Tài liệu Ảnh hưởng của chức năng thận lên tăng kali máu của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 142
ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨC NĂNG THẬN LÊN TĂNG KALI MÁU
CỦA BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Phạm Vĩnh Phú*, Lê Văn Lắm*, Nguyễn Phan Thủy Tiên*, Hồ Ngọc Trinh*, Lại Thị Mỹ Duyên*,
Nguyễn Văn Tân**, Nguyễn Đức Công**
TÓM TẮT
Đặt vấn đê: Tăng kali máu là một trong những tình trạng rối loạn điện giải nguy hiểm trong thực hành
lâm sàng. Tình trạng tăng kali máu ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan của cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch. Trong
những cơ chế điều hòa kali máu trong cơ thể, thận giữ vai trò quan trọng nhất. Nghiên cứu này nhằm khảo sát
sự ảnh hưởng của chức năng thận lên tình trạng tăng kali máu trong nhóm bệnh nhân điều trị nội trú, bệnh viện
Thống Nhất.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả 855 bệnh nhân điều trị nội trú tại
Trung Tâm Tim Mạch (TTTM) và Khoa Nội Thận – Lọc Máu (NT – LM) bệnh viên Thống Nhất từ 0...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của chức năng thận lên tăng kali máu của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 142
ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨC NĂNG THẬN LÊN TĂNG KALI MÁU
CỦA BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Phạm Vĩnh Phú*, Lê Văn Lắm*, Nguyễn Phan Thủy Tiên*, Hồ Ngọc Trinh*, Lại Thị Mỹ Duyên*,
Nguyễn Văn Tân**, Nguyễn Đức Công**
TÓM TẮT
Đặt vấn đê: Tăng kali máu là một trong những tình trạng rối loạn điện giải nguy hiểm trong thực hành
lâm sàng. Tình trạng tăng kali máu ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan của cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch. Trong
những cơ chế điều hòa kali máu trong cơ thể, thận giữ vai trò quan trọng nhất. Nghiên cứu này nhằm khảo sát
sự ảnh hưởng của chức năng thận lên tình trạng tăng kali máu trong nhóm bệnh nhân điều trị nội trú, bệnh viện
Thống Nhất.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả 855 bệnh nhân điều trị nội trú tại
Trung Tâm Tim Mạch (TTTM) và Khoa Nội Thận – Lọc Máu (NT – LM) bệnh viên Thống Nhất từ 01/10/2017
đến 31/03/2018.
Kết quả: Có 855 bệnh nhân trong nghiên cứu này, tuổi trung bình 62,75 ± 17,38, bệnh nhân nữ chiếm
51,1%. Có tổng cộng 156 bệnh nhân bệnh thận mạn (18,2%). Độ lọc cầu thận của nhóm bệnh nhân tăng và
không tăng kali máu lần lượt là 11,1 (6,5 – 31,2) và 68,9 (48,7 – 83,1) mL/phút/1,73 m2, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (giá trị p < 0,0001). Sự tương quan giữa nồng độ kali máu và chứng năng thận được thể hiện qua
phương trình hồi quy đa biến: Kali máu (mmol/L) = 3,84 + 0,02 (ure) – 0,004 (eGFR) + 0,24 (bệnh thận mạn). Hệ
số xác định bội R2 = 0,209.
Kết luận: Chức năng thận liên quan chặt chẽ với tình trạng kali máu. Trong đó, nồng độ ure và creatinin
máu có mối tương quan thuận với nồng độ kali máu, eGFR có mối tương quan nghịch với nồng độ kali máu.
Từ khóa: tăng kali máu, liên quan giữa chức năng thận và nồng độ kali máu
ABSTRACT
EFFECTS OF RENAL FUNCTION ON SERUM POTASSIUM LEVEL OF PATIENTS AT THONG NHAT
HOSPITAL
Pham Vinh Phu, Le Van Lam, Nguyen Phan Thuy Tien, Ho Ngoc Trinh, Lai Thi My Duyen,
Nguyen Van Tan, Nguyen Duc Cong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 142 - 146
Objectives: Hyperkalemia represents one of the most important electrolyte disturbances in clinical practice.
Hyperkalaemia resulting in electrophysiological perturbations, most importantly in the cardiac system. Kidneys
play the most important role in serum potassium regulation. This study’s aims were to access the effect of renal
function on serum potassium level of patients at Thong Nhat hospital.
Methods: This is a cross-sectional study, which describes of 855 inpatients who were treated in Cardiological
center and Nephrological department of Thong Nhat hospital from October 1st 2017 to March 31st 2018.
Results: There were 855 patients in this study, the mean age was 62.75 ± 17.38, the percentage of female
patients was 51.1%. There are totally 156 patients with chronic kidney disease (CKD), which account for 18.2%
of patients. Median eGFR of hyperkalemic and non-hyperkalemic group were 11.1 (6.5 – 31.2) and 68.9 (48.7–
*Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: GS. TS Nguyễn Đức Công ĐT: 0982 160 860 Email: cong1608@gmail.com
.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 143
83.1) mL/min/1.73m2 respectively, with the difference has reached the significant level (p<0.0001). The regression
between renal function and serum potassium level was expressed by the multiple factors linear equation: Serum
potassium level (mmol/L) = 3.87 + 0.02 (urea) – 0.005 (eGFR) + 0.18 (CKD). Adjusted R-square = 0.205.
Conclusions: Renal function has a strong relationship with serum potassium level. Serum urea and
creatinine level have a positive correlation with serum potassium level, whereas eGFR has a negative one.
Keywords: hyperkalemia, relationship between renal function and serum potassium level
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng kali máu thường được phát hiện tình
cờ khi xét nghiệm hoặc bệnh nhân (BN) biểu
hiện hậu quả nghiêm trọng, như rối loạn nhịp
tim, có khả năng gây tử vong. Trong những
trường hợp tăng kali máu nặng, nếu không được
điều trị nhanh chóng, tỉ lệ tử vong có thể tới lên
đến 30%(1).
Mặc dù chỉ có 2% tổng lượng kali cơ thể
phân bố ở ngoại bào, nhưng chúng là ion ảnh
hưởng chính điện thế màng lúc nghỉ. Do đó, khi
nồng độ kali máu bị rối loạn sẽ có nhiều hệ cơ
quan của cơ thể bị ảnh hưởng, trong đó nguy
hiểm nhất là hệ tim mạch.
Có 3 cơ chế điều hòa thăng bằng kali: lượng
kali cung cấp hàng ngày qua ăn uống, sự di
chuyển kali nội và ngoại bào và cuối cùng là sự
bài tiết kali qua thận(4,7). Trong đó, quá trình bài
tiết qua thận là quan trọng nhất. Độ nặng của
bệnh thận mạn là một trong những yếu tố nguy
cơ quan trọng nhất của tăng kali máu(2). Trong
một nghiên cứu, chỉ 5% bệnh nhân có độ lọc cầu
thận ước lượng (eGFR) từ 50-59 mL/phút/1,73 m2
có tăng kali máu, trong khi con số này trong
nhóm bệnh nhân có eGFR < 20 mL/phút/1,73 m2
là 40%. Hơn nữa, ứng với mỗi 5 mL/phút/1,73 m2
mà eGFR giảm, thì nguy cơ tăng kali máu
tăng 25%(2).
Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục tiêu
khảo sát sự ảnh hưởng của chức năng thận lên
nồng độ kali máu trong nhóm bệnh nhân tại
Trung Tâm Tim Mạch (TTTM) và Khoa Nội
Thận Lọc Máu (NT – LM) BV Thống Nhất.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân điều trị nội trú tại TTTM và khoa
Nội thận-Lọc máu (NT – LM) ở Bệnh viện Thống
Nhất TP. Hồ Chí Minh. Toàn bộ bệnh nhân nhập
viện điều trị nội trú tại TTTM và khoa NT - LM
từ 01/10/2017 – 31/03/2018.
Tiêu chuẩn loại ra
Bệnh nhân đưa vào nghiên cứu chưa có đầy
đủ các cận lâm sàng thường quy: điện giải đồ,
chức năng thận.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả. Sử dụng
kết quả xét nghiệm điện giải đồ. Nồng độ kali
huyết thanh bình thường là từ 3,5-5 mmol/L.
Tăng kali máu được định nghĩa khi nồng độ kali
trong huyết thanh > 5 mmol/L(4,7).
Dựa theo nồng độ, có 3 mức độ tăng kali máu:
+ Tăng kali máu nhẹ: nồng độ kali máu từ 5,1
- 5,9 mmol/L.
+ Tăng kali máu trung bình: nồng độ kali
máu từ 6,0 - 6,4 mmol/L.
+ Tăng kali máu nặng: nồng độ kali máu từ
6,5 mmol/L trở lên.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn theo
KDIGO 2012: có 1 trong bất kỳ tiêu chuẩn nào
sau đây tồn tại kéo dài trên 3 tháng.
(1) Dấu chứng của tổn thương thận (thoả ≥ 1
dấu chứng):
Albumine niệu > 30mg/24 giờ (hay tỉ lệ
albumin/creatinin > 30mg/g).
Cặn lắng nước tiểu bất thường.
Điện giải kèm những bất thường khác do
bệnh lý ống thận.
Bất thường mô bệnh học (sinh thiết thận).
Bất thường cấu trúc thận dựa vào hình
ảnh học.
Tiền căn có ghép thận.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 144
(2) Giảm GFR < 60 ml/phút/1,73 m2 (Giai
đoạn 3a - Giai đoạn 5). Phân loại giai đoạn
theo GFR:
(G3a) 45-59 ml/phút/1,73 m2.
(G3b) 30-44 ml/phút/1,73 m2.
(G4) 15-29 ml/phút/1,73 m2.
(G5) <15 ml/phút/1,73 m2.
Dữ liệu về chức năng thận là nồng độ ure,
creatinin máu và eGFR sau khi thu thập được
phân tích hồi quy đơn biến và đa biến nhằm tìm
kiếm sự tương quan với nồng độ kali máu.
Phân tích số liệu
Phần mềm R 3.5.1 (
được dùng phân tích thống kê tất cả các số liệu
ghi nhận được trong nghiên cứu này.
Các biến số phân nhóm sẽ cho ra tỷ lệ được
trình bài dưới dạng phần trăm và dùng kiểm
định Chi bình phương để kiểm định sự khác
nhau giữa hai hoặc nhiều tỷ lệ phần trăm. Các
biến số liên tục sẽ được kiểm định biến số có
tuân theo luật phân phối chuẩn không, những
biến số tuân theo luật phân phối chuẩn sẽ được
trình bày dưới dạng số trung bình ± độ lệch
chuẩn và dùng kiểm định t-student để đánh giá
sự khác biệt. Khác biệt được xem là có ý nghĩa
thống kê khi giá trị p < 0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này đã thu thập được 855 BN
điều trị nội trú tại TTTM và khoa NT - LM bệnh
viện Thống Nhất. Tuổi trung bình của BN tham
gia nghiên cứu là 62,75 ± 17,38, trong đó tuổi
trung bình ở nhóm tăng kali cao hơn nhóm
không tăng kali (p = 0,010).
Tỷ lệ BN tăng kali máu ở khoa NT - LM cao
hơn TTTM (p < 0,0001).
Bảng 1. Đặc điểm tuổi, giới, bệnh nền của nhóm BN nghiên cứu
Tổng số (N=855) Tăng kali máu (n=44) Không tăng kali máu (n=811) Giá trị p
Giới
Nam, n (%) 418 (48,9) 23 (52,3) 395 (46,2) 0,759
Nữ, n (%) 437 (51,1) 21 (47,7) 416 (53,8)
Tuổi (TB ± ĐLC) 62,75 ± 17,38 69,52 ± 16,64 62,38 ± 17,35 0,010
Khoa
TTTM, n (%) 709 (82,9) 10 (22,7) 699 (86,2) < 0,001
NT - LM, n (%) 146 (17,1) 34 (77,3) 112 (13,8)
Bệnh nền
Tăng huyết áp, n (%) 610 (71,3) 37 (84,1) 573 (70,7) 0,080
Suy tim mạn, n (%) 126 (14,7) 13 (29,5) 113 (13,9) 0,009
Bệnh mạch vành mạn, n (%) 362 (42,3) 16 (36,4) 346 (42,7) 0,505
Bệnh thận mạn, n (%) 156 (18,2) 35 (79,5) 121 (14,9) < 0,001
Lọc máu, n (%) 33 (3,56) 9 (20,5) 24 (3,0) < 0,001
Đái tháo đường, n (%) 234 (27,4) 28 (63,6) 206 (25,4) < 0,001
Suy thượng thận, n (%) 5 (0,6) 0 (0) 5 (0,6) 1
Xơ gan, n (%) 6 (0,7) 1 (2,3) 5 (0,6) 0,272
Về bệnh nền, tỷ lệ BN có suy tim mạn, bệnh
thận mạn, nhóm BN đang chạy thận, bệnh đái
tháo đường trong nhóm tăng kali máu cao hơn
trong nhóm không tăng kali (p<0,05). Không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở bệnh tăng
huyết áp, bệnh mạch vành mạn, suy thượng
thận và xơ gan giữa hai nhóm tăng và không
tăng kali máu (p > 0,05).
Đặc điểm chức năng thận của dân số nghiên
cứu (Bảng 2)
Nồng độ ure, creatinin trong nhóm BN tăng
kali máu cao hơn so với nhóm không tăng kali
máu, với sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa
thống kê (p < 0,0001).
Độ lọc cầu thận ở nhóm BN tăng kali máu
thấp hơn so với trong nhóm BN không tăng kali
máu với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 145
Bảng 2. Đặc điểm chức năng thận của dân số nghiên cứu
Cận lâm sàng Tổng số (N = 855) Tăng kali máu (n = 44) Không tăng kali máu (n=811) Giá trị p
Ure (mmol/L) 5,7 (4,4 – 8,4) 20,1 (12,8 – 32,6) 5,6 (4,3 – 7,8) < 0,0001
Creatinin (µmol/L) 94,0 (76,0 – 122,5) 388,5 (171,8 – 644,0) 92,0 (75,0 – 117,0) < 0,0001
eGFR (mL/phút/1,73m
2
) 67,6 (44,8 – 82,3) 11,1 (6,5 – 31,2) 68,9 (48,7 – 83,1) < 0,0001
Các giá trị trên là các biến liên tục không có phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng trung vị (bách phân vị thứ 25–75).
Sự tương quan giữa chức năng thận và kali máu
Ure, creatinin và eGFR có mối tương quan
với kali máu. Trong đó, Ure và Creatinin máu có
sự tương quan thuận, còn eGFR có sự tương
quan nghịch với nồng độ kali máu. Sự tương
quan này đạt ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Bảng 3).
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy đơn biến
Biến số Hệ số tương quan r KTC 95% Giá trị p
Ure 0,385 0,327 – 0,441 < 0,0001
Creatinin 0,345 0,285 – 0,403 < 0,0001
eGFR -0,396 -0,451 – -0,337 < 0,0001
Ure: nồng độ ure máu (mmol/L).
eGFR: độ lọc cầu thận ước đoán (mL/phút/1,73 m2).
Bệnh thận mạn: có bệnh thận mạn: 1, không có bệnh thận
mạn: 0.
Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến
Kali máu (mmol/L) = 3,87 + 0,02 (Ure) – 0,005
(eGFR) + 0,18 (bệnh thận mạn).
Hệ số xác định bội
(R2) = 0,205.
Cứ mỗi khi ure tăng 1 mmol/L thì kali máu
sẽ tăng 0,02 mmol/L, còn ứng với eGFR tăng
lên 1 ml/phút/1,73 m2 da thì kali máu sẽ giảm
0,005 mmol/L. Bệnh nhân có bệnh thận mạn thì
kali máu sẽ tăng 0,18 mmol/L. Những khác
biệt về nồng độ ure, eGFR và bệnh thận mạn
giải thích được 20,5% những khác biệt về nồng
độ kali máu giữa các bệnh nhân trong dân số
nghiên cứu.
Bảng 4. Hệ số của các biến số độc lập trong phương
trình hồi quy tuyến tính đa biến
Biến số Hệ số β Giá trị p
Ure máu 0,02 < 0,0001
eGFR -0,005 < 0,0001
Bệnh thận mạn 0,18 0,0175
BÀN LUẬN
Ure, creatinin, eGFR và tăng kali máu
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối
tương quan thuận có ý nghĩa thống kê của ure,
creatinin với nồng độ kali máu, các giá trị này
càng tăng thì nồng độ kali máu càng cao, với hệ
số tương quan r lần lượt là 0,385 và 0,345
(p<0,0001). Trong đó, eGFR ở nhóm tăng kali và
không tăng kali máu lần lượt là 23,3 ± 23,9
ml/phút/1,73m2 và 65,0 ± 29,0 ml/phút/1,73m2.
Phân tích sự tương quan này cho thấy eGFR có
mối tương quan nghịch với nồng độ kali máu
với hệ số tương quan r = -0,396.
Chức năng thận đã được chứng minh có liên
quan chặt chẽ với tình trạng tăng kali máu, kết
quả này phù hợp với y văn và các nghiên cứu
trong và ngoài nước như nghiên cứu của Vũ Thị
Loan (2014), cũng kết luận có sự tương quan
nghịch giữa mức lọc cầu thận và nồng độ kali có
ý nghĩa thống kê với hệ số tương quan r = -0,3.
Trong nghiên cứu của tác giả Ming-Fang
Hsieh (2011), eGFR tương quan nghịch với nồng
độ kali máu, R2 là 0,0631. Nghiên cứu của tác giả
Pantelis A. Sarafidis (2012) cho thấy những BN
tăng kali máu (≥ 5,5 mmol/L) có nồng độ ure
máu cao hơn đáng kể, eGFR thấp hơn so với BN
không tăng kali (p ≤ 0,05). Tác giả Pantelis A
Sarafidis kết luận, eGFR < 15 ml/phút/1,73m2 da
là yếu tố độc lập liên quan tăng kali máu (OR
2,06 KTC 95% 1,02–4,18, p = 0,05)(3).
Trong khi đó, nghiên cứu của tác giả Aysun
Aybal Kutlugun (2017) cho thấy mối tương quan
thuận giữa nồng độ creatinin và kali máu với hệ
số tương quan 0,122 (p = 0,039) và có mối tương
quan nghịch giữa GFR và kali máu nhưng
không có ý nghĩa thống kê, r = -0,079 (p = 0,184).
Sự khác biệt này có thể do trong nghiên cứu của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 146
tác giả Aysun có số lượng bệnh nhân không cao
(286 bệnh nhân)(6).
Phân tích đa biến các yếu tố liên quan kali máu
Khi phân tích hồi quy đa biến tuổi, giới, bệnh
nền (tăng huyết áp, suy tim mạn, bệnh mạch
vành mạn, bệnh thận mạn, chạy thận chu kỳ, đái
tháo đường), ure, creatinin, eGFR, thuốc (ACEi,
ARBs, chẹn thụ thể beta, chẹn kênh calci, lợi tiểu
giữ kali, thiazide, furosemide, insulin, ức chế
bơm proton, kháng viêm không steroid,
digoxin), nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mỗi
1 mmol/L ure tăng thì kali máu sẽ tăng 0,02
mmol/L, ngoài ra mỗi 1 ml/phút/1,73 m2 da
eGFR tăng lên thì kali máu sẽ giảm 0,005
mmol/L. Nếu bệnh nhân có bệnh thận mạn thì
kali máu sẽ tăng 0,18 mmol/L. Kết quả nghiên
cứu này phù hợp với các y văn và các nghiên
cứu khác trên thế giới. Tuy nhiên, do có nhiều
yếu tố tác động đến tình trạng tăng kali máu
như các thuốc sử dụng, tình trạng bệnh lý của
bệnh nhân, do đó phương trình hồi quy đa biến
trên chỉ giải thích được 20,5% trường hợp tăng
kali máu.
Theo phân tích hồi quy đa biến của tác giả
Kenmei Takaichi (2007), tăng kali huyết thanh
tương quan có ý nghĩa thống kê với tuổi,
creatinin huyết thanh, đái tháo đường, sử dụng
ACEi, ARBs với hệ số tương quan r=0,427
(p<0,01). Trong đó, creatinin huyết thanh tương
quan mạnh nhất(8).
Tương tự, sau khi phân tích hồi quy đa
biến gồm tuổi, giới, đái tháo đường, suy tim
sung huyết và giảm chức năng thận, tác giả
Marianne A. Kuijvenhoven (2013) kết luận tình
trạng chức năng thận thấp là yếu tố nguy cơ
duy nhất được tìm thấy có liên quan đáng kể
với tăng kali máu, eGFR < 50 ml/phút (OR hiệu
chỉnh 5,08; KTC 95% 2,46–10,48, p<0,001),
eGFR <30ml/phút (OR 9,39, KTC 95%
3,64–24,18, p<0,001), không có yếu tố nguy cơ
khác làm ảnh hưởng OR đáng kể(5).
KẾT LUẬN
Chức năng thận liên quan chặt chẽ với tình
trạng kali máu. Trong đó, ure và creatinin máu
có mối tương quan thuận với nồng độ kali máu,
eGFR có mối tương quan nghịch với nồng độ
kali máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An JN, et al (2012). Severe hyperkalemia requiring
hospitalization: predictors of mortality. Crit Care, 16(6):R225.
2. Gilligan S and Raphael KL (2017). Hyperkalemia and
Hypokalemia in CKD: Prevalence, Risk Factors, and Clinical
Outcomes. Adv Chronic Kidney Dis, 24(5):315-318.
3. Hsieh MF, et al (2011). Higher serum potassium level associated
with late stage chronic kidney disease. Chang Gung Med J,
34(4):418-25.
4. John E, Hall P (2016). Renal Tubular Reabsorption and
Secretion, Renal Regulation of Potassium, Calcium, Phosphate,
and Magnesium; Integration of Renal Mechanisms for Control
of Blood Volume and Extracellular Fluid Volume. In: Guyton
and Hall Textbook of Medical Physiology. Elsevier, p.347-407.
5. Kuijvenhoven, MA, et al (2013). Evaluation of the concurrent
use of potassium-influencing drugs as risk factors for the
development of hyperkalemia. Int J Clin Pharm, 35(6):1099-104.
6. Kutlugun AA, Yildiz C and Ebinc FA (2017). Frequency of
Hyperkalemia in Chronic Kidney Patients under Regular
Nephrology Care. J Clin Nephrol Ren Care, 10.23937/2572-
3286.1510032.
7. Rastegar A and Soleimani M (2001). Hypokalaemia and
hyperkalaemia. Postgrad Med J, 77(914):759-64.
8. Takaichi K, et al (2007). Analysis of factors causing
hyperkalemia. Intern Med, 46(12):823-9.
Ngày nhận bài báo: 15/05/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_chuc_nang_than_len_tang_kali_mau_cua_benh_nhan.pdf