo dõi tiêu tốn protein/kg TKL
và tiêu tốn năng lượng/kg TKL được trình
bày ở bảng 2 cho thấy tiêu tốn protein/kg TKL
giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05). Tiêu tốn protein/kg TKL ở
KP-20 thấp nhất (658,58g) và cao nhất ở KP-0
(766,47g). Như vậy, việc sử dụng khẩu phần
KP-20 đã mang liệu hiệu quả tốt hơn. Kết quả
tiêu tốn protein/kg TKL phù hợp với nghiên
cứu của Hồ Viết Dương (2011) ở heo Rừng lai
(3/4 Rừng) cho kết quả là 660,10g, ở heo Rừng
lai (Rừng x Pác Nặm) cho kết quả là 702,13g.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn
Nơi (2010) thì heo Rừng lai (Rừng Thái Lan
x Pác Nặm) cho kết quả là 747,76g và heo Pác
Nặm cho kết quả là 672,05g, cũng phù hợp với
kết quả nghiên cứu này. Bên cạnh đó, kêt quả
nghiên cứu của Lê Thị Mến (2013) trên heo
thịt cho kết quả tiêu tốn protein/kg TKL 340-
356g, theo Lê Thị Mến (2013) thì lượng protein
tiêu thụ/kg TA phụ thuộc vào giống heo và
loại thức ăn sử dụng.
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
KHKT Chăn nuôi số 241 - tháng 2 năm 2019 41
Tiêu tốn năng lượng/kg TKL của heo
Rừng khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và
dao động từ cao nhất ở KP-0 (16.766kcal) đến
thấp nhất ở KP-20 (15.658kcal). Kết quả tiêu
tốn năng lượng/kg TA cao hơn nghiên cứu của
Bùi Thị Thơm và Trần Văn Phùng (2013) với
kết quả dao động 14.332-14.540kcal khi cho
ăn thức ăn có khẩu phần 2.800-3.000kcal. Bên
cạnh đó, kết quả tiêu tốn năng lượng trong
nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu
của Hồ Viết Dương (2011) trên heo Rừng lai là
18.788-19.794kcal. Sự chênh lệch tiêu tốn năng
lượng/kg TKL giữa các thí nghiệm là do ở thí
nghiệm của Bùi Thị Thơm và Trần Văn Phùng
(2013) sử dụng lượng protein và năng lượng
khá cao, còn ở nghiên cứu của Hồ Viết Dương
(2011) sử dụng heo Rừng lai với heo Pác Nặm,
ngoài ra nó còn ảnh hưởng bởi tập tính hoạt
động liên tục của heo Rừng.
3.3. Tỷ lệ các phần thân thịt của heo thí
nghiệm
Bảng 3 cho thấy dài thân thịt, tỷ lệ thịt xẻ,
tỷ lệ thịt nạc và tỷ lệ mỡ của heo ở các NT khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Điều này
chứng tỏ rằng khi thay đổi tỷ lệ TAHH trong
khẩu phần ăn của heo đã ảnh hưởng đến tỷ lệ
các phần thân thịt. Theo Trần Văn Phùng và
ctv (2004), việc cung cấp cho heo các mức dinh
dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các
phần trong cơ thể.
Bảng 2. Lượng năng lượng và protein tiêu thụ của heo Rừng lai
Chỉ tiêu KP-0 KP-10 KP-20 KP-30 P/SEM
Tiêu tốn protein/kg TKL (g) 766,47a 721,19a 658,58b 673,17b 0,000/10,10
Tiêu tốn năng lượng/kg TKL (kcal) 16.766a 16.721a 15.658b 16.339ab 0,006/168,9
Bảng 3. Tỷ lệ các phần thân thịt của heo thí nghiệm lúc 5 tháng tuổi
Chỉ tiêu KP-0 KP-10 KP-20 KP-30 P/SEM
Dài thân thịt (cm) 54,00c 58,67b 57,50a 50,33a 0,001/0,759
Tỷ lệ thịt xẻ (%) 62,94d 68,30c 66,83a 60,27b 0,001/0,297
Tỷ lệ thịt nạc (%) 42,93a 41,77b 39,18c 44,23d 0,001/0,249
Tỷ lệ mỡ (%) 19,74c 21,00bc 21,88ab 23,18a 0,001/0,392
Kết quả tỷ lệ thịt xẻ phù hợp với nghiên
cứu của Lê Trần Thanh Liêm (2016) với kết quả
là 64,1-69%. So với nghiên cứu của Hồ Viết
Dương (2011) tỷ lệ mỡ (21,07-22,58%) và tỷ lệ
thịt xẻ (64,40-68,55%) ở heo Rừng phù hợp với
kết quả nghiên cứu ở bảng 3; nhưng tỷ lệ thịt
nạc (45,11-46,17%) cao hơn. Nghiên cứu của
Nguyễn Văn Nơi (2010) khi mổ khảo sát heo
Rừng Thái Lan lai với heo Pác Năm thì tỷ lệ
thịt xẻ là 64,20-66,40%, tỷ lệ thịt nạc là 42,07-
45,11%, tỷ lệ mỡ là 22,08-23,57%. Nghiên cứu
của Bùi Thị Thơm và Trần Văn Phùng (2013)
trên heo Rừng ở Thái Nguyên thì tỷ lệ thịt xẻ
là 68,59-68,69%, tỷ lệ thịt nạc là 55,67-55,23%,
tỷ lệ mỡ là 14,07-14,23%. Nguyễn Ngọc Phục
và ctv (2012) mổ khảo sát trên heo Rừng lai
(Rừng x Khùa) thì tỷ lệ thịt xẻ là 65,64-67,72%,
tỷ lệ thịt nạc là 41,85-46,89%, tỷ lệ mỡ là 20,42-
24,01%. Razmaite và ctv (2009) cho thấy tỷ
lệ heo Rừng trong các tổ hợp lai không ảnh
hưởng đến chỉ tiêu thân thịt và diện tích cơ
thăn.
4. KẾT LUẬN
Việc bổ sung thức ăn hỗn hợp vào khẩu
phần ở mức 20% đã cải thiện được tăng khối
lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn, dài thân thịt
và tỷ lệ thịt xẻ nhưng tỷ lệ thịt nạc giảm và tỷ
lệ mỡ tăng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003). Quy
trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo, TCVN
3899-84, trong tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt
Nam, Tập V, Tiêu chuẩn chăn nuôi, Phần 1: Chăn nuôi -Thú
y. Cơ quan xuất bản: Trung tâm Thông tin và Phát triển
Nông thôn, 97-100.
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
KHKT Chăn nuôi số 241 - tháng 2 năm 201942
2. Bùi Thị Thơm và Trần Văn Phùng (2013). Ảnh hưởng
của năng lượng trao đổi trong khẩu phần thức ăn đến
sinh trưởng và chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi
lợn rừng tại Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Đại học Thái Nguyên, 112: 169-72.
3. Hồ Viết Dương (2011). Nghiên cứu sức sản xuất thịt và
mối tương quan với gen Myogenin, MC4R của lợn lai
F2 3/4 máu lợn rừng {Đực rừng x nái F1 (Đực rừng x Nái
địa phương Pác Nặm)}. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
4. Lê Đình Phùng và Hà Thị Nguyệt (2011). Nghiên cứu
đặc điểm ngoại hình, tập tính sinh hoạt, khả năng và
tập tính sinh sản của lợn Rừng Thái Lan nhập nội nuôi
ở miền Trung Việt Nam. Tạp chí Khoc học Đại học Huế,
67: 101-08.
5. Lê Thị Mến (2013). Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn
lên năng suất và chất lượng sản phẩm của heo nuôi thịt
Landrac x (Yorshire x Ba Xuyên). Tạp chí Khoa học Đại
học Cần Thơ, 28: 1-7.
6. Lê Trần Thanh Liêm, Trần Thanh Dũng và Phan Đỗ
Thanh Thảo (2016). Hiệu quả chăn nuôi của mô hình
nuôi heo rừng sử dụng các công thức cho ăn khác nhau.
Kỹ yếu Hội nghị Nông nghiệp và PTNT thời Hội nhập,
Hòa An, Pp. 155-60.
7. Lemke U., B. Kaufmann, L.T. Thuy, K. Emrich, A.
Valle Zarate (2006). Evaluation of smallholder pig
production systems in North Vietnam: Pig production
management and pig performances. Livestock Science,
105: 229-43.
8. Minitab (2000), Minitab Reference Manual. PC Version,
Release 13.2. Minitab Inc., State College, PA.
9. Newcom D.W., Stalder K.J., Baas T.J., Goodwin R.N.,
Parrish F.C. and Wiegand B.R. (2004). Breed differences
and genetic parameters of myoglobin concentration in
porcine longissimus muscle. J. Anim. Sci., 82(8): 2264-
68.
10. Nguyễn Văn Nơi (2010). Nghiên cứu đa hình một số
gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của
lợn lai (Đực rừng Thái Lan x Nái địa phương Pác Nặm).
Luận văn Thạc sĩ. Đại học Nông lâm Thái nguyên.
11. Nguyễn Ngọc Phục, Nguyễn Quế Côi, Phan Xuân
Hảo, Nguyễn Hữu Xa, Lê Văn Sáng và Nguyễn Thị
Bình (2012). Tốc độ sinh trưởng, năng suất và chất
lượng thịt của lợn Khùa và lợn lai F1 (Lợn rừng x Lợn
Khùa) tại vùng miền núi Quảng Bình. Tạp chí Khoa học
Công nghệ chăn nuôi, 27: 3-14.
12. Razmaite V. and Sigita K. (2009). Distinguishable
characteristics and early growth of piglets from
Lithuanian indigenous pigs and wild boar intercross
and backcross. Acta Veterinaria (Beograd), 59: 591-600.
13. Trần Văn Do (2006). Sinh trưởng phát triển của lợn Vân
Pa tại Đakrông, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Báo cáo
tóm tắt đề tài NCKH. Sở KHCN tỉnh Quảng Trị.
14. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân
và Hà Thị Hảo (2004). Giáo trình chăn nuôi lợn. NXB
Nông nghiệp Hà Nội, 281 trang.
15. Triệu Hồng Quyết (2015). Sử dụng enzyme tiêu hóa
trong chăn nuôi lợn rừng lai trong giai đoạn sau cai sữa.
Luận văn Thạc sĩ. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
16. Võ Văn Sự, Tăng Xuân Lưu, Trần Trương Nguyên,
Nguyễn Bảy Dũng và Trịnh Phú Ngọc (2011). Kết quả
nghiên cứu thuần hóa và nhân giống lợn rừng Việt
Nam. Tạ chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 31: 91-
100.
17. Vũ Phạm Xuân Anh (2014). Xác định ảnh hưởng các
mức năng lượng, protein và khối lượng khi phối giống
đến khả năng sinh sản của lợn Móng Cái. Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PROTEIN THÔ VÀ LYSIN ĐẾN
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ TRE 17-40 TUẦN TUỔI
Phạm Ngọc Thảo1, Đồng Sỹ Hùng1, Đinh Thị Quỳnh Liên1, Nguyễn Thị Hiệp và Bùi Thị Phượng*1
Ngày nhận bài báo: 12/08/2018 - Ngày nhận bài phản biện: 30/08/2018
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 28/09/2018
TÓM TẮT
Thí nghiệm được tiến hành để xác định mức protein thô (CP) và lysin (Lys) phù hợp cho gà
Tre ở giai đoạn đẻ trứng. 405 gà Tre 17 tuần tuổi được sử dụng cho 24 tuần thí nghiệm tại trại gà
Huỳnh Thị Ánh Nguyệt, Chợ Gạo (Tiền Giang), từ tháng 08/2016 đến tháng 02/2017. Năng lượng
trao đổi trong khẩu phần được thiết lập ở mức 2.800 kcal/kg. Ba nghiệm thức là 3 mức CP và Lys
khác nhau trong khẩu phần ăn tương ứng 16 và 0,7%; 18 và 0,85%; 20 và 1,0%. Gà thí nghiệm được
phân ngẫu nhiên vào 3 nghiệm thức ở 3 lần lặp lại, với 45 gà/lần lặp lại/nghiệm thức. Năng suất
trứng, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng, tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở ở mức CP và Lys trung
bình và cao đã cải thiện rõ rệt so với ở mức thấp (0,24-0,29 quả/mái/tuần, 12,40-14,73%; 4,21-4,81%
1 Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ
∗ Tác giả để liên hệ: ThS. Bùi Thị Phượng, Bộ môn Di truyền Giống vật nuôi - Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ. Địa chỉ: Kp. Hiệp
Thắng, P. Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương. Điện thoại: 0974.691.086; Email: phượng.buithi@iasvn.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hthtr_9191_2226105.pdf