Tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến khả năng sinh hoạt tính kháng vibrio parahaemolyticus gây bệnh trên tôm của chủng xạ khuẩn streptomyces aureofaciens 25.2: 114
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
HOẠT TÍNH KHÁNG Vibrio parahaemolyticus GÂY BỆNH TRÊN TÔM
CỦA CHỦNG XẠ KHUẨN Streptomyces aureofaciens 25.2
Nguyễn Xuân Cảnh1, Trần Thị Thúy Hà2,
Phạm Thị Hiếu1, Ngô Thùy Dương1
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu đánh giá các điều kiện nuôi cấy ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng
hợp chất kháng khuẩn của chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2 đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Các thí nghiệm được thiết kế và thực hiện trong các điều kiện nuôi cấy khác
nhau để đánh giá khả năng sinh chất kháng khuẩn tối ưu của chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2. Kết
quả nghiên cứu cho thấy chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2 bắt đầu sinh chất kháng khuẩn ở ngày nuôi
cấy thứ 3 và đạt cực đại sau 5 ngày với điều kiện nuôi lắc 150 vòng/phút. Điều kiện nuôi cấy thích hợp cho chủng xạ ...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến khả năng sinh hoạt tính kháng vibrio parahaemolyticus gây bệnh trên tôm của chủng xạ khuẩn streptomyces aureofaciens 25.2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
114
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
HOẠT TÍNH KHÁNG Vibrio parahaemolyticus GÂY BỆNH TRÊN TÔM
CỦA CHỦNG XẠ KHUẨN Streptomyces aureofaciens 25.2
Nguyễn Xuân Cảnh1, Trần Thị Thúy Hà2,
Phạm Thị Hiếu1, Ngô Thùy Dương1
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu đánh giá các điều kiện nuôi cấy ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng
hợp chất kháng khuẩn của chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2 đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Các thí nghiệm được thiết kế và thực hiện trong các điều kiện nuôi cấy khác
nhau để đánh giá khả năng sinh chất kháng khuẩn tối ưu của chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2. Kết
quả nghiên cứu cho thấy chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2 bắt đầu sinh chất kháng khuẩn ở ngày nuôi
cấy thứ 3 và đạt cực đại sau 5 ngày với điều kiện nuôi lắc 150 vòng/phút. Điều kiện nuôi cấy thích hợp cho chủng xạ
khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2 sinh chất kháng khuẩn tốt nhất là 30oC, pH môi trường ban đầu từ 5 - 7 với thể
tích dịch nuôi cấy khoảng 15% trong bình tam giác 250 ml. Môi trường dinh dưỡng phù hợp được xác định có bổ
sung nguồn cacbon là 13 g/l glucose và nguồn ni tơ là 0,6 g/l casein, lúc này chủng xạ khuẩn cho đường kính vòng
kháng khuẩn lần lượt là 26 mm và 23,3 mm.
Từ khóa: Tôm, bệnh, điều kiện nuôi cấy, Streptomyces aureofaciens, Vibrio parahaemolyticus
1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2 Trung tâm Công nghệ sinh học thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xạ khuẩn được biết đến là nhóm vi sinh vật phân
bố rất rộng rãi trong tự nhiên, chúng có khả năng
sinh ra rất nhiều các hợp chất có hoạt tính sinh
học trong đó có chất kháng sinh. Theo ước tính chi
Streptomyces tạo ra đến 80% trong số các hợp chất
có hoạt tính sinh học được phát hiện từ vi sinh vật
(Watve et al., 2001). Đã có rất nhiều các nghiên cứu
ứng dụng xạ khuẩn trong đời sống và sản xuất, đặc
biệt là việc dùng xạ khuẩn để ức chế các tác nhân
gây bệnh khác nhau. Năm 2016, Nguyễn Xuân
Cảnh và cộng tác viên đã phân lập và xác định được
chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2 có
khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm
(Nguyễn Xuân Cảnh và ctv., 2016), đây là một trong
những tác nhân gây hại đặc biệt nghiêm trọng cho
nghề nuôi tôm trên thế giới cũng như ở Việt Nam
(Christopher et al., 2011). Tính từ đầu năm 2011 đến
nay, bệnh này đã xuất hiện trên tôm sú ở rất nhiều
địa phương khác nhau như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau, Bến Tre, Trà Vinh với nguy cơ gây chết 100%
trong ao nuôi và là mối lo hàng đầu của người nuôi
tôm. Do đó việc tìm kiếm các giải pháp vừa an toàn
vừa hiệu quả để khống chế sự bùng phát dịch bệnh do
vi khuẩn này gây ra là hết sức cấp bách đối với ngành
nuôi tôm của Việt Nam hiện nay và trong tương lai
(Đỗ Thị Thanh Dung và ctv., 2017). Với mục đích sử
dụng chủng xạ khuẩn đã sàng lọc để ứng dụng trong
sản xuất chế phẩm ức chế sinh trưởng của vi khuẩn
gây bệnh trên tôm, nghiên cứu này được thực hiện
nhằm xác định các điều kiện nuôi cấy phù hợp cho
chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2 sinh
hoạt tính kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng chủng xạ khuẩn
Streptomyces aureofaciens 25.2 đã được phân lập,
nghiên cứu và định danh lưu trữ tại phòng thí nghiệm
Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
gây bệnh trên tôm nhận từ Viện Công nghệ môi
trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam (Nguyễn Xuân Cảnh và ctv., 2016).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Môi trường nuôi cấy xạ khuẩn và vi khuẩn được
sử dụng theo nghiên cứu trước đây (Nguyễn Xuân
Cảnh và ctv., 2016).
Chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2
được nuôi cấy ở các điều kiện khác nhau, thu nhận
dịch nuôi cấy và thử nghiệm tính đối kháng với vi
khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Xác định các điều
kiện nuôi cấy tối ưu để chủng xạ khuẩn sinh chất
kháng khuẩn cao nhất. Các thí nghiệm xác định điều
kiện nuôi cấy của chủng xạ khuẩn được nghiên cứu
bao gồm: Ảnh hưởng của trạng thái nuôi cấy, nhiệt
độ nuôi cấy, pH môi trường nuôi cấy và độ thông khí
khi nuôi cấy... được thực hiện theo phương pháp đã
mô tả trong nghiên cứu trước đây (Ababutain et al.,
2013; Oskay, 2011).
115
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm
khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam từ tháng 2/2016 đến tháng 2/2017.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của thời gian và trạng thái nuôi
cấy tới hoạt tính của chủng xạ khuẩn
Chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2
được nuôi trong môi trường lỏng trong ở nhiệt độ
30oC trong cả hai trạng thái nuôi tĩnh và nuôi lắc
150 vòng/phút. Sử dụng dịch nuôi cấy để thử khả
năng sinh chất kháng khuẩn với chủng vi sinh vật
kiểm định Vibrio parahaemolyticus sau mỗi khoảng
thời gian 3, 4, 5, 6 và 7 ngày. Qua kết quả đo đường
kính vòng kháng khuẩn, nhận thấy rằng ở trạng thái
nuôi lắc sau 5 ngày nuôi cấy, chủng Streptomyces
aureofaciens 25.2 có hoạt tính kháng khuẩn mạnh
nhất với kích thước vòng kháng khuẩn là 17 mm, sau
đó có sự biến thiên theo chiều hướng giảm dần và
sau 7 ngày nuôi vẫn còn giữ được hoạt tính (Hình 1).
Từ đó kết luận được rằng, trạng thái nuôi cấy lắc
(150 vòng/phút) là trạng thái tốt để chủng xạ khuẩn
này sinh chất kháng khuẩn, và thời gian nuôi cấy
tối ưu là 5 ngày để sinh tổng hợp chất kháng khuẩn
mạnh nhất.
3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính kháng
khuẩn của chủng xạ khuẩn
Chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2
được nuôi trong môi trường lỏng ở trạng thái lắc 150
vòng/phút với các mức nhiệt độ 25 oC, 30 oC, 35oC,
40 oC, 45 oC, 50oC trong 5 ngày. Kết quả nghiên cứu
cho thấy chủng 25.2 có khả năng phát triển và sinh
chất kháng khuẩn trong khoảng nhiệt độ từ 25 -
40oC, tại thời điểm 30oC chủng xạ khuẩn sinh tổng
hợp chất kháng khuẩn mạnh nhất với đường kính
vòng kháng khuẩn đạt 17 mm, sau đó hoạt tính giảm
dần ở nhiệt độ cao hơn và mất hẳn ở 50oC (Hình 2).
Hình 1. Ảnh hưởng của thời gian và trạng thái nuôi cấy
đến khả năng sinh chất kháng khuẩn của chủng Streptomyces aureofaciens 25.2
Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh chất kháng khuẩn
của chủng Streptomyces aureofaciens 25.2
Thời gian nuôi cấy (ngày)
Kí
ch
th
ướ
c v
òn
g
kh
án
g
kh
uẩ
n
(m
m
)
nuôi cấy tĩnhnuôi cấy lắc (150 vòng/phút)
116
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
3.3. Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính kháng khuẩn
của chủng xạ khuẩn
Chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2
được nuôi trong môi trường lỏng, lắc 150 vòng/phút
ở nhiệt độ 300C với các điều kiện pH ban đầu khác
nhau từ 3 - 11. Sau 5 ngày nuôi cấy xác định hoạt
tính kháng khuẩn với chủng Vibrio parahaemolyticus
25.2 bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Kết
quả thu được cho thấy, trong dải pH từ 4 đến 10 thì
chủng 25.2 đều có thể sinh trưởng và biểu hiện hoạt
tính kháng khuẩn tương đối mạnh. Chủng 25.2 sinh
tổng hợp chất kháng khuẩn đạt cực đại ở pH = 5 với
đường kính vòng kháng khuẩn là 18 mm; tiếp theo
sau là 17 mm ở pH = 7; nhưng khi pH môi trường
lớn hơn 8 thì hoạt tính kháng khuẩn giảm dần
(Hình 3). Tuy nhiên, kết quả cho thấy tại giá trị
pH = 6 hoạt tính kháng khuẩn lại thấp hơn khi nuôi
cấy ở pH = 5 và 7, điều này có thể giải thích do sai
số trong thí nghiệm hoặc tại giá trị pH này tác động
trực tiếp đến khả năng sinh hoạt tính kháng khuẩn
của chủng xạ khuẩn, điều này sẽ làm rõ trong các
nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, với kết quả này có
thể thấy chủng xạ khuẩn 25.2 sinh tổng hợp chất
kháng khuẩn tốt hơn cả là trong điều kiện pH môi
trường hơi axit và trung tính.
3.4. Ảnh hưởng của độ thông khí tới hoạt tính
kháng khuẩn của chủng xạ khuẩn
Chủng xạ khuẩn nuôi lắc trong bình tam giác
250 ml ở nhiệt độ 300C với tốc độ 150 vòng/phút và
các thể tích dịch nuôi lần lượt là 5, 10, 15, 20, 25, 30,
35, 40% thể tích bình. Sau 5 ngày kiểm tra hoạt tính
kháng khuẩn với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hoạt tính của chủng xạ khuẩn
biểu hiện khá mạnh khi nuôi với thể tích dịch nuôi
từ 10 - 20%, hoạt tính tối ưu nhất đạt được ở 15%
thể tích dịch nuôi với đường kính vòng kháng
khuẩn là 19 mm; sau đó hoạt tính giảm dần khi
tăng thể tích dịch nuôi (Hình 4). Như vậy trong các
điều kiện khác tối ưu, trong điều kiện phòng thí
nghiệm để hoạt tính kháng khuẩn cao nhất thì cần
nuôi với lượng môi trường lên men chiếm 15% thể
tích bình.
Hình 3. Ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh chất kháng khuẩn
của chủng Streptomyces aureofaciens 25.2
Hình 4. Ảnh hưởng của thể tích dịch nuôi đến hoạt tính của chủng Streptomyces aureofaciens 25.2
3.5. Ảnh hưởng của nguồn cacbon tới hoạt tính
kháng khuẩn của chủng xạ khuẩn
Để khảo sát ảnh hưởng, bổ sung riêng biệt nguồn
các ngồn cacbon khác nhau gồm tinh bột, glucose,
maltose, lactose, saccharose với các nồng độ từ
8 - 13 g/l vào môi trường và nuôi cấy chủng xạ khuẩn
theo các điều kiện tối ưu đã xác định và kiểm tra
hoạt tính đối kháng. Kết quả cho thấy hoạt tính
117
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
kháng khuẩn của chủng xạ khuẩn không chịu ảnh
hưởng bởi nguồn đường maltose và ảnh hưởng ít
bởi nguồn saccharose cũng như tinh bột. Trong khi
đó hoạt tính này chịu tác động nhiều khi nuôi xạ
khuẩn trên môi trường có nguồn cacbon là glucose,
với nồng độ thích hợp nhất là 13 g/l (Bảng 1).
3.6. Ảnh hưởng của nguồn ni tơ tới hoạt tính
kháng khuẩn của chủng xạ khuẩn
Chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2
được nuôi trên môi trường cơ sở có bổ sung các
nguồn ni tơ khác nhau gồm casein, urea, NH4Cl,
NH4NO3 (NH4)2SO4 với các nồng độ 0,1 - 0,6 g/l,
sau đó xác định hoạt tính đối kháng. Kết quả nhận
cho thấy hoạt tính kháng của chủng xạ khuẩn
Streptomyces aureofaciens 25.2 không chịu ảnh
hưởng của NH4Cl, NH4NO3 và (NH4)2SO4, mặc dù
tăng nồng độ các chất nhưng hoạt tính không thay
đổi. Hoạt tính này chịu ảnh hưởng khả nhiều bởi
hai nguồn ni tơ là casein và ure, khi tăng nồng độ
hai nguồn ni tơ này thì hoạt tính cũng tăng lên, với
nguồn ni tơ là ure thì hoạt tính tối đa là 21,5 mm
(0,4 g/l) sau đó sẽ giảm dần khi tăng nồng độ. Trong
khi đó đường kính vòng kháng khuẩn của chủng xạ
khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2 đạt cực đại là
23,3 mm khi sử dụng 0,6 g/l casein.
Bảng 1. Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến khả năng sinh tổng hợp chất kháng khuẩn của chủng 25.2
Bảng 2. Ảnh hưởng của nguồn ni tơ đến khả năng sinh tổng hợp chất kháng khuẩn của chủng 25.2
Nồng độ
(g/l)
Đường kính vòng kháng khuẩn của chủng xạ khuẩn (mm)
Glucose Lactose Maltose Saccharose Tinh bột
8 22,0 ± 0,3 19,1 ± 0,3 18,0 ± 0,1 18,3 ± 0,2 21,0 ± 0,2
9 22,6 ± 0,3 20,0 ± 0,3 18,0 ± 0,1 18,7 ± 0,2 22,5 ± 0,2
10 23,3 ± 0,3 20,3 ± 0,3 18,0 ± 0,1 19,0 ± 0,2 22,9 ± 0,2
11 24,2 ± 0,3 20,7 ± 0,3 18,0 ± 0,1 19,5 ± 0,2 23,3 ± 0,2
12 24,9 ± 0,3 21,0 ± 0,3 18,0 ± 0,1 19,7 ± 0,2 23,5 ± 0,2
13 26,0 ± 0,3 21,2 ± 0,3 18,0 ± 0,1 20,0 ± 0,2 23,8 ± 0,2
IV. KẾT LUẬN
Hoạt tính kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
của chủng xạ khuẩn Streptomyces aureofaciens 25.2
biểu hiện ở ngày nuôi cấy thứ 3 và đạt cực đại sau
5 ngày nuôi trong điều kiện nuôi lắc 150 vòng/
phút, tại nhiệt độ 30oC và pH5-7 thì chủng Vibrio
parahaemolyticus 25.2 biểu hiện hoạt tính kháng
khuẩn tốt nhất. Để lượng chất kháng khuẩn sinh
ra tốt nhất thì thể tích dịch nuôi cần duy trì trong
khoảng 15% thể tích bình nuôi. Nguồn cacbon và
ni tơ phù hợp cho chủng Vibrio parahaemolyticus
25.2 sinh chất kháng khuẩn là glucose với nồng độ
bổ sung vào môi trường cơ sở là 13 g/l và casein với
nồng độ 0,6 g/l.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Thị Thanh Dung, Võ Đình Quang, Phan Thị Phượng
Dung, 2017. Phân lập và tuyển chọn Lactobacillus
spp. kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây hội
chứng chết sớm trên tôm tại Sóc Trăng. Tạp chí phát
triển Khoa học và Công nghệ. 20(3): 5-15.
Nguyễn Xuân Cảnh, Hồ Tú Cường, Nguyễn Thị Định,
Phạm Thị Hiếu, 2016. Nghiên cứu chủng xạ khuẩn có
khả năng đối kháng với Vibrio parahaemolyticus gây
bệnh trên tôm. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam, 14(11): 1809-1816.
Ababutain IM, Aziz ZKA, AL-Meshhen NA, 2013.
Optimization of environmental and nutritional
conditions to improve growth and antibiotic
Nồng độ
(g/l)
Đường kính vòng kháng khuẩn của chủng xạ khuẩn (mm)
Casein Urea NH4Cl NH4NO3 (NH4)2SO4
0,1 18,5 ± 0,2 18,6 ± 0,2 18,0 ± 0,1 18,0 0,1 18,0 ± 0,1
0,2 19,7 ± 0,2 19,7 ± 0,2 18,0 ± 0,1 18,0 ± 0,1 18,0 ± 0,1
0,3 20,5 ± 0,2 21,0 ± 0,2 18,0 ± 0,1 18,0 ± 0,1 18,0 ± 0,1
0,4 22,1 ± 0,2 21,5 ± 0,2 18,0 ± 0,1 18,0 ± 0,1 18,0 ± 0,1
0,5 22,6 ± 0,2 19,7 ± 0,2 18,0 ± 0,1 18,0 ± 0,1 18,0 ± 0,1
0,6 23,3 ± 0,2 18,2 ± 0,2 18,0 ± 0,1 18,0 ± 0,1 18,0 ± 0,1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 66_6206_2225422.pdf