Ảnh hưởng của internet tới quan hệ đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam hiện nay - Đỗ Quyết Thắng

Tài liệu Ảnh hưởng của internet tới quan hệ đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam hiện nay - Đỗ Quyết Thắng: 1 ẢNH HƯỞNG CỦA INTERNET TỚI QUAN HỆ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM HIỆN NAY Đỗ Quyết Thắng* Trong những năm gần đây, công nghệ “web 2.0” đã trở thành một thành tựu được bàn bạc sôi nổi trong giới công nghệ thông tin cũng như giới truyền thông trên thế giới. Khác với Web 1.0 là hình thức xuất bản nội dung lên Internet 1 chiều, thời kỳ cực thịnh của chúng là những năm 1995 – 2004 thì Web 2.0 là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính. Nó xảy ra khi người ta không dùng máy tính nữa, chuyển sang dùng Internet như một nền tảng và nỗ lực tìm quy tắc để thành công trên nền tảng mới này. Quy tắc chính của Web 2.0 là việc xây dựng các ứng dụng có thể tận dụng các “hiệu ứng mạng” để tạo ra các giá trị tốt hơn và có nhiều người dùng hơn. (Nói cách khác là tận dụng “trí tuệ tập thể”). Web 2.0 mang đến khả năng tương tác và kết nối mở rộng cho người sử dụng. Nếu web 2.0 đang mở ra nhiều triển vọng phát triển truyền thông trên thế giới phục vụ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của internet tới quan hệ đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam hiện nay - Đỗ Quyết Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ẢNH HƯỞNG CỦA INTERNET TỚI QUAN HỆ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM HIỆN NAY Đỗ Quyết Thắng* Trong những năm gần đây, công nghệ “web 2.0” đã trở thành một thành tựu được bàn bạc sôi nổi trong giới công nghệ thông tin cũng như giới truyền thông trên thế giới. Khác với Web 1.0 là hình thức xuất bản nội dung lên Internet 1 chiều, thời kỳ cực thịnh của chúng là những năm 1995 – 2004 thì Web 2.0 là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính. Nó xảy ra khi người ta không dùng máy tính nữa, chuyển sang dùng Internet như một nền tảng và nỗ lực tìm quy tắc để thành công trên nền tảng mới này. Quy tắc chính của Web 2.0 là việc xây dựng các ứng dụng có thể tận dụng các “hiệu ứng mạng” để tạo ra các giá trị tốt hơn và có nhiều người dùng hơn. (Nói cách khác là tận dụng “trí tuệ tập thể”). Web 2.0 mang đến khả năng tương tác và kết nối mở rộng cho người sử dụng. Nếu web 2.0 đang mở ra nhiều triển vọng phát triển truyền thông trên thế giới phục vụ lợi ích nhu cầu con người ngày một đa dạng hơn thì việc phóng thành công vệ tinh Vinasat 1 cũng đang mở ra triển vọng về sự phát triển hạ tầng viễn thông, đón đầu những công nghệ truyền thông hiện đại. Ngày 22/05/2008, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức đưa vệ tinh Vinasat – 1 vào sử dụng, đánh dấu một bước tiến lớn đối với sự phát triển về mặt khoa học công nghệ thông tin của đất nước sau khi chúng ta chính thức kết nối vào Internet năm 1997. Tuy việc kết nối internet ở nước ta mới chỉ bắt đầu cách nay 11 năm nhưng nó đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến lĩnh vực truyền thông, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự hội tụ giữa thông tin, viễn thông, tin học là một xu hướng quan trọng trong xu thế phát triển truyền thông trên phạm vi toàn cầu. Và chính điều đó, lại đặt ra hàng loạt thách thức mới cho những người làm truyền thông nói chung, người làm báo Việt Nam nói riêng. Hiện nay sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp đất nước ta thu hút các thông tin kinh tế văn hóa xã hội hết sức cập nhật với thế giới và khu vực giúp cho việc thông tin của các nhà truyền thông có những thay đổi lớn, mô thức đa nguồn - đa tiếp nhận (many-to-many) thay * Thạc sỹ, Khoa Báo chí – Truyền thông, Đại Học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Tp. HCM 2 thế cho mô thức cũ một nguồn - đa tiếp nhận (one-to-many)(10). Công chúng cũng có nhiều công cụ để có thể nắm bắt thông tin một cách nhiều chiều, không chỉ có báo in mà cả truyền hình, internet, các công cụ thông tin trực tuyến khác nữa. Sự phát triển của Internet đã và sẽ kéo theo sự phát triển mạnh các hình thức truyền thông trên mạng. Báo chí trực tuyến đã bắt đầu đi vào quỹ đạo tăng tốc và sẽ có nhiều đột phá bất ngờ. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, internet đã khiến cho các mối quan hệ đạo đức của đội ngũ những người làm báo Việt nam có những sự ảnh hưởng mạnh mẽ, có những thách thức mới, làm ảnh hưởng tới một số mối quan hệ đạo đức của người làm báo Việt nam hiện nay. Đối với mối quan hệ đạo đức của nhà báo Việt nam xét từ phương thức tồn tại của đạo đức nhà báo, chúng ta nhận thấy một trong cấu trúc đặc trưng của đạo đức nhà báo chính là các quan hệ đạo đức của nhà báo. Quan hệ đạo đức là loại hình quan hệ xã hội phản ánh mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội về mặt đạo đức, là yếu tố tạo nên tính hiện thực (bản chất xã hội) của đạo đức, là phương thức mà qua đó đạo đức tồn tại. Con người trong các hoạt động tồn tại gắn bó với nhau trong nhiều mối quan hệ, trong đó có mối quan hệ nghề nghiệp. Trong bất cứ một ngành nghề, một lĩnh vực hoạt động nào bên cạnh những chi phối của luật pháp bằng các đạo luật, sắc lệnh, nguyên tắc do nhà nước ban hành để điều chỉnh các hoạt động và đảm bảo thực hiện bằng các công cụ của nhà nước thì còn hình thành những chuẩn mực và những quy phạm về đạo đức liên quan, phản ánh và điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi con người trong thực tế công việc, nghề nghiệp của họ, nhà báo cũng không thể có ngoại lệ. Theo các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang trong cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” thì trong hoạt động thực tiễn, nhà báo phải ứng xử với những mối quan hệ sau: “Nhà báo với công chúng, nhà báo với nguồn tin, nhà báo với nhân vật trong tác phẩm của mình, nhà báo với thông tin viên, cộng tác viên, nhà báo với tập thể tòa soạn, tập thể đồng nghiệp”1 Đội ngũ cán bộ báo chí nước ta càng phát triển thì càng có nhiều vấn đề đặt ra cho chính mình trong các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp, có cả tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy, việc xem xét một cách nghiêm túc, xử lý tốt yếu tố phát sinh trong quá trình phát triển thực tiễn của các mối quan hệ đạo đức của nhà báo khi hoạt động báo chí sẽ làm thanh thản lương tâm nghề nghiệp; nhất là định hướng cho nhà báo xác định quan điểm và phương pháp hành nghề, xử lý các tình huống khó khăn. (10) ước blog 1 Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2005, Tr 232 3 1. Quan hệ đạo đức của nhà báo Việt nam với việc khai thác và sử dụng các thông tin trên mạng internet Sự phát triển của công nghệ thông tin Internet ở nước ta đã là tiền đề cho việc thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu thông tin của công chúng báo chí. Ngày nay trên mạng Internet, người ta có thể cập nhật bất cứ loại thông tin gì mà mình quan tâm, có thể coi Internet là một kho kiến thức, thông tin khổng lồ giúp cho quá trình xã hội hóa thông tin ở nước ta càng ngày càng cập nhật hơn. Thông qua hệ thống internet thì người dân đã có thể có những thông tin nhiều chiều về một vấn đề, sự kiện diễn ra trên khắp thế giới một cách cập nhật. Bên cạnh đó, các nhà truyền thông cũng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các thông tin phục vụ cho bài viết của mình. Như nếu sử dụng cụm từ khóa: “bắt hai nhà báo” để tìm kiếm trên trang Google.com trong thời điểm 14 giờ ngày 12/05/2008 thì chúng ta có thể nhận được kết quả là 1.535 tin bài khác nhau có liên quan tới đề tài này, đến 19 h ngày 05/06/2008 thì kết quả tìm kiếm đã là 14.500, hoặc liên quan tới sự kiện “mở rộng Hà Nội” mới đây thì tại thời điểm này người ta cũng có thể tìm được 589.000 bài viết về các vấn đề liên quan. Tự do hóa thông tin, hiện đại hóa truyền thông trong xã hội đã tạo nên nguồn tin khổng lồ cho tất cả mọi thành viên xã hội nói chung và cho nhà báo nói riêng. Mỗi một người làm công tác báo chí đều đứng trước những lựa chọn thông tin khác nhau, thậm chí trái ngược nhau ở cùng một vấn đề. Ngoài việc tìm kiếm thông tin, vai trò của việc tiếp nhận và chọn lọc thông tin ngày càng trở nên quan trọng hơn trong hoạt động báo chí. Thế nhưng việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng các công cụ thông tin của các nhà báo nước ta hiện nay quả thật đang có rất nhiều vấn đề cần phải bàn bởi nó liên hệ một cách mật thiết tới mối quan hệ nhà báo với nguồn tin, việc các tờ báo sử dụng nhiều thông tin chưa chính xác, chưa được kiểm chứng trên mạng đã trở thành những thiệt hại không nhỏ cho người dân nước ta. Vụ việc báo chí đưa tin “Ăn bưởi gây ung thư” vào tháng 7 năm 2007 là một ví dụ. Việc “chênh lệch” thông tin trong dịch thuật ngôn ngữ từ Anh sang Việt, cộng với thực tế nhà báo đưa tin thiếu kinh nghiệm chuyên môn về vấn đề khoa học họ viết đã khiến nhà báo đã tạo nên một luồng tin sai trái một cách tai hại. Nó vượt ra ngoài phạm vi của báo chí để dẫn đến một biến động lớn về mặt kinh tế không mong đợi. Những thông tin về một giống bưởi ở nước ngoài khi sử dụng có thể khiến người dụng có nguy cơ bị ung thư vú đã bị một số tờ báo trong nước đăng thông tin không chuẩn xác do dịch không đúng về một tài liệu nước ngoài trên mạng làm những người làm nghề trồng bưởi và kinh doanh bưởi thảy đều méo mặt. Hậu quả nhãn tiền là “tại Đồng bằng sông Cửu Long, giá bưởi đang từ 8.000-10.000 đồng/kg đã bị rớt chỉ còn 1.000 đồng/kg. Dù giá rẻ như bèo nhưng 4 sức tiêu thụ vẫn rất ì ạch. Còn theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang, chỉ trong hơn một tháng, người dân trồng bưởi ở tỉnh này bị thiệt hại hơn 100 tỷ đồng”(2). Việc không kiểm chứng, xác định tính chân thực của nguồn tin cũng đã khiến các phương tiện thông tin đại chúng của nước ta vướng vào một tình huống dở khóc dở cười, đó là câu chuyện về “Trung tâm đào tạo Sharapova Bang Ky”, khởi nguồn từ một chuyện về việc muốn phản ánh về nỗi khổ sở của nhân dân sống ở khu vực cầu Băng Ky, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh phải chịu đựng sự ô nhiễm môi trường làm muỗi ở đây rất nhiều. Dựa trên cảm hứng này, báo Tuổi Trẻ Tp. Hồ Chí Minh có sáng tác ra một câu chuyện tiếu lâm hư cấu Sharapova sang Việt Nam và có ý định thành lập "Trung tâm quần vợt Sharapova Bang Ky". Bài viết này được đặt ở chuyên mục trào phúng(3). Vậy nhưng một số phương tiện báo chí trực tuyến của nước ta đã “tiếp nhận” các thông tin trên một cách hết sức “nghiêm túc” khi dịch ra tiếng Anh, đưa lên chuyên trang thể thao của báo mình, ăn theo mà không cần kiểm chứng thực hư như thế nào (4) Những ví dụ trên có một mẫu số chung chứng tỏ khả năng gây nhầm lẫn và sai lệch thông tin trong xã hội ngày càng lớn hơn của internet. Có thể nói rằng, công nghệ, net và cuôc sống hiện đại đã tạo nên rất nhiều kênh gây nhiễu thông tin. Nếu nhà báo không phải là một kênh lọc “nhiễu” chuẩn xác, những thông tin sai lệch sẽ xâm nhậm vào đời sống xã hội. Tại đây, với một mật độ tiếng ồn lớn gấp nhiều lần kênh thông tin đầu tiên, nó sẽ tạo thành những biến thể, nhiều khi vô hại, nhưng đôi khi gây nên những tác hại vô cùng lớn của báo chí tới công chúng. Sức mạnh và phạm vi tác động của báo chí là vô cùng lớn. Vì vậy bản thân mỗi người cầm bút phải luôn nhận thức rõ vai trò truyền đạt thông tin đến xã hội của mình. Trong thời đại ngày nay, công việc của nhà báo không chỉ là tiếp nhận và truyền lại, mà nhà báo đồng thời còn đảm nhận là một bộ phận lọc đầu tiên và quan trọng nhất đối với những thông tin ấy. Việc các nhà báo sử dụng thông tin mà không kiểm chứng ấy đã vi phạm ngay vào mối quan hệ đạo đức của nhà báo với nguồn tin khi đã không kiểm chứng lại tính chính xác, chân thực của thông tin, Điều 3 của Bản Quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt nam được thông qua ngày 13 tháng 8 năm 2005 đã chỉ rõ nhà báo cần phải: “hành nghề trung thực khách quan tôn trọng sự thật ”. Thông tin không trung thực chính xác dẫn đến những hậu quả to lớn đối với công chúng như tạo ra dư luận xấu, tạo ra những cách hiểu phiến diện sai lệch về một vấn đề, sự việc, đối với cơ quan báo chí đó là gây giảm lòng tin, báo chí mất dần bạn đọc. (2) http:// www.vietnamjournalism.com/module.html?name=News&file=save&sid=214 (3) (4) ang=Vn. 5 Một nhà báo có nghiệp vụ chắc chắn sẽ nghĩ đên việc xác nhận thông tin là những công việc cần thiết nhất. Phải lựa chọn cân nhắc vấn đề nào cần thông tin phản ánh, liều lượng cần thiết ở một sự kiện, kiểm chứng nguồn thông tin đó đảm bảo tính khách quan chân thật. Nguyên tắc báo chí là sự thật, và chỉ là sự thật. Nhưng mỗi “sự thật” cũng đã có hàng ngàn “bản sao” na ná nhau, nhất là với những thông tin trên internet, thông tin qua điện thoại, mạng ngôn ngữ toàn cầu. khi một nhà báo nhận được một nguồn tin về một tai nạn, hay bạn tìm thấy trên google một thông tin sốt dẻo. công việc ngay tức thời không phải là ngồi vào bàn và viết.. Thông tin trung thực khách quan đúng định hướng còn là trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo. Thông thường, sai lệch thông tin trong báo chí nhìn chung xuất phát từ một số yếu tố chính. Thứ nhất là sự thiếu kinh nghiệm thực tế của hoạt động nhà báo. Mặt này có thể được khắc phục bằng nhận thức của mỗi người. Là nhà báo thì phải luôn tâm niệm qui tắc “Đi –Sống - Nghĩ – Viết”. Nếu thiếu bất kì một trong những nhân tố nhỏ nhặt trong công thức đó, không thể nào có những bài báo chứa đựng sự thật, không thể có những bài báo xuất sắc như xã hội trông đợi. Thứ hai, những thông tin sai lệch đi từ sự thiếu hiểu biết của nhà báo. Vụ việc “ăn bưởi bị ung thư vú” chính là thể hiện mối quan hệ giữa truyền thông và khoa học. Hiện nay ở nước ta việc bồi dưỡng các kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, kiến thức khoa học của nhà báo nước ta chỉ trông chời hầu hiết vào việc tự học, tự đọc, tự tìm hiểu của người làm báo; chưa có nhiều khóa học tập trung cho các nhà báo trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Vì vậy chỉ có cách tự học tập, tự nghiên cứu, tự trau dồi kiến thức, tăng cường thực tế, vốn kiến thức xã hội cơ bản, tạo một thói quen tiếp nhận thông tin tích cực: đọc và chọn thì mới có thể giúp cho nhà báo có những bài viết sâu sắc, có tính chính xác cao về các vấn đề chuyên môn. Không phải thông tin nào cũng đúng. Không phải bất kì một dòng chữ nào cũng là thông tin, cũng là tin tức. Khi tiếp xúc với chúng, khả năng nghiệp vụ vững vàng cộng với vốn kiến thức sâu sắc sẽ giúp một nhà báo, bằng một kênh đặc biệt, gọi là kênh nhạy thông tin của riêng nghề nghiệp mình sẽ xác định được đâu là thông tin, đâu là tin cần thiết và có giá trị mà mình cần phải đưa. Muốn vậy cần phải có hiểu biết thấu đáo các vấn đề xã hội, thái độ nghiêm túc và sự công tâm trong việc thông tin các sự kiện, vấn đề trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôn trọng các quan điểm và chính kiến khác nhau. Vậy nhà báo thực hiện tiêu chí “trung thực, khách quan” khi tiếp cận với thông tin trên internet như thế nào? Chúng tôi cho rằng trước hết là nhà báo phải có năng lực, giỏi nghề để tiếp cận và xử lý thông tin ở mức chính xác cao nhất có thể. Bên cạnh đó, phải đề cao sự mẫn cảm và lương tâm của từng nhà báo khi tiếp cận vấn đề trên internet. Thiếu một trong hai điều kiện đó thì bài báo khó bảo đảm tính trung thực, khách quan. Cần có thái độ cân nhắc để sự thật phản ánh đúng 6 đường lối, đúng bản chất, phù hợp với lợi ích nhân dân 2. Mối quan hệ ứng xử với các phương tiện blog cá nhân trên Internet của người làm báo Thuật ngữ “weblog”, “blog” xuất hiện trên thế giới kể từ thập niên 90 của thế kỷ XX, lúc đầu chúng chỉ là những trang nhật ký trực tuyến của các cá nhân để họ có thể viết về những gì xảy ra chung quanh họ. nó lan truyền trong thế giới và thực sự trở thành cơn sốt đối với cư dân mạng của thế giới nói chung và nước ta nói riêng những năm gần đây. Nhờ sự phát triển của công nghệ internet và xu thế phát triển của báo chí thế giới thì blog đã trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng khá độc đáo và mới mẻ. Nhà nghiên cứu xã hội học truyền thông, TS Trần Hữu Quang đã từng khẳng định: “Blog là một phương tiện truyền thông liên cá nhân, cũng như email, nó có khả năng kết nối các cá nhân hoặc các nhóm công chúng”(5). Tuy nhiên trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập tới mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo với blog mà trong đó blog là phương tiện, công cụ của nhà báo bộc lộ, thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân của mình. Dạo quanh một lượt trên các trang web, chúng ta dễ dàng bắt gặp các trang blog của các nhà báo. Từ Blog Osin (Nhà báo Huy Đức, báo Sài Gòn Tiếp thị); Bố cu Hưng (Nhà báo Đức Hiển, báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh); Phan Văn Tú (Nhà báo Phan Văn Tú, Hội Nhà báo Đồng Nai); MisaVn (Nhà báo Nguyễn Văn Dững, Khoa báo chí – truyền thông, Học viện Báo chí truyền thông); Bùi Thanh (Nhà báo Bùi Thanh, Báo Tuổi trẻ Tp. Hồ Chí Minh). Có thể thấy rằng có rất nhiều những người làm báo bên cạnh việc tác nghiệp và viết bài cho các cơ quan báo chí truyền thông, họ còn sử dụng blog như những trang nhật ký cá nhân. Các nhà báo khi vào, viết blog có nhiều mục đích khác nhau, có thể coi nó là kênh thông tin chia xẻ tình cảm cá nhân, có thể là kênh thông tin tham khảo cho các bài viết của mình. .. và quan trọng hơn, đó là phương tiện để biểu lộ quan điểm cá nhân của nhà báo về những vấn đề, sự việc diễn ra hiện nay trong xã hội. Nhiều nhà báo đã coi việc thông tin trên blog cá nhân như là một sự định hướng tiên phong cho cộng đồng. Chính vì vậy công chúng có thể nhận thấy vai trò rất quan trọng của các blog của nhà báo như một kênh thông tin thứ 2 bên cạnh thông tin truyền thống là báo chí. Hầu như các blog cá nhân của cá nhà báo đều là các trang có số lượt người truy cập (Page view ) rất đông đảo. Theo ông Phan Văn Tú, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Đồng Nai, cũng là một blogger có uy tín, nhận định hiện nay các blog của nhà báo uy tín thường có người truy cập trung bình dao động từ 1000 đến vài trăm ngàn tùy người, tùy bài, tùy ngày, ví dụ blog có số truy cập rất cao như blog Cogaidolong (5) Xin xem thêm Nguyễn Thị Mai Phương, “Mối quan hệ giữa blog và truyền thông đại chúng”, Đề tài Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2008, Khoa Báo chí – Truyền thông. 7 (nhà báo Hương Trà) đến ngày 05/6/2008 có số truy cập là 7.823.663 lượt; blog Bố cu Hưng (nhà báo Đức Hiển) mặc dù bài viết (entry) đầu tiên mới cách nay hơn 1 năm thì ngày 29/5/2008 cũng có số truy cập lên tới 878.000 lượt.. . Không thể phủ nhận giá trị của các thông tin trên blog của các nhà báo đối với công chúng truyền thông, họ có thể tìm kiếm rất nhiều thông tin thú vị, hữu ích từ các blog của các nhà báo về các vấn đề trong đời sống xã hội mà nhiều thông tin chưa được đăng tải trên báo chí chính thống như có thể tìm kiếm các thông tin về lịch sử vấn đề Trường Sa – Hoàng Sa trên blog của nhà báo Bùi Thanh, những thông tin bổ ích về nghiệp vụ báo chí trên blog nhà báo Phan Văn Tú hay cả ý kiến nhiều chiều của các nhà báo xung quanh vụ khởi tố hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến mới đây. Thậm chí, rất nhiều thông tin, bài viết (entry) trên blog của các nhà báo được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng của đất nước. Điều này cho thấy rằng nếu sử dụng với mục đích đúng đắn thì blog sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà báo trong khi tác nghiệp và nhà báo chính là tác nhân nối kết giữa blog với báo chí truyền thống. Với sự góp sức của các nhà báo, blog không còn là phương tiện truyền thông liên cá nhân mà đã trở thành một công cụ truyền thông đại chúng độc đáo trong xã hội ngày nay. Báo chí cũng là một nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp khá cao. Nhà báo thường chỉ viết trong một hoặc một vài lĩnh vực, trong khi điều mà anh (chị) ta quan tâm lại có thể rất rộng. Do vậy, trước hết viết blog giúp nhà báo chuyển tải những vấn đề mình quan tâm mà không thể thể hiện trên mặt báo. Về mặt nghiệp vụ, viết blog còn có thể giúp nhà báo thêm kỹ năng viết lách, giúp họ phải năng động hơn trong quá trình tác nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của các nhà báo mang lại trên blog của mình thì cần phải chú ý đến khía cạnh tiêu cực của một bộ phận nhà báo khi đưa các thông tin, quan điểm trên phương tiện truyền thông này. Chúng ta có thể thấy việc hiện nay việc thông tin trên blog của nhà báo là thông tin phong phú, tuy nhiên có nhiều thông tin hầu như là do ý kiến chủ quan của cá nhân nhà báo. Một số thông tin mà nhà báo đưa ra trên blog nhiều khi gây bất lợi cho mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân: đó là có nhiều bài viết có thể gây sự hiểu lầm của công chúng tới đường lối chính sách của Đảng. Ví dụ xung quanh chuyện bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Kỳ vào chức vụ Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch(6) thì nhiều blogger là nhà báo đã bình luận trên các blog của mình về sự kiện này. Bài “Vì sao ông Kỳ bị diệt” của một blogger – nhà báo đã mổ xẻ vấn đề này dưới góc độ là chuyện “đánh đấm”, “thâm thù”, “cạnh tranh” giữa các (6) 8 nhân vật có liên quan; hoặc bài viết “Tiếng nói yếu ớt của Hội nhà báo Việt nam” của một nhà báo khác lớn tiếng đả kích phản ứng của Hội với sự việc hai nhà báo bị bắt vì những người lãnh đạo Hội đã “im bặt khi người ta cơ cấu họ vào ngồi chiếc ghế đó ” có nhiều bài viết trên blog của các nhà báo về những chuyện trong nội bộ nhà nước, những thông tin ấy có thể có thực nhưng chắc chắn là chưa thể được kiểm chứng, được xác tín của bất cứ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nào. Những thông tin về công việc của nhà nước trên blog của nhà báo về những vấn đề trên có thể dễ làm cho công chúng hiểu nhầm, bị nhiễu thông tin về công việc của nhà nước, nhất là gây những dư luận tiêu cực và sự mất lòng tin của công chúng tới các đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Bên cạnh đó có một số blogger – nhà báo có quan điểm thái quá trên blog của mình về một số chuyện liên quan đến những đường lối, chính sách của nhà nước như vấn đề Trường sa, Hoàng Sa, vấn đề Myanmar Nguy hiểm hơn, có nhiều blogger của những người là nhà báo có quan điểm chống phá nhà nước, thành lập ra các nhóm, cái gọi là “Câu lạc bộ Nhà báo tự do”, lấy blog làm công cụ tuyên truyền nhằm chống phá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó là biểu hiện rõ ràng việc vi phạm mối quan hệ đạo đức của nhà báo với các cơ quan, tổ chức nhà nước. Chúng ta không nên tách bạch vai trò của một nhà báo với vai trò của một blogger bởi blog không phải là chỗ riêng tư khi nó được để ở chế độ “công cộng” và nhà báo lại là “người của công chúng”, mỗi lời nói, bài viết của nhà báo có ảnh hưởng rất lớn tới dư luận xã hội. Nhà báo Đoàn Khắc Xuyên trong cuộc hội thảo do tờ Thời báo Kinh tế Sài gòn tổ chức về chủ đề “Blog và nhà báo ” năm 2007 đã nhận định: khi tham gia blog thì nhà báo cũng cần tôn trọng các quy tắc đạo đức xã hội, đạo đức báo chí và luật pháp. Nhà báo Đức Hiển, báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh cũng lưu ý đến 3 khía cạnh của nhà báo khi là blogger trong đó đề nghị “không nên tách rời tư cách nhà báo và tư cách một blogger. Trên blog, rất nhiều khi blogger viết ra những thông tin, nhận định rút ra từ quá trình theo dõi trong lĩnh vực báo chí của mình. Và như vậy blogger là nhà báo có thể có những thông tin đưa ra có liên quan đến nghề và có tác động đến người khác.”(7) Một trong các mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp của nhà báo đó là mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo với nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác. Mối quan hệ này ở nhà báo nước ta đòi hỏi cần tuân thủ việc tôn trọng ủng hộ nhà nước như một thiết chế xã hội có chức năng quản lý xã hội, thực hiện thông tin khách quan trung thực, nhiều chiều để đảm bảo quan hệ thống nhất lành mạnh giữa chính quyền, các tổ chức và công chúng, vừa hợp tác vừa đấu tranh để giữ cho bộ (7) 9 máy chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội trong sạch lành mạnh. Vì vậy việc thông tin trên blog của các nhà báo nước ta cũng cần phải đi theo các chuẩn mực trên. Nhà báo có quyền lập ra các blog để trao đổi thông tin, đưa ra chính kiến của mình về những vấn đề, sự việc diễn ra trong xã hội, thậm chí có thể đưa ra quan điểm phản biện lại các bất cập của chủ trương, chính sách Nhà nước nhưng không thể là sự nói xấu, sự phản đối, thậm chí là sự chống đối lại các vấn đề trên. Bên cạnh đó những phát ngôn của nhà báo trên blog cũng nhất thiết phải có tính chuẩn mực, phù hợp với văn hóa truyền thống, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Dư luận hẳn chưa quên vụ kiện Trà – Chanh năm 2007 và những phát ngôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của chủ nhân blog Cogaidolong(8), không phù hợp mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo với công chúng trong đó đòi hỏi phải có sự tôn trọng, bảo vệ, lôi cuốn, định hướng hết lòng vì lợi ích và tiến bộ của công chúng. Điều 9 bản Quy định đạo đức nghề nghiệp cũng nêu, cần phải: “Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác”. Người làm báo là đại diện cho thông tin có tính chính xác, chuẩn mực trong đời sống xã hội, vì vậy việc đưa thông tin trên blog của nhà báo cũng không thể đi ra ngoài tính khuôn mẫu, mực thước đó. Thông tin trên blog của nhà báo cũng phải đảm bảo ý thức công dân – một tiêu chí quan trọng trong đạo đức nghề nghiệp của nhà báo nước ta. Tiêu chí này đòi hỏi nhà báo với vị trí là công dân của đất nước nên trước hết phải đặt mình vào vị trí của công dân để tuân thủ những điều đã được quy định trong luật pháp, tức là thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân của đất nước. Ý thức của nhà báo – công dân còn có trách nhiệm tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy vai trò nhân dân trong phản biện xã hội, đáp ứng nhu cầu giải trí, văn hóa lành mạnh. Vấn đề này đòi hỏi việc trình bày ý kiến cá nhân của nhà báo trên blog cần thiết phải rõ ràng, tránh việc thông tin trên báo một đằng, thông tin trên blog lại nói khác. Nhà báo Nguyễn Vạn Phú, (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) cũng nói rằng: “Phóng viên được tờ báo trao cho những công cụ vô hình mà hình như ít ai để ý: đó là uy tín của tờ báo, là kỳ vọng của hàng chục ngàn hay hàng trăm ngàn độc giả để mình thay mặt họ đi tiếp cận nguồn tin. Đây là một đặc quyền nên không thể sử dụng thông tin có được trong quá trình này để viết blog.Tuy nhiên, từ các thông tin này, phóng viên có những suy nghĩ, những trăn trở muốn giãi bày trên blog thì theo tôi họ được quyền viết. Và để tránh nhập nhằng, phóng viên viết blog nên ghi rõ trên blog của mình, đại ý, những điều tôi viết ở đây là ý của riêng tôi, không đại diện cho tờ báo nơi tôi đang làm việc”(9) . Như vậy, kể từ những năm cuối thế kỷ XX cho tới nay, sự phát triển của internet và việc sử dụng Internet phá vỡ rào cản về không gian và thời gian trong truyền thông., đặc biệt là (8) (9) 10 Internet đã tạo ra một loại hình báo chí mới với những đặc trưng ưu việt - Báo chí trực tuyến đã nhanh chóng hội nhập vào đời sống báo chí Việt Nam, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống báo chí hiện đại. Internet cũng làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống báo chí, trong đó có những ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo nước ta. Để có những ứng xử phù hợp với việc sử dụng internet trong các hoạt động, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trong thời kỳ đổi mới hiện nay, đòi hỏi tự thân những người làm báo cách mạng phải tự giác tìm tòi, không ngừng học tập và rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp để có thể nắm bắt một cách chủ động những tri thức và thế mạnh của internet nhằm phục vụ tốt cho chuyên môn của mình cũng như mục đích cao nhất của người làm báo cách mạng là phục vụ cho tổ quốc, phục vụ nhân dân./. SUMMARY THE EFFECT OF INTERNET ON PROFESSIONAL ETHIC RELATION OF JOURNALISTS NOWADAYS. DO QUYET THANG 11 The powerful development of scientific and technological revolution specially, revolution in information technology have profoundly affected on communications. It has transferred the world from industrial era to information technology one and improved knowledge economy. Combination of information, telecommunications and informatics is an important tendency to develop worldwide communications. The public also have much more means to get information. They have not only newspapers but also televisions, internet and other online information tools. Development of internet has been bringing about strong development of forms of communication on Internet. Online newspapers have started joining orbit to speed up and to breakthrough suddenly. However, powerful development of science and technology, information technology, internet has ethic relations of staff of Vietnamese journalists be affected intensely. This article deals with and analyzes the negative effects and positive effects of Internet. The content of the article contains: 1. Relations between professional ethics of Vietnamese journalists and exploiting and using information on Internet. 2. Relation of behavior with personal blogs of journalist on Internet.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_do_quyet_thang_8559_2151407.pdf