Tài liệu Ảnh hưởng của chức năng đô thị đối với tăng trưởng đô thị ở Việt Nam: 30 Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 1 (101), 2008
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
ảnh hưởng của chức năng đô thị
đối với tăng trưởng đô thị ở Việt Nam
Lê Thanh Sang
1. Giới thiệu
Việt Nam đang trải qua quá trình tăng trưởng đô thị nhanh, chủ yếu do di cư
nông thôn - đô thị và mở rộng địa giới đô thị. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng giữa các đô
thị là không đều nhau. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là nhân tố nào đã tác động đến các
mức tăng này và liệu rằng các chức năng được chuyên môn hóa của đô thị có ảnh
hưởng đến mức tăng trưởng dân số của chính đô thị đó không? Sử dụng kết quả toàn
bộ hai cuộc Tổng điều tra dân số (TĐTDS) 1989 và 1999, bài viết này cung cấp một
phân tích thực nghiệm về ảnh hưởng của các chức năng đô thị đối với tăng trưởng đô
thị ở Việt Nam.
Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về tăng trưởng đô thị, di cư nông thôn -
đô thị, và các nhân tố ảnh hưởng (Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 1997; Guest, 1998;
Đặng Nguyên Anh, 1999; Lê...
9 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của chức năng đô thị đối với tăng trưởng đô thị ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 1 (101), 2008
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
ảnh hưởng của chức năng đô thị
đối với tăng trưởng đô thị ở Việt Nam
Lê Thanh Sang
1. Giới thiệu
Việt Nam đang trải qua quá trình tăng trưởng đô thị nhanh, chủ yếu do di cư
nông thôn - đô thị và mở rộng địa giới đô thị. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng giữa các đô
thị là không đều nhau. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là nhân tố nào đã tác động đến các
mức tăng này và liệu rằng các chức năng được chuyên môn hóa của đô thị có ảnh
hưởng đến mức tăng trưởng dân số của chính đô thị đó không? Sử dụng kết quả toàn
bộ hai cuộc Tổng điều tra dân số (TĐTDS) 1989 và 1999, bài viết này cung cấp một
phân tích thực nghiệm về ảnh hưởng của các chức năng đô thị đối với tăng trưởng đô
thị ở Việt Nam.
Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về tăng trưởng đô thị, di cư nông thôn -
đô thị, và các nhân tố ảnh hưởng (Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 1997; Guest, 1998;
Đặng Nguyên Anh, 1999; Lê Thanh Sang, 2004, 2005, 2007). Hầu hết các nghiên cứu
đều cho rằng các cơ hội kinh tế, chủ yếu được tạo ra từ khu vực công nghiệp, là nhân
tố quan trọng nhất thúc đẩy di cư hướng đến đô thị. Khu vực sản xuất, buôn bán và
dịch vụ nhỏ, bao gồm cả chính qui và phi chính qui, cũng thu hút đáng kể lao động
nhập cư đô thị. Nhìn chung, một số ít đô thị lớn thu hút hầu hết di dân nông thôn -
đô thị vì các đô thị này tạo ra nhiều cơ hội kiếm sống cho di dân hơn những nơi còn
lại. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra ảnh hưởng của các chức năng được
chuyên môn hóa của từng đô thị đối với mức tăng trưởng của đô thị đó ở cấp độ toàn
quốc. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng kết quả phân tích các thành phần cơ bản
của chức năng đô thị Việt Nam như những biến độc lập để đánh giá mức tăng trưởng
đô thị trong thập niên 1990, sau khi kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố khác,
bằng mô hình hồi qui tuyến tính bội. Nghiên cứu bước đầu này góp phần vào việc
giải thích và dự báo tăng trưởng đô thị từ cách tiếp cận chức năng đô thị.
2. Nguồn số liệu, biến số, và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng dân số đô thị (không tính dân số nông thôn của các
đô thị) từ 5 tuổi trở lên của 431 đô thị được kết nối từ TĐTDS 1989 đến TĐTDS 1999
Lê Thanh Sang
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
31
trong tổng số 527 đô thị Việt Nam năm 1999 (các đô thị còn lại không tương thích, do
một số bị giải thể trong khi một số khác mới được thành lập trong giai đoạn 1989-
1999). Việc sử dụng các đô thị được kết nối này cho phép đo lường biến phụ thuộc là
tốc độ tăng trưởng dân số đô thị bình quân hàng năm giữa hai kỳ TĐTDS.
Để đo lường ảnh hưởng của chức năng đô thị đối với tăng trưởng đô thị, chúng
tôi sử dụng hai biến thành phần cơ bản của chức năng đô thị Việt NamP0F1P. Về cơ bản,
đô thị Việt Nam có 5 chức năng chính gồm: (1) Sản xuất công nghiệp, (2) Sản xuất
nông lâm ngư nghiệp, (3) Giao thông liên lạc, (4) Thương mại, và (5) Hành chính sự
nghiệp. Các chức năng này giải thích cho khoảng 87% tổng số lực lượng lao động đô
thị Việt Nam năm 1989. Các đô thị được chuyên môn hóa với các mức độ khác nhau
đối với một hoặc một số các chức năng trên. áp dụng phương pháp phân tích thành
phần cơ bản (Principal Components Analysis), chúng tôi xác định hai thành phần cơ
bản nằm bên dưới các chức năng này. Thành phần cơ bản thứ nhất là sự chuyển dịch
từ các khu vực truyền thống (nông lâm ngư nghiệp) sang các khu vực “hiện đại” (sản
xuất công nghiệp, giao thông liên lạc, thương mại, và với một mức độ thấp hơn là
hành chính). Thành phần này giải thích được khoảng 47% tổng số phương sai của
năm chức năng đô thị. Thành phần cơ bản thứ hai là sự phân biệt giữa hai nhóm
chức năng: nhóm hành chính - thương mại với nhóm công nghiệp - giao thông liên
lạc. Thành phần này giải thích được khoảng 25% tổng số phương sai của các chức
năng trên. Tổng cộng, hai thành phần cơ bản giải thích được 72% phương sai của
năm chức năng đô thị Việt Nam năm 1989. Trong khi thành phần thứ nhất có thể
được giải thích như là một sự đo lường tổng quát quá trình “công nghiệp hóa, hiện
đại hóa”, thành phần thứ hai thể hiện sự khác nhau giữa hai nhóm chức năng đô thị
chính: Nhóm chuyên môn hóa trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp và giao thông liên
lạc thể hiện tính chất hiện đại hơn của đô thị, trong khi nhóm chuyên môn hóa trên
lĩnh vực hành chính sự nghiệp và thương mại phản ảnh nhiều hơn các thành phần có
tính truyền thống.
Các thành phần cơ bản được tính toán dựa trên công thức sau (Barthonomew
và các cộng sự, 2002):
yRjR = aR1jRxR1R + aR2jRxR2 R + .R R+ aRpjRxRp
với
yRjR là thành phần cơ bản thứ j
xR1, RxR2R, , xRp Rlà các chỉ số chuyên môn hóa chức năng được chuẩn hóa
của các chức năng chính p
aRpjR là điểm số của chức năng p được thể hiện trên thành phần cơ bản jP
Các giá trị này được đưa vào mô hình nhằm kiểm chứng ảnh hưởng của chức
1 Phân tích chi tiết về các thành phần cơ bản của chức năng đô thị Việt Nam xin đọc Lê Thanh Sang: Sự
chuyên môn hóa các chức năng của đô thị Việt Nam. Tạp chí Xã hội học, số 2 (98), 2007, trang 23-35.
ảnh hưởng của chức năng đô thị đối với tăng trưởng đô thị ở Việt Nam
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
32
năng đô thị đối với tăng trưởng đô thị.
Để xác lập ảnh hưởng riêng biệt của các biến chức năng đô thị, chúng tôi sử
dụng một số biến kiểm soát, bao gồm các biến Thứ bậc hành chính, Qui mô đô thị, và
Vùng kinh tế - xã hội. Các nghiên cứu trước đây thường giả định rằng các đô thị có
thứ bậc hành chính cao hơn và/hoặc có qui mô dân số lớn hơn sẽ đạt tốc độ tăng
trưởng cao hơn do nhận được nhiều nguồn lực hơn và tạo ra nhiều cơ hội kinh tế hơn.
Do vậy, đối với biến Thứ bậc hành chính, chúng tôi chia làm bốn cấp độ: thành phố,
thị xã, thị trấn huyện lỵ, và thị trấn khác. Các thành phố trực thuộc trung ương được
xếp chung với các thành phố thuộc tỉnh vì số lượng ít (bốn thành phố năm 1989),
không đủ lớn để tạo ra một phân nhóm riêng có ý nghĩa. Chúng tôi giả định rằng thị
trấn huyện lỵ do đảm trách chức năng hành chính huyện nên có tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn so với các thị trấn không có chức năng này. Trong bốn nhóm trên, các thị
trấn huyện lỵ được chọn làm phân nhóm để qui chiếu. Biến Qui mô dân số được chia
thành 5 phân nhóm chính: lớn hơn 100.000, 50.000 - 100.000, 20.000 - 50.000, 10.000
- 20.000, và ít hơn 10.000 dân. Do năm 1989 chỉ có mười thành phố có dân số đô thị
lớn hơn 200.000, các thành phố này được gộp chung thành phân nhóm đầu tiên. Đô
thị có qui mô 10.000 - 20.000 người được chọn làm phân nhóm để qui chiếu. Vì giữa
biến Thứ bậc hành chính và biến Qui mô dân số có tương quan thuận với nhau rất
chặt, chúng tôi sử dụng hai biến này như những biến thay thế trong mô hình để
không tạo ra các ảnh hưởng trùng.
Biến Vùng kinh tế - xã hội (Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc
Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và Đồng bằng sông
Cửu Long) được sử dụng như một biến đại diện (proxy variable) để “đo lường” những
nhân tố đặc thù của Vùng không được phản ảnh trực tiếp trong mô hình. Chẳng hạn,
Đông Nam Bộ có những ưu thế riêng về kiều hối, về khu vực ngoài quốc doanh v.v
so với các vùng còn lại. Những nhân tố này có thể tạo ra những ảnh hưởng riêng đối
với tăng trưởng đô thị. Trong số các vùng này, Đồng bằng sông Hồng được chọn là
nhóm qui chiếu.
Các biến độc lập trên được đưa vào các mô hình hồi qui tuyến tính để giải
thích tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị Việt Nam trong thập niên 1990.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Tăng trưởng đô thị được giải thích bởi ba thành tố cơ bản là tăng tự nhiên, mở
rộng địa giới đô thị, và di cư thuần. Mức tăng tự nhiên hiện nay không có sự khác
nhau đáng kể giữa các đô thị, và do vậy không tạo ra sự khác nhau có ý nghĩa về tỷ
lệ tăng trưởng giữa các đô thị. Mở rộng địa giới có thể làm tăng đột biến dân số của
một số đô thị cụ thể nào đó, nhưng ảnh hưởng này mang tính cá biệt. Di cư thuần là
nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp và trong một thời gian tương đối ngắn
làm thay đổi qui mô dân số đô thị.
Lê Thanh Sang
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
33
Từ cách tiếp cận sinh thái nhân văn, chúng tôi giả định rằng đô thị được
chuyên môn hóa các chức năng dựa trên sự phân công lao động xã hội trong hệ
thống. Những chức năng khác nhau tạo ra nhu cầu khác nhau về lực lượng lao động
và khả năng thu hút khác nhau số lượng di dân - thành tố quan trọng nhất của tăng
trưởng dân số đô thị. Hơn nữa, việc mở rộng địa giới đô thị cũng phần nào phản ảnh
các cấu trúc chức năng và những điều kiện chín muồi của vùng ngoại vi để trở thành
đô thị, và do vậy cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng đô thị.
Từ hai thành phần cơ bản của chức năng đô thị Việt Nam, chúng tôi đưa ra
hai giả thuyết chính như sau:
Một là, với thành phần cơ bản thứ nhất, đô thị chuyên môn hóa trên các khu
vực “hiện đại” (sản xuất công nghiệp, giao thông liên lạc, thương mại, và một mức độ
thấp hơn là hành chính) sẽ đạt tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn so với đô thị
chuyên môn hóa trên các lĩnh vực truyền thống (nông lâm ngư nghiệp) vì các khu vực
hiện đại đòi hỏi lực lượng lao động tăng thêm lớn hơn và do vậy thu hút di dân nhiều
hơn so với khu vực truyền thống. Hơn nữa, khu vực hiện đại cũng tạo ra các điều
kiện khách quan cần thiết để mở rộng địa giới đô thị so với các đô thị chuyên về sản
xuất nông lâm ngư nghiệp.
Hai là, với thành phần cơ bản thứ hai, đô thị chuyên môn hóa trên các chức
năng sản xuất công nghiệp và giao thông liên lạc có xu hướng tăng trưởng dân số
nhanh hơn đô thị chuyên môn hóa trên các chức năng thương mại và hành chính, vì
hai chức năng đầu đòi hỏi lực lượng lao động lớn hơn và do vậy thu hút di dân nhiều
hơn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng giả định rằng việc tăng cường các chức năng hành
chính và mở rộng địa giới do các chính sách nâng cấp đô thị nhằm phục vụ chiến lược
phát triển vĩ mô của Chính phủ có thể làm giảm sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng
dân số giữa hai nhóm đô thị này.
4. Tác động của chức năng đô thị đối với tăng trưởng đô thị từ 1989 đến
1999
Bảng 1 trình bày kết quả của 7 mô hình phân tích tỷ lệ tăng trưởng đô thị
Việt Nam từ 1989 đến 1999. Mô hình 1 phân tích ảnh hưởng của thứ bậc hành chính
đối với tỷ lệ tăng trưởng đô thị. Mô hình 2 khảo sát ảnh hưởng của qui mô dân số đối
với tỷ lệ tăng trưởng đô thị. Mô hình 3 xem xét sự biến thiên về tỷ lệ tăng trưởng đô
thị giữa 8 vùng. Mô hình 4 phân tích ảnh hưởng của các chức năng được chuyên môn
hóa đối với tăng trưởng đô thị. Mô hình 5 phân tích ảnh hưởng của các chức năng đô
thị đối với tăng trưởng đô thị, trong đó ảnh hưởng của yếu tố qui mô dân số được
kiểm soát. ở Mô hình 6, các biến kiểm soát bao gồm cả qui mô dân số và vùng. Trong
mô hình 7, biến qui mô dân số được thay thế bởi biến thứ bậc hành chính. Vì hai biến
số này có mối tương quan khá chặt chẽ nên được dùng thay thế trong các Mô hình 6
và 7 tương ứng.
ảnh hưởng của chức năng đô thị đối với tăng trưởng đô thị ở Việt Nam
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
34
Lê Thanh Sang
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
35
Kết quả từ Mô hình 1 cho thấy rằng, chỉ các đô thị ở bậc thấp nhất (các thị
trấn khác không phải huyện lỵ) có một ảnh hưởng nghịch chiều và có ý nghĩa thống
kê đối với tăng trưởng đô thị. Kết quả này, bề ngoài, không phù hợp với giả định rằng
các thành phố có thứ bậc cao hơn được mong đợi đạt tốc độ tăng trưởng dân số cao
hơn do có nhiều ưu thế về kinh tế hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dân số cao chỉ
xảy ra ở các thành phố lớn nhất mà thôi. Ba trong số bốn thành phố trực thuộc trung
ương (trừ Hải Phòng) và Biên Hòa có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng đô
thị bình quân. Trong khi đó, các thành phố nhỏ hơn tiếp theo không đạt được tốc độ
tăng trưởng này. Khi gộp các thành phố trên vào một nhóm (vì số lượng thành phố
trực thuộc trung ương quá ít mặc dù tỷ trọng dân số trong toàn bộ dân số đô thị rất
cao), sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của nhóm này so với nhóm đối chiếu (các thị
trấn huyện lỵ) là không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Tương tự, khi bốn trong năm thành phố lớn nhất Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng đô thị cao được gộp vào các thành phố có qui mô 100.000 dân ở Mô hình 2, sự
khác nhau giữa nhóm này với nhóm đối chiếu là không có ý nghĩa thống kê. Các kết
quả từ Mô hình 1 và 2 cho thấy rằng chỉ có các thị trấn nhỏ không phải huyện lỵ là
có tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn so với các nhóm còn lại. Điều này có thể là do các
thị trấn trên có ít nguồn lực kinh tế, ít lợi thế về vị trí địa lý để phát triển, nhưng
một nguyên nhân quan trọng có thể là do không đóng vai trò trung tâm hành chính
huyện, vốn không chỉ có các cơ quan chính quyền, mà còn là nơi tập trung các ban
ngành đoàn thể, trường học, bệnh viện của địa phương. Các thành phố trực thuộc
trung ương và một vài thành phố lớn khác có tốc độ tăng trưởng dân số đô thị cao
hơn mức bình quân (mặc dù không được thể hiện ở các mô hình), nhưng phần lớn đô
thị còn lại thì không có sự khác biệt đáng kể. Kết quả này góp phần củng cố thêm
nhận định là không phải qui mô dân số mà các cấu trúc chức năng của đô thị ảnh
hưởng đến tăng trưởng đô thị.
Trong Mô hình 3, các đô thị ở Tây Nguyên, Đông Bắc, và Bắc Trung Bộ trải
qua quá trình tăng trưởng đô thị nhanh hơn. Hệ số hồi qui chuẩn hóa của Tây
Nguyên cho thấy rằng các đô thị của vùng này có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất so với đô
thị các vùng còn lại. Sự mở rộng sản xuất kinh doanh cà phê xuất khẩu có thể là
nhân tố kinh tế quan trọng nhất tác động đến quá trình tăng trưởng nhanh này. Một
kết quả có vẻ không được mong đợi là hệ số hồi qui của Đông Nam Bộ không có ý
nghĩa thống kê. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trên, kết quả này chịu ảnh
hưởng của số lượng các đô thị (qui mô lớn nhỏ đều bình đẳng như nhau) chứ không
phải là qui mô dân số đô thị. Một khi chức năng đô thị, qui mô dân số, hoặc thứ bậc
đô thị được kiểm soát trong các mô hình đầy đủ thì Đông Nam Bộ có tốc độ tăng
trưởng đô thị chỉ sau Tây Nguyên mà thôi.
ở Mô hình 4, cả hai thành phần cơ bản của các chức năng đô thị đều có ảnh
ảnh hưởng của chức năng đô thị đối với tăng trưởng đô thị ở Việt Nam
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
36
hưởng đối với tỷ lệ tăng trưởng đô thị. Thành phần thứ nhất cho thấy rằng các đô thị
thiên về các hoạt động phi nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng đô thị cao hơn các đô
thị mà hoạt động chủ yếu là nông lâm ngư nghiệp. Thành phần thứ hai biểu hiện
rằng các đô thị chuyên môn hóa cao về sản xuất công nghiệp và giao thông liên lạc có
tốc độ tăng trưởng cao hơn các đô thị chuyên môn hóa cao về hành chính sự nghiệp
và thương mại. Các kết quả này cung cấp bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết rằng đô
thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.
Khi kiểm soát cho qui mô đô thị ở Mô hình 5, cả hai ảnh hưởng trên vẫn tiếp
tục có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, khi đưa biến vùng vào Mô hình 6, ảnh
hưởng của thành phần thứ hai trở nên không còn ý nghĩa thống kê trong khi ảnh
hưởng của vùng Đông Nam Bộ được xác nhận. Có thể nhận định rằng ngoài ảnh
hưởng của chức năng sản xuất công nghiệp và giao thông liên lạc, vẫn còn những
nhân tố khác của vùng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng đô thị mà các nhân
tố đó chưa được đo lường trong các mô hình phân tích này. So với Mô hình 5, ảnh
hưởng của thành phần thứ nhất đã tăng gấp đôi trong Mô hình 6. Các kết quả từ Mô
hình 7 cũng xác nhận rằng khu vực phi nông nghiệp đã thúc đẩy tăng trưởng đô thị.
Các đô thị ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đông Bắc, và Bắc Trung Bộ có xu hướng
tăng trưởng nhanh hơn so với đô thị của các vùng khác. Các thị trấn nhỏ không đóng
vai trò là các trung tâm hành chính của huyện thì tăng trưởng chậm hơn so với các
đô thị khác.
Tóm lại, kết quả từ những mô hình hồi qui đa biến trên cho thấy rằng các
chức năng đô thị có ảnh hưởng quan trọng đối với tăng trưởng đô thị. Các đô thị được
chuyên môn hóa trên các chức năng phi nông nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng đô thị cao
hơn các đô thị chuyên môn hóa trên các chức năng nông lâm ngư nghiệp. Sự khác
biệt giữa các vùng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng đô
thị. Các đô thị của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng cao nhất như
là kết quả của sự mở rộng hoạt động xuất khẩu cà phê ở Tây Nguyên và sự phát
triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Các đô thị vùng Đông Bắc cũng trải qua quá trình
tăng trưởng nhanh do việc tăng nhanh thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Bắc Trung Bộ với mạng lưới giao thông sang Lào và trục Bắc - Nam cũng giúp
cho các đô thị của vùng tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, hầu hết các đô thị ở vùng này
đều nhỏ và do vậy tạo ra ít cơ hội cho phát triển. Mặc dù sự khác nhau về tỷ lệ tăng
trưởng đô thị giữa hầu hết các nhóm trong thứ bậc hành chính và qui mô dân số là
không có ý nghĩa thống kê, các thị trấn nhỏ không phải là các trung tâm hành chính
huyện có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Cuối cùng, một số đô thị lớn nhất (các thành
phố trực thuộc trung ương) có tốc độ tăng trưởng cao mà chủ yếu là do di dân nông
thôn - đô thị. Các thành phố này là các trung tâm lớn nhất về sản xuất công nghiệp
và giao thông liên lạc. Các thành phố này cũng đồng thời có các vị trí cao trong các
chỉ số chuyên môn hóa ở các chức năng khác. Mặc dù các ảnh hưởng này không được
Lê Thanh Sang
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
37
thể hiện trong các mô hình hồi qui, tỷ lệ tăng trưởng đô thị, sự chuyên môn hóa chức
năng, và vị trí của các đô thị này trong hệ thống đô thị toàn quốc cho thấy rằng các
trung tâm công nghiệp và giao thông liên lạc lớn thường đạt tốc độ tăng trưởng cao.
5. Một số nhận xét kết luận
Các kết quả từ phân tích thành phần cơ bản cho thấy rằng có hai chiều kích
chính nằm bên dưới các chức năng được chuyên môn hóa của đô thị Việt Nam. Thành
phần cơ bản thứ nhất là sự chuyển dịch từ các khu vực truyền thống (nông lâm ngư
nghiệp) sang các khu vực “hiện đại” (sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải,
thương mại dịch vụ, và với một mức độ thấp hơn là khu vực hành chính). Thành
phần cơ bản thứ hai là sự phân biệt giữa hai nhóm chức năng đô thị: nhóm hành
chính - thương mại và nhóm công nghiệp - giao thông liên lạc.
Sự chuyên môn hóa chức năng đô thị có một ảnh hưởng quan trọng đối với
tăng trưởng của các đô thị. Kết quả từ các mô hình hồi qui đa biến đối với tỷ lệ tăng
trưởng đô thị từ 1989 đến 1999 cho thấy rằng các đô thị tập trung những khu vực
“hiện đại” có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các đô thị thiên về các khu vực truyền
thống. Sự tăng trưởng của các trung tâm sản xuất công nghiệp và giao thông liên lạc
cũng cho thấy có sự tăng trưởng đô thị nhanh hơn các trung tâm hành chính và
thương mại dịch vụ, mặc dù ảnh hưởng này trở nên không có ý nghĩa thống kê ở mô
hình đầy đủ do ảnh hưởng mạnh hơn của nhân tố vùng. Các kết quả phân tích cho
thấy rằng có sự khác biệt rất lớn về tăng trưởng đô thị giữa các vùng. Các đô thị
vùng Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng cao và tập trung nhiều đô thị lớn. Sự tăng
trưởng của các thị trấn nhỏ nhìn chung chậm hơn so với các đô thị khác. Mặc dù khả
năng giải thích của mô hình còn khá thấp (RP2P = 0.146) và cần phải được cải thiện
hơn, đóng góp quan trọng nhất của nghiên cứu này là đưa ra một hướng tiếp cận mới
phù hợp. Các kết quả trên, nhìn chung, ủng hộ các khuôn mẫu công nghiệp hóa và
hiện đại hóa ở Việt Nam trong giai đoạn sau đổi mới.
Sự tăng trưởng của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sự nổi lên của một số
thành phố và thị trấn khác dọc theo bờ biển và biên giới với Trung Quốc, Lào, và
Cămpuchia trong giai đoạn sau Đổi mới phản ảnh các ưu thế về vị trí địa lý của các
đô thị này trong việc trao đổi kinh tế với thị trường bên ngoài. Khuôn mẫu này là
hoàn toàn khác với khuôn mẫu phát triển giai đoạn trước Đổi mới, khi mà hầu hết
các dự án công nghiệp được xây dựng trong nội địa hoặc những nơi giàu tài nguyên
thiên nhiên, như vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. Mặc dù các nhân tố kinh tế nằm
bên dưới của sự thay đổi này, nó cũng phản ảnh sự điều chỉnh các ưu tiên đầu tư của
chính phủ và các chính sách phát triển đô thị nhằm phù hợp với những mục tiêu
kinh tế - chính trị đang thay đổi.
Các khuôn mẫu này của sự phát triển theo vùng ở Việt Nam là tương đối
giống với Trung Quốc ở một số khía cạnh. Chẳng hạn việc chuyển các ưu tiên đầu tư
ảnh hưởng của chức năng đô thị đối với tăng trưởng đô thị ở Việt Nam
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
38
của chính phủ từ các vùng nằm sâu trong nội địa đến các vùng ven biển, nơi thuận
lợi cho các hoạt động ngoại thương, mặc dù Việt Nam đi sau Trung Quốc hơn một
thập kỷ. Tuy vậy, vẫn có những khác biệt đáng kể trong phát triển đô thị giữa hai
nước. Chẳng hạn, trong khi các đô thị trung bình và nhỏ ở Trung Quốc đã thu hút
phần lớn di dân từ nông thôn, năng lực kinh tế của các đô thị vừa và nhỏ ở Việt Nam
chưa đủ mạnh để thu hút nhiều lao động ngoài địa phương mình. Chỉ một số thành
phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố cấp vùng khác là
thu hút hầu hết số di dân nông thôn - đô thị trong toàn quốc. Tuy nhiên, chính sách
“hội nhập” của chính phủ hiện nay cho phép mong đợi rằng trong thập niên tới các đô
thị ở Đông Nam Bộ, ven biển và một số khác dọc biên giới, kể cả các thị trấn, sẽ trải
qua một thời kỳ tăng trưởng cao nhất.
Tài liệu tham khảo
1. Barthonomew, Steele, Mounstaki, và Galbraith. 2002. “The Analysis and Interpretation of Multivariate
Data for Social Scientists”. Chapman & Hall/CRC.
2. Dang, Anh; Goldstein, Sidney; and McNally, James. 1997. “Internal migration and development in
Vietnam”. International Migration Review, Vol. 31, No. 2: Pp. 312-337.
3. Dang, Nguyen Anh. 1999. “Market reforms and internal labor migration in Vietnam”. Asian and Pacific
Migration Journal. Vol. 8, No. 3: p. 381-410.
4. Guest, Philip. 1998. Động lực di dân nội địa ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Việt Nam.
5. Lê Thanh Sang. 2004. Urbanization and Urban Areas in Pre- and Post-Reform Vietnam: 1979-1989 and
1989-1999. Luận án Tiến sĩ tại Đại học Washington. USA.
6. Lê Thanh Sang. 2005. Tăng trưởng đô thị ở Việt Nam trước và sau cải cách: Các khuôn mẫu và thành
phần của sự tăng trưởng trong hai thời kỳ Tổng điều tra dân số, 1979-1989 và 1989-1999. In trong “Đô
thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh: Lý luận và thực tiễn” do Nguyễn Thế Nghĩa,
Mạc Đường, và Nguyễn Quang Vinh chủ biên, trang 609-651.
7. Lê Thanh Sang. 2007. Sự chuyên môn hóa các chức năng của đô thị Việt Nam. Tạp chí Xã hội học, số 2
(98), 2007, trang 23-35.
8. Shaw, R. Paul. 1951. Migration Theory and Fact: A Review and Bibliography of Current Literature.
Regional Science Research Institute.
9. Tổng cục Thống kê. 2000. Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999. Hà Nội.
10. Tổng cục Thống kê. 1990. Tổng điều tra dân số 1989. Hà Nội.
11. Wilson, Franklin D. 1984. “Urban Ecology: Urbanization and Systems of Cities”. Annual Review of
Sociology 19: 283-307.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so1_2008_lethanhsang_764.pdf