Ảnh hưởng của hàm lượng sạn sỏi đến các tính chất cơ lý của đất đỏ bazan dùng trong các đập đất ở Tây Nguyên

Tài liệu Ảnh hưởng của hàm lượng sạn sỏi đến các tính chất cơ lý của đất đỏ bazan dùng trong các đập đất ở Tây Nguyên: ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 24 ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG SẠN SỎI ĐẾN CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA ĐẤT ĐỎ BAZAN DÙNG TRONG CÁC ĐẬP ĐẤT Ở TÂY NGUYÊN MAI THỊ HỒNG*, NGUYỄN TRỌNG TƢ** Effect of gravel content on properties of the rhodic ferralsols used for earth dams in Tay Nguyen Abstract: The use of local soils as fill materials in earthfill dam reduces construction cost significantly. The ferralsol is the most common type of soil in Tay Nguyen area which is normally selected as fill materials. However, ferralsol in Tay Nguyen has specific properties such as low dry density and high optimal water content leading to the difficulty in the compaction process and decrease the stability of earthfill dam. This paper presents an optional solution to improve the characteristics of ferralsol which is used as fill materials. The results of research contribute a valuable reference to the engineers when implementing the projects to upgrade or build up a new earthfill dam in Tay ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của hàm lượng sạn sỏi đến các tính chất cơ lý của đất đỏ bazan dùng trong các đập đất ở Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 24 ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG SẠN SỎI ĐẾN CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA ĐẤT ĐỎ BAZAN DÙNG TRONG CÁC ĐẬP ĐẤT Ở TÂY NGUYÊN MAI THỊ HỒNG*, NGUYỄN TRỌNG TƢ** Effect of gravel content on properties of the rhodic ferralsols used for earth dams in Tay Nguyen Abstract: The use of local soils as fill materials in earthfill dam reduces construction cost significantly. The ferralsol is the most common type of soil in Tay Nguyen area which is normally selected as fill materials. However, ferralsol in Tay Nguyen has specific properties such as low dry density and high optimal water content leading to the difficulty in the compaction process and decrease the stability of earthfill dam. This paper presents an optional solution to improve the characteristics of ferralsol which is used as fill materials. The results of research contribute a valuable reference to the engineers when implementing the projects to upgrade or build up a new earthfill dam in Tay Nguyen. Keywords: The ferralsol, gravel content, fill material, earthfill dam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * Với chi phí xây dựng thấp do sử dụng vật liệu địa phƣơng làm vật liệu đắp, đập đất đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và nhiều nƣớc trên thế giới, phổ biến trong các công trình ngăn nƣớc đƣợc xây dựng trƣớc năm 2000. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của vật liệu đắp đất tự nhiên thƣờng có độ bền thấp, dễ bị phá hoại theo thời gian, thi công bị ảnh hƣởng nhiều bởi điều kiện thời tiết ... Đặc biệt là đất đỏ bazan khu vực Tây Nguyên có hàm lƣợng sét bụi lớn, khối lƣợng riêng khô nhỏ  = 1,0 ÷ 1,2 g/cm3, khi đầm nện tiêu chuẩn khối lƣợng riêng khô lớn nhất đạt đƣợc không cao (cmax = 1,3 ÷ 1,4 g/cm 3), nếu tăng số lƣợng công đầm cũng chỉ đạt khoảng 1,5 g/cm 3. Ngoài ra, độ ẩm tự nhiên của đất cao và thay đổi theo mùa (20 ÷ 40%), đất có tính * Đại học Hồng Đức DĐ: 0983851061, Email: maithihong@hdu.edu.vn ** Đại học Thủy Lợi 175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội DĐ: 0945055455 Email: nguyentrongtu@tlu.edu.vn trƣơng nở, co ngót và tan rã gây khó khăn trong công tác thi công đập. Thêm vào đó, với điều kiện khí hậu hai mùa mƣa nắng rõ rệt, mùa mƣa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 12, cũng là một trở ngại trong việc sử dụng đất đỏ bazan trong thi công các đập đất đồng chất ở Tây Nguyên. Việc sử dụng đất đỏ bazan đã đƣợc nghiên cứu sử dụng trong đập đất để tận dụng khối lƣợng lớn vật liệu địa phƣơng [1,2]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi tăng khối lƣợng riêng khô thì sức chống cắt của đất tăng và tính nén lún đạt giá trị trung bình [1], vì vậy có thể sử dụng đất đỏ bazan làm vật liệu đắp đập. Ngoài ra, một số giải pháp trong kỹ thuật thi công cũng đƣợc áp dụng nhằm nâng cao chất lƣợng đập nhƣ đề xuất kết cấu hợp lý [3], lựa chọn công nghệ đầm nén [4], giải pháp an toàn chống thấm cho đập [5], phân chia khối đắp và trình tự thi công [6]. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu các đặc trƣng cơ lý của đất đỏ bazan đƣợc sử dụng làm vật liệu đất đắp ở một số đập trong khu vực ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 25 Tây Nguyên. Từ đó đề xuất giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tính chất xây dựng của đất bằng cách pha trộn sạn sỏi với tỷ lệ phù hợp. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1. Vật liệu thí nghiệm Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu là loại đất đỏ bazan dùng làm vật liệu đắp trong các đập Tân Sơn thuộc huyện Chƣ Pah, tỉnh Gia Lai và đập EaĐrăng thuộc huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk. Việc tiến hành lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm đƣợc thực hiện theo TCVN 2683- 2012. Công tác thí nghiệm đƣợc tiến hành tại phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật trƣờng Đại học Thủy lợi. 2.2. Phƣơng pháp thí nghiệm Các chỉ tiêu vật lý của vật liệu đất đƣợc nghiên cứu bao gồm: thành phần hạt xác định theo TCVN 4198:2014; độ ẩm (W) xác định theo TCVN 4196:2012; giới hạn chảy (WL) và giới hạn dẻo (WP) xác định theo TCVN 4197:2012. Các chỉ tiêu cơ học của đất đƣợc nghiên cứu bao gồm: độ ẩm tối ƣu (Wopt) và khối lƣợng riêng khô lớn nhất (cmax) xác định theo TCVN 4201:2012; góc ma sát trong () và lực dính đơn vị (C) xác định theo TCVN 4199-2012; hệ số nén lún (a) và modul biến dạng (Eo) xác định theo TCVN 4200-2012; hệ số thấm (K)xác định theo TCVN 8723-2012; độ co ngót thể tích (Dc.ng) và độ ẩm giới hạn co ngót (Wc.ng) xác định theo TCVN 8720-2012; các đặc trƣng tan rã của đất xác định theo TCVN 8718-2012; đặc trƣng trƣơng nở của đất xác định theo TCVN 8719-2012. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các đặc tính ban đầu của đất đỏ bazan dùng làm vật liệu đắp đập 3.1.1. Các chỉ tiêu vật lý Các kết quả thí nghiệm xác định thành phần hạt, độ ẩm tự nhiên, độ ẩm giới hạn Atterberg và tỷ trọng của các mẫu đất đƣợc trình bày trong Bảng 1 và Bảng 2. Kết quả phân tích hạt cho thấy cả hai loại vật liệu đắp đập Tân Sơn và EaĐrăng đều thuộc loại đất sét pha màu nâu đỏ không chứa dăm sạn, có các đƣờng kính cỡ hạt nhƣ sau: D60 = 0,03 ÷ 0,04mm; D30 = 0,005 ÷ 0,006mm; D10 = 0,0005 ÷ 0,001mm. Hệ số đồng đều hạt Cu = 6 ÷ 7 và hệ số cấp phối Cc = 0,5 ÷ 1,5. Nhƣ vậy, theo tiêu chuẩn phân loại đất TCVN 8217-2009 thì vật liệu có chất lƣợng cấp phối tƣơng đối tốt do chỉ thỏa mãn về hệ số không đồng nhất nhƣng không thỏa mãn về hệ số cấp phối. Kết quả thí nghiệm ở Bảng 2 cho thấy cả hai loại đất đƣợc nghiên cứu có tính dẻo trung bình với độ ẩm giới hạn chảy WL=46,59% ÷ 48,27%, thuộc loại đất bụi bình thƣờng với chỉ số dẻo IP lần lƣợt là 14,44 và 14,72. Bảng 1. Thành phần hạt của đất thí nghiệm Nhóm hạt (%) Sạn sỏi Cát Bụi Sét Đập Tân Sơn 0,33 36,0 39,32 24,34 Đập EaĐrăng 0,27 39,65 32,28 27,79 Bảng 2. Chỉ tiêu vật lý của đất thí nghiệm Vị trí Wo (%) Gs WP (%) WL (%) IP Đập Tân Sơn 34,69 2,71 32,15 46,59 14,44 Đập EaĐrăng 35,67 2,71 33,55 48,27 14,72 Ghi chú: Wo: độ ẩm tự nhiên; Gs: tỷ trọng hạt; WP: độ ẩm giới hạn dẻo; WL: độ ẩm giới hạn chảy; IP: chỉ số dẻo. ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 26 3.1.2. Các chỉ tiêu cơ học Để xác định các chỉ tiêu cơ học của đất, trƣớc tiên các mẫu đất đƣợc tiến hành đầm nén tiêu chuẩn, sau đó mẫu đất đƣợc chế bị với độ chặt K = 0,95 trƣớc khi tiến hành các thí nghiệm cơ học. Bảng 3 trình bày các chỉ tiêu cơ học của đất dùng trong nghiên cứu. Kết quả đầm nén tiêu chuẩn cho thấy cả hai loại đất thí nghiệm có khối lƣợng riêng khô lớn nhất tƣơng đối nhỏ (1,40 ÷ 1,42 g/cm 3) và độ ẩm tối ƣu cao (27,89 ÷ 30,34%), kết quả này hoàn toàn tƣơng đồng với các kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác [1, 2]. Từ thí nghiệm cắt đất trực tiếp cho thấy, đất có tính kháng cắt trung bình với góc ma sát trong  =18o25’ ÷ 19022’ và lực dính đơn vị C = 0,278 ÷ 0,284 kG/cm2, khả năng chịu tải và tính biến dạng của đất ở mức độ trung bình với mô đun biến dạng Eo = 82,37 ÷ 97,32 kG/cm 2 và hệ số nén lún a = 0,036 ÷ 0,037 cm 2/kG. Hệ số thấm của hai loại đất trên lần lƣợt là 1,63.10-6 cm/s và 2,21.10-6 cm/s nên đƣợc phận loại thành đất có tính thấm ít theo nhƣ quy định trong TCVN 8732-2012. Bảng 3. Các chỉ tiêu cơ học của mẫu đất thí nghiệm Vị trí Thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn Thí nghiệm cắt trực tiếp Thí nghiệm nén lún Thí nghiệm thấm Wopt (%) cmax (g/cm 3 )  (độ) C (kG/cm 2 ) a (cm 2 /kG) Eo (kG/cm 2 ) K (cm/s) Đập Tân Sơn 30,34 1,42 18o25’ 0,278 0,036 82,37 1,63.10-6 Đập EaĐrăng 27,89 1,40 19o22’ 0,284 0,037 97,32 2,21.10-6 Ghi chú: Wopt: độ ẩm tối ưu; cmax: khối lượng riêng khô lớn nhất; : góc ma sát trong; C: lực dính đơn vị ; a: hệ số nén lún; Eo: modul biến dạng; K: hệ số thấm. 3.1.3. Các tính chất đặc biệt Đất đỏ bazan thƣờng có những tính chất đặc biệt nhƣ tính co ngót lớn, tính trƣơng nở và tan rã mạnh, những tính chất này ảnh hƣởng lớn đến quá trình thi công đập cũng nhƣ chất lƣợng đập. Vì vậy các thí nghiệm xác định tính co ngót, trƣơng nở và độ tan rã của đất cũng đƣợc thực hiện trong nghiên cứu này, kết quả tổng hợp đƣợc trình bày trong Bảng 4. Kết quả thí nghiệm cho thấy cả hai loại đất có tính co ngót trung bình (độ co ngót thể tích Dc.ng = 9,86 - 11,72%), vật liệu thuộc loại không trƣơng nở (độ trƣơng nở thể tích Dtr.n=0,03 - 0,06%), và tính tan rã chậm nên có thể sử dụng làm vật liệu đắp đập. Bảng 4. Tính co ngót, tính trƣơng nở và độ tan rã của đất Vị trí Tính co ngót Tính trƣơng nở Tính tan rã Dc.ng (%) Wc.ng (%) Dtr.n (%) Wtr.n (%) Ptr.n (kPa) Dtr% T (s) Đập Tân Sơn 11,72 8,43 0,03 32,72 3,0 13,33 86400 Đập EaĐrăng 9,86 8,18 0,06 31,96 4,0 29,41 86400 Ghi chú: Dc.ng: độ co ngót thể tích, Wc.ng: độ ẩm giới hạn co ngót, Dtr.n: độ trương nở thể tích, Wtr.n: độ ẩm trương nở, Ptr.n: áp lực trương nở, Dtr: độ tan rã, t: thời gian tan rã. ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 27 3.2. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng tính chất xây dựng của đất đỏ bazan Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy vật liệu đắp sử dụng đất đỏ bazan ở đập Tân Sơn và đập EaĐrăng có các tính chất vật lý, cơ học và tính chất đặc biệt đều đảm bảo yêu cầu về chất lƣợng đất đắp. Tuy nhiên loại đất này có khối lƣợng riêng khô nhỏ với giá trị cmax= 1,40  1,42T/m 3 và độ ẩm tối ƣu tƣơng đối cao Wopt =27,89  30,34%. Với đặc tính này, mặt cắt ngang đập cần phải đƣợc mở rộng để đảm bảo vấn đề ổn định trƣợt và đặc biệt gây khó khăn cho qúa trình thi công đầm nén. Vì vậy, cần có giải pháp phù hợp để tăng khối lƣợng riêng khô và giảm độ ẩm tối ƣu để thuận tiện cho quá trình thi công và giảm chi phí xây dựng đập. Để tăng khối lƣợng riêng khô, cũng nhƣ khối lƣợng riêng tự nhiên và giảm độ ẩm tối ƣu của vật liệu đắp sử dụng đất đỏ bazan, nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp trộn thêm sạn sỏi. Nguyên nhân là do các hạt thô không có đặc tính ƣa nƣớc nên sẽ làm giảm độ ẩm tối ƣu của vật liệu. Ngoài ra sự có mặt của các hạt thô sẽ làm cho các hạt mịn dễ dàng chiếm chỗ lỗ rỗng giữa các hạt thô từ đó làm tăng hiệu quả đầm chặt. Theo kết quả thí nghiệm phân tích thành phần hạt, các mẫu đất đỏ bazan dùng trong nghiên cứu có kích thƣớc hạt lớn nhất thuộc phạm vi từ 2  5mm, vì vậy đề xuất bổ sung cỡ hạt sạn sỏi có kích thƣớc từ 5  10mm để đảm bảo chất lƣợng cấp phối cũng nhƣ không làm ảnh hƣởng nhiều đến tính thấm của vật liệu đắp. Hàm lƣợng sạn sỏi đƣợc pha trộn với tỷ lệ là 2%, 4%, 6%, 8%, 10%, 12%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% so với khối lƣợng khô của đất. Rõ ràng, khi trộn sạn sỏi sẽ làm ảnh hƣởng lớn đến tính thấm, tính kháng cắt và biến dạng của đất. Vì vậy trong nghiên cứu này, tập trung làm rõ sự ảnh hƣởng của hàm lƣợng sạn sỏi đến tính thấm, tính kháng cắt và tính biến dạng của đất. 3.3. Sự ảnh hƣởng của hàm lƣợng sạn sỏi đến tính chất xây dựng của đất đỏ bazan 3.3.1. Quy trình chế bị mẫu khi trộn sạn sỏi Mẫu đất đƣợc lựa chọn thí nghiệm là vật liệu đắp ở đập Tân Sơn. Sau khi đƣợc chuyển về phòng thí nghiệm, mẫu đƣợc tán nhỏ và phơi khô gió. Tiếp đó pha trộn các hạt sạn sỏi có kích thƣớc từ 5  10mm với các tỷ lệ là 2%, 4%, 6%, 8%, 10%, 12%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% so với khối lƣợng khô của đất. Sau đó mẫu vật liệu đƣợc chế bị với độ chặt K = 0,95 tƣơng ứng theo khối lƣợng riêng khô lớn nhất ở độ ẩm tối ƣu. Các mẫu sau khi chế bị đƣợc ngâm bão hòa 2 ngày trong hộp Oedometer. Trong quá trình bão hòa, tác dụng áp lực nén 10kPa để đảm bảo mẫu không bị trƣơng nở. Sau khi bão hòa, các mẫu đất đƣợc tiến hành các thí nghiệm cắt phẳng, ép co và thấm. 3.3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng sạn sỏi lên khối lượng riêng khô lớn nhất và độ ẩm tối ưu của đất Nhƣ đã phân tích ở trên, khi pha trộn sạn sỏi vào mẫu đất sẽ làm tăng khối lƣợng riêng khô lớn nhất và suy giảm của độ ẩm tối ƣu. Sự thay đổi này đƣợc tính toán theo các công thức nêu trong TCVN 4201:2012. Hình 1a và 1b mô tả quan hệ giữa hàm lƣợng sạn sỏi (ms) với khối lƣợng riêng khô lớn nhất (cmax) và độ ẩm tối ƣu tƣơng ứng (Wopt). Khi hàm lƣợng sạn sỏi tăng, khối lƣợng riêng khô tăng theo quy luật hàm số bậc hai trong khi độ ẩm tối ƣu giảm theo quy luật tuyến tính. Với hàm lƣợng sạn sỏi 25%, khối lƣợng riêng khô đạt 1,62 g/cm3 và độ ẩm tối ƣu tƣơng ứng là 22,76%. Khi tăng hàm lƣợng sạn sỏi lên 50%, khối lƣợng riêng khô tăng lên 1,88 g/cm3 và độ ẩm tối ƣu giảm xuống còn 15,17%. Sạn sỏi là vật liệu rời rạc có khối lƣợng riêng lớn hơn nhiều so với khối lƣợng riêng của đất đỏ bazan, vì vậy khi trộn thêm sạn sỏi vào sẽ làm tăng khối lƣợng riêng và giảm độ ẩm tối ƣu của mẫu. ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 28 Bảng 5. Quan hệ giữa tỷ lệ sạn sỏi, độ ẩm tối ƣu và khối lƣợng riêng khô lớn nhất ms (%) 2 4 6 8 10 12 15 cmax (g/cm 3 ) 1,434 1,448 1,463 1,478 1,493 1,509 1,532 Wopt (%) 29,73 29,13 28,52 27,91 27,31 26,70 25,79 ms (%) 20 25 30 35 40 45 50 cmax (g/cm 3 ) 1,574 1,618 1,664 1,713 1,765 1.821 1,880 Wopt (%) 24,27 22,76 21,24 19,72 18,20 16,69 15,17 (a) (b) Hình 1. Ảnh hưởng của hàm lượng sạn sỏi lên: a) khối lượng riêng khô lớn nhất, b) độ ẩm tối ưu 3.3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng sạn sỏi lên khả năng kháng cắt của đất Ảnh hƣởng của hàm lƣợng sản sỏi lên khả năng kháng cắt của đất đƣợc thể hiện trên Hình 2a và 2b. Khi hàm lƣợng sản sỏi tăng, góc ma sát trong () có xu hƣớng tăng theo quy luật tuyến tính. Khi hàm lƣợng sản sỏi chiếm 20% thì góc ma sát trong tăng tới 53,8%. Đối với lực dính đơn vị (C), khi hàm lƣợng hạt thô còn ít (nhỏ hơn 15%) thì lực dính đơn vị có xu thế giảm nhẹ nhƣng khi hàm lƣợng hạt thô đủ lớn (lớn hơn 15%) thì lực dính đơn vị có xu thế tăng mạnh nhƣng không nhiều nhƣ đối với góc ma sát trong. Khi hàm lƣợng sản sỏi chiếm 45% thì lực dính đơn vị mới tăng đƣợc 39,2%. Nhƣ vậy, sự có mặt của sạn sỏi không chỉ làm tăng ma sát giữa các hạt mà còn làm tăng khả năng dính kết giữa các hạt của đất đỏ bazan, từ đó làm tăng đáng kể khả năng kháng cắt của đất đỏ bazan. Bảng 6. Quan hệ giữa tỷ lệ sạn sỏi, góc ma sát trong và lực dính đơn vị ms (%) 2 4 6 8 10 12 15  (độ) 20°19' 21°26' 24°10' 24°47' 22°48' 23°06' 24°04' C (kG/cm 2 ) 0,259 0,233 0,201 0,199 0,257 0,196 0,262 ms (%) 20 25 30 35 40 45 50  (độ) 28°19' 31°30' 35°06' 37°18' 39°10' 39°04' 41°18' C (kG/cm 2 ) 0,238 0,260 0,283 0,310 0,322 0,387 0,458 ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 29 (a) (b) Hình 2. Ảnh hưởng của hàm lượng sạn sỏi lên: a) góc ma sát trong, b) lực dính đơn vị 3.3.4. Ảnh hưởng của hàm lượng sạn sỏi lên tính biến dạng và tính thấm của đất Tính biến biến dạng và tính thấm của mẫu đất phụ thuộc mạnh mẽ vào hàm lƣợng sạn sỏi nhƣ minh họa ở hình 3a và 3b. Kết quả cho thấy mô đun biến dạng của vật liệu có xu thế tăng theo quy luật tuyến tính so với hàm lƣợng sạn sỏi. Giá trị của mô đun biến dạng tăng 4,5 lần khi đƣợc trộn thêm 50% hàm lƣợng sạn sỏi. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do độ cứng của các hạt sạn lớn gấp nhiều lần so với các hạt mịn. Mô đun biến dạng tăng đồng nghĩa với việc đất có tính biến dạng nhỏ và giảm lún cho khối đắp. Tuy nhiên, khi hàm lƣợng sạn sỏi tăng thì hệ số thấm của đất tăng. Ban đầu, khi tăng hàm lƣợng sạn sỏi còn nhỏ thì hệ số thấm có xu hƣớng tăng nhẹ. Khi hàm lƣợng hạt thô đủ lớn (lớn hơn 25%) thì hệ số thấm có xu hƣớng tăng mạnh. Cụ thể, khi hàm lƣợng sạn sỏi chiếm 25% thì hệ số thấm tăng 32 lần, nhƣng khi hàm lƣợng sạn sỏi chiếm 50% thì hệ số thấm tăng tới 400 lần. Nhƣ vậy, khi tăng hàm lƣợng sạn sỏi, tính biến dạng của đất giảm đi nhƣng cũng làm tính thấm của đất tăng lên đáng kể. Bảng 7. Quan hệ giữa tỷ lệ sạn sỏi, mô đun biến dạng và hệ số thấm ms (%) 2 4 6 8 10 12 15 Eo (kG/cm 2 ) 85,27 99,76 105,62 136,33 133,02 146,32 162,58 K (cm/s) 3,32e -6 4,01e -6 5,36e -6 6,52e -6 8,77e -6 1,23e -5 1,95e -5 ms (%) 20 25 30 35 40 45 50 Eo (kG/cm 2 ) 182,90 255,72 294,63 307,50 312,16 356,78 377,83 K (cm/s) 3,56e -5 5,23e -5 9,93e -5 1,21e -4 2,98e -4 3,87e -4 6,52e -4 ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 30 (a) (b) Hình 3. Ảnh hưởng của hàm lượng sạn sỏi lên: a) mô đun biến dạng, b) hệ số thấm 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Bài báo đã trình bày kết quả nghiên cứu về một giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tính chất xây dựng của đất đỏ bazan sử dụng làm vật liệu đắp đập.Một số kết luận chính đƣợc rút ra từ các thí nghiệm trong nghiên cứu này là: 1) Khối lƣợng riêng khô nhỏ và độ ẩm tối ƣu cao là nguyên nhân gây khó khăn trong việc sử dụng đất đỏ bazan làm vật liệu đắp đập. 2) Pha trộn sạn sỏi với tỷ lệ phù hợp là một giải pháp có thể áp dụng khi sử dụng đất đỏ bazan làm vật liệu đắp đập. 3) Khối lƣợng riêng khô tăng, độ ẩm tối ƣu giảm, khả năng chống cắt và chống biến dạng tăng, tuy nhiên khả năng chống thấm giảm đáng kể khi tăng hàm lƣợng sạn sỏi. 4) Kiến nghị tỷ lệ pha trộn sạn sỏi là từ 20- 25%, với tỷ lệ này sẽ phát huy hiệu quả tối đa tính chất xây dựng của đất đỏ bazan khi sử dụng làm vật liệu đắp đập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Thơ, Trần Thị Thanh, "Sử dụng đất tại chỗ để đắp đập ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ", Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2001. 2. Nguyễn Công Mẫn, "Sự hình thành đất đỏ Bazan và một số tính chất của nó trong xây dựng", Tập san Thủy Lợi 9/1978. 3. Hoàng Minh Dũng, “Nghiên cứu hiện trạng đập vật liệu địa phƣơng miền Trung và đề xuất kết cấu đập hợp lí”, luận án Tiến sĩ, Đại học Thủy Lợi, 2000. 4. Lê Quang Thế, “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ đầm nén đập đất trong điều kiện địa chất môi trƣờng của các tỉnh Tây Nguyên & Trung Bộ”, luận án Tiến sĩ, Đại học Thủy Lợi, 2000. 5. Nguyễn Quang Hùng, Mai Văn Công, Nguyễn Văn Mạo, “Nghiên cứu giải pháp đảm bảo an toàn thấm cho đập đất không đồng chất đƣợc xây dựng bằng công nghệ đầm nén ở vùng Tây Nguyên Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, số đặc biệt 11/2011, trang 5-11. 6. Nguyễn Hữu Huế, “Một số ứng dụng phân chia khối đắp và trình tự thi công đập có độ ẩm cao cho đập Tả Trạch”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, số 41, 2013, trang 49-53. Người phản biện: TS. NGUYỄN VĂN THÌN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf55_8605_2159815.pdf
Tài liệu liên quan