Tài liệu Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng đến khả năng tái sử dụng nước thải từ quá trình mài đá trong sản xuất đá nhân tạo - Công Tiến Dũng: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 5
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT RẮN LƠ LỬNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TỪ QUÁ TRÌNH MÀI ĐÁ
TRONG SẢN XUẤT ĐÁ NHÂN TẠO
Công Tiến Dũng1*, Đồng Quang Thức2, Phương Thảo2
Tóm tắt: Trong sản xuất đá ốp lát nhân tạo, lượng nước thải có chứa chất rắn lơ
lửng được thải ra trong các quá trình mài là rất lớn. Nước thải từ các quá trình mài
này đã được nghiên cứu xử lý bằng phương pháp keo tụ dùng PAC/PAA nhằm tái sử
dụng lại trong quá trình mài. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng cũng như
phân bố kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải ảnh hưởng lớn đến khả
năng tái sử dụng nước sau xử lý. Sau 30 phút xử lý nước thải với tỷ lệ PAC:PAA =
100:1,5 (mg/l) thì nước thải các giai đoạn mài bóng với hàm lượng TSS ≤ 7800 mg/l
có thể được tái sử dụng làm nước tuần hoàn khi 100% chất rắn lơ lửng có kích
thước ≤ 45 µm.
Từ khóa: Tái sử dụng nước thải; Mài bóng bề mặt; TSS.
1. MỞ ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng đến khả năng tái sử dụng nước thải từ quá trình mài đá trong sản xuất đá nhân tạo - Công Tiến Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 5
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT RẮN LƠ LỬNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TỪ QUÁ TRÌNH MÀI ĐÁ
TRONG SẢN XUẤT ĐÁ NHÂN TẠO
Công Tiến Dũng1*, Đồng Quang Thức2, Phương Thảo2
Tóm tắt: Trong sản xuất đá ốp lát nhân tạo, lượng nước thải có chứa chất rắn lơ
lửng được thải ra trong các quá trình mài là rất lớn. Nước thải từ các quá trình mài
này đã được nghiên cứu xử lý bằng phương pháp keo tụ dùng PAC/PAA nhằm tái sử
dụng lại trong quá trình mài. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng cũng như
phân bố kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải ảnh hưởng lớn đến khả
năng tái sử dụng nước sau xử lý. Sau 30 phút xử lý nước thải với tỷ lệ PAC:PAA =
100:1,5 (mg/l) thì nước thải các giai đoạn mài bóng với hàm lượng TSS ≤ 7800 mg/l
có thể được tái sử dụng làm nước tuần hoàn khi 100% chất rắn lơ lửng có kích
thước ≤ 45 µm.
Từ khóa: Tái sử dụng nước thải; Mài bóng bề mặt; TSS.
1. MỞ ĐẦU
Vấn đề xử lý nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất luôn được quan tâm cả
trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tùy thuộc vào đặc điểm của nước thải của các nhà
máy sản xuất, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra các phương pháp xử lý phù hợp
và hiệu quả [1]. Ví dụ như phương pháp cơ học [2], phương pháp sinh học [3, 4], phương
pháp hóa học dùng chất keo tụ [3-5],
Chất thải từ quá trình sản xuất đá ốp lát nhân tạo dạng tấm trên cơ sở nhựa polyeste
không no gia cường bằng cốt liệu thạch anh theo công nghệ sản xuất của hãng Breton
được thải ra nhiều nhất từ quá trình mài hoàn thiện sản phẩm đá ốp lát nhân tạo. Chất thải
của quá trình mài chủ yếu là nước thải và bột đá thải. Trong một ngày sản xuất, một dây
chuyền có thể thải ra khoảng 1600 m3 nước thải và 10 m3 bột đá thải có độ ẩm khoảng
30%. Như vậy, một công ty thường có ba dây chuyền hoạt động thì một ngày sẽ thải ra
môi trường khoảng 4800 m3 nước thải và 30 m3 bột đá thải có độ ẩm khoảng 30% [6].
Đặc điểm của quá trình mài đá ốp lát nhân tạo có dạng tấm lớn (kích thước bán thành
phẩm tấm đá: 3000 x 1400 x 22 mm, kích thước thành phẩm hoàn thiện: 3000 x 1400 x 20
mm) cần một hệ thống dàn mài với các đầu mài khác nhau từ đá mài thô đến đá mài hạt
mịn để đạt độ bóng bề mặt rất cao. Trong quá trình mài, nếu không sử dụng nước sẽ sinh
ra rất nhiều bụi và độ bóng của sản phẩm cuối cùng không đạt tiêu chuẩn, vì vậy, công
nghệ mài hoàn thiện sản phẩm đá ốp lát cần sử dụng một lượng nước cấp rất lớn. Do đó,
lượng nước thải ra từ quá trình mài cũng rất lớn, gần bằng lượng nước cấp do lượng nước
tiêu hao do thất thoát và bay hơi không nhiều.
Lượng chất thải từ quá trình sản xuất đá ốp lát nhân tạo rất lớn, nếu không có biện
pháp xử lý để tái sử dụng mà xả thẳng ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tại khu vực xung quanh nhà máy
[7]. Mặt khác, khối lượng nước cần thiết cho quá trình mài hoàn thiện sản phẩm đá ốp lát
nhân tạo rất lớn, nếu khối lượng nước không được tái sử dụng sẽ làm tăng chi phí sản xuất.
Do đặc điểm của nước thải từ quá trình sản xuất đá ốp lát nhân tạo có chứa một lượng hạt
thạch anh có tỷ trọng cao hơn nước (tỷ trọng của thạch anh 2,65 kg/m3), do đó, các hạt có
kích thước lớn có khả năng lắng rất tốt. Tuy nhiên, khoảng 25 -30% khối lượng các hạt có
trong nước thải là các hạt nhỏ mịn với kích thước hạt ≤ 1,0 µm, các hạt hày ở dạng huyền
phù, rất khó lắng, vì vậy, sẽ sử dụng phương pháp keo tụ để xử lý khối lượng hạt có kích
thước nhỏ, mịn này. Ngoài ra, việc sử dụng các chất trợ lắng để tăng tốc độ lắng của các
Hóa học & Môi trường
C.T. Dũng, Đ.Q. Thức, P. Thảo, “Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng sản xuất đá nhân tạo.” 6
hạt chất rắn lơ lửng có trong nước thải để đáp ứng yêu cầu về tốc độ cung cấp nước thải
sau xử lý phù hợp với tiến độ sản xuất cần được nghiên cứu.
Trong quá trình xử lý nước thải để tái sử dụng làm nước tuần hoàn cho chính quá trình
mài thì thành phần chất rắn lơ lửng có trong nước thải có ảnh hưởng rất lớn. Chính vì vậy,
bài viết này có mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng đến khả năng xử lý
nước thải nhằm thu được nước sau xử lý có các chỉ tiêu đạt yêu cầu tái sử dụng trong quá
trình gia công mài sản phẩm đá ốp lát nhân tạo.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất
- Chất keo tụ: Polyaluminium chloride (PAC) 31% của Trung Quốc;
- Chất trợ lắng: Anionic Polyacrylamit kết hợp với Nonionic Polyacrylamit (PAA) của
Trung Quốc.
2.2. Phương pháp xử lý nước thải bằng PAC/PAA
Mẫu nước thải được lấy vào cốc thủy tinh có dung tích 1 lít. Dung dịch chất keo tụ
PAC (5 g/lít) được đưa vào cốc chứa nước thải và khuấy đều trong thời gian 30 giây. Sau
đó, tiếp tục thêm dung dịch PAA (0,5 g/lít) đã chuẩn bị theo tỷ lệ xác định vào bình xử lý
nước thải và dùng đũa thủy tinh khuấy đều trong thời gian 30 giây. Sau đó, dừng khuấy và
chờ để các bông keo tụ lắng xuống đáy cốc trong thời gian 10 phút. Lấy mẫu nước đã xử
lý để phân tích hàm lượng lơ lửng và các thông số kỹ thuật khác.
2.3. Phương pháp phân tích TSS trong nước thải
TSS trong nước thải được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6625-2000 (ISO 11923-
1997): Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua bộ phận lọc sợi
thủy tinh trong thiết bị lọc có hút chân không. 1,0 lít nước thải cần phân tích được cho vào
cốc thủy tinh, khuấy đều để các hạt chất rắn lơ lửng không lắng xuống đáy cốc, sau đó đổ
từ từ vào thiết bị lọc có hút chân không. Sau khi đổ hết nước thải trong cốc thủy tinh, lấy
khoảng 50 ml nước cất, tráng lại cốc và đổ vào thiết bị lọc. Giấy lọc chứa các hạt chất rắn
lơ lửng được lấy ra khỏi thiết bị lọc và được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105°C cho tới khi
khối lượng không đổi. Sau đó, giấy lọc được đưa vào bình hút ẩm để nguội đến nhiệt độ
phòng và xác định khối lượng của giấy lọc có chứa hạt chất rắn lơ lửng (m1, mg).
Khối lượng hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải được xác định theo công thức:
1 0m mHL
V
, [mg/l]
Trong đó:
HL: TSS trong mẫu nước thải, mg/l
m0: Khối lượng của giấy lọc ban đầu
m1: Khối lượng của giấy lọc có chứa hạt chất rắn lơ lửng sau khi lọc
2.4. Phương pháp phân tích kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải
Kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải được xác định theo tiêu chuẩn ISO
13320-1: Phân tích kích thước hạt – Phương pháp tán xạ ánh sáng, trên thiết bị phân tích
kích thước hạt LA950, HORIBA, Nhật Bản.
2.5. Phương pháp đo độ bóng của bề mặt đá ốp lát nhân tạo
Độ bóng của bề mặt sản phẩm đá ốp lát nhân tạo được xác định theo tiêu chuẩn ISO
2813: 1994 – Tiêu chuẩn xác định độ bóng của các vật liệu phi kim loại trên máy đo độ
bóng IG 320, Horiba, Nhật Bản. Góc đo được lựa chọn là góc 60° cho bề mặt vật liệu có
độ bóng trung bình (độ bóng nằm trong khoảng 10 ÷ 70 GU).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 7
3.1. Đặc điểm của chất rắn lơ lửng trong nước thải từ quá trình mài đá
3.1.1. Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Hàm lượng chất rắn lơ lửng phụ thuộc vào năng suất mài, kết quả phân tích tổng chất
rắn lơ lửng (TSS) trong 05 mẫu nước thải ở các thời điểm khác nhau được trình bày trên
hình 1. Trong đó, mẫu 1 (W1) được lấy tại thời điểm dây chuyền đang mài định cỡ và mài
bóng sản phẩm có sử dụng hạt thạch anh kích thước lớn (kích thước hạt thạch anh lên tới
3,0 ÷ 5,0 mm); mẫu 2 (W2) lấy tại thời điểm dây chuyền đang mài bóng; mẫu 3 (W3) lấy
tại thời điểm dây chuyền mài định cỡ sản phẩm có sử dụng hạt thạch anh kích thước trung
bình (kích thước hạt thạch anh là 0,5 ÷ 2,0 mm); mẫu 4 (W4) lấy tại thời điểm dây chuyền
mài bóng sản phẩm (kích thước hạt thạch anh là 0,4 ÷ 0,6 mm) và mẫu 5 (W5) lấy tại thời
điểm dây chuyền mài định cỡ và mài bóng các sản phẩm hạt nhỏ với năng suất mài rất lớn.
Hình 1. Hàm lượng TSS của một số mẫu nước thải.
Kết quả cho thấy: TSS trong nước thải từ quá trình mài khá lớn, nằm trong khoảng
6850 ÷ 12480 mg/lít. So với tiêu chuẩn về nước xả thải trong QCVN40 (yêu cầu TSS ≤ 50
mg/l), TSS trong nước thải từ quá trình sản xuất đá ốp lát nhân tạo rất lớn, không đáp ứng
yêu cầu xả thải. Các mẫu nước thải của quá trình mài định cỡ sản phẩm thường có TSS rất
lớn, ngược lại, mẫu nước thải của quá trình mài bóng thường có TSS thấp hơn.
3.1.2. Kích thước hạt chất rắn lơ lửng
Kết quả phân tích kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải được trình bày trong
bảng 1.
Bảng 1. Sự phân bố kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải.
Phân bố
kích thước hạt, m
Tỷ lệ, %
W1 W2 W3 W4 W5
0,1 ÷ 1,0 12,59 18,83 26,67 31,19 45,68
1,0 ÷ 10 24,21 19,35 24,56 33,42 22,60
10 ÷ 20 18,49 12,71 21,68 20,59 15,91
20 ÷ 45 37,27 43,28 20,54 11,12 11,44
≥ 45 7,20 5,83 6,45 3,68 2,374
Kết quả trên bảng 1 cho thấy TSS trong nước thải có kích thước hạt khá nhỏ, thông
thường ≤ 100 m và dải kích thước chủ yếu tập trung ở trong khoảng ≤ 45 m (chiếm tới
90-95% khối lượng). Mẫu nước thải từ quá trình mài các sản phẩm sử dụng hạt thạch anh
có kích thước hạt lớn, chất rắn lơ lửng có kích thước hạt lớn hơn mẫu nước thải khi mài
các sản phẩm sử dụng hạt nhỏ.
3.2. Ảnh hưởng hàm lượng TSS đến khả năng xử lý nước thải
Hàm lượng chất keo tụ PAC để xử lý các mẫu nước thải là 100 mg/l; hàm lượng chất
trợ lắng PAA là 1,5 mg/l. Hàm lượng tổng chất rắn đầu vào của các mẫu nước thải lần lượt
là: 6500 (D1); 7800 (D2); 9200 (D3); 10500 (D4) và 12300 mg/l (D5). Mẫu nước thải thử
Hóa học & Môi trường
C.T. Dũng, Đ.Q. Thức, P. Thảo, “Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng sản xuất đá nhân tạo.” 8
nghiệm có các hạt chất rắn lơ lửng với phân bố kích thước tương tự nhau, kết quả phân
tích phân bố kích thước hạt của các mẫu nước thải được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Sự phân bố kích thước hạt của các mẫu nước thải trước khi xử lý.
Phân bố kích thước hạt,
m
Tỷ lệ, %
D1 D2 D3 D4 D5
0,1 ÷ 1,0 26,67 27,18 26,97 28,59 27,83
1,0 ÷ 10 24,56 24.60 24,56 23,21 23,35
10 ÷ 20 21,68 22,91 22,23 22,09 21,71
20 ÷ 45 20,54 21,44 20,54 21,27 20,18
≥ 45 6,45 3,87 5,70 4,84 6,93
Kết quả phân tích TSS trong mẫu nước thải trước và sau khi xử lý được trình bày ở
hình 2.
Hình 2. Tổng TSS của các mẫu nước thải trước và sau xử lý với
tổng TSS đầu vào khác nhau.
Kết quả trên cho thấy xử lý nước thải bằng hệ chất keo tụ và trợ lắng (PAC và PAA) ở
điều kiện thí nghiệm cho hiệu suất cao. Ở tất cả các mẫu đã thí nghiệm, hiệu suất xử lý đều
đạt ~99%. Ở cùng quy trình xử lý và các điều kiện về nồng độ hóa chất và thời gian xử lý,
khi TSS ban đầu trong nước thải càng cao thì TSS của mẫu nước thải sau xử lý cao và
không đạt tiêu chuẩn để tái sử dụng trong quá trình mài hoàn thiện đá ốp lát (tiêu chuẩn
yêu cầu TSS ≤ 80 mg/l). Kết quả này do khi TSS trong nước thải lớn, cần sử dụng hàm
lượng lớn chất xử lý bao gồm chất keo tụ và chất trợ lắng và thời gian xử lý kéo dài để các
bông keo có đủ thời gian để lắng. Trong điều kiện thí nghiệm ở mục này, với hàm lượng
chất keo tụ PAC là 100 mg/l và PAA là 1,5 mg/l phù hợp với TSS đầu vào của hai mẫu
nước thải D1 và D2 với hàm lượng chất rắn đầu vào tương ứng là 6500; 7800 mg/l.
3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng TSS đến độ bóng bề mặt đá khi tái sử dụng nước thải
trong quá trình mài
TSS trong nước tuần hoàn (nước thải sau xử lý) ảnh hưởng rất lớn đến khả năng gia
công mài hoàn thiện sản phẩm đá ốp lát nhân tạo. Ảnh hưởng của một số mẫu nước sau xử
lý có hàm lượng chất rắn lơ lửng khác nhau đến độ bóng của một loại sản phẩm đá ốp lát
nhân tạo sau khi mài hoàn thiện ở cùng chế độ và thời gian gia công mài như nhau, các
mẫu nước có 100% kích thước hạt ≤ 45 µm.
Từ kết quả trên hình 3 nhận thấy khi hàm lượng chất rắn lơ lửng trong mẫu nước sử
dụng để gia công mài hoàn thiện đá ốp lát nhân tạo tăng cao thì độ bóng của sản phẩm có
xu hướng giảm. Điều này được giải thích do hàm lượng chất rắn lơ lửng trong mẫu nước
cao, trong quá trình mài sẽ làm giảm hiệu suất mài của đá mài, đặc biệt là ở giai đoạn mài
bóng. Hàm lượng chất rắn trong nước mài lớn còn gây nguy cơ xước bề mặt sản phẩm, do
đó độ bóng của bề mặt sản phẩm đá ốp lát giảm.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 9
40
45
50
55
74,3 96,5 160,2 195,8 232,5
52 51
50
48
46
Đ
ộ
b
ó
n
g
,
G
U
Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng của mẫu nước
mài, mg/l
Hình 3. Ảnh hưởng của hàm lượng cặn lơ lửng của nước sau xử lý đến độ bóng của
sản phẩm đá ốp lát sau khi mài.
3.4. Ảnh hưởng của kích thước hạt chất rắn lơ lửng đến khả năng xử lý nước thải
Thí nghiệm xử lý các mẫu nước thải M1-M5 có phân bố kích thước hạt khác nhau
tương ứng với W1-W5 được trình bày ở bảng 1. TSS trong các mẫu nước thải có giá trị
xấp xỉ nhau là 9200 mg/l. Hàm lượng chất keo tụ PAC để xử lý các mẫu nước thải lựa
chọn là 100 mg/l; hàm lượng chất trợ lắng PAA được lựa chọn là 1,5 mg/l.
Kết quả phân tích TSS trong mẫu nước thải sau xử lý được trình bày ở hình 4.
Hình 4. Ảnh hưởng của kích thước hạt chất rắn lơ lửng đến hàm lượng chất rắn của nước
thải sau xử lý.
Kết quả trên hình 4 cho thấy hiệu suất xử lý nước thải của quá trình xử lý đã lựa chọn ở
mức cao từ 98,25 ÷ 99,28%, tuy nhiên, khi trong mẫu nước thải có chứa tỷ lệ các hạt chất
rắn lơ lửng có kích thước hạt mịn lớn (kích thước hạt ≤ 1 µm), khi đó hiệu suất xử lý nước
thải giảm.
Kích thước hạt chất rắn lơ lửng ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sau
xử lý, đặc biệt là TSS có kích thước hạt ≤ 1,0 m. Ở mẫu M1 và M2, với tỷ lệ hạt chất rắn
lơ lửng có kích thước nằm trong dải 0,1 ÷ 1,0 m thấp (tỷ lệ dải hạt tương ứng là 12,59 và
18,83%), nước thải sau xử lý có TSS thấp, TSS của hai mẫu nước sau xử lý lần lượt là
65,35 và 72,18 mg/l, đạt yêu cầu về hàm lượng chất rắn lơ lửng của nước sau xử lý để tái
sử dụng trong quá trình sản xuất đá ốp lát. Khi tỷ lệ chất rắn lơ lửng có dải hạt 0,1 ÷ 1,0
m tăng lên 26,67% ở mẫu M3, nước thải sau xử lý có TSS tăng kên 96,3 mg/l. Hai mẫu
Hóa học & Môi trường
C.T. Dũng, Đ.Q. Thức, P. Thảo, “Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng sản xuất đá nhân tạo.” 10
nước thải trước xử lý M4 và M5 với tỷ lệ dải hạt 0,1 ÷ 1,0 m tương ứng là 34,19 và
45,68%, hàm lượng chất rắn của mẫu nước sau xử lý ở tăng lên mức cao, lần lượt là 123,8
và 160,2 mg/l. Đối với mẫu nước thải có kích thước hạt chất rắn lơ lửng lớn, chúng dễ
dàng lắng với tốc độ nhanh nên ở cùng tỷ lệ hóa chất xử lý và thời gian xử lý, mẫu nước
sau xử lý có thể đạt được TSS thấp. Ngược lại, nếu kích thước hạt nhỏ thì tốc độ lắng của
các hạt giảm, do đó TSS trong nước sau xử lý ở mức cao.
3.5. Ảnh hưởng của kích thước hạt chất rắn lơ lửng đến độ bóng bề mặt đá khi tái sử
dụng nước thải trong quá trình mài
Kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước sử dụng trong quá trình mài (nước thải đã
qua xử lý) có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bề mặt của sản phẩm đá ốp lát sau khi
mài hoàn thiện. Kích thước hạt càng lớn, bề mặt đá càng khó đạt độ bóng cao và nguy cơ
bị xước bề mặt rất lớn. Trong phần này, ảnh hưởng của kích thước hạt chất rắn lơ lửng
trong nước thải sau xử lý, sử dụng trong gia công mài hoàn thiện sản phẩm đá đến độ bóng
bề mặt sản phẩm đá ốp lát nhân tạo đã được khảo sát. TSS của các mẫu nước sau xử lý là
74,3 mg/l; phân bố kích thước hạt chất rắn lơ lửng của các mẫu nước sau xử lý được trình
bày ở bảng 3.
Bảng 3. Sự phân bố kích thước hạt của các mẫu nước sau xử lý.
Phân bố kích thước hạt, m
Tỷ lệ, %
M1 M2 M3
0,1 ÷ 1,0 50,56 38,8 22,65
1,0 ÷ 10 28,35 29,52 24,54
10 ÷ 20 21,09 19,33 21,68
20 ÷ 45 0 12,35 20,33
≥ 45 0 0 10,80
Độ bóng bề mặt sản phẩm đá khi sử dụng 3 loại mẫu nước trong quá trình gia công
mài hoàn thiện M1, M2 và M3 (Bảng 3) được trình bày ở hình 5.
Hình 5. Ảnh hưởng của sự phân bố kích thước hạt chất rắn lơ lửng đến độ bóng của bề
mặt sản phẩm đá sau khi mài hoàn thiện.
Kết quả trên hình 5 cho thấy kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong mẫu nước mài lớn
sẽ làm giảm độ bóng của bề mặt sản phẩm đá ốp lát nhân tạo. Ngoài ra, hiện tượng bề mặt
bị xước cũng tăng lên khi sử dụng mẫu nước mài có kích thước hạt lớn. Do đó, nước thải
sau xử lý cần phải đảm bảo yêu cầu về chỉ tiêu kích thước hạt chất rắn lơ lửng khi sử dụng
trong quá trình mài hoàn thiện sản phẩm đá. Trong 03 mẫu nước trên, hai mẫu M1 và M2
đạt yêu cầu để sử dụng trong quá trình mài hoàn thiện đá ốp lát nhân tạo. Như vậy, kích
thước của các hạt chất rắn lơ lửng trong mẫu nước thải sau xử lý phải đạt yêu cầu 100%
kích thước hạt lớn nhất ≤ 45 µm.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 11
4. KẾT LUẬN
Nước thải từ quá trình mài sản phẩm đá ốp lát nhân tạo đã được nghiên cứu các đặc
điểm như hàm lượng chất rắn lơ lửng và kích thước hạt chất rắn lơ lửng và ảnh hưởng của
các đặc điểm này đến hiệu quả xử lý nước thải theo phương pháp keo tụ kết hợp với
phương pháp lắng cũng như khả năng tái sử dụng nước thải sau xử lý.
Sau 30 phút xử lý nước thải với tỷ lệ PAC:PAA = 100:1,5 (mg/l) thì nước thải các giai
đoạn mài bóng với hàm lượng TSS ≤ 7800 mg/l có thể được tái sử dụng làm nước tuần
hoàn khi 100% chất rắn lơ lửng sau xử lý có kích thước ≤ 45 µm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Viện Công nghệ môi trường, “Sổ tay công nghệ xử lý nước thải công nghiệp” (2009).
[2]. Trần Hiếu Nhuệ, “Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp”, Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật (1998).
[3] Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, “Giáo trình công nghệ xử lý nước thải”, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật (2006).
[4]. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan, “Giáo trình công nghệ môi trường”,
Nhà xuất Bản Đại học Quốc Gia Hà Nội (2002).
[5]. Fayza A. Nasr, Hala S. Doma, Hisham S. Abdel-Halim, Saber A. El-Safai, “Chemical
Industry Wastewater Treatment”, TESCE, Vol. 30, No.2 (2004), pp. 1183-1205.
[6]. Tài liệu của hãng Breton (2008): “Tiêu chuẩn nước tuần hoàn sử dụng trong quá trình
mài hoàn thiện sản phẩm đá ốp lát nhân tạo”.
[7]. N. Careddu, G. A. Dino, “Reuse of residual sludge from stone processing: differences
and similarities between sludge coming from carbonate and silicate stones—Italian
experiences”, Environmental Earth Sciences, Vol. 75 (2016), pp. 1075.
ABSTRACT
EFFECT OF SUSPENDED SOLIDS ON THE ABILITY OF REUSING WASTE
WATER FROM POLISHING PROCESSES IN MARBBLE MANUFACTURE
Large amount of waste water containing suspended solid is released from
polishing proccesses in marble manufacture. The waste water was treated by
flocculation method using PAC/PAA in order to reuse treated water for polishing
processes. The amount of suspended solid as well as its size contribution in the
waste water highly affect on the reuse ability of treated water. After 30 minutes of
treatment using PAC:PAA = 100:1.5 (mg/L), the waste water of fine polishing
process containing TSS ≤ 7800 mg/L could be resued in case of 100% suspended
solid having the size ≤ 45 µm.
Keywords: Waste water reuse; Surface polishing; TSS.
Nhận bài ngày 06 tháng 02 năm 2018
Hoàn thiện ngày 08 tháng 03 năm 2018
Chấp nhận đăng ngày 02 tháng 04 năm 2018
Địa chỉ: 1 Bộ môn Hóa, Khoa Khoa học Cơ bản, Trường đại học Mỏ - Địa chất;
2 PTN Hóa môi trường, Khoa Hóa học, Trường đại học KHTN – ĐHQGHN.
* Email: congtiendung@humg.edu.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01_j07_cong_tien_dung_7638_2150490.pdf