Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của người bệnh tại trung tâm y tế thị xã Thuận An

Tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của người bệnh tại trung tâm y tế thị xã Thuận An: Tòa soạn & trị sự: 530 Đại lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Email: tapchiktktbd@gmail.com Tạp chí KINH TEÁ - KYÕ THUAÄT 3 THÁNG 1 KỲ ISSN: 0866 - 7802 SỐ: (26) 06 - 2019 Kinh tế 01. Lê Thị Bích Duyên, Hà Kiên Tân: Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của người bệnh tại trung tâm Y tế thị xã Thuận An 1 02. Nguyễn Văn Hậu: Động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương 13 03. Đỗ Lâm Hoàng Trang: Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2016 23 04. Dương Nguyễn Cẩm Thanh, Trịnh Hoàng Anh: Sự ảnh hưởng của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ đối với hàng hóa của một quốc gia 29 05. Nguyễn Hồng Nhung: Một số vấn đề về bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho lao động di cư vùng biên 38 06. Lê Phước Hương, Lưu Tiến Thuận, Hứa Ngọc Lễ: Trách nhiệm xã hội và lòng trung thành của khách hàng: trường hợp cá...

pdf126 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của người bệnh tại trung tâm y tế thị xã Thuận An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tòa soạn & trị sự: 530 Đại lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Email: tapchiktktbd@gmail.com Tạp chí KINH TEÁ - KYÕ THUAÄT 3 THÁNG 1 KỲ ISSN: 0866 - 7802 SỐ: (26) 06 - 2019 Kinh tế 01. Lê Thị Bích Duyên, Hà Kiên Tân: Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của người bệnh tại trung tâm Y tế thị xã Thuận An 1 02. Nguyễn Văn Hậu: Động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương 13 03. Đỗ Lâm Hoàng Trang: Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2016 23 04. Dương Nguyễn Cẩm Thanh, Trịnh Hoàng Anh: Sự ảnh hưởng của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ đối với hàng hóa của một quốc gia 29 05. Nguyễn Hồng Nhung: Một số vấn đề về bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho lao động di cư vùng biên 38 06. Lê Phước Hương, Lưu Tiến Thuận, Hứa Ngọc Lễ: Trách nhiệm xã hội và lòng trung thành của khách hàng: trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần 46 07. Ngô Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hoài Ân: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên 57 08. Nguyễn Hoàng Phương: Một số giải pháp về quản lý nhà nước cho du lịch tại Đồng Bằng Sông Cửu Long trong nền kinh tế thị trường 68 09. Trần Chánh Trung: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh bình phước trong hội nhập quốc tế 74 10. Vũ Văn Thực: Định giá bất động sản tại các ngân hàng thương mại, tồn tại và giải pháp 79 Nghiên cứu – Trao đổi 11. Nguyễn Tốt, Lê Thanh Đức: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng trong giai đoạn hiện nay 83 12. Hoàng Xuân Sơn, Hồ Thị Thanh Trúc: Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 90 13. Hồ Thức Tài: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện vùng Tây Nam Bộ ở Việt Nam hiện nay 98 14. Bùi Xuân Thanh: Lỗi logic trong một số bản án nhìn từ góc độ các quy luật logic hình thức cơ bản của tư duy 106 15. Võ Thị Giang, Nguyễn Lam: Úng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong công an Thành Phố Hồ Chí Minh 113 MỤC LỤC TrangTổng Biên tập PGS.TS.NB. Nguyễn Thanh  Phó Tổng Biên tập TS.NB. Trần Thanh Vũ Hội đồng Biên tập Chủ tịch: TS.NB. Lê Bích Phương Các ủy viên: GS.TS.DS. Nguyễn Văn Thanh GS.TS. Hoàng Văn Châu GS.TS. Hồ Đức Hùng GS.TS. Hoàng Thị Chỉnh PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng PGS.TS. Đỗ Linh Hiệp PGS.TS. Nguyễn Quốc Tế PGS.TS. Phạm Văn Dược PGS.TS. Phương Ngọc Thạch PGS.TS. Võ Văn Nhị PGS.TS. Phước Minh Hiệp PGS.TS. Phùng Đình Mẫn PGS.TS. Phạm Minh Tiến TS. Nguyễn Hữu Thân TS. Nguyễn Tường Dũng TS. DS. Trịnh Việt Tuấn  Thư ký Tòa soạn: ThS. Trịnh Hoàng Xuân Phúc  Giấy phép Hoạt động Báo chí in Số: 36/GP-BTTTT cấp ngày 05/02/2013 Số lượng in: 2.000 cuốn  Chế bản và in tại Nhà in: Liên Tường, Quận 6, Tp.HCM Editorial Office and management: 530 Binh Duong Avenu, Hiep Thanh Ward, Thu Dau Mot City, Binh Duong Province Email: tapchiktktbd@gmail.com EVERY 3 MONTHS JOURNAL ECONOMICS - TECHNOLOGY TABLE OF CONTENNTS Page ISSN: 0866 - 7802 No: (26) 06 - 2019 Editor - in - chief Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thanh  Deputy Editor - in – chief Dr. Tran Thanh Vu Editorial board Director: Dr. Le Bich Phuong Member: Prof.Dr. Nguyen Van Thanh Prof.Dr. Hoang Van Chau Prof.Dr. Ho Đuc Hung Prof.Dr. Hoang Thi Chinh Prof.Dr. Manh Hung Nguyen Assoc.Prof.Dr. Do Linh Hiep Assoc.Prof.Dr. Nguyen Quoc Te Assoc.Prof.Dr. Pham Van Duoc Assoc.Prof.Dr. Phuong Ngoc Thach Assoc.Prof.Dr. Vo Van Nhi Assoc.Prof.Dr. Phuoc Minh Hiep Assoc.Prof.Dr. Phung Dinh Man Assoc.Prof.Dr. Pham Minh Tien Dr. Nguyen Huu Than Dr. Nguyen Tuong Dung Dr. Trinh Viet Tuan  Managing Editor: MBA. Trinh Hoang Xuan Phuc  Publishing licence: Studying and following the No: 36/GP-BTTTT Date 05/02/2013 In number: 2.000 copies  Printing at: Lien Tuong printing, District 6, HCM city Economic 01. Le Thi Bich Duyen, Ha Kien Tan: Effect of quality of medical examination and treatment services on patient satisfaction at Thuan An town health center 1 02. Nguyen Van Hau: Work motivation of workers in industrial zones in Binh Duong province 13 03. Do Lam Hoang Trang: The impacts of inequality in income on Vietnam's economic growth in the period 2010-2016 23 04. Duong Nguyen Cam Thanh, Trinh Hoang Anh: Influence of the consumption of the consumer to the trend of their behavior for the goods a country 29 05. Nguyen Hong Nhung: Some issues on protecting legitimate rights and interests for border migrant workers 38 06. Le Phuoc Huong, Luu Tien Thuan, Haa Ngoc Le: Corporate social responsibility and customer loyalty: case of joint-stock commercial banks 46 07. Ngo Thi Thu Huong, Nguyen Thi Hoai An: Factors affect the effectiveness of the internal control system at income- generating administration agencies in Tuyhoa city, Phuyen province 57 08. Nguyen Hoang Phuong: The state management solutions for Mekong Delta in the market economy 68 09. Tran Chanh Trung: Actual Situation And Tourism Development Solutions Of Binh Phuoc Province In International Integration 74 10. Vu Van Thuc: Evaluation of real estate prices at commercial bank, current state and solutions 79 Research – Exchange 11. Nguyen Tot, Le Thanh Duc: Division of Ho Chi Minh chair with construction works, adjusting party payments in the current phase 83 12. Hoang Xuan Son, Ho Thi Thanh Truc: Impacts of the fourth industrial revolution to development knowledge economy in Vietnam 90 13. Ho Thuc Tai: current situation and some issues of problems for operation monitoring of the southern southern people's council in Vietnam now 98 14. Bui Xuan Thanh: Logical errors in some judgements from the view of basic formal logic laws of brainstorm 106 15. Vo Thi Giang, Nguyen Lam: Information technology application in the communication, population of legal education in the police 113 1Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ... Kinh tế ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ THUẬN AN Lê Thị Bích Duyên*, Hà Kiên Tân** TÓM TẮT Nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của người bệnh tại Trung tâm y tế Thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được sử dụng bao gồm 2 giai đoạn: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng chính thức được tiến hành bằng việc khảo sát 443 người bệnh khám chữa bệnh ngoại trú tại Trung tâm y tế Thị xã Thuận An. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: (1) Khả năng tiếp cận; (2) Qui trình khám bệnh và giá cả; (3) Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh; (4) Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của bệnh nhân. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra hàm ý quản trị, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: Khả năng tiếp cận; Qui trình khám bệnh và giá cả; Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh; Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn. EFFECT OF QUALITY OF MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT SERVICES ON PATIENT SATISFACTION AT THUAN AN TOWN HEALTH CENTER ABSTRACT This study examined the relationship between the quality of medical services to the satisfaction of patients at Thuan An town medical center in Binh Duong Province. Mixed research methods used include 2 phases: Qualitative research and quantitative research. Preliminary quantitative research was conducted by surveying 443 patients in outpatient care at Thuan An town medical center. Research results show factors such as: (1) Accessibility; (2) Medical examination process and price; (3) Serving facilities patients; (4) Attitude and Service capabilities of staff have a positive impact on patient satisfaction. Finally, the study offers governance implications, limitations and directions for further research. Keywords: Accessibility; Accessibility, Medical examination process and price; Serving facilities patients; Attitude and capabilities service * SV, khoa quản trị Trường ĐH Kinh tế - Kỹ Thuật Bình Dương, lethibichduyen111@gmail.com ** ThS. GV. Trường ĐH Kinh tế - Kỹ Thuật Bình Dương, hktan@ktkt.edu.vn 2Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. GIỚI THIỆU Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng cao. Công tác khám chữa bệnh được xã hội hóa và trình độ dân trí ngày càng nâng cao vì vậy người dân muốn được tiếp cận với các dịch vụ y tế tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Chất lượng dịch vụ y tế được cung cấp tại các cơ sở khám chữa bệnh tốt hay kém là mối quan tâm hàng đầu của cơ sở khám chữa bệnh, của xã hội và quan trọng hơn nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị của các cơ sở khám chữa bệnh và của người bệnh. Trong những năm gần đây, công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện đã đạt được các thành tựu quan trọng, đáng ghi nhận như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của mạng lưới bệnh viện được xây dựng, cải tạo, nâng cấp, khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế dễ dàng hơn, nhiều công nghệ, kỹ thuật y học mới ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới được triển khai, áp dụng thành công một số kỹ thuật y học công nghệ cao, các chính sách về bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác khám chữa bệnh ở các bệnh viện vẫn còn nhiều bất cập cần phải khắc phục. Nguồn lực đầu tư cho y tế có tăng hơn so với những năm trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, các kỹ thuật y học cao tuy đã triển khai nhưng không đồng đều, ở một số bệnh viện cách ứng xử của một số cán bộ y tế vẫn chưa làm hài lòng người bệnh. Người sử dụng dịch vụ y tế thường quan tâm và cân nhắc chọn lựa nơi đến khám và chữa bệnh liên quan đến các yếu tố về chất lượng chẳng hạn như: uy tín và danh tiếng của bệnh viện, sự nhanh chóng của các thủ tục khám chữa bệnh, trình độ năng lực và tay nghề của đội ngũ y bác sĩ, mức độ thực hiện trách nhiệm và tuân thủ các chuẩn mực về y đức, hiện trạng cơ sở vật chất và mức độ hiện đại của trang thiết bị, vật công y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Như vậy, tìm hiểu và lựa chọn một cơ sở y tế có uy tín để thụ hưởng một dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất là nhu cầu chính đáng của người dân. Chính điều này đã tác động đến sự cạnh tranh giữa các bệnh viện, nhằm đáp ứng sự kỳ vọng, sự mong đợi ngày càng cao của khách hàng. Trung tâm y tế Thị xã Thuận An là đơn vị y tế tuyến huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh được công nhận bệnh viện hạng II nhưng chất lượng dịch vụ chăm sóc, khám chữa bệnh tại đây vẫn chưa đạt hoàn toàn kỳ vọng của bệnh nhân, các đánh giá của người bệnh về việc cung cấp dịch vụ còn chậm, đội ngũ nhân viên y tế chưa quan tâm chăm sóc cho bệnh nhân, thiếu các thiết bị khám chữa bệnh. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến đến sự hài lòng của người bệnh tại Trung tâm y tế Thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị phù hợp, góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại đây. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Chất lượng dịch vụ y tế/chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh Chất lượng dịch vụ y tế bao hàm hai cấu phần riêng biệt là chất lượng vận hành (functional quality), tức là cách thức người bệnh được nhận dịch vụ (chất lượng thức ăn, tiếp cận dịch vụ) và chất lượng chuyên môn (technical quality), tức là chất lượng của việc cung ứng dịch vụ KCB (Gronroos, 1984). Chất lượng dịch vụ KCB là hình thức tổ chức các nguồn lực một cách hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK của những người có nhu cầu nhất nhằm mục đích phòng bệnh và CSSK, an toàn, không gây lãng phí mà vẫn đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu cao hơn (John vretveit, 1992). Chất lượng dịch vụ KCB là mức độ theo đó các dịch vụ y tế mà cá nhân và cộng đồng sử dụng làm tăng khả năng đạt được kết quả sức khỏe mong muốn và phù hợp với kiến thức chuyên môn hiện tại (Institute of Medicine, 1990). 3Từ các định nghĩa trên có thể thấy chất lượng dịch vụ y tế tùy thuộc vào mục đích và vào điều kiện hiện tại của hệ thống y tế; đều đề cập tới sự kỳ vọng của nhân dân, đến tính hiệu quả - chi phí của dịch vụ và hiệu quả điều trị của các dịch vụ y tế nhằm đạt được mục đích cuối cùng là sức khỏe. Chất lượng dịch vụ KCB đã được nhiều tác giả triển khai nghiên cứu, phần lớn các nghiên cứu đều dựa trên việc vận dụng các khái niệm của mô hình SERVQUAL hoặc SERVPERF trong lĩnh vực y tế. Nghiên cứu của Coddington và Moore (1987) cho thấy có 5 yếu tố thuộc chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm: (1) Sự nhiệt tình, chu đáo và quan tâm; (2) Nhân viên y tế; (3) Công nghệ - thiết bị; (4) Sự chuyên môn hóa và mức độ sẵn sàng của dịch vụ; và (5) Kết quả điều trị. Nghiên cứu của tổ chức JICAHO (1996) tại Mỹ thì chất lượng dịch vụ KCB bao gồm: (1) Hiệu lực; (2) Thích hợp; (3) Hiệu quả; (4) Quan tâm và chăm sóc; (5) An toàn; (6) Liên tục; (7) Hiệu dụng; (8) Đúng lúc; và (9) Sẵn sàng. Andaleeb (1998) thì cho rằng có chất lượng dịch vụ KCB có các yếu tố thành phần sau: (1) Giao tiếp với bệnh nhân; (2) Năng lực của nhân viên; (3) Thái độ nhân viên; (4) Chất lượng cơ sở vật chất; và (5) Chi phí. Nghiên cứu của Akter và cộng sự (2008) tại Bangladesh thì 5 yếu tố thành phần của chất lượng dịch vụ KCB là: (1) Đáp ứng; (2) Đảm bảo; (3) Thông tin; (4) Quy tắc ứng xử; và (5) Sự giúp đỡ. Nhìn chung, các nghiên cứu tại mỗi quốc gia đều xuất hiện một vài yếu tố mới thuộc chất lượng dịch vụ KCB. Tại VN có rất nhiều nghiên cứu về chất lượng dịch vụ KCB tại nhiều bệnh viện khác nhau đưa ra các mô hình khác nhau và chưa có sự thống nhất. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã ban hành bộ khảo sát chất lượng dịch vụ y tế gồm 4 thành phần: (1) Khả năng tiếp cận; (2) Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị; (3) Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh; (4) Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế. 2.2. Sự hài lòng Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”. Oliver & Cộng sự (1999) thì “Sự hài lòng của khách hàng là sự phản hồi tình cảm toàn bộ cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa những gì họ nhận được so với mong đợi trước đó”. Như vậy, sự hài lòng được hiểu là sự thỏa mãn của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ so với mong muốn ban đầu. 2.3. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng Theo Parasuraman và cộng sự (1988), Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy chất lượng dịch vụ là nguyên nhân dẫn đến sự thỏa mãn. Lý do là chất lượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, còn sự thỏa mãn chỉ đánh giá được sau khi đã sử dụng dịch vụ đó. Nếu chất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên nhu cầu của khách hàng thì sẽ không bao giờ khách hàng thỏa mãn với dịch vụ đó. Do đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao, thì họ sẽ thỏa mãn với dịch vụ đó. Ngược lại, nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng thấp, thì việc không hài lòng sẽ xuất hiện. 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu trước, bộ khung chất lượng dịch vụ y tế của Bộ Y tế, nghiên cứu này đã tiến hành nghiên cứu định tính bằng việc trao đổi với 5 chuyên gia và 5 bệnh nhân đang khám chữa bệnh tại Trung tâm y tế Thị xã Thuận An nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho các khái niệm nghiên cứu để hoàn thành bảng câu hỏi nghiên Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ... 4Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật cứu. Kết quả khảo cứu lí thuyết và nghiên cứu định tính, nghiên cứu đề nghị cấu thành chất mẫu tối thiểu là 155. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, nhóm tác giả gửi 500 phiếu khảo sát, thu về là 472 phiếu (trong đó 443 phiếu hợp lệ và 29 phiếu không hợp lệ do người được khảo sát trả lời không đầy đủ các câu hỏi và trả lời không đúng theo hướng dẫn). Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất với cỡ mẫu theo công thức: N ≥ 5*x (trong đó: x là tổng số biến quan sát) (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu được xử lí bằng các phần mềm SPSS 23.0 để phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội. lượng dịch vụ trong lĩnh vực y tế gồm các khái niệm sau: Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành qua 02 giai đoạn: (1) Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp nghiên cứu định tính; (2) Giai đoạn nghiên cứu chính thức dùng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua hình thức thảo luận nhóm và thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực y tế nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bệnh viện. Từ đó xây dựng và hiệu chỉnh các thang đo, thiết kế bảng khảo sát. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát với 31 biến quan sát (xem thêm bảng 1), như vậy kích thước Bảng 1: Thang đo lường chất lượng dịch vụ KCB và sự hài lòng TT Thang đo Nguồn gốc A. Khả năng tiếp cận A1 Các biển báo, chỉ dẫn đường đến bệnh viện rõ ràng, dễ nhìn, dễ tìm Bộ Y tế (2017) A2 Các sơ đồ, biển báo chỉ dẫn đường đến các khoa, phòng trong bệnh viện rõ ràng, dễ hiểu, dễ tìm. A3 Các khối nhà, cầu thang được đánh số rõ ràng, dễ tìm A4 Các lối đi trong bệnh viện, hành lang bằng phẳng, dễ đi A5 Có thể tìm hiểu các thông tin và đăng ký khám qua điện thoại, trang tin điện tử của bệnh viện (website) thuận tiện 5B. Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị B1 Quy trình khám bệnh được niêm yết rõ ràng, công khai, dễ hiểu Bộ Y tế (2017) B2 Các quy trình, thủ tục khám bệnh được cải cách đơn giản, thuận tiện B3 Giá dịch vụ y tế niêm yết rõ ràng, công khai B4 Nhân viên y tế tiếp đón, hướng dẫn người bệnh làm các thủ tục niềm nở, tận tình. B5 Được xếp hàng theo thứ tự trước sau khi làm các thủ tục đăng ký, nộp tiền, khám bệnh, xét nghiệm, chiếu chụp B6 Đánh giá thời gian chờ đợi làm thủ tục đăng ký khám B7 Đánh giá thời gian chờ tới lượt bác sỹ khám B8 Đánh giá thời gian được bác sỹ khám và tư vấn B9 Đánh giá thời gian chờ làm xét nghiệm, chiếu chụp B10 Đánh giá thời gian chờ nhận kết quả xét nghiệm, chiếu chụp C. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh C1 Có phòng/sảnh chờ khám sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè; kín gió và ấm áp vào mùa đông. Bộ Y tế (2017) C2 Phòng chờ có đủ ghế ngồi cho người bệnh và sử dụng tốt C3 Phòng chờ có quạt (điều hòa) đầy đủ, hoạt động thường xuyên C4 Phòng chờ có các phương tiện giúp người bệnh có tâm lý thoải mái như ti vi, tranh ảnh, tờ rơi, nước uống, C5 Được bảo đảm sự riêng tư khi khám bệnh, chiếu chụp, làm thủ thuật. C6 Nhà vệ sinh thuận tiện, sử dụng tốt, sạch sẽ C7 Môi trường trong khuôn viên bệnh viện xanh, sạch, đẹp. C8 Khu khám bệnh bảo đảm an ninh, trật tự, phòng ngừa trộm cắp cho người dân D. Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế D1 Nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng) có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực Bộ Y tế (2017) D2 Nhân viên phục vụ (hộ lý, bảo vệ, kế toán) có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực D3 Được nhân viên y tế tôn trọng, đối xử công bằng, quan tâm, giúp đỡ D4 Năng lực chuyên môn của bác sỹ, điều dưỡng đáp ứng mong đợi E. Sự hài lòng E1 Kết quả khám bệnh đã đáp ứng được nguyện vọng của Ông/Bà Bộ Y tế (2017) E2 Các hóa đơn, phiếu thu, đơn thuốc và kết quả khám bệnh được cung cấp đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và được giải thích nếu có thắc mắc. E3 Đánh giá mức độ tin tưởng về chất lượng dịch vụ y tế E4 Đánh giá mức độ hài lòng về giá cả dịch vụ y tế Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính. Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ... 6Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Từ bảng 2 cho thấy với 443 bệnh nhân tham gia khảo sát về mặt giới tính tỷ lệ gần tương đương nhau với nam chiếm 49,2%, nữ chiếm 50,8%. Với độ tuổi thì đa phần có độ tuổi từ 26 – 50 chiếm 68,2%, còn lại là dưới 15 tuổi = 0.797 và hệ số tương quan biến tổng ở mức cho phép 0,608 – 0,877, cho thấy các biến có mối quan hệ rất chặt chẽ, nên các biến sẽ được giữ lại (trong đó có 2 biến bị loại là C1 và C2 do có tương quan biến tổng <0.3). Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,802 với các hệ số tương quan tổng 0,656 - 0.938, nên các biến sẽ được giữ lại. Và cuối cùng là sự hài lòng với Cronbach’s Alpha = 0,852, các biến quan sát cũng có hệ số tương quan tổng khá tốt 0,610 – 0,786, nên các biến sẽ được giữ lại. Như vậy, chiếm 0.2%, 15 – 25 tuổi chiếm 14,4%, trên 50 tuổi chiếm 17,2%. Về khoảng cách từ nhà bệnh nhân đến bệnh viện thì trên dưới 10 Kilomet là cao nhất chiếm 79%, từ 11 – 20 Kilomet chiếm 20,3%, còn lại trên 20 Kilomet chiếm 0,7%. Cuối cùng là tỷ lệ có BHYT chiếm đến 88,9% so với 11,1% không có bảo hiểm y tế Bảng 2: Mẫu khảo sát Cơ cấu mẫu Tần suất Tỷ lệ Giới tính Nữ 218 49,2% Nam 225 50,8% Tổng 443 100% Độ tuổi Dưới 15 tuổi 1 0,2% Từ 15 đến 25 tuổi 64 14,4% Từ 26 đến 50 tuổi 302 68,2% Trên 50 tuổi trở lên 76 17,2% Tổng 443 100% Khoảng cách đến bệnh viện Trên dưới 10 kilomet 350 79% Từ 10 – 20 kilomet 90 20,3% Trên 20 kilomet 3 0,7% Tổng 443 100% BHYT Có 394 88,9% Không 49 11,1% Tổng 443 100% Nguồn: Kết quả nghiên cứu 4.2. Kiểm định thang đo 4.2.1. Đánh giá độ tin cậy Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố đều có ý nghĩa thống kê vì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Trong đó: Khả năng tiếp cận với Cronbach’s Alpha = 0.848 và hệ số tương quan tổng 0,415 – 0,781, nên các biến sẽ được giữ lại. Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị với Cronbach’s Alpha 0,859 và hệ số tương quan biến tổng từ 0.646 – 0,913, nên các biến sẽ được giữ lại. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh với Cronbach’s Alpha 7sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo thì mô hình còn lại 29 biến quan sát. 4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả phân tích EFA lần cuối (bảng 3) cho thấy: kiểm định Bartlett: Sig = 0.000 < 5%: các biến quan sát trong phân tích EFA có tương quan với nhau trong tổng thể; Hệ số KMO = 0,877 > 0.5: phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu; Có 5 nhân tố được rút trích từ phân tích của nhân viên y tế, thì yếu tố Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị bị tách thành 2 yếu tố mới và được đặt tên là: “Qui trình khám bệnh và giá cả với các biến B1,B2,B3” và “Thời gian phục vụ với các biến B6, B7, B9, B10”. Như vậy mô hình được điều chỉnh như hình 2. EFA với: Giá trị Eigen Values của các nhân tố đều > 1 (1,039): đạt yêu cầu. Giá trị tổng phương sai trích = 59,09% (> 50%) => đạt yêu cầu. Khác biệt về hệ số tải nhân tố của các biến quan sát giữa các nhân tố đều > 0.3 cho thấy các nhân tố có giá trị phân biệt cao (có 5 biến quan sát sau bị loại là: A5, B4, B5, B8, C6. Lý do bị loại do có Hệ số nhân tố tải < 0.5 và khác biệt về hệ số tải nhân tố của các biến quan sát giữa các nhân tố < 0.3.). Bảng 3: Kết quả phân tích EFA (lần cuối) Thành phần 1 2 3 4 5 B7 .846 B10 .834 .231 B9 .831 .247 B6 .781 .205 A1 .808 .290 A2 .224 .801 A3 .766 .210 A4 .736 .225 .214 C7 .742 C5 .271 .293 .713 C8 .662 .202 C4 .637 .269 .296 C3 .631 .267 D2 .869 D3 .850 .222 D1 .213 .305 .602 D4 .207 .297 .203 .556 B2 .222 .778 B3 .203 .765 B1 .350 .745 Nguồn: Kết quả nghiên cứu Kết quả phân tích này cũng cho thấy, từ 4 yếu tố chất lượng dịch vụ KCB trong mô hình ban đầu là: (1) Khả năng tiếp cận; (2) Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị; (3) Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh; (4) Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ... 8Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Hình 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất (có hiệu chỉnh) của kiểm định F nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% có thể đánh giá mô hình này là phù hợp. Kết quả từ bảng 5 cho thấy có 4 yếu tố chất lượng dịch vụ KCB ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh với độ tin cậy 95%, cụ thể: (1) Khả năng tiếp cận; (2) Qui trình khám bệnh và giá cả; (3) Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh; (4) Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế. Riêng yếu tố thời gian phục vụ không có tác động đến sự hài lòng (sig>10%). Như vậy mô hình còn lại 24 biến quan sát sẽ được giữ lại với 6 khái niệm nghiên cứu để phân tích hồi quy bội trong phần tiếp theo. 4.2.3. Kiểm định giả thuyết thông qua phân tích hồi quy bội Kết quả cho thấy R2 hiệu chỉnh = 0.503 nghĩa là 50,3% sự biến thiên của sự hài lòng của người bệnh được giải thích bởi các yếu tố thành phần thuộc chất lượng dịch vụ KCB (Xem bảng 4). Hệ số Durbin-Watson bằng 1,767 < 2.5 nên mô hình không có tương quan chuỗi. Hệ số Sig Bảng 4: Kết quả phân tích Durbin-Watson của mô hình Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số Durbin-Watson 1 0.713 0,509 0,503 0.37587 1,767 Nguồn: Kết quả nghiên cứu Bảng 5: Kết quả tóm lược mô hình hồi quy bội Model Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Hệ số đa cộng tuyến B Sai số Beta Tolerance VIF 1 Hăng số 0,892 0,284 3,136 0,002 A ,076 .035 ,094 2.163 ,031 ,593 1,687 B_1 ,219 .041 ,233 5.370 ,000 ,599 1,671 B_2 -,049 .031 -,061 -1.574 ,116 ,747 1,339 C ,168 .045 ,160 3.727 ,000 ,614 1,629 D ,347 .033 ,435 10.555 ,000 ,663 1,508 Nguồn: Kết quả nghiên cứu 9Căn cứ vào kết quả hồi quy ở phần trên thì các giả thuyết từ H1, H2, H4, H5 được trình bày trong bảng 6 đều được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%. Còn lại giả thuyết H3 không được chấp nhận Bảng 6: Kết quả kiểm định giả thuyết Giả thuyết Sig Kết quả H1: Khả năng tiếp cận có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của người bệnh. 5% Chấp nhận H2: Qui trình khám bệnh và giá cả có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của người bệnh. 5% Chấp nhận H3: Thời gian phục vụ có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của người bệnh. 11,6% Không Chấp nhận H4: Cơ sở vật chất và phương tiện có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của người bệnh. 5% Chấp nhận H5: Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của người bệnh. 5% Chấp nhận Nguồn: Kết quả nghiên cứu 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy, Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế với hệ số Beta rất lớn = 0,435, nghĩa là trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của người bệnh sẽ tăng lên 0,435 đơn vị. Tiếp đến là Quy trình khám bệnh và giá cả: Yếu tố này có ảnh hưởng lớn thứ nhì với hệ số Beta = 0,233, có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu Quy trình khám bệnh và giá cả tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của người bệnh sẽ tăng lên 0,233 đơn vị. Kế đến Cơ sở vật chất và phương tiện có hệ số Beta lớn thứ ba = 0,160, nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu Cơ sở vật chất và phương tiện tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của người bệnh sẽ tăng lên 0.160 đơn vị. Cuối cùng là yếu tố Khả năng tiếp cận có hệ số Beta rất nhỏ = 0,094, nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu Khả năng tiếp cận tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của người bệnh sẽ tăng lên 0,094 đơn vị. 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Kết luận Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Trung tâm y tế Thị xã Thuận An. Để đạt mục tiêu này, nhóm tác giả đã kiểm định mô hình các thành phần trên qua 2 giai đọan nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định tính dùng phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn thử để đề xuất thang đo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh sao cho phù hợp với thực tế địa phương. Nghiên cứu định lượng dùng phương pháp thu thập dữ liệu với bảng câu hỏi phỏng vấn. Chọn mẫu thuận tiện phi xác suất, kích thước 443. Sau đó kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết bằng phần mềm SPSS 23.0. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Còn mô hình hồi quy tuyến tính bội thì kiểm định mô hình lý thuyết. Kết quả cho thấy 31 biến quan sát có 5 khái niệm ban đầu sau khi phân tích Cronbach’s Alpha và EFA có 6 khái niệm gồm 24 biến quan sát (yếu tố Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị bị tách thành 2 yếu tố mới là: “Qui trình khám bệnh và giá cả” và “Thời gian phục vụ”). Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy có 4 yếu tố thuộc chất Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ... 10 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật lượng dịch vụ KCB ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh với độ tin cậy 95% được xếp lần lượt theo mức động tác động từ mạnh đến yếu là: (1) Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế; (2) Qui trình khám bệnh và giá cả; (3) Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh; cuối cùng là (4) Khả năng tiếp cận. Riêng yếu tố thời gian phục vụ không có tác động đến sự hài lòng (sig>10%) lại tác động ngược chiều (có thể lý giải nếu thời gian KCB quá ngắn thì người bệnh sẽ có suy nghĩ là cơ sở y tế đó khám bệnh không chu đáo). Trong khi đó yếu tố này được phát hiện từ phân tích EFA, và được kỳ vọng sẽ mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân nhưng lại không có ảnh hưởng trong nghiên cứu này. 5.2. Hàm ý quản trị 5.2.1. Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế Bệnh viện phải thường xuyên tập huấn kỹ năng giao tiếp cho nhân viên, thay đổi thái độ của nhân viên y tế đối với người bệnh như khách hàng quí báu và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản là phục vụ chu đáo tùy theo nhu cầu và tính cách từng cá nhân, thân thiện với tất cả người bệnh và cảm thông với những thiếu sót của người bệnh. Triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế, Bệnh viện ban hành cho bác sĩ, đội ngũ điều dưỡng, nhân viên y tế bao gồm kỹ năng giao tiếp với người bệnh như: chào hỏi, tiếp đón người bệnh niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ người bệnh; tiếp xúc, thăm khám bệnh giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc. Nâng cao trình độ của bác sĩ, điều dưỡng, trau dồi y đức, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn sâu. Xây dựng phác đồ điều trị, rà soát các nguy cơ sai sót chuyên môn để phát hiện kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn đối với an toàn người bệnh và có các biện pháp can thiệp thích hợp. Thường xuyên cập nhật và tổ chức các buổi trao đổi chuyên môn rút kinh nghiệm những ca điều trị được và chưa được, trau dồi hướng dẫn bác sĩ khi có phác đồ điều trị mới nhằm nâng cao năng lực điều trị. 5.2.2. Qui trình khám bệnh và giá cả Bệnh viện cần thống kê và kiểm soát được thời gian chờ khám của người bệnh đồng thời đưa ra các can thiệp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, xây dựng quy trình hợp lý tăng sự thuận tiện cho bệnh nhân, hạn chế để bệnh nhân phải chờ đợi lâu, với các giải pháp như đăng ký khám bệnh qua điện thoại, website, đặt phòng tư vấn đại diện ở các tỉnh để hỗ trợ đăng ký khám chữa bệnh và khám sàng lọc ban đầu. Triển khai thêm các quầy thu ngân, quầy tiếp nhận giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian chờ đợi làm thủ tục. Bố trí thêm phòng khám và bác sĩ để giảm tải áp lực lượt bệnh nhân khám trên bác sĩ, điều này còn giúp cho bác sĩ khám kỹ và có thêm thời gian tư vấn cho bệnh nhân. Về giá cả, bệnh viện nên việc tìm hiểu giá dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc để từ đó xây dựng chiến lược giá và có chính sách giá từ bình dân đến cao cấp sao cho giá dịch vụ hợp lý để mọi người đều có thể tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ chăm sóc y tế một cách tốt nhất, đầy đủ. Cân nhắc giữa chi phí và lợi ích thì khuynh hướng của các bác sĩ là thực hiện tối đa các phương pháp điều trị cho bệnh nhân mà ít quan tâm đến chi phí, đến khả năng chi trả của người bệnh. Nhưng về mặt quản lý kinh tế thì coi việc xem xét chi phí và lợi ích khi quyết định điều trị cho bệnh nhân là một vấn đề quan trọng. 5.2.3. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh có xe đẩy tại khoa khám bệnh để vận chuyển người bệnh, có mái hiên che nắng, mưa cho người bệnh, có sảnh và ghế ngồi cho người bệnh và thân nhân ngồi chờ đến lượt khám, trồng nhiều cây xanh tạo cảnh quan thiên nhiên và gần gũi. Vì nguồn lực nhà nước có hạn, không thể mở rộng đầu tư, nên cần huy động vốn của xã hội, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài xã hội hóa 11 trang thiết bị máy móc đảm bảo có đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho khách hàng. 5.2.4. Khả năng tiếp cận Mở rộng thêm các dịch vụ nhằm tạo sự tiện ích cho bệnh nhân như: có nhân viên chăm sóc khách hàng hướng dẫn bệnh nhân, biết phiên dịch nhiều thứ tiếng cho người nước ngoài, đa dạng các gói khám chữa bệnh dịch vụ, phát triển và mở thêm các bệnh viện vệ tinh tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu khám chữa bệnh, liên kết với các bệnh viện đào tạo và chuyển giao kỹ thuật mới, thực hiện tốt đề án 1816 của nhà nước luân phiên đội ngũ y bác sĩ, tiếp nhận các nguồn từ Bảo hiểm y tế tư nhân mở rộng nguồn khách hàng, tăng thêm các tiện ích y tế cho khách hàng... 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Kích cỡ mẫu khảo sát là 433 phiếu và phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên khả năng tổng quát có thể chưa cao. Riêng yếu tố thời gian phục không có ảnh hưởng (kỳ vọng là tác động cùng chiều nhưng kết quả là ngược chiều) đến sự hài lòng của người bệnh trong nghiên cứu này nên các nghiên cứu tiếp theo có thể kiểm định lại ở ngữ cảnh khác hoặc một mẫu khảo sát lớn hơn, hoặc tiến hành nghiên cứu định tính để khám phá phát hiện này. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1]. Bộ Y Tế (2017), Phiếu khảo sát ý kiến người bệnh ngoại trú [2]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức. [3]. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê. TIẾNG ANH [4]. Akter, S. M., Upal, M. & Hani, U. (2008), Service Quality Perception and Satisfac- tion: A Study Over Suburban Public Hos- pitals in Bangladesh, Journal of Service Research, February Special Issue, 125-146. [5]. Andaleeb, S. S. (1998), Determinants of Cus- tomer Satisfaction with Hospitals: A Manage- rial Model, International Journal of Health Care Quality Assurance, 11, 6, 181 – 187. [6]. Andaleeb, S. S. (2001), Service Quality Per- ceptions and Patient Satisfaction: A Study of Hospitals in a Developing Country, So- cial Science & Medicine, 52, 1359–1370. [7]. Anderson, E. (1995), Measuring Service Quality in a University Health Clinic, In- ternational Journal of Health Care Quality Assurance, 8, 2, 32-37. [8]. Babakus, E. & Mangold, W. G. (1992), Adapting the SERVQUAL Scale to Hos- pital Services: an Empirical Investigation, Health Services Research, 26, 6, 767-786. [9]. Bakar, C., Akgun, H. S. & Assaf, A. F. A. (2008), The Role of Expectations in Pa- tients Hospital Assessments: A Turkish University Hospital Example, International Journal of Health Care Quality Assurance, 21, 5, 503-516. [10]. Coddington, D. & Moore, K. (1987), Quality of Care as a Business Strategy: How Customers Define Quality and How to Market It, Healthcare Forum, 30, 2, 29-32. [11]. Cronin, J. J. Jr. & Taylor, S. A. (1992), Measuring Service Quality: A Reexamina- tion and Extension, Journal of Marketing, 56, July, 55-68. [12]. Daoud-Marrakchi, M. Fendri-Elouze, S. Ch. Ill, Bejar-Ghadhab, B. (2008), Develop- ment of a Tunisian Measurement Scale for Patient Satisfaction: Study case in Tunisian Private Clinics, World Academy of Science, Engineering and Technology, 45, 81 – 89. [13]. Donabedian, A. (1980), Explorations in quality assessment and monitoring. The definition of quality and approaches to its assessment, Ann Arbor, MI: Health Admin- istration Press Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ... 12 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật [14]. Gronroos (1984), A Service Quality Model and its Marketing Implications, Eu- ropean Journal of Marketing, 18(4): 36-44 [15]. Institute of Medicine (1990), Medicare: A strategy for quality assurance, Vol.1. , Washington, DC,: National Academy Press. [16]. JICAHO (1996), Accreditation Manual for Hospitals, Volume II, Oakbrook Ter- race, IL: Joint Commission on Accredita- tion of Healthcare Organizations. [17]. John Øvretveit (1992), Health Service Quality, Oxford: Blackwell Scientific Press [18]. Joseph F. Hair J. R, William C. Black, Barry J. Babin, Rolph Anderson (2009), Multivariate Data Analysis. [19]. McAlexander, J. H., Kaldenburg, D. O. and Koenig, H. F. (1994), Service Quality Measurement, Journal of Health Care Mar- keting, 14, 3, 34-40. [20]. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A. & Berry, L. L. (1988), SERVQUAL: A Mul- tiple Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing, 64, 1, 12-40. [21]. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Ber- ry, L. L. (1991), Refinement and Reassess- ment of the SERVQUAL Scale, Journal of Retailing, 67, 4, 420-450. [22]. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Ber- ry, L.L. (1985), A Conceptual Model of Ser- vice Quality and Its Implications for Future Research, Journal of Marketing, 49, 41-50. 13 ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Văn Hậu* TÓM TẮT Động lực làm việc của người lao động là chủ đề được nghiên cứu rộng rãi nhưng các kết quả nghiên cứu thường không giống nhau do sự khác biệt trong cách tiếp cận. Nghiên cứu này thực hiện kiểm định sâu hơn dựa trên cơ sở dữ liệu của nghiên cứu trước để xác định các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Từ mô hình đề xuất ban đầu gồm 11 yếu tố, thông qua phân tích hồi quy đa biến xác định được hai yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương gồm (1) sự tự chủ trong công việc và (2) điều kiện làm việc tại độ tin cậy 95%. Từ khóa: động lực làm việc, người lao động, khu công nghiệp, Bình Dương. WORK MOTIVATION OF WORKERS IN INDUSTRIAL ZONES IN BINH DUONG PROVINCE ABSTRACT The work motivation of workers is a widely studied topic but the research results are often not the same due to differences in approach. This study carried out further testing based on previous research data to identify factors affecting the work motivation of workers in industrial zones in Binh Duong province. From the initial proposed model consisting of 11 elements, through multivariate regression analysis identified two factors affecting the work motivation of workers in industrial zones in Binh Duong province including (1) work autonomy and (2) working conditions at 95% confidence. Keywords: work motivation, workers, industrial zones, Binh Duong. * ThS.GV Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM; Email: haunv310783@gmail.com, DĐ: 0989949796 1. GIỚI THIỆU Động lực là một trong những thành tố quan trọng nhất của lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, các tổ chức thiết kế ra hệ thống động lực làm việc không chỉ để khuyến khích nhân viên thực hiện tốt nhất công việc của họ mà còn thu hút các ứng viên tương lai cho các vị trí cụ thể (Gupta and Subramanian, 2014). Bình Dương thuộc khu vực Đông Nam bộ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là khu vực động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Miền Nam và cả nước. Bình Dương là một tỉnh công nghiệp nên có rất nhiều khu công nghiệp (KCN). Theo Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, đến tháng 6-2015, trong số 28 KCN đã thành lập trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích trên 9.500 héc ta thì có 26 KCN đã đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 trong đó cho phép thành lập bốn KCN mới và điều chỉnh một số KCN khác (Hùng Lê, 2017). Lực lượng lao động trong KCN gia tăng cùng với sự gia tăng số lượng KCN và các dự án hoạt động trong KCN. Hàng năm, các doanh nghiệp đã giải quyết việc làm mới cho gần 12.000 lao động, nâng số lao động đang làm việc trong các KCN lên gần 240.000 lao động, với thu nhập bình quân của lao động phổ thông năm 2015 đạt trên 4 triệu đồng/người/ tháng, tăng gấp 2 lần so với năm 2010 (Ban Quản lý các KCN Bình Dương, 2015). Lực lượng lao động địa phương nói riêng Động lực làm việc của người lao động... 14 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật và lực lượng lao động bao gồm cả lao động từ địa phương khác tới sinh sống và làm việc đang có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương những năm qua. Chính vì vậy, bên cạnh chính sách cho các doanh nghiệp thì việc quan tâm đến lực lượng lao động là một việc không thể xem nhẹ của chính quyền địa phương. Các nghiên cứu về động lực tại các quốc gia khác nhau cho thấy sự khác biệt về kết quả nghiên cứu xét cả về tầm quan trọng và các yếu tố tác động. Sự khác biệt về cách tiếp cận, văn hóa, đặc điểm loại hình tổ chức và ngành nghề đem đến sự khác biệt. Vì vậy nghiên cứu trong các môi trường khác biệt và đối tượng khảo sát nghiên cứu khác nhau có thể đưa đến kết quả khác nhau (ví dụ: Safiullah, 2015; Hosseini, 2014; Akhtar et al., 2014; Njambi, 2014; Fisher and Yuan, 1998). Tại thị trường Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về động lực làm việc của nhân viên được thực hiện cả về dạng nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng. Khảo lược một số nghiên cứu tại Việt Nam trong thời gian qua được đề cập ở trên cho thấy rằng, kết quả của các nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau ở các nhân tố cũng như xếp hạng tầm quan trọng của các nhân tố. Nghiên cứu của (Trần Kim Dung and Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011) cho rằng thú vị công việc là nhân tố quan trọng nhất, thứ hai là lương và tiếp theo là các yếu tố khác trong khi đó nghiên cứu của (Nguyễn Thị Phương Dung, 2016) cho rằng chính sách đãi ngộ là quan trọng nhất, thứ hai là sự phù hợp công việc. Sự khác nhau trong kết quả nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu cần phải điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của thị trường nghiên cứu khi thị trường có sự khác biệt và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy có nhiều nghiên cứu về động lực làm việc tại Việt Nam nhưng nghiên cứu về động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại Bình Dương lại chưa có nhiều. Một nghiên cứu gần đây của (Nguyễn Văn Hậu et al., 2017) về chủ đề “xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại Bình Dương”, tuy nhiên nghiên cứu này chưa đi sâu vào các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và chưa so sánh sự khác biệt về động lực theo nhóm đối tượng ví dụ như giới tính, hay độ tuổi, hay cấp bậc trong công việc. Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ tiếp tục sử dụng dữ liệu khảo sát trong nghiên cứu của (Nguyễn Văn Hậu et al., 2017) để kiểm định các yếu tố trong mô hình và kiểm định sự khác biệt động lực theo nhóm đối tượng. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Trong phần cơ sở lý thuyết cần làm rõ 3 khái niệm chính là động lực, người lao động và KCN: (1) Thuật ngữ động lực bắt nguồn từ tiếng Latin “Movere” có nghĩa là di chuyển. Động lực là những gì di chuyển chúng ta từ nhàm chán đến thích thú, và nó giống như một bánh lái của phương tiện định hướng hành động của chúng ta (Islam & Ismail, 2008). Có thể hiểu động lực là quá trình mà nỗ lực của một người được tiếp thêm sức lực, hướng dẫn và duy trì để đạt được mục tiêu (Robbins & Coulter, 2016). Theo định nghĩa này có 3 thành phần chính của động lực gồm sức lực, sự định hướng và tính kiên trì; (2) Người lao động nhìn dưới góc độ pháp lý là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động (“Bộ Luật Lao Động,” 2013); (3) KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp (Luật Đầu tư, 2014). Lý thuyết về động lực làm việc được phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, Robbins & Coulter (2016) chia lý thuyết về động lực thành hai nhóm là lý thuyết động lực cổ điển và lý thuyết động lực đương đại. Mặc dù nhiều giải thích về động lực đã được phát triển, các lý thuyết cổ điển này vẫn quan trọng vì nó đại diện cho nền tảng mà từ lý thuyết này các lý thuyết 15 động lực được phát triển, thêm nữa nhiều nhà quản trị thực tiễn vẫn sử dụng chúng. Trong lý thuyết động lực cổ điển xem xét bốn lý thuyết gồm thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow; thuyết X và thuyết Y của McGregor; thuyết hai nhân tố của Herzberg; thuyết 3 nhu cầu của McClelland. Các lý thuyết động lực đương đại gồm thuyết thiết lập mục tiêu; thuyết củng cố; thuyết thiết kế công việc; thuyết công bằng; thuyết kỳ vọng và thuyết thực hành công việc có liên quan cao. Đối với nhóm lý thuyết động lực cổ điển, thì thuyết động lực nổi tiếng nhất có lẽ là thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow (Robbins & Coulter, 2016). Theo Maslow (1970), mỗi con người đều có 5 cấp bậc nhu cầu và đi từ thấp đến cao gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng, nhu cầu tự hoàn thiện. Xét về bản chất con người, Douglas McGregor nổi tiếng với đề xuất hai giả định về bản chất con người: thuyết X và thuyết Y. Theo McGregor(1966), thuyết X là quan điểm tiêu cực của con người mà giả định rằng người lao động có ít tham vọng, không thích làm việc, muốn tránh trách nhiệm và cần được kiểm soát chặt chẽ để làm việc hiệu quả. Trong khi thuyết Y là quan điểm tích cực của con người mà giả định rằng nhân viên yêu thích công việc, tìm kiếm và chấp nhận trách nhiệm, thực hành tự định hướng. Ở một cách tiếp cận khác về động lực làm việc, thuyết hai nhân tố của Herzberg cho rằng các yếu tố bên trong liên quan đến thỏa mãn công việc trong khi các yếu tố bên ngoài liên quan với sự bất mãn trong công việc (Herzberg et al., 1959, được trích dẫn trong Robbins & Coulter, 2016). Theo thuyết này, khi con người cảm thấy tốt về công việc của mình, họ có khuynh hướng viện dẫn các nhân tố bên trong phát sinh từ chính công việc như là thành tích, sự thừa nhận và trách nhiệm. Mặt khác, khi họ bất mãn, họ có khuynh hướng viện dẫn các yếu tố bên ngoài phát sinh từ bối cảnh công việc như là chính sách và quản lý của công ty, sự giám sát, mối quan hệ giữa các cá nhân và điều kiện làm việc. Trái ngược với lý thuyết liên quan đến bản chất con người, thuyết ba nhu cầu cho rằng có ba nhu cầu (không phải là bẩm sinh) là động lực chính trong công việc (McClelland et al., 1961, được trích dẫn trong Robbins & Coulter, 2016). Theo thuyết này, ba nhu cầu gồm (1) nhu cầu thành tựu: đây là động lực để thành công và vượt trội so với bộ tiêu chuẩn, (2) nhu cầu quyền lực: nhu cầu làm cho người khác hành xử theo cách mà họ sẽ không hành xử theo cách khác, (3) nhu cầu liên kết: mong muốn có được mối quan hệ thân thiết và gần gũi. Trong 3 nhu cầu này thì nhu cầu thành tựu được nghiên cứu nhiều nhất. Đối với nhóm lý thuyết đương đại, thuyết thiết lập mục tiêu đề xuất rằng các mục tiêu cụ thể tăng hiệu suất thực hiện và các mục tiêu khó khi được chấp nhận mang lại kết quả cao hơn các mục tiêu dễ dàng (Robbins & Coulter, 2016). Theo lý thuyết thiết lập mục tiêu có hàm ý: (1) công việc hướng đến mục tiêu là nguồn chính của động lực làm việc, (2) nhân viên sẽ cố gắng hơn nữa nếu họ có cơ hội tham gia vào thiết lập mục tiêu, (3) mọi người sẽ làm tốt hơn nếu họ nhận được phản hồi về mức độ tiến triển mục tiêu của họ đến mức nào bởi vì phản hồi giúp xác định sự khác biệt giữa những gì họ đã làm và họ muốn là gì. Dưới góc độ hành vi, lý thuyết củng cố cho rằng hành vi là một chức năng của chính kết quả đó. Những kết quả đó ngay lập tức sinh ra một hành vi và tăng xác suất mà hành vi sẽ được lặp lại được gọi là nhân tố củng cố (Robbins & Coulter, 2016). Nghiên cứu về sự công bằng để tạo động lực làm việc cho người lao động, Adam Stacy cho rằng, nhân viên so sánh những gì họ có từ công việc (kết quả) trong mối tương quan với những gì họ bỏ ra (đầu vào), và sau đó họ so sánh tỷ lệ “đầu vào – kết quả” với tỷ lệ “đầu vào – kết quả” của những người khác có liên quan (Robbins & Coulter, 2016). Khi họ thấy sự bất bình đẳng xảy ra thì họ trở nên bất mãn. Nghiên cứu kỳ vọng của người lao động để tạo động lực, thuyết kỳ vọng cho rằng, một cá nhân có xu hướng hành động theo một cách nào Động lực làm việc của người lao động... 16 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đó dựa trên kỳ vọng rằng hành động sẽ được theo sau bởi một kết quả nhất định và mức hấp dẫn của kết quả đó đối với cá nhân (Vroom, 1964). 2.2. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu đề xuất trong nghiên cứu này dựa vào nghiên cứu 10 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc (Kovach, 1987; Islam & Ismail, 2008; Wiley, 1997; Silverthorne, 1992; Fisher & Yuan, 1998) và yếu tố thương hiệu công ty (Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011), theo đó mô hình gồm 11 yếu tố được xem xét mức độ ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong các KCN tại Bình Dương. Các yếu tố này trong các nghiên cứu trước đây đều cho thấy mối quan hệ thuận chiều lên động lực làm việc của nhân viên, theo đó các giả thuyết trong nghiên cứu này thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa biến độc lập và biến phụ thuộc động lực làm việc của người lao động tại KCN tỉnh Bình Dương. Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu động lực làm việc của người lao động trong KCN tại Bình Dương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này kế thừa dữ liệu được khảo sát từ nghiên cứu của Nguyễn Văn Hậu et al. (2017). Do nghiên cứu trước chỉ sử dụng dữ liệu này để xây dựng thang đo và quá trình xử lý chỉ tới phân tích EFA trong khi các bước phân tích phân tích hồi quy đa biến và kiểm định đối với mẫu độc lập lại chưa thực hiện. Trong nghiên cứu này sử dụng dữ liệu để phân tích hồi quy đa biến và kiểm định đối với mẫu độc lập để xem liệu có khác biệt về động lực làm việc giữa các nhóm với nhau hay không. Các bước phân tích dữ liệu như phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA; kiểm định hệ số hồi quy; kiểm tra độ thích hợp của mô hình; kiểm định hiện tượng phương sai của các phần dư thay đổi; kiểm định T đối với mẫu độc lập; phân tích phương sai một yếu tố (Anova) được thực hiện lại. Dữ liệu gồm 302 quan sát trong đó, chia theo giới tính có 168 nam và 134 nữ; chia theo KCN thì Visip 1(97 người), Visip 2 (53 người), Mỹ Phước III (55 người), Sóng Thần 1 (56 người), Đại Đăng (16 người), Nam Tân Uyên (8 người), Đất Cuốc (4 người), Việt Hương (6 người), Đồng An (3 người), Đồng An 2 (1 người), Mỹ Phước II (1 người), Cụm công nghiệp Uyên Hưng (1 người), KCN Kim Huy (1 người)người, Nữ: 134 người; chia theo vị trí 17 công tác thì có 248 người là nhân viên, 54 người là quản lý; chia theo khối làm việc thì có 214 người ở lĩnh vực trực tiếp sản xuất, 88 người ở lĩnh vực hỗ trợ sản xuất. Theo (Hair et al., 1998), khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì chỉ số Factor loading >0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading >0.4 được xem là quan trọng, >0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu chọn tiêu chuẩn factor loading >0,3 thì cỡ mẫu của nghiên cứu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của nghiên cứu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading >0,55, nếu cỡ mẫu của nghiên cứu là khoảng 50 thì factor loading phải >0,75. Trong nghiên cứu này mẫu là 302 nên chọn tiêu chuẩn factor loading >0,55. Tất cả các biến quan sát sẽ được phân tích riêng lẻ và sau đó là cùng một lượt trong phương pháp EFA. Như đã đề cập ở trên, thang đo sẽ được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân tố từ 0,55 trở lên. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Phân tích Cronbach’s Alpha và Phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả nghiên cứu rút trích được 5 yếu tố với phương sai trích 69,37%. Nghĩa là các thành phần thang đo trong mô hình sau khi được trích giải thích được 69,37% sự thay đổi trong động lực làm việc của người lao động trong KCN tại BD. Năm yếu tố gồm là (1) Gắn bó, hỗ trợ, thăng tiến, công việc thú vị của tổ chức; (2) kỷ luật và công nhận đầy đủ việc đã làm; (3) điều kiện làm việc; (4) sự tự chủ trong công việc; (5) thương hiệu công ty và 1 biến phụ thuộc là động lực làm việc. Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu chính thức về động lực làm việc của người lao động trong các KCN tại Bình Dương gồm 37 biến quan sát trong đó có 34 biến quan sát thuộc các biến độc lập và 3 biến quan sát thuộc biến phụ thuộc động lực làm việc. Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu động lực làm việc của người lao động trong KCN tại Bình Dương sau Cronbach’s Alpha và Phân tích nhân tố khám phá EFA 4.2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Kiểm định hệ số hồi quy Kết quả phân tích hồi quy đa biến đối với hệ số hồi quy trong bảng 1.1 bên dưới cho thấy các nhân tố có tương quan ý nghĩa với động lực làm việc ở độ tin cậy 99%, riêng chỉ có nhân tố Thuonghieucongty không có tương quan với động lực làm việc ở độ tin cậy này (vì Sig. >0,05). Động lực làm việc của người lao động... 18 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 1.1: Kết quả kiểm định hệ số hồi quy Biến phụ thuộc: Động lực làm việc Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Hệ số Beta Sai số chuẩn Hệ số Beta Hẳng số -3,041E-16 ,033 ,000 1,000 Ganbo_hotro_thangtien_conviecthuvi ,634 ,033 ,634 19,096 ,000 Kyluatvacongnhan ,319 ,033 ,319 9,610 ,000 Tuchucongviec ,342 ,033 ,342 10,291 ,000 Dieukienlamviec ,229 ,033 ,229 6,900 ,000 Thuonghieucongty ,018 ,033 ,018 ,546 ,585 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) trong bảng 1.2 bên dưới là 0,668. Như vậy, 66,8% thay đổi trong động lực làm việc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. Bảng 1.2: Mức độ giải thích của mô hình Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- WatsonR Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .821a ,674 ,668 ,57612860 ,674 122,167 5 296 ,000 1,712 Hệ số Sig. trong bảng 1.3 bên dưới nhỏ hơn 0,01 nên có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Nói một cách khác, các biến độ lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc ở mức độ tin cậy 99%. Bảng 1.3: Mức độ phù hợp của mô hình ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 202,750 5 40,550 122,167 .000b Residual 98,250 296 ,332 Total 301,000 301 Kiểm định phương sai phần dư thay đổi Trong kiểm định Spearman như trong bảng 1.4, tại dòng ABSRES cho thấy hai nhân tố Ganbo_hotro_thangtien_conviecthuvi (Gắn bó, hỗ trợ, thăng tiến, công việc thú vị của tổ chức); và Kyluatvacongnhan (nhân tố kỹ luật và công nhận đầy đủ việc đã làm) có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 nên bị loại. Như vậy qua các kiểm định hồi quy thì chỉ có hai biến độc là Tự chủ trong công việc và Điều kiện làm việc có ý nghĩa thống kê. 19 Bảng 1.4: Kiểm định Spearman Correlations ABSRES Ganbo_ hotro_ thangtien_ conviec thuvi Kyluatva congnhan Tuchu congviec Dieukien lamviec Spear- man’s rho ABSRES Correlation Coefficient 1,000 -,153 ** -.186** -,112 -,005 Sig. (2-tailed) ,008 ,001 ,052 ,927 N 302 302 302 302 302 Ganbo_ hotro_ thangtien_ conviecthuvi Correlation Coefficient -,153 ** 1,000 ,003 ,127* -,049 Sig. (2-tailed) ,008 ,958 ,028 ,400 N 302 302 302 302 302 Kyluatva congnhan Correlation Coefficient -,186 ** ,003 1,000 ,169** -,152** Sig. (2-tailed) ,001 ,958 ,003 ,008 N 302 302 302 302 302 Tuchu congviec Correlation Coefficient -,112 .127 * ,169** 1,000 -,118* Sig. (2-tailed) ,052 ,028 ,003 ,041 N 302 302 302 302 302 Dieukien lamviec Correlation Coefficient -,005 -,049 -.152 ** -,118* 1,000 Sig. (2-tailed) ,927 ,400 ,008 ,041 N 302 302 302 302 302 Tương tự, hệ số Beta chưa chuẩn hóa của yếu tố điều kiện làm việc là 0,229, điều này có nghĩa là khi điều kiện làm việc của người lao động trong các KCN tại Bình Dương tăng thêm 1 điểm thì động lực làm việc của họ tăng thêm là 0,229. Trong hai yếu tố ảnh hưởng lên động lực làm việc của người lao động trong mô hình sau kiểm định thì yếu tố sự tự chủ trong công việc có mức độ quan trọng cao hơn so với điều kiện làm việc vì hệ số Beta chuẩn hóa của yếu tố này cao hơn yếu tố điều kiện làm việc (bảng 1.1). Thảo luận kết quả hồi quy và vị trí quan trọng của mỗi yếu tố trong mô hình sau kiểm định Kết quả nghiên cứu cho thấy có 02 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong các KCN tại Bình Dương và cả hai yếu tố này đều có tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc. Trong bảng 1.1. ở trên thì hệ số Beta chưa chuẩn hóa của tự chủ trong công việc là 0,319, nghĩa là khi người lao động trong các KCN tại Bình Dương tăng thêm một điểm về tự chủ trong công việc thì động lực của họ tăng thêm 0,319. Động lực làm việc của người lao động... 20 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 4.3. Kiểm định T đối với mẫu độc lập Kết quả kiểm định T đối với mẫu độc lập với biến phân loại là giới tính, lĩnh vực làm việc, vị trí công tác cho thấy giá trị Sig. của kiểm định F trong cột “Levene’s Test for Equality of Variances” đều lớn 0,05 nên sẽ dò tiếp giá trị Sig. 4.4. Phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA) Phân tích phương sai một yếu tố với biến phân loại trình độ học vấn Bảng 1.6: Kết quả kiểm định ANOVA với biến phân loại trình độ học vấn ANOVA Dongluclamviecnguoilaodong Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups ,748 4 ,187 ,339 ,852 Within Groups 163,956 297 ,552 Total 164,704 301 Hình 1.3: Kết quả mô hình sau kiểm định (2-tailed) tương ứng trên dòng «Equal variances assumed», kết quả cho thấy giá trị Sig. (2-tailed) đều lớn 0,05. Do đó có thể kết luận không có sự khác biệt về động lực giữa nhóm Nam và Nữ; giữa nhóm nhân viên và quản lý; giữa nhóm sản xuất trực tiếp và nhân viên văn phòng. Bảng 1.5: Kết quả tổng hợp kiểm định T đối với mẫu độc lập Theo giới tính Theo lĩnh vực làm việc Theo vị trí công tác Levene’s Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means Levene’s Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means Levene’s Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. Sig. (2-tailed) F Sig. Sig. (2-tailed) F Sig. Sig. (2-tailed) Equal variances assumed 0,577 0,448 0,278 1,453 0,229 0,727 0,57 0,451 0,898 Equal variances not assumed 0,273 0,740 0,90 Trong bảng 1.6, giá trị Sig. trong kiểm định ANOVA là 0,852 > 0,05. Điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về động lực làm việc theo trình độ học vấn của người lao động. 21 định ANOVA là 0,142 > 0,05. Điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về động lực làm việc theo thu nhập của người lao động. Phân tích phương sai một yếu tố với biến phân loại thu nhập Trong bảng 1.7, giá trị Sig. trong kiểm Bảng 1.7: Kết quả kiểm định ANOVA với biến phân loại trình độ học vấn ANOVA Dongluclamviecnguoilaodong Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 3,760 4 ,940 1,735 ,142 Within Groups 160,944 297 ,542 Total 164,704 301 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 5.1. Hàm ý nghiên cứu Mô hình nghiên cứu sau kiểm định cho thấy chỉ có hai yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động trong các KCN tại Bình Dương tại độ tin cậy 95%. So với nhiều nghiên cứu trước đây như đã được đề cập trong phần tổng quan ở trên thì nghiên cứu này cho thấy sự khác biệt đáng kể về số lượng yếu tố tác động đến động lực làm việc. Kết quả kiểm định cho thấy yếu tố tự chủ trong công việc có mức tác động lớn hơn so với điều kiện làm việc, vì vậy việc ưu tiên cải tiến nhân tố này trước là cần thiết. Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về động lực làm việc của người lao động trong các KCN tại Bình Dương khi so sánh theo giới tính Nam và Nữ, giữa vị trí nhân viên và quản lý, giữa người lao động sản xuất trực tiếp và nhân viên văn phòng, giữa các nhóm theo thu nhập, giữa các nhóm theo độ tuổi. Điều này cho thấy không nhất thiết phải có chính sách tạo động lực riêng cho từng nhóm mà một chính sách nhất quán chung sẽ đem đến động lực làm việc giống nhau của người lao động. 5.2. Hạn chế của nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu chỉ thực hiện trong các KCN tại Bình Dương nên kết quả của nghiên cứu sẽ không tránh khỏi tính tổng quát cho các thị trường lao động ở các nơi khác. Thứ hai, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên kết quả nghiên cứu chưa có tính đại diện cao nhất cho tất cả các lao động làm việc trong các KCN ở Bình Dương. Nếu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo tỷ lệ phân nhóm thì kết quả nghiên cứu có thể sẽ có một số khác biệt. Thứ ba, nghiên cứu này mới chỉ giải thích được 66,8% sự biến thiên trong động lực làm việc, điều này có nghĩa là còn 33,2% thuộc về một số yếu tố khác chưa đưa vào mô hình hoặc từ các tác động ngoại lai. Thứ tư, việc khảo sát đối tượng quản lý còn ít, bên cạnh đó kinh phí khảo sát ít nên việc nhận được sự phối hợp tích cực của người trả lời còn hạn chế nên phần nào ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả kiểm định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Quản lý các KCN Bình Dương (2015). Các KCN Bình Dương: 20 năm trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư [online], viewed 28 May 2017, from: < com.vn/dinhhuong/tabid/65/articleType/Ar- ticleView/articleId/1490/Default.aspx>. 2. Nguyễn Thị Phương Dung (2016). ‘Động cơ làm việc của khối nhân viên văn phòng ở Việt Nam›. (Luận án Tiến sỹ), Viện Đào tạo Sau đại học, Đại học Kinh tế TP.HCM. Động lực làm việc của người lao động... 22 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 3. Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011). ‘Thang đo động viên nhân viên’. Phát triển kinh tế, 2/2011, 55-61. 4. Nguyễn Văn Hậu, Phan Thị Như Ý, Trương Thị Hậu & Lê Thị Quỳnh Như (2017). ‘Xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại Bình Dương’. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, 2017(19). 5. Hùng Lê (2017). Bình Dương sắp có thêm nhiều KCN [online], viewed 28 May, from: < Binh-Duong-sap-co-them-nhieu-KCN. html>. 6. Akhtar, N., Aziz, S., Hussain, Z., Ali, S. & Salman, M. (2014). ‘Factors affecting em- ployees motivation in banking sector of Pakistan’. Journal of Asian Business Strat- egy, 4(10), 125. 7. Fisher, C. D. & Yuan, X. Y. (1998). ‘What motivates employees? A comparison of US and Chinese responses’. International Jour- nal of Human Resource Management, 9(3), 516-528. 8. Gupta, B. & Subramanian, J. (2014). ‘Fac- tors affecting motivation among employees in consultancy companies’. International journal of engineering science invention, 3(11), 59-66. 9. Hosseini, S. A. R. (2014). ‘Factors Affecting Employee Motivation’. Management and Administrative Sciences Review, 3(4), 713- 723. 10. Njambi, C. (2014). ‘Factors influencing employee motivation and its impact on Employee Performance: a case of AMREF health Africa in Kenya’. United States Inter- national University-Africa. 11. Safiullah, A. B. (2015). ‘Employee Motiva- tion and its Most Influential Factors: A study on the Telecommunication Industry in Ban- gladesh’. World Journal of Social Sciences, 5(1), 79-92. 23 TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2016 Đỗ Lâm Hoàng Trang* TÓM TẮT Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế (TTKT) và bất bình đẳng (BBĐ) trong phân phối thu nhập là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bất bình đẳng tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế? Có nghiên cứu cho rằng bất bình đẳng tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Cũng có một số nghiên cứu cho rằng bất bình đẳng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gổm 167 quan sát của 63 tỉnh thành tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Từ khóa: bất bình đẳng, tăng trưởng kinh tế, Việt Nam, tích cực, tiêu cực. THE IMPACTS OF INEQUALITY IN INCOME ON VIETNAM’S ECONOMIC GROWTH IN THE PERIOD 2010-2016 ABSTRACT The relationship between economic growth and inequality in income distribution is a long- studied problem in many countries around the world. How does inequality affect economic growth? There are studies that argue that inequality negatively affects economic growth. There are also some studies that show that inequality positively affects economic growth. This study was conducted to assess the impact of income inequality on Vietnam’s economic growth in the period of 2010-2016. Research using table data 167 observations of 63 provinces in Vietnam. The research results show that there is a negative impact of income inequality on economic growth in Vietnam during the research period. Keywords: inequality, economic growth, Vietnam, positive and negative. * ThS. NCS. GV. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng trưởng kinh tế (TTKT) và bất bình đẳng (BBĐ) thu nhập là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu từ lâu. Việc xác định đúng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Bất bình đẳng thu nhập là yếu tố kích thích hay cản trở sự tăng trưởng kinh tế? Dù đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cả lý thuyết lẫn thực nghiệm về mối quan hệ này, nhưng những kết luận đưa ra lại rất khác nhau. Vậy bất bình đẳng thu nhập có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam? Mô hình ước lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trong nghiên cứu này sẽ trả lời cho câu hỏi trên. 2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1. Tác động tích cực Forbes (2000) phân tích mẫu của 45 nước, sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 1965- 1995. Hơn một nữa của mẫu bao gồm các nước đã phát triển. Sự bất công bằng được thể hiện qua chỉ số Gini. Theo như kết quả mà Forbes Tác động của bất bình đẳng thu nhập... 24 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật nghiên cứu, sự bất công càng cao có tương quan một cách tích cực với tăng trưởng kinh tế. 2.2. Tác động tiêu cực Các tác giả Persson và Tabellini (1994), Alesina và Rodrik (1994) đã xem xét tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng ở 56 nước từ 1960 đến năm 1985 và kết luận có sự tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng chính sách tái phân phối thu nhập và thuế có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế. Người giàu mong muốn thuế suất thấp nhằm tăng tích lũy, giảm phần phải đóng góp. Người nghèo lại muốn thuế suất cao để được hưởng lợi nhiều hơn từ các chương trình chi tiêu công. Do đó, trong một xã hội có bất bình đẳng thu nhập càng cao, áp lực tăng thuế càng lớn, dẫn đến tích lũy tư bản thấp làm tăng trưởng chậm lại1. Todaro (1969) cho rằng thu nhập thấp và mức sống thấp của người nghèo dẫn đến chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ kém và ít được tiếp cận với hệ thống giáo dục tiên tiến. Điều này làm giảm cơ hội tham gia hoạt động kinh tế và năng suất lao động của họ, và vì thế trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng xấu tới quá trình tăng trưởng. Perotti (1996) cũng đưa ra kết luận là bất bình đẳng thu nhập có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua quyết định của các hộ gia đình về giáo dục và sinh sản. Các hộ nghèo thường lựa chọn đầu tư vào việc tăng quy mô gia đình thay vì đầu tư cho giáo dục (được coi là đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế). Sự bùng nổ dân số ở những xã hội có nhiều hộ nghèo làm thu nhập bình quân giảm, bất bình đẳng tăng lên, tăng trưởng kinh tế bị cản trở2. 1 Trần Nguyễn Tuyên (2010): Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Nxb. Chính trị Quốc gia, HN, tr.213 2 Lê Hồ Phong Linh, Nguyễn Ngọc Anh Trúc (2016): Tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002-2012, Tạp chí khoa học Đại học Mở Tp.HCM, số 3 (48), tr.35 2.3. Quan điểm khác Có nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa bất công bằng và tăng trưởng có thể không cùng mức độ với tăng trưởng kinh tế. Barro (2000) nghiên cứu mẫu tạo ra bởi 84 nước, cả những nước đang phát triển và phát triển. Tác giả sử dụng 2 thước đo của bất công bằng, chỉ số Gini và một lựa chọn dựa trên phân chia ngũ vị phân; kết quả của cả hai thước đo là tương tự như nhau. Tác giả đã chia mẫu thành hai loại, bao gồm những nước thu nhập cao và thu nhập thấp. Đối với những nước thu nhập thấp, giữa bất bình đẳng và tăng trưởng có mối quan hệ tiêu cực. Ngược lại, ở mẫu các nước thu nhập cao, mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng là tích cực3. Trong khi đó, Benerjee và Duflo (2003) lại cho rằng ảnh hưởng của bất bình đẳng đến tăng trưởng có dạng hình chữ U ngược. Nghĩa là, khi bất bình đẳng thu nhập còn ở mức thấp, các nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh hơn bằng cách chấp nhận một mức độ tăng lên của bất bình đẳng, tuy nhiên, khi bất bình đẳng tăng lên quá cao (vượt một ngưỡng nhất định) sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế4. Như vậy, có nhiều kết luận khác nhau về sự tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Sự khác nhau đó là do: các mẫu nghiên cứu khác nhau; sử dụng các biến trong nghiên cứu định lượng khác nhau; khoảng thời gian nghiên cứu khác nhau, tính đặc thù của quốc gia Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy bất bình đẳng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. 3. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở VIỆT NAM. Sau đổi mới, Việt Nam đã đạt được những 3 Trần Nguyễn Tuyên (2010): Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Nxb. Chính trị Quốc gia, HN, tr.214 4 Lê Hồ Phong Linh, Nguyễn Ngọc Anh Trúc (2016): Tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002-2012, Tạp chí khoa học Đại học Mở Tp.HCM, số 3 (48), tr.34. 25 thành tựu ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Giai đoạn 1991-1995, kết quả TTKT bình quân/năm của Việt Nam vô cùng ấn tượng với con số 8,2%. Tốc độ TTKT bình quân/ năm trong hai giai đoạn tiếp theo cũng khá cao. Giai đoạn 2011-2018, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng trung bình 6,2%/năm1. Đặc biệt năm 2018, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,08% là mức tăng cao nhất kể từ năm 20082. Kinh tế tăng trưởng giúp thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 416 USD/người năm 2001 lên 2.587 USD/ người năm 2018. Tỷ lệ nghèo giảm từ 7,4% năm 1994 xuống còn 5,8% năm 2016. Tuy nhiên, bất bình đẳng thu nhập lại có xu hướng tăng lên. Theo kết quả tính toán của Tổng cục Thống kê với số liệu được cập nhật đến năm 2016, hệ số GINI có xu hướng tăng lên năm 2002 là 0,42 năm 2014 là 0,43 và năm 2016 tăng lên 0,436. Điều này chứng tỏ mức độ BBĐ trong phân phối thu nhập của người dân đã ở mức khá cao3 Hệ số giãn cách thu nhập của 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất cũng theo chiều hướng tăng khá mạnh. Theo số liệu điều tra thu nhập của Tổng cục Thống kê các năm, hệ số giãn cách thu nhập năm 2002 là 8,1. Năm 2010 con số này là 9,2 và năm 2016 đã lên tới 9,84. 1 Tổng cục Thống kê các năm 2001-2018, các cuộc điều tra VHLSS 2010, 2012, 2014, 2016 2 www.vnexpress.net 3 Ngô Thắng Lợi, Nguyễn Quỳnh Hoa (2017): Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam-thực trạng và định hướng đến năm 2030, Nxb CTQG-ST, HN, tr.185 4 Ngô Thắng Lợi, Nguyễn Quỳnh Hoa (2017): Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam-thực trạng và định hướng đến năm 2030, Nxb CTQG-ST, HN, tr.187 Bảng 1: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm hộ gia đình 2002-2016 Đơn vị: triệu đồng Năm Cả nước Nghèo (nhóm 1) Cận nghèo Trung bình Khá Giàu (nhóm 5) Hệ số giãn cách thu nhập Tiêu chuẩn “40” 2002 366,1 107,7 178,3 251 370 872,9 8,1 17,4 2004 484,4 141,8 240,7 347 514 1.182,27 8,34 17,4 2006 636,5 184,3 318,9 458,9 678,6 1.541,7 8,37 17,34 2008 995,2 275 477,2 699,9 1.067,4 2.458,2 8,9 15,1 2010 1.387,1 369,4 668,8 1.000,4 1.490,1 3.410,2 9,2 14,96 2012 1.999,8 511,6 984,1 1.499,6 2.222,5 4.784,5 9,35 14,95 2014 2.637 660 1.314 1.972 2.830 6.413 9,72 14,97 2016 3.049 791 1.535 2.322 3.356 7.755 9,8 14,76 Quan sát bằng trực quan thông qua những con số thống kê, có thể thấy dường như tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng có quan hệ cùng chiều. Điều này phù hợp với quan điểm: khi bất bình đẳng thu nhập còn ở mức thấp thì nó kích thích kinh tế tăng trưởng, tuy nhiên, bất bình đẳng quá cao sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế. Vậy, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam có thật sự tương quan với nhau hay không và nếu có thì khi bất bình đẳng tăng lên, kinh tế Việt Nam có tiếp tục tăng trưởng nữa hay không? Để trả lời câu hỏi trên tác giả sử mô hình ước lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2010-2016. 4. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH Dựa vào các kết quả đã được nghiên cứu trước đó và từ các nguồn dữ liệu ở tổng quan Tác động của bất bình đẳng thu nhập... 26 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình ước lượng gồm các biến sau : LNGDPPC it : Logarit cơ số e tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của tỉnh i tại thời điểm t theo giá hiện hành thể hiện cho sự TTKT của địa phương. GINI it : hệ số gini theo thu nhập của tỉnh i tại thời điểm t, thể hiện cho sự BBĐ. Dấu kỳ vọng có thể âm hoặc dương. POV it : tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh i tại thời điểm t (%). Dấu kỳ vọng âm do tỷ lệ nghèo cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế. LNLAB it : Log cơ số e lực lượng lao động của địa phương i tại thời điểm t (%). Dấu kỳ vọng dương do đây là nguồn lực của nền kinh tế. PLABTW it : tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo hoặc đang làm việc của địa phương i tại thời điểm t. Dấu kỳ vọng dương, đây là lực lượng đóng góp chủ yếu vào sự phát triển của nền kinh tế. Mô hình sau đây sẽ thể hiện cho tác động của BBĐ đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế: LNGDPPC it = β 1 + β 2 GINI it + β 3 POV it + β 4 PLABTW it + µ it (1) [3, tr.10] Bên cạnh việc xem xét tác động của BBĐ đến TTKT, tác giả cũng mong muốn tìm hiểu xem trong giai đoạn phát triển của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2016 liệu tăng trưởng kinh tế có tác động đến bất bình đằng không? Sự phát triển của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự BBĐ trong thu nhập của người dân? Tác động đó là tích cực hay tiêu cực? TTKT cao có mang lại công bằng trong xã hội không? Tác giả sẽ thể hiện vấn đề này thông qua mô hình sau: GINI it = β 1 + β 2 LNGDPPC it + β 3 POV it + µ it (2) itµ thể hiện sai số ngẫu nhiên của địa phương i tại thời điểm t. 4.1. Nguồn dữ liệu Các số liệu thống kê được cung cấp bởi tài liệu KSMS 2016 được phát hành bởi GSO. Các hệ số bất bình đẳng thu nhập (GINI) được tính thông qua năm nhóm thu nhập của từng địa phương qua các năm. Các nhóm thu nhập này được hình thành bằng cách sắp xếp thu nhập bình quân đầu người từ thấp đến cao rồi chia mỗi nhóm gồm 20% dân số. Hệ số GINI được ước lượng dựa theo công thức tính của GSO như sau: 1 1 1 ( )( )1 n i i i i i GINI F F Y Y− − = = − − −∑ Trong đó: iF là phần trăm cộng dồn dân số đến người thứ i . iY là phần trăm cộng dồn thu nhập đến người thứ i . Số liệu về tỷ lệ lao động từ 15 tuổi đã qua đào tạo và đang làm việc PLABTW được lấy từ trang web GSO. Tương tự, các số liệu về GDP cấp tỉnh và tỷ lệ hộ nghèo (POV) cũng được lấy từ nguồn này. Do tính đặc thù của dữ liệu dạng bảng, tác giả sử dụng cả ba mô hình đó là mô hình tác động cố định (fixed effect), mô hình tác động ngẫu nhiên (random effect) và mô hình OLS thô (pooled OLS) và lựa chọn mô hình phù hợp nhất dựa vào kiểm định F, kiểm định Hausman. Tác giả cũng sử dụng kiểm định Sargan-Hansen để lựa chọn mô hình khi sử dụng tùy chọn robust nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan trong mô hình. 4.2. Các kết quả chính Kết quả sau khi ước lượng mô hình với nguồn dữ liệu trên đã cho ra kết quả như mong muốn. Sau khi kiểm tra sự tương quan tuyến tính giữa các cặp biến trong mô hình, tác giả nhận thấy đối với các biến giải thích, hệ số tương quan cao nhất giữa POV và PLABTW (-0.3435), tiếp 27 theo là giữa POV và GINI (0.3432), và không đáng kể giữa các biến giải thích còn lại. Biến phụ thuộc LNGDPPC có sự tương quan mạnh với POV (-0.6228) và với PLABTW (0.0806), Như vậy, dấu của các biến này đúng như dấu kỳ vọng. Bảng 2: Kết quả mô hình hồi quy 1 Biến độc lập Hệ số hồi quy POV - 0.04793*** PLABTW 0.04665*** GINI - 0.02601** Tung độ gốc 8.72728*** R2 0.8386 R2_hiệu chỉnh 0.8356 Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,05; ** p<0,01; *** p<0,001 Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả hồi quy cho thấy tất cả các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa rất thấp, đều nhỏ hơn 5% thậm chí 0.1%, các biến độc lập có thể giải thích được hơn 80% sự biến động của biến phụ thuộc. Như vậy, theo mô hình trên, ta thấy rằng BBĐ trong thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo cao có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế trong giai đoạn 2010 đến 2016. Đồng thời, tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo và đang làm việc chính là lực lượng chủ yếu, có tác động tích cực đến sự phát triển nền kinh tế nước ta. Kết quả mô hình cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi BBĐ thu nhập (hệ số GINI) tăng lên 1 (đơn vị %) sẽ làm giảm tốc độ TTKT 2.6%, tương tự tốc độ TTKT cũng giảm 4.8% khi tỷ lệ hộ nghèo tăng lên 1 (đơn vị %). Mô hình cũng chỉ ra lực lượng lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo và đang làm việc là lực lượng chủ yếu đóng góp vào TTKT, khi tỷ lệ lực lượng này tăng lên 1 (đơn vị %) sẽ thúc đẩy tốc độ TTKT tăng lên khoảng 4.7%. Ngoài ra, thông qua mô hình 2, tác giả cũng thể hiện sự tác động của TTKT đến BBĐ trong thu nhập, kết quả như sau: Bảng 3: Kết quả mô hình hồi quy 2 Biến độc lập Hệ số hồi quy LNGDPPC 0.002117*** POV 0.001664*** Tung độ gốc 0.2588*** R2 0.2592 R2_hiệu chỉnh 0.2502 Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,05; ** p<0,01; *** p<0,001 Nguồn: Tính toán của tác giả Trong mô hình này, tất cả các hệ số đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số xác định hiệu chỉnh 2 25%R = cho thấy các biến TTKT và tỷ lệ hộ nghèo giải thích được 25% sự biến động của hệ số BBĐ thu nhập. Cụ thể, khi TTKT thay đổi một đơn vị %, hệ số GINI sẽ thay đổi (cùng chiều) 0.002%; và khi tỷ lệ hộ nghèo tăng lên 1 (đơn vị %), hệ số GINI sẽ tăng khoảng 0.0017. Tuy nhiên, trong thực trạng hiện nay, cách tính GDP của các địa phương chưa chính xác, độ tin cậy không cao, đây cũng là hạn chế lớn nhất của số liệu thống kê. Do đó, chính phủ đã khắc phục bằng cách không để địa phương tự tính GDP mà sẽ giao cho Tổng cục thống kê trực tiếp thực hiện kể từ năm 2017. Nhằm thể hiện rõ hơn sự ảnh hưởng của sự BBĐ thu nhập tới nền kinh tế, tác giả đã thay biến phụ thuộc LNGDPPC trong mô hình (1) bởi LNGNIPC thể hiện cho thu nhập bình quân đầu người và thêm vào biến LNLAB là log cơ số e của lực lượng lao động, mô hình như sau: LNGNIPC it = β 1 + β 2 GINI it + β 3 POV it + β 4 PLABTW it + β 5 LNLAB it + µ it (3) Tác động của bất bình đẳng thu nhập... 28 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 4: Kết quả mô hình hồi quy 3 Biến độc lập Hệ số hồi quy GINI -0.02751* POV -0.02528*** LNLAB 2.96872*** PLABTW 0.059258*** Tung độ gốc -11.57662*** R2 0.8 R2_hiệu chỉnh 0.746 Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,05; ** p<0,01; *** p<0,001 Nguồn: Tính toán của tác giả Như vậy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi hệ số GINI tăng lên 1 đơn vị (%), thì thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm 2,75 (%); tương tự, khi tỷ lệ hộ nghèo tăng lên 1 đơn vị (%) thì thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm 2,53 (%). Khi lực lượng lao động (trên 15 tuổi) tăng lên 1% thì thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên 2,97% và khi tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo và đang làm việc tăng lên 1 đơn vị (%) thì thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên 5,93 (%). 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Ở Việt Nam, có sự tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu hệ số GINI cao trong giai đoạn 2010-2016. Nghĩa là, tình trạng bất công bằng trong xã hội càng cao thì càng cản trở kinh tế tăng trưởng và phát triển. Nói cách khác, xã hội càng công bằng thì nền kinh tế càng tăng trưởng cao trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tương tự, nếu tỷ lệ hộ nghèo cao cũng gây ra tác động tiêu cực đến TTKT. Lực lượng chủ yếu có khả năng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển là lực lượng lao động trên 15 tuổi. Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo và có việc làm càng cao thì thu nhập bình quân đầu người sẽ càng cao, tình trạng BBĐ thu nhập sẽ giảm xuống, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Như vậy, đầu tư vào giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ, dạy nghề, và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trên 15 tuổi chính là chìa khóa để thực hiện đồng thời hai mục tiêu TTKT và giảm BBĐ thu nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ngô Thắng Lợi, Nguyễn Quỳnh Hoa (2017): Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam-thực trạng và định hướng đến năm 2030, Nxb CTQG-ST, HN. [2]. Lê Hồ Phong Linh, Nguyễn Ngọc Anh Trúc (2016): Tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002-2012, Tạp chí khoa học Đại học Mở Tp.HCM, số 3 (48). [3]. Vũ Thanh Sơn (2010): Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 387, tháng 8. [4]. Trần Nguyễn Tuyên (2010): Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Nxb. Chính trị Quốc gia, HN. [5]. Tổng cục Thống kê các năm 2001-2018, các cuộc điều tra VHLSS 2010, 2012, 2014, 2016. [6]. www.vnexpress.net 29 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ÁC CẢM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐẾN XU HƯỚNG HÀNH VI CỦA HỌ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CỦA MỘT QUỐC GIA Dương Nguyễn Cẩm Thanh*, Trịnh Hoàng Anh** TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá sự tác động của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ đối với hàng hóa của Trung Quốc. Các phương pháp trong nghiên cứu bao gồm: Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính bội. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 200. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ác cảm kinh tế và ác cảm chính trị có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Ác cảm chiến tranh không có ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Từ khóa: ác cảm của người tiêu dùng, ác cảm kinh tế, ác cảm chính trị, ác cảm chiến tranh, xu hướng hành vi người tiêu dùng. INFLUENCE OF THE CONSUMPTION OF THE CONSUMER TO THE TREND OF THEIR BEHAVIOR FOR THE GOODS A COUNTRY ABSTRACT This study aims to assess the impact of consumer animosity on their behavioral trends on Chinese goods. Cronbach’s alpha, exploratory factor analysis, multiple linear regression were employed for data analysis. A sample of 200 was collected by convenience sampling. Results show that economic and political animosity negatively influences consumer behavior trends. War animosity has no impact on consumer behavior trends. Keywords: Consumer animosity, economic animosity, political animosity, war animosity, consumer behavior trends. 1. GIỚI THIỆU Khi một quốc gia có những ảnh hưởng hay tác động tiêu cực đến một quốc gia khác thì người dân tại quốc gia bị ảnh hưởng sẽ có những cảm nhận, suy nghĩ dưới nhiều góc độ nhìn nhận khác nhau. Mỗi cách nhìn nhận, đánh giá sẽ mang đến những cảm xúc cá nhân khác nhau và đồng thời sẽ có ảnh hưởng đến cả xu hướng hành vi tiêu dùng của họ đối với quốc gia gây ra những ảnh hưởng đó (Võ Thị Quý & Cao Quốc Việt, 2015). Trung Quốc là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua. Nhìn chung từ năm 2010 đến hết năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt gần 445 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt khoảng 312 tỷ USD, chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó xuất khẩu sang thị trường này chỉ chiếm gần 30% kim ngạch song phương hai nước với tổng giá trị khoảng 133 tỷ USD. Nhập khẩu từ Trung Quốc gấp 2,35 lần so với xuất khẩu sang thị trường này. Chỉ riêng trong năm 2017 Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ với giá trị xuất khẩu khoảng 35.463 triệu USD, tăng 61,42% so với năm 2016. Về nhập khẩu, đây là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất với tổng giá trị nhập khẩu lên đến 58.229 triệu USD, tăng 16,62% so với năm 2016 (Tổng * GV. Trường Đại học An Giang ĐT: 0782 8960 52, email: dncthanh16kq@gmail.com ** GV. Trường Đại học An Giang. ĐT: 0986 860 109, email: thanh@agu.edu.vn; Sự ảnh hưởng của ác cảm... 30 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật cục thống kê). Tuy nhiên hiện nay, việc hàng hóa Trung Quốc được làm nhái tinh vi và bán tràn lan trên thị trường Việt Nam hay hàng hóa chứa chất độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc đã tạo ra những phản ứng tiêu cực, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Cụ thể có thể kể đến việc nông sản Trung Quốc nhái hàng Đà Lạt, trộn tỏi Trung Quốc với tỏi Việt Nam để bán được giá cao (Thành Đồng, Lê Phong & Đình Thi, 2018). Bên cạnh đó là rất nhiều loại hàng hóa như đồ chơi trẻ em chứa chất độc hại, hay vụ việc gạo giả làm từ một loại nhựa công nghiệp từng gây chấn động dư luận. Tất cả những sự kiện này đã gây ra ác cảm cho người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. Bên cạnh đó yếu tố về chính trị và quân sự hay chiến tranh cũng là nguyên nhân gây ra sự ác cảm cho người Việt Nam. Cụ thể, gần đây Trung Quốc đã có những hành động gây ra sự phản đối mạnh mẽ của người dân Việt Nam như tuyên bố đường lưỡi bò, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, hay những vụ bắn tàu cá của ngư dân Việt Nam do Trung Quốc gây ra, Những sự kiện này đã gây ra cảm xúc tiêu cực cho người dân Việt Nam dẫn đến những hành động mang tính tiêu cực như biểu tình, đập phá nhà máy của các doanh nghiệp Trung Quốc hay tẩy chay cá mặt hàng xuất xứ Trung Quốc. Ác cảm của người tiêu dùng là một vấn đề mới và đang được quan tâm trong nghiên cứu kinh tế. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: nghiên cứu của Klein, Ettenson và Morris (1998) về sự ác cảm của người Trung Quốc đối với Nhật Bản và các sản phẩm, hàng hóa của Nhật Bản. Nghiên cứu cho thấy sự ác cảm của người tiêu dùng có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng của một quốc gia, cụ thể là hành vi sẵn lòng tẩy chay hàng hóa từ quốc gia đó. Nghiên cứu về tác động của ác cảm tiêu dùng đối với thái độ của người Do Thái và Arab Israelis về hàng hóa của Anh và Ý, M. Rose, G.M. Rose và Shoham (2009) cũng chỉ ra rằng sự ác cảm này sẽ dẫn đến việc đánh giá sản phẩm và sự không sẵn lòng mua hàng của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Zhang (2013) về sự ác cảm của người tiêu dùng và ý định mua hàng cũng đã chỉ rõ ác cảm tiêu dùng ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng đối với hàng hóa nước ngoài, hậu quả mà tác giả chỉ ra bao gồm tẩy chay và miễn cưỡng mua hàng. Như vậy, tại Việt Nam, vấn đề ác cảm của người tiêu dùng có biểu hiện như thế nào? Sự ác cảm này có ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa của một quốc gia - cụ thể là hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc - hay không và ảnh hưởng như thế nào? Do đó, nghiên cứu “Sự ảnh hưởng của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ về hàng hóa của một quốc gia” hướng đến việc tìm hiểu, đánh giá những tác động của ác cảm của người tiêu dùng Việt Nam ở ba khía cạnh là kinh tế, chính trị và chiến tranh đến xu hướng hành vi của họ đối với hàng hóa Trung Quốc nhằm giúp cho nhà quản trị, nhà kinh doanh có thể hiểu rõ hơn xu hướng hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa Trung Quốc để họ có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Sự ác cảm của người tiêu dùng Klein và cs. (1998) định nghĩa rằng sự ác cảm là tàn dư của cảm xúc ghét bỏ sâu sắc có liên quan đến các sự kiện quân sự, chính trị và kinh tế trước đó hoặc đang diễn ra. Hoặc là sự đối kháng cảm xúc với một thực thể cụ thể (Leong, Cote, Ang, Tan, Jung, Kau & Pornpitakpan, 2008). Tương tự, Averill (1983) cho rằng ác cảm là những cảm xúc mạnh mẽ về sự không thích hay thù hằn dựa trên niềm tin phát sinh từ sự thù địch về chính trị, quân sự và kinh tế trước đây hoặc đang diễn ra giữa các quốc gia và dân tộc. Như vậy các vấn đề tạo ra sự ác cảm của 31 người tiêu dùng bao gồm các cảm kinh tế, ác cảm chính trị và ác cảm về chiến tranh. Ác cảm kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến xu hướng hành vi đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu trước đây. Klein và cs. (1998) cho thấy ác cảm kinh tế cùng với ác cảm chiến tranh đã có tác động tiêu cực đến sự sẵn lòng mua hàng hóa Nhật Bản của người Trung Quốc. Yoon và Park (2017) cho thấy, sự ác cảm kinh tế nói riêng, ác cảm người tiêu dùng nói chung có tác động tiêu cực đến ý định mua của người tiêu dùng Hàn Quốc. Rose và cs. (2009) chỉ ra rằng ác cảm kinh tế cùng với ác cảm chiến tranh đã có tác động tiêu cực với sự không sẵn lòng mua hàng hóa. Khác với các nghiên cứu kể trên, nghiên cứu của Võ Thị Quý và Cao Quốc Việt (2015) thực hiện tại thị trường Việt Nam lại nghiên cứu theo hướng định tính bằng phương pháp Netnography và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Quý và Cao Quốc Việt (2015) chỉ ra rằng từ ác cảm kinh tế sẽ dẫn đến cảm xúc ghét, tức giận và lo lắng cho người tiêu dùng. Từ đó dẫn đến xu hướng hành vi như đánh giá sản phẩm, tẩy chay và kêu gọi tẩy chay. Ác cảm chiến tranh cũng được quan tâm đến trong nhiều nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu của Klein và cs. (1998) cho thấy ác cảm quân sự có tác động tiêu cực đến sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng Trung Quốc đối với hàng hóa Nhật Bản. Nghiên cứu của Ettenson và Klein (2005) cho ra kết quả là ác cảm chiến tranh có tác động tiêu cực đến hành vi tẩy chay của người tiêu dùng Úc đối với các sản phẩm của pháp. Nghiên cứu của Harmeling Magnusson và Singh (2015) cũng cho thấy rằng ác cảm chiến tranh có tác động tiêu cực đến hành vi của khách hàng như truyền miệng tiêu cực, đánh giá sản phẩm hay lảng tránh sản phẩm. Yoon và Park (2017) cho thấy ác cảm chiến tranh có tác động tiêu cực đến ý định mua của người tiêu dùng Hàn Quốc đối với hàng hóa Nhật Bản. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nijssen và Douglas (2004) cũng cho thấy ác cảm kinh tế và ác cảm chiến tranh đã làm giảm sự sẵn lòng mua hàng hóa Đức của người tiêu dùng Hà Lan. Ác cảm chính trị cũng là một trong những yếu tố có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Yoon và Park (2017) thể hiện ác cảm chính trị cùng với ác cảm chiến tranh và ác cảm kinh tế đã có tác động tiêu cực đến ý định mua của người Hàn Quốc đối với hàng hóa Nhật Bản. Nghiên cứu của Witkowski (2000) chỉ ra rằng sự ác cảm kinh tế và tranh chấp về chính trị đã làm giảm sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng Mỹ khi mua hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. Xu hướng hành vi của người tiêu dùng Xu hướng hành vi là một trong ba thành phần trong mô hình ba thành phần thái độ của Schiffman và Kanuk (2000). Xu hướng hành vi của người tiêu dùng thể hiện xu hướng người tiêu dùng sẽ thực hiện một hành động nào đó (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Trong các nghiên cứu về sự ác cảm của người tiêu dùng, xu hướng hành vi được các nhà nghiên cứu đề cập đến gồm có: (1) Đánh giá sản phẩm (Klein và cs., 1998; Leong và cs., 2008; Rose và cs., 2009; Ishii, 2009; Smith & Li, 2010; Maher & Mady, 2010; Lee và Tae Lee, 2013; Abosag & Farah, 2014; Harmeling và cs., 2015; Võ Thị Quý & Cao Quốc Việt, 2015). Khi nghiên cứu về sự ác cảm của người tiêu dùng, đánh giá sản phẩm là một vấn đề đang gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Những nghiên cứu ủng hộ cho việc sự ác cảm của người tiêu dùng không có tác động đến đánh giá sản phẩm gồm có nghiên cứu của Klein và cs. (1998), Rose và cs. (2009), Maher và Mady (2010), Lee và Tae Lee (2013), Abosag và Farah (2014). Nhóm nhà nghiên cứu ủng hộ cho việc ác cảm của người tiêu dùng có tác động đến đánh giá sản phẩm gồm có nghiên cứu của Ishii (2009), Leong và cs. (2008), Harmeling và cs. (2015). Tại Việt Nam, nghiên cứu về sự ác cảm của người tiêu dùng có nghiên cứu của Võ Thị Quý và Cao Quốc Việt (2015) cũng đã đưa thành Sự ảnh hưởng của ác cảm... 32 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật phần đánh giá sản phẩm vào mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính bằng phương pháp Netnography và phỏng vấn sâu trong nghiên cứu của Võ Thị Quý và Cao Quốc Việt (2015) cũng chỉ ra rằng sự ác cảm của người tiêu dùng có tác động đến đánh giá sản phẩm. (2) Sự sẵn sàng hoặc không sẵn sàng mua sản phẩm (Klein và cs., 1998; Nijssen & Douglas, 2004; Ettenson & Klein, 2005; Leong và cs., 2008; Rose và cs., 2009; Lee & Tae Lee, 2013). Mối quan hệ giữa ác cảm của người tiêu dùng và sự sẵn sàng/không sẵn sàng mua sản phẩm được khởi xướng bởi Klein và cs. (1998) và dần trở thành nền tảng cho các nghiên cứu về sự ác cảm sau này. Klein và cs. (1998) cho rằng, sự ác cảm của người tiêu dùng có tác động tiêu cực đến sự sẵn sàng mua hàng hóa của nước gây ra thù địch. (3) Tẩy chay hoặc hạn chế mua hàng hóa (Abosag & Farah, 2014; Harmeling và cs., 2015; Võ Thị Quý & Cao Quốc Việt, 2015), tẩy chay hàng hóa liên quan đến các vấn đề như người tiêu dùng tuyệt đối không mua hay không sử dụng bất cứ sản phẩm nào từ quốc gia gây ra ác cảm cho họ, đồng thời hành động tẩy chay còn kéo theo việc kêu gọi người khác tẩy chay như trong nghiên cứu của Võ Thị Quý và Cao Quốc Việt (2015). Mô hình nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu có liên quan đến ác cảm của người tiêu dùng, mô hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của ác cảm của người tiêu dùng đến xu hướng hành vi của họ đối với hàng hóa của một quốc gia được đề xuất như hình 1. Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Giả thuyết nghiên cứu của mô hình đề xuất bao gồm: H1: Ác cảm kinh tế có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. H2: Ác cảm chính trị có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. H3: Ác cảm chiến tranh có tác động tiêu cực đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp Netnography và phỏng vấn sâu bằng bảng câu hỏi. Mục đích sử dụng phương pháp Netnography để thu thập dữ liệu nhằm mục đích tham khảo để xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát. Netnography trong nghiên cứu này được thực hiện bằng cách chọn lọc và tổng hợp những bình luận của người sử dụng mạng. Có tổng cộng 105 bình luận được chọn lọc và tổng hợp từ trang báo dantri.com.vn với chủ đề «Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc là yêu nước tiêu cực», «Đường lưỡi bò của Trung Quốc đe dọa 70% đặc quyền kinh tế của Việt Nam», «Thích hay không, hàng Trung Quốc cũng tràn ngập thị trường», «Điểm lại những thiết bị công nghệ Trung Quốc cài sẵn mã độc khi xuất xưởng». Đối với phương pháp Netnography thì người nghiên cứu chỉ có thể thu thập thông tin mà người sử dụng mạng thể hiện 33 qua các bình luận mà không biết được thông tin cá nhân của họ. Ngược lại phỏng vấn sẽ giúp nhà nghiên cứu biết được thông tin cá nhân, quan sát được những cử chỉ, nét mặt của đáp viên. Thông qua đó việc thu thập thông tin sẽ hiệu quả hơn và khai thác được nhiều thông tin hơn. Phỏng vấn được thực hiện trên 20 người tham gia trả lời với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, làm nhiều công việc khác nhau như giáo viên, sinh viên, cán bộ công chức, nhân viên văn phòng, kinh doanh buôn bán. Kết quả phỏng vấn sẽ giúp hoàn thiện hơn mô hình nghiên cứu và để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát hợp lý hơn. Nghiên cứu định lượng, được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện với cỡ mẫu n = 200. Dữ liệu định lượng sẽ được phân tích thông qua các phương pháp như thống kê mô tả, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính bội. 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 200 phiếu trả lời, tất cả các phiếu trả lời đều hợp lệ. Dữ liệu nghiên cứu có sự đa dạng về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập. Sự đa dạng này cho thấy dữ liệu thu được có thể đại diện cho mẫu nghiên cứu. 2.3.2. Đánh giá thang đo Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần ác cảm kinh tế, ác cảm chính trị, ác cảm chiến tranh và xu hướng hành vi người tiêu dùng đều đạt yêu cầu. Vì vậy, các thang đo được giữ nguyên cho phân tích tiếp theo. 2.3.3. Kết quả phân tích nhân tố Phân tích nhân tố các thành phần ác cảm của người tiêu dù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf36_6188_2164914.pdf
Tài liệu liên quan